Xu Hướng 6/2023 # Những Lưu Ý Cực Kỳ Quan Trọng Khi Chăm Sóc Chó Alaska # Top 8 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Lưu Ý Cực Kỳ Quan Trọng Khi Chăm Sóc Chó Alaska # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Cực Kỳ Quan Trọng Khi Chăm Sóc Chó Alaska được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những tiểu tiết cực quan trọng khi chăm sóc chó Alaska

Thông minh, thân thiện, thích trẻ con và hòa đồng với các vật nuôi khác, kể cả mèo. Dù là cái hay đực thì chó Alaska luôn rất vâng lời, trung thành, chịu khó tập luyện, có khả năng nhớ đường tốt. Những ưu điểm đó đã khiến cho giống chó này rất được lòng những người yêu chó, tuy nhiên khi muốn nhận nuôi và chăm sóc chó Alaska, bạn sẽ phải có chế độ chăm sóc hợp lý để chúng khỏe mạnh và hoạt bát.

1/ Kiểm tra kỹ nguồn gốc của chó Alaska trước khi mua

Dù đã rất thích một con chó Alaska nhưng việc đầu tiên bạn nên làm khi quyết định nuôi loại chó này là tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất sứ của nó vì rất có thể chú chó Alaska bạn mua đang ủ bệnh trong người, chưa nói đến chi phí chữa chạy, căn bệnh có thể lây lan sang các thú cưng khác bạn đang nuôi.

2/ Vệ sinh cho chó Alaska

Khi xác định nuôi bất cứ một con vật nào làm thú cưng, bạn đều phải giữ vệ sinh cho nó như chính bản thân mình. Đặc biệt là những giống chó có bộ lông dày, tốt như chó Alaska, chó Husky, hay chó Samoyed. Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nói chung sẽ giúp chó khỏe mạnh hơn. Hàng ngày bạn nên vệ sinh chuồng, bát của chúng để giúp thú cưng của bạn hạn chế được một phần bệnh tật. Đảm bảo nơi nghỉ ngơi của chúng thoáng mát khi nóng, ấm áp khi lạnh. Chó Alaska dễ bảo nên ngay khi đem về nhà nuôi bạn nên để cho chúng loanh quanh trong nhà làm quen với môi trường và tập cho chúng thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định.

3/ Đưa chó Alaska đến trạm thú y đều đặn

Đưa thú cưng đến trạm thú y để các bác sĩ kiểm tra sức khỏe thường xuyên là một việc rất thiết thực trong việc chăm sóc nó, không chỉ đối với chó Alaska mà còn nên làm với tất cả các loại thú cưng khác. Nếu không thể đến trạm thú y lâu dài, ít nhất cũng nên đến vài tháng đầu để được tiêm phòng cẩn thận và kiểm tra sức khỏe tổng thể ban đầu.

4/ Chế độ dinh dưỡng trong cách nuôi chó Alaska

Có thể chia ra làm 3 đến 4 bữa/ngày tùy theo khả năng ăn của chó. Nếu bắt chó con, thời gian đầu nên cho chó con ăn với khẩu phần ăn tương tự như ở nhà chủ cũ, sau một thời gian làm quen, bạn có thể cho ăn theo thực đơn của mình. Thức ăn của chó Alaska có thể gồm thịt nạc, cơm nhão, loại rau mà nó thích, thỉnh thoảng bổ sung thêm thức ăn có canxi như trứng vịt lộn, cổ gà tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều. Đặc biệt không nên cho ăn nhiều thức ăn tanh, mặn, đồ nhiều mỡ bởi vì có thể khiến chúng bị bệnh đường ruột.

5/ Rèn luyện thói quen vận động cho chó Alaska

Nơi ở lý tưởng cho một chú chó Alaska là một ngôi nhà có sân rộng, đủ không gian để chúng chạy nhảy, hoạt động. Tuy chúng có thể sống ở một nơi chật hẹp nhưng cần phải cho chúng tập thể dục hàng ngày, đó là nhu cầu rất thiết thực của loài cho kéo xe. Nếu không được hoạt động đủ, chúng sẽ sinh ra bực bội, phá phách. Vì vậy nếu yêu thích và muốn sở hữu một chú chó Alaska, bạn phải sẵn sàng tinh thần hoạt động cùng với nó, dắt nó đi dạo thường xuyên.

6/ Chăm sóc lông cho chó Alaska

Đối với chó Alaska, chúng có bộ lông tốt, dày, đều và rậm. Vẻ đẹp của một chú chó được đánh giá rất nhiều qua bộ lông của chúng. Để có một chú chó Alaska đẹp long lanh thì tất nhiên bạn cần nhiều thời gian chăm sóc không chỉ sức khỏe bên trong mà còn cả vẻ ngoài cho chúng. Hãy thường xuyên chải lông cho chó Alaska, tốt nhất là một ngày một lần. Khi tắm nên dùng sữa tắm chuyên dụng dành cho chó, có độ pH vừa phải khiến lông chó không bị xù và xơ. Khi tắm xong nên lau khô lông cho chó Alaska ngay vì nếu để lông bị ẩm ướt, sẽ rất dễ sinh bệnh viêm da hay bệnh về đường hô hấp. Nếu không có thời gian tắm ướt, bạn có thể thi thoảng tắm khô cho chó Alaska bằng cách thoa phấn rôm trẻ em rồi sấy khô cho thơm tho.

Hướng dẫn chăm sóc chó alaska mang bầu và nuôi con

Thú Cưng Mua Bán Nhanh xin gửi đến các bạn một bản hướng dẫn chi tiết về việc chăm sóc chó Alaska từ lúc phối giống, mang bầu, đỡ đẻ, sinh con, nuôi con. Bài viết được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân và của các bậc tiền bối đi trước cũng như tham khảo sách hướng dẫn chăm sóc chó của các tổ chức hiệp hội chuyên về dòng chó Alaska trong và ngoài nước.

1/ Cách chăm sóc chó mang bầu

Thời gian chó mẹ dễ bị sảy thai là ngày thứ 28-45 cho nên ace phải chăm sóc thật kỹ lưỡng chó mẹ trong suốt thời gian mang thai :

Chăm sóc chó alaska mang bầu

Không cho chồm nhảy cao, chạy nhanh, đánh nhau, hay stress.

Cho chó mẹ ăn chế độ tăng cường đạm cùng bí đỏ, bí xanh, rau dền, rau muống bởi chó mẹ dễ bị thiếu máu, thiếu sắt khi nuôi con trong bụng.

Chó mẹ đến 45 ngày thai thì ace nên bắt đầu cho ăn Canxium và photphorua tùy theo thể trọng của chó mà hàm lượng khác nhau và thỉnh thoảng nên bồi dưỡng chó mẹ ít xương sụn để tăng lượng can xi cho chúng. (Hiện tại chỗ mình có loại thuốc dưỡng thai chuyên dụng mỗi ngày cún đều được ăn 1 lượng đủ các thành phần Calcium,Phosphorus, magie, w3,w6,w9…)

Hàng ngày nên cho chó mẹ ăn canxi, bởi khi chó mẹ nuôi con , con bú nhiều chó mẹ sẽ hạ can xi – co giật, không cấp cứu kịp thì chó mẹ sẽ ngạt thở, cứng cơ và chết.

Điều quan trọng không kém là trước khi tiên liệu sẽ cho chó mẹ đẻ mổ, cấm tuyệt đối không cho chó mẹ ăn bất cứ thứ gì trước ba (03) tiếng đồng hồ. Để kiểm tra chó mẹ, bạn có thể quan sát khi chó bắt đầu có dấu hiệu chạy quẩn chạy quanh kiếm ổ, quào ổ là thời gian ta bắt đầu tính để không cho chó ăn từ lúc đó.

Khi chúng quần ổ, bạn để ý những cơn co gồng bụng của chó mẹ, chó mẹ thở gấp, lưỡi thè dài ra, càng thở nhanh là cơn đau đẻ càng tới gần, bụng gồ lên- trườn xuống phía bụng dưới. Bạn thấy chó mẹ gồng mình lên để rặn và bạn để ý xem túi thai bóng chứa dịch ối sẽ lòi ra ngay cửa âm hộ chó mẹ, bạn đỡ giúp chó mẹ hay để tự nó rặn. Bạn chờ cơn rặn kế tiếp, bạn sẽ đỡ xoay, kéo nhẹ nhàng cún con ra còn nằm trong túi thai. Xé nhanh túi thai, dùng “panh” kẹp cuốn rốn, chuẩn bị vài khăn mềm vừa làm khô chó con, vừa đưa lên ngay miệng cho chó mẹ nó liếm, dùng tay mát xa vùng bụng chó mẹ theo chiều xuống để giúp chó mẹ đẩy các túi nhau còn lại ra dần cho chó con kế tiếp theo cơ hội chui ra.

Nếu chó con có biểu hiện ngạt nước ối ( người mềm nhủn ít cử động), bạn cầm chú chó con trên 2 tay, xoay đầu ra trước , vảy xuống nhẹ nhẹ để làm nước ối văng ra khỏi mũi miệng và mát xa hai bên phổi cho cún ngay. Tới khi bạn thấy chú cún tự thở được và khóc tiếng khóc chào đời là bạn yên tâm. Kỹ hơn, bạn có thể sắm thêm dụng cụ hút đàm ( dùng cho trẻ sơ sinh) có bán tại các cửa hàng dụng cụ y khoa .

Xong xuôi, bạn pha khoảng 100 cc nước trà đường pha chút muối ấm cho chó mẹ uống- cuộc vượt cạn của chó mẹ đã thành công

Tránh gió, tránh người lạ, ăn đồ ăn ấm, không mỡ hành dành cho chó mẹ- một ngày 4 lần ăn, 3 lần sữa, bảo đảm chó mẹ lẫn con tròn trịa mạnh khoẻ.

Dấu hiệu của mẹ hạ can xi : Thở nhanh- sau đó lè lưỡi ra- tiếp đó là chân tay cứng, đứng lên không được, nhìn bắp cơ thấy giật giật liên hồi. Cấp cứu ngay lập tức bằng cách dùng calcisandoz 500mg. Bẻ 1/4 viên pha với nước bơm vào miệng từng chút một cho chó mẹ rồi mang đi cấp cứu ngay. Đừng quên giữ ấm chó mẹ nhưng không quá nóng.

2/Xử lý khi chó mẹ vừa sinh Cần dự kiến thời gian sinh:

Căn cứ vào thời điểm phối giống, phải có ghi chép chính xác số lần phối và thời gian phối . Khác với phương Tây chỉ phối duy nhất 1 lần, ace tại VN thường yêu cầu phối 2 lần.

Quan sát độ to nhỏ của bụng để đoán số lượng thai :

Bụng nhỏ, số thai càng ít thì thời gian mang thai càng đc kéo dài. ACE nên để ý những chó cái mang bầu trên 64 ngày mới sinh thì số lượng chó con sẽ ít. Đặc biệt có trường hợp chó mẹ chửa đến 68 – 70 ngày thì chó con cũng đặc biệt ít hơn.

Ngược lại thai càng nhiều chó mẹ sẽ đẻ càng sớm, có con 57 – 58 ngày đã sinh. Vì thế chó con mở mắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng con do ít thai nên khi sinh chó con ‘già ngày hơn’.

Các dấu hiệu khi chó mẹ sắp đẻ

Có sữa trước khi sinh khoảng 3 – 4 ngày.

Có thể nhìn hoặc sờ thấy thai nhu động phía ngoài bụng.

Chó mẹ ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn, thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép. Trước giờ G 2 – 4 tiếng, chó bỏ ăn, ỉa ‘xón’, đái “dắt”, rên siết trong cổ họng, thở gấp, đi lại có vẻ bồn chồn, cào bới có phản xạ “làm ổ”,

Dĩ nhiên ace đã chuẩn bị chỗ đẻ cho chó mẹ, nhưng lưu ý phòng dành cho chó mẹ đẻ cân thoáng mát, đủ ấm, đủ ánh sáng, nhất là phải tuyệt đối yên tĩnh, hạn chế tiếp xúc với người và tất cả chó khác.

Cần thiết đóng khay gỗ (whelping bed) cho chó đẻ, kích thước phụ thuộc độ to nhỏ chó mẹ, cao tối đa 20 cm, lót vải sạch. –

Không ép chó mẹ ăn uống nhiều trước khi sinh.

Không cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu như: thịt, sữa, thậm chí có ace cho ăn cả trứng vịt lộn, …

Nếu có dấu hiệu nghi đẻ khó: thai to, đau đẻ dữ dội nhưng 4 – 6 tiếng sau không đẻ, không có cơn rặn,… cần mời Bác sỹ thú y thăm khám và tư vấn.

Chuẩn bị sẵn nước uống sạch có pha chút muối để chó uống.

Có nên can thiệp ‘đỡ đẻ’ không?

Tốt nhất là để chó đẻ tự nhiên, chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý. Đặc biệt với chó mẹ thay đổi tính tình, dữ tợn thì không nên can thiệp nhiều tránh các stress tâm lý có thể gây shock, vỡ động mạch tử cung trong khi rặn đẻ, mất máu và tử vong.

Thế nào là ‘đẻ khó’?

Đau đẻ lâu từ 6 – 8 giờ mà chưa đẻ – Không có cơn rặn hoặc rặn rất nhiều nhưng thai không ra.

Thế nào là ‘ngôi thai ngược’?

Đối với loài chó, khái niệm “thai ngược” không phụ thuộc vào đầu hoặc đuôi ra trước mà là ‘tư thế thai’.

Các ngôi thai ngược được hiểu như sau:

Đầu ra nhưng không ra 2 chi trước, hoặc chỉ có 1 chi thò ra.

Ra một hoặc hai chi trước nhưng đầu không ra.

Đuôi ra trước nhưng một hoặc hai chân sau không ra.

Như vậy muốn kéo thai ra được phải chuyển lại tư thế ‘thuận’ của thai: đầu và 2 chi trước, đuôi và 2 chi sau cùng ra.

Có nên cho mẹ ăn nhau thai không?

Ăn nhau thai là phản xạ tự đỡ đẻ và chó mẹ tự cắn rốn cho con.

Nếu can thiệp đỡ đẻ cũng chỉ nên cho chó mẹ ăn 1 – 2 nhau thai thôi, vì dễ gây đầy bụng khó tiêu sau khi sinh.

Cắt rốn như thế nào?

Cột cuốn rốn cách da bụng 1 cm bằng chỉ cọng lớn sau khi đã sát trùng tốt để đề phòng nhiễm vi khuẩn uốn ván hoặc kẹp bằng pince cầm máu.

Không nên cắt quá sát da bụng hoặc để chó mẹ tự cắn rốn cho con dễ bị sa ruột (hernia rốn) về sau.

Có nên cho con tiếp xúc và bú mẹ ngay sau khi sinh?

Rất cần thiết để con được bú sữa đầu sớm có sức đề kháng. Phần lớn chó con chết yểu nếu sau sinh 24 giờ không được bú sữa mẹ.

Những điều cần thiết phải làm sau khi chó mẹ sinh xong?

Cho chó mẹ ăn nhẹ, uống nước muối loãng.

Dọn dẹp sắp xếp lại ổ đẻ, thay mới lót đẻ bằng vải khô, sạch.

Vệ sinh lau khô sạch chó con. Có đôi khi vì chó mẹ quá ham con nên ace nên vừa vệ sinh chó con vừa để chó con trước mặt cho chó mẹ liếm con.

Vệ sinh thật sạch vùng lông đuôi và phần mông của chó mẹ.

Dùng nước vệ sinh phụ nữ pha loãng thường xuyên rửa âm hộ chó mẹ có khi cả tuần mới hết dịch nhờn

Chú ý: không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ đẻ dễ làm chó con bị kẹt không tìm bú mẹ được hoặc mẹ đè dẫm chết con.

Kinh nghiệm chăm sóc chó con

Ý kiến bạn đọc

Bạn Minh Hằng chia sẻ: Mấy hôm nay trời nóng nực, bé cún của mình hình như không ngủ được, cứ di chuyển liên tục để tìm chỗ ngủ mát mẻ. Mình cũng sốt ruột, lên mạng tìm hiểu thì thấy mọi người bảo không nên cho cún nằm điều hòa, hay nằm trước quạt, dễ nhiễm lạnh. Nhưng nhìn cún không ngủ được, cứ rên ư ử, mình sốt ruột lắm. Thương lắm. Thế là nghiên cứu, hỏi han khắp nơi, mình đúc rút ra kinh nghiệm như sau:

Đặc tính: Chó là loài máu nóng, nên trời nóng sẽ rất khó chịu, có khi còn bỏ ăn, lâu dài cún sẽ gầy đi.

Biện pháp số 2: Cách làm: Bật điều hòa ~ nhiệt độ 28-30 độ (thường mình để 30 độ), nhưng không nên bật cả ngày lẫn đêm, nên để khoảng 2-3 tiếng tắt điều hòa một lúc. Nếu muốn dẫn cún ra ngoài, bạn cần phải mở cửa một lúc, cho nhiệt độ tán bớt về nhiệt độ bình thường, để cún thích nghi với nhiệt độ. Không nên đang trong phòng điều hòa, mà bế cún ra khỏi phòng (có nhiệt độ cao hơn).

Bạn Thu Hằng chia sẻ: Thực ra nhiều chuyện bạn chia sẻ không đúng đâu bạn à. Chẳng hạn chuyện lau người cho cún. Lau như thế, đảm bảo sau tầm 1 tuần kiểu gì cũng bị nấm Nằm điều hoà, nó không quá hại như người ta vẫn thổi phồng. Cần chú ý, phòng bật điều hoà nên có quạt phun sương. Như vậy không khí không bị khô. Cún nhà mình nuôi trong phòng điều hoà (mùa hè) đã vài năm nay, mà chẳng bị sao cả

Bạn Hòa Hưng chia sẻ: Lúc đầu, khi mới mua cún, chủ nhà dặn không được dùng điều hoà, nên mình đã áp dụng cách lau người cho bé và không thấy bé bị nấm như bạn nói đâu. Vì chó con nhỏ, nên không thể tắm cho bé thường xuyên, mà lông thì cũng chưa dài đến mức phải cắt tỉa để hạ nhiệt.Mình chưa thấy bé cún nào 1-2 tháng, mà bị cô cậu chủ đem ra tỉa lông cả. 😀 Chỉ chú ý 1 điều là nguồn nước bạn lau cho cún phải sạch, nếu có thời gian, lau người cho cún bằng nước trà xanh để nguội thì tốt, vừa giảm mùi hôi, vừa mát.

Đúng là không phải bác sĩ nào cũng đúng, nhưng mình cũng đã thăm dò, nghiên cứu rất kĩ và tìm ra 1 bác sĩ tốt, nhiệt tình, và có tâm với vật nuôi, và có lẽ mình đây may mắn khi chọn đúng người, đơn thuốc bác sĩ đưa ra, với cún của mình, rất hiệu quả.

Bạn Thiện Thiện chia sẻ: Chó nhỏ từ 2 đến 6 tháng tuổi cần chăm sóc cẩn thận vì do thiếu hiểu biết trong khi chăm sóc dẫn đến chết chó . Đối với những người có điều kiện cho chó ăn bằng thức ăn cho chó nhanh lớn dạng khô đóng túi thì tốt ( Nhưng giá thành cao ) . Đối với những người không có điiều kiện thì có thể vào lò mổ mua nội tạng gia xúc như Trâu , Bò , Lợn chúng tôi .về băm nhỏ nấu nhiễn như cám lợn cùng với cơm , rau , canh thừa sau bữa cơm rất tốt cho chó mà giá thành rẻ . Đừng nên cho chó ăn khô , vì chó ăn no sau đó uống nước thức ăn nở ra sẽ hại cho dạ dầy của chó .

Những lưu ý cực kỳ quan trọng khi chăm sóc chó Alaska Chó cưng, Chăm sóc thú cưng, Chó Alaska

Đăng bởi Tiên Tiên

Tags: Giống chó Alaska, chăm sóc chó Alaska thuần chủng, Giống chó Alaska thuần chủng, huấn luyện chó alaska thuần chủng, Mua bán chó Alaska thuần chủng, tìm mua chó Alaska thuần chủng, bán chó alaska, cách nuôi dạy chó alaska, chó alaska, chó Alaska thuần chủng, chó cảnh, chó cưng, chó đẹp, mua chó alaska

Những Lưu Ý Quan Trọng Trước Khi Chọn Mua Chó Poodle

Bạn yêu thích dòng chó Poodle và muốn sở hữu một bé cún đáng yêu. Nhưng trong quá trình tìm hiểu, lượng thông tin ít ỏi khiến bạn khó lòng biết cách chọn một chú chó tốt, hơn nữa các địa chỉ thú cưng mọc lên như nấm khiến bạn không biết đâu là nơi mình có thể “chọn mặt gửi vàng”. Đừng lo lắng! Tùng Lộc Pet sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo lắng trên thông qua việc đưa ra những lưu ý quan trọng cho khách hàng trong quá trình chọn mua chó Poodle.

Một số lưu ý khi mua chó Poodle

Ngoại hình chung

Thân hình: Ưu tiên chọn các bé có thân hình cân đối, chiều dài lưng và chân tương đối bằng nhau, khi đứng vuông góc với mặt đất đồng thời ngực sâu, bụng gọn, hông với đùi sờ vào có cảm giác săn chắc.

Khuôn mặt: Hộp sọ tròn, mõm dài và thẳng. Chó Poodle tốt phải có đôi mắt hình oval sẫm màu, cách xa và đều nhau, ánh nhìn toát lên sự nhanh nhẹn. Hai tai rủ cụp dài quá nửa mặt.

Dáng đi: Thanh thoát, uyển chuyển không kém phần vững chắc.

Chọn mua chó Poodle từ 2 tháng tuổi trở lên

Dành thời gian quan sát

Mua chó cũng cần thời gian chứ không phải cứ nhanh nhanh chóng chóng là sẽ có được chó đẹp, chó tốt. Khi đi mua, nên dành ít nhất 15-20 phút quan sát xem chú chó đó có nhanh nhẹn, hoạt bát hay không. Rất nhiều khách hàng do không chọn lựa kĩ càng lúc mua thấy chó thân thiện, vui vẻ nhưng về lại chậm chạp, bộc lộ nhiều yếu điểm. Trong thời gian quan sát, bạn có thể kiểm tra chú chó đó bằng vài mẹo đơn giản như:

Để test mắt chó, hãy lấy một vật để trước mắt và đưa qua đưa lại xem ánh mắt chú chó đó có hướng nhìn theo không. Nếu mắt chó di chuyển theo chuyển động của vật kia tức là không có vấn đề gì.

Tương tự với việc kiểm tra thính giác, đơn giản nhất là vỗ tay hay lấy chai nhựa đập xuống sàn, nếu chú chó phản ứng lại theo nơi phát ra âm thanh nghĩa là khả năng nghe hoàn toàn tốt.

Đừng ham rẻ

Nên mua chó Poodle ở đâu?

Mua chó Poodle ở các trại

Một bên thì nhiều rủi ro, một bên thì giá cả quá đắt khiến bạn chưa chọn được nơi mua bán chó Poodle thích hợp cho bản thân mình. Là cơ sở có hơn 10 năm kinh doanh trong lĩnh vực thú cưng, Tùng Lộc Pet tự tin có thể khắc phục được nhược điểm của hai hình thức mua bán trên khi mang đến các khách hàng những chú chó Poodle chất lượng nhất, khỏe mạnh nhất. Chó con xuất chuồng tại trại khi đủ 2 tháng tuổi trở lên, tiêm phòng đầy đủ, có hợp đồng mua bán rõ ràng, chế độ bảo hành lên đến 199 ngày đồng thời giá cả vô cùng phải chăng hứa hẹn sẽ không làm bạn thất vọng. Chúng mình có cả địa chỉ mua bán chó Poodle ở Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh. Rất nhiều khách hàng đã đến và hài lòng và Tùng Lộc Pet rất hân hạnh được phục vụ các bạn trong tương lai.

Mua chó Poodle ở Tùng Lộc Pet

Lời kết

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Poodle xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Nguyễn Hoàng Tôn – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng.

Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Chó Alaska Mang Thai L Dreampet

Khi chó Alaska của chúng ta mang thai, từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 là khoảng thời gian dễ bị xảy thai nhất. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý đặc biệt cách chăm sóc chó Alaska mang thai. Nên tạo môi trường và điều kiện tốt nhất cho chúng đẻ. 

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chó Alaska mang thai

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ cần được đảm bảo. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chó mẹ và chó con phát triển.

Trong những ngày mang thai, chúng ta phải cho chó mẹ ăn nhiều đạm. Các loại rau như: bí đỏ, bí xanh, rau dền… Các thực phẩm cung cấp sắt và bổ máu cho chó mẹ. 

Khi chó mẹ mang thai tới tuần 5 trở đi, chúng ta bắt đầu cho ăn thuốc bổ có Canxium và photphorua. Tùy theo thể trọng của chó mẹ mà hàm lượng thuốc sẽ khác nhau. Thỉnh thoảng, chúng ta nên cho chó mẹ ăn thêm 1 ít xương sụn để bổ sung canxi. Nếu điều kiện kinh tế tốt hơn hoặc chó quá yếu, mọi người có thể sử dụng thuốc dưỡng thai chuyên dụng.

Chó mẹ khi mang thai thường sẽ đẻ ra nhiều chó con, vì vậy cơ thể sẽ thiếu hụt lượng Canxi rất lớn. Vì vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày không thể thiếu canxi. Nếu lượng canxi nạp vào cơ thể quá ít và không được bổ sung kịp thời. Chó sẽ có tình trạng co giật, thậm chí là ngạt thở, cứng cơ và tử vong. 

Sự khác biệt giữa chăm sóc chó Alaska mang thai và sau sinh

Khi thấy bụng chó Alaska khá to, tròn và có dấu hiệu tìm ổ. Lúc này hãy đem chúng đến bệnh viện để chuẩn đoán ngày dự sinh. Xem xét tình trạng cơ thể để và tư vấn thường hoặc sinh mổ.

Nếu chó mẹ phải đẻ mổ thì cấm tuyệt đối không cho ăn bất cứ thứ gì trước ba tiếng đồng hồ. Hãy mang chó đến bệnh viện thú y khi thấy chúng có dấu hiệu chạy quanh quẩn kiếm ổ, quài ổ. 

Không cho chó mẹ sắp sinh và sau sinh tiếp xúc với chó khác. Không cho chúng nhảy cao, chồm, tấn công nhau…

Nếu chó mẹ đẻ thường: – Khi chúng có dấu hiệu sắp sinh, bạn hãy xem xét những cơn co gồng của bụng. Khi chó mẹ thở gấp, thè lưỡi, thở nhanh tức là chó sắp đến lúc sinh rồi. – Khi chó bắt đầu rặn bạn sẽ thấy túi thai có chứa bóng dịch ối lòi ra ngay cửa mình. Hãy chú ý đến nó, khi chó dặn đẻ, hãy giúp đỡ chúng bằng cách xoay, kéo nhẹ nhàng cún con còn nằm trong túi thai ra ngoài. Thông thường bước đầu đã thuận lợi thì chó mẹ có thể tự đẻ và vượt cạn thành công. 

Chăm sóc chó Alaska sau khi sinh 

Khi chó con ra đời, nếu bạn thấy chó không cử động có biểu hiện ngạt nước ối. Hãy cầm chó bằng 2 tay và đỡ đầu chúng, nhẹ nhàng vảy đến khi nước ối văng ra khỏi mũi miệng và matxa phổi cho chúng ngay. Khi nào cún cất tiếng rên và tự thở được Ví như chó con có biểu lộ ngạt nước ối ( người mềm nhủn ít cử động), bạn cầm chú chó con trên 2 tay, xoay đầu ra trước , vảy xuống nhẹ nhẹ để làm cho nước ối văng ra khỏi mũi miệng và mát xa nhì bên phổi cho cún ngay. Đến khi bạn thấy chú cún tự thở được và khóc tiếng khóc chào đời là cún đã sống.

Kết thúc đợt vượt cạn, bạn pha khoảng 100 cc nước trà tuyến pha với đường cho chó mẹ hồi sức. 

Tránh gió, tránh người lạ. Về chế độ dinh dưỡng nhớ cho chúng ăn đồ ăn ấm, không mỡ hành. Một ngày cho ăn khoảng 4 lần và 3 lần sữa để chó mẹ tròn con vuông. 

Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Chó Golden Retriever

Bạn có bao giờ ước ao về một con chó lớn màu vàng vui chơi trong sân sau nhà bạn, ngủ trên ghế dài, chơi với con bạn và tham gia cùng gia đình với bất cứ hoạt động gì chúng đang làm? Nếu vậy, bạn hãy nghĩ đến ứng cử viên hoàn hảo là một chú chó Golden Retriever. Golden Retrievers, thường được gọi đơn giản là Goldens, rất thân thiện và vui vẻ cũng như vẻ đẹp của chúng. Và sau đây là những điều bạn cần biết để chăm sóc đúng cách cho Golden Retriever của bạn.

I. Thức ăn và dinh dưỡng cho Golden Retriever

Bạn có thể hỏi bác sĩ thú y hoặc người chăn nuôi hoặc cứu hộ để được khuyến nghị. Hoặc có thể sử dụng thức ăn tự nấu với tỷ lệ dinh dưỡng 40% protein, 10% tinh bột, 50% rau.

Tìm tuổi và cân nặng của chó trên biểu đồ trên túi và chia lượng thức ăn đó cho số lần bạn muốn cho chó ăn mỗi ngày. Chó con dưới 6 tháng tuổi thường nên ăn ba lần mỗi ngày, chó lớn nên ăn hai lần mỗi ngày.

Bạn có thể trộn vào thức ăn đóng hộp cho chó món ức gà nấu chín cắt nhỏ, pho mát ít muối, bí đỏ đóng hộp hoặc sữa chua nguyên chất vào thức ăn của chúng.

Chỉ cần đừng để chúng trở thành một phần lớn trong chế độ ăn uống của chúng. Một vài chiếc bánh quy cho chó hoặc một vài miếng thịt mỗi ngày sẽ khiến chó của bạn háo hức đến với bạn khi bạn gọi. Ngoài ra, bạn có thể chia nhỏ bánh thưởng thành nhiều phần nhỏ hơn để huấn luyện.

Chó có thể sẽ thường xuyên thả đồ ăn vặt và lông chó vào đĩa nước của mình, vì vậy hãy rửa sạch chúng vào cuối mỗi ngày và đổ đầy nước liên tục.

II. Tắm rửa vệ sinh cho Golden Retriever

Goldens không cần phải tắm quá thường xuyên vì nó có thể gây ra các vấn đề về da. Lớp lông bên ngoài của chúng không thấm nước và lớp lông lót của chúng nhìn chung phải khô ráo. Vì vậy chỉ cần tắm 1 lần/tháng hoặc khi chúng bị bẩn nhiều. Nếu trời lạnh, bạn sẽ phải tắm Golden trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen. Tuy nhiên, nếu trời ấm, bạn có thể sử dụng vòi tưới vườn.

Chỉ sử dụng dầu tắm cho chó, không sử dụng dầu gội đầu của con người. Lớp lông bên ngoài của nó không thấm nước thì dễ sạch hơn, nhưng bạn sẽ cần phải thực sự chăm sóc để đảm bảo rửa sạch lớp lông tơ. Để lại cặn xà phòng trên lông hoặc da của cô ấy sẽ khiến cô ấy rất ngứa và kích ứng, vì vậy hãy dành thời gian xả sạch dầu gội cho chú chó của bạn.

Lau khô cô ấy bằng khăn tắm. Điều quan trọng là lớp lông tơ phải khô hoàn toàn, bạn nên dùng khăn lau khô càng nhiều càng tốt. Nếu cô ấy chịu đựng được, bạn có thể sấy khô cô ấy ở nhiệt độ thấp (mát). Nếu không, hãy giữ cô ấy ở nơi khô ráo và ấm áp cho đến khi cô ấy khô hoàn toàn. Tiếp theo là chải lông cho cô ấy. Tránh làm rối bằng cách chải khi tóc còn hơi ẩm.

Sau khi tắm cho chó ra chỗ mát hoặc chỗ nắng để lông khô

Không đặt khuôn mặt của bạn vào khuôn mặt của bất kỳ con chó nào, kể cả Golden’s của riêng bạn. Nếu anh ấy bắt đầu liếm môi hoặc ngáp, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang ở quá gần, vì vậy hãy lùi lại.

Một cách khác để cưng nựng chú chó của bạn là vỗ về bên hông của nó. Dùng những cái vỗ nhẹ nhưng chắc chắn. Điều này sẽ cho chú chó của bạn biết rằng bạn đã sẵn sàng để chơi, vì vậy chỉ làm điều này khi bạn sẵn sàng để chúng tiêu hao một chút năng lượng.

Sử dụng đồ chơi cho chó để thu hút Golden Retriever. Bé có thể sẽ thích trò chơi kéo co. Tung một quả bóng hoặc một món đồ chơi và để nó bắt hoặc chạy theo nó và lấy nó. Bạn cũng có thể sử dụng một sợi dây thừng lớn hoặc một đồ chơi khác không dễ bị đứt để chơi kéo co. Một mẹo là hãy là người quyết định khi nào các trò chơi này kết thúc. Dạy Golden của bạn tôn trọng mệnh lệnh, “tất cả đã xong”, để nó không hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm khi bạn chơi.

Dạy các lệnh đơn giản Golden. Tất cả các con chó nên biết cách ngồi, dừng, nằm xuống và đi. Những điều này sẽ giúp chúng an toàn trong nhiều tình huống khác nhau.

Dạy trẻ cách tương tác với Golden của bạn. Mặc dù giống chó này thường rất tốt với trẻ em, nhưng bất kỳ con chó nào cũng có thể cắn nếu chúng bị ngược đãi. Đặc biệt, trẻ nhỏ không trực giác biết cách cư xử với chó. Đừng để trẻ em cố gắng ngồi lên người bạn hoặc kéo tai, lông hoặc đuôi của nó. Chỉ cho trẻ em cách cưng nựng chú chó một cách tử tế và không làm bất cứ điều gì khiến nó bị tổn thương.

Huấn luyện chó Golden không hề khó

Hãy thường xuyên kiểm tra cơ thể chú chó của bạn. Khi vuốt ve toàn thân của chó, hãy kiểm tra xem có cục u hoặc vết sưng nào không. Ngoài ra, nếu chó của bạn phản ứng khi bạn chạm vào một bộ phận cơ thể nào đó, hãy ghi nhớ và gọi cho bác sĩ thú y nếu nó vẫn tiếp tục.

Nhìn vào tai chó. Với đôi tai cụp nhiều lông, chú Golden của bạn có thể dễ bị nhiễm trùng tai. Đảm bảo rằng tai của cô ấy trông sạch sẽ và không có mùi hôi. Nếu chú chó lắc đầu nhiều, hãy đưa cô ấy đến bác sĩ thú y vì đó có thể là tai của nó đang có vấn đề bệnh lý.

Kiểm tra bàn chân của chó. Đảm bảo rằng miếng đệm chân của cô ấy không bị nứt và móng của nó không quá dài. Học cách sử dụng đồ cắt móng tay cho chó để giữ cho móng tay của cô ấy được cắt đúng độ dài.

Quan sát khi chó của bạn di chuyển. Goldens đôi khi dễ phát triển chứng loạn sản xương hông. Nếu con chó của bạn bị cứng hông khi đứng dậy hoặc đi khập khiễng ở chân sau, điều này đáng được lưu ý và kiểm tra bởi bác sĩ thú y có kinh nghiệm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Cực Kỳ Quan Trọng Khi Chăm Sóc Chó Alaska trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!