Bạn đang xem bài viết Những Giải Pháp Để Phòng Bệnh Dại Khi Khan Hiếm Vắc Xin được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những giải pháp để phòng bệnh dại khi khan hiếm vắc xin
Những giải pháp để phòng bệnh dại khi khan hiếm vắc xin
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại
Ảnh tiêm vắc xin phòng bệnh dại
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người do vi rút dại gây ra. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật, chủ yếu là chó; là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại. Trong những tháng đầu năm 2023 và đến thời điểm hiện tại, việc thiếu cả hai loại vắc xin dại là Verorab (của Pháp) và Abhayrab (của Ấn Độ) từ nhà cung cấp đã ảnh hưởng đến việc tiêm phòng bệnh dại cho người dân khi bị chó, mèo cắn. Người dân sẽ có khả năng không được tiêm vắc xin đúng theo lịch hoặc tiêm không đủ mũi; điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ cho những người bị phơi nhiễm với bệnh dại. Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại trên người, các giải pháp đã được các ngành chức năng triển khai trên địa bàn toàn tỉnh trong việc phòng bệnh bệnh dại như sau: 1) Tăng cường quản lý đàn chó nuôi để giảm thiểu việc chó cắn người và hỗ trợ công tác tiêm phòng dại cho đàn chó nhằm tăng tỉ lệ tiêm phòng cho đàn chó nuôi để giảm thiểu việc lây truyền vi rút dại trên đàn chó và trên người. 2) Xử lý vết thương đúng cách nhằm loại bỏ vi rút dại, đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại khi bị chó mèo cắn. Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod. Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, phân loại tình trạng vết cắn và chỉ định tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Lưu ý những điều không nên làm đối với vết cắn của động vật: tránh băng kín vết thương, đắp thuốc (tỏi, chanh, gừng..), lấy nọc, điều trị thuốc nam.. 3) Điều trị dự phòng cho người sau phơi nhiễm vi rút dại để giảm thiểu nguy cơ tử vong do phát bệnh dại theo phác đồ của Bộ Y tế. Việt Nam là nước có tỉ lệ bệnh dại lưu hành phổ biến trên đàn chó, mèo, nên bắt buộc phải tiến hành điều trị và theo dõi con vật gây ra vết cắn trong vòng 10 ngày. Sử dụng vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại về đường tiêm, lịch tiêm và liều lượng tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép. 4) Áp dụng phác đồ tiêm trong da thay thế phác đồ tiêm bắp Việc tiêm trong da sẽ giảm lượng vắc xin và giá thành, tuy nhiên tùy thuộc vào số lượng người đến tiêm vắc xin phòng dại tại điểm tiêm trong ngày để lựa chọn phác đồ tiêm bắp hay tiêm trong da nhằm bảo đảm chi phí hiệu quả. Hiện điểm tiêm ngừa tuyến tỉnh đang áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml cho một mũi tiêm. Khuyến cáo cho các điểm tiêm còn lại tùy thuộc vào số lượng người đến tiêm vắc xin phòng dại trong ngày để lựa chọn phác đồ tiêm, ưu tiên phác đồ tiêm trong da; hạn chế phác đồ tiêm bắp 0,5ml cho một mũi tiêm để giảm số lượng vắc xin cần sử dụng. Và theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới, hiệu quả giữa hai phác đồ là như nhau. Trong thời gian tiêm vẫn tiếp tục theo dõi tình trạng con vật trong vòng 10 ngày. Nếu con vật có biệu hiện nghi ngờ hoặc chết sẽ tiếp tục tiêm đủ theo phác đồ. Nếu con vật vẫn khỏe mạnh sau thời gian 10 ngày theo dõi, sẽ ngừng tiêm khi người bị chó mèo cắn đã tiêm 3 mũi vắc xin, phác đồ này sẽ trở thành phác đồ dự phòng trước phơi nhiễm. Và khi bị phơi nhiễm lần sau, các đối tượng này chỉ cần tiêm thêm 2 mũi mà không cần tiêm huyết thanh kháng dại vì cơ thể đã có kháng thể bảo vệ. Để chủ động trong việc phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện theo khuyến cáo của ngành thú y và y tế. Đồng thời tăng cường phối hợp liên ngành và kêu gọi sự hợp tác, cam kết của cộng đồng cũng như các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể cùng tham gia để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này./.
Lê Đăng Ngạn, Trung tâm y tế dự phòng
Triển Khai Tiêm Vắc Xin Phòng Bệnh Dại Cho Đàn Chó Mèo Nuôi
17:13 25/02/2023 Để chủ động phòng chống bệnh dại cho động vật, ngăn chặn bệnh dại từ động vật lây lan sang người, Sở NN&PTNT vừa ra thông báo triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn thành phố năm 2023.
Chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi đợt chính bắt đầu từ ngày 1-3 đến 30-5
Theo đó, thời gian triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính bắt đầu từ ngày 1-3 đến 30-5; hàng tháng đơn vị chức năng sẽ tiến hành tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh, chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm chính hoặc chó, mèo đã hết thời gian của miễn dịch bảo hộ.
Giá dịch vụ tiêm phòng bệnh dại là 22.000 đồng/lần/con, áp dụng tại các điểm tiêm tập trung, quy định cho tất cả các huyện/quận trên địa bàn thành phố.
UBND các huyện, quận chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn củng cố, tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch động vật, chỉ đạo triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn quản lý, có sự tham gia của Thú y, Y tế, Công an.
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện đại chúng về tác hại của bệnh dại do chó, mèo mắc bệnh cắn gây ra; đồng thời chỉ đạo tiêm phòng bắt buộc vắc xin phòng bệnh dại nhằm khống chế, ngăn chặn dịch, góp phần hạn chế thấp nhất số người tử vong do chó, mèo mắc dại cắn.
Tổ chức điều tra, thống kê đàn chó, mèo nuôi đến từng hộ dân, lập danh sách số lượng, xây dựng kế hoạch, đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng với Chi cục Chăn nuôi & Thú y; đôn đốc nhân dân đưa chó, mèo đến điểm tiêm phòng, tổ chức kiểm tra, xử lý chó không tiêm phòng theo quy định…
Chi cục Chăn nuôi & Thú y thành phố chịu trách nhiệm cung ứng, bảo quản, cấp phát vắc xin, giấy chứng nhận tiêm phòng; tổ chức thanh, kiểm tra, chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở thực hiện đảm bảo đúng tiến độ đề ra…
Các chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; xích, nhốt, giữ chó trong khuôn viên gia đình.
Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.
Khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích, giữ chó, có người dắt; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi theo quy định.
Thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện chó, mèo có biểu hiện bất thường phải báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y; không ăn thịt chó, mèo mắc bệnh, ốm, chết bệnh…
Lưu giữ giấy chứng nhận tiêm vắc xin phòng bệnh dại, xuất trình khi có yêu cầu của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn…
KC
tin bài cùng chuyên mục:
Không Thả Rông Chó, Mèo Để Hạn Chế Lây Truyền Bệnh Dại Và Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Cho Chó, Mèo Hàng Năm Để Ngăn Ngừa Bệnh Dại Lây Sang Người.
Không thả rông chó, mèo để hạn chế lây truyền bệnh dại và tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm để ngăn ngừa bệnh dại lây sang người.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khi đã phát cơn dại thì không thể điều trị khỏi, tử vong 100%. Bệnh dại có nguy cơ lan rộng ngoài cộng đồng nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ. Tiêm ngừa dại sớm đủ liều, đúng lịch, khi bị chó, mèo cắn là biện pháp ngừa bệnh dại hiệu quả nhất.
Trong những năm gần đây, mỗi năm ở Việt Nam có trên 100 người chết vì bệnh dại, chiếm tỷ lệ cao so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu có 01 ca mắc bệnh dại và tử vong tại xã Định Thành, huyện Đông Hải; năm 2023 xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong, tại phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai; 10 tháng đầu năm 2023, xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải. Để triển khai thực hiện tốt Chương trình, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2023, Khoa Truyền thông GDSK – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu đã xây dựng kế hoạch số 114/KH-KSBT ngày 05/10/2023 về việc tăng cường giám sát, phát hiện và áp dụng tất cả các biện pháp truyền thông phòng chống bệnh dại năm 2023 tiến tới loại trừ bệnh dại ở người, không có người chết vì bệnh dại vào năm 2023. Mục tiêu phòng ngừa bệnh dại cụ thể: Trên 90% số trường hợp phơi nhiễm bệnh dại được tiêm phòng vắc xin ngừa dại, giảm 20% số ca tử vong do dại trên người so với năm 2023 và đến năm 2023 không có người tử vong vì bệnh dại.
Vì sao khi lên cơn dại là tử vong 100%?
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính ở hệ thống thần kinh trung ương, lây từ động vật nhiễm vi rút dại sang người qua vết cắn, liếm trên vết thương hở, hoặc qua niêm mạc. Vi rút dại Rhabdovirus thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, lây nhiễm qua vết cắn, sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút nhân lên và hướng tới hệ thần kinh trung ương. Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tiến tới tủy sống và não bộ phá hủy mô thần kinh, gây nên những cơn kích động ở người bệnh. Người bị bệnh dại có những biểu hiện kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, bị liệt dẫn tới suy hô hấp và hôn mê. Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dại và tổn thương hệ thần kinh trung ương trong bệnh dại là không hồi phục. Người bệnh thường tử vong sau 7 – 10 ngày.
Triệu chứng sớm nhận biết người bị chó dại cắn:
Thời kỳ đầu: Khoảng 1 – 4 ngày, biểu hiện kín đáo và không đặc hiệu như sốt, đau đầu, mất ngủ, có cảm giác ngứa, dị cảm như kiến bò chỗ vết cắn; lo âu, căng thẳng, hoảng hốt.
Thời kỳ toàn phát: Người bệnh đau nhức đầu nhiều, buồn nôn, chóng mặt, lo âu cực độ, trạng thái kích thích và tăng cảm giác biểu hiện là sợ nước, sợ gió, ánh sáng, mùi lạ; các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, nước mắt, vã mồ hôi, hạ huyết áp… Người bệnh tử vong trong vòng vài ngày sau khi lên cơn dại. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ thoáng nhìn thấy nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng.
Xử trí sơ bộ khi bị chó, mèo cắn: không phải 100% số người bị chó, mèo cắn đều phát bệnh dại mà có người bị, có người không bị dại, tùy thuộc lượng vi rút trong nước bọt chó có hay không và nếu có thì nhiều hay ít, vết thương sâu hay không, có rách da không? Tuy nhiên không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, nên tất cả các trường hợp phải đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương và tiêm ngừa dại.
– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà bông liên tục dưới vòi nước (sạch) đang chảy trong 15 phút, nếu không có xà bông thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch liên tục. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu số lượng vi rút dại lây nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
– Đến ngay cơ sở y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Hiện nay vắc xin ngừa dại đều là vắc xin thế hệ mới, không còn tác dụng phụ gây biến chứng, rất an toàn. Nếu tiêm ngừa sớm, đúng lịch và đủ mũi, hiệu quả bảo vệ gần tuyệt đối.
Nội dung truyền thông phòng chống bệnh dại tập trung vào:
Thúc đẩy sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn dân quan tâm đến sức khỏe và quản lý tốt đàn chó nuôi, tiêm ngừa đầy đủ cho chó nuôi, không thả chó chạy rông, rọ mõm chó lại, tiêm ngừa đầy đủ cho đàn chó;
Nâng cao nhận thức cho người dân tránh xa đàn chó, khi bị chó cắn phải đến cơ sở y tế tiêm ngừa đầy đủ, không đến thầy lang lấy nọc, báo cáo thông tin cho cơ quan thú y địa phương để giám sát và có biện pháp xử lý;
Kêu gọi toàn xã hội đặc biệt quan tâm và cùng tham gia vào công tác phòng chống bệnh dại. Hạn chế nuôi chó, áp dụng đúng các yêu cầu của ngành thú y khi nuôi chó.
Bệnh dại không điều trị được khi đã lên cơn dại, phải phòng ngừa và tiêm vắc xin dại ngay từ ban đầu mới bị chó cắn, tiêm đủ liều và có thể tiêm huyết thanh kháng dại trong những trường hợp đặc biệt theo chỉ định của Bác sĩ.
Chủ động phòng chống bệnh dại:
Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải được cách ly theo dõi và tiêu hủy khi có lệnh thú y (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người.
– Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại.
- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.
– Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.
– Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm.
– Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và tiêm ngừa đầy đủ tại cơ sở y tế.
– Không thả rông chó, mèo để hạn chế lây truyền bệnh dại. Tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm để ngăn ngừa bệnh dại lây sang người.
– Tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị chó, mèo cắn là biện pháp duy nhất cứu người khỏi bệnh dại.
– Rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng và dung dịch sát khuẩn khi bị chó, mèo cắn. Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt./.
Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG
Phòng Tiêm Vắc Xin Tại Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Đây là tỉnh có dân số đông thứ 7 trong 63 Tỉnh thành Việt Nam.
Do Bình Dương tập trung đông đúc dân cư cộng thêm giáp nhiều các kênh rạch nên rất dễ phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt trẻ nhỏ. Cộng thêm môi trường công sở, các khu công nghiệp, trường học là điều kiện lý tưởng cho các dịch bệnh phát triển. Đặc biệt là những dịch bệnh trong thời tiết giao mùa, mưa bão nhiều. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, nhiều trong số dịch bệnh này có thể phòng tránh bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh, do vậy người dân cần đặc biệt chú ý tới công tác này.
Tiêm vắc xin là một vấn đề không còn xa lạ với chúng ta, có rất nhiều địa điểm cho bạn lựa chọn như: trạm xá, bệnh viện, trung tâm chích ngừa, dịch vụ… Bài viết này sẽ đưa ta tìm hiểu dịch vụ tiêm vắc xin tại Bình Dương.
Vaccine thường được biết đến với cái tên không còn xa lạ là Vắc xin. Vắc xin là chế phẩm có thể kháng lại được một số tác nhân gây bệnh, có thể gọi Vắc xin là thuốc đặc biệt được tiêm hoặc uống để phòng bệnh. Tuy vắc xin không còn xa lạ với chúng ta nhưng nhiều người vẫn còn mơ hồ về vắc xin. Vậy vắc xin là gì? Tác dụng như thế nào? Ở đâu tiêm vắc xin tốt nhất? Tiêm vắc xin tại Bình Dương ở đâu? Cùng tìm hiểu ngay.
Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin
Vắc xin vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là các bé sơ sinh. Đã là cha, là mẹ thì không thể không biết đến lịch tiêm phòng cho trẻ nhỏ. Từ khi sinh ra, các bé sơ sinh đã được tiêm một số vắc xin đầu đời như: Lao, Viêm gan B… Sau khi xuất viện thì bố mẹ sẽ dựa vào lịch tiêm phòng để tiêm cho trẻ. Tuy nhiên không phải cơ sở, bệnh viện nào cũng đầy đủ các loại thuốc cần tiêm cho trẻ. Chính vì vậy mà dịch vụ tiêm vắc xin ra đời, những bạn ở lân cận có thể ghé dịch vụ tiêm vắc xin tại Bình Dương.
Các mẹ đã biết những vắc xin đầu đời mà trẻ cần phải tiêm chưa?
Vắc xin phòng thủy đậu
Đây là loại bệnh rất dễ lây lan cho trẻ nhỏ, bệnh dễ gây nhiễm trùng và biến chứng cho trẻ em. Vắc xin thủy đậu được tiêm phòng tốt nhất từ 12 đến 15 tháng tuổi và nhắc lại ở giai đoạn 4,5 đến 6,5 tuổi
Vắc xin phòng viêm màng não
Đây là loại bệnh lây nhiễm qua màng não và tủy sống, khi tiêm xong chỗ tiêm sẽ có chút đau nhức. Độ tuổi thích hợp để tiêm là 11 hoặc 12 tuổi.
Vắc xin Sởi, Quai bị, Rubella
Một mũi tiêm phòng 3 bệnh nguy hiểm: Sởi gây sốt cao và phát ban, Quai bị có thể gây vô sinh cho bé trai, Rubella làm dị tật bẩm sinh. Độ tuổi thích hợp để tiêm phòng là 12 – 15 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ 4 đến 6 tuổi.
Vắc xin phòng bệnh bại liệt
Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ. Độ tuổi thích hợp tiêm phòng là 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng đến 18 tháng. Mũi nhắc lại khi trẻ 4 – 6 tuổi.
Vắc xin phòng viêm gan B
Được tiêm trong vòng 24 giờ từ khi trẻ mới sinh, sau đó tiếp tục từ 1-2 tháng tuổi và tiếp tục khi trẻ 6 đến 18 tháng tuổi.
Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản
Vắc xin được tiêm 3 liều cơ bản: mũi đầu khi bé được 1 tuổi, mũi 2 tiêm sau 1-2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm.
Vắc xin 6 trong 1
Vắc xin 6 trong 1 giúp phòng ngừa 6 bệnh trong một mũi tiêm, giúp phòng bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/màng não). Thường được tiêm tốt nhất khi trẻ 2 tháng tuổi, tiêm nhắc lại tháng thứ 3 và thứ 4.
Một điều vô cùng quan trọng đó là trẻ tiêm phòng đúng lịch phải đúng lịch, vì vắc xin thường dựa vào độ tuổi để tiêm, một số mũi nhắc lại bắt buộc phải tiêm đúng ngày thì mới hiệu quả. Chính vì vậy mà lượng vắc xin ở các trung tâm y tế phường, xã thường không đủ, ngay cả bệnh viện cũng vậy. Vấn đề này làm cho các bậc phụ huynh vô cùng lo ngại, giải pháp cho vấn đề đó chính là tiêm dịch vụ, tiêm dịch vụ sẽ có lịch tiêm, lịch hẹn và bạn có thể đặt trước để không lo thiếu vắc xin cho con em mình.
Do nhu cầu tiêm chủng, tiêm phòng tăng nên có rất nhiều trung tâm, dịch vụ kém chất lượng, bất chấp nhân phẩm, đạo đức của người làm y, dược. Họ kêu gọi phụ huynh đưa con em mình đi chích ngừa.
Hiểm họa khôn lường từ vắc xin dịch vụ
Vắc xin cần phải được kiểm tra, kiểm định về chất lượng thì mới có thể đưa vào sử dụng. Mặt khác nhân viên y tế cũng cần có trình độ, kỹ thuật tiêm đúng chuẩn và phải có ekip trực để xử lý kịp thời những trường hợp sốc phản vệ do thuốc gây ra.
Địa chỉ tin cậy bạn nên chọn khi cần cho bé tiêm vắc xin tại Bình Dương.
Khi bạn tìm đến các điểm dịch vụ tiêm vắc xin tại Bình Dương cần tìm hiểu kỹ các trung tâm, giấy chứng nhận, cấp phép của Bộ Y tế, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và phải được kiểm tra, kiểm định chất lượng.
Vắc xin Toàn Cầu là trung tâm dịch vụ tiêm vắc xin tại Bình Dương uy tín, chất lượng được nhiều phụ huynh tin tưởng là một gợi ý cho các mẹ để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
PHÒNG TIÊM VACCINE TOÀN CẦU
Địa chỉ: 564B Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0931 084 544
Website: www.tiemvaccine.com
Xử Trí Khi Bị Chó Cắn Để Phòng Bệnh Dại
TTH – Hiện nay bệnh dại do bị chó dại cắn đang có chiều hướng gia tăng tại một số địa phương ở nước ta. Mỗi năm có khoảng 100 người chết do bệnh dại. Tử vong của bệnh dại chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Ước tính hàng năm phải chi phí khoảng 300 tỷ đồng để giải quyết việc tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại cho người dân. Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Ở nước ta, chó nhà là nguồn gây bệnh dại chủ yếu, chiếm tới khoảng 97%. Vì vậy không nên xem thường khi bị chó cắn vì nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chính bản thân mình.
Khi bị chó cắn, cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của virus dại. Sát khuẩn vết thương để tránh bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng virus xâm nhập.
Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm vaccine mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm vaccine dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm vaccine.
Phải tiêm đồng thời cả vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại đối với các trường hợp bị chó cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại, có vết chó cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục… dù vết cắn rất nhẹ và có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu.
Một điều cũng cần chú ý là tiêm ngay vaccine sau khi bị chó cắn trong những trường hợp như có vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó; vết cắn không nặng lắm và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm chó cắn, con chó đang bị ốm. Khi bị chó cắn nhưng đến cơ sở y tế muộn, nếu tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng nên chỉ tiêm vaccine. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus dại như các cán bộ thú y, người chăm sóc chó hoặc thú rừng, kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus dại cũng cần phải tiêm vaccine phòng dại để bảo đảm an toàn.
Khi tiêm vaccine dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại vaccine, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC. Trong thời gian tiêm, không được làm việc quá sức, không nên uống rượu và dùng các chất kích thích; không sử dụng các thuốc nhóm corticoides, adrenocorticotrophic hormone (ACTH), thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vaccine dại 6 tháng.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Sợ Vắc Xin Phòng Dại Gây Hại Không Chịu Tiêm Phòng Có Thể Mất Cả Tính Mạng
Mới đây một người đàn ông ở Phú Thọ đã chết tức tưởng vì sau khi bị chó cắn nhưng chủ quan không đi tiêm phòng, trước đó, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023 tại tỉnh Kon Tum đã ghi nhận 4 người tử vong vì bệnh dại, đáng nói là trong đó có 3 trẻ em…Ngoài ra, hầu như năm nào trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đưa tin cảnh báo về tình trạng người bị chó cắn nhưng chủ quan không tiêm phòng.
“Sợ” vaccine phòng dại gây hại!
Em Nguyễn Văn Mạnh, 16 tuổi ở Thuận Thành, Bắc Ninh đã rất may mắn thoát khỏi ám ảnh bệnh dại khi đã vượt qua sự sợ hãi về quan niệm vắc xin phòng dại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thần kinh. Mạnh cho biết, trên đường đi học về, em bị con chó nhà dân xông ra cắn vào chân. Mạnh về kể lại cho bố mẹ nghe tình hình, bố em bắt đi tiêm phòng ngay, nhưng mẹ và bà can ngăn vì cho rằng, vắc xin phòng bệnh dại rất hại cho sức khỏe đặc biệt là hệ thần kinh, trong khi em đang là tuổi ăn tuổi học nếu tiêm phòng dại lỡ chẳng may ảnh hưởng đến thần kinh, sức khỏe thì coi như em “không còn tương lai”.
Bà và mẹ Mạnh nhất quyết đề nghị phương án “theo dõi” con chó đó, nếu nó làm sao lúc đó tiêm cũng chưa muộn. Tuy nhiên, bố Mạnh vẫn quyết và đưa con đến TTYT dự phòng huyện để tiêm phòng ngay trong buổi chiều hôm ấy. Rất may sau khi tiêm phòng được vài tuần thì chủ nhà báo là con chó đó đã “bỏ nhà ra đi”.
Vì sao bà và mẹ Mạnh lại quá lo sợ việc tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại ảnh hưởng đến thần kinh và sức khỏe đến như vậy? Lý giải về điều này, TS. BS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Miền Bắc cho biết, quan niệm của mẹ và bà Mạnh không phải là không có cơ sở nhưng đó là với vắc xin thế hệ cũ và đã ngừng sử dụng cách đây hàng chục năm.
Ts. Thái cũng cho biết thêm, trước đây các vaccine sử dụng tiêm phòng dại là vaccine thế hệ cũ được sản xuất từ não chuột nên độ tinh khiết không cao và tồn dư các tế bào từ não chuột làm tỷ lệ phản ứng bất thường cao trong đó ghi nhận các phản ứng bất lợi như sốc phản vệ, ảnh hưởng đến thần kinh…
Do đó, khi bị chó mèo cắn, WHO khuyến cáo cần phải theo dõi con vật nếu nó có biểu hiện dại thì mới bắt buộc phải tiêm phòng vì họ cân nhắc giữa mặt lợi và hại của việc tiêm phòng dại.
Vắc xin phòng dại thế hệ mới không có tác dụng phụ lên hệ thần kinh như vắc xin cũ
Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, vắc xin phòng dại thế hệ mới được chiết xuất từ tế bào thận khỉ hoặc tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào vero tinh khiết đồng thời vi rút dại đã được bất hoạt với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng vaccine tốt hơn không có những tác dụng phụ lên hệ thần kinh như vắc xin cũ. Do đó mọi người hoàn toàn yên tâm và không phải lo lắng về tác dụng phụ của vaccine như mọi người đã quan niệm trước đây.
Cũng theo TS. Thái, việc tiêm vắc xin phòng dại chính là cuộc chạy đua giữa vắc xin và vi rút do đó, để tránh tai biến do chó cắn tốt nhất khi bị chó cắn người dân nên đi tiêm phòng ngay không phải chờ theo dõi con chó và không phải lo ngại ảnh hưởng vắc xin đến hệ thần kinh như trước. Đặc biệt là vị trí cắn ở chỗ nguy hiểm gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ…việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chó, mèo cắn.
“Đặc biệt với những người hay đi du lịch hay thường xuyên phải đi công tác vào các bản làng vùng sâu thì càng nên tiêm phòng trước ngay cả khi chưa bị chó mèo cắn bởi khi bị cắn đến khi tiếp cận được với vắc xin cũng phải mất thời gian di chuyển”. TS. Thái khuyến cáo.
Bệnh dại khi lên cơn thì không thể chữa được
BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi thường xuyên các bác sĩ tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân lên cơn dại. BS. Nguyễn Trung Cấp – khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, anh và các đồng nghiệp rất bị ám ảnh bởi những cái chết của bệnh nhân lên cơn dại. Điều đau xót nhất, đáng tiếc nhất, đó là bệnh dại khi đã lên cơn thì không thể chữa được. Bệnh nhân biết mình sẽ chết, bác sĩ, người nhà đều đau lòng bởi thấy chết mà không thể cứu được. Chỉ mong quay ngược lại thời gian, họ đi tiêm phòng. Bởi, nếu bị chó nguy cơ dại cắn, người bệnh đi tiêm phòng vắc xin ngay, đủ mũi, thì tỉ lệ bảo vệ gần như 100%. Sau đó con chó có chết vì bệnh dại, bệnh nhân đã được tiêm phòng cũng không phát bệnh.
Cũng theo BS. Cấp, bệnh dại có một đặc thù là ủ bệnh, phát hiện rất muộn. Thời gian ủ bệnh sau khi bị cắn thường vài tuần, có thể lâu hơn vài tháng thậm chí hàng năm tùy thuộc vào số lượng và mức độ tổn thương và vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không. Vì thế, có người bệnh khởi phát dại khi vết thương đã liền da, không còn dấu vết gì của chó cắn, thậm chí người ta đã quên mất việc bị chó cắn.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi bị chó cắn cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, cần tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y; không bán hoặc tiêu thụ thịt chó, mèo… bị ốm hoặc nghi ngờ dại vì có thể làm cho bệnh dịch lây lan, người dân cũng cần nhốt hoặc theo dõi chó, mèo trong vòng 1 tuần nếu có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đi tiêm phòng ngay.
Nguồn: http://suckhoedoisong.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Giải Pháp Để Phòng Bệnh Dại Khi Khan Hiếm Vắc Xin trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!