Bạn đang xem bài viết Những Giai Đoạn Phát Triển Của Chó Con được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHÓ
Sự phát triển thể chất tương tự như hoạt động của một nhà máy. Muốn xây dựng một nhà máy, trước hết cần có sơ đồ ( Hệ Thần kinh); sau đó lắp đặt các máy móc, dụng cụ (bộ xương). Để nhà máy hoạt động được, người ta cần đến công nhân (cơ bắp) và công nhân sẽ đòi hỏi những quyền lợi (mỡ).
Chó khác với người, mỡ chỉ được tích tụ trong giai đoạn phát triển về sau mặc dù đây là hình thức dự trữ năng lượng chủ yếu. Chó con không thể nhờ cậy vào nguồn năng lượng nào khác ngoại trừ những khoản dự trữ glucogen nhỏ (nằm trong gan và các mô cơ) đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khoảng 12 giờ sau khi sinh. Vì thế chó con hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài cho đến khi xuất hiện phản xạ rùng mình (6 ngày sau khi sinh), sự tích tụ mô mỡ (cuối tuần thứ 3) và sự phát triển các cơ chế điều khiển nhiệt độ cơ thể.
Trọng lượng của chó con thường bị giảm đi trong ngày đầu tiên, nhưng không quá 10% trọng lượng cơ thể. Sau đó, chúng tăng trọng rất nhanh. Trong những tuần đầu, trọng lượng tăng từ 5-10% mỗi ngày. Việc cân chó vào cùng một thời điểm mỗi ngày cho phép người nuôi có thể theo dõi được cự tăng trọng của chúng.
Nói chung, trong 2 ngày liên tiếp nếu chó con không tăng trọng thì cần phải được theo dõi chăm sóc đặc biệt. Chủ nuôi cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến bất kỳ sự chậm phát triển nào. Trong trường hợp cả lứa chó đều có biểu hiện này, nguyên nhân có thể là do chó mẹ (không đủ sữa hoặc sữa độc). Nếu chỉ một hoặc vài con bị thì có thể do các yếu tố cá nhân (sứt môi, tranh giành thức ăn, v.v…).
Người nuôi cũng nên thường xuyên nghe tiếng khóc của chó con, quan sát chúng bú, theo dõi hành vi của chó mẹ, đánh giá sức sống của chó con, ghi nhận nhiệt độ trực tràng và kiểm tra sự hydrat hóa vì chó con có thể bị bệnh và chết rất nhanh trong giai đoạn này.
Sự phát triển dây thần kinh ở chó con mới sinh chưa hoàn chỉnh. Khi mới sinh ra, chó con như mù, điếc; khả năng khứu giác còn hạn chế, còn hệ thần kinh thì thiếu myelin, làm cho chó không thể xử lý nhanh các xung lực thần kinh. Do đó, người nuôi cần có kiến thức về thần kinh vận động, về sự phát triển tâm lý và giác quan để chẩn đoán và phát hiện sớm các khiếm khuyết, cũng như để tập cho chó con phát triển phù hợp với mục đích sử dụng về sau.
Trong 2 tuần đầu, người nuôi cần kiểm tra xem chó mẹ đã thực hiện các bản năng làm mẹ đúng chưa (đặc biệt hành động liếm con, giúp chó con hình thành phản xạ đi vệ sinh), cần theo dõi việc cho con bú, đặt những con yếu hơn ở đầu vú phía sau vì thường có nhiều sữa hơn. Người nuôi cũng cần thường xuyên kiểm tra không để móng chân chó con cào vào đầu vú làm chó mẹ đau và không chịu cho bú.
Giai đoạn sơ sinh
Chó con hoàn toàn phụ thuộc vào hơi ấm và sữa mẹ trong 3 tuần đầu tiên. Sau đó chúng sẽ bắt được đầu thử ăn thức ăn mà chó mẹ mang về, hoặc do người chăm sóc cung cấp. Chó mẹ cần giữ cho con mình luôn sạch sẽ, nếu không chúng dễ chết vì bệnh tật. Chó mẹ tiếp tục làm sạch con cho đến khi chúng học được cách tự làm 1 mình, nó cũng thúc đẩy chó con đi tiêu, tiểu bằng cách liếm vào cơ quan sinh dục.
Các giai đoạn phát triển của chó
Giai đoạn 2-3 tuần đầu:
Bắt đầu chăm sóc chó con từ 2 tuần tuổi, điều này quan trọng đối với quá trình chúng gần gũi với con người. Thời kì này chó mẹ cũng không lo lắng khi những người quen thuộc chạm đến con nó. Răng sữa mọc vào giai đoạn này, và cún con bắt đầu tập đi và ăn những thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo. Chúng có thể tự đi tiêu, tiểu mà không cần đến sự giúp đỡ của chó mẹ, và các giác quan ngửi và nghe cũng bắt đầu hoạt động.
Giai đoạn 4-5 tuần tuổi:
Lúc này, chó mẹ bắt đầu “giáo dục” cho những đứa con mình bằng những tiếng gầm gừ, thường là khi chúng đòi ăn. Vào khoảng 4 tuần tuổi, mắt của cún con đã nhìn thấy rõ ràng hơn, chúng có thể đứng khá vững, đi chập chững trên 4 chân tuy ngắn và vẫn còn loạng choạng. Giai đoạn này, chúng thường lăn qua lăn lại, chơi đùa với anh chị em, gầm gừ và cắn nhẹ nhau, chúng cũng hay ngậm những vật lạ. Bạn có thể mua đồ chơi mềm cho chúng. Các giác quan phát triển hơn, biết quẫy đuôi và đã bắt đầu tập sủa.
Vào cuối tuần thứ 4, cún con rất hiếu kì về môi trường chung quanh, chúng di chuyển khá tự tin, đã có thể chạy và giữ thăng bằng khá tốt vào khoảng cuối tuần thứ 5. Tuy nhiên, phải thêm 5-6 tuần nữa, chúng mới có thể chạy nhảy tốt được. Thời gian này, chúng nên được ăn thêm thức ăn từ bên ngoài, chúng ta cũng nên tiếp xúc, và chơi đùa nhẹ nhàng, đều đặn với chúng từ giờ trở đi. Cún con lúc này cũng có thể rời khỏi chỗ ngủ để tự đi vệ sinh.
Giai đoạn 6 tuần tuổi:
Sự biểu cảm bằng mặt và tai đã rõ rệt, giác quan mắt và tai đã phát triển hoàn thiện. Chúng ta nên tập cho chúng ăn riêng vào lúc này để chúng không còn hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ nữa như tập ăn thức ăn cùng cơm nhuyễn, đồ ăn sẵn. Các răng sữa đã trở nên bén và nhọn hơn, chó mẹ cũng giảm bớt số lần cho con ăn. Thời điểm này cũng thích hợp để tiêm mũi chủng ngừa đầu tiên.
Giai đoạn 7-19 tuần tuổi:
Tiêm vác xin ngừa bệnh mũi hai vào lúc cún khoảng 10 tuần tuổi, cún con đã được cai sữa hoàn toàn và có thể hòa nhập khá tốt với con người, , đã sẵn sàng về nhà mới. Đây là thời điểm nên bắt đầu kế hoạch huấn luyện.
Giai đoạn phát triển ( 12 tuần đến 6 tháng tuổi )
Giai đoạn này, các chú cún thường làm phiền chủ vì việc nhai gặm, cắn phá những vật dụng của chủ. Vì giai đoạn này cún mọc răng, cần cho chúng những món đồ chơi thích hợp (đồ chơi, xương da mềm và dẻo dành riêng cho cún con) để cún có thể gặm. Cún cần học để không giỡn và ngoạm vào tay người, cún phải biết rằng việc đó không được phép. Ở giai đoạn này nó cần học để biết vị trí của mình trong gia đình, đó là vị trí thấp nhất trong đàn, nếu không nó sẽ cố gắng thể hiện vị trí thống trị lên người chủ. Việc huấn luyện cách cư xử và sự phục tùng nên được thực hiện đều đặn. Cún càng lớn thì khả năng tiếp thu và sự tập trung càng tốt hơn.
Giai đoạn phát triển tiếp theo ( 6 tháng đến 18 tháng tuổi )
Suốt thời kì này, cún con trở nên độc lập hơn. Quan niệm về lãnh thổ bắt đầu phát triển, đây là lúc khó khăn nhất để người chủ có thể điều chỉnh các trật tự trong bầy của chú chó, nhất là xác định chỗ được phép tiểu tiện, trên thực tế đã có nhiều người phải đầu hàng chú chó của mình. Nếu bạn có thái độ cứng rắn và dạy chúng cách cư xử tốt vào lúc này, bạn sẽ tránh được những mệt mỏi phiền phức về sau.
Giai đoạn trưởng thành ( trên 18 tháng tuổi)
Chú chó đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện. cá tính cũng đã hình thành mặc dù vẫn còn có thể thay đổi, tính cách sẽ tiếp tục thay đổi cho tới khoảng 3 năm tuổi.
Share this:
Số lượt thích
Đang tải…
Giai Đoạn Phát Triển Của Cún Con
Mặc dù ở thời điểm này các chú cún trông đã khá lớn nhưng thực chất giai đoạn phát triển của chó con kéo dài từ lúc ra đời cho tới khi chúng được 1 hoặc thậm chí là 2 năm tuổi. Đến lúc đó, cún mới chính thức được coi là bước sang giai đoạn chó trưởng thành. Thời kỳ phát triển từ lúc sơ sinh đến 12 tuần tuổi là giai đoạn cún con có nhiều thay đổi nhất, nhưng từ sau 12 tuần tuổi trở đi, chú ta vẫn còn rất nhiều bước trưởng thành khác nữa.
Giai đoạn “vị thành niên”
Chó con thường bước vào giai đoạn “vị thành niên” khi chúng khoảng 10 tuần tuổi và thời kỳ này kéo dài cho tới lúc chúng có dấu hiệu dậy thì hay những thay đổi về mặt giới tính. Cũng trong quãng thời gian này, cún bắt đầu nhận thức được những hậu quả do hành vi của mình gây ra và xác định được cách cư xử đúng mực với từng hoàn cảnh nhất định.
Cún yêu ở độ tuổi này thường tỏ ra cực kì tò mò, nhiều lúc bướng bỉnh khiến bạn phát cáu và đôi khi lại còn bộc lộ tình cảm rất nhiệt tình nữa. Chính vì thế trong thời gian này, nếu bạn định dạy cún con điều gì, đừng ngại thử sức. Đây chính là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu huấn luyện cún con.
Phần lớn thời gian thức giấc cún con dành để hoạt động. Điều này không chỉ mang đến niềm vui mà còn là những bài tập luyện cần có cho cuộc sống của mỗi chú chó. Ở giai đoạn này, cún con sẽ học hỏi thêm nhiều những hoạt động của loài chó như chạy, rượt đuổi, gãi, cắn hay chiến đấu. Ngoài ra, qua việc giao tiếp với chó mẹ và anh chị em trong lứa, cún sẽ học được thêm về những kỹ năng xã hội hay giao tiếp của chúng. Cún sẽ bắt đầu phải kiềm chế cắn nhau cũng như học hỏi thêm về những ngôn ngữ cơ thể của đồng loại. Qua việc chơi đùa, chúng được rèn luyện những biểu hiện ngoan ngoãn, phục tùng và chuẩn bị bước vào cuộc sống.
Từ 10 – 16 tuần tuổi: Những “thanh niên chểnh mảng”
Giai đoạn này là lúc mà cún sẽ có những biểu hiện trái khoáy và có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Những chú cún dường như luôn thử thách người chủ của mình, đôi lúc thì giả vờ “quên” những huấn luyện chúng đã được học và có khi lại hành động như thể một thiếu niên nổi loạn.
Một số cún sẽ có những hành vi này khi chúng mọc răng. Chó con thường rụng răng sữa vào khoảng 3 tháng tuổi. Lúc này chúng có thể trải qua những cảm giác khó chịu bởi răng vĩnh viễn nhú lên và cún con có xu hướng gặm nhấm nhiều hơn hoặc nhai bất cứ thứ gì chúng có để làm giảm cơn đau.
Những hành vi ngỗ nghịch của cún trong thời kỳ này cũng có thể do chịu ảnh hưởng của hóc-môn. Không giống như nhiều loài khác, mức độ testosterone (hóc-môn giống đực) của một chú cún đực khi chúng 4 – 10 tháng tuổi có thể cao gấp 5 lần thời kỳ trưởng thành. Đó là lý do vì sao chó trưởng thành coi chúng là những “vị thành niên” và cần phải “học” cách thức của loài cún. Những điều học được chắc chắn sẽ giúp làm giảm các hành vi trái ngược của cún con cũng như sẽ dạy cho chúng những thái độ, cư xử đúng đắn trước khi quá lớn.
Tuy nhiên, ngay cả với những cún con đã được triệt sản từ trước thì trong giai đoạn này có thể cún vẫn có những thái độ trái ngược như vậy. Do đó, dù những người chủ đã thực hiện đúng mọi thứ cần làm, thì vẫn có thể phải trải qua giai đoạn khó khăn, gây nhiều bực bội này. Những lúc như vậy, bạn đành phải an ủi mình, sau đó kiểm soát chúng chặt hơn, thực hiện những chế độ đầy đủ, phù hợp hơn, kiên nhẫn huấn luyện nhẹ nhàng và tự nói với bản thân: “Chúng chỉ đang thử thách mình, rồi mọi chuyện sẽ tốt thôi”. Bởi vì giai đoạn này phải diễn ra như vậy.
Từ bốn đến sáu tháng tuổi
Trong giai đoạn này cún con sẽ lớn nhanh đến nỗi bạn có thể thấy được những thay đổi của chúng hàng ngày. Đây không chỉ là lúc cún thách thức bạn mà còn là thời điểm chúng muốn chứng tỏ vị trí của mình so với những thú cưng khác. Một vài cuộc cãi vã ầm ĩ hoặc những chiến đấu trong lúc chơi đùa có thể xảy ra. Đó dường như là quy luật của loài chó để những con vật lớn tuổi dạy cho cún con biết về những giới hạn. Đây là một điều bình thường và nghe thì có vẻ đáng sợ hơn thực tế.
Thực chất, mức độ testosterone của một chú cún đực chưa triệt sản sẽ tăng khi chúng được khoảng 4 tới 5 tháng tuổi. Đây được xem như là một cách để các chú chó lớn nhận biết những chú cún vẫn còn nhỏ nhưng cơ thể đã khá phổng phao và đây là lúc chúng phải học cách cư xử như những đàn anh.
Trong khoảng thời gian này, cún con còn có thể trải qua thời kỳ hay lo lắng, sợ hãi. Vấn đề này thậm chí có thể kéo dài đến cả tháng, đặc biệt ở những giống chó lớn. Đây là một vấn đề khá bình thường và không có gì đáng lo ngại cả. Thường thì nỗi lo sợ sẽ tương ứng với tốc độ tăng trưởng của cún. Bạn có thể sẽ chứng kiến một số hành vi của cún như tỏ ra hung hãn một cách vô lí hay cứ giữ khư khư những món đồ chơi lạc vào khu vực của mình. Lúc này, chỉ cần đảm bảo rằng bạn sẽ không chú ý nhiều tới những hành động do lo lắng đó của cún con và biết cách nói chuyện với chúng. Thay vì lo lắng tới những nguy cơ có thể xảy ra, những lúc như vậy, bạn nên tỏ ra tảng lờ chúng. Hãy giúp cún con tạo ra sự tự tin cho mình trong quá trình tập luyện để chúng sẽ không gặp những vấn đề khó khăn khác nữa sau giai đoạn phát triển này.
Tuổi vị thành niên: Từ sáu tới mười hai tháng tuổi
Hầu hết cún con của bạn sẽ dừng phát triển chiều cao sau giai đoạn này nhưng chúng sẽ vẫn tiếp tục tăng trọng lượng cơ thể. Bộ lông của chúng cũng bắt đầu được thay thế bởi lớp lông của chó trưởng thành.
Trong khi loài người, khi ở độ tuổi này vẫn còn đầy non nớt và cảm tính, thì những chú cún đực đã bắt đầu biết đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Khi cún đực được khoảng 10 tháng tuổi, mức độ hóc-môn testosterone trong chúng tăng cao hơn gấp 5 – 7 lần so với giai đoạn trưởng thành và sẽ giảm dần tới mức của một chú chó trưởng thành vào lúc được 18 tháng tuổi. Điều này ra hiệu cho những chú chó trưởng thành biết đã đến lúc chúng cần cảnh giác hơn với chó mới lớn và vì vậy giữa chúng sẽ có nhiều cuộc ẩu đả hơn. Thời gian chó cái động dục sớm nhất phải là khi chúng được 5 – 6 tháng tuổi, trong khi chó đực đã bắt đầu có dấu hiệu từ giai đoạn này.
Chó con trong độ tuổi này dường như luôn có mức năng lượng cao và chúng khá giỏi trong những trò chơi hoặc luyện tập có tổ chức. Việc huấn luyện và tiếp tục cho cún hòa nhập xã hội là yêu cầu cần thiết để đảm bảo cún yêu của bạn sẽ biết cách cư xử lịch sự với những chú chó hoặc những thú cưng khác và cả con người, bao gồm trẻ em lẫn người lạ.
Bước vào giai đoạn trưởng thành xã hội: trong khoảng từ 1 – 2 năm tuổi
Tùy thuộc vào từng giống chó, cún cưng của bạn sẽ đạt thể trạng trưởng thành ở độ tuổi này. Những giống chó nhỏ đạt mức trưởng thành sớm hơn so với những giống lớn. Sự trưởng thành trong những kỹ năng xã hội thì còn tùy thuộc vào trải nghiệm của cún với những thú cưng khác. Việc hòa nhập xã hội và huấn luyện cho cún vẫn tiếp tục trong suốt thời gian sau này, bởi vì luôn có những điều mới mẻ cún cần học hỏi hoặc kể cả những bài học cũ cũng luôn cần ôn tập và luyện lại. Sau cùng, sự vui vẻ của cún yêu trong một, hai năm đầu đời có thể giúp dự đoán về những năm ngập tràn tình yêu sắp tới.
Các Giai Đoạn Phát Triển Của Chó Con Bạn Cần Biết
Người ta nói “Chó mẹ nào đẻ chó con nấy”. Chó mẹ dạn dĩ nhiều khả năng sẽ sinh ra những chó con dạn dĩ. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên chơi đùa, âu yếm, trò chuyện với chó con thì nó cũng sẽ phát triển các “kỹ năng của người” để trở nên một thành viên tốt trong gia đình.
Chó con sẽ cai sữa lúc được 6-7 tuần tuổi và nó vẫn tiếp tục học các kỹ năng quan trọng từ các con chó cùng lứa khi chó mẹ dần rời xa chúng trong một thời gian dài. Những chó con được sống với các con chó cùng lứa ít nhất 3 tháng sẽ có nhiều khả năng phát triển kỹ năng xã hội tốt. Thông qua sự tương tác với chó mẹ và chó cùng lứa, chó con sẽ học biết thế nào là làm một con chó. Trong 8 tuần đầu đầu đời, những kỹ năng nếu không đạt được có thể sẽ bị mất suốt đời.
Giai đoạn sơ sinh: Từ sơ sinh – 2 tuần
– Đã có xúc giác và vị giác
– Chó mẹ có ảnh hưởng nhiều nhất đến chó con
Giai đoạn chuyển tiếp: Từ 2-4 tuần
– Chó mẹ và các chó con cùng lứa tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi của chó con.
– Thính giác và khứu giác phát triển, mắt mở ra, răng bắt đầu mọc lên.
– Chó con bắt đầu đứng, đi được một chút, vẫy đuôi, sủa.
– Thị lực phát triển tốt trước khi chó con được 4-5 tuần tuổi.
Giai đoạn hòa nhập: Từ 3-12 tuần
– Chó con cần có dịp gặp gỡ các vật nuôi khác và người.
– Lúc 3-5 tuần tuổi, được vui chơi là điều quan trọng vì chó con bắt đầu nhận thức được xung quanh, bạn đồng hành (cả người và chó), và các mối quan hệ.
– Sự ảnh hưởng của các con chó cùng lứa tăng lên khi chó con được 4-6 tuần tuổi.
– Từ 4-12 tuần tuổi, chó con học cách chơi, phát triển kỹ năng xã hội, học cách cắn, khám phá ranh giới, phân cấp xã hội của mình và nâng cao khả năng phối hợp thể chất.
– Từ 5-7 tuần tuổi, chó con cần sự tương tác tích cực với con người khi trí tò mò phát triển và khi khám phá những điều mới mẻ.
– Chó con phát triển đầy đủ giác quan khi được 7-9 tuần tuổi. Nó đang dần cải thiện khả năng phối hợp về thể chất và sẵn sàng để được huấn luyện tại nhà.
– Từ 8-10 tuần tuổi, chó con có thể cảm thấy sợ hãi đối với một số đồ vật và sự việc. Trong giai đoạn này, chó con cần sự hỗ trợ và khích lệ tích cực nhiều hơn.
– Từ 9-12 tuần tuổi, chó con sẽ tăng cường phản ứng, phát triển kỹ năng xã hội với các con chó cùng lứa nhiều hơn cũng như khám phá môi trường, đồ vật xung quanh mình. Đây là khoảng thời gian thích hợp để huấn luyện chó con.
https://thucung.farmvina.com/cho-con-an/
Giai đoạn phân cấp: Từ 3-6 tháng
– Chó con biết phân chia cấp bậc (thống trị và phục tùng) trong gia đình và trong đàn.
– Nhóm con vật chơi chung (gồm cả những vật khác loài) bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của chó con.
– Bắt đầu mọc răng và nhai.
– Chó con cũng sẽ trải nghiệm một giai đoạn biết sợ khác ở giai đoạn 4 tháng tuổi.
Giai đoạn vị thành niên: Từ 6-18 tháng
– Chó con bị ảnh hưởng bởi con người và các thành viên trong bầy của nó nhiều nhất.
– Lúc 7-9 tháng, chó con bắt đầu khám phá nhiều hơn về khu vực của nó, thúc đẩy một giai đoạn nhai gặm thứ hai.
– Chó con sẽ trải qua giai đoạn đầu của hành vi tình dục nếu không bị cắt buồng trứng hoặc bị thiến.
Qua bai viết này, Farmvina mong rằng bạn đó có những hiểu biết nhất định về các giai đoạn phát triển của chó con.
Chó Con Bao Nhiêu Ngày Mở Mắt? Các Giai Đoạn Phát Triển
Các bạn có biết, chó con bao nhiêu ngày mở mắt? Chó con khi vừa mới sinh ra thường có nhiều điểm khác biệt so với những con đã trưởng thành, nó không đơn thuần là sự khác biệt là kích thước mà còn về yếu tố tâm sinh lý. Chó con từ khi sinh ra đến khi tròn một tuổi ( 12 tháng) sẽ trãi qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, đồng thời trong các giai đoạn này thì các chú cún con có những thay đổi đáng kể so với thời điểm sơ sinh.
Chó con bao nhiêu ngày mở mắt?
Tùy thuộc vào giống loài mà kích thước ban đầu của những chú cún con không hề giống nhau, những giống chó như Chihuahua khi vừa mới sinh chó có kích thước vào khoảng 10cm, trong khi đó những giống chó như Becgie gần như có kích thước lớn gấp đôi. Bên cạnh đó tốc độ phát triển của chó con cũng tùy vào từng giống chó, chẳng hạn như chó con Cocker thường mở mắt sớm hơn so với Fox Terrier.
Giai đoạn chó sơ sinh
Khi vừa mới chào đời, chó con thường trong tình trạng không hề nghe hay thấy được bất cứ thứ gì xung quanh. Thậm chí việc điều khiển thân nhiệt hay bài tiết đối với những cũng là một điều nan giải. Lúc này chó con hầu như chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ hay anh chị em để giữ ấm, chúc thường rúc người sát vào nhau để giữ cho cơ thể được ấm. Thời điểm này nếu chó con tách khỏi đàn và mẹ chúng thì chắc chắn chúng sẽ chết do thân nhiệt giảm nhanh chóng. Đôi khi các bạn sẽ thấy được chó con bổng nhiên khóc ré lên do cách xa khỏi tổ ấm của mình, hành động này chủ yếu muốn thu hút sự chú ý từ chó mẹ.
Giai đoạn chó sơ sinh được 2 tuần tuổi
Tuy lúc vừa chào đời chó con hầu như không thể nhìn hay nghe thấy được gì nhưng chúng có thể sử dụng khứu giác cùng xúc giác để xác định mùi sữa mẹ. Lượng sữa đầu tiên chúng được uống sau khi sinh còn được gọi là sữa non, nó rất giàu dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho quá trình phát triển sau này của chó con.
Trong 2 tuần đầu tiên chó con hầu như chỉ dành thời gian để ngủ, khoảng thời gian chúng thức giấc chính là lúc chúng bú sữa mẹ. Tất cả nguồn dinh dưỡng chúng hấp thu được sẽ giúp chúng tăng cân nhanh chóng và thường chỉ trong vòng 1 tuần đầu tiên cơ thể chó con có thể lớn gấp hai lần so với lúc vừa mới sinh.
Giai đoạn chuyển tiếp từ hai đến bốn tuần tuổi
Từ tuần thứ 2 trở đi, cơ thể chó con có nhiều biến đổi lớn. Chó con cũng thường bắt đầu mở mắt trong giai đoạn này, khi chúng được 12-16 ngày tuổi và tai của chúng cũng có thể nghe được. Sự thay đổi này giúp mang lại những nhận thức mới cho chó con về cuộc sống xung quanh. Chúng bắt đầu học chó mẹ và những chú chó khác cách cất tiếng và thường mở rộng vốn ngôn ngữ của mình. Cún con cũng có thể tập đứng dậy khi được 15 ngày tuổi và tập đi lại khi được khoảng 21 ngày tuổi.
Vào khoảng 3 tuần tuổi, chó con sẽ phát triển vượt bậc từ giai đoạn sơ sinh sang giai đoạn chuyển tiếp. Đây cũng là thời điểm mà các giác quan của chó con phát triển nhanh chóng, đồng thời chúng cũng bắt đầu sống tự lập và ít phụ thuộc vào chó mẹ hơn. Giai đoạn này chó con bắt đầu khám phá môi trường sống xung quang, cùng với anh chị em hay bố mẹ vui đùa và cũng làm quen mới thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Răng cún con lúc này bắt đầu nhú lên và mọc đầy đủ khi chúng được 5-6 tuần tuổi.
Giai đoạn làm quen với xã hội
Sau giai đoạn chuyển tiếp chó con sẽ bước vào giai đoạn tiếp theo, giai đoạn hòa nhập với cuộc sống và môi trường xung quanh ( Cuối tuần tuổi thứ 3 và kéo dài đến tuần thứ 10). Trong giai đoạn này chúng sẽ tăng dần sự tương tác với môi trường sống và ghi nhớ lại. Thời điểm quan trọng nhất là khi chúng được 6-8 tuần tuổi, bởi vì lúc này là thời điểm chó con rất dễ dàng học cách làm quen và chấp nhận mọi người hay các loại thú cưng khác như một phần của gia đình mình. Từ khi cún con được 4 tuần tuổi, sữa chó mẹ cũng bắt đầu giảm dần cho đến khi hết hoàn toàn, trong khi nhu cầu dinh dưỡng chó con cần lại tăng lên nhanh chóng. Do không thể phụ thuộc vào sữa mẹ nữa, chó con bắt buộc phải tập ăn thức ăn khô.
Giai đoạn từ tám đến mười hai tuần tuổi
Thường thì chó con sẽ trải qua một khoản thời gian sợ hãi trong giai đoạn này, thay vì tỏ ra hiếu kỳ và tìm hiểu sự vật xung quanh mình chúng lại tỏ ra sợ hãi và chỉ tìm một góc nào đó để giấu mình. Bất kỳ thứ gì có thể làm cho cún con sợ hãi trong giai đoạn này có thể là nỗi ám ảnh đối với chung về sau, kể cả khi chúng trưởng thành. Vì thế trong giai đoạn này các bạn nên chý ý đến những biểu hiện bất thường của chú cún con để có hướng giải quyết kịp thời. Trên thực tế điều này không hề chứng minh rằng chú cún con nhà bạn nhút nhát, đây đơn thuần chỉ là một mốc thời gian mà bất kỳ chú cún con nào cũng phải trãi qua. Thay vì cảm thấy lo lắng các bạn nên nhẹ nhàng giúp chúng vượt qua giai đoạn khó khăn để hòa nhập với cuộc sống.
Advertisement
—–
chó con bao nhiêu ngày mở mắt
chó con mấy ngày biết đi
Chó Bị Thiếu Canxi Trong Giai Đoạn Phát Triển
NHỮNG CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO CHÓ MÈO TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Canxi là một trong những khoáng chất (chất dinh dưỡng) cần thiết trong cơ thể con người và ở loài chó cũng vậy. Khi chó bị thiếu Canxi sẽ có các biểu hiện như hạn bàn chân, chân đi không vững, liệt chân, còi xương, ốm yếu….
Chó bị thiếu Canxi thường bị còi xương.
Xương dễ gãy.
Chó phát triển không đều ( hay còn gọi là chó chậm lớn so với tuổi ).
Chó dễ dàng bị ốm.
Răng miệng kém dẫn đến dễ bị gãy răng.
Chó có thể bị thiếu cả Canxi trong máu trường hợp này thường mắc phải ở các chú chó mẹ đang trong quá trình nuôi con.
Các khớp xương của chó bị sưng ( cổ chân bị biến dạng, xương ức, xương sườn).
Chó bị hạ bàn.
Những chú chó con đang trong tuổi phát triển rất cần bổ sung canxi hằng ngày, hằng tuần để giúp chó phát triển tốt hơn phòng tránh nguy cơ còi xương và hạ bàn đặc biệt là các dòng chó như Becgie nếu mà bị hạ bàn thì sẽ phải chữa rất lâu mà gần như nếu bán sẽ bị mất giá.
Các dòng chó hay bị bệnh thiếu Canxi :
Bệnh thiếu canxi trong chó thường gặp phải ở các dòng chó lớn như (Becgie, doberman, Husky, Alaska…). Bệnh thiếu canxi ở chó , mèo do thiếu chó bị thiếu hụt canxi trong thức ăn hằng ngày hoặc thiếu Vitamin D trong cơ thể của chó gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi từ máu vào trong xương.
Các thời kỳ cần bổ sung canxi cho cún :
Chó từ khi mới sinh cho đến 8 tuần tuổi: Đây là thời điểm chó con vẫn đang còn bú sữa mẹ nên các bạn không cần cung cấp canxi cho chó con bởi vì trong sữa mẹ đã đầy đủ các dưỡng chất rồi.
Chó từ 8 – 36 tuần tuổi: Thời kỳ này là lúc chó đang phát triển về xương nên rất cần bổ sung canxi cho chúng bạn có thể bổ sung qua việc dùng thuốc và kết hợp với chế độ ăn uống.
Chó từ 36 – 48 tuần tuổi: Đây là thời ký cún đã trưởng thành và không còn phát triển nhiều nên bạn không cần bổ sung canxi nhiều cho cún mà chỉ cần bổ sung thông qua thực phẩm hằng ngày không cần sử dụng thuốc nữa.
Chó từ 48 tuần tuổi: Đây là thời kỳ mà chó phát triển về độ dày của cơ thể và cún bắt đầu phát triển về độ gân, cơ nên cần bổ sung canxi nhiều hơn. Nếu ở thời điểm này chó bị thiếu canxi thì sẽ trở lên yếu ớt, giảm thể lực.
Cách điều trị cho chó bị thiếu Canxi và bổ sung canxi cho chó:
* Phương pháp tiêm canxi cho chó mèo:
(Thường dùng dưới dạng muối gluconate 10% do có tính an toàn cao có thể chích dưới da sau khi hòa tan với dung dịch muối theo tỉ lệ 1:1) là biện pháp đầu tiên. Liều trung bình trong 15phút đầu khoảng 1ml/kg thể trọng bằng đường tiêm tĩnh mạch và nếu cần thiết 1,5ml/kg thể trọng/giờ trong những giờ kế tiếp.
* Cung cấp Canxi qua thực phẩm:
Các thực phẩm có nhiều canxi như: tôm, cua, cá, vỏ trứng, vỏ ốc, các loại xương… Những để sử dụng các loại thực phẩm này thì đòi hỏi chó của bạn cần tiêu hóa và hấp thụ được nó không thì có thể dẫn đến cho bị tiêu chảy.
* Các Dòng Thuốc Bổ Sung Canxi Cho Chó:
1. Sản Phẩm 2 SLEEKY ( Hàng Thái Lan ) sử dụng bổ sung canxi cho chó hằng ngày:
( Sản phẩm này bổ sung Canxi cho chó, mèo thông qua dạng khúc xương, có thể trộn với cơm của chó hoặc sữa. )
( Hộp nhỏ 140 viên & to 350 viên giá từ 200 – 400 nghìn )
2. Sản phẩm CANXI CALCIUM PHOSPHORUS.
Loại thuốc Canxi Calcium PhosPhorus có chứa hàm lượng cao phốt pho và Vitamin D giúp thú cưng của bạn có thể hấp thụ tối ưu canxi trong máu giúp động vật khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai và sinh sản.
Sản phẩm này sử dụng 0,5 viên cho chó có trên trọng lượng 10kg. Dưới 10 kg sử dụng 0,25 viên (1/4 viên).Chó hơn 10kg sử dụng 1 viên.
Thuốc điều trị cho các chú chó gặp trường hợp: Sập bàn, Hạ bán, Cong Chân,Chó đang mang thai, Chó đang phát triển.
3. Canxi Đức bổ sung canxi dành cho Rottweiler & Becgie bị Hạ Bàn (NUTRICAl):
( Loại canxi của ĐỨC có chứa các dinh dưỡng cao là: Canxi, Phopho, Vitamin A, D3, C. )
Tác dụng của thuốc:
Thúc đẩy sự phát triển của chó, mèo.
Duy trì khung xương ở chó mèo ở tuổi trưởng thành.
Có thể sử dụng trong giai đoạn mang thai và nuôi con.
Giúp chó nhanh liền xương sau khi phẫu thuật.
Hướng Dẫn Sử Dụng: Chó Sử Dụng 1 Viên / 10kg Trọng Lượng Cơ Thể Mỗi Ngày.
Ngoài việc sử dụng các sản phẩm trên bổ sung canxi cho chó thì bạn có thể bổ sung canxi cho cún thông qua chế độ ăn uống hằng ngày kết hợp với sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi đã nêu ở trên để giúp cún phát triển khỏe mạnh, toàn diện hơn.
Các Thực Phẩm Nên Cho Chó Ăn Hằng Ngày Để Bổ Sung Canxi Cho Cún:
Bạn có thể mua trứng vịt lộn, tôm, cua, cá… cho cún ăn hằng ngày để bổ sung canxi cho cún theo lời khuyên của mình thì các bạn nên cho cún ăn trứng vịt lộn vì đây là thực phẩm rất nhiều dưỡng chất khác cho cún không riêng gì chỉ có canxi.
Sữa: Đây là một dòng sản phẩm rất tốt cho cún bởi trong sữa có rất nhiều dưỡng chất chính vì thế mà khi cún bị ốm mọi người thường cho cún uống sữa để đảm bảo sức khỏe cho cún ngoài ra trong sữa có rất nhiều canxi nên trong quá trình nuôi cún bạn nên bổ sung sữa cho cún hằng tuần là tốt nhất. Lưu ý không nên cho chó uống sữa hằng ngày vì theo kinh nghiệm mình nuôi cho cún uống sữa hằng ngày chưa hẳn đã tốt vì có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột nếu cún ngày nào cũng uống.
Ngoài việc bổ sung canxi qua thực phẩm ra thì để giúp cún phát triển tốt, khỏe mạnh, xương chắc khỏe thì bạn nên cho cún tập thể dục thường xuyên mỗi ngày nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
Tìm hiểu thêm kinh nghiệm nuôi chó :
TẬP TÍNH ĐÀO BỚI ĐẤT Ở CHÓ
Loài chó có tập tính đào bới mà ít người có thể chấp nhận được vì sự bề bộn, mất vệ sinh của chúng. Chó thích đào bới như vậy là do một số lý do cơ bản
CÓ NÊN CHO CHÓ NGỦ CÙNG GIƯỜNG VỚI CHỦ ?
Chó ngủ cùng giường vời chủ đó là điều vô cùng bình thường và ta rất dễ thấy nhưng liệu điều đó có tốt hay không ?
XEM THÊM…V.V
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM
Mọi Thắc Mắc Các Bạn Vui Lòng Liên Hệ
GỌI HOẶC ZALO ( 097.686.2.686 )
Tình Hình Phát Triển Chó Phú Quốc Giai Đoạn 2009 – 2023
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHÓ PHÚ QUỐC GIAI ĐOẠN 2009 – 2023
Thông tin chung
Kể từ năm 2007, có nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra đối với phong trào nuôi chó Phú Quốc tại Việt Nam:
Năm 2008: Tổ chức hội thảo đầu tiên về chó Phú Quốc, mở đại hội thành lập Hiệp hội Những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)
Năm 2009: nộp đơn xin gia nhập FCI, thông qua bản tiêu chuẩn chó Phú Quốc (2009) và bắt đầu tổ chức các cuộc thi chó giống.
Từ năm 2009 đến nay: Đều đặn tổ chức 2 cuộc thi chó giống mỗi năm
THỐNG KÊ VỀ SỐ LƯỢNG CHÓ ĐƯỢC CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ CÓ GIA PHẢ
Năm/ Pedigree 2012 2013 2014 2023 Tổng cộng
F0 59 64 155 258 536
F1 22 86 402 851 1.361
F2 0 0 0 230 230
F3 0 0 0 17 17
Tổng cộng 2.144
Hiện trạng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào thì hiện tại chúng ta cũng đang gặp phải những hạn chế và khó khăn trong việc định hướng chuẩn hoá giống chó Phú Quốc để đăng ký FCI công nhận, cụ thể như sau:
Xác định hình dáng chuẩn con PQ: Do sự phát triển thiếu định hướng và tự phát cộng với việc nhận định sai về hình dáng chó Phú Quốc của người nuôi, để tạo ra được những con chó theo nhận định và thị hiếu riêng cho mình, những người nuôi đã bất chấp thực hiện việc lai tạo chó Phú Quốc với các giống chó khác (đặc biệt là chó xoáy Thái Lan) tạo ra những con chó được cho là hoàn hảo để tham gia các Show. Cũng do chuẩn hình dáng CPQ chưa xác định thống nhất nên những con chó được lai tạo ra đã đạt được những giải cao trong các Show và những con chó này lại được xem như là hình mẫu chó Phú Quốc chuẩn cho cộng đồng theo, việc này dẫn đến con Phú Quốc ngày nay có nhiều biến dạng về hình thể và đặc tính, đồng thời dẫn đến nguy cơ gia tăng về bệnh DSC vượt ngoài tầm kiểm soát.
Kinh doanh chó PQ: Việc gia tăng lượng người nuôi CPQ kéo theo việc tìm kiếm thu mua ào ạt nguồn chó tại đảo Phú Quốc, dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn gen chó Phú Quốc quý hiếm tại đảo và hiện nay để kiếm được con chó PQ tương đối chuẩn tại đảo rất là khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường những người buôn bán và nuôi chó tại đảo cũng như đất liền không ngần ngại đưa chó từ đất liền lai tạp với giống chó khác (đặc biệt chó xoáy Thái) về đảo để mở trại nhân giống và buôn bán. Hiện tại đảo Phú Quốc trang trại nuôi chó PQ mở ra rất nhiều. Hầu hết các chủ trang trại đều thiếu kiến thức về chó Phú Quốc trong việc lựa chọn con giống và nhân giống. Với việc làm tự phát này đã làm cho giống chó Phú Quốc tại đảo vốn đã lai tạp giờ càng biến đổi nhiều hơn, đặc biệt là lai tạp chó xoáy Thái và gia tăng về bệnh DSC.
Nhân giống chó PQ: Do việc xác định hình dáng CPQ chưa thống nhất nên những người mới chơi chưa tìm hiểu rõ về con Phú Quốc họ rất tin tưởng vào việc những con chó được công nhận giống bởi VKA. Với chính sách khích lệ phong trào phát triển chó Phú Quốc những năm vừa qua, VKA cũng đã mở rộng trong việc CNG. Vì vậy người nuôi trong những năm vừa qua chỉ tập trung vào CNG chó F0 để dễ dàng trong việc mua bán, việc phát triển nhân giống phát triển phả hệ chó hầu như không được chú trọng, hiện tại chỉ có 1 đàn chó F3.
Việc nhân giống chó hiện nay chỉ tập trung vào ngoại hình, hoàn toàn không chú trọng về đặc tính, thần thái, khả năng săn bắt của con Phú Quốc.
Giám khảo chó bản địa: Việc thiếu GK chó bản địa sẽ ảnh hưởng đến phong trào, hạn chế tổ chức show và làm chậm hướng phát triển của các giống chó. Hiện tại VKA đã phát triển được 6 Giám khảo (GK) chính thức (2 GK chó bản địa; 3 GK giống chó Phú Quốc; 1 GK giống chó H’mông) và 5 GK thực tập (3 GK chó PQ, 2 GK chó H’mong). Tuy nhiên để đáp ứng được giai đoạn ban đầu về thiếu GK chó bản địa nên Quy định đào tạo GK thiên về đặc cách. Việc đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng và đạt chất lượng đáp ứng theo những yêu cầu cơ bản của FCI, vd: về thú y và giải phẩu học về hình thể của chó …
Bảng tiêu chuẩn (BTC) Chó Phú Quốc: BTC chó PQ được ban hành năm 2009 là định hướng rất tốt về chuẩn con Phú Quốc cho người chơi. Tuy nhiên qua thời gian phát triển tính đến thời điểm hiện tại, những khiếm khuyết trong BTC đã bộc lộ và nó không còn phù hợp với hiện tại, cụ thể:
Còn thiếu và chưa làm rõ được những điểm đặc trưng của chó PQ khác biệt với các giống chó xoáy khác.
Những hạn chế và khiếm khuyết nêu trên đã dẫn đến việc nhận định hình dáng sai về con CPQ của cộng đồng: Giám khảo và người chơi mỗi người đều nhìn nhận và chọn con chó Phú Quốc theo quan điểm cá nhân của mình và cho là con chó mình chọn là con chó đẹp nhất, chuẩn nhất theo BTC. Điều này dẫn đến hậu quả là hiện tại hình dáng chó Phú Quốc rất đa dạng: thân mình dày, mình mỏng; khung xương hình chữ nhật, hình vuông; lông dài, lông ngắn; size nhỏ, size trung, zize lớn; màu lông … Chúng ta có thể nhìn thấy rõ điều này qua những con chó thắng giải trong những Dog show những năm qua. Việc này làm nảy ra những mâu thuẫn và bùng nổ tranh cải giữa các Giám khảo, người chơi làm chia rẽ đoàn kết thống nhất, gây hoang mang mất định hướng và niềm tin cho người nuôi chó PQ.
STT Bộ phận Tiêu chuẩn Đặc điểm biến đổi hiện nay
1 NGOẠI HÌNH CHUNG - Chúng có kích thước trung bình với khung xương nằm trong một hình vuông.– Chiều cao tới vai : Chiều dài cơ thể là 1: 1 - Khung xương không nằm trong một khung vuông. Đa số chó thắng giải hiện nay khung xương nằm trong khung hình chữ nhật.- Chiều cao đến vai nhỏ hơn Chiều dài cơ thể.
2 ĐẦU - Thon, dài vừa phải và cân đối. - Đầu bạnh hình tam giác, to và quá nặng hoặc đầu quá dài và thiếu gò má.
3 VÙNG HỌP SỌ - Điểm tiếp giáp giữa sống mũi và trán: hơi cong nhẹ. - Điểm tiếp giáp giữa sống mũi và trán là đường thẳng hoặc quá cong (gấp khúc).
4 VÙNG MẶT - Mõm: Hình chữ V, gốc mõm khá rộng. Sống mõm thuôn đều và hơi tròn. Mõm dài bằng nửa chiều dài toàn đầu.- Môi: Gọn gàng, khép chặt và có màu đen.- Răng: Đầy đủ, rất phát triển và chắc khoẻ. Các răng cửa cắn khít vào nhau hình cắt kéo.- Mắt: Có kích thước trung bình, hình hạnh nhân. Mắt có màu đen tới màu nâu tối. Mắt màu vàng hổ phách có thể được chấp nhận. Mi mắt và viền mắt phải có màu đen. Mắt không quá sâu hoặc quá lồi, không được nằm thấp và xệ quá.
– Tai: Nằm hai bên hộp sọ, dựng đứng như hình vỏ sò và hướng về phía trước. Tai to vừa phải, cân đối, không nhọn lắm, phía trong tai ít lông.
- Mõm ngắn hoặc vuôngMôi xệ, có màu nhạt
–
– Thiếu răng tiền hàm P1, P2, P3
–
– Mắt nhỏ, tròn.
– Màu mắt: màu mắt không đồng nhất, phân rõ tròng mắt và con ngươi.
– Mi mắt không nổi rõ, màu nhạt.
– Mắt tròn nằm ngang không xếch
– Tai quá dài và nhọn. Hai tai nằm trên hộp sọ, khoảng cách giữa hai tai quá sát, hai tai thẳng hướng vào nhau.
5 CỔ - Dài và mềm mại, linh hoạt, khoẻ, nở rộng về phía vai giữ cho đầu ngẩng cao, hướng chếch lên so với xương sống. Da ở phía dưới cổ căng, không có diềm cổ. - Cổ ngắn, to không linh hoạt. Da cổ dày không căng (thường gặp ở những con chó đầu thủ bạnh, to, nặng, lông dài). Hoặc cổ quá dài cộng với đầu thủ nhỏ nhìn mất cân đối.
6 THÂN MÌNH - Lưng: Thẳng và chắc khoẻ.- Hông: Chắc khoẻ, rất phát triển. Nhìn nở nang, rắn chắc và thon thả.- Mông: Không dốc lắm.- Ngực: Ngực sâu, nhưng không quá rộng. Hình dáng lồng ngực không phẳng nhưng cũng không tròn. Chó trưởng thành có ngực sâu đến khuỷu chân trước. Xương sườn khỏe, các xương xếp sát vào nhau. - Lưng không thẳng, bị cong hoặc võng. Lưng dày, to bản (lưng đôi).- Xương hông không nhô lên.- Mông thẳng không dốc.- Ngực quá sâu nhưng lồng ngực lại hẹp. Việc đánh giá xương sườn xếp sát vào nhau chưa được chú trọng.
7 ĐUÔI - Ngắn, cong hình cánh cung, rất linh hoạt. Độ dài của đuôi không chạm tới kheo chân sau. Đuôi thẳng tự nhiên tiếp theo phần cuối của xương sống. Khi dựng lên thì chóp đuôi không cong tới sống lưng. Gốc đuôi tròn dày và thon dần về phía đầu của đuôi. - Đuôi cứng, khô, lông sát, không linh hoạt (giống đuôi chó Thái).- Mông thẳng và gốc đuôi cong gắp lên ngay sau phần mông. Đuôi không thẳng tự nhiên tiếp theo phần cuối của xương sống kéo dài ra và cong lên.
8 HAI CHÂN TRƯỚC - Vai: Nổi rõ và xiên.- Bàn chân: Khá dài, hình bầu dục, có đệm chân dày.- Móng chân: Màu đen. Với chó màu vàng, móng chân có thể có màu nâu và phù hợp với màu lông.- - Vai không nổi rõ và xiên. Gốc xương bả vai quá rộng làm biến dạng dáng đứng và bước chạy.- Bàn chân tròn chụm nhô hình quả quýt, móng chân ngắn màu trắng.- Cẳng chân không mảnh khảnh, duyên dáng. Chân thịt hình trụ 1 khối, không phân rõ các bộ phận.- Cẳng chân trước quá dài.
9 HAI CHÂN SAU - Khuỷu chân sau: Chắc khoẻ, góc gấp khúc vừa phải. - Khuỷa chân sau thẳng.- Cẳng chân quá dài.
10 CHUYỂN ĐỘNG - Bước chạy nhẹ nhàng, khoan thai nhưng vững chắc. Với tốc độ trung bình thì các bàn chân tạo thành hai đường thẳng song song trên mặt đất. Các chân không đá vào trong cũng như ra ngoài. Khi nhìn từ phía trước, hai chân trước và sau di chuyển lên xuống trên một đường thẳng, vì thế vai, khuỷu chân trước và khớp nối cổ chân phối hợp với nhau gần như trên một đường thẳng. Khi nhìn từ phía sau, khuỷu chân sau và khớp háng cũng phối hợp với nhau trên một đường thẳng. Cách chạy đó làm cho sải chân trông dài, khoan thai nhưng mạnh mẽ hơn. Sự vận động một cách toàn diện của con chó phải nhịp nhàng và cân bằng. Khi chạy nước kiệu, đầu chó phải luôn ngẩng cao, đuôi chó cũng vểnh cao trên lưng. - Bước chạy nặng không khoan thai, vững chắc.- Khi chạy thân hình bị lắc, nhịp không vững chắc do khung xương không nằm trong khung vuông.- Không chạy được nước kiệu đặc trưng của CPQ do gốc xương vai quá rộng, vai không xiên.
11 DA - Tương đối mỏng và căng, ôm sát vào các cơ bắp. Không có diềm cổ. - Da dày không ôm sát vào cơ bắp, đặc biệt đối với những con chó lông hơi dài.- Da mỏng nhưng dưới da lại có lớp mở cộng với lông quá sát không phải đặc điểm của chó Phú Quốc.
12 LÔNG - Lông ngắn và cứng, ôm sát vào thân mình. Chiều dài lông ngắn hơn 2cm. Loại lông nhung không được chấp nhận. - Lông quá sát hoặc quá dài. Chất lông mềm.
13 BỜM LƯNG - Bờm lưng là một dải lông mọc ngược dọc theo sống lưng. Màu của lông trên bờm lưng sậm hơn và nhìn nổi rõ trên lưng . Bờm lưng có hình dạng khác nhau, nhưng phải đối xứng qua xương sống và có độ rộng không vượt quá độ rộng của lưng. Chiều dài bờm lưng lớn hơn 1/2 chiều dài của lưng. Trên bờm lưng có các xoáy tròn nằm ở phía đầu của dải lông mọc ngược. Các xoáy tròn nằm ở các vùng khác trên bờm lưng vẫn được chấp nhận nếu đối xứng. - Bờm lưng một bệt, lông ngắn sát, màu lông không sậm và nổi rõ trên lưng.- Trên bờm lưng hoàn toàn không có các xoáy tròn ở đầu bờm hoặc trên thân bờm.
14 CHIỀU CAO - Chó đực: chiều cao tính đến vai từ 50 đến 55 cm.- Chó cái: chiều cao tính đến vai từ 48 đến 52 cmChênh lệch cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn 2 cm có thể được chấp nhận. - Chiều cao vượt khung quy định.
Kết luận và đề xuất
Với những yếu tố làm tác động biến đổi hình dạng chó Phú Quốc nêu trên, chúng ta cần có những biện pháp, hành động ngay để khắc phục vấn đề này. Việc thống nhất hình dáng chó Phú Quốc là một yêu cầu bắt buộc khi chúng ta chuẩn bị cho giai đoạn đăng ký FCI công nhận tạm thời giống chó Phú Quốc sắp tới. Để việc thực hiện này hiệu quả tôi đề xuất những việc sau:
Đối với việc đánh giá công nhận giống:
Việc tổ chức show đánh giá công nhận giống chỉ được thực hiện ở cấp Quốc gia do VKA thực hiện (có thể kết hợp với các Dog Show của các Câu lạc bộ những người nuôi chó Phú Quốc khi được yêu cầu).
Việc đánh giá công nhận giống 1 con chó Phú Quốc sẽ được 03 GK đánh giá. Kết quả đạt phải được sự đồng ý ít nhất từ 2 Giám khảo.
Tạm ngưng đối với quy định chó Phú Quốc thế hệ F1 tham dự dog show và được ít nhất 1 GK đánh giá từ trung bình trở lên thì sẽ được cấp giấy gia phả chính thức trong Các quy định về các giống chó Việt Nam được VKA ban hành ngày 20 tháng 08 năm 2012. Chó Phú Quốc F1 muốn được cấp gia phả chính thức phải tham gia Show đánh giá công nhận và được đánh giá như quy trình đánh giá chó F0.
Chó Phú Quốc F2 muốn được cấp gia phả chính thức phải tham gia Show đánh giá công nhận và được đánh giá như quy trình đánh giá chó F0.
Giám khảo được mời đánh giá phải bám sát BTC hiện hành và lưu ý những đặc điểm biến đổi trong Báo cáo tình hình phát triển giống chó Phú Quốc từ năm 2009 đến năm 2023.
Đối với việc tổ chức Dog Show
Giám khảo thực hiện chấm Show yêu cầu phải chấm những con chó đạt giải đúng theo tiêu chí của VKA quy định, tránh phạm những lỗi biến thể trong Báo cáo tình hình phát triển giống chó Phú Quốc từ năm 2009 đến năm 2023 nêu ra. Kết quả chấm của Giám khảo sẽ được thực hiện giám sát bởi BCH VKA.
Khuyến khích việc mời Giám khảo nước ngoài chấm show chó Phú Quốc, đặc biệt là Giám khảo FCI để việc quảng bá hình ảnh cho chó Phú Quốc ra nước ngoài tốt hơn.
Đối với Bảng tiêu chuẩn (BTC) giống chó Phú Quốc:
BCH VKA sẽ tiến hành lên kế hoạch, phân công và thực hiện rà soát, điều chỉnh lại BTC. Đảm bảo BTC sửa đổi phải cụ thể, rõ ràng, chính xác và theo mẫu quy định của FCI.
Trong quá trình sửa đổi BTC thì BTC cũ vẫn còn hiệu lực.
Đối với việc đào tạo, phát triển Giám khảo bản địa:
Để đảm bảo về số lượng Giám khảo cho việc đánh giá công nhận giống theo phương thức mới sắp tới, Ban chấp hành VKA ra Quyết định đặc cách cho các Giám khảo thực tập còn lại lên Giám khảo chính thức cho giống chó Phú Quốc.
Các Giám khảo chính thức được đặc cách phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về Giám khảo của VKA, các yêu cầu của Trưởng nhóm phát triển các giống bản địa và chịu sự giám sát của Ban chấp hành VKA. Mọi sai phạm sẽ bị xử lý và có thể bị tước quyền Giám khảo.
Ban chấp hành VKA rà soát lại Quy định về đào tạo Giám khảo hiện tại để sửa đổi cho phù hợp với quy định của FCI và hiện trạng Việt Nam.
Mời các Giám khảo và chuyên gia FCI về mở lớp đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho GK
Đề nghị Lãnh đạo VKA xem xét các vấn đề nêu trên.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 01 năm 2023
Người lập báo cáo
Trưởng nhóm phát triển các giống chó bản địa
Nguyễn Minh Khang
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Giai Đoạn Phát Triển Của Chó Con trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!