Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Chó Vào Mùa Hè được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Loài chó vốn chịu nóng khá kém do chúng có thân nhiệt cao, khoảng 38,5’C tới 39’C. Chúng cũng không có tuyến mồ hôi ở dưới da như ở người để giúp cho việc bài tiết và điều hòa thân nhiệt nên chúng chỉ có mỗi cách là thè lưỡi và tiết mồ hôi qua đó thôi.
Nước uống:
Nước là không thể thiếu đối với tất cả các loài sinh vật và chú chó của bạn cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt vào mùa hè, nhớ đảm bảo rằng chú chó của bạn không bao giờ bị thiếu nước uống. Nếu bạn cho cún cưng của mình ăn thức ăn khô, bạn cần chú ý cho uống đủ nước khi ăn. Thiếu nước uống có thể khiến chúng chán ăn và còn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe nữa.
Thức ăn:
Khi trời nóng bức, cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho phù hợp, nên cho chó ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, trong thành phần có chứa nhiều chất xơ và rau xanh. Không nên cho ăn những loại thức ăn có hàm lượng chất béo và chất đạm cao. Nếu bạn cho chó ăn thức ăn khô, có thể ngâm nước cho mềm sau đó mới cho ăn. Hoặc bạn cho chúng ăn những loại thức ăn ướt cho chó mà có thành phần nhiều rau xanh.
Không nên cho chó vận động nhiều ngoài trời sau khi ăn no, dễ bị mắc chứng “xoắn dạ dày chướng hơi” đặc biệt với những loài chó có thân hình thon, bụng thóp như: Labrado, Dobecman, Golden, GSD…
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khay, bát cho ăn và uống nước đề phòng bệnh tiêu chảy gây mất nước dẫn tới mất cân bằng điện giải.
Tắm cho chó:
Mùa hè thời tiết oi bức và bụi bẩn có thể làm bết, dính lông hay các loài kí sinh trùng sẽ khiến chú chó của bạn khó chịu. Tắm là rất cần thiết để giữ vệ sinh và đảm bảo sức khỏe cho cún cưng của bạn. Vừa giữ được vẻ đẹp cho chúng , vừa tránh được các bệnh ghẻ nấm hay ve rận lại giúp chúng điều hòa thân nhiệt tránh bị cảm nóng. Bạn có thể tắm cho chó bằng nước lá cây: lá khế, lá bưởi hoặc nước chanh. Hoặc bạn có thể dùng các loại sữa tắm cho chó có bán rất nhiều trên thị trường.
Tắm nhiều hay ít còn tùy thuộc vào giống chó, tuổi của chó, điều này do mỗi bạn tự quyết định, nhưng chú ý không nên tắm sau khi vừa cho ăn no, chó còn nhỏ đang bú mẹ, chó bị ốm, hay chó vừa mới mua về nuôi.
Cắt, tỉa lông cho chó:
Bạn lo ngại rằng thời tiết mùa hè quá nóng nực và nên cạo bớt lông cho chúng. Thực tế thì bộ lông giúp bảo vệ chúng khỏi ánh nắng mặt trời, giúp cách nhiệt và làm mát cơ thể. Tùy thuộc vào từng loại chó mới cần thiết phải cạo bớt lông cho chúng, bạn nên hỏi các chuyên gia tư vấn về độ dày bộ lông của giống chó mình đang nuôi. Ngay cả khi chú cún cần tỉa lông thì cũng không nên cạo quá nhiều, chừa lại khoảng vài cm để có lớp bảo vệ da khỏi ánh nắng.
Hoạt động và nghỉ ngơi:
Vào những ngày nóng mà nhiệt độ lên tới trên 33’C bạn không nên cho chú cún của mình đi dạo hay luyện tập chơi đùa. Có một số giống chó rất dễ mắc bệnh chảy máu mũi khi thời tiết quá nóng.
Nếu bạn cho chó của mình ra ngoài cũng không nên quá 10h trưa và sau 4h chiều, khoảng thời gian này là lúc nắng nóng nhất không tốt cho cún cưng của bạn.
Các bạn chú ý khi trời nắng nóng không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột từ phòng có điều hòa ra ngoài hoặc ngược lại. Nên cho chó nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, như vậy giúp tránh được cảm nóng đảm bảo sức khỏe.
Chăm sóc , vận chuyển:
Hãy quan tâm nhiều hơn tới chú chó của mình vào những ngày hè quá nóng. Khi thấy có dấu hiệu lạ như thở gấp, run rẩy, đi đứng loạng choạng… thì có thể chó đã bị cảm nóng. Lúc này bạn cần đưa chó tới nơi thoáng mát, có thể trườm khăn ướp đá lạnh cho chúng quanh vùng mõm rồi gọi ngay cho bác sỹ thú y để được tư vấn và điều trị.
Trong trường hợp bạn phải vận chuyển chó đi xa vào mùa hè: Phải có đủ nước uống cho chó, nên sử dụng chuồng, lồng vận chuyển chó thoáng mát, và không quá chật. Không nên cho chó ăn no và không nhốt chung nhiều con vào cùng một chuồng. Nếu bạn giao nhận chó tại bến xe, sân bay, phải nhanh chóng, tránh để ngoài trời nắng lâu, hay để dưới sàn, đường lúc trời nắng. Khi mang chó về nhà để chúng nơi thoáng mát và cho chúng uống nước, nghỉ ngơi. Theo dõi chúng một vài tiếng nếu không thấy biểu hiện lạ thì mới cho ăn.
Nên hạn chế những việc ảnh hưởng nhiều tới chó cưng như: thiến hoạn triệt sản, tẩy giun, tiêm phòng dịch, chuyển đổi chỗ ở, mua chó con về nuôi vào những ngày hè quá nóng.
Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Chó Vào Mùa Hè
Các mối nguy hại từ nhiệt
Nếu chú chó của bạn ở bên ngoài vào một ngày nóng, hãy chắc chắn rằng nó có một nơi râm mát để nghỉ ngơi. không phải nơi trú ẩn tốt trong mùa hè vì nó không thoát nhiệt. Bạn có thể đổ nước vào hồ bơi trẻ em và cho chó tắm trong đó.
Không bao giờ để chó của bạn bên trong một chiếc xe đóng vào một ngày nóng. Nhiệt độ bên trong xe có thể tăng lên đến hơn 100 độ trong một vài phút.
Luôn luôn cung cấp đủ nước
Tránh để chó tập thể dục nặng trong những ngày cực kỳ nóng. Bạn nên dắt chó đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối, khi trời bớt nắng gắt.
Cố gắng tránh tiếp xúc lâu với nhựa đường nóng hoặc cát, điều đó có thể làm bỏng bàn chân của chó.
Chó có cấu tạo xương đầu ngắn (mặt ngắn), chẳng hạn như chó Bull, chó giống Đức, chó Nhật Bản, và chó Bắc Kinh, không chịu nóng được bởi vì chúng không thể hô hấp hiệu quả như những loại chó mặt dài khác. Bạn nên giữ giống chó này của bạn bên trong phòng điều hòa.
Giữ chó tránh xa khỏi những bãi cỏ vừa được phun thuốc hoặc bón phân trong vòng 24 giờ (hoặc theo hướng dẫn trên bao bì), và tránh xa những loại cây và hoa có độc.
Giữ cho chó của bạn sạch sẽ và gọn gàng.
Bọ chét, ve và muỗi mang mầm bệnh kí sinh trùng thường xuất hiện nhiều trong những tháng ấm hơn. Hãy hỏi bác sĩ thú y của bạn cách phòng ngừa hiệu quả để giữ cho các ký sinh trùng tránh xa khỏi những chú chó của bạn.
Chó, đặc biệt là những loài có lông ngắn, trắng, và da màu hồng, dễ bị cháy nắng. Hạn chế chúng tiếp xúc với ánh mặt trời trong ngày và bôi kem chống nắng cho đôi tai và mũi của chúng 30 phút trước khi đi ra ngoài.
Hỏi nhân viên cứu hộ về tình trạng và mức độ an toàn của khu vực tắm. Chó thường là mục tiêu dễ dàng cho rận biển và sứa.
Chạy trên cát là bài tập thể dục vất vả. Những chú chó mập mạp dễ bị giãn gân hoặc dây chằng, do đó thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của chúng.
Đừng để chú chó của bạn uống nước biển; muối sẽ làm cho chúng bị bệnh.
Muối và các khoáng chất khác trong nước biển có thể làm hỏng bộ lông của những chú chó, vì vậy hãy tắm rửa sạch sẽ cho chúng vào cuối ngày.
Không phải tất cả những bãi biển đều cho phép chó, bạn nên kiểm tra quy định của địa phương trước khi ra khỏi nhà.
Hầu hết những chú chó thích bơi lội, nhưng một số thì không biết bơi, và số khác có thể ghét nước. Bạn nên chú ý tới sở thích và kỹ năng của chú chó trước khi cố gắng bắt chúng bơi.
Nếu bạn bơi lần đầu tiên với chó của mình, bạn hãy bắt đầu ở vùng nước nông và dụ chúng bằng cách gọi tên của nó. Khuyến khích chó của bạn bằng đồ chơi hoặc bằng những mẹo vặt. Hoặc, để nó theo một con chó khác có kinh nghiệm mà nó tỏ ra thân thiện.
Không bao giờ ném chú chó của bạn xuống nước.
Nếu chó của bạn bắt đầu bơi bằng chân trước, hãy nâng hai chân sau của nó lên và giúp nó nổi trên mặt nước. Nó sẽ nhanh chóng bắt kịp và tiếp tục bơi.
Đừng quá thúc ép chó của bạn; bơi là việc rất vất vả và chúng có thể mệt mỏi một cách nhanh chóng.
Nếu bơi ở biển, hãy cẩn thận sóng mạnh.
Nếu bạn có hồ bơi riêng, hãy chắc chắn chó của bạn biết cầu thang ở đâu. Hãy chắc chắn rằng nút bể bơi ở đúng chỗ; đã từng có trường hợp chó bị mắc kẹt ở lỗ thoát nước và bị chết đuối.
Luôn giám sát chó của bạn khi chúng dưới nước.
Bằng máy bay – Nhiều hãng hàng không không muốn chuyên chở động vật trong những tháng hè do mối nguy hiểm gây ra bởi thời tiết nóng. Một số chỉ cho phép chó trong giờ bay buổi sáng sớm hoặc vào buổi tối. Hãy kiểm tra với hãng hàng không của bạn các quy tắc cụ thể.
Nếu bạn đem chó đi du lịch, hãy đặt túi lạnh hoặc chăn lạnh trong lồng đựng chó. (Chai nước đá 2 lít là đủ dùng). Cung cấp một thùng chứa nước sạch, cũng như một thùng chứa nước đá đủ sẽ tan hết sau chuyến đi.
Bằng xe hơi – Giữ cho chó của bạn mát mẻ trong xe bằng cách đặt túi lạnh trong lồng đựng chúng. Hãy chắc chắn rằng lồng được thông gió tốt.
Đặt một tấm chắn trên cửa sổ xe hơi của bạn.
Mang theo nước sạch và một cái bát, một cái lều, để bạn có thể tạo bóng râm khi bạn dừng lại. Đem theo chai xịt nước để phun sương lên chú chó nhằm làm mát cho chúng.
Giai đoạn đầu:
Thở nặng nhọc.
Thở gấp.
Chảy nước dãi quá mức.
Nướu và lưỡi có màu đỏ sáng.
Đứng 4 góc, cố trụ lại hoặc xoãi chân ra để duy trì sự cân bằng.
Giai đoạn nặng:
Nướu trắng hoặc xanh.
Ngủ lịm, không thể di chuyển.
Tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát được.
Hơi thở nặng nhọc và đau đớn.
Sốc.
Nếu chú chó của bạn bắt đầu có dấu hiệu của sự say nắng, bạn nên ngay lập tức tìm cách hạ nhiệt cho chúng:
Bôi dầu xoa bóp vào miếng đệm chân của chúng.
Chườm nước đá vào vùng háng cho chúng.
Làm ướt chúng.
Để chúng liếm đá hoặc uống một ngụm nước nhỏ.
Cung cấp nước khoáng Pedialyte để khôi phục lại điện giải.
Kiểm tra nhiệt độ của chó thường xuyên trong quá trình này. Khi nhiệt độ của chúng đã ổn định ở mức từ 37 – 38 độ C, bạn có thể dừng quá trình hạ nhiệt.
Nếu bạn không thể hạ nhiệt độ của chúng và bạn bắt đầu thấy dấu hiệu của say nắng nặng hơn, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chó Mang Thai
Việc phối giống không chỉ phải lựa chọn đúng thời điểm và chủng loài mà muốn giữ được thai thì còn phải tốn không ít công sức và có những điều bạn phải thật lưu ý!
Vậy, khi cún nhà bạn mang thai, bạn phải lưu ý những điều gì? THỜI GIAN MANG THAI CẦN LƯU Ý:
Thời gian từ 28 đến 45 ngày: Đây là thời gian cún dễ bị sảy thai nên bạn phải kỹ lưỡng không cho nhảy cao, chạy nhanh, “đánh nhau”, hay buồn rầu. Cho chúng ăn chế độ tăng cường đạm và bí đỏ, bí xanh, rau dền, rau muống bởi chúng hay bị thiếu máu, thiếu sắt.khi nuôi con trong bụng.
Đến khoảng cỡ 45 ngày thai thì bạn bắt đầu cho ăn Mega-cal là một loại canxi + Phospor+ magne thùy theo thể trọng của chó ( cái này phải có ý kiến bác sĩ thú y) và thỉnh thoảng cho chúng ít sụn xương hầm thật mềm để tăng lượng can xi cho chúng.
THỨC ĂN:
Loại chó nhỏ như chihuahua hầu hết phải đẻ mổ bác sĩ họ sẽ gây tê khi mổ bắt con, bắt con ra rồi mới cho mê chó mẹ để bảo đảm mạng sống chó con. Sau khi mổ chừng 60 phút là chó mẹ tỉnh- cho chó con bú ngay chó mẹ- hàng ngày phải tuyệt đối chấp hành chế độ uống calci cho chó mẹ- bởi khi chó mẹ nuôi con , con bú nhiều chó mẹ sẽ hạ can xi – co giật, không cấp cứu kịp thì chó mẹ sẽ ngạt thở, cứng cơ và chết.
Chó chihuahua thường ít sữa, bạn nên nấu cháo thịt, xương sụn, bí đỏ, củ dền thật nhừ, xay nhuyễn như bột và ép chó mẹ ăn ngày 2 bữa, mỗi bữa phải đạt 50 gr cháo xay, thêm ít sữa của chó cho nó uống đều đặn. Có một điều quan trọng trước khi mổ đẻ cho chó, cấm tuyệt đối không cho ăn bất cứ thứ gì trước ba tiếng đồng hồ. Để kiểm tra nó bạn có thể quan sát khi chó bắt đầu có hành động chạy quẩn chạy quanh kiếm ổ, quào ổ. Thời gian bắt đầu tính để không cho chó ăn tính từ lúc đó.
Đối với những con chó loại lớn hơn ba ký chúng có thể tự đẻ. Chế độ ăn cũng như trên- Khi chúng quần ổ, bạn để ý những cơn co gồng bụng của chó mẹ, chó mẹ thở hẹc hẹc, thè lưỡi ra, càng thở nhanh là cơn đau đẻ càng tới gần, bụng gồ lên- trườn xuống phía bụng dưới.
Chó mẹ nên được đưa đi khám thú ý sau 30 ngày mang thai nếu chúng chưa được khám trước lúc mang thai. Đây sẽ là một cuộc kiểm tra sức khỏe thai nhi. Lúc này, các bác sĩ sẽ dò khám bằng tay, sử dụng máy siêu âm hoặc phân tích hooc-mon sinh lý để xác nhận tình trạng thai nhi. Lúc này,núm vú sẽ nở ra. Một số bác sĩ sẽ gợi ý chụp X quang 3 tuần trước khi xác định được số lượng chó con để bạn có thể biết được khi nào chó mẹ đã đẻ xong và đảm bảo tất cả chó con đã ra hết. Tôi không cảm thấy việc cho chó tiếp xúc với các tia vật lý trong quy trình này được đảm bảo.
THỂ DỤC – THỂ THAO:
Những bài tập và đi bộ sẽ giúp chó của bạn duy trì được thể lực và sức khỏe tốt. Huấn luyện với cường độ cao không phải là một cách hay. Béo phì là một mối nguy hiểm tiềm tàng khi kỳ sinh nở đến gần nên hãy kiếm soát cân nặng qua các bài tập rèn luyện và quan tâm đến nhu cầu calo của chúng. Sẽ an toàn hơn khi hạn chế khẩu phần ăn của chó trước khi chúng mang thai hơn là sau khi mang thai. Trong 3 tuần mang thai cuối cùng, chó mẹ sẽ bị cách li khỏi những con chó khác trong nhà cũng như ở bên ngoài. Sự cách li này sẽ bảo vệ chó mẹ khỏi vius herpe, loại virus có thể gây nên những cơn đau âm đạo hoặc khô mũi tuy vô hại với chó mẹ nhưng lại nguy hiểm cho chó con.
Cùng Danh Mục: Nội Dung Khác
Những Nguyên Tắc Tối Kỵ Khi Ăn Vải Vào Mùa Hè
(Tinmoi.vn) Quả vải là loại trái cây phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên, loại quả này lại có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều. Vì thế, khi ăn vải, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau.
(Tinmoi.vn) Quả vải là loại trái cây phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên, loại quả này lại có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều. Vì thế, khi ăn vải, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau. Người máu nóng, nhiệt miệng
Vải có vị ngọt thơm ngon, đặc biệt là vải thiều, bởi nó giàu đường, protein, vitamin, chất béo, axit citric, pectin, phốt pho và sắt… và còn là lại quả rất có lợi cho sức khỏe. Vải thể bổ sung một lượng nước cho cơ thể, có lợi cho dạ dày. Những người thiếu dịch vị có thể ăn nhiều vải. Nhưng vải có tính nóng, những người máu nóng, nhiệt miệng không nên ăn nhiều, nếu không sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.
Người bị tiểu đường
Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.
Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường
Người bị mụn nhọt, rôm sảy
Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này, vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lí tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.
Trẻ em
Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 – 6 quả).
Ăn vải thế nào để không bị “sinh hoả” – Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
– Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
– Một lúc không nên ăn quá nhiều
Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
Xử lý khi bị ngộ độc
Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng “say vải”. Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
Thoa Nguyễn (TH)
7 Điều Bạn Cần Lưu Ý Khi Nuôi Chó Poodle
Nguồn gốc của giống chó Poodle
Ngày nay thì giống chó Poodle được lai tạo thành chó cảnh và được nuôi phổ biến và rộng rãi trong các gia đình trên khắp thế giới.
Chúng hay được lựa chọn để cắt tỉa lông và nhuộm lông và chúng cực kì thông minh.
Đặc điểm hình thể nổi bật của chó PoodleGiống chó Poodle có kích thước loại trung bình và đặc điểm nhận dạng rõ nhất là lớp lông xoăn tí, rậm rạp và rất xù xì. Bộ lông thông thường của Poodle có chức năng dùng để cách nhiệt và bảo vệ đặc biệt là vùng ngực và khớp.
Điểm thu hút nhất ở Poodle chính là vẻ ngoài nhỏ nhắn đáng yêu của nó. Giống chó này có khả năng “đánh gục” bất cứ ai ở ngay lần đầu tiếp xúc bởi vẻ ngoài đáng yêu của mình. Đặc biệt sau khi được Spa sang chảnh, chúng lại càng toát ra sức hút “quý tộc”. Với dáng vẻ xinh đẹp vượt trội, Poodle ngày càng được ưa chuộng, nuôi thịnh hành trên toàn Thế Giới.
Tính cách ngoan ngoãn, dễ bảo – Poodle có thể hòa hợp, chơi với tất cả mọi thành viên trong gia đình. Đặc biệt, Poodle không kén ăn. Chúng có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn như: Cơm, cháo, thức ăn hạt, sữa, bánh snack…
Poodle được xếp hạng là giống chó thông minh thứ 2 thế giới (Sau Border Collie).
Các loại chó Poodle phổ biến hiện nay và giá bán của chúng.Chúng không phải là một dòng chó poodle chính thức mà đã trải qua quá trình nghiên cứu nhân giống để cho ra những chú chó với kích thước bé nhỏ hơn.
Tiny Poodle có chiều cao tối đa chỉ 20 – 25cm và nặng từ 2 – 3,5kg không hơn. Chúng rất xinh xắn, đáng yêu như cục bông di động và có nhiều màu sắc.
Giá của Tiny Poodle dao động từ 5 – 10 triệu đồng tùy màu sắc và giới tính.
Toy Poodle (Poodle cỡ tiểu):Chúng được yêu thích bởi kích thước vừa phải, nặng khoảng 4 – 6kg và cao khoảng 30 – 40cm là tối đa. Giá dòng Toy khá đa dạng, phụ thuộc vào màu sắc, giới tính đực – cái. Tuy nhiên về cơ bản Toy poodle thường được rao bán với giá hợp lý nhất là từ 4 – 8 triệu đồng.
Miniature Poodle (Poodle cỡ trung):Nhỏ hơn so với Standard, Miniature Poodle có chiều cao khoảng 25 – 35cm và nặng chưa đầy 9kg. Tương tự Standard, Miniature cũng không được nuôi phổ biến tại Việt Nam, nhưng chỉ cần bạn thích thôi thì những người bạn size tầm trung này cũng rất đáng để lựa chọn.
Standard Poodle (Poodle cỡ đại):Đây là dòng size poodle lớn nhất với chiều cao có thể lên đến 50cm và nặng đến gần 40kg. Trên thị trường poodle Việt Nam hiện nay thì Standard khá hiếm bởi nhu cầu người mua không có nhiều, họ thường thích size bé hơn.
Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho chó PoodleGiai đoạn này nên cho các bé ăn thức ăn mềm, đồ xay nhuyễn. Cho bé ăn khoảng 4-5 bữa 1 ngày.
Nếu có điều kiện cho bé uống thêm được sữa ấm không đường nữa thì càng tốt.
Vẫn nên cho bé ăn thức ăn mềm như thịt gà, thịt lợn, thịt bò,… Tránh cho bé gặm xương.
Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi:Tăng cường khẩu phần ăn cho chó Poodle với các thực phẩm nhiều đạm, protein, canxi, tinh bột và rau củ. Nên cho bé ăn 3 bữa 1 ngày theo 3 khung giờ sáng, trưa, tối.
Cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗBạn cũng nên học cách dạy chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ để chúng không đi vệ sinh bừa bãi, giảm công chăm sóc cho chủ. Bài huấn luyện đó bao gồm các bước sau:
Bước 1: Quy định một chỗ đi vệ sinh cố định dành cho chó Poodle.
Bước 2: Nếu chó Poodle có biểu hiện đi lòng vòng, một chân nhấc lên, ngửi ngửi thì bạn phải nhanh chóng bế chú ta vào ngay chỗ đi vệ sinh cố định kia.
Bước 3:Phải đợi chúng đi vệ sinh bằng được. Nếu không đi, bạn ép chúng phải ngồi đấy. Đến khi đi xong mới được đứng dậy.
Lặp đi lặp lại các bước này hàng ngày, khoảng 10-15 ngày, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt. Tuyệt đối không được bỏ cuộc giữa chừng.
Một số lưu ý khi chăm chó Poodle
Không nên cho chó Poodle ăn các loại thức ăn cứng như: Xương gà, xương cá, xương lợn bởi rất dễ bị hóc. Hạn chế cho các bé ăn các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các đồ ăn chế biến từ nội tạng động vật.
Đồ ăn như khay, bát của bé phải được vệ sinh sạch sẽ. Không để tình trạng nhiều đồ ăn thừa dẫn đến mất vệ sinh.
Khi chó Poodle bị nôn, bỏ ăn hoặc tiêu chảy thì nên cho chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.
Bạn nên cho chúng ăn đúng giờ, đúng bữa. Mỗi bữa không được cho ăn quá no.
Không được sử dụng cách phối giống Poodle đồng huyết hoặc cận huyết.
Tránh cho chúng chạy nhảy hoặc vận động mạnh trong quá trình mang thai.
Chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống phải cung cấp cho chúng đầy đủ, khoa học.
Khí hậu xung quanh chúng không được nóng bức, ngột ngạt quá. Phải giữ cho cơ thể chó Poodle sinh sản trong trạng thái mát mẻ.
Không nên cho chó Poodle cái đi phối giống khi cơ thể chúng chưa phát triển hoàn chỉnh.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Phối Giống Chó Chihuahua
Phối giống chó Chihuahua – những điều cần biết
Trước tiên để phối giống cho chó Chihuahua, bạn cần phải xem xét xem chú chó của mình đã tới thời kỳ động dục hay chưa. Nếu bạn không biết xem những điều này, hãy tới các phòng khám thú y uy tín. Và nhờ sự tư vấn từ các bá sĩ thú y ở đây, để có thể kiểm tra thời kỳ động dục của giống chó này. Chỉ khi biết rõ thời điểm thích hợp để cho chúng giao phối, và việc tính toán xem xác suất thụ tinh tối đa cho giống chó nhỏ.
Khi nắm rõ những kiến thức nuôi và lấy giống chó Chihuahua cơ bản trên. Bạn sẽ dễ dàng quan tâm và phát hiện được các bệnh lý về sinh sản nếu có của chú chó mà mình đang nuôi. Như cấu tạo tử cung bất thường, hoặc dị dạng.
Nhờ vậy, bạn sẽ có thể quyết định việc có nên hay không phối giống chó chihuahua của mình. Nếu chó của bạn có vấn đề về sinh sản, nhưng bạn vẫn cố cho chúng phối giống. Thì những chú chó Chihuahua có vấn đề về tử cung yếu, khi phối giống có thể làm chúng bị sảy thai. Quan trọng hơn là, việc này rất dễ ảnh hưởng đến tính mạng dòng chó nhỏ như Chihuahua.
Kỹ thuật khi phối giống chó Chihuahua
Khi phối giống nên mang chó cái đến nơi ở của chó đực để phối giống.
Kiểm tra sức khỏe của chó cái trước khi thụ tinh, đảm bảo sao cho chó cái phải đủ khỏe mạnh và không mắc các bệnh ở chó nhỏ.
Cho chó nhịn ăn trước khi giao phối tầm 5-8 tiếng.
Và địa điểm giao phối phải sạch sẽ, thoáng khí, không quá nóng cũng như không quá lạnh, hay để chúng giao phối dưới trời mưa.
Tốt nhất nên mang rọ mõm cho cả chó đực và cái khi giao phối để tránh cắn nhau.
Nên cho 2 thú cưng ở chung với nhau tầm 2 ngày để chúng làm quen với nhau.
Lưu ý không mang dây xích hay đặt các vật nhọn gần nơi thú cưng giao phối.
Nếu bạn không thể làm những việc này, thì tốt hơn hết bạn nên nhờ đến bác sĩ thú y của bạn. Hoặc đến các bệnh viện thú y uy tín chuyên về việc giao phối cho thú cưng. Để đảm bảo rằng việc giao phối không tổn hại đến sức khỏe của cả 2 chú chó Chihuahua.
Nếu bạn đang có ý định phối giống chó cho thú cưng của mình. Hãy đến ngay bệnh viện thú y ThiThi Pet Clinic. Chúng tôi nhận phối giống các dòng chó kiểng và hỗ trợ đỡ phối các dòng chó kiểng.
Cơ sở cung cấp dịch vụ phối giống chó Chihuahua uy tínBệnh viện thú y Thi Thi Pet clinic nhận phối tất cả mọi giống chó như: Phối giống poodle, phối giống chó chihuahua, phối giống pug, phối giống lạp xưởng, phối giống samoyed, phối giống cocker, phối giống bắc kinh, phối giống husky…
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phối giống chó chihuahua. Tỷ lệ phối giống chó chihuahua thành công thường rất cao. Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, thành thục các kỹ thuật phối giống chó hiện nay. Bên cạnh đó, các dịch vụ của Thi Thi Pet Clinic luôn nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
Quan trọng nhất, tại Thi Thi Pet bảng giá luôn được niêm yết công khai rõ ràng. Và giá cả dịch vụ phối giống chó Husky cũng rất hợp lý, rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Vậy nên, bạn có thể yên tâm lựa chọn Thi Thi Pet để phối giống cho thú cưng của mình.
Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Chó Vào Mùa Hè trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!