Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Chú Ý Khi Tự Chế Biến Đồ Ăn Cho Cún Cưng. được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
15-07-2015, 3:33 pm
0
3551
Nếu vẫn còn phân vân, sau đây sẽ là những lí do vì sao ta nên cho chó ăn thức ăn tự chế biến nhiều nhất có thể:
1. Thức ăn sẵn cho vật nuôi không được kiểm soát chặt chẽ
Không giống như những loại thực phẩm hàng ngày ta ăn, chất lượng thức ăn dành cho vật nuôi không được quy định chặt chẽ. Cơ Quan Quản Lí Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) và Hiệp Hội Kiểm Soát Thức Ăn Cho Vật Nuôi và Bộ Nông nghiệp không hề kiểm soát việc các công ty sản xuất thức ăn cho thú nuôi cho những gì vào sản phẩm của họ. Vì vậy chỉ có thể tin tưởng vào các công ty sản xuất thức ăn sẵn và những thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì sản phẩm.
2. Phụ gia thực phẩm – Không phải chỉ cho con người
Trừ khi có ghi chú trên sản phẩm rằng nguyên liệu gồm có hóa chất dùng trong thực phẩm (human – grade ingredients), hầu hết các loại thức ăn sẵn hiện nay chứa protein đã qua xử lí, nên hàm lượng dinh dưỡng sẽ không còn đảm bảo để cung cấp cho vật nuôi. Còn với những loại thức ăn sẵn có chứa phụ gia thực phẩm thường đắt gấp 3 lần so với những loại chứa protein thô.
Đây chính là một trong những lí do ta nên tự nấu thức ăn cho vật nuôi bởi bạn có thể đảm bảo nguyên liệu bạn sử dụng.
3. Nguyên liệu không phù hợp
Thêm một lí do nữa để bạn cân nhắc việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho cún cưng. Ngày nay nhiều chủ nuôi đã nhận thức được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng cho các chú cún. Chằng hạn như vật nuôi ăn thịt như chó và mèo thì không nên cho ăn thực phẩm chứa carbohydrat như ngũ cốc, ngô, lúa mạch, gạo và đặc biệt là đậu nành bởi chúng sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.
Tùy thuộc vào nơi bạn sống mà bạn có thể gặp một vài khó khăn khi tìm những loại thức ăn sẵn đáp ứng các nhu cầu như: không chứa ngũ cốc, chứa phụ gia thực phẩm và giá cả hợp lí.
Vì vậy mà nhiều chủ nuôi hiện nay đang tìm kiếm chế độ dinh dưỡng tại nhà hợp lí cung cấp giá trị dinh dưỡng cao mà vẫn rẻ hơn thức ăn sẵn
4. Chất phụ gia và chất bảo quản
Hầu hết các loại thức ăn sẵn hiện nay đều chứa chất bảo quản, chất nhũ hóa và màu nhân tạo…, những chất hóa học có hại tới sức khỏe không những cho vật nuôi mà còn tới con người. Ngay cả các hãng thực phẩm nổi tiếng cũng sử dụng chất điều vị để tạo hương vị ngon hơn cho sản phẩm, nhưng đồng thời làm suy giảm sức khỏe của vật nuôi.
Tóm lại, khi tự chế biến thức ăn cho vật nuôi, bạn không phải lo về việc sức khỏe của cún bị ảnh hưởng bởi những loại phụ gia, chất hóa học, mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho chúng. Hơn nữa, việc mua nguyên liệu, tự nấu nướng hay tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh còn giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Vậy làm thế nào để lập một thực đơn giàu dinh dưỡng tại nhà? Việc này không hề khó, chí ít bạn cũng không cần tới bảng tính hay bằng đại học ngành dinh dưỡng để chú chó của bạn có một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng. Cũng như chế độ ăn uống của bạn và gia đình, bạn nên cho chó ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh với tỉ lệ vừa đủ nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Đầy đủ và cân bằng
Đây là yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống của chó, tức là phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên không nhất thiết là các bữa ăn trong ngày phải đầy đủ và cân bằng trừ khi không có sự thay đổi trong khẩu phần ăn.
Khẩu phần ăn tại gia gồm nhiều nguyên liệu được chế biến thành nhiều bữa khác nhau dựa trên cần bằng theo thời gian chứ không phải theo bữa. Cũng giống như con người, miễn là chó ăn uống đầy đủ trong một hay hai tuần, chế độ dinh dưỡng của chúng sẽ trở nên đầy đủ.
Khác với chuyên gia dinh dưỡng cho vật nuôi, một chuyên gia dinh dưỡng cho con người sẽ không bao giờ muốn mọi người chỉ có một cách thức nấu duy nhất mà không thay đổi. Trừ khi chó của bạn gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên đa dạng chế độ ăn uống của chúng. Và hãy nhớ rằng chó con dễ mắc các bệnh do thiếu dinh dưỡng hơn chó trưởng thành. Đặc biệt, chó con thuộc giống lớn rất dễ bị thừa canxi trước tuổi dậy thì.
Thịt và các sản phẩm từ động vật: với tỉ lệ chiếm ít nhất một nửa khẩu phần ăn. Nhiều loại thịt sống có hàm lượng chất béo rất cao và dễ gây béo phì. Nguy hiểm hơn, với khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo nhưng chủ nuôi lại hạn chế lượng thực phẩm (để kiếm soát cân nặng), chó có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết.
Trừ khi cún của bạn thường xuyên tập thể dục với cường độ cao để đốt cháy mỡ, hãy sử dụng thịt nac (nhiều nhất là 10% chất béo), bỏ phần da đối với gia cầm, và bỏ lớp mỡ thừa. Với gia cầm, sẽ tốt hơn nếu bạn cho cún ăn thịt đùi thay vì phần ức, trừ khi chúng cần chế độ ăn ít béo.
Xương thịt sống (không bắt buộc): nếu bạn chọn món này cho khẩu phần, thì xương thịt sống nên chiếm 1/3 tới một nửa khẩu phần ăn. Nếu muốn cho chó ăn phần cổ hay lườn, nên dùng phần dưới. Bạn có thể tăng thêm khẩu phần nếu dùng phần xương có nhiều thịt như đùi. Nên nhớ là không bao giờ cho chó ăn xương đã nấu.
Thịt rút xương: gồm thịt gia cầm và thịt đỏ (thịt bò và cừu). So với thịt bắp thì tim tốt hơn bởi đây là phần nạc và rẻ hơn.
Cá: cung cấp vitamin D, rất cần thiết cho cơ thể. Cá đóng hộp như cá mòi (ngâm nước chứ không phải ngâm dầu), cá thu, cá hồi là những sự lựa chọn hàng đầu. Bạn nên bỏ xương cá sau khi nấu, và không bao giờ cho chó ăn cá hồi sống hay những món tương tự. Nếu muốn cho cún ăn hàng ngày thì ta nên cho ăn cá với lượng nhỏ, và tăng số lượng nếu cho chúng ăn một đến hai lần trong tuần. Tỉ lệ thịt cá trên các loại thịt khác nên chiếm 30g/500g (gồm cả xương thịt sống).
Nội tạng: gan nên chiếm 5% trong khẩu phần, hoặc tỉ lệ gan sản phẩm động vật khác xấp xỉ 30g/500g. Gan bò là một món rất bổ dưỡng nhưng thi thoảng nên dùng thêm gan gà hay gan động vật khác. Bạn nên cho cún ăn gan với lượng nhỏ mỗi ngày hơn là ăn một lượng lớn cách ngày.
Trứng: cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mọi chế độ ăn. Với cún nặng khoảng 20 pounds (~7.5kg) có thể ăn một quả trứng mỗi ngày, và giảm dần lượng trứng với chó nhỏ hơn.
Sản phẩm từ sữa: hầu hết các giống chó đều có thể tiêu hóa tốt sữa chua và nấm Tây Tạng (còn gọi là nấm Kefir), (nếu cún có phản ứng có thể đổi sang sữa dê). Bạn cũng có thể cho chó ăn phô mai cottage và ricotta, nhưng nên dùng với lượng nhỏ vì chúng rất giàu chất béo.
Trái cây và rau: không đóng vai trò thứ yếu trong bữa ăn của chó nhưng lại cung cấp lượng chất xơ cần thiết để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và các chất chống oxi hóa, có lợi cho sức khỏe. Rau xanh và trái cây màu đậm thường chứa nhiều vitamin hơn so với loại khác.
Rau giàu tinh bột: điển hình là khoai tây, khoai lang, bí, bí ngô và đậu cung cấp lượng carbohydrat cần thiết, giúp cân nặng của chó ổn định, hơn nữa làm giảm chi phí khi mua thực phẩm. với chó vừa cân nên hạn chế cho chúng ăn loại thực phẩm này. Để chó có thể tiêu hóa được tốt nhất là bạn nấu chín rau củ
Rau lá xanh: chứa rất ít calo nên cún có thể ăn thỏa thích. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, rau họ cải như súp lơ và cải xanh khi được ăn sống có thể làm trì trệ tuyến giáp (với số lượng nhiều thì nên nấu chín). Mặc dù rau sống hoàn toàn vô hại và được dùng như bữa phụ nhưng bạn cần phải xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc máy ép thì chó mới tiêu hóa được.
Trái cây: bạn có thể dùng chuối, táo, dâu, đu đủ, dưa, nhưng không nên dùng nho và nho khô vì có thể làm chó bị suy thận.
Ngũ cốc: vẫn đang gây tranh cãi bới chúng góp phần gây bệnh viêm nhiễm do dị ứng, viêm khớp hoặc viêm đường ruột (IBD), động kinh và những triệu chứng khác (thậm chí cũng chưa có nguồn tin xác minh rằng rau củ có gây những bệnh trên không). Ngũ cốc và hạt chứa gluten có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa của vài giống chó, ngoài ra, rất nhiều giống chó có thể ăn được ngũ cốc. Bạn cũng có thể dùng ngũ cốc khi nấu ăn để tiết kiệm chi phí.
Các loại hạt và rau củ nên chiếm không quá một nửa khẩu phần ăn của cún. Tốt hơn bạn bên dùng yến mạch, gạo lức, lúa mạch và mì ống. Khi cún bị rối loạn tiêu hóa có thể dùng gạo trắng nấu nhão để chữa trị, nhưng nó lại nghèo dinh dưỡng và không được chó ăn quá nhiều trong bữa.
Lưu ý: ngũ cốc và hạt phải được nấu chín.
Canxi: bắt buộc phải bổ sung nếu bạn không cho cún ăn xương. Với mỗi pound thực phẩm (~450g), trừ xau ranh, cần cung cấp 800 – 1000 mg canxi. Vì lượng canxi trong vitamin và khoáng chất bổ sung là không đủ nên phải bổ sung bằng thực phẩm chứa canxi như vỏ trứng (xay thành bột, ½ thìa cà phê vỏ trứng chứa 1000mg canxi). Rong biển cũng chứa nhiều canxi và khoáng chất.
Dầu: hầu hết các món ăn chế biến tại nhà đều cần có dầu để bổ sung chât béo, năng lượng và chất dinh dưỡng. Bạn cần dùng đúng loại dầu bởi mỗi loại sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau.
Dầu cá: cung cấp EPA, DHA, axit béo omega – 3 giúp điều hòa hệ miễn dịch và giảm viễm nhiễm. Nếu không ăn cá, bạn có thể cung cấp 300 mg EPAvà DHA với chó nặng khoảng 20 – 30 pound. Bạn cần chú ý rằng thực phẩm bổ sung chứa dầu cá thường khiến bạn hấp thụ thừa lượng cho phép, dẫn đến thừa calo
Dầu gan cá thu: ngoài EPA và DHA, dầu gan cá thu còn cung cấp vitamin A và vitamin D. Nếu cún của bạn không ăn nhiều cá, bạn có thể thay thế bằng cách cho chúng ăn dầu ăn dầu gan cá thu với lượng là 400 Ius vitamin D với chó nặng khoảng 100 pound (chó nhỏ hơn thì giảm liều lượng). Bạn có thể trộn dầu gan cá thu với dầu gan cá khác để có đủ lượng EPA và DHA mong muốn.
Dầu thực vật: nếu cún của bạn không được cung cấp đủ mỡ từ thịt như gia cầm, chúng sẽ bị thiếu axit linoleic, một loại axit béo omega – 6 quan trọng, có nhiều ở phần thịt đùi. Để bổ sung bạn có thể dùng quả óc chó, hạt câu gai dầu, ngô, đậu nành, hay dầu cây rum chứa nhiều axit linoleic. Cho một muỗng cà phê dầu vào 500g thịt và các sản phẩm từ động vật khác, với dầu hạt cải và dầu hướng dương thì tăng thêm 1 muỗng. Dầu oliu và dầu cây rum chứa ít omega – 6 nên không thể dùng để thay thế, nhưng bạn có thể cho một lượng nhỏ vào thức ăn để bổ sung chất béo. Dầu dừa là nguồn cung cấp chất béo bão hòa chủ yếu, và chỉ được dùng như nguyên liệu gia giảm cho món ăn chư không thể thay thế các loại dầu khác.
Vitamin và khoáng chất: ngoài vitamin D như đã nêu trên, có những vitamin và khoáng chất khác có thể bị thiếu hụt trong bữa ăn hàng ngày, nhất là trong khẩu phần ăn không có nội tạng và rau. Chế độ ăn của cún càng hạn chế thì các chất bổ sung càng quan trọng hơn, thậm chí ngay cả chế độ ăn đa dạng cũng có nguy cơ thiếu hụt vài chất nào đó.
Vitamin E: là loại vitamin cực kì quan trọng, nhất là với khẩu phần ăn chứa dầu. Nhưng cũng giống như các chất dinh dưỡng khác, nạp quá nhiều vitamin E có thể gây phản tác dụng. Lượng vitamin E lí tưởng là 1 – 2 IUs/pound trọng lượng của chó mỗi ngày.
Những Điều Khi Cắt Tai Chó Cần Phải Đặc Biệt Chú Ý
2020-11-03 / By: Admin / 235 lượt xem
Tại sao phải cắt tai chó?
Có lẽ có nhiều người chưa nghe đến việc cắt tai chó và thực sự cho rằng chúng là việc làm hoang đường. Tuy nhiên, ngày nay, việc cắt tai cho chó trở nên phổ biến và là cách thức khác biệt tạo nên những chú chó với dáng người dũng mãnh, độc đáo nhất.
Bạn không thể tự cắt tai cho chó vì cắt tai chó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng. Chó của bạn có thể bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong nếu tự ý cắt tai cho chúng mà không có những điều kiện y tế đảm bảo.
Những dáng cắt tai hay được sử dụng
Với mỗi loài chó khác nhau, có những cách cắt tai khác nhau. Mục đích cuối cùng của việc làm này là tăng thêm vẻ đẹp của những chú chó nuôi. Đối với chủ, đây cũng là cách thể hiên cá tính cá nhân. Thông thường, với mỗi địa điểm cắt tai dành cho chó sẽ có những cách cắt tai riêng. Ở bài viết này chúng tôi đưa ra những kiểu cắt tai phổ biến dành cho chó Pitbull, Bully, Doperman,…
Show crop
Battle crop
Bạn nên chọn những trung tâm uy tín và chất lượng. Đồng thời khi tiến hành giải phẫu, chú trọng đến độ an toàn của dụng cụ là rất quan trọng. Mọi khâu chuẩn bị đều phải cẩn thận.
Short crop
Những chú ý khi chăm sóc chó khi cắt tai
Thời điểm tốt nhất để cắt tai chó rơi vào khoảng dưới 4 tháng tuổi. Ở thời điểm này, việc cắt tai chó sẽ dễ dàng hơn bởi các tế bào còn đang trong quá trình phát triển, sức đề kháng của chó cũng gần hoàn thiện. Chính vì thế, việc làm lành vết thương sẽ dễ dàng hơn. Và yếu tố quan trọng là khả năng bị nhiễm trùng cũng bị hạn chế.
Khi chó được thực hiện cắt tai xong, bạn phải chú ý đến vấn đề vệ sinh tai hàng ngày cho chúng. Luôn để khu vực tai cắt được khô thoáng và khử trùng bằng các dung dịch vệ sinh cũng như sát trùng. Bạn cũng có thể cho chó uống kèm thuốc kháng sinh nhằm kháng viêm và kháng khuẩn.
Nếu sau một thời gian mà tai của chó vẫn không tiến triển và có dấu hiệu khô, lúc này bạn phải liên hệ với bác sĩ để giải quyết những vấn đề này. Nếu không kịp thời chữa trị, vết thương sẽ càng ngày nặng hơn và có khả năng không chữa trị được.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lựa Chọn Thức Ăn Chó Poodle
Những loại thức ăn không được cho Poodle ăn
Các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng
Những loại thực phẩm có chứa quá nhiều đường
Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm lạ dễ gây kích ứng hoặc bị dị ứng
Lựa chọn thức ăn chó poodle phù hợp với từng độ tuổi
Do giai đoạn này Poodle vẫn còn nhỏ nên chúng chủ yếu ăn sữa mẹ. Nếu bạn muốn bổ sung thêm dinh dưỡng cho chúng thì có thể cho ăn cháo nấu hoặc thức ăn đã xay nhuyễn. Ngoài ra, bạn có thể cho chúng ăn thêm sữa ngoài hoặc một số các thực phẩm ăn sẵn dành cho chó con ở dạng mềm.
Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của chó cũng đã phát triển hơn nhưng vẫn chưa thể ăn được những thức ăn giống như những chú chó trưởng thành. Thức ăn thích hợp nhất dành cho Poodle ở giai đoạn này là cháo, cơm xay cùng với thịt gà, thịt bò, thịt lợn hoặc rau củ quả…để cơ thể của chúng có thêm vitamin, khoáng chất và những chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho Poodle ăn trứng để tăng cường canxi, protein và uống sữa ấm mỗi ngày. Những thực phẩm thức ăn đóng hộp hay hạt khô dành cho chó cũng là một sự lựa chọn hợp lý, tuy nhiên bạn cần ngâm hạt mềm ra để cho chó dễ ăn hơn.
Mặc dù ở lứa tuổi này thì hệ tiêu hóa của Poodle đã ổn định hơn nhưng bạn cũng vẫn phải lưu ý việc lựa chọn thức ăn. Ngoài việc cho Poodle ăn cháo, cơm trộn lẫn cùng rau xanh thì bạn nên cho chúng ăn thêm một số thực phẩm có chứa đạm, canxi vừa giúp chó có sức khỏe tốt hơn lại vừa có bộ lông mượt hơn như trứng vịt lộn, phô mai, gan lợn…
Tuy nhiên, ở giai đoạn này bạn nên giảm tần suất các bữa ăn xuống cũng như hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bởi chúng có thể làm cho chú Poodle của bạn dễ bị béo phì.
Khi lựa chọn thức ăn chó poodle chỉ cần một chút chú ý là bạn sẽ có thể đảm bảo được sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho chú chó đáng yêu của mình.
Tiêm Phòng Vacxin Cho Thú Cưng Và Những Điều Lưu Ý Cần Thiết
Thời gian gần đây, việc nuôi thú cảnh đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người dân ở thành thị cũng như nông thôn. Nhu cầu tìm bạn hoặc bảo vệ, canh gác cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển này, chúng ta cũng cần quan tâm tới vấn đề sức khỏe của bạn và gia đình cũng như với thú cưng của bạn. Tiêm vacxin phòng bệnh trở thành việc thiết yếu trong quá trình nuôi để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Tại sao phải tiêm phòng vacxin cho thú cưng?
Tiêm vacxin là cách tốt nhất dể giúp chú thúcưng của bạn phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm.Từ đó tránh được thiệt hại về kinh tế cho bạn cũng như tính mạng của thú cưng.
Một số loại vacxin trên thị trường hiện nay: Vacxin 5 bệnh phòng các bệnh sau:
– Parvo virus.
– Viêm gan truyền nhiễm.
Vacxin 6 bệnh phòng các bệnh:
5 bệnh trên và thêm Leptospria
6 bệnh của vacxin 6 bệnh và thêm bệnh Coronavirus.
Hiện nay 2 loại vacxin được dùng phổ biến là vacxin 5 bệnh và vacxin 7 bệnh.
– Trong quá trình vận chuyển vacxin cần bảo quản vacxin đúng quy định.
– Nhiệt độ: 2-7 ¬độ C.
– Tránh ánh sáng trực tiếp và va đập mạnh .
Liệu trình tiêm vacxin
Tại sao nên tiêm vaccine mũi đầu tiên khi thú cưng được 3 tuần tuổi? vì đó là lúc lượng kháng thể mẹ truyền thấp, đồng thời vào độ tuổi đó thú cưng thường bắt đầu tập ăn nên dễ nhiễm bệnh hơn cả.
Tiêm vaccine cho chó ( nguồn internet)
– Nên mua chó từ 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ khám chữa bệnh và đã tiêm vacxin.
– Trường hợp chưa rõ ràng thì tiêm lại theo liệu trình chó sơ sinh.
– Nếu đã tiêm 2 mũi có thể tiêm thêm mũi thứ 3.
– Với chó truởng thành mới mua về cũng nên tiêm phòng.
– Tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.
– Khi chó được khoảng 7-8 tháng tuổi thì tiêm phòng dại cho chó và tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.
ảnh intrernet
– Bạn nên đưa thú cưng tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.
– Không tiêm khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi thú cưng bị sốt… (kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng)
– Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm; Kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.
– Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh.
– Tiêm không đúng cách vacxin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.
– Tiến hành tẩy giun sau khi tiêm phòng 1 tuần.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Chú Ý Khi Tự Chế Biến Đồ Ăn Cho Cún Cưng. trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!