Xu Hướng 9/2023 # Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó Mèo # Top 12 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó Mèo # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó Mèo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh giun đũa chó mèo (Toxocariasis) do tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Ấu trùng của loài giun này gây tổn thương cho cơ thể người khi chúng xâm lấn vào các cơ quan như: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt…

BS CKI Phạm Thị Thanh Hằng, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115

Các giun đũa chó mèo này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hoá phôi (giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng) , tiếp theo các ấu trùng giun đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương (nơi các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt hoặc khiến chúng ngưng phát triển ).

Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt…

Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo

Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM) , chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn.

Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM) , gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng ).

Chu trình phát triển của giun đũa chó mèo

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo là một việc khó vì

Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo không đặc hiệu cho bệnh

Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng .

Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Ngoài ra nhiều nơi sản xuất kit ELISA với những hiệu giá kháng thể hay mật độ quang (OD) khác nhau về ngưỡng dương tính, nên khó so sánh hay theo dõi diễn tiến bệnh .

Sự hiện diện của kháng thể chống Toxocara cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.

Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có tăng nhưng với mức độ rất thay đổi.

Phòng bệnh giun đũa chó, mèo như thế nào?

Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.

Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.

Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.

Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.

Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.

Nguồn thông tin tổng hợp từ :Viện SR-Ký sinh trùng côn trùng TPHCM; Viện y tế công cộng; Cục y tế dự phòng; CDC (Centers for Disease Control and prevention).

BS CKI Phạm Thị Thanh Hằng

Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó Mèo Toxocara

Bệnh giun đũa chó mèo hay còn được gọi là bệnh giun Toxocara. Bệnh do 2 loại giun đũa: Toxocara canis gây bệnh ở chó con và Toxascaris leonina gây bệnh ở chó 6 tháng tuổi trở lên.

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo là do Toxocara canis và Toxascaris leonin gây ra.

Toxocara canis có màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng, cánh đầu của nó rộng, có môi.

Trong cơ thể vật chủ, giun cái trưởng thành, sau khi giao phối thường xuyên đẻ trứng. Trứng giun được đào thải ra ngoài môi trường theo phân của ký chủ, chúng có sức đề kháng mạnh với các điều kiện tự nhiên, gặp điều kiện thích hợp ấu trùng gây nhiễm được hình thành sau 5 ngày.

Chó, mèo nuối phải các trứng này, tới ruột non, vỏ trứng bị phá hủy, ấu trùng được giải phóng.

Ấu trùng xuyên qua thành ruột, theo máu đi đến tim, gan, phổi, khí quản,… lên miệng rồi lại trở về ruột non phát triển thành dạng trưởng thành. Quá trình này được gọi là quá trình di hành của ấu trùng.

Một số ấu trùng, sau khi về phổi không đi lên miệng để trở về đường tiêu hóa mà chúng theo máu về các mô bào khác, tại đó chúng hình thành kén có khả năng gây nhiễm (chó ăn phải các kén này cũng bị mắc bệnh giun đũa).

Ấu trùng khi di hành có thể qua nhau thai để vào bào thai, chúng phát triển thành dạng trưởng thành trong ruột non của bào thai, vì thế mà chó con mới sinh ra đã có giun đũa.

Như vậy, chó nhiễm giun đũa Toxocara canis bằng 3 cách: nuốt phát trứng giun đã hình thành ấu trùng gây nhiễm; ăn phải thức ăn có kén mang ấu trùng; nhiễm từ mẹ qua nhau thai.

Toxascaris leonina có màu vàng nhạt, cánh đầu hẹp, phát triển trực tiếp

Trứng giun ra ngoài môi trường theo phân. Ở nhiệt độ 30oC, chỉ sau 3 ngày ấu trùng gây nhiễm đã được hình thành trong trứng. Ký chủ nuốt phải trứng đã có ấu trùng gây nhiễm, trong ruột non ấu trùng trưởng thành sau 3 – 4 tuần.

Chó ta nhiễm giun đũa cao (29%), chó con bị nhiễm nặng hơn (chó con từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi mắc 52%).

Chó càng lớn tuổi, tỷ lệ nhiễm càng ít hơn, chó trên 1 năm tuổi chỉ nhiễm 12%. Chó nhập nội có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn chó nội.

Triệu chứng bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh giun đũa chó mèo gây tác hại chủ yếu ở chó từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi. Trong quá trình di hành của ấu trùng gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan, sự xâm nhập của các vi sinh vật gây viêm các phủ tạng.

Con vật gầy còm, lông xơ xác, kém ăn, suy nhược, thiếu máu. Bụng phình to, căng tròn, ruột bị co thắt áp sát vào thành bụng, đẩy thành bụng gồ lên, ấn tay vào đó có cảm giác cứng chặt.

Những biểu hiện: nôn, tiêu chảy, rên rỉ do đau bụng, có khi nôn ra giun, phân thải ra màu xám trắng, thối khắm, đôi khi lẫn cả giun. Độc tố giun đũa có thể tác động đến thần kinh trung ương gây run rẩy, trầm cảm, co giật nhẹ.

Khi bội nhiễm giun đũa gây ra tắc ruột, thủng ruột, tắc ống dẫn mật, thậm chí có thể làm chết vật nuôi. Khi mổ khám thấy ruột non viêm cata và loét.

Chó trưởng thành ít bị mắc giun đũa hơn, khi bị nhiễm giun đũa không biểu hiện rõ nét, chỉ gầy còm, lông xơ xác, đôi khi nôn khan, nhưng chó mang và reo rắc mầm bệnh.

Chẩn đoán giun Toxocara

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó mèo căn cứ và lứa tuổi động vật mắc bệnh, triệu chứng, tìm giun trưởng thành trong phân, xét nghiệm phân tìm trứng bằng phương pháp Fulleborn hoặc Darling.

Biện pháp phòng bệnh

Không thả rông chó, nếu thả chó phải đeo rọ mõm tránh cho ăn bậy.

Định kỳ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Thu dọn phân – rác thường xuyên, xử lý theo yêu cầu vệ sinh thú y để diệt mầm bệnh.

Định kỳ kiểm tra phân chó nhằm phát hiện những cá thể mắc bệnh. Cách ly và điều trị triệt để chó mắc bệnh.

Định kỳ tẩy giun cho chó, nhất là những chó mẹ để phòng lây nhiễm cho chó con.

Cách điều trị bệnh giun đũa chó mèo

Piperazin: 0.25g/kg thể trọng, trộn thuốc vào sữa, cháo cho ăn hoặc hòa nước cho uống. Chó nhỏ hòa thuốc với nước cháo cho vào bình bú, hay cho vào bơm tiêm nhựa bơm vào miệng từng con.

Han – lopatol 1 viên/5kg thể trọng cho uống 1 lần.

Hanmectin 0.1 – 0.2ml/1kg thể trọng tiêm dưới da 1 lần.

Menbenvet 80-100mg/kg thể trọng, chia ra 2 phần, uống trong 2 ngày, 1 ngày uống 1 lần.

Levamisol 15 – 20mg/kg thể trọng uống 1 lần.

Tetramison 10mg/kg thể trọng, cho uống. Nếu tiêm sử dụng liều 7.5mg/kg thể trọng. Cho chó, mèo uống 1 lần sau khi ăn, lưu ý: chó mèo đang có thai ở giai đoạn cuối không được dùng thuốc này, vì thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm và cơ trơn.

Trong khi tẩy giun nên kết hợp dùng thuốc bổ trợ: vitamin C, vitamin B1, B-complex, truyền dung dịch nước muối sinh lý và glucose 5%.

Bệnh giun đũa chó mèo có lây không?

Bệnh giun đũa chó mèo có lây không? Bệnh giun đũa chó có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là các câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, chó mèo là “thú cưng” tiếp xúc với con người nhiều nhất.

Trên thực tế cho thấy, bệnh giun đũa chó mèo có lây sang người, đặc biệt là trẻ em – đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do đùa nghịch với đất cát có chữa trứng giun trong phân chó.

Khi giun đũa chó mèo đi vào cơ thể con người, chúng sẽ cư trú trong đó khoảng vài tháng cho đến vài năm gây tổn thương cơ quan nội tạng. Người bị nhiễm bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, da tái lại, điều trị không dứt hẳn kèm theo một số triệu chứng như: gan to, sốt cao, đau ngực, đau bụng, khó tiêu, đi ngoài ra giun, giảm thị lực. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài tháng, vài năm.

Bệnh giun đũa chó có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào số lượng ấu trùng bên trong gan, phổi, hệ thần kinh trung ương và mắt là bao nhiêu. Trong đó, bộ phận nội tạng và mắt dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Do đó, để phòng ngừa và tiêu diệt giun đũa, chúng ta cần phải tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, ăn chín uống sôi, giữ cho trẻ nhỏ chơi ở những nơi sạch sẽ.

Bệnh Giun Đũa Chó, Mèo Và Những Điều Cần Biết

1. BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO LÀ GÌ?Bệnh do ký sinh trùng giun đũa chó, mèo, tên khoa học là Toxocara sp, là một loại bệnh động vật ký sinh (zoonosis), tức là bệnh từ thú có xương sống lây truyền sang người.Các bệnh do giun Toxocara canis (ở chó) hoặc Toxocara cati (ở mèo) đều có chung những đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị giống nhau nên thường được gọi chung là “Bệnh giun đũa chó, mèo hoặc Toxocara sp”.

Ngày nay do điều kiện sống cũng như sinh hoạt trong xã hội có rất nhiều gia đình nuôi chó, mèo nên việc tiếp xúc thường xuyên với những động vật nuôi trong nhà này dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Tuy nhiên do thói quen sinh hoạt của chó nên khả năng nhiễm Toxocara canis (từ chó) cao hơn Toxocara cati (từ mèo).

Vì bệnh do Toxocara sp gây nên là bệnh có vật chủ chính để ký sinh là động vật có xương sống mà thường là chó, mèo, nên khi Toxocara sp lạc vật chủ sang người chúng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Chính vì không có giun trưởng thành nên việc tìm trứng giun để chẩn đoán bệnh này ở người là điều không thể mà phải dựa vào xét nghiệm máu chẩn đoán. Việc gây bệnh của ký sinh trùng này ở người lại xảy ra ở mọi cơ quan nơi chúng di chuyển đến và ký sinh tại đó như da, cơ, gan, thận, mắt, não .. vv … và có thể gây những tổn thương với những triệu chứng đa dạng và hậu quả khác nhau.

2. CÁCH LÂY NHIỄM VÀ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI BỊ BỆNH!

Mặc dù cơ thể người chỉ là ký chủ ngẫu nhiên của Toxocara sp nhưng việc lây nhiễm cũng giống như ở vật ký chủ chính là do nuốt phải trứng có phôi của Toxocara sp, sau đó ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng rồi xâm nhập qua thành ruột theo đường máu chu du khắp cơ thể người như gan, thận, phổi ..vv.. và gây bệnh cho con người tại những nơi chúng đến.

Các triệu chứng của bệnh gây ra bởi Toxocara sp tùy thuộc rất nhiều yếu tố như: số lượng ấu trùng nuốt vào cơ thể, thời gian bị nhiễm, nơi định vị cư trú của ký sinh trùng cũng như tùy thuộc vào phản ứng miễn dịch với ký sinh trùng của những ký chủ khác nhau cùng nhiều yếu tố khác.

Tuy nhiên nếu Toxocara sp gây bệnh ở nội tạng sẽ có một số triệu chứng sau:

– Bệnh nội tạng, gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi nhiều hơn ở người lớn với một hoặc những dấu hiệu: khởi phát từ từ, sốt nhẹ thoáng qua, ăn ít, gầy yếu, tiêu chảy, buồn nôn, đau người, mệt mỏi, khó thở nhẹ hoặc ho có đàm chúng tôi Các dấu hiệu trên có thể tự hết sau nhiều tuần (khi ấu trùng chết).

– Bệnh ở người lớn đôi khi không có triệu chứng hoặc có các dấu hiệu mờ nhạt như: sốt nhẹ, mệt mỏi, mẩn ngứa, khó thở dạngsuyễn và viêm phổi, giảm thị lực 1 mắt, hoặc các biểu hiện bệnh đau ở vùng gan với có thể gan, lách to, nổi hạch hoặc ở bất cứ cơ quan nào bị xâm nhiễm.

– Ngoài ra bệnh còn có thể biểu hiện ở khớp, cơ, da, tim hoặc tổn thương thần kinh trung ương do ấu trùng xâm nhiễm vào não gây viêm màng não có thể có cơn động kinh hoặc với các triệu chứng kèm theo đặc trưng của cơ quan bị bệnh khác.

3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT BỊ NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO?

Bệnh giun đũa chó, mèo hiện nay được coi là bệnh khá phổ biến do các yếu tố dịch tễ và các triệu chứng đã được mô tả ở phần trên, việc phát hiện bệnh là phải đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện để xét nghiệm chẩn đoán. Khi có các triệu chứng gợi ý cần đến khám, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa.

Trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, khoa học như hiện nay của Việt Nam cũng như trên thế giới thì việc chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng nói chung và giun, sán nói riêng không còn là vấn đề khó khăn. Tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh có thể làm được điều đó, tuy nhiên hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực ký sinh trùng phải kể đến các Viện: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương (đóng tại thủ đô Hà Nội), Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (đóng tại thành phố Quy Nhơn) và Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh (phụ trách 20 tình thành khu vực Nam Bộ – Lâm Đồng, đóng tại TP Hồ Chí Minh).

Bệnh Giun Đũa Chó Mèo Và Những Dấu Hiệu Nhận Biết

  Tác giả: Bác sĩ. Lê Thị Hương Giang 

  Tham vấn y khoa: Bác sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh   

Là loại giun tròn ký sinh trong ruột non của chó (Toxocara canis), mèo (Toxocara cati) Toxocara canis gặp ở 80% chó vùng nhiệt đới và 17-20% chó ở vùng ôn đới. Giun trưởng thành sống trong ruột non của chó con dưới 3-6 tháng tuổi; khi chó lớn, do cơ chế miễn dịch, giun trong ruột sẽ bị đẩy ra ngoài. Mỗi ngày giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng giun có thể tồn tại nhiều tháng ở môi trường ngoại cảnh.

Ai có nguy cơ nhiễm bệnh giun đũa chó mèo?

Người nhiễm trứng thường là trẻ em và người lớn tiếp xúc với đất nhiễm ấu trùng giun đũa chó, người ăn rau sống, thịt tái sống, trẻ em ngậm mút ngón tay nhiễm ấu trùng, ở những người thường tiếp xúc với chó, mèo. Là nhưng đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh giun đũa chó

Dịch tễ học bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo

Bệnh có ở khắp nơi, người lớn và trẻ nhỏ đều có thể nhiễm bệnh. Những người thường thường nuôi chó, mèo bị nhiễm cao hơn người không nuôi chó mèo… 

Bệnh giun đũa chó mèo gây bệnh chàm tribenhgiunsan.com.vn

Ở người lớn thường ít có biểu hiện triệu chứng, thỉnh thoảng sốt nhẹ, mệt, nổi mẫn đỏ, ngứa, khó thở dạng suyễn, thể lực, thị lực giảm, hay quên, làm việc mất tập trung, số ít có biểu hiện châm chích, nhột nhột dưới da.

Bệnh giun đũa chó mèo nguy hiểm không?

Bệnh giun đũa chó mèo hay còn gọi là bệnh sán chó, thường ít gây biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên có nhiều trường hợp ghi nhận bệnh nhân có ngứa da dị ứng, tổn thương mắt, tổn thương nội tạng và não.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giun đũa chó mèo?

Triệu chứng định hướng

– Người mệt mỏi hay quên, ngứa da dị ứng, khám và trị da liễu bớt ngứa, hết thuốc ngứa lại.

- Bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng trên 7%

– Globulines nâng cao hơn bình thường 10 – 15 lần, nhất là IgE và IgG.

– Ở trẻ em, bệnh diễn biến từ từ,  đôi khi có sốt nhẹ, đau bụng thoáng qua, biếng ăn, gầy yếu, đi tả, buồn nôn, ói mửa, đau cơ và khớp, ho khạc ra đàm, khó thở dạng suyễn, thâm nhiễm phổi, da nổi dát đỏ hoặc mề đay, hồng ban đa dạng, phù Quinck; gan to, cứng, bề mặt nhẵn, không đau, đôi khi lách to.

Bệnh giun đũa chó mèo có thể di chuyển đến mắt tribenhgiunsan.com.vn

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

– Xét nghiệm máu bằng kỹ thuật ELISA tại phòng khám chuyên khoa với kết quả chuẩn xác cao

– Ấu trùng làm tổ trong gan khi sinh thiết gan có thể thấy ấu trùng giun đũa chó mèo trong nhu mô gan giũa một vùng gan hoại tử, sung quanh là các tế bào giả thượng bì, tế bào khổng lồ.

Điều trị bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

Bệnh giun đũa chó mèo nên được khám và trị bệnh tại phòng khám chuyên khoa, vì tại phòng khám chuyên khoa có các bác sĩ chuyên ngành và máy móc phương tiện xét nghiệm chẩn đoán cần thiết để tìm ra bệnh và trị bệnh đúng thuốc đúng liều lượng.

Thời gian trị dứt bệnh giun đũa chó mèo 1 đến 3 tháng, mỗi tháng một liệu trình từ 7 đến 15 ngày. Bệnh nhân thường được khám lại sau một tháng để kiểm tra lại và điều chỉnh thuốc giúp, không nên để trên 6 tháng mới khám lại vì giun đũa chó có thể lờn thuốc và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Các thuốc thường được sử dụng là

– Thiabendazole (Mintezol) 50mg/kg/ngày

– Albendazole (Zentel) 2 viên 200mg/ngày Corticoides hay thuốc kháng histamine nên sử dụng vào buổi chiều cho những trường hợp có dấu hiệu khó thở , viêm nặng… 

Phòng bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

– Tẩy giun định kỳ cho chó 6 tháng 1 lần

– Ăn chín uống sôi, rửa rau sạch dưới vòi nước, không ăn thịt tái sống

- Hạn chế cho trẻ chơi chơi với chó, nhất là chó con; rửa tay sạch sẽ cho trẻ khi chơi với chó, khi tay dính đất cát.

– Không nên thả rông chó mèo, phân chó cần đựng trong bịch bịt kín và thả vô thùng rác.

Tags: Bệnh sán chó, Triệu chứng sán chó, Xét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

Những Điều Cần Biết Về Tẩy Sổ (Xổ) Giun Cho Mèo

Tẩy giun cho mèo hay còn gọi là xổ lãi cho mèo là việc làm rất cần thiết và cần được thực hiện định kỳ. Nhằm củng cố cho sức khỏe thú cưng của bạn được khỏe mạnh. Đặc biệt, đối với những bé mèo con, mèo mẹ người nuôi cần phải quan tâm hơn việc xổ giun/sổ giun định kì cho mấy bé.

Điều tiên quyết trong danh sách những việc cần làm chính là tẩy giun/sổ giun cho mèo từ khi còn sơ sinh hoặc khi nhỏ. Dù ở bất kì độ tuổi, kích cỡ hay giới tính nào của mèo. Vì những bé mèo có thể sẽ bị nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau nên sổ giun/ xổ giun cho mèo rất quan trọng. Không chỉ gây nguy hiểm cho chó mèo mà còn có những nguy cơ lây nhiễm sang người và thú nuôi khác.

Bên cạnh đó, thuốc tẩy giun (xổ giun) còn có các tác dụng phụ, hay hệ lụy từ việc sổ giun hoặc không xổ giun cho mèo đúng cách. Thuốc xổ giun còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy bé như thế nào, thì không phải chủ nuôi nào cũng nắm rõ. Vì vậy, ngoài việc tẩy giun/ xổ giun cho mèo bạn cần phải đưa thú cưng của mình đi xét nghiệm và kiểm soát giun thường xuyên. Cùng với đó là thời điểm nên tẩy giun/ xổ giun cũng không kém phần quan trọng so với cách tẩy giun.

Tẩy giun/sổ giun cho chó mèo Tẩy giun/ xổ giun cho chó mèo là gì?

Quá trình nhiễm giun tùy thuộc vào từng loại giun khác nhau. Nhưng thường mèo bị giun sán khi tiếp xúc với trứng hoặc nhiễm giun thông qua phân.

Nếu không biết về các loại giun bạn có thể tham khảo các ý kiến bác sĩ thú y về vấn đề này. Có 5 loại giun cơ bản thường gặp ở chó mèo bạn nên biết để tìm ra những phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Giun chỉ, giun đũa, sán dây, giun tròn và giun móc.

Vì sao chủ vật nuôi nên tẩy giun/ sổ giun cho mèo?

Sau khi nắm các thông tin cơ bản về các loại giun thường gặp ở mèo, bạn sẽ dễ dàng hiểu được thông tin quan trọng và cách xổ giun cho mèo con.

Giun sán có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng bên trong của mèo. Có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp, nôn mửa, ăn không ngon, sụt cân, suy nhược. Cuối cùng là có thể gây tử vong cho bé mèo cưng của bạn.

Làm thế nào để tẩy giun/sổ giun cho mèo?

Những con mèo con nên được tẩy giun/ xổ giun 2 tuần 1 lần cho đến khi mèo được 3 tháng tuổi. Sau đó, mỗi tháng bạn chỉ cần tẩy giun/ xổ giun cho mèo 1 lần cho đến khi mèo con được 6 tháng tuổi.

Bạn không nên tự chuẩn đoán hay tẩy giun tại nhà cho bé mèo cưng của mình. Vì tự sổ giun/ xổ giun cho mèo ở nhà rất nguy hiểm cho các bé mèo. Hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để thăm khám và chọn phương pháp sổ giun/ xổ giun thích hợp nhất. Điều này còn phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mèo khi sổ giun.

Sử dụng thuốc kê đơn để xổ giun/ sổ giun cho mèo

Bạn có thể lấy thuốc xổ giun cho mèo con từ bác sĩ thú y của mình. Không nên cho mèo dùng thuốc tẩy giun không kê đơn khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Thuốc sổ giun có nhiều hình thức khác nhau như viên nén, viên nang, cốm, viên nhai hay thuốc sổ giun dạng nước hoặc thoa tại chỗ. Mèo có thể được cho dùng thuốc sổ giun bằng một trong những loại trên.

Nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ thú y về cách dùng thuốc xổ giun/ tẩy giun cho mèo con và tần xuất cho mèo dùng thuốc sổ giun.

Nên tuân thủ theo toàn bộ quá trình tẩy giun đã được bác sĩ thú y chỉ định cho mèo cưng.

Dù là thuốc sổ giun/tẩy giun dưới hình thức nào bạn cũng nên cho mèo sử dụng cho đến khi hết đợt điều trị giun sán.

Đề phòng tác dụng phụ của thuốc sổ giun cho mèo

Thuốc điều trị giun sán có xu hướng gây độc cho các ký sinh trùng hơn là cho mèo. Đây là lí do bạn cần sự trợ giúp từ các bác sĩ để cho mèo dùng thuốc tẩy giun đúng. Thuốc tẩy giun/sổ giun có một số tác dụng phụ như nôn mửa và tiêu chảy. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc sổ giun để đảm bảo vật nuôi phản ứng phù hợp với thuốc.

Điều trị giun đũa và giun móc

Một số thuốc sổ giun điều trị giun đũa và giun móc phổ biến nhất ở mèo trưởng thành như: Oxime Milbemycin, Pyrantel Pamoate và Selamectin.

Pyrantel Pamoate và Oxime Milbemycin là thuốc dạng uống, còn Selamectin là thuốc thoa ngoài da của mèo. Tại nước Mỹ, Pyrantel Pamoate là thuốc không kê đơn và có sẵn. Trong khi Selamectin và Milbemycin Oxime là thuốc được bác sĩ thú y kê đơn cho mèo khi cần tẩy giun.

Selamectin không thích hợp sử dụng cho những con mèo dưới 8 tuần tuổi trong việc sổ giun/ tẩy giun. Do đó, mèo con chỉ nên được dùng thuốc tẩy giun/ sổ giun đường uống.

Điều trị sán dây bằng thuốc tẩy giun

Sán dây thường được điều trị bằng hai loại thuốc là Praziquantel và Epsiprantel. Cả hai loại này đều là thuốc sổ giun dạng uống. Thuốc Epsiprantel cần được kê đơn và thuốc Praziquantel là thuốc không kê đơn có sẵn.

Đưa mèo đi tái khám sau khi xổ giun/ tẩy giun cho mèo

Để đảm bảo thuốc sổ giun lãi phát huy hiệu quả bác sĩ thú y cần phải xét nghiệm phân của mèo. Vì vậy, bạn cần đảm bảo tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y và đưa mèo đi tái khám theo đúng hẹn. Tẩy giun giúp mèo có một sức khỏe tốt, luôn vui vẻ và khỏe mạnh. Hiện tại, có nhiều phòng khám thú y nhận tẩy giun (xổ giun) cho mèo với nhiều mức giá khác nhau.

Lưu ý cách cho mèo uống thuốc xổ giun/ tẩy giun

Để mèo uống thuốc xổ lãi một cách dễ dàng và đảm bảo an toàn. Bạn có thể áp dụng 3 cách phổ biến sau:

Cách 1: Chuẩn bị thuốc sổ giun cho mèo. Giữ cho mèo bình tĩnh. Bọc mèo lại trong chiếc chăn nhỏ, áo gối hoặc khăn và chỉ chừa đầu mèo lại. Giữ mèo an toàn. Giữ đầu mèo đúng cách. Ngửa đầu mèo về phía sau. Đưa thuốc vào họng mèo. Giúp mèo nuốt thuốc vào bụng. Đảm bảo thuốc đã được nuốt hết. Cuối cùng là khen ngợi mèo sau khi cho uống thuốc sổ giun thành công.

Cách 2: Tán thuốc tẩy giun/ sổ giun nhuyễn và trộn lẫn vào trong thức ăn cho mèo ăn.

Cách 3: Tán nhuyễn thuốc xổ giun/ xổ lãi rồi đem hòa tan với nước. Dùng ống tiêm (đã bỏ mũi kim) bơm thuốc vào cổ mèo cho uống.

Làm thế nào để ngăn ngừa giun cho mèo?

Để ngăn chặn vấn đề nhiễm giun ở mèo là điều rất quan trọng. Không chỉ đối với mèo con mà còn ở mèo trưởng thành. Giun sán có thể là nguyên nhân gây tử vong cho bất kỳ con mèo ở mọi độ tuổi.

Để ngăn ngừa giun cho mèo bạn cần bảo vệ mèo trong vùng an toàn. Hạn chế tối đa việc mèo tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, phân hay các nguy cơ nhiễm ve, bọ chét.

Bảo vệ mèo trong vùng an toàn để ngăn ngừa nhiễm giun. Hạn chế tối đa việc mèo con tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, phân hoặc các nguy cơ nhiễm ve, bọ chét.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa của bạn luôn sạch sẽ.

Hãy cho mèo sử dụng thức ăn sạch, an toàn và khỏe mạnh.

Thường xuyên cho mèo cưng của bạn dùng thuốc ngừa ký sinh trùng

Để biết thêm chi tiết về sổ giun/ tẩy giun bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. Một số loại thuốc xổ giun như Selamectin có tác dụng trong đề phòng nhiều loại bọ chét. Hay giun đũa, giun chỉ, giun móc và các ký sinh trùng khác.

Cân nhắc việc nhốt mèo trong nhà

Nhằm tránh trường hợp những con mèo bị nhiễm giun, bọ chét hoặc các loài gặm nhấm mang giun. Bạn cần phải nhốt mèo trong nhà để giảm nguy cơ bị nhiễm giun. Nhiều chủ nhân không nỡ nhốt mèo trong nhà vì muốn chúng được tự do dưới bầu không khí trong lành. Vì thế, bạn cần cân nhắc cái lợi và hại để đưa ra quyết định đúng đắn cho bé mèo nhà mình nhé!

Đuổi bọ chét ra khỏi nhà và sân vườn

Nói chung, khi nhốt mèo trong nhà bạn không cần phải lo lắng về không gian ngoài trời. Những con mèo có thể giết chết bọ chét một cách điệu nghệ. Đặc biệt, nếu mèo không ở trong khu vực chứa quá nhiều bọ chét. Vì vậy, bạn nên xử lý khu vực mà mèo cưng của bạn thường hay lui tới.

Nhà: Để chống bọ chét tối ưu nhất là bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ. Giặt sạch gối, chăn mà mèo yêu thích hay những vật dụng mèo thường xuyên nằm lên. Loại trừ sạch sẽ bọ chét, trứng, các ấu trùng bọ chét hoặc bọ chét non. Tương tự như vậy, bạn nên hút bụi thảm để triệt tiêu bọ chét. Nếu bọ chét xuất hiện quá nhiều, bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc phun. Trong quá trình phun thuốc diệt bọ chét, tất cả mọi người và động vật trong nhà cần tránh đi chỗ khác. Sau đó, lau sạch toàn bộ nhà cửa và hút bụi thêm một lần nữa để loại bỏ xác và trứng bọ chét. Cũng như loại bỏ các độc tố còn sót lại từ thuốc phun.

Sân nhà: Kiểm soát bọ chét ngoài trời thường rất khó khăn. Bạn nên bắt đầu bằng cách dọn các mảnh vụn hữu cơ như mẩu cỏ, rơm và lá. Những con bọ chét thích cư trú ở vùng tối, ẩm và râm mát. Bạn nên lựa mua loại thuốc phun bọ chét an toàn với môi trường.

Dọn sạch hộp cát vệ sinh cho mèo thường xuyên

Bạn nên dọn phân trong hộp cát thường xuyên để ngăn ngừa giun sán lây lan. Khi dọn phân nhớ mang găng tay nhựa dùng một lần và khẩu trang. Nhằm giúp bạn không hít phải bụi phân của mèo. Cho toàn bộ rác thải của mèo vào túi rác để đem bỏ. Nếu kĩ bạn dùng khăn giấy và xịt kháng khuẩn tự nhiên để lau sạch bên trong hộp cát. Thậm chí, bạn có thể mang hộp cát vệ sinh rửa kỹ bằng nước xà phòng. Sau đó, thay cát mới và sạch cho bé mèo của mình.

Một số nguyên nhân có thể khiến mèo bị giun

Khi còn nhỏ mèo rất dễ bị tổn thương khi bị tác động lên chúng.

Bọ chét, muối,… là một trong những nguyên nhân chính gây ra giun ở mèo con và mèo ở mọi lứa tuổi.

Hay các ký sinh bên ngoài và khay vệ sinh cho mèo bị bẩn cũng chính là nguyên nhân khiến mèo bị giun.

Cách để chuẩn đoán một bé mèo bị mắc giun sán Kiểm tra phân mèo

Dấu hiệu thường gặp nhất khi mèo bị nhiễm giun chính là thấy giun tận mắt. Bạn có thể quan sát kĩ phân mèo bằng mắt thường để phát hiện ra giun. Các đoạn của sán dây thường bị đứt lìa và thải ra ngoài theo phân mèo. Đoạn sán dây trông giống như những hạt gạo nhỏ. Thậm chí, chúng ta có thể quan sát thấy chúng di chuyển như những con giun nhỏ trong phân tươi.

Quan sát kĩ dấu hiệu tiêu chảy ở mèo. Một số bệnh có thể gây tiêu chảy cho mèo cưng của bạn. Tuy nhiên, các loại giun đường ruột như giun móc, giun đũa hay sán dây có thể gây phân lỏng ở mèo. Một số trường hợp khác, mèo có thể bị xuất huyết kết tràng và kích thích đường ruột của mèo. Khi phát hiện giun bạn nên thu thập vào một cái túi và mang đi xét nghiệm ở phòng khám thú y.

Quan sát dấu hiệu nôn

Giun đũa có thể gây ra triệu chứng nôn mửa ở mèo. Thậm chí, nếu bị nặng mèo có thể nôn ra những con giun lớn giống như sợ mì ống. Triệu chứng tiềm ẩn khi mèo mắc giun chỉ chính là nôn. Cũng giống như phân mèo, bạn nên cố gắng thu gom bã nôn của mèo vào túi nhỏ. Các bác sĩ thú y có thể xét nghiệm bã nôn của mèo để chuẩn đoán giun sán và các bệnh khác. Lưu ý nôn không phải dấu hiệu riêng của nhiễm giun sán và còn là triệu chứng của nhiều bệnh khác nữa.

Theo dõi cân nặng của mèo

Những con mèo khi bị nhiễm giun sán đường ruột hoặc giun chỉ có thể bị sút cân. Cân nặng của một con mèo có thể thay đổi rõ ràng hoặc không rõ. Chúng còn tùy thuộc vào số kích thước cũng như số lượng giun. Trường hợp khác, mèo có thể mắc chứng phình dạ dày hay “bụng phệ”. Nếu bụng mèo tròn to ra thì mèo có nguy cơ bị giun đũa.

Kiểm tra nướu răng của mèo

Nướu của mèo lúc khỏe mạnh bình thường có màu hồng. Khi mèo chứa nhiều ký sinh trùng như giun có thể gây thiếu máu hoặc sốc cực độ. Lúc này, nướu răng của mèo sẽ bị nhợt nhạt. Nếu thấy nướu của mèo nhợt nhạt bạn nên mang bé đến bác sĩ thú y để thăm khám. Bạn nên đưa bé đến phòng khám thú y ngay nếu thấy mèo có biểu hiện khó thở hoặc lờ đờ.

Tìm hiểu về các loại giun mèo có thể mắc phải

Bạn nên tìm hiểu về những loại giun mà mèo có thể mắc phải. Trước khi tiến hành tẩy giun/ sổ giun bạn nên biết mèo mắc loại giun nào. Bác sĩ thú y có thể xác định loại giun mà mèo cưng của bạn bị nhiễm và kê đơn thuốc cùng phương pháp tẩy giun/sổ giun. Không cần phải hiểu quá kĩ về giun nhưng bạn cần phải biết những loại giun mà mèo hay mắc phải như:

Giun chỉ

Giun chỉ là loại giun thường gặp ở mèo. Những bé mèo có thể sẽ bị ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tim mạch và có thể dẫn đến suy tim.

Giun đũa

Giun đũa là loại ký sinh phổ biến nhất ở mèo. Bạn có thể nhìn thấy giun đũa trong phân của những bé mèo trưởng thành. Trong khi đó những con mèo con thường mắc phải giun từ sữa mẹ.

Sán dây

Sán dây thường gặp phổ biến ở mèo và có thể nhìn thấy trên lông của mèo con. Đặc biệt, dễ thấy nhất là ở quanh khu vực hậu môn của mèo. Nguyên nhân chính của việc này là do bọ chét gây ra.

Giun tròn

Mặc dù, giun tròn khá hiếm, nhưng chúng thường sống ký sinh trong phổi mèo rất nguy hiểm. Nguyên nhân mèo bị giun tròn thường do mèo tiếp xúc với các động vật bị nhiễm bệnh như chuột hay chim. Hay ăn phải phân có trứng của giun tròn. Giun tròn chiếm từ 25 đến 75 % số ca nhiễm giun trong số 80 triệu con mèo sống ở Mỹ. Giun tròn phát triển tốt dài từ ba đến năm inch.

Giun móc

Giun móc thường gặp ở chó nhiều, tuy nhiên không phải mèo không bị ảnh hưởng. Khi ăn phải những con vật mắc bệnh ruột non của mèo sẽ bị giun móc tấn công.

Đưa mèo đi khám thú y

Đưa mèo đi khám thú y ngay sau khi phát hiện ra những dấu hiệu mèo có giun. Bạn không nên tự tẩy giun/xổ giun cho mèo khi không có sự trợ giúp của các bác sĩ thú y. Mỗi loại giun sẽ có phương pháp điều trị riêng. Thế nên, bạn cần biết chính xác mèo cưng của mình bị nhiễm loại giun nào trước khi tiến hành tẩy giun/ sổ giun. Bác sĩ thú y có thể phân tích mẫu phân và chẩn đoán giun cho mèo một cách chính xác.

Tẩy giun/ sổ giun cho mèo không phải một lần là xong. Thường các bé mèo cần được dùng thuốc tẩy giun sau 2 tuần hoặc là 1 tháng.

Hiện nay, có nhiều trang mạng chỉ cách tẩy giun cho mèo tại nhà bằng các “liệu pháp tự nhiên” như thảo mộc hay gia vị. Bạn không nên tin vào những thông tin này mà nên đưa mèo đến các phòng khám thú y để được thăm khám và tẩy giun.

Dù mèo có bị nhiễm giun hay không thì bạn vẫn nên tẩy giun cho mèo con mới sinh hoặc mới nuôi.

Tẩy giun/ sổ giun cho mèo bao lâu 1 lần hay mấy tháng 1 lần? Lịch xổ giun cho mèo con Lịch xổ giun/sổ giun cho mèo

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mèo mà lịch tẩy giun cho mèo sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Khi nào thì nên tẩy giun/ sổ giun cho mèo?

Xổ giun cho mèo con trong giai đoạn từ 3 – 8 tuần tuổi: Bạn cần thực hiện xổ giun cho mèo 2 tuần/lần. Mèo được 3 tuần tuổi: Xổ giun lần thứ 1. Và sổ giun cho mèo lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.

Khi mèo trong giai đoạn từ 2 – 6 tháng tuổi: Bạn cần xổ giun 1 tháng/lần cho mèo. Tức là sau lần xổ giun lúc mèo được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau bạn thực hiện xổ giun lần thứ 4 cho mèo. Lặp lại hằng tháng cho đến khi đủ 6 tháng tuổi.

Khi mèo trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi: Cứ khoảng 2 – 3 tháng xổ giun cho mèo 1 lần. Như vậy, từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi mèo được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng xổ giun.

Khi mèo cưng đạt từ 1 tuổi trở lên: Cách 6 tháng xổ giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.

Lưu ý trước khi tẩy giun sán/ sổ giun cho mèo Trước khi tiến hành tẩy giun/xổ giun cho chó mèo nên cho nhịn ăn nửa buổi

Nhiều người hay thắc mắc nên tẩy giun/ sổ giun cho mèo trước hay sau khi ăn? Lời khuyên từ các bác sĩ thú y là nên cho chó mèo nhịn ăn nữa buổi. Làm như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của chúng. Vào buổi tối thì bạn nên giảm bớt phân nửa khẩu phần ăn cho chó mèo. Đến sáng hôm sau, sau khi ngủ dậy chó mèo cũng đủ qua một thời gian dài rồi. Vào lúc này bạn cho chó mèo uống thuốc sổ giun là hợp lý nhất cho mèo con.

Lưu ý: Cần cho chó mèo uống sổ giun với lượng thuốc vừa đủ theo đúng hướng dẫn sử dụng. Nếu cho uống thuốc tẩy giun quá liều, sẽ dẫn đến tình trạng chó mèo bị sốc thuốc. Chúng sẽ cảm thấy lừ đừ mệt mỏi, bỏ ăn và có thể dẫn đến bệnh.

Trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn của chó mèo sau khi tẩy giun/sổ giun

Đối với những con chó mèo có đường tiêu hóa không tốt, bạn có thể trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn sau khi đã sổ giun. Mới sổ giun cho mèo bạn không nên cho chó mèo ăn nhiều, chỉ cho ăn một ít thôi (1/2 khẩu phần ăn). Qua hôm sau thì cho ăn uống bình thường lại.

Một số thuốc tẩy giun/sổ lãi tốt cho mèo bạn có thể sử dụng. Thuốc tẩy giun/sổ giun cho mèo có giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường lưu hành rất nhiều loại thuốc tẩy giun cho những con mèo, con chó. Một loại được điều chế theo dạng đặc trị một loại giun nào đó. Loại có thể xổ giun chung được tất cả các loại giun sán. Cùng Dogily điểm qua top các loại thuốc tẩy giun nào tốt cho mèo nổi bật sau:

Thuốc sổ giun/ tẩy giun cho chó mèo Virbac Exotral

Dạng viên, vỉ 6 viên nén. Dễ uống và an toàn với tất cả các giống mèo. Thuốc tẩy giun dùng được với mèo đang mang thai cũng như những vật nuôi bệnh hay đang dưỡng bệnh.

Thuốc sổ giun/tẩy giun cho mèo Bio Rantel (Pyrantel Pamoate)

Vỉ 5 viên, tẩy sạch các loại giun sát ký sinh trong ruột chó, mèo. Lưu ý không phối hợp với bất kỳ loại thuốc tẩy giun/ sổ giun sán nào khác.

Thuốc tẩy giun Merantel-L cho chó mèo

Thuốc tẩy giun/sổ giun Merantel-L dành riêng cho mèo. Thuốc tẩy giun chứa những thành phần vượt trội sẽ giúp thú cưng nhà bạn loại bỏ hết những ký sinh không mời mà đến này.

Thuốc tẩy giun cho mèo Merantel-S

Được tổng hợp từ các thành phần đã được kiểm định và chọn lọc về chất lượng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về thú y thuốc tẩy giun/ sổ giun Merantel-S đảm bảo an toàn với thú cưng khi sử dụng.

Thuốc tẩy giun cho mèo Hanvet Sanpet

Vỉ 10 viên, tẩy sạch các loại sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinh ở chó, mèo và các động vật ăn thịt. Thuốc tẩy giun/sổ giun rất an toàn và thường dùng theo đơn của bác sĩ.

Thuốc xổ giun cho mèo Interceptor

Hộp 6 vỉ, vỉ 5 viên, giá siêu đắt. Chỉ được dùng đối với những con mèo từ 8 tuần tuổi trở lên. Thuốc sổ giun/ tẩy giun có hương vị thơm ngon như một món ăn hấp dẫn với mèo.

Thuốc xổ giun cho chó mèo Revolution

Thuốc xổ giun/ tẩy giun có thể tiêu diệt nhanh chóng bọ chét và ấu trùng trong vòng 30 ngày sử dụng. Ngăn ngừa hiệu quả các loại giun sán gây hại.

Thuốc tẩy giun cho mèo Drontal

Hộp thuốc tẩy giun Drontal chỉ có 2 viên. Chỉ định dùng cho những con mèo trên 8 tuần tuổi.

Mua thuốc tẩy giun/ sổ giun cho con mèo ở đâu? Tẩy giun/ xổ giun cho mèo bao nhiêu tiền? Nên đi tẩy giun/sổ giun cho mèo ở đâu?

Đây chính là câu hỏi thường gặp của các chủ nhân khi họ có nhu cầu xổ giun/ tẩy giun cho mèo. Bạn có thể liên hệ với phòng khám Dogily Vet bằng cách đến trực tiếp phòng khám ở Hà Nội, Tp Hcm. Với đội ngũ bác sĩ thú y lành nghề, có chuyên môn cao đặc biệt trong tẩy giun/ sổ giun cho chó mèo. Cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt niềm tin vào chất lượng dịch vụ tẩy giun/ sổ giun cho chó mèo của Dogily Vet.

Địa chỉ sổ giun/ tẩy giun cho mèo tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Dogily Vet Quận 10: 606/121 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, Tphcm.

Dogily Vet Quận 1: 59/7A Bis đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp hcm.

Dogily Vet Quận Phú Nhuận: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

Địa chỉ xổ giun/ tẩy giun cho mèo tại Hà Nội:

Dogily Vet Tây Hồ: 209 đường nước Phần Lan, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Dogily Vet Hoàng Mai: 262 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo:

Bệnh Giun Đũa Chó, Mèo (Toxocariasis)

Bệnh giun đũa chó, mèo (Toxocara canis, Toxocara cati)

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103, HVQY

1. Tác nhân gây bệnh

Ca bệnh giun đũa chó, mèo ở người được Wilder mô tả lần đầu năm 1950 khi phát hiện ấu trùng của giun tròn trong u hạt võng mạc (retinal granuloma). Sau đó Beaver và cs. (1952) lần đầu tiên dùng từ “ấu trùng di chuyển nội tạng” (visceral larva migrans) để báo cáo một loạt ca bệnh trẻ em có bạch cầu ái toan tăng cao trong máu đi kèm với bệnh nặng và kéo dài ở nhiều cơ quan, và khi làm sinh thiết phát hiện ấu trùng của Toxocara canis hay Toxocara cati. Trong nhiều năm bệnh giun đũa chó, mèo ở người được xem là bệnh ít gặp ở trẻ em, nhưng với những tiến bộ trong huyết thanh chẩn đoán những năm gần đây người ta thấy tỷ lệ người có phản ứng dương tính với kháng nguyên ngoại tiết của Toxocara sp. không phải là thấp, kể cả ở trẻ em lẫn người lớn và một số tác giả còn cho rằng đây là một bệnh giun sán phổ biến nhất ở các nước phát triển do thói quen nuôi chó mèo làm thú cưng.

Bệnh giun đũa chó, mèo ở người do một loài giun tròn Toxocara canis ở chó hay Toxocara cati ở mèo gây ra, thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Các giun này ký sinh ở trong ruột chó, mèo, giun đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1 – 2 tuần các trứng này sẽ hoá phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen nghịch đất cát là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo. Hiện nay nhiều gia đình nuôi chó cảnh hoặc chó Béc-giê, nên chúng tôi cũng đã khám và phát hiện giun đũa chó gây bệnh cho cả người lớn và các đại gia. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun được giải phóng, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.

2. Dịch tễ

  

Hình 1. Nang giun đũa chó mèo (Toxocara canis ) và chu kỳ của giun.

Về dịch tễ do đặc điểm chó, mèo là những động vật rất gần gũi với người, đặc biệt trẻ em, nên bệnh phân bố khắp thế giới và cả ở Việt Nam. Chưa xác định được tỉ lệ bệnh giun đũa chó, mèo ở Việt Nam, một phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và đẻ trứng trong ruột của người. Những năm gần đây đã có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu với kỹ thuật ELISA nhưng chỉ giới hạn ở một số địa điểm cụ thể và số mẫu chưa nhiều nên các số liệu khó nói lên tình hình nhiễm chung trong cả nước. Một điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6%. Tuy chưa có số liệu chính xác về tình hình nhiễm bệnh, nhưng cơ hội lây nhiễm trứng giun đũa chó, mèo vào người, đặc biệt ở trẻ em tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp do việc nuôi chó, mèo trong nhà là phổ biến. Một khảo sát tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trong 177 con chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa cho thấy qua mổ khám tỷ lệ chó nhiễm Toxocara canis chiếm từ 10% – 25% và qua xét nghiệm phân là từ 22,8% – 40%. Ngoài ra một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó, mèo chiếm đến 67,7%.

3. Thể bệnh lâm sàng

Triệu chứng khi nhiễm giun đũa chó, mèo: Ở chó hay mèo nhà, giun trưởng thành sống trong lòng ruột non. Ở người, mắc bệnh khi nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo đã hoá phôi. Nhưng các ấu trùng từ trứng nở ra sẽ không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành ở trong ruột mà chúng sẽ chu du trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm. Các ấu trùng này gây tổn thương tại những nơi mà chúng đến, gây nên bệnh giun đũa chó, mèo ở người.

Mức độ tổn thương của các cơ quan trong cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như nơi mà chúng xâm nhập: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo như sau:

– Thể ấu trùng di chuyển trong nội tạng, chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não.

– Thể ấu trùng di chuyển tới mắt, gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt, đôi khi bị lác mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà.

   

Hình 2. Ban dị ứng (hình trái). Giun ký sinh dưới da (hình phải).

  

Hình 3. Giun ký sinh trong mắt.

Ngoài hai thể lâm sàng chính nói trên, có thể gặp những thể khác:

– Thể “kín đáo”, được mô tả ở trẻ em với các đặc điểm: hiệu giá kháng thể Toxocara qua kỹ thuật ELISA tăng vừa phải (≥ 1/50), số lượng bạch cầu ái toan bình thường hay tăng nhẹ, đau bụng, nhức đầu, ho.

– Thể “thông thường”, được mô tả ở người lớn với các triệu chứng: mệt mỏi, ngứa, nổi ban, thở khó và đau bụng. Có lẽ thể “kín đáo” và thể “thông thường” chỉ là một, chỉ khác nhau ở đối tượng bị bệnh là trẻ em hay người lớn.

– Thể “thần kinh”, gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương (sa sút trí tuệ, viêm não-màng não, viêm tuỷ, viêm mạch máu não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác) hoặc ở thần kinh ngoại biên (viêm rễ thần kinh, gây tổn thương các dây thần kinh sọ hay thần kinh cơ-xương).

Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm Khám bệnh chuyên ngành Viện Sốt rét-KST-CT TP. Hồ Chí Minh trên 103 bệnh nhân có test ELISA Toxocara dương tính cho thấy các triệu chứng sau:

TT

Triệu chứng

Tần xuất

Tỉ lệ %

1

ELISA (+)

103

100

2

Ngứa

97

94,2

3

Mề đay

97

94,2

4

Đau đầu

76

73,8

5

Rối loạn tiêu hóa

34

33,0

6

Bạch cầu ái toan tăng

21

20,4

7

Ăn kém

15

5,0

8

Đau bụng

14

4,7

4. Chẩn đoán

– Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo gặp nhiều khó khăn vì:

+ Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo không đặc hiệu.

+ Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng,

+ Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Do đó để khẳng định thì phải làm Western-Blot là một kỹ thuật có tính đặc hiệu cao hơn.

+ Ngoài ra nhiều nơi sản xuất kit ELISA với những hiệu giá kháng thể hay mật độ quang (OD) khác nhau về ngưỡng dương tính, nên khó so sánh hay theo dõi diễn tiến bệnh.

+ Sự hiện diện của kháng thể kháng Toxocara cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.

+ Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có tăng nhưng với mức độ rất thay đổi.

(5) Nồng độ IgG và IgM tăng.

(6) Gan to.

Nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên trở lên thì là mắc bệnh giun đũa chó, mèo.

 - Chẩn đoán theo đề xuất của Pawlowski ZS. (2002) căn cứ vào các thông số sau:

                  (2) Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng trên từng thể bệnh;

                  (3) Kháng thể anti-Toxocara spp IgG dương tính;

                  (4) Bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên tăng;

                   (5) Nồng độIgE toàn phần tăng (bình thường IgE < 130 IU/mL).

5. Điều trị

Về điều trị nhìn chung albendazole được nhiều tác giả khuyến cáo sử dụng do tính an toàn, có sẵn và ít phản ứng bất lợi. Thời gian dùng albendazole cũng rất thay đổi tuỳ theo tác giả.

Các thuốc chống giun sán có thể sử dụng để điều trị hội chứng ấu trùng di chuyển phủ tạng (VLMs). Điều trị có thể dẫn đến các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng do ấu trùng chết và các thuốc chống viêm như corticosteroids chỉ định đồng thời. Điều trị bệnh lý ở mắt có thể gồm phẩu thuật, áp lạnh laser và các thuốc giảm tổn thương mắt thêm.

1. Albendazole (ALB), liều dùng 15mg/kg cũng cho thấy có hiệu quả trên ca nhiễm ấu trùng giun đũa chó/ mèo trong 2-3 tuần liên tiếp tùy thuộc thể bệnh.

2. Thiabendazole (TBZ) liều dùng 25mg/kg, uống 2 lần/ngày trong 2, 3, hoặc 5, 7, hoặc 21 ngày liên tiếp hay ngắt quãng (tùy thuộc vào thể bệnh ở da niêm mạc thông thường hay thể ở cơ quan nội tạng).

Đối với thể ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM) phải dùng corticoid (0,5-1 mg prednisone/kg/ngày) để chống hiện tượng viêm. Ngoài ra có thể dùng thiabendazole 25 mg/kg × 2 lần/ngày trong 5 ngày (liều tối đa trong ngày 3g), albendazole 800 mg, ngày 2 lần trong 6 ngày, hoặc mebendazole 100-200 mg, ngày 2 lần trong 5 ngày. Nếu võng mạc bị bong thì phải phẫu thuật để can thiệp.

6. Dự phòng

Phòng bệnh: dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm. Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và cho vào thùng rác. Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân. Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống. Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.

Bé trai thủng ruột do nhiễm giun tròn chó mèo không phát hiện kịp thời. https://news.zing.vn/be-trai-thung-ruot-do-nhiem-giun-tron-cho-meo-khong-phat-hien-kip-thoi-post866949.html

Video gắp giun đũa chó 14mm trong mắt bệnh nhân ở Nghệ An. http://soha.vn/kinh-hai-video-lay-con-giun-dai-14mm-ra-khoi-mat-nguoi-20230511174313359.htm

Nghệ An: Kinh hoàng phát hiện giun đũa chó kí sinh trong mắt người. https://baomoi.com/nghe-an-kinh-hoang-phat-hien-giun-dua-cho-ki-sinh-trong-mat-nguoi/c/19345761.epi

Ba người trong một gia đình mắc bệnh không ngờ từ giun đũa chó. http://giadinh.net.vn/song-khoe/3-nguoi-trong-mot-gia-dinh-mac-benh-khong-ngo-tu-giun-dua-cho-20230914183758698.htm

Đau đầu cả tháng do giun đũa chó mèo “chui” vào não. https://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-dau-ca-thang-do-giun-dua-cho-meo-chui-vao-nao-1376908317.htm

Người đàn ông bị giun đũa chó mèo làm tổ trong não ở Hải Phòng. http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/nguoi-dan-ong-bi-giun-dua-cho-meo-lam-to-trong-nao-o-hai-phong-a182977.html

Kinh hãi vì giun sán “bò” khắp cơ thể bệnh nhân. https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/bac-si-kinh-hai-vi-giun-san-bo-khap-co-the-benh-nhan-254120.html

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!