Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Sau Khi Tiêm Chủng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cho trẻ sơ sinh * Lịch tiêm 1 mũi duy nhất. Tiêm càng sớm càng tốt trong tháng đầu tiên sau sinh khi trẻ có cân nặng trên 2500 gram. * Liều dùng: 0.1 ml * Đường dùng: tiêm trong da, mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái
* Tại chỗ tiêm: đau, sưng, nóng * Toàn thân: Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém, thường hết sau một vài ngày * Thông thường sau khi tiêm BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo khoảng 5mm, điều này chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch. * Nếu trong thời gian đó xuất hiện hạch cổ, hạch nách, hạch dưới xương đòn trái, nốt mủ quá to tại chỗ tiêm (đường kính trên 1cm) cần đến cơ sở y tế khám lại ngay.
Cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên * Lịch tiêm 4 mũi – Mũi 1,2,3: khi trẻ 2,3,4 tháng tuổi hoặc 2,4,6 tháng tuổi. – Mũi 4: khi trẻ 15 – 18 tháng tuổi * Liều dùng: 0.5 ml * Đường dùng: tiêm bắp
* Tại chỗ tiêm: sưng đỏ, đau từ 1 – 3 ngày. Có thể nổi cục cứng sau khoảng 1-3 tuần sẽ tự khỏi * Toàn thân: Trẻ có thể sốt, quấy khóc, nôn, tiêu chảy, bú kém.
Cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên * Lịch tiêm 4 mũi – Mũi 1,2,3: khi trẻ 2,3,4 tháng tuổi hoặc 2,4,6 tháng tuổi. – Mũi 4: khi trẻ 15-18 tháng tuổi * Liều dùng: 0.5 ml * Đường dùng: tiêm bắp
* Tại chỗ tiêm: nốt quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2 cm. Các triệu chứng trên thường gặp trong 48 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài 48 – 72 giờ. * Toàn thân: trẻ có thể sốt, quấy khóc, tiêu chảy, nôn, chán ăn, buồn ngủ, phát ban * Các mũi tiêm sau, trẻ thường có phản ứng sau tiêm mạnh hơn so với những lần tiêm trước do đã có miễn dịch trước đó như sốt nhiều hơn, tại chỗ tiêm có thể đỏ, sưng nhiều hơn hoặc lan ra toàn bộ tay chân bên tiêm, thường tự khỏi trong vòng 3-5 ngày
Cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên * Lịch tiêm 5 mũi – Mũi 1,2,3: khi trẻ 2,3,4 tháng tuổi hoặc 2,4,6 tháng tuổi. – Mũi 4: khi trẻ 15 – 18 tháng tuổi – Mũi 5: từ 4 – 6 tuổi * Liều dùng: 0.5 ml * Đường dùng: tiêm bắp
* Tại chỗ tiêm: đỏ, sưng (có thể hơn 5cm) hoặc lan ra toàn bộ chi bên tiêm. Xảy ra trong vòng 24 – 72 giờ sau khi tiêm vắc xin và tự khỏi trong vòng 3-5 ngày * Toàn thân: sốt, tiêu chảy, kém ăn, quấy khóc
Cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi * Lịch tiêm 1 mũi * Liều dùng: 0.5 ml * Đường dùng: tiêm bắp
*Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ *Toàn thân: mệt mỏi, đau đầu
Bệnh tiêu chảy do Rota virus
Cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên * Lịch uống 2 liều: Rotarix (Bỉ) hai liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần – Liều đầu tiên có thể uống sớm lúc 1.5 tháng tuổi – Hoàn thành phác đồ trước 6 tháng tuổi * Liều dùng 1.5 ml * Đường dùng: đường uống * Lịch uống 3 liều: Rotateq (Mỹ) ba liều liên tiếp, các liều cách nhau tối thiểu 4 tuần – Liều đầu tiên khi trẻ được 7.5 – 12 tuần tuổi – Hoàn thành phác đồ trước 8 tháng tuổi * Liều dùng: 2 ml * Đường dùng: đường uống
* Toàn thân: rối loạn tiêu hóa và thường tự khỏi sau vài ngày. * Nếu đi ngoài phân nước nhiều lần, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước nên khám lại ngay tại cơ sở y tế.
Bệnh do phế cầu (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,viêm tai giữa)
Cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên * Lịch tiêm 4 mũi cho trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi – Mũi 1: lúc 2 tháng tuổi – Mũi 2: 1 hoặc 2 tháng sau mũi 1 – Mũi 3: 1 hoặc 2 tháng sau mũi 2 – Mũi 4: 6 tháng sau mũi ba * Lịch tiêm 3 mũi cho trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: một tháng sau mũi 1 – Mũi 3: hai tháng sau mũi và tiêm sau 1 tuổi * Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất hai tháng. * Liều dùng: 0.5ml * Đường dùng: tiêm bắpKhông tiêm vắc xin này khi trẻ trên 5 tuổi
* Tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ * Toàn thân: trẻ có thể sốt trên 38°C, ăn uống kém, bị kích thích, quấy khóc
Cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn * Lịch tiêm 2 mũi: cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: một tháng sau mũi 1 * Lịch tiêm 1 mũi: cho trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin cúm, trẻ trên 9 tuổi và người lớn * Liều dùng: – Trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi: 0.25ml – Trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên và người lớn: 0.5 ml * Đường dùng: tiêm bắpTiêm nhắc một mũi hàng năm sau khi tiêm phác đồ chuẩnKhuyến cáo tiêm chủng cho phụ nữ có thai sau 3 tháng đầu thai kỳ
*Tại chỗ tiêm: đau, đỏ, sưng *Toàn thân: đau đầu, sốt, mệt mỏi
Cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn * Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đến dưới 7 tuổi – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: khi trẻ 4 – 6 tuổi, cách mũi 1 ít nhất một tháng * Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 thángPhụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng * Liều dùng: 0.5ml * Đường dùng: tiêm dưới da, nên tiêm mặt ngoài phía trên cánh tay.
* Tại chỗ tiêm: đau tại nơi tiêm trong một thời gian ngắn * Toàn thân: sốt, mề đay, phát ban nhẹ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Có thể là 1 trong 3 tên sau: Varivax Varilrix Varicella
Cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng mắc bệnh * Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng Lịch tiêm khuyến cáo ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi: – Mũi 1: lúc 12 tháng tuổi – Mũi 2: lúc 4-6 tuổi * Lịch tiêm cho trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1.5 thángPhụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng * Liều dùng: 0.5ml * Đường dùng: tiêm dưới da, nên tiêm mặt ngoài phía trên cánh tay.
* Tại chỗ tiêm: phát ban dạng thủy đậu, đau, đỏ, sưng * Toàn thân: sốt Thận trọng: tránh dùng chế phẩm chứa salicylate (thuốc aspirin hoặc các chế phẩm bôi, dán giảm đau) trong ít nhất 6 tuần sau tiêm.
Cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn * Lịch tiêm 3 mũi – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: một đến hai tuần sau mũi 1 – Mũi 3: một năm sau mũi 1Tiêm nhắc một mũi mỗi 3 năm * Liều dùng: – Trẻ dưới 3 tuổi: 0.5ml – Trẻ trên 3 tuổi và người lớn: 1ml * Đường dùng: tiêm dưới da, nên tiêm mặt ngoài phía trên cánh tay.
* Tại chỗ tiêm: đau sưng, đỏ * Toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, sốt
Cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn * Lịch tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 6 – 12 tháng * Liều dùng:Avaxim – Trẻ em từ 12 tháng tuổi – 15 tuổi: Avaxim 80UI 0.5ml – Người từ 16 tuổi trở lên: Avaxim 160UI 0.5mlHavax – Trẻ em từ 24 tháng tuổi – dưới 18 tuổi: Havax 0,5ml – Người lớn từ 18 tuổi trở lên: Havax 1 ml * Đường dùng: tiêm bắp
*Tại chỗ tiêm: có thể sưng quầng đỏ từ 1-2 ngày
Cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn * Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 12 tháng – 15 tuổi – Mũi 1: lần tiêm đầu tiêm – Mũi 2: sáu tháng sau mũi 1 * Lịch tiêm 3 mũi cho người từ 16 tuổi trở lên: – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: một tháng sau mũi 1 – Mũi 3: sáu tháng sau mũi 1 * Liều dùng: 1 ml * Đường dùng: tiêm bắp
*Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ *Toàn thân: đau đầu, khó chịu
Viêm màng não do não mô cầu B+C
VA-Mengoc-BC
Cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi * Lịch tiêm: 2 mũi cách nhau 2 tháng * Liều dùng: 0.5 ml * Đường dùng: tiêm bắp sâu
*Tại chỗ tiêm: sưng đau, có thể tạo cục cứng, sau khoảng 72 giờ sẽ tự khỏi *Toàn thân: sốt nhẹ
Ung thư cổ tử cung, u nhú do HPV
Cho trẻ gái từ 9 tuổi đến 26 tuổi * Lịch tiêm 3 mũi – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: 1-2 tháng sau mũi 1 – Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1 Khi cần điều chỉnh lịch tiêm thì mũi 2 phải cách mũi 1 ít nhất một tháng và mũi 3 phải cách mũi 2 ít nhất ba tháng. * Liều dùng: 0.5ml * Đường dùng: tiêm bắp
* Tại chỗ tiêm: có thể ban đỏ, sưng, đau, ngứa
* Tại chỗ tiêm: đau, quầng đỏ, nốt cứng hay sưng xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và kéo dài trong 1-2 ngày * Toàn thân: sốt, khó chịu thoáng qua.
Cho trẻ em trên 2 tháng tuổi và người lớn * Lịch tiêm dự phòng 5 mũi – Vào các ngày 0-7-28 và 1 năm sau – Tiêm nhắc 1 mũi mỗi 5 năm * Lịch tiêm khi xác định có phơi nhiễm – Người chưa tiêm dự phòng: 5 mũi vào các ngày 0-3-7-14-28 – Người đã tiêm dự phòng: 2 mũi vào các ngày 0-3 * Liều dùng: 0.5 ml * Đường dùng: tiêm bắp
* Tại chỗ tiêm: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốt cứng * Toàn thân: sốt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
Lưu ý: Khi có phơi nhiễm (bị súc vật liếm, cào, cắn, …) phải sơ cứu và rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn IOD. Đưa bệnh nhân tới trung tâm tiêm chủng. Tùy vào mức độ của tiếp xúc mà cán bộ tiêm ngừa có thể chỉ định tiêm thêm globulin miễn dịch.Nên tiêm thêm vắc xin uốn ván ở tất cả các trường hợp có phơi nhiễm.
Những Điều Cần Biết Về Tiêm Phòng Dại
Khi đã nhiễm virus dại, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với cái chết rất đau đớn và thương tâm. Điều đáng nói, bệnh dại có thể ngăn ngừa được nếu người bệnh được tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.
86 người chết vì bệnh dại trong năm 2023Câu chuyện bé trai Vũ Đức Duy (9 tuổi, dân tộc Nùng, ở thôn Đoàn Kết, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), bị bại não, sống ở Yên Bái, bị 4 con chó nhà cắn thương tâm, nhập viện cấp cứu ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) ngày 11/2/2023 vừa qua trong tình trạng nát bộ phận sinh dục, trầy xước khắp cơ thể… khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Chị Phùng Thị Trang – mẹ bé Duy – đau xót kể lại sự việc: “Khi bố cháu đang chạy ra ngoài, cháu Duy nằm ở nhà 1 mình và tiểu tiện trong vô thức thì bị 4 con chó nhà nuôi xông vào cắn xé. Cháu chỉ biết đau đớn, khóc, không nói được. Khi bố cháu chạy về 4 con chó vẫn đang cắn mất toàn bộ da vùng mu, trơ xương mu, dương vật gần như cụt. Vết thương nghiêm trọng, nhưng may mắn là cháu được các bác sĩ tận tình điều trị và tiêm phòng sớm để phòng bệnh dại”.
Trường hợp một nữ bác sĩ thú y 24 tuổi ở Phú Thọ phát bệnh dại và tử vong vào tháng 6/2023 chỉ vì chủ quan không tiêm phòng bệnh dại sau 1 tháng bị chó cắn khi chữa bệnh cho chó chính là một bài học xót xa.
Cho rằng chó chỉ bị bệnh đường hô hấp, vị bác sĩ trẻ chỉ sơ cứu cho mình, rửa vết thương, sát trùng và băng lại. Chỉ đến khi bị đau nhức chỗ chó cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước… bệnh nhân mới nhập viện. Khi đó, cô đã có biểu hiện điển hình của bệnh dại: tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng hốt hoảng, vật vã, sợ gió, sợ nước, có tiếng rít thanh quản khi uống nước, rối loạn thần kinh thực vật, nhịp tim nhanh.
Bệnh tiến triển rất nhanh. Chỉ 1 ngày sau nhập viện, bệnh nhân ngừng tim, ngừng tuần hoàn. Chỉ vì chủ quan, nữ bác sĩ thú y chết vì bệnh dại, trong khi hai người khác cũng bị con chó này cắn nhưng đã tiêm phòng dại và thoát chết.
Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng – Bộ y tế, Việt Nam được xem là “điểm nóng” của bệnh dại, số ca tử vong do bệnh dại được ghi nhận đỉnh điểm trong giai đoạn 1990 – 2000 là hàng trăm trường hợp mỗi năm.
Năm 2023, số người chết vì bệnh dại là 86 người, tăng 12 người so với năm 2023. Số ca tử vong vì bệnh dại xuất hiện ở 26 tỉnh, thành phố, trong đó có tính chất ổ dịch tại ba tỉnh Lào Cai, Bắc Kạn và Cà Mau. Số phải điều trị dự phòng do chó, mèo cắn trên 400.000 người. Những con số này được công bố trong Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc do Cục Thú y tổ chức sáng 15/02/2023
Theo Viện Nghiên cứu, Hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng Vắc xin và Sinh phẩm y tế, bên cạnh nguồn lây bệnh từ động vật ăn thịt như khỉ, cáo, chồn, sóc, dơi…thì chó chính là động vật truyền bệnh dại phổ biến nhất. Ở Việt Nam, chó truyền bệnh dại chiếm đến gần 96%, mèo chỉ chiếm 3 – 4 %. Bệnh dại gây ra bởi khỉ và chuột rất hiếm. Ngựa, lừa khi bị dại trở nên hung hăng và cắn mạnh. Trâu, bò không cắn khi nhiễm bệnh dại.
Bệnh dại: Những cái chết được báo trướcKhông bệnh truyền nhiễm nào đáng sợ như bệnh dại, một khi đã phát bệnh dại, nghĩa là đã cầm chắc án tử trong tay. Khi bị dại, bệnh nhân biết mình sẽ chết. Bác sĩ, người nhà đều đau lòng khi thấy chết mà không thể cứu. tất cả những người mắc bệnh dại khi “chết dần trong đau đớn vật vã” đều hối tiếc vì không tiêm phòng dại.
Anh P.V.H (35 tuổi, Phú Thọ) bị chính chó nhà cắn vào tay. Sau khi bị cắn, anh hoảng loạn dùng gậy đánh mạnh khiến con chó bỏ đi nên không theo dõi được, anh H. cũng chủ quan không tiêm vắc xin phòng dại. Chỉ 3 ngày sau, anh H. có triệu chứng mất ngủ, bồn chồn, kích động tăng dần. Được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng diễn biến nặng, xuất hiện những cơn co thắt hầu họng, rít lên từng hồi khó nhọc, không thể cứu chữa, anh H. được gia đình đưa về nhà lo hậu sự.
Theo chúng tôi Bùi Ngọc An Pha: “Hiện nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị, do vậy việc tiêm vacxin dại là biện pháp ngừa bệnh duy nhất nếu bị chó, mèo hoặc các động vật cắn. Với những động vật nuôi trong nhà, người dân càng không nên chủ quan khi bị cắn, cần phải đi tiêm vacxin dại ngay để tránh hậu quả thương tâm”.
Xem video: Sự đáng sợ của bệnh dại
Bệnh dại “ăn” vào não người như thế nào?Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết trầy xước từ nước bọt của động vật bị dại sang cơ thể người. Sau khi xâm nhập, nếu không kịp thời tiêm vacxin dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến thẳng tới hệ thần kinh trung ương với tốc độ khoảng 12-24mm mỗi ngày để bắt đầu hành trình “tàn phá”.
Bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày, có thể kéo dài đến 1 năm. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngược lại, nếu vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương, “đoạn đường” di chuyển của virus lên đến não và thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn.
Thể bại liệt ít gặp hơn, thể này khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu, rối loạn đại tiện, liệt tay, chân. Người bệnh sẽ tử vong ngay nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết.
Làm gì để ngừa bệnh dại?Theo chúng tôi Bùi Ngọc An Pha, nếu không may bị chó, mèo hoặc động vật hoang dã cắn, những việc cần phải làm là:
Rửa ngay vết thương dưới vòi nước chảy kết hợp với xà phòng liên tục trong 15 phút. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu.
Ngay cả đối với vết cắn nhẹ, người bệnh vẫn nên tiêm vacxin dại để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể. Sau đó nên theo dõi vật nuôi trong 15 ngày.
Nếu bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu ngón tay hoặc bất kể vùng gần hệ thần kinh trung ương, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để để tiêm phòng dại.
Các gia đình nuôi “thú cưng” hoặc động vật hoang dã, cần phải cho đi chích ngừa theo đúng lịch tiêm phòng dại. Nên rọ mõm, không thả rông vật nuôi ngoài đường.
Trước đây, các vacxin sử dụng trong tiêm phòng dại là vacxin thế hệ cũ, được sản xuất từ não chuột với độ tinh khiết không cao, còn tồn đọng nhiều tế bào tồn dư từ não chuột, gây ra các biến chứng về thần kinh, khiến người bệnh suy giảm trí nhớ.
Ngày nay, vacxin dại được cải thiện vượt bậc với sự xuất hiện của vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab. Đây là vacxin được kiểm định an toàn và đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. Ngoài lợi ích tuyệt vời ngăn ngừa bệnh dại, vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab hoàn toàn không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)
Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.
Tiêm nhắc lại: Sau 1 năm, 5 năm tiêm lại một lần.
Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn)
Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.
Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại như sau
Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.
Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên như sau
Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 mũi: 0.1 ml/liều mỗi mũi tiêm, tiêm 2 mũi tại 2 vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.
Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.
Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.
Những thắc mắc thường gặp về bệnh dại và vacxin dạiTiêm phòng dại cần kiêng gì?
Sau khi tiêm vacxin dại, người bệnh cần tránh làm việc quá sức, tuyệt đối không uống rượu và các chất kích thích, không được dùng các thuốc làm giảm miễn dịch như corticoid, ACTH trong vòng 6 tháng. Ngoài ra, bạn có thể ăn uống bình thường như một người khỏe mạnh. Việc đảm bảo các chất dinh dưỡng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cơ thể được phục hồi nhanh chóng.
Trong trường hợp phát hiện có thể có các phản ứng lạ sau khi tiêm vacxin như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu… người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Thuốc tây, thuốc lá, có chữa được bệnh dại?
Không có loại thuốc uống, bôi, đắp nào có thể chữa được bệnh dại. Biện pháp duy nhất để cứu người khi bị dại là tiêm vacxin dại và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong.
Thanh Hằng
Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vacxin phòng dại. Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vacxin chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vacxin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Những Điều Bạn Cần Biết Khi Tiêm Phòng Vaccine Cho Chó Mèo
Tiêm phòng cho chó mèo đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thú cưng của bạn khỏi nhiều bệnh nguy hiểm và thậm chí gây tử vong. Mặc dù chính quyền chỉ bắt buộc tiêm phòng bệnh dại. Nhưng bạn cũng nên xem xét tiêm phòng cho mèo, chó một số loại vacxin khác. Để giúp chúng phòng ngừa được các bệnh nguy hiểm.
Vacxin giúp chuẩn bị hệ thống miễn dịch của chó để tự vệ trước mọi sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Vacxin chứa kháng nguyên, bắt chước các sinh vật gây bệnh trong hệ thống miễn dịch của chó, nhưng thực sự không gây bệnh.
Mục đích của vacxin cho chó con và vacxin cho mèo là để kích thích nhẹ hệ thống miễn dịch bằng cách nhận ra các kháng nguyên hiện diện. Bằng cách này, nếu một con chó tiếp xúc với căn bệnh thực sự, hệ thống miễn dịch của nó sẽ nhận ra nó. Và do đó sẵn sàng chống lại nó, hoặc ít nhất là làm giảm tác dụng của nó.
Có thể tự chọn vacxin tiêm phòng cho mèo, chó không?Việc tiêm phòng cho mèo hay chó con hay cho chó trưởng thành được coi là quan trọng đối với tất cả các loài chó mèo để tránh các nguy cơ gây phơi nhiễm cao. Tránh mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguy cơ lây truyền sang những con chó khác. Cũng như các loài động vật khác bao gồm cả con người tăng cao.
Mặc dù tiêm vacxin cho chó con và tiêm vacxin cho mèo con rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng. Nhưng không phải bất cứ con chó, mèo nào cũng cần được tiêm vacxin chống lại mọi bệnh tật. Một số tiêm chủng chó, mèo chỉ nên được thực hiện tùy thuộc vào các yếu tố bao gồm:
Nói chung, một con chó con nên bắt đầu tiêm vacxin ngay khi bạn nhận được nó (điều này thường là từ 6 đến 8 tuần). Nếu mẹ của chó con có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rất có thể nó sẽ nhận được kháng thể trong sữa mẹ khi đang cho con bú. Còn sau khi một con chó con được cai sữa mẹ, việc chích ngừa cho mèo, chó nên được bắt đầu.
Điều quan trọng là bạn cần duy trì việc tiêm vacxin theo đúng lịch trình cho chó con của bạn. Tiêm phòng cho chó con đã được chứng minh giúp chống lại nhiều bệnh đặc biệt là những bệnh nguy hiểm. Tuân thủ lịch tiêm vacxin cho chó con đồng nghĩa với việc bạn đang chăm sóc chó con một cách có trách nhiệm.
Con chó con của bạn xứng đáng với mọi cơ hội để khỏe mạnh và hạnh phúc cho cuộc sống và tiêm chủng đóng một vai trò quan trọng. Đừng để chó con của bạn mắc những bệnh nguy hiểm trong khi bạn có thể phòng ngừa nó ngay từ đầu.
Khi chó con, mèo con của bạn đến tuổi trưởng thành. Và tất cả các loại vacxin cho chúng đã được sử dụng. Bác sĩ thú y của bạn có thể bắt đầu thực hiện lịch tiêm phòng cho chó mèo trưởng thành. Lịch tiêm phòng cho mèo, chó bao gồm thuốc tăng cường định kỳ dành cho chó mèo trưởng thành. Đó là sự kết hợp của cùng loại vacxin DHPP dùng cho chó con, cùng với một số bổ sung khác.
Lượng thời gian mỗi lần tiêm chủng có hiệu quả như sau:
Bệnh dại – 3 năm (tùy quy định từng quốc gia)
Leptospirosis – 1 năm
Cúm chó – 1 năm
Bệnh Lyme – 1 năm
Bordetella (Cũi ho) – 6 tháng
Việc tiêm vacxin sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là bất lợi. Tuy nhiên, với bất kỳ loại thuốc hoặc giao thức tiêm chủng, tiêm phòng cho chó con và chó trưởng thành có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chúng tôi khuyên bạn nên theo dõi thú cưng của bạn sau khi tiêm vacxin để bảo đảm an toàn cho nó.
Một số phản ứng con chó của bạn có thể gặp sau khi tiêm chủng bao gồm:
Sốt
Chậm chạp
Ăn mất ngon
Sưng mặt hoặc chân và / hoặc nổi mề đay
Nôn
Bệnh tiêu chảy
Đau hoặc sưng quanh chỗ tiêm
Suy sụp, khó thở và co giật (sốc phản vệ)
Cũng giống như vacxin ở người, các triệu chứng nhẹ có thể bị bỏ qua. Nếu bạn nghi ngờ phản ứng nặng hơn với vacxin khi chích ngừa cho mèo và chó con. Chẳng hạn như sưng mặt, nôn mửa hoặc thờ ơ, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Một lịch trình tiêm phòng cho chó mèo nên được thiết lập trong chuyến thăm bác sĩ thú y đầu tiên của bạn. Sẽ diễn ra trong vòng một tuần sau khi nhận được con chó con mới của bạn. Lịch tiêm phòng cho chó trưởng thành, bao gồm tiêm chủng tăng cường định kỳ, có thể được lên lịch sau khi lịch tiêm vacxin cho chó con hoàn thành. Hoặc khi bạn nhận nuôi một con chó vị thành niên hoặc trưởng thành vào gia đình bạn.
Việc lên lịch tiêm phòng cho chó mèo sẽ giúp cho các chủ nuôi có thể chủ động hơn trong việc đưa thứ cung của mình đi tiêm phòng. Từ đó giúp bảo về sức khỏe của thứ cưng được an toàn và mạnh khỏe nhất.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, thường xuyên triển khai chương trình chích ngừa cho mèo, chó khác nhau. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tối đa nhất.
Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Pug
Như các bạn đã biết, thời gian gần đây Pug trở thành giống chó được ưa chuộng bởi khuôn mặt nhăn nhúm dễ thương, kích thước tầm trung, sự lém lỉnh, tính quấn chủ của bé, đặc biêt, là giống chó phù hợp với hộ gia đình có không gian nhỏ.
Giá trị của mộ bé pug: hiện nay trên thị trường, pug có rất nhiều loại mức giá, nhưng, để sở hữu được một bé nhìn ổn đến đệp, thuần chủng, giá sẽ giao động từ 6 triệu đến 10 triệu đối với bé không giấy tờ, và trên 10 triệu đối với bé có giấy VKA.
Nguồn pug trên thị trường: ngoài pug sinh sản trong nước ( cũng chia làm hai loại là pug có giấy và không giấy), phần đa pug ở Việt Nam được nhập từ Thái Lan và Nga về.
Làm sao để xác định một em chó pug thuần chủng: đầu tiên, để đảm bảo một chú chó thuần chủng 100%, đó là các loại giấy chứng nhận, chỉ có giấy bạn mới có thể chứng mình được nguồn gốc gia phả của bé. Đối với những bé không có giấy, chúng ta có thể kiểm tra thông qua hình dạng và đặc tính của bé, qua cách kiểm tra đó ta có thể xác đinh được 90-98% độ thuần chủng của bé.
Đặc tính cơ bản:
Tuổi thọ trung bình của các bé: từ 12-15 tuổi
Các màu của pug: hiện tại pug có 2 màu cơ bản là vàng và đen. Trên thị trường có rất hiều pug màu trắng, được hiểu là pug lỗi gien – pug bạch tạng, bởi sự đáng yêu và lạ của màu trắng, pug trắng nay được mọi người khá chuộng.
Một số bệnh hay bị mắc: béo phì, đau mắt, viêm da, viêm đường hô hấp…
Béo phì là căn bệnh hay gặp trên pug, do pug thường được nuôi trong không gian nhỏ, ít được hoạt động, hay bị nhồi ăn, dẫn đến béo phì, tự bệnh bép phì sẽ dẫn các bệnh hô hấp.
Ngoài ra do da pug khá nhăn, nên việc vệ sinh sạch sẽ và không ăn mặn để giảm thiểu tối đa khả năng viêm da trên bé là rất quan trọng.
Do pug là dòng chó mặt tịt, vậy nên khả năng hô hấp của bé có phần thiệt thòi hơn so với những giống có mõm. Các bạn cần lưu ý việc để ý nhiệt độ phòng, linh động đối vớ việc nhiệt độ thời tiết thay đổi, để ý kiểm tra vị trí sinh hoạt của bé ẩm hay khô ráo….là rất quan trọng.
Bài viết dựa trên sự chia sẻ của bạn Bảo Ngọc, chuyên gia chăm sóc Pug.
Công ty TNHH Thú cưng Tùng Lộc
Hotline: 0826880528 (Viber/Zalo)
Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Địa chỉ trại chó 2: Ngõ 409 An Dương Vương – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 (Tại Hà Nội) và 0982880528 (tại TP HCM) hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.
Xin chân thành cảm ơn!
Giám đốc
Trần Khánh Tùng
[Total:
0
Average:
0
]
Tiêm Phòng Vắc Xin Cho Chó Cần Lưu Ý Những Điều Sau
1. Tại sao nên tiêm vắc xin cho chó?
Cũng như con người, cún cưng có những bệnh thường gặp nhất định trong suốt cuộc đời của chúng. Có những căn bệnh hết sức nguy hiểm, đe dọa tính mạng cún mà cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, các loại vắc xin được nghiên cứu chế tạo ra nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh, tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cún.
Hơn nữa, việc ngừa bệnh bao giờ cũng dễ hơn chữa bệnh. Nếu bạn chủ động tiêm vắc xin cho chó ngay từ đầu sẽ giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm bệnh của chúng. Bên cạnh đó, xét về chi phí thì giá tiêm phòng tương đối mềm, trong khi đó để chữa một căn bệnh nguy hiểm thì bạn sẽ phải tốn kém rất nhiều, và cún cũng sẽ phải trải qua giai đoạn khó khăn chưa kể đến những hậu quả xấu hơn.
2. Tiêm vắc xin cho chó như thế nào? Các mũi vắc xin phổ biến hiện nayHiện nay trên thị trường có một số gói vắc xin phổ biến được áp dụng để phòng ngừa nhóm bệnh nhất định, áp dụng với từng độ tuổi cún để bạn lựa chọn:
Vắc xin phòng 5 bệnh: gói cơ bản để phòng 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó: Care virus, Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm.
Vắc xin phòng 6 bệnh: phòng 5 bệnh trên, thêm Leptospria
Vắc xin phòng 7 bệnh: 6 bệnh trên, thêm Coronavirus
Hai loại vắc xin 5 bệnh và 7 bệnh hiện đang được sử dụng phổ biến hơn loại 6 bệnh.
Lịch tiêm vắc xin cho chóThời điểm tiêm vắc xin cho chó phù hợp nhất là lúc chó con được 3 tuần tuổi. Các chuyên gia cho rằng lúc này lúc này lượng kháng thể mẹ truyền thấp, hơn nữa các bé đang bắt đầu tập ăn, tiếp xúc với thức ăn ngoài sữa mẹ nên có khả năng nhiễm bệnh cao hơn. Lịch tiêm vắc xin cho chó trong suốt vòng đời diễn ra như sau:
Chó con 3 tuần tuổi: tiêm vắc xin cho chó con lần đầu tiên bẳng mũi 5 bệnh
Chó con 6 tuần tuổi: tiêm lần thứ hai, chọn mũi 5 hoặc 7 bệnh
Chó con 9 tuần tuổi: tiêm một mũi 5 hoặc 7 bệnh
Chó con 7 – 8 tháng tuổi: tiêm một mũi vắc xin phòng dại
Chó con 1 tuổi: tiêm nhắc lại 1 mũi 5 hoặc 7 bệnh
Chó trên 1 tuổi: nhắc lại mũi tiêm 5 hoặc 7 bệnh và tiêm phòng dại định kỳ hằng năm hoặc 2 năm một lần.
Đối với chó sơ sinh thì theo dõi lịch trên để tiêm phòng vào đúng thời điểm. Còn trong trường hợp chó mua về, nên mua chó con từ 2 – 3 tháng và có sổ khám sức khỏe, tiêm vắc xin đầy đủ để tiện theo dõi sức khỏe. Nếu trước đó cún chưa được tiêm thì nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
2. Tiêm vắc xin cho chó bao nhiêu tiềnGiá tiêm vắc xin cho chó là vấn đề mà hiện nhiều người nuôi quan tâm. Hiện nay giá vắc xin đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như thời điểm tiêm, loại mũi tiêm, thương hiệu vắc xin (Zoetis, Merial, Fizer, Virbac) dịch vụ của từng cơ sở khám chữa bệnh,… Tuy nhiên nhìn chung giá vắc xin cho chó không quá cao và dao động trong một khoảng nhất định:
Vắc xin 5 bệnh: giá từ 150.000 – 170.000 đồng
Vắc xin 7 bệnh: giá từ 160.000 – 180.000 đồng
Vắc xin phòng dại: 200.000 – 220.000 đồng
3. Lưu ý khi tiêm vắc xin cho chóTrên thực tế việc tiêm vắc xin có thể tự thực hiện ở nhà. Nhưng nếu bạn không chắc mình có đủ kiến thức và kỹ năng thì tốt nhất nên đưa cún đến cơ sở thú y uy tín để được các bác sĩ có kinh nghiệm tư vấn và thực hiện. Hơn nữa, đề phòng trường hợp cún phản ứng với thuốc hay sốt phản vệ thì cũng được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, lưu ý một số điều quan trọng sau:
Tuyệt đối không thực hiện tiêm vắc xin khi chó đang bị ốm, suy giảm miễn dịch, nôn mửa, tiêu chảy hay bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào khác. Cẩn thận kiểm tra thân nhiệt và tình trạng sức khỏe của chó trước khi quyết định tiêm.
Nếu tự tiêm cho cún ở nhà cần đảm bảo mua vắc xin của cơ sở được cấp phép để chắc chắn mua được loại vắc xin tốt, được bảo quản đúng cách. Khử trùng tất cả các dụng cụ, thực hiện tiêm đúng quy trình.
Không tiêm vắc xin vào tĩnh mạch;
Sau khi tiêm cần theo dõi, chăm sóc kỹ hơn trong vòng 1 tuần. Kiêng tắm cho chó, kiêng các loại thức ăn có nhiều mỡ, sữa, đồ sống.
Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Chó Shiba
Chó Shiba ăn gì?
Nhìn chung Shiba là giống chó dễ nuôi không quá kén ăn, bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của Shiba hàng ngày là có thể yên tâm nuôi bé lớn khôn rồi.
Thông thường cũng giống như các loài chó khác, Shiba cần được cung cấp lượng dinh dưỡng nhất định trong thức ăn bao gồm các thực phẩm giàu protein, chất béo, canxi,… để giúp chó Shiba phát triển một cách toàn diện nhất. Cụ thể là các loại thịt chiếm chiếm đa số trong khẩu phần ăn mỗi bữa của chó Shiba có thể là thịt lợn, thịt bò,… kết hợp cả gan, nội tạng động vật, trứng, pho mai,… Bên cạnh đó tăng cường bổ sung thêm rau, củ quả đi kèm. Các loại thực phẩm kể trên cần được thay đổi linh hoạt tránh trường hợp thừa, thiếu chất.
Khẩu phần ăn
Mỗi một độ tuổi lại quy định khẩu phần ăn riêng nhất định như sau:
Chó từ 1-2 tháng tuổi: Đây là lúc chó Shiba còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa ổn định thức ăn cho bé ở độ tuổi này chủ yếu là cháo thị xay nhuyễn hay các loại hạt khô đã ngâm mềm. Nên chia ra thành các bữa nhỏ tầm 4-5 bữa một ngày không để bé ăn quá no có thể dẫn đến nôn mửa.
Chó từ 3-6 tháng tuổi: Thời điểm này cực kì phải chú ý đến chế độ ăn của chó Shiba. Bởi đây là lúc chó cần được nhận sự chăm sóc để phát triển thể chất trong độ tuổi mới lớn. Bổ sung nhiều thịt, rau củ vào trong các bữa ăn và giảm khẩu phẩn ăn mỗi ngày xuống còn 3 bữa. Ngoài ra, độ tuổi này thích hợp rèn kỷ luật ăn cho các bé nhất. Mỗi lần ăn nên để bé ăn vừa đủ, không ăn quá no và cho các bé thời gian ăn nhất định khoảng 20-30 phút rồi cất đi, tránh để thức ăn thừa ở đó.
Chó từ 6 tháng tuổi trở lên: Ở giai đoạn này chó Shiba sẽ phát triển rất nhanh nên tiêu thụ một lượng thức ăn lớn để đáp ứng năng lượng hoạt động. Ngoài việc tăng cường khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng thì cần bổ sung thực phẩm giàu canxi hỗ trợ phát triển xương cứng cáp.
Những thực phẩm cần tránh: Hành tây, tỏi, sôcôla, trứng sống
Chăm sóc lôngLà giống chó lông dài với bộ lông hai lớp rụng nhiều vào mùa hè và mùa thu nên các bé Shiba phải được cắt tỉa và chải lông thường xuyên để giảm bớt lông rụng và kích thích mọc lông mới. Với việc cắt tỉa thì bạn có thể cho bé đi Spa định kì hoặc có thể cắt tỉa tại nhà theo các video hướng dẫn trên mạng. Shiba khá ưa sạch sẽ nên bạn hãy lưu ý việc chăm sóc vệ sinh lông cho chúng.
Để làm sạch lông thì việc tắm cho chúng là hữu hiệu nhất. Sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng tắm chuyên dùng cho thú cưng để làm sach vi khuẩn. Không cần phải tắm thường xuyên, chỉ cần tắm 1-2 lần/ trên tuần là được rồi. Khi tắm cho chó Shiba, bạn nên tắm nhẹ nhàng, từ từ chú ý làm sạch phần kẽ chân, tai, mũi bé vì đây là vùng tích tụ vi khuẩn ít được để ý. Khi tắm xong bạn lấy khăn sạch lau người cho bé hoặc sấy khô lông. Tuyệt đối không được để lông bé ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi trực tiếp gây viêm, nấm da hay các bệnh về da.
Chăm sóc sức khỏeKhi mua chó Shiba hãy chọn mua các bé Shiba từ 2 tháng tuổi trở lên. Mua ở các cơ sở thú cưng uy tín, có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng, không mắc bệnh di truyền. Bởi việc chọn mua giống chó tốt là rất cần thiết, một chú chó Shiba khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ hạn chế mắc các bệnh dich hơn.
Chế độ vận độngBất cứ nuôi giống chó nào cũng vậy, không nên nhốt các bé trong nhà quá nhiều mà cần cho bé một không gian vui chơi nhất định. Mỗi ngày không nhiều hãy dành 15-30 phút dẫn Shiba đi dạo hay cho bé chơi những bài tập đơn giản như bắt bóng, ném đĩa,… Con người cần được vận động thì chó Shiba cũng vậy luôn cần được giải phóng năng lượng thừa trong cơ thể.
Lời kếtTham khảo bài viết về giá chó Shiba Inu tại Việt Nam
Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé chó Shiba Inu xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Shiba Inu xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:
Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 (Tại Hà Nội) và 0982880528 (tại TP HCM) hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet. Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Sau Khi Tiêm Chủng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!