Xu Hướng 5/2023 # Những Đặc Điểm Về Ngoại Hình, Tính Cách Và Kinh Nghiệm Nuôi Chó Nhật # Top 14 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Những Đặc Điểm Về Ngoại Hình, Tính Cách Và Kinh Nghiệm Nuôi Chó Nhật # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Những Đặc Điểm Về Ngoại Hình, Tính Cách Và Kinh Nghiệm Nuôi Chó Nhật được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, giống chó Nhật Xù lúc đầu chỉ được dành cho tầng lớp địa chủ, quý tộc, vua chúa nuôi mà thôi. Do đó, có thể xem những chú chó Nhật – Japanese Chin là một giống chó quý tộc. Cũng có thể vì thế mà chó Nhật Xù ít phổ biến hơn các giống chó khác có nguồn gốc tại Nhật Bản, như chó Akita hoặc chó Shiba Inu. Hiện nay, ở Việt Nam, cũng có khá nhiều người chưa biết đến giống chó Nhật Xù này.

Những chú Chó Nhật lông xù với bộ lông mê hoặc lòng người

Cũng giống như chó Akita và chó Shiba, chó Nhật Xù là một trong những giống chó cổ xưa nhất của Nhật Bản, và thật may mắn là chúng còn sống được đến bây giờ. Tuy nhiên, không giống với chó Akita, vốn dĩ có nguồn gốc ở Nhật Bản, mà chó Nhật Xù có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Sau này, chúng được Trung Quốc gửi tặng sang Nhật Bản như một món quà mang tình hữu nghị của hai quốc gia, đây là trong giai đoạn khi tình cảm hai nước tốt đẹp. Lúc đó, giống chó Nhật Xù được tặng cho các lãnh chúa Nhật Bản và triều đình. Điều này có thể giải thích tại sao chó Nhật Xù chỉ được nuôi trong tầng lớp quý tộc, địa chủ và triều đình. Ngay từ đầu, chúng đã có địa vị cao quý và được giữ vai trò như một “đặc sứ” của Trung Quốc trên đất nước Nhật Bản.

Trong những năm đầu, sau khi được Trung Quốc tặng, chó Nhật Xù được nuôi trong cung cấm hoặc các phủ quý tộc, lãnh chúa, chúng được canh giữ rất nghiêm ngặt. Cũng vì lý do này mà người ngoài rất khó để được chiêm ngưỡng vẻ ngoài yêu kiều của chúng. Chúng được canh phòng nghiêm ngặt đến nỗi, ngay cả khi đã đến giữa thế kỉ 19, đến cả người dân Nhật Bản, nhiều người còn không biết đất nước của họ sở hữu giống chó Nhật Xù này. Chó Nhật Xù chỉ được nhiều người biết đến khi thuyền trưởng Matthew Perry vô tình được tặng một chú chó Nhật Xù làm quà và đem nó theo về phương Tây, đó là lúc ông đang neo thuyền tại cảng Uraga gần Edo – chính là Tokyo thời này. Đây là việc xảy ra vào năm 1853, tức là phải đến những năm 80 của thế kỉ 19 thì chó Nhật Xù mới bắt đầu có tiếng trên thế giới.

Sau đó, đến năm 1945, khi phát xít Nhật thua cuộc trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản bị Mỹ sang chiếm đóng thì rất nhiều em chó Nhật Xù đã bị đưa sang các nước châu Mỹ và châu Âu như một chiến lợi phẩm, Khi sang các nước này, các em chó Nhật Xù đã được lai giống rất nhiều. Điều này khiến chó Nhật Xù còn phổ biến ở các nước phương Tây hơn cả ở quê hương của nó.

Trước năm 1977, số lượng chó Nhật Xù trên cả thế giới còn cực kì ít, thậm chí nó còn chưa được biết đến nhiều. Đa phần những em chó Nhật Xù chỉ được nuôi trong các gia đình không phải là giàu sang thì cũng là các gia đình quyền quý để thể hiện đẳng cấp của gia đình, hay là một minh chứng cho sự thành đạt của gia chủ, sự hưng thịch của gia tộc.

Ngày nay, chó Nhật lông xù được ưa chuộng và săn lùng trên khắp thế giới

Chó Nhật Xù đặc biệt có vẻ ngoài rất giống với chó Bắc Kinh và chó Shih Tzu, hai giống chó cũng thuộc tầng lớp giống chó quý tộc có tiếng ở Trung Quốc. Có khả năng rất lớn là ba giống chó này có mối quan hệ họ hàng với nhau, có thể chúng cùng được lai từ một giống chó nào đó.

Điều đầu tiên làm bạn nhận ra một chú chó Nhật Xù là chúng có một bộ lông cực dài. Đây cũng chính là điểm nhấn của giống chó này. Trong tên cúa chúng có từ Xù nhưng thật ra lông của chó Nhật Xù lại chẳng xù tẹo nào. Mà ngược lại lông của chúng lại cực kì mềm, mượt. Đến khi chúng trưởng thành nếu không được cắt tỉa thường xuyên thì bộ lông của chúng có thể chạm tới đất. Lông của chó Nhật Xù phân chia hai màu theo khoang rõ rệt. Hai màu đen – trắng là những màu bạn thường gặp ở những em chó này nhất. Qúy hiếm là màu trắng – vàng lửa.

Những em chó Nhật Xù được xếp vào nhóm những giống chó nhỏ, bởi ngay cả khi chúng đã trưởng thành thì trọng lượng của chúng cũng chỉ nằm trong khoảng 2,5 – 4 kg. Và có chiều cao khoảng 25 – 30 cm.

Chính ngoại hình nhỏ bé của chó nhật lông xù lại là đặc điểm khiến người yêu chó ưa chuộng

Chó Nhật Xù có đầy đủ mọi tính cách và phẩm chất của một giống chó quý tộc. Có thể dễ dàng nhận thấy là chúng cực kỳ sạch sẽ và thích sự sạch sẽ trong mọi hoàn cảnh. Chúng luôn chăm chút bộ lông của mình từng tí một. Và khác với những giống chó khác, chó Nhật Xù rất hiếm khi chạy nhảy hay là nghịch bẩn hoặc nằm bò, đùa nghịch ở trên đất. Nói chung là tất cả những hoạt động làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bộ lông của nó, nó đều hạn chế thực hiện.

Chó Nhật Xù thường rất vui vẻ với chủ của mình nhưng thái độ này không phải là đối với tất cả mọi người. Khi có những chú chó khác nữa thì chó Nhật Xù thường không hòa đồng với chúng cho lắm. Hơn thế nữa, chúng còn đặc biệt “chảnh”, nếu bạn là người mới gặp chúng lần đầu, thì bạn rất khó có thể tiếp cận được chúng, chứ đừng nói đến chuyện bế chúng. Giả sử bạn có bế được chúng đi nữa thì cũng gặp phải những phản ứng gay gắt của chó Nhật Xù. Do vậy, khi nuôi những em chó Nhật Xù, để tránh những rắc rối trên, bạn không nên nuông chiều chúng, cần phải thực sự cứng rắn. Nếu không chúng sẽ khó bảo hay “chảnh” quá mức hoặc chúng rất dễ phản ứng khi bạn không đáp ứng nhu cầu nào đó của chúng.

Chó Nhật Xù có tính cách được cho là khá “chảnh”

Chó Nhật Xù thường gặp khá nhiều vấn đề sức khỏe trong suốt quá trình nuôi chúng. Những ván đề này có thể không gây nguy hiểm tới tính mạng của chúng nhưng sẽ làm những em Nhật Xù giảm tuổi thọ một cách đáng kể. Phổ biến nhất là các bệnh về đường hô hấp, bởi vì chó Nhật Xù có cái mũi phẳng và to. Vào mùa đông, chúng sẽ thường xuyên bị cảm cúm và bị ho, do đó, vào mùa này bạn cần giữ ấm cho chúng, không nên cho chúng ra ngoài khi trời lạnh để bảo vệ sức khỏe cho cún yêu.

Chó Nhật Xù cũng cần được vệ sinh sạch sẽ do bộ lông của chúng cũng rất dày. Để tránh các loại kí sinh trùng và các loại nấm mốc trên da chó Nhật Xù, bạn cần thường xuyên tắm và sấy khô cho chúng ngay sau khi tắm.

Sở hữu bổ lộ dài và dầy cũng là nguyên nhân chó Nhật lông xù thường mắc các bệnh do ký sinh trùng, nấm mốc gây ra

Cách nuôi chó Nhật cũng không hề dễ dàng, cũng bởi tính cách “sang chảnh”, đặc trưng của giống chó này nên chúng rất kén người nuôi. Bạn có thể không giàu về kinh tế nhưng nhất định phải giàu thời gian khi nuôi một chú chó Nhật lông xù trong nhà, bởi ít nhất, bạn cần chải chuốt bộ lông cho chúng ít cũng phải 2 – 3 ngày một lần.

Vào mùa hè bạn cần tắm cho chúng mỗi tuần một lần, còn mùa đông thì tần số tắm có thể giảm đi nhưng cũng phải một tháng tắm một lần. Bạn nhất định phải tắm cho chúng bằng dầu tắm chuyên dùng cho chó lông dài để cho bộ lông của chó Nhật Xù luôn luôn mềm mượt và óng ả, thêm vào đó dùng dầu gội chuyên dùng cho chó lông dài sẽ hạn chế được tình trạng rụng lông của chúng. Sấy khô là điều cần thiết phải làm cho những chú chó Nhật Xù này sau khi chúng tắm xong, nếu như bạn không muốn nấm mốc phát triển trên cơ thể xinh đẹp của chúng.

Vấn đề cần lưu ý tiếp theo là không gian sống cho chó Nhật Xù. Như các bạn đã biết ở trên, chúng là loài chó rất thích sạch sẽ, do đó nơi ở của chúng cần phải thoáng mát, khô, không có mùi hôi thối nào và điều quan trọng là không được bẩn. Nếu bạn không đáp ứng được những yếu tố trên bạn sẽ chẳng thể nuôi được một chú chó Nhật Xù đâu. Để loại bỏ ẩm mốc và mùi hôi, bạn nên lót đệm cho chúng nằm. Không chỉ khiến chúng ấm áp hơn vào mùa đông mà bạn cũng dễ dàng làm vệ sinh ổ cho chúng hơn. Một công đôi việc! Tất nhiên, bạn cũng cần thường xuyên giặt những tấm đệm lót này.

Sau khi tắm, chủ nhân nên sấy khô bộ lông cho chú chó Nhật xù

Mặc dù chó Nhật Xù là giống chó “sang chảnh” như vậy nhưng chúng sống cũng rất tình cảm với chủ của mình. Cũng có thể vì ngay từ đầu chúng đã được chăm sóc và nuôi nâng như vậy nên tính cách của chúng cũng hơi khó tính. Nhưng khi bạn đã sống chung với chúng trong một thời gian dài, bạn sẽ phát hiện ra chó Nhật Xù có nhiều tính cách đáng quý. Đừng vội đánh giá một em chó Nhật Xù khi bạn mới chỉ tiếp xúc với chúng trong một thời gian ngắn.

Cách Phân Biệt Chó Akita Và Shiba Inu Qua Đặc Trưng Ngoại Hình, Tính Cách

Akita Inu được người dân Nhật Bản ví như quốc khuyển của đất nước mình. Ngay từ thời phong kiến, Akita Inu được nuôi để gác cửa cho Nhật hoàng. Chúng là những giống chó cực kỳ quý hiếm và rất được xem trọng. Ở thời đại đó, chỉ có những người có quyền thế mới có thể sở hữu được Akita Inu. Sau này, Akita Inu được thuần hóa và tham gia vào quân đội để sử dụng làm nhiều việc hơn.

Shiba có chung nguồn gốc lịch sử với Akita Inu và cũng đến bắt nguồn tại Nhật Bản. Chúng cũng thuộc giống nòi của giống Spitz cổ xưa. Trong danh sách 6 loài chó xưa cổ đại của Nhật Bản thì Shiba xếp hàng đầu về chó có niên đại nhiều nhất. Shiba có hình dáng cực kì bé nhỏ. Cái tên Shiba cũng nhằm ám chỉ sự nhỏ nhắn của giống chó này. Tại Nhật, Shiba rất được quý trọng và nâng niu.

Ngoại hình nổi bật của Akita Inu

Akita Inu nét mặt thể hiện sự phúc hậu cùng một cái đầu tròn vo. Đôi mắt của Akita Inu nằm rõ ràng trong từng hốc mắt và 2 mắt khá gần với nhau. Nó có nét ngời trán cao và đôi tai hình tam giác lúc thì dựng lên, lúc thì lại cụp xuống. Nếu bạn muốn biết Akita Inu đang có cảm xúc gì thì chỉ việc nhìn vào khuôn mặt biểu cảm vui nhộn hay buồn bực của nó.

Akita có thân hình không quá lớn. Con cái có cân nặng khoảng 23 đến 29 kg. Con đực cân nạng 32 đến 39 kg. Chiều cao của con cái cao khoảng 58 đến 64cm và con đực khoảng 64 đến 70cm. Thân của Akita tuy không để lộ nhiều cơ bắp lực lưỡng nhưng rất săn chắc. Đây là loài chó có dáng đi mạnh mẽ, uy nghiêm. Phần lông của Akita khá đẹp gồm 2 lớp và có những màu như trắng tuyền, vàng nâu,…Chúng có một chiếc đuôi rất đẹp và luôn có xu hướng cuộn lại nằm gọn trên lưng của mình.

Ngoại hình nổi bật của Shiba Inu

So với Akita thì Shiba có vóc dáng nhỏ hơn nhiều, còn các đặc điểm khác nhìn chung không khác gì nhau. Tương tự Akita, Shiba cũng có một cái đầu tròn và rất giống Akita ở khuôn mặt. Nếu bạn chỉ nhìn thoáng qua sẽ không thể nhận ra được sự khác nhau của chúng. Có thể nói Shiba như bản copy thu nhỏ của Akita vậy.

Shiba đực có chiều cao từ 35cm đến 43cm, con cái cao từ 33cm đến 41cm. Shiba cái thường sẽ cân nặng thấp hơn Shiba đực khoảng 2 kg. Những chú Shiba đực thường có cân nặng khoảng 10 kg.

Shiba cũng mang màu lông với những sắc màu chủ đạo giống Akita. Mặc dù vậy, Shiba được nhìn nhận là có màu sắc lông phong phú hơn Akita khi có sự xuất hiện thêm những màu như đỏ, đen ,nâu,…Lông của chúng cũng được cấu tạo thành 2 lớp và đuôi cũng mang xu hướng cuộn tròn vào lưng như Akita.

Tính cách đặc trưng của Akita Inu

Nói đến những chú chó trung thành bậc nhất thế giới thì Akita hẳn là phải đứng đầu danh sách đó! Akita luôn luôn thân thiện và chỉ hung dữ với những ai gây tổn thương đến chúng hay chủ của chúng. Sự cảnh giác cao độ của Akita sẽ dành cho những ai mà chúng không quen. Akita có bản năng bảo vệ rất tốt nên bạn sẽ yên tâm khi để chúng bên cạnh mình mọi lúc mọi nơi.

Tính cách đặc trưng của Shiba Inu

Luôn luôn tuôn trào năng lượng tràn trề là sự đặc trưng của chó Shiba Inu. Chúng có tinh thần sống một mình và tính kỉ luật cao. Đối với những thú nuôi bên cạnh khác thì Shiba mang hơi hướng của sự hung hăng. Vì vậy khi nuôi Shiba thì bạn không nên để chúng sống chung với những chú chó hay động vật khác. Shiba cũng thông minh không kém Akita. Chúng khá kĩ lưỡng và không thích sự dơ dáy. Mặc dù luôn hoạt động nhưng Shiba sẽ nghĩ cách để không vấy bẩn lên người chúng.

Cám ơn và hẹn gặp lại!

Nguồn: https://duypets.com/akita-inu-va-shiba-inu/

Nguồn Gốc, Ngoại Hình Và Cách Nuôi Chó

Nếu bạn đang có ý định nuôi một chú chó Poodle thì bài viết này sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức về dòng chó Poodle từ xuất xứ cho đến cách chọn chó, chăm sóc chó Poodle hay biết những bệnh về chú chó Poodle này.

Nguồn gốc chó Poodle

Chó Poodle là giống chó được dùng để săn các loại thủy cầm mà đặc biệt là vịt nên được gọi là chó săn vịt. Trong tiếng Đức, chữ “pudel” có nghĩa là thợ lặn hoặc chó lội nước. Còn trong tiếng Pháp, poodle được gọi là “Caniche”, nghĩa là “chó săn vịt”. Chính vì vậy, người ta gọi chú chó này là chó Poodle. Poodle còn có những tên khác như Caniche, Barbone, Chien Canne, Tea Cup Poodle, French Poodle, Pudle, Teddy Poodle.

Ở Việt Nam, chó Poodle được gọi là chó bút đồ. Chó Poodle ở Việt Nam được nuôi để làm cảnh và hiện tại cũng rất chuộng ở Việt Nam vì sự nhỏ nhắn và dể thương của chúng.

Lịch sử về giống chó lông cừu Poodle

Nguồn gốc của chó Poodle là động vật có vú với xuất thân từ 2 dòng chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Đây là dòng chó săn ở các xứ lạnh được nhiều người nuôi dưỡng để săn thủy cầm. Nhưng nguồn gốc thực sự của chó Poodle lại từ Trung Á.

Nhiều giả thuyết cho rằng, poodle là giống chó lông cừu chăn nuôi gia súc ở Châu Á. Tổ tiên của nó là loài chó lông xù. Các du mục người Goth nuôi và chăm sóc chúng, tập chúng đi chăn nuôi gia súc. Mãi sau này, khi bộ tộc di chuyển đến Đức, chúng đã đi theo bộ tộc người Goth và trở thành chó săn mồi, chuyên bắt và là chó tha mồi.

Cũng có giả thuyết khác là vào thế kỷ thứ 8, những chú chó này đã đi cùng với tộc người Moors từ Châu Á đến Bồ Đào Nha. Ở Bồ Đào Nha, chó Poodle còn gọi là chó nước Bồ Đào Nha. Nhiều tư liệu ghi chép lại, chó Poodle có nguồn ngốc là chó xù lông xoăn ở Trung Á với hình dáng to khỏe. Nhưng qua nhiều thế hệ, giống chó Poodle của Đức là dòng chuẩn nhất cho đến ngày nay.

Nhiều giả thuyết khác thì cho rằng chó Poodle có nguồn gốc từ Pháp. Nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng nó có nguồn gốc từ Đức. Sau đó, những người lính Đức mang chúng đến Pháp. Nhưng nói chung, nguồn gốc chó Poodle tới nay vẫn chưa có câu trả lời!

Ý nghĩa tên gọi Poodle

Bản thân chó poodle theo tiếng Đức đã mang nghĩa là “thợ săn dưới nước”. Từ poodle xuất phát từ chữ “Pudel” có nghĩa là “kẻ vui chơi ở dưới nước”. Chính kiểu lông xoăn mềm mại như lông cừu đã giúp chú chó này bơi rất nhanh trong các vùng nước lạnh. Cũng chính sự nhỏ gọn mà giúp dòng chó này linh hoạt hơn trong cuộc đi săn.

Ở Pháp thì poodle có cái tên là Caniche. Nguồn gốc của từ này là Cane. Nó có ý nghĩa chỉ ra phấm chất săn vịt của chó Poodle. Thời điểm này cũng có một dòng chó khác săn vịt có tên là Barbet. Nhưng từ sau những năm 1974, 2 dòng chó Caniche và Barbet tách biệt nhau. Ở nước này, ngoài việc săn vịt, chó Poodle còn được nuôi dưỡng để làm chó dẫn đường, bảo vệ, chó quân sự hay một chú chó biểu diễn trong rạp xiếc.

Sau nhiều năm lai tạo, cho đến nay, Poodle có nhiều dòng cũng như nhiều kích cở tùy thuộc vào sở thích của người nuôi. Nhưng nhìn chung, đây được xem là dòng chó săn thân thiện và vui vẻ, được nhiều người chọn làm thú cưng bầu bạn của mình.

Ngoại hình chó Poodle

Tổng quan về ngoại hình chung của chó Poodle

Nếu bạn nhìn một chú Poodle thì điểm đầu tiên khiến bạn ấn tượng đó là lớp lông chó đơn, dày và xoăn của chúng. Nhìn vào chúng ta có thể thấy ngay ở dòng chó này có một sự nhanh nhẹn mà sang trọng của dòng chó này. Sọ chó hơi tròn và trán cao. Mõm chó thẳng và dài nhưng cũng có dòng mõm ngắn. Mắt chó thì có màu đen hoặc màu nâu nhưng khoảng cách 2 mắt thì hơi xa nhau chứ không như chó cỏ Việt Nam.

Tai chó Poodle gần đầu, to, dài và cụp xuống. Trên tai có lớp lông lượn sóng. Thân hình gọn gàng và chân cũng không quá to. Không quá to ở đây là bạn sẽ thấy 4 chân của dòng chó này cân đối giữa 2 chân trước và sau cũng như so với thân hình của chúng. Bàn chân nhỏ và không nhiều đệm thịt như chó cỏ.

Đuôi chó không dài thường chỉ khoảng 8 – 12 cm. Đuôi có hướng thẳng lên hoặc cụp xuống chứ không cong veo như chó cỏ hay cong tròn như chó Phú Quốc. Mông chó không xệ và dáng đi rất nhẹ nhàng như kiểu vừa đi vừa nhún nhảy vậy!

Kích thước của chó Poodle

Dòng chó Poodle có 3 kích thước: lớn, vừa và nhỏ. Với dòng chó cở lớn (hay còn có tên là Poodle Standard), kích thước chó sẽ từ 35 – 45cm. Với kích thước này, cân nặng của dòng chó này lên đến 30kg.

Tiếp theo là dòng chó cở vừa (hay còn có tên là Poodle Mini), kích thước chó sẽ từ 28 – 35cm. Mặc dù có kích thước tương đối nhưng dòng chó này có khối lượng cao nhất chỉ vào tầm 9kg mà thôi.

Và với dòng chó cở nhỏ (hay còn có tên là Toy Poodle), kích thước chó sẽ từ 24 – 28cm.  Dòng chó này thì chỉ có tầm 4 – 5kg. Mặc dù nhỏ con nhưng đây có lẽ là dòng chó được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam vì nó làm thú cảnh rất tốt cũng như khả năng sức khỏe tốt, dể thích nghi với môi trường Việt Nam.

Tính cách chó Poodle

Tập tính

Chó Poodle đã đi theo những người du mục từ Châu Á đến Châu Âu. Chính vì vậy, ở loài chó này có sự trung thành rất lớn với con người. Với tính thông minh sẵn có, Poodle còn thêm tính nhanh nhẹ nên việc huấn luyện chúng cũng trở nên dể dàng hơn nhiều so với các dòng khác.

Thói quen

Nhìn chung, khi con nhỏ, chó Poodle rất năng động và thích đùa giỡn nhưng càng lớn tuổi thì poodle càng dành thời gian ngủ nhiều hơn cho mình. Chúng cũng thích được chủ dẫn ra ngoài vui chơi. Và đặc biệt là chúng khá nhạy cảm với người lạ. Với những chú Poodle đã tiếp xúc với người lạ quen thì không sao nhưng nếu vài lần đầu thì bạn hãy cẩn thận vì chúng có thể cắn bạn đấy.

Chó Poodle có mấy loại?

Chó Poodle Standard

Chó Poodle Mini

Chó Poodle Mini hay chính xác hơn là Miniature Poodle, là dòng Poodle to lớn thứ 2 chỉ sau Poodle Standard. Mặc dù có chiều cao cũng sắp xỉ nhưng cân nặng của Poodle Mini chỉ rơi vào tầm 9kg mà thôi. Khá là nhỏ so với chiều dài của chúng.

Được thừa hưởng nhiều đặc tính nổi trội từ dòng poodle thuần chủng nhưng chân của chó Mini Poodle nhỏ hơn và ngắn hơn, lưng lại dài. Thành thử khi di chuyển, dòng chó này mất đi sự tao nhã cũng như quý tộc của mình. Đây là một điểm yếu của dòng chó Poodle Mini.

Nhưng bù lại, Mini Poodle sẽ hoạt động rất nhanh nhẹn khi được kích thích tinh thần như vui chơi cùng chúng hay khi chúng tìm kiếm đồ vật cho chủ. Ngoài ra, đây cũng là dòng chó canh nhà cực kì tuyệt vời. Cảnh giác cao độ với người lạ cũng như người đã từng tiếp xúc với chúng.

Chó Toy Poodle

Chó Toy Poodle là một trong 3 dòng chó Poodle nhưng so với 2 loại kia thì đây là dòng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Với chiều cao 25cm và cân nặng khoảng 4 – 5kg, đây là một dòng chó Poodle nhỏ nhắn và dể thương được nhiều người ưu thích.

So với các loại khác, chó Poodle Toy là dòng Poodle có sự hiếu động nhất. Chúng thích chạy nhảy, tinh nghịch và cực kì hiếu động. Tuy không thể hoạt động nhiều và liên tục như dòng Standard nhưng chạy nhảy tinh nghịch thì 2 dòng khó mà địch lại.

Chó Poodle Teacup

Những dòng chó trên là những dòng chó phổ biến được công nhận. Nhưng dòng chó Poodle Teacup này thì không thuộc dòng Poodle. Sự xuất hiện của dòng Poodle Teacup này cũng rất là ngoài ý muốn. Khi dòng Poodle Toy sinh sản thì sẽ có vài con sinh non, teo tóp thiếu dinh dưỡng,… mà khi lớn lên chúng rất nhỏ. Poodle Teacup có chiều cao chỉ bé hơn 15cm và có cân nặng bé hơn 2kg.

Cần lưu ý rằng chó Poodle Teacup không phải lai giống mà thành mà nó là sự may mắn trong xui rủi. Những chú Poodle Teacup do thiếu dinh dưỡng nên sinh ra rất yếu và khó nuôi.

Chính vì sự nhỏ bé này, người yêu thích chó Poodle đã đặt tên là Teacup. Có nghĩa là nhỏ chỉ bằng chiếc cốc uống trà. Cũng vì kích thước nhỏ bé và khi sinh ra đã yếu nên chúng thường hay bệnh cũng như tuổi thọ không nhiều như 3 dòng chó chính thống trên.

Cũng chính vì điều này mà chó Poodle Teacup có giá khá cao bởi sự hiếm cũng như tính khó nuôi của nó. Nhưng bạn chăm sóc chúng cũng dể dàng vì chúng không cần không gian rộng lớn hay dắt đi chơi vì thể chất yếu của chúng.

Chó Poodle Tiny

Chó Poodle Tiny cũng là dòng không được công nhận như Poodle Teacup. Nhưng dòng Tiny lớn hơn và có sức khỏe hơn nhiều so với dòng Teacup.

Cũng giống như Poodle Teacup, Poodle Tiny cũng là do biến thể lỗi của Poodle Toy nhưng có kích thước lớn hơn Teacup. Những chú Tiny khi trưởng thành có cân nặng khoảng 3kg và cao tầm 20cm, với kích thước như thế những chú chó Tiny Poodle trong rất xinh xắn đáng yêu, bạn chỉ cần nhìn một chú Tiny đang nghịch ngợm thì có thể yêu chúng ngay từ giây phút đầu tiên ấy.

Chó poodle có bao nhiêu màu?

Chó poodle đen

Trong các màu lông Poodle thì màu đen là màu dể bắt gặp nhất ở chó Poodle. Nhưng nếu nói đúng nghĩa chó Poodle màu đen thực sự thì phải là loại lông chỉ một màu đen.

Khi Poodle thuần lông màu đen bạn sẽ thấy ở chúng ánh lên màu đen rất đẹp dù bạn có cắt tỉa lông như thế nào đi nữa! Đôi mắt hay mũi của chúng cũng sẽ ánh lên màu đen huyền bí rất dể thương.

Chó poodle trắng

Chó Poodle trắng sẽ có một màu lông trắng tinh khiết tựa như chó xù Nhật Bản vậy. Những chú chó Poodle lông trắng này sẽ có những nét thanh lịch đặt biệt mà các màu khác khó mà có được. Nhiều chú có thêm một vài đốm đen chấm phá trên nền trắng hoặc có nhiều chú Poodle lông trắng có nhuốm màu hoa mai cũng tạo nên nét đặc sắc trong màu lông thú vị này.

Chó poodle đỏ

Màu đỏ cũng là một màu mà các bạn có thể dể dàng nhìn thấy trên các chú Poodle, đặc biệt là Poodle Mini và Poodle Toy. Từ những năm 1980, Poodle màu đỏ này rất hiếm vì màu lông này dể bị phai theo tuổi tác của Poodle. Nhưng với sự phát triển như ngày nay, màu lông đỏ của Poodle trở nên dể dàng lai tạo hơn.

Chó poodle xám

Màu lông xám của chó Poodle rất hiếm gặp. Nhiều chú khi sinh ra đã có lông xám rồi. Nhưng cũng có nhiều chú có màu lông đen và sau 4 – 5 tuổi thì mới chuyển sang màu xám. Chính vì đặc điểm này mà màu xám trở thành màu hiếm trong những màu lông chó Poodle. Nên màu lông này được rất nhiều bạn yêu chó tìm kiếm săn lùng.

Vì màu lông xám này không phải tự nhiên mà có mà là do sinh sản may mắn mà ra nên việc bạn ít gặp là chuyện rất bình thường. Những chú chó màu lông này có giá rất cao, đâu đó rơi vào tầm 20 – 25 triệu nên nếu bạn sở hữu một con cũng là rất tuyệt vời rồi đó!

Chó Poodle màu bạc

Cũng giống nhau màu lông xám, chó Poodle lông màu bạc cũng được sinh ra từ chú Poodle màu đen và cũng là một màu hiếm. Nhưng khác với lông xám là bạn có thể thấy màu lông bạc này khi Poodle 2 tuổi. Hoặc khi 6 tuần tuổi, bạn có thể nhìn mặt hoặc bàn chân có chuyển hướng trắng hoặc phần lông ngoài từ từ sẽ rụng trong 2 năm tiếp theo và lộ ra màu bạc. Bạn có thể hình dung màu này kiểu màu xám nhưng nhạt hơn xám rất nhiều.

Chó Poodle màu bạc be (Silver Beige)

Chó poodle với bộ lông màu kem

Chó poodle màu cà phê Au Lait

Có nhiều chú chó Poodle may mắn được sinh ra với màu cà phê Au Lait. Đây là một màu được xem là hiếm và rất dể nhầm lẫn với màu bạc be của Poodle. Cũng có ở những chú chó Poodle có màu mắt là hổ phách tối nhưng màu café Au Lait lại nâu và sáng bóng hơn.

Chó Poodle màu nâu

Chó Poodle có màu lông nâu thường rất đậm và tối. Bạn sẽ không thể nào nhầm lẫn màu nâu này với màu đỏ hay màu café Au Lait được. Những chú chó Poodle màu lông nâu thường có mắt màu hổ phách sẫm. Ngoài ra, trên người chúng sẽ có những sắc tố đen ở lông hay ở mũi hoặc trên mọi điểm cơ thể của chúng.

Chó poodle lông màu mơ Châu Âu (Apricot)

Màu quả mơ là một màu khá là hiếm mặc dù nếu so ra về màu sắc thì màu này không được xem là lí tưởng. Vì màu lông Poodle thay đổi theo độ tuổi nên dù bạn có một chú chó màu lông mơ thì sau một thời gian, rất có thể nó sẽ chuyển sang màu kem hoặc màu đỏ. Chính vì điều này mà màu lông Apricot này được xem là một màu mới vì sự biến đổi của nó.

Chó poodle với màu lông bò sữa

Màu bò sữa của chó Poodle là màu lông pha trộn giữa trắng và đen. Nói là bò sữa vì nó không pha tạm kiểu lông trắng lẫn lông đen mà màu lông này sẽ thành từng đốm to như màu của con bò sữa. Đây không phải là màu chính thống của chó Poodle mà là do các bạn yêu chó đặc ra.

 Chó poodle màu nào đẹp nhất?

Có nhiều bạn hỏi mình chó Poodle màu nào đẹp nhất thì thực sự đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Vì vẻ đẹp là tùy vào mỗi người cảm nhận nên nếu đem ra so sánh giữa các màu thì mỗi người mỗi vẻ không thể phân biệt xấu đẹp được.

Chính vì vậy, nếu bạn hỏi mình chó poodle màu nào đẹp nhất thì theo ý kiến cá nhân của mình, mình thích màu kem và màu đen. Còn những bạn khác có thể là thích màu trắng hay màu đỏ, màu đen hay màu nâu thì đó là tùy vào sở thích của mỗi người.

Điều kiện sống và hoạt động của chó Poodle

Cách chăm sóc chó Poodle

Những lưu ý khi chăm sóc chó Poodle

Chó Poodle ăn gì?

Đây là điều quan trọng nhất trong việc nuôi dạy chó Poodle của bạn. Khi bạn biết được chó Poodle ăn gì thì bạn mới có thể chăm sóc tốt chúng. Với chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới đảm bảo cho Poodle có một sức khỏe tốt. Ngoài ra, thức ăn cũng là yếu tố tiên quyết quyết định bộ lông đó có đẹp hay không.

Tuy nhiên, với mỗi độ tuổi sẽ có thức ăn và chế độ khác nhau:

Poodle từ 2-3 tháng tuổi ăn gì?

Độ tuổi này là độ tuổi xuất chuồng của bé. Cho nên khi nhận bé từ nơi cung cấp về, bạn chỉ nên cho bé ăn thức ăn được nấu mềm và loãng như cháo hoặc sữa. Thức ăn khô cũng có thể thêm vào khẩu phần. Tuy nhiên bạn nên ngâm chúng thật mềm trước khi cho ăn.

Poodle từ 3-6 tháng tuổi ăn gì?

Giai đoạn này bạn nên bổ sung thêm thịt bò, thịt gà, thịt heo để cung cấp lượng Protein thiết yếu. Ngoài ra, các thực phẩm có chứa chất xơ cần có trong bữa ăn hằng ngày để tăng khả năng tiêu hóa của chúng. Bạn có thể cho chúng ăn thêm hột vịt lộn để có bộ lông đẹp và suôn mượt. Tuy nhiên, chỉ nên cho ăn từ 1-2 quả mỗi tuần để tránh chúng bị béo phì.

Poodle từ 6 tháng tuổi trở lên ăn gì?

Poodle ở độ tuổi này có hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Bạn nên tăng lượng thức ăn mỗi ngày để đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết như: Protein, vitamin, chất xơ, chất đạm…

Lưu ý quan trọng là bạn không nên cho chúng gặm xương đặc biệt là xương nhỏ và xương đã nấu chín. Vì chúng có thể cắn vỡ và dễ bị hóc xương cũng như đâm thủng ruột. Với xương còn sống thì có thể nhưng bạn phải để tâm và quan sát.

Và cho dù ở độ tuổi nào thì bạn cũng nên quan sát sức khỏe khi cho Poodle ăn. Nếu bé có triệu chứng rối loạn, tiêu chảy, nôn mửa thì bạn nên xem xét lại khẩu phần ăn của bé và thay đổi cho phù hợp.

Những thức ăn không nên cho chó Poodle ăn

Đồ ngọt: ví dụ như bánh, kẹo.. vì sẽ khiến Poodle chán ăn và không có cảm giác thèm ăn.

Đồ sống: với tất cả các loại đồ sống, bạn phải loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn của chúng. Bởi vì, đồ ăn sống chứa nhiều nguồn bệnh sẽ khiến chó Poodle nhiễm giun sán, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: bạn nên đợi đồ ăn nguội bớt rồi mới cho chúng ăn để tránh bị bỏng. Nếu quá lạnh thì nên hâm lại.

Tất cả các loại đồ ăn cay và hôi thiu. Những loại đồ ăn này cần phải loại bỏ triệt để ra khỏi khẩu phần ăn của Poodle.

Chó Poodle có ăn được hải sản không?

Đảm bảo cân nặng theo tiêu chuẩn

Bạn không nên cho chó Poodle ăn quá nhiều thức ăn trong ngày vì chúng rất dễ tăng cân.Một chú chó Poodle có ngoại hình mũm mỉm thì rất là thích nhưng cũng là hiểm họa của các căn bệnh nguy hiểm. Trong đó không thể không nhắc đến bệnh tim mạch, béo phì.

Bạn có thể áp dụng bài test sau đây để có thể ước chừng:

Khi đặt bàn tay vào hai bên xương sườn và ấn nhẹ, nếu bạn cảm nhận xương sườn thì ổn. Nếu không là béo phì và nếu cảm nhận rõ rệt thì cún cưng của bạn đang bị gầy.

Tuy nhiên, đây chỉ cách kiểm tra theo cảm nhận tương đối. Để biết chính xác hơn,bạn nên đưa chúng tới cơ sở thú y để được kiểm tra và tư vấn. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chế độ sao cho phù hợp.

Tăng cường tập thể dục, vận động

Chỉ khi chó Poodle được vận động nhiều, tiêu hao năng lượng thì chúng mới có cảm giác thèm ăn để bù lại lượng calo đã mất. Thể dục vừa giúp cho chúng tăng cường sức khỏe, giảm cân và tránh các bệnh xương khớp. Bạn có thể cho chúng chạy bộ hay bơi lội. Điều đó cũng giúp tăng khả năng gắn kết giữa bạn và chó Poodle.

Tuy nhiên, khi dắt chó Poodle đi tập thể dục , bạn cần lựa những nơi có không gian và sạch sẽ. Vì điều đó hạn chế cho Poodle nhà bạn lục lọi và cắn những thứ dơ bẩn có mặt tại nơi đó.

Không gian ở của Poodle

Trước khi rước em Poodle về, bạn cần chuẩn bị nơi ở cho chúng. Nơi ở phải đảm bảo không gian và sạch sẽ. Tốt nhất là bạn nên cho chúng một cái chuồng đầy đủ gối, mền để giúp chúng ngủ ngon.

Nơi ở cần phải có đủ độ ấm để tránh làm chúng bị cảm lạnh và mắc các bệnh về hô hấp. Bạn cũng nên dọn dẹp và vệ sinh không gian ở cho chúng thường xuyên. Vừa sạch sẽ vừa loại bỏ các loài bò chét, rận, ký sinh trùng gây bệnh.

Vệ sinh cá nhân

Việc tắm rữa và vệ sinh cho Poodle là điều rất quan trọng. Khi được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ phát triển khỏe mạnh hơn cũng như phòng được bệnh tật.

Bạn chỉ cần tắm cho chúng từ 1-2 lần mỗi tuần. Nên cắt tỉa lông định kỳ để có một bộ lông gọn gàng.

Ngoài ra, việc đánh răng sau khi ăn cũng nên áp dụng. Điều này vừa bảo vệ sức khỏe của chúng cũng như cho gia đình bạn. Nếu lỡ may, chó cưng của bạn một ngày nào đó cắn vào tay bạn thì cũng hạn chế được vi trùng.

Chích ngừa

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì chích ngừa cũng chiếm vị trí khá quan trọng trong cho việc phát triển khỏe mạnh.

Trên thế giới, có những loại vắc xin cần được tiêm cho chó Poodle cũng như các loại chó khác như:

Vacxin 5 bệnh phòng các bệnh sau:Care virus, Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm,ho cũi chó,phó cúm.

Vacxin 6 bệnh phòng các bệnh: 5 bệnh trên và thêm Leptospria

Vacxin 7 bệnh phòng các bệnh: 6 bệnh của vacxin 6 bệnh và thêm bệnh Coronavirus.

Hiện nay 2 loại vacxin được dùng phổ biến là vacxin 5 bệnh và vacxin 7 bệnh.

Dạy chó Poodle đi vệ sinh

Để tránh tình trạng, chó thải “ xyz” đằng trước, bạn đi dọn phía sau thì tốt nhất bạn cần dạy chúng đi vệ sinh đúng cách, đúng chổ. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo vệ sinh cũng như mỹ quan trong ngôi nhà của bạn. Sẽ như thế nào nếu một ngày trở về, xung quanh toàn shit và nước tiểu của chúng. Chắc hẳn bạn sẽ khó kiềm chế nổi cảm xúc và cơn giận của mình rồi.

Khi huấn luyện, bạn cần phải thật kiên nhẫn và chờ đợi.Thật khó để chúng thay đổi thói quen và bản năng chỉ trong1-2 lần. Thời gian huấn luyện cần phải ít nhất 7 lần và phải thật liên tục.

Điểm quan trọng là khu vực vệ sinh cho chúng cần phải giữ cố định. Không được thay đổi. Vì điều đó khiến chúng dễ quên nơi cần đi vệ sinh cũng như bạn phải tốn khá nhiều thời gian hơn.

Các đồ vật kèm theo cho giống chó Poodle

Dây dắt

Lồng nhựa, ba lô để di chuyển

Khi đưa bé ra ngoài thì ba lô hoặc lồng là vật dụng cần thiết.

Nếu quãng đường ngắn bạn nên dùng balo hoặc túi vận chuyển. Còn nếu vận chuyển quãng đường dài thì phải dùng lồng nhựa chuyên dụng cho vận chuyển.)

Cách vệ sinh lông cho chó Poodle

Vì chó Poodle là dòng chó săn thủy cầm ở Châu Âu nên bộ lông của nó rất dày và rậm. Đây chính là điều mà bạn cần thực sự quan tâm, đặc biệt là khi bạn nuôi chúng ở Việt Nam.

Cần chú ý vệ sinh lông chó, cắt tỉa cũng như tắm cho chúng thường xuyên. Về tắm, 1 tuần hãy tắm cho chúng 2 lần. Về cắt tỉa lông, 2 tháng nên cắt tỉa lông 1 lần và thường xuyên chải lông cho chó để lông chó không bị rối. Điều may mắn là dòng chó này ít rụng lông nên cũng đỡ cho bạn rất nhiều trong việc dọn lông cho chó.

Hãy chú ý là với các dòng chó như Toy Poodle, Tiny hay Teacup là những dòng chó yếu nên cần tắm vào buổi trưa cho đến trước chiều tối để chó không bị cảm lạnh và viêm phổi. Sau khí tắm bạn có thể lấy ráy tai cho chó, cắt móng và sấy lông cho khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chó một chút dầu thơm để lông chó trở nên mượt hơn.

Các bệnh chó Poodle thường gặp

Dị ứng

Chó Poodle rất dể bị dị ứng, đặc biệt là khi tiếp xúc với những thứ sau đây:

Bọ chét

Món ăn chúng không thích

Hít thở không khí

Vi khuẩn (hiếm khi gặp phải)

Khi bị dị ứng, Poodle thường có những dấu hiệu như ngứa ngáy khó chị, kích ứng da. Tiếp theo đó có thể là viêm loét và nhiễm trùng nếu chúng cố gắng gải ngứa.

Táo bón

Những chú chó Poodle cũng có thể bị táo bón. Điều này thường xảy ra ít nhất là 24h và nếu Poodle bị táo bón thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

Đau dạ dày

Khi Poodle bị đau dạ dày thì nó có rất nhiều dấu hiệu mà khó có thể biết chính xác được. Thường thì bạn nên chú ý bụng của chúng như thế nào. Với những trường hợp nhẹ là chúng chỉ bị đầy hơi và một chút đau bụng, mùi cũng khó chịu. Khi đau bụng chúng thường dể giận dữ hơn thường ngày.

Những Đặc Điểm, Tính Cách Giống Chó Toy Poodle Đẹp Của Pháp

Chó Toy poodle có nguồn gốc từ Pháp. Mặc dù vậy, hiện này nguồn gốc của chó Toy Poodel vẫn còn đang là điều bí ẩn khi nhiều nước khác nhau nhận đó là giống chó của đất nước họ như Đức, Đan mạch, Hunggary… Chó Toy Poodle đã được biết đến tại Tây Âu từ hơn 400 năm.

Bộ lông của Chó Poodle có thể cắt tỉa theo 3 trường phái cơ bản: “pet clip” (or puppy clip), với bộ lông tươgn đối ngắn toàn thân; “English saddle” clip, và “Continental” clip với phần sau của thân cắt gần như trọc, chỉ để lại phần lông ở mắt cá chân, trên hông và chỏm đuôi. Các kiểu cắt tỉa khác không được chấp nhận trong các cuộc thi. Poodle là loại CHÓ CẢNH có bộ lông xoăn, các màu đen, blue, bạc, xám, kem, vàng mơ, đỏ, trắng, nâu hoặc cà phê sữa. Đặc biêt là chỉ chấp nhận bộ lông đồng màu. Đuôi thẳng, giương cao hoặc bị cắt ngắn ½. Huyền đề luôn bị cắt bỏ từ bé. Chân nhỏ, hơi cong, có màng với các ngón chân cong. Tai dài, phẳng và rộng, ép sát vào đầu. Mắt đen hoặc nâu, rất sống động. Đầu dài, cổ khỏe và hơi cong. chó Poodle đẹp là có chiều dài gần bằng chiều cao tính từ vai xuống.

– Dòng Standard Poodle: Cao:45-60 cm, Cân nặng:20-32 kg – Dòng Mini Poodle: Cao: 11-15 inches (28-38 cm.), Cân nặng: 15-17 pounds (7-8 kg.) – Dòng chó Toy Poodle: Cao: 24 – 28 cm (lý tưởng là 25 cm), Cân nặng 3-4kg Ngoài ra, còn có dòngCHÓ TinyPoodle, Teacup Poodle với kích thước và trọng lượng nhỏ hơn cả Toypoodle. Vì có kích thước nhỏ nên rất được người nuôi ưa chuộng, dễ nuôi trong điều kiện chật hẹp của nhà phố. Tuy nhiên 2 dòng này khá hiếm nên giá cả khá cao và dao động rất lớn so với các dòng chó Poodle còn lại. Các dòng Toy, mine, teacup Poodle khi còn nhỏ rất khó phân biệt, nên việc mua cần có lựa chọn nơi có uy tín, xem xét cẩn thận. Dòng Tiny và Teacup: Chiều cao: dưới 22 cm, Cân nặng: dưới 3 kg

Giống Chó Poodle là giống chó vui vẻ, cực kỳ thông minh, nhạy cảm và rất dễ huấn luyện. Vì vậy nên hay được các gánh xiếc sử dụng. Một số khá hòa thuận với trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể gặp cá thể hơi cáu kỉnh. Vì vậy nên chú ý đến nguồn gốc khi mua chó con, thậm chí nên hỏi kỹ về ông bà của chúng. Đây là giống chó trông nhà rất tốt, mặc dù có thân hình bé nhỏ. Có trí thông minh xếp hạng 2/ 400 giống chó thuần chủng trên thế giới. Lông xù, mềm, mịn… đặc biệt là không rụng, không hôi nên rất sạch sẽ, phù hợp nuôi trong các căn hộ, nhà phố. Bản tính hiền lành, cảnh giác cao nên vừa thích hợp trông nhà, vừa làm cảnh. Yêu quí con người, rất quấn chủ, trung thành tuyệt đối

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Đặc Điểm Về Ngoại Hình, Tính Cách Và Kinh Nghiệm Nuôi Chó Nhật trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!