Xu Hướng 6/2023 # Những Căn Bệnh Hay Gặp Ở Chó Becgie Chủ Nuôi Nên Nắm Rõ # Top 9 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Căn Bệnh Hay Gặp Ở Chó Becgie Chủ Nuôi Nên Nắm Rõ # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Những Căn Bệnh Hay Gặp Ở Chó Becgie Chủ Nuôi Nên Nắm Rõ được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó Becgie Đức (German Shepherd) tuy sở hữu ngoại hình to lớn cùng sức khỏe dẻo dai nhưng cũng không tránh khỏi việc mắc một số căn bệnh hay gặp như: bệnh ho cũi, Parvo, Carre, dại, … Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, sức khỏe chó Becgie Đức sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Đường ruột là căn bệnh phổ biến ở bất kỳ giống chó nào. Những chú Becgie con từ 2-4 tháng tuổi sẽ là đối tượng bị mắc nhiều nhất. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng chó Becgie.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm ruột được gây nên bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số nguyên nhân chính được xác định như sau:

Do chó Becgie ăn phải đồ ăn, nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli, … Các loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể chó Becgie sẽ trú ngự và phát triển trong hệ thống đường ruột. Chúng gây hại cho niêm mạc đường tiêu hóa, lâu dần gây bệnh viêm đường ruột cấp.

Do chủ nuôi cho chó Becgie con ăn thịt sống hoặc các loại đồ ăn khó tiêu hóa như: xương gà, xương bò, da lợn, mỡ bò, … Chó Becgie vô tình ăn phải đồ ăn mất vệ sinh, hết hạn sử dụng, nước uống bẩn, …

Do các loại virus care, parvo hay virus viêm gan truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể chó Becgie gây bệnh. Khi bệnh viêm ruột là do nguyên nhân này thì tính mạng chó Becgie nhà bạn đang gặp nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh

Biểu hiện đầu tiên là chó Becgie ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Chúng mệt mỏi, uống nhiều nước, sốt cao 39,5 – 40oC kèm theo những cơn run rẩy liên tục, huyết áp giảm.

Biểu hiện tiếp theo là hiện tượng tiêu chảy đi đôi với nôn mửa trong nhiều ngày. Dấu hiệu này cho thấy chó Becgie đang bị viêm nhiễm phần ruột non. Còn khi xuất hiện biểu hiện nặng như đau dữ dội vùng bụng dưới, bụng trướng to thì khả năng cao đã bị xuất huyết phần ruột già.

Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó Becgie bị mất nước nên mắt trũng, bụng thóp, da nhăn nheo. Mất nước còn nguy hiểm hơn bỏ ăn rất nhiều lần. Nếu chó Becgie không được điều trị kịp thời có thể chết sau một vài ngày.

Thời kỳ cuối của bệnh, chó Becgie khi đi vệ sinh sẽ có mùi tanh hôi khó chịu. Phân lỏng có màu bất thường như xanh đậm hay đen. Trường hợp nặng, chó Becgie đi ngoài ra máu, thân nhiệt giảm mạnh, nhịp tim tăng cao. Giai đoạn này chó không còn đi được nữa, khả năng chữa khỏi gần như không còn.

Cách điều trị

Để cách điều trị được hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh là gì? Với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có cách chữa trị khác nhau. Một số cách điều trị bệnh viêm ruột được đưa ra như sau:

Khi phát hiện chó Becgie mắc bệnh đường ruột thì ngay lập tức cho chúng ngừng ăn trong vòng 24 giờ để ổn định lại hệ thống đường ruột. Cho chó Becgie ăn sẽ khiến bệnh càng trở nặng hơn. Thay vào đó cho uống nước càng nhiều càng tốt.

Nếu chó Becgie có triệu chứng nôn thì dùng thuốc Anticholinergic và thuốc an thần như: Chlopromazin hoặc Metoclopramil. Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy thì dùng một số loại thuốc hỗn hợp như: Kaolin và Pectin, hoặc Bismuth Subcarbonate ….

Khi chó Becgie bị tiêu chảy thì nên truyền dịch và chất điện giải cho chúng để bù lại lượng nước đã mất. Có thể cho dùng theo đường uống nếu chú chó nhà bạn không chịu cho truyền.

Nếu nguyên nhân là do các loại vi trùng, vi khuẩn gây viêm nhiễm thì nên dùng các loại thuốc kháng sinh thông thường như: Kanamixin hay Têtramixin.

Trong quá trình điều trị, hãy cho chó Becgie uống thêm các loại thuốc bổ, tăng cường hệ miễn dịch như: vitamin B1, Bcomlex, ADE Bcomlex. Trong thời gian chúng bị bệnh, cần phải chăm sóc và nuôi dưỡng thật tốt để nâng cao sức đề kháng.

Lưu ý: Nên dùng thuốc với liều lượng theo đơn của bác sĩ. Khi không có kinh nghiệm thì không nên tự ý chữa trị tại nhà. Hãy đưa chú Becgie của bạn đến phòng khám thú y để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Cách phòng tránh bệnh

Bệnh đường ruột hay gặp nhất ở chó Becgie dưới 6 tháng tuổi khi hệ thống tiêu hóa của chúng chưa hoàn thiện. Với nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để biết cách phòng tránh cho hiệu quả:

Cho chó Becgie ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không cho ăn thịt sống vì trong thịt sống chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho đường tiêu hóa.

Không cho chó ăn thức ăn thừa, hết hạn sử dụng, nấm mốc. Bát ăn, khay uống cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần ăn. Nên rọ mõm chó Becgie khi cho ra ngoài đề phòng trường hợp chúng ăn phải rác thải hay uống nước bẩn.

Bắt đầu tẩy giun sán định kỳ cho chó Becgie khi chúng được 2 tuần tuổi. Cứ 3- 4 tháng tẩy lại 1 lần để tránh các loại giun móc ký sinh gây nên bệnh viêm ruột ở chó.

Nếu nguyên nhân là do các loại virus Carre, Parvo hay virus viêm gan thì chỉ tiêm phòng vaccine mới có thể phòng tránh chúng.

Cho chó Becgie đi khám sức khỏe định kỳ để rà soát bệnh.

Bệnh hạ bàn chân ở chó Becgie

Hạ bàn chân là căn bệnh hay gặp ở những giống chó có ngoại hình to lớn như Becgie. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi mắc phải, những chú chó sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Bệnh cũng gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình, làm giảm giá trị của chó Becgie đi rất nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh

Có 3 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân lớn nhất gây bệnh hạ bàn chân ở chó Becgie là do thiếu canxi trầm trọng khi cơ thể chúng không tự tổng hợp được canxi (có thể vì thiếu vitamin D). Hoặc do chó Becgie bị nhốt trong nhà một thời gian dài, không hấp thụ được ánh sáng mặt trời tự nhiên để tổng hợp canxi trong cơ thể.

Nguyên nhân thứ hai, chó Becgie lười vận động, chỉ ăn và nằm một chỗ, cơ thể bị béo phì gây nên bệnh hạ bàn chân. Chủ chó lười dắt chúng ra ngoài đi dạo, nhốt trong chuồng trong một thời gian dài không cho chạy nhảy, nô đùa.

Nguyên nhân cuối cùng là do di truyền. Chó bố mẹ, ông bà đã từng mắc bệnh hạ bàn chân thì chó con sinh ra khả năng mắc bệnh cũng khá cao.

Triệu chứng bệnh

Chó Becgie gặp khó khăn khi di chuyển, dáng đi xiên xẹo, không đứng vững. Hai chân trước hoặc hai chân sau bị gập hẳn xuống. Khớp xương bị biến dạng hoàn toàn.

Những chú Becgie bình thường sẽ đứng bằng đệm bàn chân nhưng khi mắc bệnh hạ bàn, xương chân bị gập xuống, chúng sẽ đứng trên cả khớp chân. Trường hợp nặng, xương phần cổ chân có thể bị hạ gập hoàn toàn và chạm đất, gây đau đớn cho chó Becgie khi di chuyển.

Cách điều trị

Bệnh hạ bàn chân ở chó Becgie rất khó điều trị và gần như để lại tật suốt đời cho bất kỳ chú chó nào mắc phải. Thời gian điều trị bệnh cũng kéo dài, đòi hỏi sự kiên nhân của chủ nuôi. Đối với những chú Becgie nhỏ từ 2-6 tháng tuổi thì cơ hội chữa khỏi sẽ cao hơn. Chó càng lớn thì việc điều trị càng khó.

Phương pháp đơn giản điều trị khi chó Becgie bị hạ bàn như sau:

Tích cực dẫn chó đi dạo vào buổi sáng sớm vào khoảng thời gian 5h30 – 7h – thời điểm tốt nhất để chó Becgie có thể tắm nắng. Ánh nắng giúp cơ thể chúng hấp thu vitamin D, hỗ trợ tổng hợp canxi tốt hơn.

Khi chó Becgie bị hạ bàn, chúng thường nằm yên một chỗ vì di chuyển rất khó khăn. Chủ chó bắt buộc phải dẫn chúng ra ngoài cho luyện tập thể dục mỗi ngày. Bắt chúng đi lại, chạy nhảy để bệnh hạ bàn không trầm trọng hơn.

Bổ sung canxi cho chó bị hạ bàn bằng các loại thuốc viên, thuốc uống hoặc truyền canxi trực tiếp. Thay đổi khẩu phần ăn cho chó Becgie. Tăng cường thêm các loại thực phẩm bổ sung canxi như: phô mai, xương ống, sữa uống, ...

Chủ chó cũng nên thường xuyên nắn bóp chân cho chó Becgie. Hỗ trợ giúp chúng đứng bằng nệm bàn chân giống như những chú chó bình thường.

Cách phòng tránh

Để phòng tránh bệnh hạ bàn, chủ chó cần chú ý nhiều hơn đến quá trình chăm sóc chó Becgie hàng ngày. Phải biết cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. Giảm lượng chất béo xuống và tuyệt đối không được thiếu canxi.

Ngoài ra, bạn cũng nên dành nhiều thời gian để đưa chó Becgie đi dạo thường xuyên. Mục đích là để tắm nắng và vận động. Tránh trường hợp nhốt trong nhà quá lâu. Nên nuôi chó Becgie tại những ngôi nhà có sân vườn rộng rãi để chúng có thể chạy nhảy bất cứ lúc nào. Giống chó to lớn như Becgie thì không nên nuôi ở những căn hộ nhỏ như chung cư.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là do virus dại thuộc họ Rhabrovirus gây nên. Chúng xâm nhập và tồn tại trong cơ thể chó Becgie từ 2-8 tuần sau đó mới phát bệnh ra ngoài. Nếu chó Becgie bị lây bệnh thông qua vết cắn thì thời gian ủ bệnh sẽ rút ngắn chỉ còn 10-15 ngày.

Bệnh dại có thể gặp ở bất kỳ loài động vật nào, kể cả con người. Bệnh thường gặp nhất là ở chó với 97%, các loài khác là 3%. Những loài động vật hoang dã như: chó sói, mèo rừng, cáo, … khả năng mắc bệnh dại là rất cao.

Triệu chứng bệnh

Bệnh dại ở chó Becgie thường được biểu hiện qua hai giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh

Chó Becgie bị nhiễm virus dại thường có thời gian ủ bệnh trong vòng 10-15 ngày. Bệnh trong giai đoạn này không có bất kỳ biểu hiện gì. Chó Becgie vẫn ăn uống, chạy nhảy và nô đùa như bình thường.

Việc chẩn đoán bệnh dại trong giai đoạn này thật sự khó khăn. Bạn chỉ có thể phát hiện khi đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Phát hiện trong thời kỳ ủ bệnh khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn.

Thời kỳ phát bệnh

Thời kỳ phát bệnh thường được chia thành 2 thể là: thể điên cuồng và thể bại liệt:

Thể điên cuồng với các biểu hiện: mắt đỏ ngầu, cằm trễ, chảy dãi, sùi bọt mép trắng xóa như bọt xà phòng. Tâm trạng chó bất thường, lúc bình thường, lúc lên cơn dữ dội, lao như điên vào người để cắn xé. Chó dại thường sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung, ăn bậy bạ, phát điên nhiều lần trong ngày.

Thể bại liệt với các biểu hiện nặng như: liệt bốn chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do, nằm lì 1 chỗ. Sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên thì khoảng 3-5 ngày, chó Becgie mắc bệnh dại sẽ chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.

Cách điều trị

Hầu hết chó Becgie mắc bệnh dại đều không thể chữa trị được. Tất cả trường hợp phát hiện bệnh đều đã ở trong giai đoạn nặng với những triệu chứng như: điên loạn, chảy dãi, bại liệt, … Cách tốt nhất đối với chó Becgie mắc bệnh dại là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bệnh dại có thể lây qua người nếu bị chó Becgie cắn. Trước khi đến bác sĩ thú y để thăm khám và tiêm phòng vacine, nên tìm cách sơ cứu tại chỗ để virus dại không ăn sâu vào máu. Một số cách sơ cứu khẩn cấp khi bị chó Becgie dại cắn như sau:

Để người bị chó cắn ngồi im tại chỗ, không được cử động mạnh. Trấn an tinh thần để người đó không bị hoảng loạn mà chạy nhảy lung tung.

Tiếp theo, bạn quan sát vết thương để biết được mức độ nguy hiểm. Vết thương có chảy máu không? Vị trí cắn ở đâu? Vết thương có sâu không?

Sau khi quan sát, rửa sạch vết thương bằng nước sạch cùng xà phòng diệt khuẩn. Dùng thêm oxy già hay nước muối rửa tiếp một lần nữa. Dùng bông sạch lau nhẹ nhàng, thấm khô vết thương để sát khuẩn.

Nếu vết thương bị chảy máu quá nhiều thì nên nâng cao vùng có vết thương. Đồng thời, lập tức dùng miếng vải sạch băng bó vết thương để cầm máu.

Sau khi hoàn thành việc sơ cứu cơ bản, bạn cần đưa ngay người bị chó cắn đến bác sĩ thú y để được theo dõi trong vòng 48 tiếng. Nếu xác định đã nhiễm virus dại thì sẽ được tiêm phòng liệu trình 3 mũi phòng tránh bệnh dại ở người.

Cách phòng tránh

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh dại là tiêm phòng vacine đầy đủ cho chó Becgie ngay khi chúng còn nhỏ. Chó khi được tiêm phòng 99% không còn lo sợ dại. Lộ trình tiêm được đưa ra như sau:

Tiêm lần đầu khi chó Becgie đủ 4 tuần tuổi. Lặp lại các mũi tiêm mỗi năm một lần để phòng tránh bệnh hiệu quả.

Nếu chó Becgie con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì thời điểm tiêm là khi chúng đủ 3 tháng tuổi. Vẫn cần nhắc lại mỗi năm một lần.

Khi dắt chó Becgie ra ngoài, bạn nên dùng rọ mõm và dây xích để kiểm soát chúng. Tuyệt đối không cho chạy rông ngoài đường. Tránh trường hợp chó Becgie tấn công và cắn người lung tung. Bạn không thể biết chắc chắn chú Becgie nhà mình liệu có đang ủ bệnh dại hay không?

Một số bệnh khác ít gặp hơn

Bệnh ho cũi ở chó Becgie: Những chú Becgie con dưới 6 tháng tuổi với hệ miễn dịch yếu là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh thường phát triển khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều gây ẩm ướt, nấm mốc. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, bạn có thể tiêm phòng để phòng tránh tốt hơn.

Bệnh ghẻ ở chó Becgie: Ghẻ là căn bệnh về da khá nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh là do chó Becgie không được chủ nuôi giữ vệ sinh sạch sẽ hay tắm rửa thường xuyên dẫn đến virus ghẻ làm mủ trong da, gây ngứa ngáy khó chịu. Lâu dần, lông rụng nhiều dẫn đến trơ trụi rất mất thẩm mĩ. Bệnh ghẻ có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng.

Bệnh thiếu Vitamin ở chó Becgie: Một số loại vitamin quan trọng trong quá trình phát triển của chó Becgie bao gồm: B1, D, C. Khi bị thiếu vitamin, chó Becgie sẽ xuất hiện các triệu chứng chán ăn, gầy gò, giác mạc mờ đục, da mẩn đỏ, thiếu máu, rối loạn thần kinh. Để phòng tránh, bạn có thể bổ sung trực tiếp vitamin cho chó Becgie thông qua các loại thuốc uống. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng cần khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Bệnh Care, Parvo: Đây là 2 căn bệnh nguy hiểm ở chó Becgie. Bệnh có thể giết chết bất kỳ chú chó nào mắc phải và là nỗi sợ hãi của rất nhiều chủ nuôi. Tuy nhiên, bệnh chỉ bắt gặp ở những chú chó chưa tiêm phòng. Bạn có thể phòng tránh 98% nếu tiêm phòng đầy đủ cho chó Becgie ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Một Số Căn Bệnh Hay Gặp Ở Chó Rottweiler

Giống chó Rottweiler được đánh giá là giống chó dễ nuôi và sống khá khoẻ mạnh trong suốt cuộc đời của mình. Chúng ăn uống tốt và ít khi bị bệnh, chi phí y tế bỏ ra hàng năm không quá cao. Song chủ nuôi cũng không nên lơ là vì một số ít trường hợp chó Rottweiler cũng hay mắc phải những căn bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm như: loạn sản xương hông, dị ứng, …

Bệnh loạn sản xương hông

Bệnh loạn sản xương hông trong Tiếng Anh có tên gọi là HD&ED. Bệnh hay gặp ở những giống chó có ngoại hình to lớn như: Great Dane, Becgie và đặc biệt là Rottweiler. Những giống chó bé cũng có nguy cơ mắc nhưng xác suất cực kỳ thấp. 1000 bé thì mới gặp 1-2 trường hợp.

Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguyên nhân khác có thể là do yếu tố bên ngoài tác động vào như chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc chó Rottweiler của chủ nuôi không hợp lý. Chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết hay chó Rottweiler không được vận động thường xuyên, …

Dấu hiệu nhận biết

Khi mắc bệnh loạn sản xương hông, các khớp xương của chó Rottweiler sẽ phát triển lệch lạc và không có sự liên kết. Lâu dần, dẫn đến hiện tượng trật khớp, thoái hoá khớp. Gây đau đớn cho chó Rottweiler mỗi khi di chuyển. Nặng hơn thì bị què.

Những dấu hiệu của bệnh này thường chỉ xuất hiện khi chó Rottweiler trên 4 tháng tuổi -giai đoạn bắt đầu phát triển. Tuỳ vào thời điểm phát hiện mà bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau như:

Dấu hiệu đầu tiên (có thể tự quan sát bằng mắt) là các khớp xương của chó Rottweiler bị lệch hẳn khỏi khung xương và không có sự liên kết với nhau.

Chó Rott ít vận động. Đi lại và chạy nhảy gặp nhiều khó khăn. Chúng tỏ ta đau đớn mỗi khi bước đi.

Chó Rottweiler đi khập khiễng. Khi đi, xương vùng chậu đung đưa qua lại bất thường. Hai chân sau thường chụm lại khi di chuyển.

Cơ bắp đùi sau ngày càng teo lại. Trong khi, cơ bắp vai trước phát triển mạnh do trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn về hai chi trước.

Cách điều trị

Khi thấy bé Rottweiler xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời. Các phương pháp chuẩn đoán bệnh có thể là thử máu hay chụp X-quang. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị cho hiệu quả.

Đa phần, bệnh loạn sản xương hông ở chó Rottweiler đều được điều trị bằng cách phẫu thuật mở khung xương chậu. Sau đó, nắn chỉnh hoặc thay thế xương bị thoái hoá, viêm nhiễm để ổn định lại cấu tạo khớp xương. Mỗi ca phẫu thuật đều khá cầu kỳ và rắc rối. Bác sĩ thú y thực hiện phải là người có tay nghề cao. Bạn nên đưa bé Rottweiler nhà mình đến những trung tâm thú y uy tín để đảm bảo an toàn khi chữa trị.

Cách phòng tránh

Bệnh loạn sản xương hông ở chó Rottweiler nếu do di truyền thì rất khó để phòng tránh và ngăn chặn. Cách tốt nhất là ngay từ khi chọn giống, bạn nên chọn chó bố mẹ khoẻ mạnh, có xuất xứ rõ ràng. Biết được chó ông bà thì càng tốt. Nếu nguồn giống tốt thì khả năng chó Rottweiler con ra đời mang bệnh là cực kỳ thấp. Khi đi mua, bạn nên chọn những bé Rott có nguồn gốc, giấy tờ gia phả chứng nhận sức khoẻ đầy đủ để được đảm bảo.

Trường hợp bệnh loạn sản xương hông phát triển do các yếu tố bên ngoài thì chủ nuôi nên chú ý đến cách chăm sóc, chế độ ăn cho chó Rottweiler thật hợp lý. Cung cấp cho chúng đầu đủ canxi và protein trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Đồng thời, giảm lượng tinh bột và chất béo xuống. Chó Rottweiler béo phì thì khả năng mắc bệnh cao hơn những bé bình thường. Nên cho chúng ra ngoài nô đùa, chạy nhảy mỗi ngày cũng là cách rất tốt để phòng tránh bệnh loạn sản xương hông.

Một cách phòng tránh nữa là đưa bé Rottweiler đến các trung tâm thú y để tra sức khoẻ định kỳ nhằm rà soát bệnh. Nhất là trong giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi (giai đoạn xương phát triển mạnh mẽ nhất).

Bệnh xoắn dạ dày chướng hơi

Bệnh xoắn dạ dày chướng hơi ở chó có tên tiếng Anh là GDV Gastric Dilatation-Volvulus. Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều chủ nuôi khi bệnh tiến triển nhanh. Dù được phát hiện kịp thời thì khả năng tử vong cũng cao, lên tới 25-33%. Thông thường, những giống chó càng to thì khả năng mắc bệnh càng cao. Những giống chó nhỏ thì hiếm hơn. Khả năng mắc bệnh xoắn dạ dày của chó Rottweiler lên tới 41% và thường gặp ở chó lớn hơn là chó con.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xoắn dạ dày ở chó chưa được đưa vào nghiên cứu nên đến nay nguyên nhân của bệnh vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Các bác sĩ thú y đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều có một quan điểm chung như sau:

Chó Rottweiler vận động mạnh sau khi ăn no, thúc đẩy nhanh quá trình lên men của thức ăn, tiết ra nhiều khí hydrocacbon trong dạ dày. Giàu hydrocacbon sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh chướng hơi khi khí này không kịp thoát ra ngoài thông qua cuống họng và ruột. Ngoài ra, chó Rottweiler vận động mạnh cũng khiến dạ dày đung đưa và lộn vòng. Hậu quả đầu vào và đầu ra bị thắt lại dẫn đến chứng bệnh xoắn dạ dày.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân lý giải bệnh trên cũng chỉ đúng một phần. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành với 882 chú chó mắc bệnh được hỏi thì có tới 506 chú bị bệnh trong lúc ngủ hoặc lúc tĩnh lặng và chỉ có 262 bé mắc bệnh là do hoạt động nhiều sau ăn.

Dấu hiệu nhận biết

Đây là căn bệnh nguy hiểm đối với chó Rottweiler. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì khả năng tử vong cao. Chủ nuôi cũng nên có kiến thức để nhận biết bệnh vì triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh xoắn dạ dày ở chó Rottweiler được đưa ra như sau:

Chó Rottweiler bỗng dưng bị chướng bụng bất thường. Dùng tay ấn vào thì cảm giác phần bụng trên đầy hơi như quả bóng. Trong khi phần bụng dưới cứng và rắn. Mỗi lần ấn, chó biểu lộ sự đau đớn dữ dội, tâm trạng hốt hoảng, lo sợ.

Chó Rott nôn mửa nhưng chỉ ra chất bọt dãi trắng vì lúc này dạ dày đã bị xoắn lại và không thể cho ra thức ăn.

Sau một vài giờ bị xoắn dạ dày, chó Rottweiler có dấu hiệu sốc như: cơ thể run rẩy, niêm mạc mắt và miệng tím tái, rối loạn nhịp tim, khó thở hoặc thở gấp do bị ứ huyết. Lúc này, nếu không sơ cứu kịp thời thì khả năng tử vong cao.

Khi xuất hiện triệu chứng khó thở thì chó Rottweiler có thể chết sau một vài giờ không được sơ cứu. Nguyên nhân do dạ dày bị tổn thương và ứ huyết nghiêm trọng, sưng lá lách, tụ máu ở gan và sưng túi mật.

Cách điều trị

Bệnh khá nguy hiểm nên tốt nhất khi phát hiện, bạn nên đưa bé Rottweiler đến ngay bác sĩ thú y để chữa trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ căn cứ trên triệu chứng lâm sàng và hình ảnh chụp X-quang dạ dày để đưa ra pháp đồ điều trị. Cụ thể như sau:

Đặt ống thông từ dạ dày lên miệng để thoát hơi nhằm giải quyết tình trạng chướng bụng tạm thời.

Cho uống thuốc chống sốc, ổn định nhịp tim. Truyền nước bù điện giải, cân bằng lại huyết áp.

Phẫu thuật cấp cứu mở xoắn dạ dày để lưu thông hệ tiêu hoá. Thực hiện càng sớm càng tốt khi chó Rottweiler chưa có biểu hiện sốc thì mới hiệu quả.

Điều trị kháng sinh và theo dõi sau phẫu thuật. Tuyệt đối không cho ăn ngay mà nên truyền dịch để dạ dày ổn định lại.

Trường hợp chưa thể đưa ngay đến bác sĩ thú y thì bạn nên tìm cách sơ cứu tại chỗ như sau:

Đầu tiên, đặt chó Rottweiler nằm nghiêng sang một bên.

Sát trùng phần da bụng bằng cồn y tế.

Sau sơ cứu thì nên đưa ngay chó Rottweilet đến bác sĩ thú y để phẫu thuật kịp thời.

Cách phòng tránh

Phòng tránh bệnh xoắn dạ dày chướng hơi ở chó Rottweiler rất quan trọng vì một khi mắc phải thì khả năng chữa khỏi không cao. Chủ chó nên lưu ý những điều sau đây để biết cách phòng tránh tốt nhất:

Đưa chó Rottweiler đi thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên. Đồng thời chụp X-quang dạ dày định kỳ để rà soát nguy cơ mắc bệnh.

Đối với chó Rottweiler thì chỉ nên cho ăn 2-3 bữa trên ngày với lượng thức ăn vừa đủ. Tuyệt đối không cho ăn quá no trong 1 bữa.

Không cho chó Rott vận động hay làm việc nặng ngay sau ăn no. Tốt nhất, nên cách bữa ăn khoảng 2h để dạ dày kịp tiêu hoá.

Tránh cho ăn các loại thức ăn dễ lên men, đầy hơi, giàu đạm, giàu chất béo. Có thể cho uống thêm các loại thuốc chống ợ hơi dạ dày ở chó như Gasex trước khi vận động.

Chủ động phẫu thuật nếu chú Rottweiler nhà bạn có nguy cơ mắc bệnh xoắn dạ dày chướng hơi, mặc dù chưa xuất hiện những biểu hiện bên ngoài.

Dị ứng nằm trong số những căn bệnh hay gặp ở chó Rottweiler. Nhất là khi bạn nuôi dưỡng chúng tại môi trường nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng có thể giết chết bất kỳ chú chó nào nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Các tác nhân gây bệnh dị ứng ở chó Rottweiler được đưa ra như sau:

Do các tác nhân bên ngoài môi trường như: cây cỏ, phấn hoa, lông chim hoặc lông gia cầm, …

Do các loại thức ăn không phù hợp như: hải sản, rau củ quả, bột lúa mì, nấm độc, … Thực tế, có khá nhiều chú chó Rottweiler bị dị ứng thức ăn nhưng chủ nuôi thường ít để ý, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Do sử dụng loại sữa tắm không phù hợp, chứa nhiều chất gây kích ứng dẫn đến dị ứng da.

Do các loại ký sinh trùng như: bọ chét, ve chó, rận, vắt trú ẩn trên da. Lâu dần, gây viêm nhiễm, chảy mủ và dị ứng da.

Dấu hiệu nhận biết

Một số dấu hiệu bệnh dị ứng ở chó Rottweiler chủ nuôi có thể nhận biết bằng mắt thường như sau:

Da chó Rottweiler bị nổi mẩn đỏ và ngứa liên tục. Chúng thường xuyên dùng răng để gặm nhấm và gãi ngứa trên da.

Chảy nước mắt và nước mũi liên tục. Mặt và bốn chân sưng to, ửng đỏ.

Bệnh nặng, chó Rottweiler có thể xuất hiện triệu chứng cấp như: thở gấp, nôn mửa, tiêu chảy, tim đập nhanh, … Trầm trọng hơn có thể hôn mê, truỵ tim mạch, thậm chí tử vong.

Cách điều trị

Khi phát hiện chó Rottweiler bị dị ứng, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa trị hiệu quả. Phương pháp điều trị bệnh được đưa ra như sau:

Dùng thuốc kháng Hystamine: Promethazine (các biệt dược là: Phenergan, Pipolphen) liều tiêm 0,2 – 0,4 mg / kg thể trọng. Nên dùng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ thú y.

Dùng các loại thuốc bổ trợ như: Vitamin C, Canxi Clorua (dùng theo đường chuyền).

Dùng thuốc điều trị tiêu hoá nếu xuất hiện triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy cấp. Đồng thời truyền chất điện giải để bù lại lượng nước đã mất.

Dùng thuốc kháng sinh nếu da có hiện tượng bị viêm nhiễm nghiêm trọng như chảy mủ, lở loét.

Nếu do các tác nhân bên ngoài như: phấn hoa, lông chim, nước hoa, … thì lập tức loại bỏ chúng khỏi môi trường xung quanh.

Nếu nguyên nhân do thức ăn thì cần ép chúng nôn hết ra và không cho ăn trong vòng 24h đầu.

Cách phòng tránh

Để phòng tránh bệnh dị ứng ở chó Rottweiler hiệu quả, bạn nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có cách phòng tránh khác nhau. Cụ thể như sau:

Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi môi trường sống xung quanh bé cún.

Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh dị ứng thuốc.

Nếu cho chó Rott ăn một loại thức ăn nào đó và thấy biểu hiện bất thường thì cần loại ngay chúng khỏi các bữa ăn hàng ngày.

Chủ nuôi cần biết cách phòng ngừa các loại ký sinh trùng trên da bằng cách bôi hoặc tiêm thuốc định kỳ. Đồng thời, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và chải chuốt lông cho chó Rottweiler thường xuyên.

Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh chó Rottweiler. Nhất là nơi ngủ nghỉ, ăn uống.

Nên sử dụng các loại sữa tắm chiết suất từ các thành phần tự nhiên để tránh kích ứng, gây dị ứng da.

Những Bệnh Hay Gặp Ở Chó Alaska

Giống cảnh khuyển Alaska Malamute hiện đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Chúng có sức khỏe khá tốt, không kén ăn nhưng đôi khi cũng hay mắc những căn bệnh phổ biến. Tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng khiến chủ nuôi phải phiền lòng.

Bệnh sốc nhiệt

Alaska là giống cảnh khuyển có nguồn gốc từ vùng đất Siberia lạnh giá nên chúng sở hữu cho mình một bộ lông dày 2 lớp vô cùng ấm áp. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề nan giải cho những người yêu thích giống cảnh khuyển này tại Việt Nam – đất nước có khí hậu nóng ẩm. Những bất cập về thời tiết dễ khiến bé cún của bạn bị sốc nhiệt và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Alaska vận động mạnh trong thời tiết nắng nóng 38-40 độ C. Cơ thể chúng không thể tỏa nhiệt khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, dẫn đến sốc nhiệt.

Thay đổi nhiệt độ quá đột ngột cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sốc nhiệt. Nhiệt độ phòng điều hòa và ngoài trời quá chênh lệch khiến Alaska không thể thích nghi kịp.

Bệnh béo phì hay tim mạch ở Alaska cũng là nguyên nhân khiến chúng bị sốc nhiệt.

Biểu hiện của bệnh

Alaska thở mạnh bằng mồm, nhịp tim đập nhanh kết hợp với tiếng thở dốc.

Bé cún Alaska bắt đầu khó thở, đi đứng không vững, nôn ói, mắt trắng dã.

Lưỡi và lợi của cún bắt đầu chuyển sang màu tím, người mềm nhũn, không sức sống.

Alaska ủ rũ, mệt mỏi, bị chảy máu mũi và rơi vào trạng thái hôn mê. Biểu hiện này tức là chú cún nhà bạn đang gặp nguy hiểm cần đưa đến bác sĩ điều trị ngay

Cách điều trị bệnh

Nếu bé cún Alaska đang ở ngoài trời nắng thì bạn hãy lập tức bế chúng vào bóng râm – nơi thoáng mát và có cây xanh thì càng tốt.

Bạn nên cho Alaska uống càng nhiều nước càng tốt. Sau đó, làm ướt cơ thể chúng bằng cách xịt nước hoặc phun sương.

Dùng khăn lạnh trải khắp cơ thể để làm mát, không dùng nước quá lạnh có thể gây tác dụng ngược.

Dùng khăn lạnh lau phần đệm chân cho Alaska để kích thích sự tỏa nhiệt ra bên ngoài.

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu đơn giản trên, bạn hãy nhanh chóng đưa Alaska đến cơ sở thú y gần nhất để điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh bệnh

Không đưa Alaska ra ngoài giữa trưa nắng khi nhiệt độ ngoài trời quá cao. Tốt nhất, bạn chỉ nên dắt chúng đi chơi vào sáng sớm hoặc tối muộn khi nhiệt độ đã giảm.

Không nên thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Nếu cho Alaska ở phòng điều hòa thì bạn cũng chỉ nên để chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài 8-10 độ.

Tỉa lông hoặc cạo bớt phần lông rậm rạp của Alaska để giúp chúng có thể dễ dàng thoát nhiệt độ ra bên ngoài.

Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột không chỉ hay gặp ở Alaska mà còn có thể gặp ở bất kỳ giống cảnh khuyển nào. Alaska trong độ tuổi từ 1-3 tháng là dễ mắc nhất do hệ tiêu hóa của chúng còn yếu.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm ruột nhưng phải kể đến nguyên nhân chính là do các loại Virus như: Virus gây bệnh care, virus gây viêm gan truyền nhiễm. Các loại vi trùng, ký sinh trùng như: Coli, Leptospira, Salmonella. Ngoài ra, cũng có thể do Alaska ăn phải các loại thức ăn độc hại, khó tiêu hóa hoặc uống nước bẩn.

Biểu hiện của bệnh

Dấu hiệu hay gặp nhất ở bệnh này là hiện tượng tiêu chảy kèm theo nôn mửa. Trường hợp này, có thể là bé Alaska bị viêm phần ruột non.

Alaska có dấu hiệu đau đớn vùng bụng dưới, đau theo cơn kéo dài. Lúc này khả năng cao bé cún nhà bạn bị viêm ruột già.

Alaska đi ngoài ra máu, phân lỏng có mùi tanh hôi khó chịu. Phân có màu bất thường, màu xanh đậm hoặc đen. Chúng lúc này có thể đã bị xuất huyết đường ruột.

Alaska có biểu hiện đau bụng, bụng sôi sùng sục, bụng chướng to dù không ăn uống gì.

Cách điều trị bệnh

Đầu tiên, khi Alaska mắc bệnh viêm ruột thường sẽ bị tiêu chảy và mất nước rất nhiều, bạn nên bù nước cho chúng bằng cách truyền dịch và chất điện giải. Nếu cún không cho truyền thì bắt buộc phải bắt chúng uống trực tiếp. Rồi sau đó, bạn hãy tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu là do thức ăn thì bạn hãy cho cún ngừng ăn trong vòng 24h để theo dõi.

Một số loại thuốc điều trị như sau:

Nếu Alaska bị nôn mửa thì dùng Anticholinergic và thuốc an thần như Chlopromazin hoặc Metoclopramil.

Nếu cún bị đau bụng quằn quại thì có thể dùng thuốc giảm đau như Perimidine.

Nếu bị tiêu chảy thì cho uống một số loại thuốc hỗn hợp như Kaolin và Pectin, hoặc Bismuth Subcarbonate…

Nếu nghi ngờ là là do virus, vi khuẩn, nấm thì bạn nên dùng các loại kháng sinh thông thường như Kanamycin, Têtramixin.

Khi điều trị có thể cho Alaska uống thêm các loại thuốc bổ trợ như vitamin B1, B complex, ADE B complex để nâng cao sức đề kháng.

Bạn nên lưu ý những loại thuốc trên không được tự ý dùng linh tinh, mà phải theo đơn và liều lượng do bác sĩ thú y kê.

Cách phòng tránh bệnh

Một nguyên tắc bất di bất dịch là nguyên nhân ở đâu thì tìm cách phòng tránh ở đó. Nếu nguyên nhân gây bệnh do thức ăn thì bạn nên xem lại khẩu phần ăn hằng ngày của cún cưng Alaska đã hợp lý chưa: Thức ăn, nước uống có đảm bảo không? Bát ăn, khay đựng có sạch sẽ không?

Một lưu ý là tuyệt đối không cho Alaska ăn đồ ôi thiu, mốc hỏng, thức ăn thừa, hết hạn sử dụng,… Những bé cún Alaska nhỏ tuổi thì không cho xương hay đồ ăn tươi sống khi hệ tiêu hóa còn kém. Khi đi ra ngoài thì nên rọ mõm lại để đề phòng trường hợp chúng ăn phải rác thải hay uống nước bẩn.

Còn nếu nguyên nhân là do các loại virus thì chỉ còn cách tiêm phòng mới có thể phòng tránh được. Bạn nên đưa chúng đi tiêm theo đúng lộ trình ngay từ khi còn nhỏ.

Bệnh rận ký sinh trên lông

Đây là bệnh hay gặp nhất ở những giống cảnh khuyển sở hữu bộ lông dài và rậm rạp như Alaska. Bộ lông của Alaska chính là môi trường lý tưởng nhất để các loại rận ký sinh và sinh sản.

Rận ký sinh ở Alaska có 2 loại:

Rận ăn lông: Trichodectes canis, Trichodectes latus, Heterodoxus spiniger – loại rận chỉ ăn lông chứ không hút máu nên không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe Alaska.

Rận hút máu: Tên gọi là Linognathus selosus. Chúng ký sinh và sinh sản trên da của Alaska. Loại rận này hút máu và ăn chất dinh dưỡng trên người ký chủ nên nếu không triệt tận gốc, bé Alaska nhà bạn sẽ ngày càng gầy gò, ốm yếu.

Biểu hiện chó Alaska bị rận ký sinh

Đầu tiên, nếu có rận ký sinh trên cơ thể, Alaska sẽ cực kỳ ngứa ngáy và khó chịu. Bạn sẽ thấy chúng gãi ngứa, cào cấu, gặm liếm lông thường xuyên, thậm chí rên rỉ và tỏ ra cực kỳ bực bội. Các loại rận này thường tập trung ở các khu lông dày và rậm rạp như: Vùng cổ, lưng, vành sau tai của Alaska.

Nếu là loài rận ăn lông thì không ảnh hưởng lắm ngoài việc thiếu thẩm mỹ, gây rụng lông lỗ chỗ. Còn với loại hút máu, nếu ký sinh quá nhiều sẽ khiến Alaska kém ăn, chậm lớn, vết đốt gây viêm biểu bì, bao lông, gây ngứa ngáy. Nhất là khi rận cái sinh sản chúng có thể hút hết 0.5ml máu từ cơ thể của Alaska.

Cách điều trị bệnh

Bệnh rận ký sinh rất hay gặp ở giống chó tuyết Alaska. Nếu bé cún nhà bạn mắc phải bệnh này, bạn không nhất thiết phải đưa chúng đến bác sĩ thú y. Chỉ mua các loại thuốc trị bệnh rận, sau đó sử dụng theo hướng dẫn là được.

Các loại thuốc có thể dùng điều trị rận ký mà Siêu Pet gợi ý như:

Thuốc trị ve rận Frondog: Pha 1ml thuốc cùng 2 lít nước, sau đó xịt lên người của Alaska. Hoặc đơn giản nhất, bạn có thể tắm trực tiếp cho chúng. Bạn phải thực hiện đều đặn trong vòng 15 ngày liên tiếp đến khi hết hoàn toàn. Lặp lại 2-3 tháng một lần để đề phòng trường hợp rận ký sinh trở lại.

Cách phòng tránh bệnh

Để phòng tránh bệnh này, cách hiệu quả nhất là bạn phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho cún cưng Alaska. Từ khu vực chuồng trại, nơi ngủ nghỉ, khu vui chơi, tất cả đều phải khô thoáng, sạch sẽ, không ẩm mốc, hôi hám.

Bạn cũng nên tắm rửa cho những bé cún lông dày này thường xuyên. Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội dành cho cảnh khuyển để làm sạch lông cho chúng. Khi tắm xong bạn nên sấy khô lông ngay, tránh tình trạng để ẩm ướt, bốc mùi. Bạn cũng nên cắt tỉa lông cho Alaska gọn gàng, sạch sẽ vì các loại rận rất thích ký sinh tại những khu vực lông rậm rạp.

Bệnh Care

Care là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó gây tác hại đến nhiều mặt như: Hệ thần kinh, hệ hô hấp, da và hệ tiêu hóa. Trong đó, hệ tiêu hóa có thể bị phá hủy hoàn toàn nếu không biết cách chữa trị kịp thời. Bệnh Care có thể gặp ở bất kỳ giống chó nào và độ tuổi nào nếu chúng chưa được tiêm phòng đầy đủ. Nếu bé cún Alaska không may mắc phải, bạn cần đưa bé đến bác sĩ thú y để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phát triển là do một loại virus thuộc nhóm Paramyxovirus xâm nhập vào cơ thể của Alaska và sinh sôi. Hệ thống tiêu hóa, hô hấp và da sẽ bị chúng tấn công đầu tiên. Khi loại virus này xâm nhập vào, chúng sẽ phát triển ở mô bạch huyết đường hô hấp. Sau đó nhiễm vào máu và virus tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết của các cơ quan khác.

Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiết mắt mũi, nước bọt, phân, nước tiểu và có thể lây lan nhanh chóng nếu nhà bạn nuôi cả một đàn chó cảnh. Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong rất nhiều cho những chú Alaska chưa được tiêm phòng.

Các triệu chứng bệnh hay gặp

Những bé Alaska trong giai đoạn từ 2 tuần tuổi – 12 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh Care nhất. Triệu chứng đầu tiên là sốt cao – có thể lên tới 40 độ C, sốt kéo dài khoảng 1-2 ngày lại hết sốt. Sau đó cún lại sốt lại và kéo dài hơn đợt sốt đầu tiên. Lúc này virus gây bệnh Care đang bắt đầu tấn công hệ hô hấp nên mới gây nên tình trạng sốt như thế.

Triệu chứng tiếp theo là cún bỏ ăn, nôn mửa, đi ngoài ra máu, phân lỏng và có mùi hôi. Triệu chứng này cho thấy virus đang bắt đầu tấn công hệ tiêu hóa của Alaska. Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh viêm ruột.

Ở những trường hợp nặng, tức là virus đã tấn công lên hệ thần kinh, người ta sẽ thấy Alaska có những biểu hiện như: Hoảng loạn, lo lắng, run từng cơn, bốn chân co giật từng nhịp. Nếu không biết cách sơ cứu kịp thời, những anh bạn khổng lồ này có thể bị liệt hoặc mang dị tật thần kinh.

Một số trường hợp khác có thể xuất hiện mụn trên da, phân bố khắp cơ thể. Mụn ban đầu nhỏ, sau đó tan dần và vỡ ra, gây lở loét. Ngoài ra, da lòng bàn chân của Alaska khi mắc bệnh cũng dày và cứng hơn, khi ta sờ tay vào cảm giác rất nhám. Các triệu chứng này chỉ xuất hiện khi bệnh Care đã lây lan đến da.

Cách điều trị bệnh Care

Bệnh Care ở Alaska nếu phát hiện sớm thì khả năng trị sẽ cao hơn. Còn nếu virus đã tấn công vào hệ thần kinh thì 100% bé Alaska sẽ bị mang tật. Một số cách điều trị được Siêu Pet tổng kết như sau:

Nếu Alaska có triệu chứng sốt thì cho uống ngay thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau. Dùng thêm thuốc Atropine để ngăn chặn chúng phát triển đến hệ tiêu hóa.

Dùng thêm thuốc kháng sinh để tránh cho Alaska bị nhiễm trùng thứ phát.

Thuốc Streptomycine 5­10 mg/kg, ngày hai lần dùng theo đường tiêm.

Kanamycin 10­20 mg/kg một ngày bốn lần cho uống, hoặc 5­7,5 mg/kg ngày hai lần nếu tiêm.

Truyền dịch: Dung dịch nước điện giải, thuốc bổ, và thuốc chống co giật.

Tốt hơn hết, nếu không có kinh nghiệm chữa trị thì bạn hãy đưa ngay Alaska đến bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời. Hoặc nếu có dùng thuốc thì nên có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dùng không đúng liều lượng có thể rất nguy hiểm cho bé cún nhà bạn.

Cách phòng tránh bệnh

Như đã nói ở trên, cách duy nhất phòng tránh bệnh Care là phải tiêm vaccine đầy đủ cho Alaska. Bệnh này 90% hay gặp ở những chú cún chưa từng tiêm phòng. Bạn có thể bắt đầu tiêm khi Alaska đủ 6 tuần tuổi. Cách 3-4 tuần lặp lại một lần cho đến khi chúng được 16 tuần tuổi.

Sau đó, vaccine sẽ được lặp lại hằng năm. Bạn nên nhớ đưa Alaska đi tiêm phòng đầy đủ. Ở bất kỳ bệnh viện hay trung tâm thú y nào cũng có vaccine tiêm phòng bệnh Care. Bạn chỉ cần đưa bé cún Alaska đến đăng ký lịch tiêm phòng là được.

Lời kết

Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.

Nguồn: https://sieupet.com/nhung-benh-hay-gap-o-cho-alaska.html

Chó Golden Ăn Gì Tốt Nhất? Điểm Tên Những Căn Bệnh Thường Gặp Ở Golden Retriever

Tại Việt Nam, Chó Golden Retriever không phải là giống chó cảnh có số lượng lớn. Vậy nhưng nếu xét về sự nổi tiếng và tình yêu thương của những người cưng thú cảnh thì chó Golden luôn có mặt trong những top đầu. Những thông tin về việc chăm sóc và dạy dỗ Golden luôn nhận được sự quan tâm lớn từ đông đảo mọi người. Và một trong những vấn đề được nhiều người chú ý nhất là chó Golden ăn gì và những cách chăm sóc an toàn cho chúng.

1. Một số thông tin thú vị về chó Golden có thể bạn chưa biết?

Nếu là một người yêu thích chó cảnh, hẳn bạn đã một lần ít nhất nghe đến chó Golden Retriever, một giống chó đặc trưng đến từ xứ sở Scotland. Mặc dù là giống chó khỏe mạnh, dễ nuôi, dễ thích nghi nhưng số lượng Golden Retriever chất lượng có tại Việt Nam là không nhiều. Dù vậy, không gì có thể ngăn cản sức hấp dẫn không thể chối từ của những chú chó vàng Scotland này.

Và là tín đồ của các bộ phim điện ảnh, bạn sẽ nhận ra rằng Golden Retriever từng làm “cameo” cho rất nhiều bộ phim điện ảnh ăn khách. Chính vì thế, việc tìm hiểu và nuôi dưỡng một chú chó Golden Scotland luôn là mong muốn của nhiều người. Vậy bạn đã biết hết những điều cơ bản nhưng vô cùng thú vị về giống chó Golden này hay chưa?

Vài nét chung về Golden Retriever

Vốn dĩ, chó Golden không phải là một giống thuần chủng. Giống chó này là kết quả của các phép lai giữa nhiều giống chó khác nhau như Spaniels, Setters hay Newfoundland, … Nên thực tế, đây là những chú chó Golden lai chất lượng.

Golden đến từ nước Anh, có vóc dáng khá lớn và chỉ mới du nhập về nước ta trong một vài năm gần đây. Mặc dù được yêu thích nồng nhiệt nhưng số lượng Golden chất lượng ở nước ta còn khá ít. Vì thế mà so với những dòng chó cảnh khác, giá Golden sẽ đắt hơn một chút. Vì thế mà trước khi tìm mua, người ta tìm hiểu chó Golden Retriever giá bao nhiêu khá kỹ càng đấy.

Có những phẩm chất phù hợp với chó nghiệp vụ nhưng Golden được nuôi làm cảnh nhiều hơn. Vẻ ngoài nhanh nhẹn, tính cách ngoan ngoãn và thêm phần Golden Retriever giá khá đắt hiện nay nên rất nhiều người sành chó cảnh đều muốn sở hữu và nuôi dưỡng những chú cún yêu này. Vậy bạn có biết vì đâu mà Golden lại có sức hút mãnh liệt đến vậy hay không?

Golden Retriever có tính cách như thế nào?

Mặc dù chó Golden giá không hề rẻ nhưng đây vẫn là thú cưng rất được nhiều người yêu mến bởi sự ngoan ngoãn, trung thành nhưng không kém phần mạnh mẽ, dũng cảm của chúng. Với những điều đó được thể hiện ra sao bạn có biết?

Mạnh mẽ, dũng cảm: Golden sở hữu một thính giác cực kỳ tốt, cùng với thân hình nhanh nhẹn, những việc làm như rượt đuổi, bảo vệ chúng đều có thể đảm nhiệm tốt. Vì vậy nuôi những chú chó Golden trong nhà sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn.

Hiền lành, hoà đồng: Golden rất hiền nên bạn có thể nuôi chúng chung với những vật nuôi khác trong nhà, Đặc biệt Golden Retriever còn là những bảo mẫu tuyệt vời có thể giúp bạn chơi đùa với em bé đấy.

Thông minh, có khả năng điều chỉnh cảm xúc: Chúng có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của mình rất tốt khi nhận thức được hoàn cảnh hiện tại. Điều này khiến Golden thể hiện sức hút của mình khác biệt hoàn toàn so với những giống chó khác.

Năng động: Golden yêu thích chơi các trò chơi vận động và chạy nhảy xung quanh. Nếu suốt ngày bị nhốt, cún sẽ trở nên rụt rè và ủ rũ đi rất nhiều.

Đặc điểm hình thái nổi bật của Golden

Sức hút của Golden Retriever không chỉ nằm ở tính cảnh mà còn cả cả ngoại hình của dòng chó này. Vậy bạn có biết những đặc điểm hình thái nổi bật ở chúng hay không?

Thân hình: Golden sở hữu kích thước cơ thể trung bình, dẻo dai và rất khỏe mạnh. Trung bình, một chú chó Golden cái có chiều cao khoảng 55 đến 57 centimet, nặng 27 đến 32 cân và chiều cao khoảng 58 đến 61 centimet, nặng từ 29 đến 34 cân ở các chú chó đực

Đầu và ngũ quan: Golden Retriever sở hữu một khuôn đầu khá to và dài, mõm thuôn nhỏ. Đặc biệt, mắt Golden khá to và sáng cùng với một bộ răng khỏe, chắc và rất nhọn. Tai cũng không nhỏ như những giống chó cảnh thông thường, chúng to, bè và rủ xuống, che đi 1 phần khuôn mặt.

Lông: Lông của Golden cực kỳ dày và mượt, có màu vàng kem sáng đặc trưng. Phần lông bên ngoài khá cứng và thô, tuy nhiên lớp bên trong lại rất mềm, mượt và bóng.

2. Chó Golden ăn gì tốt nhất? Làm thế nào để nuôi chó Golden đúng cách và hợp lý?

Khi mua chó Golden, bạn sẽ được các nhân viên tại cửa hàng hướng dẫn chi tiết cách cách nuôi chó Golden sao cho tốt nhất. Từ việc chơi đùa hàng ngày đến chế độ dinh dưỡng và cách huấn luyện cún. Thoạt đầu mới nghe, bạn sẽ cảm thấy việc chăm sóc, cho chó Golden ăn gì là điều khá đơn giản mà chủ quan.

Nhưng thực tế, nếu bạn không thật sự quan tâm và chú trọng việc chăm sóc thì cún vẫn có thể bị bệnh hoặc ốm yếu như thường. Vậy bạn có biết chó Golden ăn gì là tốt nhất và cần phải chú ý những gì khi xây dựng thực đơn cho cún hay không?

Khối lượng thức ăn trung bình mỗi ngày

Chó Golden Retriever ăn cực kỳ tốt. Thậm chí, dù đã nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cún vẫn sẽ ăn không ngừng nếu bạn không can thiệp. Có một sai lầm nhiều người thường mắc phải khi mua chó Golden Retriever chính là để chúng mặc sức ăn thoải mái. Họ cho rằng cún ăn càng nhiều thì tức là cơ thể càng khỏe mạnh. Nhưng liệu sự thật có phải là như vậy?

Theo chỉ số y tế, mỗi ngày lượng thức ăn đưa vào cơ thể của cún chỉ bằng 2,8% đến 3,5% trọng lượng cơ thể. Do đó, bạn cần phải xác định chính xác khối lượng cơ thể của giống chó Golden Retriever để ước chừng khối lượng thức ăn chuẩn, phân đều ra các bữa. Đồng thời, khối lượng ăn cũng cần tuỳ thuộc vào đặc tính cũng như chú cún là chó Golden con hay trưởng thành. Cụ thể:

Lượng thức ăn nạp cho cún con thường nhiều hơn với chỉ số tiêu chuẩn vì chúng đang trong giai đoạn phát triển, cơ thể dễ hấp thụ

Những chú chó năng động, hoạt động nhiều cần ăn nhiều hơn bình thường

Giữa trọng lượng cơ thể và khối lượng thức ăn luôn phải là một tỉ lệ thuận. Do đó, để xác định được khẩu phần ăn hợp lý, bạn phải thường xuyên theo dõi sức khỏe và cân nặng của cún.

Thành phần dinh dưỡng hợp lý, khoa học

Thành phần dinh dưỡng là một trong những yếu tố rất quan trọng khi bạn tìm hiểu xem chó Golden ăn gì. Có nhiều người rất chú trọng đến chế độ ăn uống của Golden Retriever nhằm bảo vệ sức khỏe của cún. Một phần vì giá chó Golden tại Việt Nam khá đắt đỏ. Vì thế mà chi phí chữa trị cho cún cũng sẽ đắt hơn. Vì vậy vừa để tiết kiệm vừa giúp cún khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng là điều rất đáng quan tâm.

Chó Golden ăn gì? Có nên ăn thức ăn thừa không?

Mặc dù gu ăn uống của Golden khá thoải mái nhưng không vì thế mà bạn cho chúng ăn bừa bãi được. Nhiều người, vì chưa tìm hiểu kỹ mà cho cún ăn lại đồ thừa sau mỗi bữa ăn gia đình như một cách “tiết kiệm chi phí”. Và điều này thì không tốt cho cún chút nào.

Việc ăn thức ăn thừa đôi khi có thể khiến cún bị tổn thương vùng miệng nếu dính phải những mẩu xương cá, xương các loại được trộn lẫn trong thức ăn. Chưa kể, do giá chó Golden Retriever hiện nay là không hề rẻ nên việc chữa trị cho chúng cũng khá tốn kém đấy. Vì vậy, khi cho cún ăn đồ thừa, bạn nên cẩn thận và hạn chế hơn nếu không muốn xót xa khi nghĩ đến giá Golden Retriever đắt đỏ trên thị trường hiện hiện nay.

Những dưỡng chất cần có trong thực đơn của Golden

Protein hay còn gọi là chất đạm, là một chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Protein có rất nhiều trong các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, … Trong một khẩu phần ăn, hàm lượng chất đạm chiếm từ 22% đến 28% là đạt chuẩn.

Chất béo là một loại dưỡng chất thường chứa trong thịt, mỡ, nội tạng động vật. Chất béo chỉ cần một lượng vừa đủ vì nếu quá nhiều có thể gây ra bệnh béo phì ở cún. Do đó, lượng dưỡng chất này chỉ cần từ 10% đến 16% trong khẩu phần ăn là đủ.

Chất xơ, tinh bột và vitamin chiếm một lượng khá lớn trong thực đơn của cún. Các loại rau củ quả, đồ ăn nhẹ hay các thực phẩm như khoai, cơm, …. chiếm 56 – 68% tổng lượng thức ăn của cún.

Khi chế biến thức ăn cho Golden, bạn nên chú ý điều gì?

Khẩu phần ăn hợp lý cho chó Golden

Vì tính háu ăn ở Golden nên bạn cần có sự phân chia các bữa ăn hợp lý để đảm bảo cún không bị đói trong khoảng thời gian dài mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Trung bình, một chú chó Golden Retriever có thể ăn từ 2 đến 4 bữa mỗi ngày. Tuy nhiên tuỳ vào độ tuổi phát triển của cún mà bạn có thể chia các bữa hợp lý hơn. Theo đó, bạn có thể phân bữa theo cách sau:

Golden chó nhỏ từ 2 đến 3 tháng thì nên ăn 4 bữa một ngày để đủ chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của cún

Golden sang tháng tuổi thứ 3 đến tháng thứ 5 nên giảm số lượng xuống còn 3 bữa một ngày

Golden trên 6 tháng tuổi thì nên rút ngắn còn 2 bữa một ngày. Với những chú chó có thân hình to lớn và thường xuyên vận động thì bạn có thể tăng số lượng lên là 3 bữa một ngày.

Sau khi ăn xong, bạn có thể dẫn cún đi dạo hoặc cho cún chơi một vài trò chơi nhẹ để dễ tiêu hoá hơn. Đồng thời, điều này còn giúp chúng đánh tan được lượng calo dư thừa, giúp cơ thể Golden trở nên dẻo dai hơn. Việc biết chó Golden ăn gì không chỉ đơn giản là cung cấp thức ăn cho cún mà còn là quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để cún luôn lớn lên an toàn, khỏe mạnh.

3. Các loại bệnh thường gặp ở chó Golden và cách phòng chống

Nổi tiếng là giống chó cảnh khỏe mạnh bậc nhất nhưng các chú cún yêu cũng chẳng thể tránh được việc mắc những bệnh thường thấy ở chó cảnh. Nếu bạn quan tâm đến việc chó Golden ăn gì và có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hợp lý cho cún thì có giảm phần nào nguy cơ. Tuy nhiên trước khi cún yêu trở thành “nạn nhân” thì bạn nên tìm hiểu sơ qua những căn bệnh này để có thể kịp thời phòng tránh và xử lý.

Những căn bệnh này có thể phát sinh do môi trường sống, cách chăm sóc hay là do di truyền từ đời bố mẹ nếu bạn mua Golden Retriever có mầm bệnh. Vậy tên của những căn bệnh này là gì, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị ra sao bạn có biết?

Bệnh thoái hóa xương sụn tuổi thiếu niên

Thông thường khi đến nơi bán Golden Retriever, bạn nên mua cún có độ tuổi đã bước sang tháng thứ 2. Lúc này về cơ bản cún đã khá cứng cáp và phát triển tương đối toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên khi chăm sóc cún ở độ tuổi tháng thứ 4 đến tháng thứ 9, có một căn bệnh mà bạn cần đề phòng cho chúng. Đó là thoái hóa xương sụn.

Khi mắc căn bệnh này, Golden Retriever sẽ cảm thấy rất đau đớn khi di chuyển. Phần sụn bị ảnh hưởng dẫn đến việc các khớp bị cơ cứng lại, khi hoạt động chúng sẽ không thể co hay gập chân lại được.

Để tránh mắc phải căn bệnh này, bạn nên điều chỉnh thực đơn của cún trong khoảng tháng tuổi thứ 4 đến tháng tuổi thứ 9. Bạn chỉ nên cho cún ăn những món ăn có hàm lượng protein vừa đủ, không nên quá nhiều. Đồng thời những loại sữa có chức năng thúc đẩy sự phát triển ở cún cũng cần hạn chế lại.

Bệnh dị ứng

Khi bị dị ứng, Golden thường lấy tứ chi gãi hoặc cọ xát cơ thể vào tường để vơi đi cảm giác ngứa. Để tránh khả năng mắc bệnh, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của cún. Đồng thời bạn cũng không nên cho chúng lui tới những nơi có nhiều hoa, đặc biệt là những loại hoa nhiều bụi phấn.

Bệnh xoắn dạ dày chướng hơi ở chó

Có thể nói, bệnh xoắn dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất mà các chú chó Golden có thể mắc phải. Khi mắc loại bệnh này, một số cơ quan nội tạng như tim, phổi hay vùng lá lách sẽ xảy ra hiện tượng ứ huyết. Lúc này việc thở với Golden là rất khó khăn. Nếu không được phát hiện nhanh chóng và chữa trị, nguy cơ tử vong ở cún là rất cao.

Để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên hạn chế việc cho cún ăn quá nhiều bữa và phải kìm bản tính ham ăn của chúng lại. Mặc dù xuất thân từ dòng chó đi săn, bạn cũng không nên để cún vận động quá mạnh. Và ngay cả việc đơn giản như uống nước cũng không thể để cún uống quá nhiều, dễ dẫn đến hiện tượng đầy hơi.

Bệnh động kinh

Một căn bệnh thường xảy ra ở cún mà bạn cũng nên chú ý chính là bệnh động kinh. Những chú chó Retriever khi mắc loại bệnh này sẽ bị co giật do khu vực thần kinh trung ương bị rối loạn. Ngay khi phát hiện ra biểu hiện bất thường, bạn cần đưa cún đến ngay phòng khám thú y gần nhất. Vì không thể tự mình xử lý nên cách an toàn nhất là nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y.

Khi đến những nơi bán chó Golden Retriever, bạn nên tham khảo những cách nhận biết và xử lý cần thiết khi thấy chó có dấu hiệu lạ. Việc biết trước giải pháp sẽ phần nào giúp bạn bình tĩnh và chủ động hơn trong việc chữa trị cho cún đấy.

Bệnh suy giáp

Để Golden Retriever phát triển thật tốt và khỏe mạnh thì việc biết được chó Golden ăn gì tốt nhất, cách chăm sóc ra sao là rất cần thiết. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này cũng như Golden Retriever giá bao nhiêu hiện nay, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Tại Tphcm:

Địa chỉ: 59/7a Bis, Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh Chỉ đường

Địa chỉ: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ đường

Tại Hà Nội:

Địa chỉ: 860 Đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội Chỉ đường

Email: dogily.vn@gmail.com

Hotline 1: 0916.299.911

Hotline 2: 0965.086.079

https://dogily.vn

Facebook: https://www.facebook.com/DogilyPetshop/

Youtube: https://www.youtube.com/c/dogilypetshop

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Căn Bệnh Hay Gặp Ở Chó Becgie Chủ Nuôi Nên Nắm Rõ trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!