Xu Hướng 6/2023 # Những Bí Mật Bạn Chưa Biết Về Chú Chó Hachiko, Nhật Bản # Top 12 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Bí Mật Bạn Chưa Biết Về Chú Chó Hachiko, Nhật Bản # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Những Bí Mật Bạn Chưa Biết Về Chú Chó Hachiko, Nhật Bản được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bức tượng Hachiko là một câu chuyện kể về chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng tại ngôi nhà gần ga Shibuya. Gia đình giáo sư không có con trai nên ông coi Hachiko như con ruột. Giáo sư là một người chủ tốt, nên được chú chó vô cùng quý mến.

Người ta thường thấy hai “thầy trò” đi cùng nhau đến nhà ga vào mỗi sáng, sau đó giáo sư lên tàu đi làm còn Hachiko lặng lẽ tìm một chỗ trước quảng trường của nhà ga và nằm đợi cho đến khi ông chủ đi làm về, thường là vào chiều muộn.

Tuy nhiên Hachiko chỉ được hưởng hạnh phúc của mình trong 1 năm và ròng rã 9 năm trời tại cửa nhà ga Shibuya đợi chủ nhân cho đến phút cuối của cuộc đời. Câu chuyện về Hachiko đã lay động được hàng triệu trái tim người Nhật, họ đã dựng bức tượng đài cũng như chuyển thể thành phim để tỏ lòng yêu mến với chú chó.

Hachiko là một chú chó Akita, có bộ lông màu vàng nâu và sinh năm 1923 ở một nông trại gần thành phố Odate, tỉnh Akita. Cùng với câu chuyện của Hachiko, ngày nay đây là giống chó được coi như “quốc khuyển” của Nhật được nhiều gia đình nuôi.

3. Câu chuyện về chú chó Hachiko

Bắt đầu từ năm 1924, Hachiko đã trở thành người bạn thân thiết của giáo sư Hidesaburo Ueno. Mỗi buổi sáng, Hachiko đều theo chân giáo sư đến nhà ga Shibuya và tiễn ông lên tàu, và rồi đến tối, chú lại có mặt tại nhà ga để đón ông trở về vào cuối ngày. Ngày nào cũng vậy, cuộc sống của Hachiko đã gắn liền với những lần đợi chờ trên sân ga…

Nhưng tới một ngày định mệnh vào ngày 12/5/1925, ông chủ của Hachiko bị nhồi máu đột ngột và từ trần ngay trên giảng đường, khiến ông không bao giờ trở về nhà được nữa. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về.

Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.

Hachiko đã trở thành biêu tượng của lòng trung thành tại Nhật Bản

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng.

Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm. Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng chú chó Hachiko.

Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.

Ngoài bức tượng vẫn còn giữ đến ngày nay, Hachiko còn được đưa vào những câu chuyện, bộ phim để thể hiện lòng yêu mến về chú chó trung thành Hachiko. Những tác phẩm điện ảnh nà đã lấy đi nước mắt hàng triệu người trên thế giới.

Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.

Xác Hachiko sau đó được bảo quản, nhồi bông và trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia về Thiên Nhiên và Khoa học Nhật Bản thuộc quận Ueno, Tokyo như một biểu tượng bất diệt của lòng trung thành.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Phơi Bày Bí Mật Của Loài Chó Shiba Nhật Bản

Chó shiba là một trong sáu giống chó xuất xứ từ đất nước Nhật Bản, có kích thước nhỏ, tính tình nghịch ngợm như một chú mèo.

Thỉnh thoảng, người ta còn nuôi Shiba để đưa đi săn lợn rừng, hoặc chỉ đơn giản giữ chúng bên cạnh như một người bạn đáng yêu cho mình.

Bản tính nhanh nhẹn, vóc dáng nhỏ, Shiba Inu ban đầu được nuôi để săn bắt đuổi các loại chim nhỏ, săn lợn rừng, vì vậy chúng thường được nuôi ở miền núi.

Nếu các bạn đã đọc bài viết mà chúng tôi đã giới thiệu về giống chó Akita Inu thì giống chó Shiba Inu cũng gần giống Akita Inu.

Chúng gần như chỉ khác nhau về kích cỡ và chiều cao. Chó Shiba nhỏ gọn có thể ôm trọn trong lòng, còn với Akita thì có ngoại hình khá cao và lớn khi trưởng thành.

Cái tên Shiba cũng rất đặc biệt, đây là tên 1 loại cây bụi ở rừng Nhật Bản. Tuy nhiên, có một giả thuyết cho rằng, cái tên này được đặt theo ngôn ngữ cổ : Shiba nghĩa là nhỏ bé.

Vào chiến tranh thế giới thứ 2, do con người thiếu lương thực trầm trọng mà giống chó Shiba Inu gần như tuyệt chủng. Sau chiến tranh, người ta nhân giống lại giống chó này ở các vùng nông thôn.

Shiba có bộ lông 2 lớp với lớp ngoài cứng, dày thẳng và mượt, lớp lông bên trong ngắn & mềm hơn. Lông đuôi dày, xù và cong lên.

Màu lông của chó Shiba rất đa dạng, các màu phổ biến như: Đỏ, vừng, đen hoặc nâu. Phía trong lớp lông lót cũng có nhiều màu phong phú như: Kem, xám, da bò.

Chó Shiba có màu kem trắng ở hai bên mõm, trên má, bên trong tai, trên hàm dưới, cổ họng, trên bụng, bên trong chân và phía vùng bụng của đuôi.

Màu đỏ thường xuất hiện ở trên cổ họng và ngực. Còn thường màu đen và vừng là một dấu tam giác trên cả hai bên của chóp ngực.

Tính cách đặc trưng: Không phải ngẫu nhiên mà giống chó nhỏ này được người dân Nhật Bản yêu quý và xem như quốc bảo.

Ở giống chó này có nhiều đặc trưng về tính cách ưu việt, mà đầu tiên phải kể đến là lòng trung thành tuyệt đối của chúng.

Chúng luôn hết lòng với chủ nhân của mình và chỉ phục tùng một người chủ duy nhất trong suốt cuộc đời, về điểm này chúng rất giống người đồng hương nổi tiếng của mình.

Shiba Inu cũng được biết đến với cá tính độc lập, mạnh mẽ, chúng tự tin, luôn muốn tự thể hiện mình nhưng cũng điềm tĩnh và có chừng mực.

Shiba rất dễ dạy dỗ khi còn nhỏ, bởi chúng rất thông minh và ham học hỏi. Đây là loài có bản năng tự dạy dỗ mình bằng cách rút ra bài học qua trải nghiệm của chính mình hay qua thái độ của người mà chúng yêu quý.

Những chú khuyển Shiba cũng rất kĩ tính, ưa thích sự sạch sẽ và thích bơi lội, chơi đùa với nước. Chúng cũng không thích bị hạn chế, thích các hoạt động ngoài trời và đòi hỏi được vận động hằng ngày, do đó tốt nhất nên nuôi Shiba ở những ngôi nhà có sân vườn hoặc gần công viên.

Một điểm mà bạn cần cân nhắc trước khi mua chó Shiba Inu là giống này khá hung dữ. Chúng không thích hợp nuôi với các loài vật khác và nên thận trọng khi để Shiba tiếp xúc với người lạ vì chúng rất cảnh giác.

Chúng sẵn sàng tấn công những đối tượng mà chúng thấy có nguy cơ đe dọa, bất kể đối phương to lớn và hung dữ hơn.

Điều kiện sinh sống: Shiba là giống chó hiếu động, bạn cần một không gian hợp lí cho chúng chạy nhảy chơi đùa.

Lớp lông dày trên người cũng giúp chúng có thể thích nghi cả khi trời lạnh hay nóng, vì thế bạn có thể giữ chó ngoài vườn nếu cho chúng một chỗ ở thích hợp.

Bạn không nên chuẩn bị sẵn đồ ăn ở ngoài, chỉ cần để sẵn nước uống để chú chó nhà bạn tìm uống khi thấy khát.

Nên luyện tập cho chú chó nhà bạn ăn uống theo giờ cố định, 1 ngày 2 lần. Số lượng thức ăn của chúng cũng không giống nhau.

Tùy thuộc vào độ tuổi, kích cỡ mức độ hoạt động và mức độ trao đổi chất của từng cá thể để cân đối lượng thức ăn, nhưng vẫn phải đảm bảo lượng protein, đạm, canxi, chất béo và các loại vitamin khác để chú chó của bạn có thể phát triển tốt nhất.

Hạn chế cho Shiba Inu ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều tinh bột và những thực phẩm để lâu đã có dấu hiệu hỏng.

Không nên để chó của bạn nhịn đói lâu và cũng không nên để chúng ăn quá no. Shiba Inu là giống chó ưa thích môi trường sạch sẽ, khô thoáng và rộng rãi. Bạn nên cắt tỉa lông mỗi tuần 1 lần để loai jbor lông chết và tắm cho chúng và buổi sáng hoặc chiều

Vừa rồi là những thông tin về chó Shiba mà Gia Đình Pet đã tổng hợp để bạn có cái nhìn rõ nét hơn về chú khuyển Nhật Bản này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về giống chó Shiba

Chú Chó Hachiko – Huyền Thoại Về Lòng Trung Thành Của Nhật Bản

 Hachiko là biểu tượng cho lòng trung thành bất diện của người dân Nhật Bản, hình ảnh chú chó chờ chủ của mình đã trở thành một thứ có ý nghĩa to lớn đối với người dân nơi đây. 

Nơi sinh 

Hachiko là chú chó được sinh vào năm 1923 tại thành phố Odate, quận Akita. Sau đó chú được giáo sư Hidesaburo Ueno nhận mang về nuôi tại ngôi nhà gần ga Shibuya.

Đặc điểm ngoại hình 

Giống chó Hachiko thuộc loài Akita – giống chó quý có nguồn gốc từ Nhật Bản và là một trong những giống chó lâu đời nhất thế giới. Chú là chó đực nên có vóc dáng khá to lớn, màu lông trắng với vẻ ngoài oai vệ, mạnh mẽ, thế đứng hiên ngang, vững vàng. Loài chó này khi xưa thường được trọng dụng bởi vẻ ngoài đầy sức mạnh và sự quý tộc, chúng được người dân coi như “quốc khuyển” của Nhật Bản.

Câu chuyện chờ chủ cảm động của Hachiko

Giáo sư Ueno là người tốt bụng sống độc thân. Khi bắt đầu nhận nuôi Hachiko, ông dành phần lớn thời gian rảnh của mình để chăm sóc, dạy dỗ và chuyện trò với chú. Mỗi buổi sáng đi làm, Hachiko đều tiễn ông đến ga Shibuya, chờ ông lên tàu và đi khuất xa mới trở về. Liên tiếp trong một năm như vậy cho đến tháng 5 năm 1925, giáo sư Ueno bị xuất huyết não đột ngột và qua đời, ông không bao giờ trở về nữa.

Tuy nhiên, trong đúng 9 năm, 9 tháng và 15 ngày tiếp theo, chú Hachiko vẫn ngày ngày ra ga để chờ đón chủ nhân mình quay về. Chú thường ngồi ở một bục nhỏ, nơi mà trước kia chú vẫn chờ mỗi chiều muộn. 

Thời gian cứ thế trôi qua, Hachiko cũng già đi và mắc thêm bệnh viêm khớp nhưng chú vẫn kiên trì chờ đợi. Ngày 8 tháng 3 năm 1935, người ta tìm thấy Hachiko nằm chết gục tại nơi mà nó đã đứng đợi chủ suốt hơn 9 năm ròng. Những ngày sau đó, ga Shibuya tổ chức tang lễ cho Hachiko, nhiều người Nhật Bản, có người lạ, có người quen đều đến tham dự. Sự ra đi của Hachiko còn được đưa lên nhiều tờ báo lớn trong cả nước, hình ảnh của chú như một một mình chứng cụ thể của lòng trung thành bất diệt. Mỗi năm vào ngày 8/4, người ta lại dành ra một ngày để tưởng nhớ về Hachiko tại ga Shibuya.

Bảo tàng

Tại bảo tàng quốc gia về thiên nhiên và khoa học Nhật Bản thuộc quận Ueno, Tokyo, xác của Hachiko được bảo quản, nhồi bông và trưng bày để du khách trong và ngoài nước có thể chiêm ngưỡng. Hachiko thực sự đã trở thành một biểu tượng khi nhắc đến lòng trung thành.

Xác Hachiko sau đó được bảo quản, nhồi bông và trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia về Thiên Nhiên và Khoa học Nhật Bản thuộc quận Ueno, Tokyo như một biểu tượng bất diệt của lòng trung thành. 

Các bức điêu khắc, tem thư, búp bê, nắp cống…

Tượng của Hachiko được xây lên ở nhiều nơi khác. Và một trong những điểm đến nổi tiếng là quê hương của chú – thành phố Odate. Năm 2015, một bức tượng đồng miêu ta cảnh Hachiko vui mừng đoàn tụ với chủ nhân sau 10 năm xa cách đã được xây dựng trong khuôn viên trường đại học nông nghiệp Tokyo.

Nội dung phim 

Nội dung bộ phim là tóm tắt về cuộc đời trung thành của chú chó Hachiko. Phim kể về Hachiko Nhật Bản – một chú chó thuộc giống loài Akita có màu lông trắng, giống đực, được nhận nuôi bởi giáo sư Ueno vào lúc vừa tròn hai tháng tuổi. Ngày ngày mỗi khi đi làm, khi giáo sư Ueno đến ga Shibuya để bắt tàu, chó Hachiko đều chạy theo tiễn ông. Đến giờ chiều khi giáo sư tan làm, Hachiko cũng lại nhanh chân chạy ra vẫy đuôi mừng rỡ. Cho đến một ngày, giáo sư Ueno mãi mãi không thể trở về nữa, ông bị lên cơn đau tim và mất tại nơi làm việc. Để lại Hachiko một mình ở nhà ga Shibuya, mỗi ngày đều đứng đợi ông chủ đi làm và trở về mòn mỏi suốt nhiều năm trời. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời tiết nắng gắt hay bão tuyết, Hachiko vẫn chờ ở đó với hy vọng một ngày, giáo sư có thể trở về, hay là hình ảnh của giáo sư đã mãi mãi lưu giữ trong trái tim cậu, khiến cậu kiên trì đến như vậy. Đến cuối cùng, Hachiko cũng trút hơi thở cuối cùng của mình trên nền sân ga lạnh lẽo, lúc này chú đã có thể gặp lại được người chủ mà mình hằng yêu quý và chờ đợi bấy lâu.

Những Thông Thú Vị Về Chú Chó Doberman Có Thể Bạn Chưa Biết?

Nguồn gốc ra đời của Doberman

Cách đây hơn 200 năm, vào khoảng cuối thế kỷ 19, tại thị trấn Apolda, quận Thuringia, Đức có một người tên là Dobermann. Ông làm nghề thu thuế. Do tính chất công việc, ông thường xuyên phải di chuyển qua lại giữa nhiều vùng đất khác nhau cùng với số tiền thuế thu được.

Tại thời điểm nhũng loạn, đầy rẫy trộm cướp như bấy giờ, công việc của Dobermann thật sự rất nguy hiểm. Những tên cướp hung hãn trong vùng có thể tấn công ông bất cứ lúc nào. Khiến tính mạng của ông lúc nào cũng nằm trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Chính vì vậy, Dobermann quyết định nuôi nhiều loại chó săn khác nhau. Mỗi lần đi làm, ông thường dẫn theo một con chó vừa làm bạn đồng hành, vừa để bảo vệ trước những nguy hiểm rình rập. Tuy vậy, thời gian đó hầu như không có giống chó nào hội tụ những phẩm chất mà Dobermann mong muốn.

Chó Doberman xuất hiện khi nào?

Cuối những năm 1800 (nhiều tài liệu ghi lại là năm 1876), Dobermann bắt đầu tự nghiên cứu phát trển nên một giống chó bảo vệ “lý tưởng”: trí tuệ thông minh, tính tình trung thành, gan dạ cùng chiếc mũi thính nhạy, sức khỏe tốt, thể lực dẻo dai, quan trọng nhất là khả năng bảo vệ và tấn công kẻ thù cao.

Chú chó thế hệ đầu tiên ra đời năm 1890. Louis Dobermann không ghi chép lại cách thức, tỷ lệ áp dụng khi gây giống chó mới. Vì thế, đến ngày nay, nguồn gốc thật sự của Doberman vẫn là một ẩn số. Không ai biết chắc chắn những loài chó nào đã góp phần tạo nên chó Doberman ngày nay. Tất cả những điều ấy đã bị chôn vùi vào năm 1894 khi ông qua đời.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ngày nay cùng đồng ý rằng Doberman có thể là hậu duệ của ít nhất 4 giống chó sau:

German Pinscher, Rottweiler, chó săn Manchester (Manchester Terriers), German Short Haired Pointer và thậm chí cả gene của Great Dane, chó chăn cừu Đức (German Shepherd), chó chăn cừu Shorthaired (German Shorthaired Pointer), Beauceron hoặc Weimaraner cũng có thể đang chảy trong máu của Doberman.

Nguồn gốc tên gọi

Tên ban đầu của chúng là Chó Doberman Pinscher do Otto Goeller – một người bạn của Dobermann đặt. Suốt thời gian dài, Goeller đã hào hứng theo dõi công việc lai tạo giống của Dobermann. Ông cũng là người tiếp nối công việc chọn lọc nâng cao tiếp theo.

Các nhà khoa học thời đó muốn phát triển Doberman thành “siêu chó”. Không chỉ dũng cảm nhất, thông minh nhất, nhanh nhất và mạnh nhất mà ngày nay chúng còn nổi tiếng vì cứng đầu và thậm chí là đôi khi hơi hung dữ.

Năm 1899, “National Doberman Pinscher Club” tại Apolda (Đức) ra đời do Otto Goeller thành lập. Đồng thời, ông cũng công bố bảng tiêu chuẩn đảm bảo nhân giống thuần chủng cho giống Doberman thời kỳ sau.

Năm 1900, Câu lạc bộ Kennel Đức đã công nhận Doberman Pinscher như một giống chó chính thức. Cũng trong khoảng thời gian này, người ta bắt đầu bỏ từ Pinscher khỏi tên chúng. 8 năm sau đó (năm 1908), Doberman được đưa đến Hoa Kỳ. Tại đây, chúng được gọi tắt là Dobie.

Vừa đặt chân trên đất Mỹ, những Dobies đầu tiên đã được đánh giá “Xuất sắc nhất” trong những giống chó bấy giờ. Được nhiều người yêu thích, năm 1921, câu lạc bộ Doberman Pinscher Mỹ chính thức thành lập. Một năm sau, những tiêu chuẩn giống nguyên bản tại Đức cũng được CLB này áp dụng.

Sóng gió trên quê nhà

15 năm tiếp theo là thời gian có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của Dobie. Thế chiến I khiến số lượng người Do Thái ở châu Âu giảm sút nghiêm trọng. Nạn đói hoành hành khiến người dân không đủ khả năng nuôi dưỡng chó. Những Dobie sống sót tại thời điểm đó hầu như đều thuộc sở hữu của quân đội, cảnh sát hay những người rất giàu có.

Sau năm 1921, gần như tất cả chó Doberman đực và con cháu thuần chủng giống tốt tại Đức đều được đưa đến Hoa Kỳ. Đến Thế chiến II, dòng Doberman một lần nữa gặp nạn tuyệt diệt ở Đức. Có lẽ, nếu người Mỹ không mang chúng đi, giống chó này sẽ tuyệt chủng.

Nhiều năm qua, người ta vẫn tiếp tục tận dụng lợi thế của Dobie để tạo giống. Doberman trở thành người bảo vệ đắc lực cho gia đình, người bạn đồng hành trìu mến và trung thành.

Dù mới xuất hiện, Doberman chỉ cần chưa đến 1 thế kỷ để trở thành một trong những giống hàng đầu thế giới, sánh ngang với chó Ai Cập (Pharaoh Hound), chó ngao (Mastiff) hay Akita có mặt trước đó rất lâu.

Đặc điểm ngoại hình chó Doberman

Dáng vóc

Chó Doberman là giống chó khoẻ, rất mạnh mẽ. Thân hình chúng rắn chắc, cơ bắp vạm vỡ nhưng không nặng nề. Trái lại có phần nhanh nhẹn. Cơ thể chúng phát triển hơn về phía trước. Xương ngực và ức phát triển cân đối, cơ bắp ở cổ phát triển chắc nịch. Chó có những bước chạy, vồ dũng mãnh, phần thân sau gọn gàng, càng giúp di chuyển nhanh.

Phần đầu

Đầu tương đối dài, mõm rộng, lỗ mũi to, hàm răng sắc khỏe.

Tai

Khá to, đỉnh thon nhọn. Tai nguyên bản thực chất rủ cụp. Để đôi tai của Doberman thêm dựng đứng, khi chó đạt 7 – 10 tuần hoặc chậm nhất là 6 tháng – 1 năm tuổi, người ta thường tiến hành phẫu thuật xén bớt tai cho chúng.

Trong tiểu phẫu này, bác sĩ thú y sẽ loại bớt một phần viền bên ngoài của tai, sau đó khâu và dán vết cắt trên đầu. Suốt quá trình, tai chó được cuộn giữ cho đứng thẳng. Sau khoảng 10 ngày, vết thương này sẽ lành.

Tuy nhiên, việc so sánh giữa Doberman để tai tự nhiên và Doberman được cắt tai vẫn hiếm khi diễn ra. Người ta tin rằng: Những Doberman được cắt tai có thể tránh được nhiễm trùng tai và nhiều bệnh khác.

Đuôi

Nếu nghĩ rằng Doberman là giống chó cộc đuôi bẩm sinh thì bạn đã nhầm. Thực chất khi sinh ra đuôi của Doberman còn dài hơn những giống chó khác. Tuy nhiên, người ra sẽ tháo khớp, cắt bớt phần đuôi vài ngày sau khi cún con sinh ra.

Lý do những Doberman có đuôi ngắn phổ biến là bởi ông Louis Dobermann muốn chúng trông dữ hơn, đúng như tưởng tượng của ông.

Ngoài ra, do nhiệm vụ làm chó cảnh sát chuyên bắt cướp, trong lúc giằng co tấn công, đuôi dài trở thành điểm yếu. Đó là nơi kẻ xấu dễ dàng nắm kéo, làm hại đến con vật. Một lý do khác do đuôi của Doberman rất dễ bị gãy nếu va chạm mạnh. Khi gãy thì rất lâu lành và gây cho chúng nhiều đau đớn nên thường bị cắt đi.

Tương tự như tai, nếu muốn giữ đuôi nguyên vẹn, bạn cần đặt vấn đề trước với người bán. Bởi họ sẽ cắt đuôi khá sớm để tránh những tổn thương nghiêm trọng.

Bộ lông

Chó Doberman có bộ lông ngắn, bóng khoẻ bó sát vào da. Thường gặp nhất là màu đen hoặc đen vàng. Tuy nhiên, cũng có những con Doberman nâu đỏ hoặc xanh xám. Một số con có mảng lông nâu vàng “gỉ sắt” ở mắt, sống mũi, dưới cổ, chót ngực hay xung quanh 4 chân và bàn chân. Những màu này tạo ra từ 2 gene khác nhau, tương tác tạo nên 4 kiểu hình màu sắc.

Những thập niên 1970, chó Doberman màu trắng ra đời. Người ta di truyền màu lông sang thế hệ con cháu bằng cách lai qua nhiều đời. Tuy nhiên, màu lông này không được công nhận vì đó là biểu hiện của bệnh bạch tạng – một kiểu đột biến di truyền. Kiểu gene của những con Doberman màu trắng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng kháng bệnh của con vật.

Không chỉ có vậy, nuôi dưỡng chó Doberman bạch tạng cần hết sức chú ý, phải tránh cho chó ra nắng. Bởi thế, nhiều người kêu gọi dừng việc chọn giống di truyền và mua bán chúng. Nhiều quốc gia đã ban hành luật cấm lai nhưng cho phép nuôi dưỡng nếu quá trình sinh sản xuất hiện cá thể có màu lông này.

Chiều cao, cân nặng

Doberman có kích thước trung bình. Con đực có chiều cao từ chân đến vai đạt từ 65 – 70 cm. Con cái nhỏ hơn cao từ 61 – 66cm. Cân nặng khi trưởng thành từ 27 – 36 kg. Hiện nay, người ta ưa chuộng Doberman gầy và thon thả hơn. Tuy vậy, những con Doberman to khỏe vẫn được một số người lựa chọn.

Tuổi thọ

Một con Doberman có thể sống thọ từ 10 đến 12 năm.

Chó Doberman nuôi bao lâu thì bắt đầu sinh sản?

Với Doberman cái

Trung bình những con Doberman cái sẽ trưởng thành về thể chất sau khoảng một năm. Những cá thể lớn hơn có thể mất nhiều thời gian hơn. Quan sát quá trình phát triển của Doberman cái, người ta thấy rằng chúng có thể gần đạt đến chiều cao khi trưởng thành khi đạt từ 7 đến 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên, khi đó, cơ thể và bộ máy sinh sản của chúng chưa thật sự hoàn thiện. Các cơ quan còn tiếp tục phát triển để đáp ứng trọn vẹn khả năng duy trì nòi giống đến khi đạt 2 tuổi. Đôi khi Doberman cái có thể phát dục muộn hơn, có con hơn 2 tuổi mới lần đầu xuất hiện chu kỳ.

Với Doberman đực

Như đã nói ở trên, Doberman có thể đạt được chiều cao tối đa nhanh hoặc chậm. Giống như Doberman cái, nhiều con đực có thể ngừng tăng chiều cao khi đạt từ 7 – 12 tháng tuổi. Cơ quan sinh sản tiếp tục phát triển và hoàn thiện sau 2 năm.

Chó Doberman mang thai bao lâu, sinh bao nhiêu con một lứa?

Doberman cái đạt thời kỳ sinh sản đỉnh cao sau 2 – 3 năm. Doberman đực là khi 3 tuổi. Thời gian sinh sản của chúng kéo dài trung bình 9,6 năm. Trong đó, giai đoạn từ 1 – 7 tuổi là thời gian hoạt động tích cực nhất.

Sau khi thụ thai, chó Doberman mang bầu trong 58 – 64 ngày (tức là khoảng 2 tháng). Mỗi lần đẻ từ 7 – 12 con, thậm chí có thể 14 – 18 cún con. Trung bình, 1 năm chúng có thể đẻ 2 lứa.

Tính cách chó Doberman

Trung thành

Đúng như mục đích được tạo ra ban đầu, Doberman là giống chó trung thành. Thường chúng chỉ coi người nuôi nấng, chăm sóc gần gũi nhất làm chủ để nghe lời và bảo vệ hết lòng.

Hiếu chiến

Khi có lệnh, Doberman sẽ trở nên hiếu chiến và hung dữ. Chúng tấn công mục tiêu đến cùng để bảo vệ chủ nhân. Tính cách gan lì, không biết sợ hãi khiến không ít người cảm thấy rùng mình, toát mồ hôi hột khi đối mặt.

Cũng bởi sự hung dữ, một vài quốc gia đã ban hành lệnh cấm nuôi Doberman. Thật may mắn vì Việt Nam không nằm trong danh sách những nước này.

Biết nghe lời

Dù có thể khiến người ngoài sợ, nhưng đó là bởi Doberman biết nghe lời, trung thành và muốn bảo vệ chủ nhân. Chúng nhạy cảm, nhiệt huyết và bền bỉ đến phi thường. Khác với chó Rottweiler hay Pitbull, hiếm khi người ta thấy chúng tự động tấn công người khi không có hiệu lệnh.

Thông minh

Thật vậy, xét về trí thông minh và khả năng vâng lời, chó Doberman đang giữ vị trí rất cao. Dòng dõi Doberman từng nhiều lần là “thủ khoa xuất sắc” trong các khoá huấn luyện nghiệp vụ. Chúng cũng thường xuyên giành quán quân trong các cuộc thi.

Doberman học hỏi và tiếp thu cực nhanh. Nếu lựa chọn chó đầu đàn (Alpha), chắc hẳn chúng sẽ được tiến cử đầu tiên. Chó Doberman phù hợp là chó nhà, chó bảo vệ, chó quân sự, cứu hộ và cả chó trị liệu. Nếu được dạy bảo đúng cách, chúng có thể hoà nhập với cuộc sống và các con vật khác.

Quá trình phát triển và trưởng thành chung

Sơ sinh và cai sữa

Cún con Doberman mới sinh nhắm mắt và cụp tai. Chó cần được chăm sóc kỹ lưỡng. 2 giờ/lần cho uống sữa để duy trì trao đổi chất và tăng trưởng. Khi được 3 – 5 ngày tuổi, có thể xén đuôi cho chúng. Các vết thương cần được khâu rửa, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Từ tuần thứ 4, chó con có thể tập ăn thức ăn đặc mềm. Đây cũng là thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện. Chó 6 tuần tuôi bắt đầu cai sữa và có thể tự ăn thức ăn rắn hơn. Chiều cao và cân nặng bắt đầu phát triển nhanh hơn.

Mọc răng

Răng trưởng thành bắt đầu mọc khi chó đạt 12 tuần tuổi và tiếp tục hoàn thiện trong khoảng ba tháng. Những chiếc răng sữa rụng ra sẽ bị chúng nuốt vào bụng.

Khi mọc răng, Doberman thích cắn nhai vì “ngứa răng”. Bạn có thể mua tai lợn, xương, da hoặc đồ chơi cho chúng. Tuy nhiên, nên chú ý không để chúng nuốt những món này vì có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá.

Sự phát triển của cơ thể chó con Doberman

Sau 6 tháng tuổi, chỉ cần cho Doberman ăn 2 lần/ngày. Nếu sợ chúng bị đói giữa hai bữa, có thể cho ăn bánh snack. Hãy theo dõi sát chế độ ăn để đảm bảo chó không quá gầy hay quá béo. Khi vuốt thân chó, đẩy nhẹ tay có thể cảm thấy xương sườn các bên nghĩa là con chó đang có trọng lượng phù hợp.

Ước tính chiều cao nếu phát triển bình thường trong giai đoạn này sẽ đạt bằng 1 nửa chiều cao khi trưởng thành. Tức là khoảng 30 – 35cm.

Chó Doberman cái đạt đến chiều cao cuối cùng khi được 1 tuổi. Con đực sẽ tiếp tục tăng trưởng chiều cao thêm gần một năm nữa (tức sau khoảng 16 – 21 tháng).

Có cha mẹ đều là chó thuần chủng, không bị lai tạp với giống chó khác. Những đặc điểm hình dáng, tính cách được giữ nguyên vẹn.

Chó Doberman thuần chủng là kết quả của các phép lai diễn ra nhiều năm, chúng có gen tốt nên rất khỏe mạnh. Chó không mắc bệnh di truyền khiến 10% bị điếc bẩm sinh, được nhiều người đánh giá cao và ưa thích hơn.

Nhận biết chó Doberman thuần chủng

Chó đạt chiều cao trưởng thành đúng theo tiêu chuẩn (có thể sai lệch một vài chỉ số nhưng không nhiều). Chiều cao: 65 – 75cm, cân nặng: 32 – 45kg. Thân hình to lớn, phần ngực cơ bắp, bụng nhỏ, lưng dài thẳng. Chân dài, đùi rất cơ bắp.

Đầu Doberman thuần chủng hơi nhỏ so với thân hình to lớn. Miệng vuông, mõm dài, hàm răng nhọn, chắc khỏe. Chính vì vậy, lực cắn của chúng được xếp vào hàng mạnh trên thế giới.

Nhận biết chó Doberman không thuần chủng

Là chó có cha hoặc mẹ không phải Doberman hoặc không phải Doberman thuần chủng. Bộ gene không thuần nên có một số đặc điểm khác so với chó thuần chủng. Ví dụ như màu lông, tai, mắt, dáng vóc, sức mạnh …

Chính những điều trên mà giá chó Doberman thuần chủng và không thuần chủng có nhiều chênh lệch. Không chỉ có vậy, giá từng chú chó còn phụ thuộc vào độ tuổi và nhiều yếu tố khác.

Cách chăm sóc chó Doberman cơ bản

Sau khi chọn được một chú chó thuộc giống chó Doberman phù hợp với mình thì bạn cần biết cách chăm sóc cho những người bạn này.

Về chế độ ăn

Bạn cần cho những chàng vệ sĩ này ăn đủ nhiều. Vì với cơ thể to lớn, vạm vỡ nhiều cơ bắp thì những bạn chó Doberman luôn đòi hỏi nhiều năng lượng. Lượng thức ăn đủ cho các bạn ấy phải tương đương 4% trọng lượng cơ thể. Trong đó 45% là thức ăn chứa đạm.

Chế độ kì cọ làm sạch của giống chó Doberman

Vận động thường xuyên

Để tránh bệnh béo phì, các sen cần hàng ngày dắt boss đi dạo. Những trò chơi bắt đĩa hoặc bắt bóng cực kì thích hợp để rèn luyện thể dục thể thao cho giống chó Doberman. Dù có sinh ra với thân hình siêu mẫu mà “muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao thôi”.

Nuôi chó Doberman ở đâu

Những người yêu chó thể nuôi các bạn chó Doberman trong các căn hộ nhỏ. Bởi vì dù mê vận động nhưng ưu tiên số một của những cậu chàng này là gần chủ. Vậy nên các bạn nên đặc biệt lưu ý không nhốt các bé Doberman một mình quá lâu.

Cách huấn luyện chó Doberman

Doberman là giống chó khá thông minh và nhanh chóng tiếp thu bài học. Những đây là một giống chó khá hung dữ nên bạn cần phải huấn luyện chúng, tốt nhất là khi chúng còn bé.

Việc huấn luyện chó phải diễn ra từ từ, không được nóng vội và nhất thiết là phải có sự kiên trì. Vì việc huấn luyện không phải ngày một ngày hai là chúng có thể thực hiện được ngay.

Trong quá trình huấn luyện bạn không được đánh hay mắng chúng. Khi làm sai bạn chỉ cần nghiêm khắc dạy dỗ còn khi thực hiện tốt thì cần phải khen thưởng ngay.

Vì Doberman là giống chó khá hung dữ, nếu như bạn không có kinh nghiệm trong việc huấn luyện thì rất dễ sẽ bị chúng cắn lại và tấn công bạn. Vì vậy tốt nhất bạn nên mang chúng đến các trung tâm huấn luyện chó chuyên nghiệp.

Bảng giá chú chó doberman

(Bảng giá tham khảo, mức giá chính xác thay đổi theo từng bé, mức độ xuất sắc, gia phả xuất xứ chó bố mẹ, giấy tờ đi kèm…

MÀU SẮC CÚN ĐỰC CÚN CÁI

Đen vàng 7,000,000đ 7,000,000đ

Nâu vàng 7,5000,000đ 7,500,000đ

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bí Mật Bạn Chưa Biết Về Chú Chó Hachiko, Nhật Bản trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!