Bạn đang xem bài viết Nhiễm Khuẩn Da (Viêm Mủ Da) Ở Chó được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Viêm mủ da ở chó
Khi da của chó bị cắt hoặc bị thương, nó sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Viêm mủ da là tình trạng nhiễm khuẩn da rất phổ biến ở chó. Các tổn thương và mụn mủ (sưng đầy mủ viêm) trên da, và trong một số trường hợp, rụng tóc một phần, thường là các dấu hiệu của nhiễm trùng. Bệnh thường được điều trị ngoại trú và có tiên lượng tốt.
Các triệu chứng và phân loại
Ngứa
Mụn có mủ
Da bong vảy
Tổn thương nhỏ, nhô lên
Mất lông (rụng lông)
Dịch tiết khô lại ở khu vực bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng có thể xảy ra trên các lớp da ngoài của con chó, hoặc nếu có một vết rách sâu, ở các nếp gấp bên trong của da. Tình trạng nhiễm trùng thứ hai được gọi là viêm mủ da sâu.
Nguyên nhânMặc dù tình trạng nhiễm khuẩn này có thể xảy ra ở bất kỳ giống nào, nhưng có một vài loại dễ mắc phải viêm mủ da, bao gồm:
Chó Becgie Đức có lông ngắn
Các giống có nếp gấp da
Các giống có vết chai do bị áp lực
Chó có Staphlococcus intermedius
Chó có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn khi bị nhiễm nấm hoặc bệnh nội tiết như cường giáp, hoặc dị ứng với bọ chét, thành phần thực phẩm hoặc ký sinh trùng như Demodex.
Chẩn đoánTrong hầu hết các trường hợp, tình trạng bệnh sẽ được kiểm tra từ bên ngoài và được điều trị phù hợp. Trong trường hợp viêm mủ da có dấu hiệu sâu hơn ở da của chó, cạo da, sinh thiết da và kiểm tra tế bào vi khuẩn (kính phết) có thể được thực hiện để xem đây có phải là tình trạng bệnh lý nền nghiêm trọng hơn hay không.
Điều trị
Nhiễm trùng thường đáp ứng tốt với phương pháp điều trị y tế. Nhiễm trùng thường được điều trị ngoại trú và sẽ bao gồm thuốc dùng bên ngoài (tại chỗ), cũng như thuốc kháng sinh.
Chế độ điều trị sử dụng kháng sinh thường được chỉ định trong vòng hơn một tháng để đảm bảo rằng nhiễm trùng được loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống cơ thể chó, điều này cũng làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Chăm sócCó thể có biến chứng vi khuẩn lan vào máu, vì vậy điều quan trọng là quan sát thời gian hồi phục của chó và thông báo cho bác sĩ thú y trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng khác hoặc tình trạng trở nên xấu đi.
Phòng ngừaThường xuyên làm sạch các vết thương của động vật bằng benzoyl peroxide hoặc các loại sữa tắm y khoa trước hết có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng, và sau đó sẽ giúp ngăn ngừa tái phát bệnh.
Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Ở Chó
Viêm khớp nhiễm khuẩn ở chó
Viêm khớp nhiễm khuẩn là một dạng viêm khớp thường thấy sau chấn thương, do vi sinh vật gây ra, sau phẫu thuật, hoặc khi vi sinh vật đi vào khớp qua máu. Nhiễm trùng các cơ quan khác trong cơ thể có thể là nguyên do các vi sinh vật này đi vào dịch khớp.
Viêm khớp nhiễm khuẩn khác với viêm khớp. Viêm khớp đặc trưng bởi viêm một hoặc nhiều khớp xương, trong khi viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh viêm khớp kèm với một bệnh do vi sinh vật (thường là vi khuẩn) gây ra bên trong dịch khớp.
Bệnh này thường xuất hiện ở chó đực từ 4-7 tuổi. Các giống chó dễ mắc bệnh bao gồm chó chăn cừu Đức, chó Dobermans và chó săn Labrador.
Triệu chứng và các dạng bệnh
Đau
Sốt
Hôn mê
Chán ăn
Sưng khớp
Chân bị viêm khớp đi khập khiễng
Cảm thấy nóng khi chạm và khớp bị viêm
Không thể di chuyển khớp bị viêm
Nguyên nhânChó có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bất thường hoặc bị đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm khớp nhiễm khuẩn. Các yếu tố/nguyên nhân cơ bản khác bao gồm:
Nhiễm trùng cơ hội sau chấn thương, vết cắn (ví dụ: đánh nhau với động vật khác), vết thương do súng bắn hoặc phẫu thuật
Nhiễm khuẩn từ một vị trí khác trong cơ thể
Nhiễm nấm
Chẩn đoánChó mắc bệnh này thường được đưa tới bác sĩ thú y khi có triệu chứng đi khập khiễng. Bác sĩ sẽ cần một hồ sơ sức khỏe chi tiết, bao gồm các tai nạn trước đó, đánh nhau với động vật khác hoặc các bệnh khác. Khám sức khỏe chi tiết sẽ giúp bác sĩ xác định được một hay nhiều khớp xương bị ảnh hưởng. Các bệnh khác có thể khiến chó đi khập khiễng cũng sẽ được xem xét.
Các xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn diện, xét nghiệm sinh hóa và phân tích nước tiểu. Kết quả các xét nghiệm này hầu hết bình thường, ngoại trừ xét nghiệm công thức máu toàn diện có thể cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng và viêm trong máu. Chụp X quang khớp bị viêm cũng giúp xem xét những thay đổi ở khớp bị viêm. Ở những chú chó bị viêm mãn tính, sự thay đổi trong cấu trúc khớp thường sẽ rõ ràng, bao gồm xương vỡ, không gian khớp khác lạ và tạo khớp bất thường – tất cả đều có thể thấy ở phim chụp X quang.
Xét nghiệm quan trọng nhất giúp chẩn đoán là phân tích chất lỏng lấy từ dịch khớp. Để lấy được dịch khớp, bác sĩ sẽ gây mê cho chó trước khi thực hiện. Xét nghiệm này sẽ cho thấy sự tăng dịch khớp, thay đổi màu sắc dịch khớp, số lượng tế bào viêm tăng và cả vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ thú y có thể đề nghị nuôi cấy một mẫu dịch khớp để phát triển các vi sinh vật gây bệnh trong phòng thí nghiệm. Việc nuôi cấy này sẽ giúp xác nhận chẩn đoán và tìm được giải pháp điều trị bệnh.
Với những chú chó nghi ngờ mắc bệnh do nhiễm trùng tại bộ phận khác, các mẫu máu và nước tiểu sẽ được đưa vào nuôi cấy. Nếu như có vi khuẩn hiện diện trong máu và nước tiểu, xét nghiệm nuôi cấy sẽ cho phép các vi khuẩn này phát triển, từ đó giúp thiết lập chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị.
Kế hoạch điều trị được lập ra càng sớm, cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn càng cao.
Điều trịCác khớp bị viêm có thể cần được thoát bớt dịch và làm sạch để tránh tổn thương thêm tại khớp. Ở những chú chó bị nhiễm trùng khớp mãn tính, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ những mảnh vụn xương và làm sạch khớp. Một ống thông sẽ được đặt trong quá trình phẫu thuật để tiếp tục thoát dịch trong vài ngày.
Nội soi khớp – một dạng nội soi bằng cách đưa vào khớp thông qua một vết rạch nhỏ – là một kĩ thuật khác có thể được sử dụng để kiểm tra phần bên trong khớp, và đôi khi cũng được sử dụng để điều trị phần trong khớp. So với phẫu thuật, nội soi khớp là kĩ thuật ít xâm lấn hơn.
Xác định nguồn gốc nhiễm trùng là rất quan trọng, giúp điều trị bệnh thành công và lâu dài. Nếu nhiễm trùng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt nếu nó là nguyên nhân gây ra bệnh khớp, điều trị khu vực nhiễm trùng đó cũng quan trọng như điều trị khớp bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ có thể lấy mẫu dịch chảy ra từ khớp hàng ngày để xem liệu nhiễm trùng còn hiện diện trong khớp hay không. Một khi dịch ngừng chảy ra từ khớp, ống thông sẽ được lấy ra.
Chăm sócViệc sử dụng biện pháp chườm nóng, lạnh luân phiên trên khớp bị ảnh hưởng sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu và giảm sưng, do đó thúc đẩy chữa bệnh. Bạn có thể chườm cho chó tại nhà. Bác sĩ sẽ tư vấn nên cho chó hạn chế cử động cho tới khi chữa khỏi bệnh. Nếu như cảm thấy khó trong việc giữ chó quanh một chỗ, bạn có thể để chó trong chuồng một thời gian. Các chuyến đi dạo để đi vệ sinh chỉ nên đi trong thời gian ngắn và ở những chỗ giúp chó đi dễ dàng hơn.
Nếu cần, bác sĩ sẽ cho bạn biết cách chăm sóc đúng với ống thông được đặt trong khớp của chó. Mặc dù rất nhiều chú chó đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh, ở một số chú chó nhiễm trùng lâu khỏi, có thể cần điều trị kháng sinh lâu hơn. Chó thường đáp ứng điều trị kháng sinh trong vòng từ 24-48 giờ, nhưng với một số chú chó, có thể cần 4-8 tuần hoặc thậm chí dài hơn.
Kể cả khi các triệu chứng giảm xuống một cách nhanh chóng, vẫn cần uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ để tránh bị nhiễm trùng lại.
Chó Bị Viêm Da Có Mủ
Cún bị viêm da có mủ là hiện tượng tương đối hay gặp. Đây được cho là 1 bệnh thông thường, Thế nhưng nó có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của chó nếu không được điều trị đúng cách.
Có rất nhiều tại sao sinh ra viêm da ở chó có thể theo thống kê thì chó bị viêm da chủ yếu là do những ký sinh trùng trên da như ve, rận, cún, bọ chét … Chúng hút máu và gây tổn thương nặng cho vùng da, dẫn tới nhiễm trùng và có mủ.
Bệnh viêm da ở chó thường tập trung chủ yếu ở vùng đầu, chân, mắt và hậu môn. Khi mắc bệnh chó thường cào cấu khu vực ngứa làm vết thương lở loét nhiễm trùng. – Vùng da bị viêm tại chó thường bị rụng lông và đỏ lên, đóng vảy, có mủ chảy ra. Nếu tình trạng này bị nặng mùi cơ thể của chó rất hôi và khó chịu.
Theo các chuyên gia thú y, để điều trị nhanh nhất bệnh viêm da có mủ tại chó thì chỉ có sử dụng Bivermectin 0,1% để tiêm dưới da, mỗi tuần tiêm một lần. Chú ý: Liều dung Bivermectin tùy thuộc vào thể trọng của chó 1ml/2,5-3kg và không ứng dụng thuộc với một vài giống cún như Bobtail, Sheepdog hay Whippet lông dài.
Trong quá trình sử dụng thuốc nên kết hợp 1 loại dầu tắm đặc trị viêm da ở cún
Cho chó ăn nhiều các thức ăn hoặc thuốc hỗ trợ giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng tại chó.
Nếu vùng da bị viêm đã có mủ vàng bạn nên cắt bỏ lông và dùng cồn hoặc thuốc sát trùng để làm sạch vết thương. Chỉ sát trùng khu vực bị viêm để tránh kích ứng da.
4. Biện pháp phòng tránh chó bị viêm da có mủthường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho cún(hạn chế dùng đồ các bạn lớn bởi da của cún rất nhạy cảm).
Chải lông cho chó nhiều lần để phát hiện và loại bỏ các ký sinh trùng.
Vệ sinh chuồng cún, ô tô nhiều lần ngăn ngừa sự lây truyền ký sinh trùng.
Mang cún đến những trung tâm thú y định kỳ để kiểm tra sức khỏe.
Bệnh Viêm Da Demodex Ở Chó
https://dreampet.com.vn/kien-thuc-ve-benh-viem-da-o-cho-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-nhat/
Bệnh viêm da Demodex ở chó là gì?Bệnh viêm da Demodex là bệnh gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp. Ký sinh tạm thời ở nang lông, gần nang lông, tuyến bã, trên vảy da ở người và súc vật. Demodex là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp, có khoảng 65 loài Demodex được biết đến. Demodex là một loại ký sinh trùng thuộc ngành động vật chân đốt (Arthropoda) nhỏ nhất, lớp Nhện (Arachnida), bộ Ve (Acarina), họ Demodicidae.
Có thể nói, Demodex là một loại ký sinh bình thường trên hệ thống da của chó (trong tuyến bả nhờn) khi ở một số lượng thấp. Tuy nhiên nếu số lượng của chúng vượt quá mức độ cho phép của hệ thống miễn dịch. Chúng sẽ gây ra bệnh ghẻ Demodex cho chó với những triệu chứng về da nghiêm trọng.
Bệnh này lây lan chủ yếu qua sự tiếp xúc. Có thể lây từ mẹ sang con do tiếp xúc trong vòng một đầu sau khi sinh. Đó cũng là nguyên do vì sao bệnh thường xuất hiện ở phần đầu và chân trước. Sau đó bệnh mới lây lan đến những nơi khác. Demodex ký sinh sâu trong nang lỗ chân lông, tuyến bã nhờn gây kích ứng viêm da. Chúng thường kết hợp với tụ cầu mũ da staphylococcal pyoderma. Gây viêm da hóa mũ. Chó bị viêm da demodex thường gầy gò, yếu đuối. Nếu để tình trạng viêm da lâu ngày, biến chứng về thận có thể xảy ra. Gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của cún.
Dấu hiệu lâm sàng thường thấy ở chó là hiện tượng rụng lông, da nhờn, sừng hóa da. Bệnh có thể có ở chó vài ngày sau khi sinh. Tỷ lệ nhiễm cao dần do tiếp xúc mẹ truyền sang con. Dấu hiệu thường thấy như: da ửng đỏ, có vảy, lỡ loét quanh chân, không có lông xung quanh mắt hay toàn bộ cơ thể chó.
Nếu ở dạng cục bộ thì vùng tổn thương thường gặp là trên mặt, hai mí mắt, chân trước của chó. Tổn thương cục bộ thường ở trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm có mủ kế phát.
Nếu ở dạng toàn thân thì da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh. Trường hợp này thường kết hợp với viêm nhiễm do các vi trùng cơ hội như: Staphylococcus aureus, Pseudomonas sp gây sinh mủ và có mùi hôi tanh.
Nhận biết bệnh viêm da Demodex ở chóDựa vào triệu chứng bệnh tích. Bệnh do Demodex không gây ra ngứa nhiều ở chó. Tuy nhiên, chó có hiện tượng rụng lông ở nhiều nơi đặc biệt quanh mắt, tứ chi hay toàn bộ cơ thể. Ở dạng cục bộ rụng lông thành từng vùng không thấy viêm. Dạng toàn thân da đỏ với nhiều dịch rỉ, viêm da có mủ, mùi hôi tanh.
Nếu cún của bạn có bất kì triệu chứng nào như trên, hãy đưa cún đến bệnh viện thú y Dreampet để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh ghẻ cho chó hiệu quả
Kim Anh
Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.
BỆNH VIỆN THÚ Y DREAMPETBệnh viện thú ý Số 1 Việt Nam về Uy tín, chuất lượng, cùng đội ngũ bác sỹ thú y giỏi, yêu nghề !
Địa chỉ : Số 44 – Lô B1 – Nguyễn Cảnh Dị – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
0901.203.999 Đặt lịch khám
Bệnh Viêm Da Mủ Ở Chó: Triệu Chứng Và Cách Xử Lý – Petacy
Cũng giống như con người, thú cưng cũng mắc một số bệnh về da liễu, và đặc biệt ở loài lông nhiều như chó, bệnh da liễu sẽ xảy ra thường xuyên vào mùa nóng, ảnh hưởng không nhỏ đối với bé cưng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bệnh Viêm da mủ ở chó và cách xử lý khi chó bị nhiễm bệnh.
Bệnh viêm da mủ ở chó là gì?
Bệnh viêm da mủ (pyoderma) căn bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường là Staphylococcus trung gian gây bong vẩy kết hợp với mụn mủ xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt ở chó con của một số loài như Bulldog Anh, Pháp, Pit Bull, Pit Bull lai,..
Khi trên cơ thể của chó có những vết thương do cào, cắn, hoặc do bọ ve,… theo thói quen chúng sẽ đưa chân lên gãi hoặc liếm là vết thương không thể nào lành và loét ra vì làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể dẫn đến viêm da bưng mủ. Ngoài ra chó cũng có thể mắc căn bệnh này do rối loạn nội tiết tố (hội chứng Cushing), suy giáp hoặc rối loạn tự miễn, thiếu dinh dưỡng.
Tuy bệnh viêm da mủ không xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm như bệnh Care, Parvo hay bệnh dại nhưng đây là một căn bệnh về da ở chó vô cùng khó trị triệt để, ảnh hưởng lâu dài và có thể tái nhiễm bất kì lúc nào.
Triệu chứng bệnh viêm da mủ ở chó
Khi chó mắc bệnh sẽ có các biểu hiện ở một số vị trí nhất định như nách, háng và trên bụng. Viêm da làm chó rất ngứa nên hãy chú ý nếu chó của bạn gãi thường xuyên. Viêm da mủ có các triệu chứng như:
Có mẩn đỏ, sưng to
Xuất hiện mụn mủ
Bong tróc da
Rụng nhiều lông
Hôi
Loét da
Phát ban
Sưng tấy
Sần màu vàng
Sử dụng thuốc kháng sinh
Bệnh viêm da mủ có thể được điều trị bằng kháng sinh trong vòng 3-4 tuần. Kháng sinh thường được sử dụng là amoxicillin, cephalexin và clindamycin khi vi khuẩn kháng thuốc có thể sử dụng thuốc như enrofloxacin (Baytril®).
Lưu ý: Bạn nên sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ thú y. Hạn chế việc tự ý mua thuốc ở bên ngoài để tránh tình trạng kháng thuốc hoặc không đúng bệnh.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Bệnh viêm da mủ ở chó có thể được điều trị ở nhà bằng thuốc xịt và dầu gội có chứa benzoyl peroxide, lưu huỳnh, axit salicylic hoặc chlorhexidine trong 3 đến 4 tuần, từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
Bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó trong quá trình điều trị, nên sử dụng vòng cổ để tránh thú cưng liếm và gãi vết thương.
Tuy nhiên khi có dấu hiệu không khỏi bệnh hoặc tái phát thì nên đưa cún tới cơ sở y tế gần nhất và điều trị trong vòng 8 đến 12 tuần để chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm và có thuốc điều trị nên các bạn không cần phải quá lo lắng về sức khỏe của chó nhiễm bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da mủ trên chó
Phòng bệnh nên là ưu tiên hàng đầu nếu bạn không muốn tốn nhiều chi phí khám chữa bệnh cho chó. Để phòng bệnh viêm da mủ, bạn cần thực hiện một số bước như sau:
Nên tiêm phòng định kì để tăng đề kháng
Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở cũng như những vật dụng đồ chơi
Nên tắm rửa sạch sẽ để phòng bệnh và phòng tái nhiễm
Theo dõi sức khỏe của bé nếu có hiện tượng dị ứng hay rối loạn để kịp thời chữa trị
Bổ sung chất dinh dưỡng cho cún
Lựa chọn giống ít khả năng bị bệnh nếu bạn là người mới nuôi
Không để chó tiếp xúc với những cá thể bị bệnh để tránh bị lây vi khuẩn
Sử dụng thuốc trị nấm và ve chó để giảm tỉ lệ mắc bệnh
Lời kết
Bệnh Viêm Da Ở Chó
Nguyên nhân chó bị viêm da
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm da giúp chúng ta có thể xử lý đúng cách và phòng tránh bệnh tái phát. Hiện tượng viêm da ở chó thường do các loại ký sinh sống trên lông, tai và da chó như Otodectes cynotis, Demodex Canis, Sarcoptes gây ra. Các loại ký sinh này hút máu gây tổn thương da, dị ứng hay nhiễm trùng và dẫn đến chó bị viêm da có mủ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị nhiễm các loại ký sinh trùng, trong đó các nguyên nhân chính là:
Môi trường sống không sạch sẽ, ẩm thấp tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển. Chó không được tắm rửa sạch sẽ, phơi nắng thường xuyên.
Dị ứng với thức ăn, bụi, thuốc, xà phòng,…
Nhiễm trùng từ vết thương hay biến chứng của bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh Care gây ra các nốt xuất huyết, từ đó dẫn đến viêm da.
Chó con bị lây từ chó mẹ đang cho con bú
Bị lây nhiễm từ chú chó khác qua tiếp xúc thường xuyên
Triệu chứng viêm da ở chóTrong các nguyên nhân chó bị viêm da thì nhiễm vi khuẩn Demodex Canis phổ biến nhất và tỷ lệ chó bị nhiễm lên đến gần 27%. Các triệu chứng mà chó thường mắc phải khi nhiễm vi khuẩn Demodex là:
Chó bị viêm da, rụng lông ở các khu vực như: vùng đầu đặc biệt là quanh mắt, 4 chân, hậu môn.
Chó bị ngứa nên hay gãi và cào cấu ở các vùng da vị viêm, da ửng đỏ, dày lên và có vảy. Các vết thương vùng bị viêm có thể lở loét do bị gãi nhiều, nghiêm trọng hơn là bị nhiễm trùng và lan rộng nhanh chóng.
Nếu để lâu ngày sẽ có mủ chảy ra, nặng hơn có thể chảy dịch vàng và toàn thân chó có mùi hôi rất khó chịu.
Cách điều trị chó bị viêm daHiện tượng chó bị viêm da có thể không gây tổn hại đến sức khỏe của chúng ngay, nhưng nếu bạn không có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ gây khó chịu cho chính bản thân cún và cả người nuôi bởi chó bị viêm da có mùi hôi và rất ngứa, để càng lâu thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Khi cún cưng của bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng viêm da, ví dụ như chúng bắt đầu bị ngứa và gãi liên tục thì cần lập tức cách ly bé ra khu vực riêng, đặc biệt khi bạn nuôi chung với vật nuôi khác để tránh lây bệnh. Sau đó kiểm tra các vùng chúng gãi để xác định tình trạng viêm. Nếu tình trạng viêm nhẹ và chưa xuất hiện mủ thì có thể xử lý tại nhà.
Để điều trị hiệu quả đầu tiên bạn cần cạo sạch phần lông ở vùng viêm để loại bỏ nơi sinh sôi phát triển của ký sinh trùng. Nếu chó đã có dấu hiệu lở loét thì bôi thuốc sát trùng quanh khu vực này. Lúc này nhiều người thắc mắc chó bị viêm da có nên tắm không, câu trả lời là nên để giữ cho chúng sạch sẽ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Đặc biệt lưu ý sử dụng loại dầu tắm chuyên dụng cho chó, tránh sử dụng các sản phẩm cho người hay xà bông, nước rửa chén sẽ khiến tình trạng viêm da tồi tệ hơn.
Theo dõi tình trạng của cún thường xuyên để xử lý kịp thời. Nếu bệnh diễn biến xấu hơn thì hãy liên hệ bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị đúng cách. Không nên tự ý mua thuốc về dùng cho cún vì nếu sử dụng sai thuốc thì bệnh sẽ càng nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng khác.
Phòng tránh bệnh viêm da ở chó như thế nào?
Thường xuyên tắm cho chó bằng các loại dầu, sữa tắm chuyên dụng.
Tạo môi trường sống sạch sẽ cho cún cưng. Nên sử dụng các loại thuốc phun, xịt trị ghẻ, ve chó, ký sinh trùng quanh nơi ở của chúng định kỳ 2 – 3 tháng/ lần.
Tiêm phòng ghẻ cho chó theo chỉ dẫn của bác sĩ và phòng khám thú y.
Thường xuyên cắt tỉa, chải lông cho chó, vừa giúp chúng có bộ lông đẹp lại có thể dễ dàng phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da chúng.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm sạch, không cho chó ăn các loại thức ăn bị hỏng, ôi thiu.
Nếu phát hiện chó mẹ đang cho con bú có dấu hiệu viêm da cần dừng cho bú và cách ly chó con ngay. Trong thời gian điều trị cho chó mẹ sử dụng sữa ngoài thay thế.
Chó bị viêm da là một trong những bệnh lý rất hay gặp ở chó, đây tuy là bệnh dễ mắc phải nhưng cũng dễ phòng tránh. Vì vậy hãy chủ động trong việc chăm sóc người bạn thân thiết của mình, tham khảo những kinh nghiệm được chia sẻ ở bài tổng hợp trên của PetCare chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn khi cần.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiễm Khuẩn Da (Viêm Mủ Da) Ở Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!