Xu Hướng 3/2023 # Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Khò Khè Khi Ngủ Cho Mẹ Khỏe Bé Ngoan # Top 8 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Khò Khè Khi Ngủ Cho Mẹ Khỏe Bé Ngoan # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Khò Khè Khi Ngủ Cho Mẹ Khỏe Bé Ngoan được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trang Chủ – Làm mẹ – Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè khi ngủ cho mẹ khỏe bé ngoan

Đặc biệt, tình trạng khò khè hay gặp nhất ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm, theo nhiều kết quả nghiên cứu thì khoảng 30 – 40% trẻ còn bú có triệu chứng này.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thở khò khè

Khi bé tiếp xúc với những chất gây ô nhiễm không khí hoặc thử một loại thức ăn mới,… tình trạng dị ứng có thể xảy ra, các chứng dị ứng này có thể khiến cơ thể trẻ tiết ra một số chất gây ra sự co thắt các khí phế quản, là nguyên nhân dẫn đến tiếng thở khò khè. Tuy nhiên, những dấu hiệu dị ứng thường không phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh trong những tháng mùa đông khi thời tiết thay đổi. Viêm tiểu phế quản thường do virus gây ra và có các triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó trẻ sẽ bị ho, thở khò khè và đôi khi khó thở và cần phải nằm viện để treo dõi điều trị.

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra nhiều hơn nếu bố mẹ của bé hút thuốc lá hoặc có tiền sử hen suyễn, hoặc người mẹ hút thuốc khi đang mang thai bé. Khò khè không có nghĩa là bé bị hen, nhưng bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm chẩn đoán nếu bé có những cơn thở khò khè liên tục và có thể khuyên dùng thuốc hen để xem tình trạng của bé có cải thiện hay không.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị thở khò khè như thế nào cho đúng?

Dựa vào tình trạng thở khò khè của bé, mà mẹ có thể xác định được phần nào tình trạng sức khỏe cơ thể bé có đang rơi vào những triệu chứng nghiêm trọng hay không.

2.1 Khi bé khò khè do ngạt sữa

Nếu mẹ thấy bé thỉnh thoảng có một số biểu hiện thở khò khè nhưng không bị ho, khó thở, sốt, kén ăn… thì có thể do bé bị nôn trớ, ngạt sữa khi bú. Với tình trạng này, mẹ chỉ cần lưu ý đến cách cho bé bú như: nâng cao đầu bé hơn một chút khi cho bú, cho bé ngậm sâu vào quầng vú của mẹ và bế bé theo hướng áp bụng vào bụng mẹ. Khi cho con bú, mẹ dùng tay đỡ lấy bầu ti, kẹp 2 ngón tay để giữ đầu ti tránh tia sữa bắn quá nhanh vào miệng bé, có thể sẽ làm bé bị sặc sữa trong quá trình bú. Tay còn lại mẹ nên đặt phía sau phần hông và mông của con, giữ phần lưng của bé được cố định.

2.2 Khi bé khò khè do những vấn đề về sức khỏe

Khi tình trạng thở khò khè kéo dài có mức độ nghiêm trọng hơn, có dấu hiệu ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của con thì các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ chuẩn đoán, khám tổng quát và đưa ra cách điều trị phù hợp. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ trong quá trình điều để áp dụng một số phương pháp phù hợp như:

Vệ sinh khoang mũi hằng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý.

Hút dịch nhầy 2 bên mũi bằng dụng cụ y tế

Dùng tăm bông làm sạch phần còn ứ đọng trong khoang mũi.

Tuy nhiên, việc vệ sinh mũi chỉ hỗ trợ cho trẻ nhỏ từ 8 tháng tuổi trở lên và chỉ có tác dụng làm sạch mũi, chứ không làm sạch được các bộ phận bên trong.

2.3 Khi bé khò khè do nằm không đúng tư thế

Nếu mẹ để bé nằm ngủ không đúng tư thế trẻ sẽ thở khò khè khi ngủ. Ảnh: Internet Đối với trường hợp bé khò khè do không nằm đúng tư thế, thì mẹ điều chỉnh tư thế ngủ khi thấy bé thở khò khè, không được cho bé gối quá cao và luôn giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, trong lành, không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp non nớt của bé. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh các mẹ phải hết sức lưu ý về nhiệt độ trong phòng bé, không nên để máy quạt phả thẳng vào mặt bé và không nên cho bé nằm trong môi trường máy lạnh quá nhiều vì hơi lạnh sẽ làm cho hốc mũi trẻ bị khô, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, rất dễ dẫn đến viêm phế quản, ho,…

3. Khi nào mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ

Một số triệu chứng không thể chờ đợi để được giải quyết tại nhà như nhiều mẹ vẫn thường hay làm và mẹ phải đưa bé đến bác sĩ khám để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu bé có dấu hiệu thở nhanh hoặc nếu da của bé đang bị tím tái, nên cho bé đi cấp cứu ngay. Vì lúc này nó có thể cho thấy phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc sức khoẻ bé có vấn đề nghiêm trọng.Mẹ cũng nên cho bé khám bác sĩ ngay nếu bé có các dấu hiệu:

Thở khò khè kèm tiếng rít

Cơn ho nặng kéo dài

Sốt cao hoặc kéo dài

Mất nước: môi khô mắt trũng, khóc không có nước mắt, mặt bơ phờ…

Với những dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè khi ngủ trên, hy vọng các mẹ có thể yên tâm xử lý một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Chứng bệnh khò khè khi ngủ, khò khè có đờm lâu ngày của bé con nhà bạn sẽ được giải quyết tốt chỉ với những thao tác khá đơn giản tại nhà. Và mẹ nhớ theo dõi kỹ tình trạng của bé để có những phương án kịp thời, hoặc cho trẻ đến thăm khám tại bệnh viện sớm phát hiện nguyên nhân chính xác, giúp trẻ điều trị và sớm khỏe. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Làm mẹ – Tags: cách chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè, trẻ sơ sinh bị khò khè

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Thở Khò Khè? Cách Khắc Phục Cho Bé

Thưa chuyên gia, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị thở khò khè phải làm sao ạ? Bé nhà em rất hay thở như vậy. Rõ nhất là lúc con nằm ngủ hoặc bú mẹ. Xin hỏi nguyên nhân do đâu và em có cần phải làm gì để khắc phục không? Em cảm ơn!

Trần Bích (Hưng Yên)

Bác sĩ giải đáp: Hiện tượng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè khiến nhiều bậc cha mẹ hết sức lo lắng. Có thể cảm nhận được trẻ thở khò khè bằng cách áp tai gần miệng trẻ, tiếng trẻ thở gần giống tiếu ngáy hoặc tiếng gió rít. Nhiều trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ, lúc bú và kèm vặn mình.

Đôi khi nhịp thở của bé thấp nên mẹ khó có thể cảm nhận được bằng tai mà phải dùng ống nghe của bác sĩ mới có thể phát hiện được trẻ sơ sinh thở khò khè .

Đối với câu hỏi của bạn Trần Bích: Trẻ sơ sinh 2 tháng thở khò khè phải làm sao? Vì bạn không nói rõ bé nhà mình có ho không, có thấy chảy mũi hay bú kém hơn không? Nên chưa thể nói bé nhà bạn đang gặp vấn đề gì.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè

Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vấn đề đường thở của con . Biểu hiện là trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm, khi ngủ, thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với khói bụi.

Theo các bác sĩ, trẻ dưới 2 tuổi rất hay thở khò khè do kích thước phế quản còn nhỏ lại dễ co thắt, dễ phù nề hoặc tiết dịch khi viêm nhiễm. Hơn nữa, trẻ chưa biết thở bằng miệng mà chủ yếu thở bằng mũi, chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi, sặc sữa cũng sẽ khiến cho trẻ thở khò khè.

Trẻ thở khò khè kèm theo hiện tượng khó thở, ăn uống kém, da tái nhợt hoặc tím tái thì cũng có thể bé bị tim bẩm sinh.

Ngoài những lý do trên, hiện tượng trẻ thở khò khè có thể do:

– Trẻ bị mắc dị vật đường thở;

– Tư thế nằm của trẻ: nghiêng hoặc sấp;

– Trẻ bị viêm amidan;

– Trẻ mắc các bệnh xơ sợi bẩm sinh hoặc có khối u ở phổi.

Trẻ sơ sinh bị thở khò khè khi nào cần đi khám?

Đa phần trẻ sinh mổ hay thở khò khè nhẹ và hiện tượng này sẽ biến mất khi bé được 6 tháng tuổi mà mẹ không cần phải làm gì.

Mẹ có thể làm một số việc sau để chăm sóc em bé sơ sinh bị thở khò khè tại nhà là:

– Vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý.

– Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé.

– Cho con bú nhiều và đúng tư thế để không bị sặc sữa.

– Không để bé tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá.

– Phòng ngủ của bé kín gió nhưng thoáng mát.

– Quần áo của trẻ phải được giặt sạch sẽ.

Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh bị thở khò khè chỉ là một trong vô vàn những điều mẹ cần tìm hiểu để có thể giúp con lớn khôn khỏe mạnh. Trong những năm đầu đời trẻ sẽ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe nhưng cũng từ đó mà trẻ có thể phát triển toàn diện hơn. Chỉ cần mẹ hiểu và biết cách ứng phó là sẽ thành công. Nguồn: chúng tôi

Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Nấc Và Cách Chữa Nấc Cho Trẻ

Nhiều cha mẹ thường lo lắng khi trẻ sơ sinh hay bị nấc cục sau khi bú. Trẻ nấc là một tượng sinh lý bình thường hay gặp ở trẻ 3 tháng đầu sau sinh.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại.

Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.

Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.

Có nhiều người chữa “mẹo” bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.

Mẹo hay chữa nấc cho bé của một mẹ có kinh nghiệm

Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết.

Để chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.

Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.

Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

Cuối cùng, các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.

Lưu ý: Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Trẻ sơ sinh bị nấc, phải làm sao? Trả lời của bác sỹ nhi khoa:

Hỏi: Tôi có con gái 16 ngày tuổi. Mỗi khi thay bỉm hoặc sau khi tắm, cháu thường bị nấc. Xin bác sỹ cho biết nguyên nhân tại sao và làm thế nào cho cháu khỏi nấc. (Huong Do)

Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh…. Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

Như vậy cháu bé con bạn trong tháng đầu bị nấc là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, bạn đừng quá lo lắng. Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút. Có nhiều người chữa “mẹo” bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nấc – Cách xử trí khi trẻ bị nấc

Trả lời của bác sỹ nhi khoa:

Hỏi: Bé nhà tôi đã được 27 tháng tuổi nhưng cứ mỗi lần cười là bị nấc . như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của cháu khong? Xin Bác sĩ tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn! (Kieu Linh)

Nấc xảy ra do cơ hoành co thắt đột ngột, ngay khi cơ hoành co thắt, nắp thanh quản (nắp đóng đường dẫn khí để tránh cho thức ăn, thức uống rơi vào phổi) đóng lại tạo nên tiếng “hic”. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi trẻ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống.

Ai cũng có thể bị nấc, tuy nhiên, nấc lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó lại tiếp tục xảy ra khi mà trẻ không cần tới nó nữa.

Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, mẹ hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết, trẻ sẽ không bị sặc sữa vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không xuống phổi.

Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc thì các bà mẹ không cần cố gắng làm trẻ dừng nấc, hoặc có cách cho trẻ không nấc nữa là bà mẹ hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho trẻ bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả hoàn toàn.

Nấc ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân: trẻ có thể ở đường hô hấp, đường tiêu hóa (ăn thức ăn khó tiêu, ăn quá no…). Trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc.

Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.

Cách Chăm Sóc Mắt Trẻ Sơ Sinh

Mắt trẻ sơ sinh còn yếu ớt và non nớt. Việc chăm sóc mắt trẻ sơ sinh cũng cần đúng cách với những lưu ý cần thiết để tránh gây bệnh cho bé.

Chào đời, do bị ép trong âm đạo, tiếp xúc với nước ối, mắt bé có thể bị sưng đỏ và chảy nước trong những ngày đầu. Tình trạng viêm kết mạc, nhiễm khuẩn có thể xảy ra nếu cha mẹ không chăm sóc cẩn thận.

Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

Lậu cầu Neisseria gonorrhoea gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.

Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. 

Cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đôi mắt còn rất mong manh và yếu ớt và đặc biệt rất nhạy cảm. Để giúp mắt trẻ  phát triển một cách tốt nhất ba mẹ nên chú ý cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Cho trẻ đi khám định kỳ

Theo tài liệu của Hội Nhãn khoa Mỹ, phụ huynh nên chú ý khám mắt định kỳ cho trẻ sơ sinh. Đây là một điều quan trọng để sớm phát hiện các bệnh về mắt mà trẻ có thể gặp phải, từ đó có cách chữa trị kịp thời. Ngoài ra, phụ huynh cho bé bú đủ sữa mẹ, ngủ đủ giấc cũng là một cách bảo vệ mắt cho con.

Hạn chế ánh sáng phòng ngủ

Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong được thư giãn. Nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, đồng tử có thể sẽ co giãn và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Ban ngày bé ngủ phụ huynh cũng nên kéo rèm. Ngoài ra, đồ chơi treo ở phía trên hay cạnh giường cha mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi vị trí để bé có thể nhìn được ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu chỉ treo ở một phía cố định, lâu dài có thể làm cho mắt bé bị lác, giảm thị lực.

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh và những lưu ý

Cẩn thận viêm kết mạc

Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt.

Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

Vệ sinh sạch mắt cho trẻ

Sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương (tức 1 lít dung dịch nước muối chứa 9 g muối ăn) vệ sinh mũi là lựa chọn an toàn cho trẻ sơ sinh.

Đầu tiên, mẹ chuẩn bị khăn mềm, bông gòn vô trùng, nước ấm. Tiếp theo phụ huỵnh lấy bông gòn vô trùng với nước muối lau theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt, thực hiện khoảng 2 lần hoặc lau khi có gỉ xuất hiện. Cuối cùng, mẹ nhúng khăn trong nước ấm lau quanh toàn bộ mặt của bé.

Sau khi thực hiện xong, mẹ nên giặt khăn mặt phơi ngoài nắng, không dùng khăn vệ sinh các vùng cơ thể khác. Trước và sau khi vệ sinh, nhỏ mắt cho trẻ, phụ huynh cần rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Khi vệ sinh mắt, mẹ nên nhẹ để bé không cảm thấy đau. Trong trường hợp mắt có gỉ khô, chỉ cần nhỏ thêm nước muối và dùng bông gòn lấy nhẹ nhàng, không tì mạnh gây tổn thương cho trẻ.

Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ

Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt cho vệ sinh mắt trẻ sơ sinh, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.

Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Bạn nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người. Đặc biệt mẹ cần phải lựa chọn nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ, nên sử dụng loại đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo được các chuyên gia Nhi khuyên dùng.

Một số biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh

Khi cho trẻ đi ra ngoài nên đeo kính chống bụi, chống nắng để bảo vệ và tránh những tổn thương cho mắt trẻ từ các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời…..tác động vào sẽ làm giảm thị lực của trẻ.

Hãy xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, bổ sung các thực phẩm, dinh dưỡng cần thiết và tốt cho mắt trẻ. Đặc biệt là cho trẻ ăn nhiều rau xanh, cá, thịt, trứng, sữa đậu nành, dầu mè, hoa quả các loại có lợi cho mắt…

Thêm vào đó, các mẹ cần phải cho trẻ ăn, ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định cũng là một cách bảo vệ mắt trẻ.

Ngoài ra, khi xảy ra thời điểm dịch đau mắt đỏ, chúng ta cần cách ly trẻ khỏi những người bị nhiễm bệnh kẻo nguy cơ trẻ bị lây bệnh là rất cao, vì nếu trẻ bị lây nhiễm thì sẽ gây những ảnh hưởng nhất định tới thị lực của trẻ sau này.

Hãy chủ động trong việc chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh, giúp con có được hành trang tốt nhất để bước vào cuộc sống.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bs.Nguyễn Thị Thu Thủy

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Khò Khè Khi Ngủ Cho Mẹ Khỏe Bé Ngoan trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!