Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Khiến Chó Sủa Nhiều Không Ngừng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó sủa là hành vi rất quen thuộc, nhưng chó sủa nhiều và dai dẳng là những dấu hiệu bất thường. Tiếng sủa ở chó là một cách để chúng giao tiếp với chủ. Cũng tương tự như tiếng khóc ở trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu ý nghĩa của hành vi này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về chú chó của mình.
Chó sủa để giao tiếp với con người
Tiếng sủa ở chó cũng giống như ngôn ngữ của con người. Chúng dùng âm thanh đó để biểu đạt cảm xúc, mong muốn và gây sự chú ý. Những chú chó có xu hướng sủa to và lâu hơn nếu những thông điệp chúng gửi đi chưa được chủ nhân tiếp nhận.
Tiếng sủa dữ dội và dai dẳng là một lời cảnh báo không nên bỏ qua. Bản năng của chó là cảnh báo chủ nhân khi chúng cảm thấy không an toàn và bị đe dọa. Khi thấy chú chó sủa nhiều, hãy nghĩ đến tình huống xấu nhất và tìm cách đề phòng.
Sủa cũng là cách để gây sự chú ý của chủ nhân. Chó sủa khi nhìn bạn, khi bạn đang ăn, hay sủa khi đứng gần cửa. Tất cả những hành động ấy chỉ để khiến bạn chú ý, để nói với bạn chúng muốn làm điều gì đó.
Việc gây sự chú ý thường bắt đầu bằng việc chúng cố gắng dụi đầu, lôi kéo, đụng chạm vào bạn. Sau đó là rên rỉ và cuối cùng là sủa dữ dội.
Chó sủa nhiều để thể hiện cảm xúc
Đôi khi, chó sủa khi chúng cảm thấy sợ hãi. Lúc này chúng thường sủa to và lặp lại không ngừng. Ý nghĩa của tiếng sủa vừa là lời cảnh cáo, vừa để kêu gọi sự giúp đỡ. Những cử chỉ vuốt ve từ chủ nhân có thể làm chú chó bớt sợ hãi hơn. Nhưng hãy cẩn thận nếu chú chó tỏ ra hung dữ.
Ngược lại, chó cũng sủa nhiều nếu chúng vui mừng. Tiếng sủa được coi như sự chào đón khi chủ nhân đi xa trở về nhà. Âm thanh kết hợp động tác vẫy đuôi chứng tỏ chú chó của bạn đang vô cùng phấn khích.
Sủa cũng là một cách thể hiện sự buồn chán ở chó. Những chú chó hiếu động cần được ra ngoài chơi đùa để giải phóng năng lượng. Chúng không thích ở trong nhà cả ngày, và để phản ứng lại chó sẽ sủa liên tục. Một số con sẽ liếm, cắn hoặc cào mọi thứ để đỡ buồn chán hơn.
Một nguyên nhân khác của việc chó sủa nhiều là do tiếng ồn quá lớn. Đây là bản năng tự nhiên của chó từ khi còn là động vật hoang dã. Ví dụ như chó sủa để đáp lại những con chó khác. Hoặc hú lên theo tiếng gọi bầy đàn của mình.
Chó sủa để bảo vệ những gì thuộc về chúng
Tổ tiên của chó nhà là động vật sống bầy đàn. Do đó bản năng của chúng là canh giữ tất cả thành viên trong đàn của chúng. Bao gồm những thành viên trong gia đình bạn, thú cưng khác và cả chủ nhân của chúng.
Chó có thể sủa để bảo vệ đồ chơi, giường ngủ, đồ đạc hoặc bất kì thứ gì chúng cho là quan trọng. Nhờ đặc tính này, loài chó đã được con người sử dụng để canh gác tài sản và bảo vệ chủ nhân. Trong đó có nhiều giống chó được chọn lọc để gia tăng khả năng bảo vệ của chúng.
Tiếng sủa cũng thể hiện sự lo lắng, chia ly, không được gần chủ. Một chú chó khi bị nhốt trong chuồng, hoặc bị bỏ rơi sẽ rên rỉ hoặc ngáp. Chúng sẽ sủa khi cảm thấy thật sự hoang mang, lo lắng. Hành vi này cũng thường thấy ở những chú chó con mới tách đàn.
Chó có thể sủa nếu bị bệnh hoặc bị đau
Phản ứng thường thấy là rên rỉ, thút thít hoặc gầm gừ nếu chúng cảm thấy không khỏe. Nặng hơn là sủa nếu chúng quá đau đớn. Những con chó bị thương có thể trở nên khá nguy hiểm. Chúng cần được điều trị bởi những người có kinh nghiệm.
Nếu chó bắt đầu sủa nhiều và kèm theo một số triệu chứng bất thường, bạn nên chú ý theo dõi. Không nên bỏ qua bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên Nhân Khiến Cho Chó Con Sủa Nhiều
Cún con mới của bạn giống như một miếng bọt biển nhỏ người đang chờ đợi để hấp thụ tất cả những gì bạn dạy cho nó. Nó không hiểu tại sao nó không nên ‘bô’ trong nhà hay tại sao bạn cảm thấy buồn khi nó sử dụng bàn ăn của bạn như một món đồ chơi để cắn.
Vì vậy, nó phụ thuộc cào bạn dạy cho nó như thế nào để phù hợp với gia đình mới của mình và những gì là “quy tắc nhà ‘.
Cún con là những sinh vật của thói quen, chúng yêu thích và thói quen học tốt nhất thông qua việc trải qua ‘nguyên nhân và kết quả “theo một cách nhất quán.
Điều này có nghĩa rằng một khi bạn chọn một cách để sửa chữa một hành vi nào đó mà bạn cần phải gắn bó với nó .. và vì, tất cả mọi người khác trong gia đình của bạn.
Con chó con của bạn sẽ bị lẫn lộn nếu có sự không thống nhất trong cách nó xử lý kỷ luật hoặc ví như mẹ nói “không” và Cha nói ‘có’!
Ngoài ra, con chó con có sự chú ý không được lâu. Chúng cần nhiều thời gian để tìm hiểu thói quen mới (và quên đi những cái cũ), do đó, không mong đợi thành công chỉ qua đêm với bất kỳ vấn đề gì về hành vi.
Nó có thể mất hàng tuần để chú chó nhỏ của bạn có thể điều chỉnh phù hợp với những điều bạn mong muốn trong hành vi của chúng.
Chúng có thể bắt đầu cải thiện trong vòng một hoặc hai ngày, nhưng nếu bạn ngừng sửa chữa nó hoặc không kiên trì, nó sẽ lại trở về như cũ. Bạn phải cho chúng thời gian để thực hiện các hành vi đúng bản năng mới của mình (hay thói quen).
Sủa mối đe dọa một cách thái quá
Sủa là bình thường – đó là cách con chó giao tiếp. Khi con chó con của bạn sủa là điều bình thường nhất để có được sự chú ý của bạn, bởi vì anh muốn nói với bạn điều gì đó – thật đáng buồn, vì con người chúng ta không nói được với ‘chó’, đôi khi nó mất một thời gian để chúng ta nhận được thông báo và thậm chí sau một cái gì đó khi bạn đang cố gẳng hiểu nó muốn gì.
Có lẽ chú chó nhỏ của bạn đang buồn chán hoặc đói, có lẽ nó cần phải đi ‘bô’ hoặc đã nghe thấy một người lạ ở cửa trước.
Nó luôn luôn nhận được tiếng động khi đang ở trong nhà, trong chuồng. Cũng có thể nó sủa để mong muốn có một cuộc đi dạo hóng mát bên ngoài.
Cúng có thể nó cảm thấy đói và đang cố gắng nói với bạn rằng nó cần một bữa ăn.
Sủa một chút là hành vi con chó bình thường, nhưng không phải là sủa quá mức.
Con chó con của bạn có thể sẽ sủa, tiếng rên rỉ và tru khi còn lại một mình trong chuồng của mình. Đó là bình thường, và nếu bạn làm lơ nó, nó sẽ sớm nhận ra rằng nó có thể tồn tại trong thời gian ngắn một mình và rằng bạn sẽ trở lại với nó.
Tuy nhiên, nếu con chó con của bạn trở nên hoàn toàn cuồng loạn khi tách ra từ bạn, hoặc nó không cải thiện và điều chỉnh để trong thời gian ngắn một mình trong vòng một vài tuần, sau đó nó có thể là một dấu hiệu của sự lo lắng và cần một sự trợ giúp từ bạn.
Sủa quá mức , hay sủa không có lý do rõ ràng, chắc chắn không được khuyến khích. Và trong đó loại tình huống mà bạn cần phải tìm hiểu lý do tại sao nó thực hiện một sự phiền toái như vậy và hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để chữa trị!
Cùng Danh Mục: Nội Dung Khác
Các Nguyên Nhân Khiến Chó Sủa Nhiều Và Cách Khắc Phục
Chó là loài thú cưng lý tưởng đề bầu bạn. Nhưng đôi khi chúng không được ngoan ngoãn, có chút nghịch ngợm. Trường hợp thường gặp phải nhất ở những người nuôi chó là chó thường sủa liên tục, không chịu ngừng mà không hiểu lý do vì sao? Vậy đâu là nguyên nhân khiến chó sủa nhiều? Mời bạn cùng tìm hiểu các nguyên nhân ngay sau đây.
1. Do di truyền
Một số giống chó có xu hướng dễ bị sủa nhiều hơn. Trường hợp này thì chó thường được cần huấn luyện để không sủa nhiều.
2. Do thể chất
Chó bị nóng, lạnh, đói hoặc khát cũng là một trong những nguyên nhân khiến nó sủa nhiều hơn bình thường. Đây là cách chó yêu cầu bạn đáp ứng mong muốn của nó lúc đó. Bên cạnh đó một chú chó ít vận động, không được tập thể dục, rèn luyện thân thế thường xuyên cũng có thể sủa nhiều. Nó sủa nhiều để giải phóng năng lượng.
Khi chó buồn chán, phấn khích hoặc lo lắng, nó thường gây sự chú ý bằng cách sủa nhiều. Những khi thấy cô đơn vì thường xuyên một mình, xa chủ, không có người chơi cùng cũng khiến nó trở nên sủa nhiều hoặc thậm chí là cắn phá đồ đạc. Khi nó bắt gặp một người, một hành vi nào đó khiến tâm lý nó hoảng sợ, câm ghét nó cũng sủa nhiều hơn. Các yếu tố về cảm xúc, tinh thần buồn chán là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng chó sủa nhiều. Nếu không để ý và phát hiện sớm chó có khả năng bị trầm cảm.
4. Do môi trường sống
Khi bị nhốt trong một chiếc chuồng không đúng cách, gây cảm giác ức chế, khó chịu cũng có khả năng khiến có sủa nhiều. Hoặc ở một môi trường có nhiều tiếng chó sủa khác, tiếng ồn, báo động cũng khiến chó có xu hướng sủa nhiều hơn.
1. Đáp ứng các nhu cầu của chó
2. Đảm bảo tốt tình trạng sức khỏe, thể chất của chó
Đôi khi chó sủa là để báo cho bạn biết rằng nó bị thương hoặc bị bệnh. Nếu cảm thấy chó có vấn đề về sức khỏe hoặc bị thương, bạn nên đưa nó đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Tình trạng sức khỏe, thể chất của chó tốt sẽ khiến tinh thần của chó luôn thoải mái, không trầm cảm, sủa nhiều, quấy phá.
3. Dùng các biện pháp huấn luyện chó
Trong nghiệp vụ huấn luyện chó có một hiệu lệnh là “im lặng”. Mệnh lệnh này cực kỳ hữu ích đề điều khiển tình trạng sủa ở chó. Bạn có thể cho chó tham gia khóa huấn luyện chó hoặc tự tìm hiểu và tự huấn luyện chó.
Tập thể dục là một cách hay để kiềm chế hành vi gây phiền toái của chó, kể cả việc sủa quá độ. Dù chú chó của bạn có lo lắng, bảo vệ lãnh thổ hay chỉ đơn thuần buồn chán, việc vận động cũng có thể giúp giảm cường độ và tần suất kiểu sủa gây rắc rối của nó.
Tùy vào độ tuổi và thể lực của chó, bạn có thể cho chó tập theo nhiều cách. Đi bộ đường dài thích hợp với chó già, nhưng chó trẻ hơn có thể thích thú chạy bộ cùng với bạn, chơi trò nhặt bóng, kéo co hoặc chơi đồ chơi tương tác.
Vừa rồi Trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn Dog vừa chia sẻ đến bạn các nguyên nhân khiến chó sủa nhiều và cách khắc phục. Bạn hãy tham khảo và theo dõi xem chó nhà mình có nằm trong các tình huống trên không. Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ bất cứ thông tin gì bạn hãy liên hệ trực tiếp cho trung tâm để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 0987 095 819 – 0933 55 44 99
Fanpage: Trung Tâm Huấn Luyện Chó Sài Gòn Dog
Nguyên Nhân Khiến Chó Sủa Vô Thức Quá Nhiều Và Cách Ngăn Chặn Xử Lý
HITU.vn xin chia sẻ bài viết “Nguyên nhân chó sủa vô thức quá nhiều và cách ngăn chặn xử lý” có thể giúp bạn trong việc ngăn chặn chó của bạn sủa vô thức làm ảnh hướng đến mọi người. 1. Sủa theo bản năng:
Nguyên nhân: Bảo vệ lãnh thổ, canh gác trông nhà. Chó sủa dữ dội liên tục khi có tiếng người lạ hoặc âm thanh lạ.
Biện pháp xử lý: Nếu thấy bất ổn, bạn nhốt chó vào chỗ kín, cách âm không cho chó nhìn và nghe tiếng động. 2. Sủa do cô đơn, buồn tẻ:
Nguyên nhân: Chó bị nhốt kín, cách ly với người, cộng đồng chó hoặc súc vật khác, không được chăm sóc chu đáo cũng thường kêu sủa liên tục.
Biện pháp xử lý: Cho tiếp cận với người hoặc chó khác. Cần sự hòa đồng, không nên bạc đãi với chó. 3. Sủa, kêu nhiều do bản tính cá thể chó:
Nguyên nhân: Thường gặp ở các giống chó nhỏ: Chihuaha, Nhật, nhiều khi không thể kiểm soát được, nhất là có khách đến chơi nhà, sủa cho tới khi khách đi mới dứt. Nguyên nhân có thể do chó không đuợc huấn luyện nghiêm khắc ngay từ nhỏ. Hoặc một số giống chó khác, có con bản tính “lắm điều”.
Biện pháp xử lý: Phải nhờ các Chuyên gia Huấn luyện chó kiểm tra và cho biện pháp hữu hiệu. Một số nước trên thế giới có đeo máy chống sủa “anti-bark collars” cho chó, hoặc phẫu thuật xử lý dây thanh vùng họng. 4. Sủa do xa, nhớ mẹ, thèm sữa:
Nguyên nhân: Với chó con tách mẹ và chuyển chủ mới, trong vài ngày đầu, thậm chí cả tuần nhớ mẹ, thèm sữa sẽ kêu liên tục nhất là ban đêm.
Biện pháp xử lý: Ôm ấp, vuốt ve và chăm sóc, tiếp cận với chó con. Cho ăn, bú thêm sữa no, giữ ấm vào đêm. 5. Sủa do đau đớn, bệnh:
Nguyên nhân: Đau bụng dữ dội do trúng độc chì, thường chó con hay gặm các đồ vật có chứa kim loại chì. Chó non bị nhiễm quá nhiều giun tròn, độc tố giun cũng hủy hoại thần kinh làm chó hôn mê, sủa vô thức.
Biện pháp xử lý: Mời Bác sĩ thú y của bạn tới khám và cho các quyết định thích hợp. 6. Sủa vô thức (không theo ý thức):
Nguyên nhân: Chó bị nhiễm bệnh Ca-rê thể thần kinh, giai đoạn virus gây tổn thương não. Chó sủa kêu liên tục, vô thức.
Biện pháp xử lý: nếu Bác sĩ thú y xác định chó bệnh Ca-rê thần kinh, bạn nên quyết định biện pháp nhân đạo cho chó và chủ đỡ đau khổ.
Cùng Danh Mục: Nội Dung Khác
Chó Poodle Sủa Nhiều Là Vì Nguyên Nhân Gì?
+ Chó poodle sủa nhiều và cách kiểm soát
+ Chó poodle lai nhật giá bao nhiêu?
1. Nguyên nhân gì mà chó poodle sủa nhiều?Trên thực tế thì có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chú chó của bạn sủa, nhưng nếu như chúng sủa quá nhiều thì có thể là vì một trong những nguyên nhân sau:
Mong muốn có được sự chú ý của bạn, sợ bạn bị bỏ rơi không cho chúng đi theo ra ngoài hoặc dù bạn đang ở nhà nhưng lại bận việc mà không quan tâm, ngó ngàng đến nó
Poodle cảm nhận được tiếng động nào đó kể cả khi đang ở trong nhà nên chúng sủa liên tục bởi cảm giác bị kích động, đe dọa một cách mơ hồ, thái quá
Nó muốn sủa để ra hiệu với bạn về những nhu cầu bản năng của nó như ăn, uống, đi vệ sinh
Nó phát hiện ra điều gì bất thường và sủa để thu hút sự chú ý của bạn hướng đến chỗ nó sủa
Poodle của bạn muốn được đi ra ngoài hóng mát nên phải sủa liên tục cho đến khi bạn đồng ý đưa nó đi mới thôi
2. Cách điều trị chó poodle sủa nhiềuViệc chó poodle sủa quá nhiều sẽ khiến cho bạn bị nhức tai, nhức đầu và cảm thấy rất khó chịu. Và nếu chú chó của bạn có dấu hiệu sủa nhiều thì việc đầu tiên bạn cần làm là tìm cho ra được nguyên nhân khiến chúng sủa nhiều như vậy. Sau khi đã tìm được nguyên nhân thì bạn sẽ lựa chọn cách điều trị phù hợp.
Nhẹ nhàng vuốt ve, âu yếm chú Poodle kèm theo lời nói tình cảm để chúng cảm nhận được tình yêu mà bạn dành cho chúng và sẽ không cảm thấy bị cô đơn, bị bỏ rơi nữa
Mỗi ngày hãy dành thời gian để cho chó ăn, trò chuyện, vuốt ve nó. Khi nào có thời gian rảnh thì hãy đưa Poodle đi ra ngoài dạo chơi, thực hiện mấy động tác vận động nhẹ nhàng để tăng thêm sự gắn kết tình cảm giữa chủ nhân và chú chó
Khi chó sủa vì những nhu cầu bản năng như ăn, uống, vệ sinh, ngủ thì hãy đáp ứng ngay để tránh việc nó tiếp tục sủa nhiều hơn
Nếu cảm thấy chú Poodle của bạn liên tục sủa khi phát hiện ra những tiếng động lạ một cách mơ hồ, thái quá thì nên xem xét việc đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để được khám và điều trị tâm lý
Thắc mắc chó poodle sủa nhiều là vì nguyên nhân gì đã tìm được câu trả lời. Mong rằng điều đó sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc chú chó của mình.
+ Cách nhận biết chó poodle màu vàng mơ
+ Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương – nguy hiểm khôn lường
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Chó Poodle Sủa Nhiều
Chó poodle là một giống chó săn vịt có nguồn gốc từ Tây Âu. Poodle được xem như là hậu duệ của giống chó French Water Dog. Poodle sở hữu một ngoại hình vô cùng đáng yêu. Chó poodle được chia ra làm 3 giống theo kích cỡ:
Đầu tiên là giống Toy Poodle: Là giống poodle bé nhất, có chiều cao khoảng 25cm và nặng từ 3 – 5kg.
Tiếp theo là Miniature Poodle: Có chiều khoảng khoảng 40cm và nặng từ 7 – 9kg.
Cuối cùng là giống Standard Poodle là giống chó lớn nhất ở họ poodle với chiều cao khoảng 40cm và nặng từ 25 – 30kg.
Đặc điểm bên ngoài của chó PoodleGiống Chó poodle có rất nhiều màu lông khác nhau như màu đỏ, trắng hay vàng. Đặc điểm trên lông của chúng là có lớp lông quăn lại. Có tai dài và phẳng, đuôi hướng lên trên. Poodle là một giống chó cực kỳ trung thanh và chúng rất dễ để huấn luyện, chúng khá hiền lành nhưng cũng rất tinh nghịch. Và chúng cực kỳ thông minh, thông minh thứ hai thế giới chỉ xếp sau giống chó Border Collie. Poodle rất dễ nuôi, chúng không kén ăn và rất gần gũi với con người.
Đây là một giống chó có tuổi thọ trung bình khá cao khoảng từ 12 – 15 năm. Tuy nhiên chúng cũng rất dễ gặp phải bệnh. Vậy nên hãy đảm bảo chúng được tắm và tỉa lông thường xuyên. Hãy tiêm phòng các bệnh thường gặp cho chúng. Đừng để chú chó poodle của bạn ở trong nhà quá lâu vì đây là giống chó thích hoạt động. Hãy dắt chúng đi dạo thường xuyên, đây cũng là cách giúp chúng rèn luyện sức khỏe.
Tại sao chó Poodle sủa nhiều? Chó poodle sủa nhiều vì muốn thể hiện cảm xúcChú chó poodle của bạn sẽ sủa khi chúng đang cảm thấy sợ hãi bởi một điều gì đó. Khi đó chú chó poodle của bạn sẽ sủa to hơn bình thường và sẽ sủa dai dẳng.
Còn nếu khi bạn vừa về nhà, chú chó của bạn sủa nhiều và còn vẫy đuôi thì đừng lo lắng. Đó chính là cách để chúng chào mừng các bạn khi về nhà và biểu hiện rằng chúng đang rất vui vẻ.
Đối với những bé cún khá tinh nghịch như poodle thì việc chúng sủa nhiều cũng có thể do nguyên nhân buồn chán. Chúng sẽ sủa nhiều nếu phải ở trong nhà quá nhiều mà không được ra ngoài dạo chơi.
Chó poodle sủa nhiều vì mong muốn có sự chú ý từ chủKhi bạn không quan tâm và để ý đến chú chó poodle của mình thì chúng sẽ sủa nhiều vì muốn bạn chú ý và quan tâm đến nó. Cũng có thể là khi bạn chuẩn bị ra ngoài có việc mà không thể mang theo chú cún của mình thì chúng cũng sẽ sủa nhiều. Những chú cún sợ bị bỏ rơi và chúng sẽ không được theo bạn ra ngoài chơi.
Chó poodle sủa nhiều vì cảm thấy bị đe dọaPoodle có thể sủa nhiều bởi tiếng động quá lớn như sấm sét gì đó. Điều đó sẽ khiến cho chúng bị kích động hoặc bị đe dọa. Chúng sẽ sủa nhiều không ngừng cả khi có tiếng chó khác sủa nữa. Đây chính là bản năng của các động vật hoang dã.
Chó poodle sủa nhiều vì muốn ra hiệu cho bạn về điều gì đóChú chó poodle sẽ sủa nhiều để ra hiệu cho bạn về những nhu cầu của chúng. Chúng có thể sủa nhiều nếu cảm thấy đói bụng hoặc khát. Hoặc cả trong trường hợp chúng muốn đi vệ sinh cũng sẽ sủa nhiều.
Sủa nhiều khi bảo vệ đồ của mìnhBản năng của những chú chó chính là canh giữ những đồ đạc của chúng và cả của chính chủ nhân nó nữa. Nếu chúng bị lấy mất đồ chơi hay đồ đạc của mình thì sẽ sủa nhiều. Hoặc bất kỳ đồ đạc hay tài sản nào của bạn có nguy cơ bị lấy chúng cũng sẽ sủa nhiều để bảo vệ nó. Hay thậm chí những chú chó poodle cảm thấy bạn gặp nguy hiểm chúng cũng sẽ sủa nhiều để bảo vệ bạn.
Poodle sẽ sủa nhiều khi bị đau hoặc bệnhNếu chú chó poodle của bạn sẽ sủa gầm gừ hay rên rỉ lâu thì hãy kiểm tra ngay chúng, bởi vì có thể đang bị đau hoặc bị thương trên cơ thể. Nếu chúng sủa kèm theo các triệu chứng bất thường thì hãy đưa ngay chú cún của bạn đến phòng khám thú y để kiểm tra sức khỏe. Có thể chú cún của bạn đã bị bệnh hay gặp những vấn đề về sức khỏe.
Cách điều trị khi chó poodle sủa nhiềuKhi chú chó poodle của bạn sủa quá nhiều thì bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như vậy. Sau đó bạn có thể tham khảo một số cách điều trị khi chó poodle sủa nhiều sau đây:
Hãy dùng khẩu lệnh to và rõ ràng hoặc dùng các tư thế tay để ra hiệu cho chúng ngừng sủa. Hãy rời sự chú ý của chúng đối với việc làm cho chúng cảm thấy bị đe dọa.
Bạn có thể thử cách giảm bớt các protein có trong thức ăn cho chó. Điều này sẽ làm giảm các đi các hành vi chiếm hữu quá mạnh đến từ chúng và chúng sẽ ít sủa hơn.
Hãy nhẹ nhàng vuốt ve, xoa đầu và tai chúng. Bạn có thể ôm chúng vào lòng để vuốt ve hoặc âu yếm để chúng cảm thấy an toàn và không thấy bị cô đơn và bỏ rơi nữa.
Hãy thường xuyên chơi đùa với chú cún của bạn và dẫn chúng ra ngoài chơi để chúng không thấy bị buồn chán. Việc này sẽ giúp cho chú cún nhận được tình cảm yêu thương của bạn dành cho chúng và sẽ càng ngày càng thân thiết với bạn.
Còn trong trường hợp chú chó poodle của bạn sủa nhiều và kèm theo các triệu chứng bất thường thì hãy đưa ngay chú cún của bạn đến phòng khám thú y để kiểm tra sức khỏe.
Ngoài những cách điều trị trên, bạn cũng có thể sử dụng rọ mõm hoặc vòng cỗ để giúp cún con bớt sủa lại.
Sử dụng rọ mõm cho chó Sử dụng vòng cổ chống chó sủaVòng cổ chống chó sủa hay còn gọi là Bark stop collar là một sản phẩm đeo cổ để hạn chế tiếng chó sủa và chúng vô cùng an toàn đối với những chú chó. Chiếc vòng cổ này có tác dụng phát ra những dòng điện cực nhỏ làm cho chú chó của bạn cảm thấy hơi giật mình. Khi đó nó sẽ rời sự chú ý của các chú chó và chúng sẽ quên đi sự việc mà gây ra tiếng sủa đó.
Nguồn: http://www.allpoodleinfo.com/poodle-barking
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Khiến Chó Sủa Nhiều Không Ngừng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!