Xu Hướng 3/2023 # Nguyên Nhân Khiến Chó Poodle Không Chịu Ăn Hạt Và Hướng Khắc Phục # Top 5 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nguyên Nhân Khiến Chó Poodle Không Chịu Ăn Hạt Và Hướng Khắc Phục # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Khiến Chó Poodle Không Chịu Ăn Hạt Và Hướng Khắc Phục được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những nguyên nhân cơ bản khiến chó Poodle không chịu ăn hạt:

1. Chó Poodle không thấy đói

Một khi chó Poodle đang còn trong tình trạng chưa thấy đói thì bạn có mang thức ăn ngon đến mấy chó cũng không có nhu cầu muốn ăn. Chó cũng giống như con người chúng ta, khi chưa đói thì không muốn ăn bất cứ thứ gì. Còn một khi đã thấy đói thì chắc chắn sẽ có nhu cầu ăn. Trong trường hợp này cũng vậy. Nếu chó Poodle đáng yêu của bạn không muốn ăn hạt đơn giản chỉ vì chó yêu đang no thì bạn hãy đợi đến thời điểm chó cưng thấy đói và mang thức ăn hạt đến là chó bạn sẽ ăn ngon lành thôi.

2. Đường tiêu hóa của chó Poodle có vấn đề:

Đây có thể là một nguyên nhân bên trong khiến chó Poodle không muốn ăn thức ăn hạt. Hệ tiêu hóa có vấn đề khiến chó Poodle bị đầy bụng, khó tiêu khi đó cún cưng của bạn sẽ không còn muốn ăn bất cứ loại thức ăn nào do trong cơ thể đang khó chịu.

Các trường hợp chó Poodle bị viêm đường ruột hoặc bị viêm dạ dày dạng nhẹ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu ăn uống.

Trong trường hợp này bạn cần có sự theo dõi cẩn thận và sát sao để biết được chó

Poodle có đúng là có vấn đề về đường tiêu hóa hay không, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục để trị dứt điểm tình trạng này ở thú cưng. Mặt khác bạn có thể đưa chó Poodle đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị theo liệu trình, tránh để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thú cưng bạn nuôi.

3. Chó không thích ăn loại hạt đang ăn:

Mùi vị thức ăn khá quan trọng, đôi khi chó Poodle không thích ăn hạt chỉ vì mùi vị của loại hạt đó không hấp dẫn với nó. Muốn vậy, bạn nên thử xem chó Poodle bạn nuôi thích ăn loại hạt có hương vị như thế nào để lựa chọn loại thức ăn hạt cho phù hợp.

Chó Poodle không thích ăn hạt cũng có thể do chó Poodle chưa quen ăn. Trong trường hợp này bạn nên kiên trì rèn luyện để thú cưng bạn làm quen dần với việc ăn hạt. Dần dần chó Poodle sẽ quen và yêu thích loại thức ăn này.

4. Thức ăn bị biến chất:

Chó có một khứu giác rất nhạy bén, chó rất tinh trong việc nhận biết hương thơm và mùi vị chính vì vậy trong trường hợp hạt đã bị biến đổi chất do những lý do khác nhau như hết hạn sử dụng, thức ăn bị nấm mốc, thức ăn có mùi khó chịu thì chó Poodle sẽ ngửi thấy và không bao giờ ăn chúng.

Thật đơn giản bạn hãy chọn những loại hạt có mùi hương thơm ngon, thức ăn mới sản xuất, các sản phẩm thức ăn hạt có thương hiệu, chất lượng…khi đó chú chó Poodle sẽ trở nên yêu thích thức ăn hạt hơn. Hiện này có rất nhiều loại hạt sang chiết, hạt hàng lậu không rõ nguồn gốc trên thị trường nên các bạn cũng nên lưu ý khi mua.

Với rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho chú chó Poodle đáng yêu của bạn không muốn ăn hạt. Bạn cần có sự quan sát và theo dõi cẩn thận để tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất, từ đó sẽ đưa ra được biện pháp khắc phục tối ưu nhằm giúp thú cưng biết ăn hạt và thích ăn hạt nhiều hơn.

Một vài cách khác để khắc phục tình trạng biếng ăn ở chó

Thay đổi thời gian cho ăn

Tập luyện cho chó ăn đúng giờ cố định mỗi ngày, bạn cho một lượng thức ăn vừa phải và trong một thời gian nhất định trọng ngày, sau khoảng 15 phút nếu chú chó chưa ăn hết thức ăn thì bạn cũng cất luôn thức ăn và lặp lại như vậy trong các giờ ăn khác. Điều này khiến cho chú chó thấy rằng nếu không ăn hết thức ăn thì lúc sau quay lại sẽ không có đồ ăn nữa.

Sử dụng thêm Gel dinh đưỡng kích thích ăn uống

Bạn có thể cho chó ăn thêm gel dinh dưỡng dành cho chó để bổ sung dinh dưỡng và kích thích sự thèm ăn của chó. Trên thị trường có khá nhiều loại gel dinh dưỡng khác nhau nhưng 2 loại phổ biển và chất lượng nhất là Nutri plus gel của Virbac và Nuvita của Vemedim.

Tìm mua thức ăn hạt chất lượng và đảm bảo chính hãng

Bạn nên tìm mua những loại thức ăn bằng hạt tại các địa chỉ uy tín chất lượng, tìm những loại hạt có mùi vị và hương thơm phù hợp với thú cưng mình đang nuôi. Để đảm bảo hãy chọn những loại thức ăn được nhập khẩu chính hãng để đảm bảo được chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Nếu ở thành phố Vinh bạn có thể ghé qua PetCare để được tư vấn và chọn lựa những loại thức ăn phù hợp, hoặc mua trực tuyến trên website petmua.vn

Nguyên Nhân Chó Lười Ăn Và Cách Khắc Phục

Ngay từ giây phút đầu tiên sau khi chui ra khỏi bụng mẹ bất cứ chú cún bình thường nào cũng tìm ngay đến bầu vú mẹ. Tìm đến nguồn thức ăn, đó là hành động, là động cơ quan trọng bậc nhất để chúng tồn tại và phát triển.

Các chú chó con bị yếu, có khuyết tật bẩm sinh, các chú chó con dị dạng không thể tìm đến bầu vụ mẹ ắt phải chết, trừ phi có sự can thiếp kịp thời của con người.

Như đã nói, vừa chào đời chó con đã biết tìm ngay tới nguồn thức ăn và sau mỗi ngày tuổi, mỗi tuần tuổi sức bú sữa của chúng càng mạnh hơn, chúng dành ăn quyết liệt hơn. Chú nào cũng “quyết chiến” để chiếm lấy núm vú mẹ nhiều sữa nhất.

Việc cho chó con ăn thêm nên bắt đầu từ ngày tuổi thứ 21 +/-. Ở thời điểm này các chú chó con cũng tiếp thụ khá nhanh sự thay đổi về chế độ ăn uống. Một người nuôi chó có trách nhiệm là người biết cho chúng ăn sao cho ngay cả khi đang cùng bầy đàn chúng vẫn tranh nhau ăn và có sở thích chờ được cho ăn và ăn nhanh, ăn sạch khẩu phần định sẵn.

Rồi thì đến thời kỳ chó con được chuyển cho chủ mới để nuôi, cũng là thời kỳ bắt đầu có nhiều vấn đề xảy ra trong sinh hoạt thường nhật của chúng. Các chủ nuôi chó đẻ có trách nhiệm thường trao cho chủ mới không chỉ chú chó con mà phải giao theo công thức và lịch trình cho ăn để bớt đi sự biến động trong cách ăn uống của chúng.

Ăn uống với chó là vô cùng hệ trọng. Cho chúng ăn sai sẽ rất dễ gây nên chứng biếng ăn, gây nên bệnh tật và hạn chế sự phát triển bình thường của chúng.

Về nguyên tắc, mỗi lần chuyển chủ đối với chó là mỗi lần chịu stress. Chúng phải bắt đầu làm quen với môi trường sống, với những con người mới, màu sắc mới, âm thanh mới…nói tóm, lại là với một thế giới hoàn toàn mới. Rồi thêm vào đó là cách thức, phương pháp dạy dỗ mới, cách thức phải chịu đựng cảnh sống xa mẹ và các anh chị em trong đàn. Rồi thêm nữa là cách chiều chuộng thái quá nhất là của các cô chủ mới, của những người nuôi “con một”. Theo lẽ thường, nhiều người cho rằng phải dành cho chú chó yêu của mình mọi điều kiện tốt nhất đến mức có thể…

Dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất là bị Tào Tháo đuổi chó chạy không cần dép, chủ chạy theo toát mồ hôi, xanh mắt mèo. Rồi thì các “phụ huynh” chó quơ tìm mọi loại đơn thuốc và mang chú chó cưng ra là con chuột bạch trước khi chạy tìm một vị thú y. Tất cả điều đó là không cần thiết giá như giữa chủ mới và chủ cũ có sự thông tin và chỉ bảo cho nhau ngay từ đầu và đặc biệt nếu như chủ mới nghe theo chỉ dẫn của chủ cũ…

Vấn đề tiếp theo là cho chó ăn vặt các loại thức ăn lạ miệng. Dù đã nghe theo chỉ dẫn của chủ cũ rồi. Nhưng đó là đối với các bữa chính chứ cái trò ăn vặt cho vui thì có nghĩa lý gì đâu. Chỉ cho bé nhăm nhi tí chút cho vui thôi mà! Chắc không ít cô chủ nhỏ nghĩ thế và làm thế. Kết cục là các chú chó đầy bụng, quá tải, chán các bữa chính và chỉ chạy theo các món ăn vặt khoái khẩu. Và một lần nữa chủ lại toát mồ hôi khi tìm cách cho chó con ăn đúng bữa, đúng món, nhiều khi phải vác bát thức ăn chạy theo chú cún dỗ dành đủ điều để rồi chỉ nhận được cử chỉ “em chả thèm đâu” của chú ta.

Chính sự thiếu hiểu biết về cách nuôi đã biến các chú chó thành kẻ lười ăn.

1. Nhất thiết phải nghe theo hướng dẫn của chủ cũ về cách nuôi và cho cún ăn, chí ít là trong những tuần đầu khi chuyển chủ, chuyển vùng

2. Ngay cả khi chú chó con nhớ mẹ, nhớ đàn mà ăn kém cũng không được bỏ đi thực đơn do chủ cũ gợi ý.

3. Điều rất quan trọng là đừng nghĩ rằng chó đổi chú, đổi vùng là phải đổi tập tính ăn uống.

4. Không nên cho chó ăn vặt, nhất là trong những tuần đầu mới bắt về.

5. Khi chó con đã “hòa mình” vào cuộc sống mới, ăn uống tốt thì thi thoảng có thể cho chú một vài thức ăn vặt để nhấm nháp, nhất là coi như phần thưởng trong khi luyện tập.

6. Nên cho chó ăn tiếp thức ăn mà chúng đã ăn quen.

7. Nếu chó không chịu ăn ngay thì sau khi chờ vài phút phải bỏ bát thức ăn đó đi rồi lại để lại cho nó ăn. Cứ lặp đi lặp lại quá trình đó nhiều lần sẽ thấy phần lớn các chú chó tiếp thu món ăn ta muốn dành cho chúng.

8. thức ăn thừa của chó phải được đổ đi và luôn luôn cho chó ăn thức ăn mới, không ôi thiu.

9. Không phải cố ép chó ăn thật nhiều mà ngược lại luôn cố giảm lượng thức ăn đến mức chó thấy đói meo bụng mà chén bằng hết. Sau đó lại tăng dần lượng thức ăn lên nhưng rồi lại nhanh chóng giảm dần xuống khi thấy chú chó có cảm giác không đói nên không ăn mạnh.

10. Thời gian cách nhau giữa hai bữa ăn nên càng xa càng tốt để chú chó có cảm giác đói mà ăn mạnh. Cho chó ăn liên tục hay cái tật lười của nhiều người là để bát ăn suốt ngày cho chó chính là nguyên nhân làm cho chó lười ăn.

11. Trong ngày đầu về nhà mới chó con có thể bỏ ăn thì cũng chớ vội lo lắng. Một ngày bị đói không hại bằng cho ăn sai sách!

12. Muỗn thay đổi thức ăn cho chó con chỉ nên làm từ từ, tránh đột biến.

Phần lớn sai sót, các tật xấu của chó trưởng thành bắt nguồn từ cách thức tập cho chó ăn từ lúc còn nhỏ. Các pác cứ nghiệm xem có vậy không?

chúng tôi

Chó Bị Đau Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

1. Chó chảy nước mắt liên tục do dị tật ở mắt

Triệu chứng: Chó bị chảy nước mắt liên tục hoặc thường xuyên chảy nước mắt, có cục sưng màu đỏ nhô ra bên dưới góc trong của mắt. Dấu hiệu này giống như một dị tật hơn là một chứng bệnh. Nó thường xuyên xuất hiện và gặp phải nhiều nhất ở cún con hoặc dưới 2 năm tuổi.

Nguyên nhân: Trên thực tế loài chó có 3 mí mắt, mí thứ 3 ẩn khỏi tầm nhìn và ở góc bên dưới phía trong mắt, đây cũng là nơi sản xuất tuyến lệ. Thông thường tuyến này không thể được nhìn thấy, nhưng ở những chú chó có dị tật bẩm sinh thì tuyến này nhô ra và có thể cho thấy một chấm đỏ dưới mắt.

Chứng chảy nước mắt ở chó thường xuyên lặp lại và cũng có thể trở thành dấu hiệu mở đầu cho những bệnh nguy hiểm do viêm nhiễm và có thể thứ phát thành khối u, sưng. Nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng này có thể dẫn đến khô mắt và các biến chứng khác. Nếu được phát hiện sớm, có thể giải quyết được chỉ bằng cách xoa bóp mắt nhắm chéo hướng xuống của mắt bị ảnh hưởng, và cũng có trường hợp hội chứng này có thể tự khỏi.

Cách điều trị:

Tỉa ngắn lông quanh mắt thường xuyên mỗi khi nhận thấy lông mọc đủ dài.

Vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh mắt chó bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% thấm với bông, khăn ướt, hoặc các thuốc nhỏ mắt đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Nếu có điều kiện nên đưa chó đi phẫu thuật tại phòng khám thú y uy tín

Nếu phát hiện sớm, bạn có thể xoa bóp mắt nhắm chéo hướng xuống của mắt bị ảnh hưởng, mát xoa mắt cho chó, phối hợp với phương pháp tỉa lông ngắn, vệ sinh sạch sẽ quanh mắt chó.

2. Chó bị tổn thương giác mạc

Triệu chứng: Mắt chó xuất hiện những vết thương tổn, đổi màu ở mắt, hay dụi mắt và nheo mắt vì đau, mắt chó cũng có thể bị đỏ hoặc chảy nước mắt.

Nguyên nhân: Bề mặt của mắt được bao phủ bởi một mô trong gọi là giác mạc. Bộ phận giác mạc có thể bị tổn thương, và rách, vết thủng và vết loét đều khá phổ biến ở loài chó. Ví dụ như khi chó chạy qua đám cỏ cao, một cây khô và bị chọc phải vào mắt. Các nguyên nhân khác cũng có thể gây tổn thương giác mạc bao gồm:

Mắt chó bị tiếp xúc với xà phòng, hóa chất.

Mắt chó bị côn trùng độc hại bay vào mắt.

Cách điều trị:

Cắt tỉa các vùng lông dài rậm quanh mắt.

Không cho chó tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Vệ sinh mắt chó với dung dịch axitboric 2% hoặc dùng nước muối sinh lý lau quanh mắt bị thương.

Điều trị nhiễm trùng mắt với thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ kháng sinh.

3. Chó bị bệnh khô giác mạc

Triệu chứng: Chó nháy mắt liên tục, sưng mạch máu trong mắt, sưng phần mô dọc theo mí mắt, thậm chí chảy mủ từ mắt. Khi chó bị khô mắt, tuyến lệ của chúng tiết ra ít nước mắt hơn bình thường. Nước mắt có vai trò tới những chức năng quan trọng như loại bỏ vật thể lạ có khả năng gây hại từ bề mặt của mắt và cả nuôi dưỡng các mô giác mạc. Việc thiếu nước mắt có thể gây ra những nguy cơ như loét giác mạc, chảy dịch, mủ mãn tính từ mắt và gây đau mắt.

Nguyên nhân:

Chó có đôi mắt lồi như Pug, Shih Tzus, bulldog … dễ bị khô mắt hoặc dễ bị viêm giác mạc hơn các giống chó khác do mí mắt không khép kín khi ngủ.

Chó bị các bệnh thần kinh làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến lệ, thường đi kèm khô mắt, khô mũi do tác động từ não bộ.

Do ảnh hưởng phụ từ thuốc gây mê toàn thân.

Cách điều trị:

Nếu chó chỉ bị nhẹ có thể xử lý bằng cách thường xuyên nhỏ nước nhỏ mắt nhân tạo – dung dịch bôi trơn dùng để dưỡng ẩm cho đôi mắt, ngừa kích ứng.

Dùng thuốc mỡ cyclosporine kích thích sản xuất nước mắt.

Nhỏ mắt với nước nhỏ mắt nhân tạo và Pilocarpine nếu chó bị khô mắt do hệ thần kinh.

Đưa chó đến khám bác sĩ thú y nếu tự chữa không khỏi.

4. Chó bị viêm kết mạc

Triệu chứng: Kết mạc là lớp màng nhầy bao phủ bên trong mí mắt con chó, cả hai bên mí thứ ba và một phần nhãn cầu. Các triệu chứng của viêm kết mạc bao gồm kết mạc đỏ và sưng, chảy nước mắt và chó đau, ngứa, hay dụi mắt.

Nguyên nhân: Viêm kết mạc nên được coi là một triệu chứng bệnh, chứ không phải là một bệnh. Nguyên nhân gây ra có thể do kích ứng vật lý như bụi và lông mi mọc vào trong, nhiễm trùng vi khuẩn, virus… và từ các loại côn trùng độc hại, phản ứng dị ứng hóa chất hay xà phòng. Bệnh viêm kết mạc cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi nó có thể gây loét giác mạc và mất thị lực.

Cách điều trị:

Cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, từ đó có cách điều trị phù hợp

Khi phát hiện chó bị viêm kết mach, bạn có thể rửa nhẹ mắt bằng nước muối vô trùng để loại bỏ các chất kích thích ở mắt.

Nhiễm trùng mắt do vi khuẩn thường khỏi nhanh khi điều trị với thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Nhưng bạn cần nhớ rửa tay kỹ với xà phòng trước và sau khi bôi thuốc mắt cho chó để tránh nhiễm khuẩn.

Nếu tự điều trị không khỏi bạn cần liên hệ tới bác sĩ thú y.

5. Chó bị bệnh tăng nhãn áp

Triệu chứng: Chó bị đau mắt do bệnh tăng nhãn áp bao gồm các triệu chứng đau, đỏ mắt, tăng sản xuất nước mắt, mí mắt thứ ba nổi lên có thể nhìn thấy, đục giác mạc, đồng tử giãn và mắt trở nên to hơn thấy rõ (hoặc đồng tử không phản ứng với ánh sáng khi soi đèn lướt qua). Ngoài ra, chó bị tăng nhãn áp còn có thể có các hành vi lạ như  dụi mạnh đầu vào tường, bỏ ăn, thích nằm một chỗ và không quan tâm đến các trò chơi.

Nguyên nhân: Trong mắt của chó, việc sản xuất và dẫn lưu nước mắt được cân bằng chính xác để duy trì áp suất không đổi. Bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi sự cân bằng này bị phá vỡ và áp lực trong mắt tăng lên.

Cách điều trị

Điều trị kết hợp của thuốc bôi và thuốc uống giảm viêm giúp hấp thụ chất lỏng từ mắt, khiến sản xuất chất lỏng trong mắt thấp hơn song song với việc thúc đẩy sự thoát nước.

Bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y để điều trị tăng nhãn áp nhằm tránh khỏi nguy cơ cao gây mù lòa với chú chó.

6. Chó bị đục thủy tinh thể

Triệu chứng: Chó bị phát hiện có màng đục ở chính giữa con ngươi của mắt, xuất hiện đốm màu trắng, xám hoặc trắng sữa, màng đục có thể to hoặc nhỏ. Bệnh này có thể gây mù lòa, khó chạy chữa.

Nguyên nhân: Thủy tinh thể là thấu kính nằm giữa mắt và nó luôn trong vắt trong veo. Nhưng đôi khi một phần hoặc toàn bộ ống kính bỗng nhiên phát triển, một màng đục. Bệnh đục thủy tinh thể ngăn ánh sáng chiếu vào phía sau mắt dẫn đến thị lực chó bị kém hoặc mù, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Cách điều trị: Hiện nay không có thuốc hay thủ thuật nào giúp dễ dàng chữa khỏi căn bệnh đáng này, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y có uy tín để kiểm tra, chuẩn đoán cụ thể và đưa ra phương án chữa bệnh.

7. Mí mắt chó cuộn vào trong (entropion)

Triệu chứng: Chó có mí mắt cuộn vào trong, gọi là hội chứng  “entropion”. Entropion khiến tóc cọ xát trên bề mặt mắt, dẫn đến đau, tăng sản xuất nước mắt và cuối cùng là tổn thương giác mạc.

Nguyên nhân: Entropion có thể là một vấn đề bẩm sinh  nhưng cũng có thể phát triển do hậu quả lâu dài của thói quen nheo mắt mãn tính do khó chịu hoặc sẹo nơi mí mắt.

Cách điều trị: Nếu entropion không do bẩm sinh, bác sĩ thú y có thể tạm thời khâu mí mắt vào một vị trí bình thường hơn.

8. Chó bị bệnh teo võng mạc

Triệu chứng: Bệnh teo võng mạc tiến triển (PRA) rất khó phát hiện. PRA cũng là một tình trạng bệnh khiến chó dần dần bị mù mặc dù mắt chúng trông bình thường, chẳng có thể hiện gì đặc biệt. Triệu chứng đầu tiên của PRA thường là khó nhìn vào ban đêm, và chúng hoàn toàn bình thường cho đến khi thị lực gần như biến mất hoàn toàn.

Cách điều trị: Hiện nay không có phương pháp điều trị hiệu quả nào cho PRA, nhưng tình trạng này không gây đau đớn và …chó thường thích nghi cực kỳ tốt với việc bị mù do chúng còn cái mũi rất thính.

5

/

5

(

4

bình chọn

)

: Nguyên Nhân Ra Dịch Trắng Đục Và Cách Khắc Phục

là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp là do các bệnh lý gây nên. Vậy thực hư nguyên nhân ra dịch trắng đục là gì và cách xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Hỏi: Xin chào bác sĩ! Thời gian gần đây vùng kín của ra nhiều dịch nhầy màu trắng đục. Em rất lo lắng không biết là do bệnh phụ khoa gây nên hay chỉ là hiện tượng bình thường. Nếu là nguyên nhân bệnh lý thì phải điều trị thế nào ạ? (Huyền Minh, Quận 2, TPHCM).

Thắc mắc của bạn cũng là mối quan tâm của rất nhiều chị em. Bởi ra dịch nhầy màu trắng đục là hiện tượng phổ biến ở khá nhiều người.

Ngay sau đây, bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM sẽ giải đáp câu hỏi của bạn.

Dịch tiết âm đạo hay còn gọi là huyết trắng, khí hư, thường xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì. Lượng dịch nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm cho âm đạo, cân bằng độ pH trong âm đạo.

Thông thường, dịch nhầy sẽ có màu trắng trong hoặc kem, có mùi nhẹ hoặc không có mùi. Tuy nhiên, có nhiều chị trường hợp chị em sẽ thấy dịch trắng đục.

Dịch nhầy màu trắng đục do vấn đề sinh lý

Nếu chị em thấy vùng kín tiết dịch trắng đục không kèm theo biểu hiện bất thường thì không nên quá lo lắng. Bởi đây là triệu chứng do các yếu tố sinh lý gây nên.

Chu kỳ kinh nguyệt:

Khi chị em bước vào ngày đèn đỏ, lượng hormone trong cơ thể sẽ cao hơn bình thường. Chính vì thế, dịch nhầy âm đạo cũng sẽ tiết ra nhiều hơn và đôi khi có màu trắng đục.

Trường hợp này chị em không nên quá lo lắng, sau khi kết thúc chu kỳ kinh thì tình trạng huyết trắng sẽ trở lại bình thường.

Thời kỳ rụng trứng:

Khi bước vào giai đoạn rụng trứng, thân nhiệt của chị em sẽ tăng, dịch nhầy cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Lúc này, huyết trắng cũng có thể chuyển từ màu trắng trong sang trắng đục.

Nếu chị em chỉ thấy ra dịch trắng đục nhưng không ngứa, không mùi thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Thể trạng:

Khi cơ thể của chị em không được khỏe mạnh, khí huyết lưu thông không tốt sẽ gây nên tình trạng rối loạn hormone tình dục. Chính vì thế, ra dịch nhầy bất thường là điều khó tránh khỏi.

Trong đó, ra dịch nhầy màu trắng đục là một trong những bất thường chị em có thể gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại, chị em chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh thì dịch nhầy sẽ trở về trạng thái bình thường.

Nhiều trường hợp ra dịch nhầy màu trắng đục là do biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa. Cụ thể, nếu dịch nhầy có màu trắng đục kèm triệu chứng ngứa ngáy, có mùi thì có thể là biểu hiện của những bệnh lý sau:

Viêm âm đạo:

Viêm âm đạo thường do nấm, vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm, trong đó phổ biến là nấm Candida.

Khi mắc bệnh, ngoài triệu chứng ra dịch nhầy màu trắng đục, vùng kín có thể bị ngứa ngáy và có mùi hôi. Bệnh lý này nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung:

Bệnh thường gặp ở những chị em đã từng quan hệ và từng sinh đẻ. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là ra dịch nhẩy màu trắng đục, có mùi hôi, vùng kín bị ngứa. Trường hợp nặng, vùng kín có thể tiết ra dịch nhầy kèm theo máu.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng sẽ đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em nếu như không điều trị kịp thời.

Viêm vùng chậu:

Viêm vùng chậu có thể biểu hiện đặc trứng là ra dịch trắng đục, đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo, quan hệ đau rát. Bệnh lý này cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có vô sinh – hiếm muộn.

Viêm cổ tử cung:

Triệu chứng viêm cổ tử cung tương tự như bệnh viêm âm đạo. Nguyên nhân gây bệnh cũng thường do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra.

Viêm cổ tử cung nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của âm đạo và tử cung.

Ra chất nhầy màu trắng đục sau khi quan hệ

Ra dịch trắng đục sau khi quan hệ là hiện tượng sinh lý bình thường. Theo lý giải của bác sĩ Vân, đây là dịch nhầy giúp bôi trơn âm đạo khi có kích thích tình dục. Do đó, tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em.

Dịch nhầy màu trắng đục khi quan hệ là dịch tiết ra từ cổ tử cung. Lượng dịch ra ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm của chu kỳ kinh.

Cụ thể, nếu chị em thấy dịch trắng đục sau khi quan hệ tiết ra nhiều thì có thể đang trong thời kỳ rụng trứng. Còn ở những ngày còn lại, dịch nhầy sẽ tiết ra ít hơn, đôi khi vùng kín còn bị khô.

Trường hợp ra dịch trắng đục sau khi quan hệ kèm thêm ngứa ngáy, có mùi hôi thì đó là biểu hiện của viêm nhiễm. Lúc này, chị em cần đi kiểm tra sớm để được điều trị kịp thời.

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai?

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai? Nếu sau khi quan hệ chị em bắt đầu thấy đau lưng. Sau 2 ngày thì vùng kín ra dịch nhầy màu trắng đục không mùi thì có thể là hiện của sự thụ thai.

Còn nếu âm đạo tiết dịch nhầy như lòng trắng trứng gà, có thể dùng tay kéo được thì đây là triệu chứng báo hiệu ngày rụng trứng.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đặc điểm của dịch trắng đục thì chưa thể khẳng định mang thai. Chị em cần phải quan sát các triệu chứng khác như mất kinh, xuất hiện máu báo, buồn nôn…

Tốt nhất, để biết chính xác ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai không, chị em nên dùng que thử thai để biết chính xác. Thời điểm thử que là vào buổi sáng, sau khi quan hệ từ 10 – 14 ngày.

Vì sao mẹ bầu ra dịch nhầy màu trắng đục khi mang thai?

Nhiều thai phụ khi mang thai cũng sẽ gặp tình trạng ra dịch trắng đục. Vậy triệu chứng này có nguy hiểm không?

Cũng theo bác sĩ Vân, khi mang thai, nữ giới sẽ có nhiều thay đổi về hormone. Đồng thời, khung xương chậu và thành âm đạo sẽ mềm hơn. Lúc này, dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn để ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

Trường hợp ra dịch nhẩy màu trắng đục nhưng không bị ngứa và có mùi thì thai phụ không nên lo lắng, vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Dịch nhầy màu trắng đục, sệt như sữa chua, không có mùi và bị ngứa: Biểu hiện của các bệnh lý như viêm âm đạo, lộ tuyến cổ tử cung. Viêm phần phụ, tăng sản nội mạc tử cung, nhiễm nấm, rối loạn thần kinh thực vật, hoặc ung thư cổ tử cung…

Dịch nhầy ra nhiều và có màu trắng đục như bã đậu, mùi hôi kèm theo triệu chứng ngứa ngáy: Có thể chị em đã mắc các bệnh viêm âm đạo do tạp trùng hoặc trùng Trichomonas gây ra.

Ra nhiều dịch nhầy màu trắng đục, đặc như bã đậu, trên thành âm đạo có các tinh thể khí hư: Dấu hiệu viêm âm đạo do nấm. Thời gian đầu dịch nhầy sẽ không có mùi hôi. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng sẽ có mùi hôi khó chịu.

Dịch nhầy âm đạo đục và đặc quánh như keo, nếu để lâu sẽ khô cứng lại: Nguyên nhân do lưu thông khí huyết không bình thường. Hoặc do âm đạo bị nhiễm khuẩn nấm men.

Ra nhiều dịch nhầy màu trắng đục như trứng gà, không có mùi nhưng ra nhiều bất thường kéo dài: Có thể do mắc viêm vùng chậu. Bệnh này có thể đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới, đau lưng.

Dịch nhầy có màu trắng đục kèm theo xuất huyết âm đạo bất thường: Cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.

Chữa trị ra dịch trắng đục hiệu quả

Để điều trị tình trạng ra dịch trắng đục hiệu quả, chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chữa trị. Tuyệt đối không tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian. Hoặc tự mua thuốc để chữa trị.

Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, khám lâm sàng để xác định nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý mà sẽ có phác đồ phù hợp.

Chữa ra dịch trắng đục do vấn đề sinh lý

Nếu ra dịch trắng đục là do trong kỳ kinh nguyệt hay rụng trứng thì chị em không cần chữa trị. Tuy nhiên, chị em lưu ý cần điều chỉnh lối sống lành mạnh. Từ đó, giúp vùng kín tránh khỏi những tác nhân gây bệnh.

Theo đó, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Lưu ý không thụt rửa sâu âm đạo hay lạm dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh.

Không mặc quần lót còn ẩm ướt, lựa chọn quần có chất liệu thấm hút tốt.

Trong ngày đèn đỏ nên thay băng vệ sinh thường xuyên.

Hạn chế thức khuya, căng thẳng trong cuộc sống.

Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.

Trường hợp ra dịch trắng đục kèm triệu chứng bất thường thì cần đi kiểm tra sớm. Bởi đây là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa.

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và xác định bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, tại Đa khoa Quốc tế HCM đang áp dụng một số phương pháp sau để hỗ trợ điều trị bệnh.

Kỹ thuật Oxy xanh: Áp dụng cho trường hợp ra dịch trắng đục do viêm âm đạo.

Sóng cao tần RFA: Trường bị ra dịch nhầy màu trắng đục do viêm lộ tuyến sẽ được chỉ định phương pháp này.

Thuốc Đông – Tây y kết hợp: Sử dụng trong những trường hợp do viêm nhiễm khác.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA GIỎI

– Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân –

Bác sĩ nam khoa Bác sĩ phụ khoa

3851 Lượt đặt hẹn

3430 Lượt đặt hẹn

3736 Lượt đặt hẹn

3728 Lượt đặt hẹn

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Khiến Chó Poodle Không Chịu Ăn Hạt Và Hướng Khắc Phục trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!