Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Khiến Bé Bị Khò Khè Lâu Ngày Dẫn Đến Cổ Họng Có Đờm Khi Ngủ Các Bậc Cha Mẹ Cần Biết Để Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Con Yêu được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những nguyên nhân khiến các bé bị khò khè
Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra. Nếu nhẹ, cha mẹ có thể tự nhận biết được khi nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy). Nếu nặng hơn, có thể phải tìm đến bác sỹ dùng ống nghe chuyên môn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.
Đặc biệt, khò khè hay gặp nhất ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 – 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).
Khoảng 30% trẻ dưới 2 tuổi ít nhất có một đợt khò khè, 40% ở trẻ 3 tuổi và 60% ở trẻ 6 tuổi.
Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu bé bị khò khè khi ngủ nếu bé dưới 5 tuổi. Trẻ thường có tiền căn dị ứng như có cha mẹ hay ông bà bị suyễn, bản thân trẻ bị eczema (lác sữa), lúc nhỏ hay bị nổi mề đay từng đợt.
Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường gặp viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản.
Ở trẻ dưới 1 tuổi khò khè kèm với thay đổi tư thế thường làm trẻ bị mềm sụn thanh quản hoặc có bất thường các mạch máu lớn, chèn ép vào vùng thanh quản gây chứng khò khè.
Bé bị sốt, khò khè, ho, khó thở, nghe phổi có những tiếng bất thường ở phổi thường gặp trong bệnh cảnh viêm phổi.
Bé ho, khàn tiếng cấp tính, khò khè, khó thở, thường xảy ra ban đêm ở trẻ bị viêm thanh phế quản cấp tính.
Bé bị khó thở, khò khè sớm sau sinh, bú kém, nghe tim có tiếng thổi thường gặp ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh.
Với Bé từ 4 tháng tuổi đến 5 tuổi khò khè xảy ra đột ngột có nôn ói, sặc, tím tái trước đó phải tìm xem trẻ có bị dị vật đường thở hay không.
Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.
Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ.
Các mẹ cần phải nhận biết được dấu hiệu khò khè của bé, cũng như phải biết phân biệt được tiếng khò khè này để kịp thời điều trị cho bé. Nếu ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp, nhưng có khả năng là triệu chứng nặng ở lứa tuổi này).
Trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm, bị bệnh ho (làm trẻ thở nghe khụt khịt). Khi đó, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.
Đặc biệt, cha mẹ phải theo dõi sát sao biểu hiện bệnh của bé, để nhận biết trường hợp nặng hơn, còn đưa bé đi khám để điều trị kịp thời:
Trẻ thở khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã – bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (3-4 tuần), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp,…).
Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột ngột thở khó, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn.
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ khi gặp tình trạng bé bị thở khò khè có đờm?
Nếu trẻ có khò khè cấp tính, đột ngột bạn phải đưa trẻ đi khám ngay, không được chờ đợi.
Khò khè, thở mệt, xanh tái cũng là triệu chứng cấp cứu, trẻ cần được nhập viện.
Nếu trẻ ho khàn tiếng trong ngày nhưng đêm trở nên khò khè tăng, thở mệt cần phải được theo dõi ở bệnh viện.
Khò khè kèm nôn ói, sốt.
Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột ngột thở khó, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
Trẻ khò khè từ lâu, ăn uống kém, chậm lên cân.
Phương pháp định bệnh cho trẻ khi bị thở khò khè để có kế hoạch điều trị đúng đắn
Khi đưa bé đi khám, bác sỹ sẽ kiểm tra chuyên môn qua việc:
Hỏi tiền sử bệnh của bé và gia đình, BS sẽ khám tỉ mỉ đứa trẻ, bao gồm dấu hiệu sinh tồn như nhiệt độ, mạch, nhịp thở, đánh giá sự phát triển thể chất và khám tim phổi, khám tai mũi họng cho trẻ.
Bác sĩ sẽ khám tỉ mỉ đứa trẻ, bao gồm dấu hiệu sinh tồn như nhiệt độ, mạch, nhịp thở, đánh giá sự phát triển thể chất và khám tim phổi, khám tai mũi họng cho trẻ.
Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm tùy theo hướng chẩn đoán của từng bệnh cảnh như: đo pH dạ dày, siêu âm bụng trong trường hợp nghi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, chụp phổi nếu nghi ngờ viêm phổi hoặc suyễn có bội nhiễm vi trùng…
Bé Thở Khò Khè Khi Ngủ Là Bị Gì Và Có Cần Đưa Bé Đi Khám?
Bé thở khò khè khi ngủ có thể là một dấu hiệu của bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, mẹ cần phải biết chính xác biểu hiện thở khò khè đó nói lên vấn đề gì để tìm ra cách cải thiện hiệu quả!
Bé thở khò khè khi ngủ là do đâu?
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì bệnh đường hô hấp diễn biến rất nhanh và nguy hiểm vì sức đề kháng của bé còn yếu. Do đó, chỉ có dấu hiệu bé thở khò khè khi ngủ đã có thể khiến cha mẹ lo lắng.
Có một số bệnh đường hô hấp thường gặp có thể gây ra tiếng thở khò khè khi ngủ cho bé, bao gồm:
Khi nhiệt độ phòng lạnh hơn mức chịu đựng của bé, mẹ thường xuyên dùng điều hòa trong phòng hoặc vào những ngày tiết trời chuyển sang đông, bé rất dễ mắc cảm lạnh.
Đây là một trong những bệnh dễ gây triệu chứng khó thở, thở khò khè khi ngủ do bé sổ mũi và chứa nhiều dịch làm đường thở bị tắc nghẽn. Trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện về hệ thống điều nhiệt của cơ thể, vì thế mẹ không nên chủ quan và cần phải phòng bệnh cho bé kể cả là vào mùa hè.
Tình trạng bé thở khò khè khi ngủ do dị ứng thường không quá phổ biến ở giai đoạn dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé nhạy cảm với bụi, khói thuốc lá,… Những chất này làm kích ứng niêm mạc mũi và làm tăng lượng dịch nhầy trong mũi của bé. Những trẻ chưa thể nhận thức được việc tự làm sạch mũi sẽ vô tình khiến lượng dịch nhầy này ứ đọng lại. Hiện tượng bé thở khò khè khi ngủ là dễ hiểu trong trường hợp này.
Nguyên nhân cao khiến bé thở khò khè là do hen suyễn. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ có hút thuốc lá hoặc cha mẹ bị hen suyễn thì khả năng bé sinh ra có khả năng bị hen suyễn cao hơn những bé khác. Thế nhưng không thể chỉ căn cứ vào duy nhất triệu chứng thở bất thường khi bé ngủ mà có thể chắc chắn bé bị hen suyễn. Mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị đúng hướng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể thở khò khè khi ngủ do một số lý do khác như:
Bé mắc phải dị vật đường thở.
Bé bị viêm amidan cấp, kèm theo ho, sưng đau họng, sốt,…
Bé bị trào ngược axit dạ dày, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.
Các bệnh lý này cần được chẩn đoán và chỉ định điều trị từ bác sĩ. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị an toàn nhất cho bé. Một khi đã biết rõ vấn đề bệnh lý mà bé gặp phải, cha mẹ có thể giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó thở, thở khò khè gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mẹ có thể làm gì để giúp bé thở khò khè khi ngủ?
Nếu bé thở khò khè khi ngủ không phải là biểu hiện của một bệnh lý, mẹ có thể tham khảo những cách sau để giúp bé dễ thở và ngủ ngon hơn:
– Chăm sóc bé đúng cách: Mẹ có thể phòng bệnh cho bé bằng cách g iữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vào ban đêm và mùa lạnh. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo nhà cửa, đồ chơi hay những đồ vật tiếp xúc với bé (chăn, gối,…) được vệ sinh sạch sẽ. Hạn chế cho bé tiếp xúc với bụi, khói thuốc,…
– Vệ sinh mũi cho bé: Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 4-5 lần/ngày để làm sạch mũi cho bé dễ thở. Ngoài tác dụng loại bỏ dịch nhầy trong mũi để cải thiện tình trạng khó thở cho bé, nước muối sinh lý còn có tính sát khuẩn nhẹ, giúp ngăn ngừa một số vi khuẩn gây bệnh.
– Thay đổi tư thế ngủ cho bé: Bé thở khò khè khi ngủ cũng có thể vì ngủ với tư thế không phù hợp. Trường hợp này, mẹ hãy cho bé nằm gối mềm để đầu bé cao hơn thân. Nhưng không nên để bé gối quá cao hoặc quá cứng sẽ làm bé khó chịu hơn để ngủ.
Khi nào mẹ nên đưa bé đi khám?
Với những bé khó thở ở mức độ nhẹ, mẹ có thể dùng các biện pháp hỗ trợ cho bé dễ thở. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó thở và thở khò khè của bé ngày càng trầm trọng hơn thì điều cần thiết nên làm là đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Nhưng biểu hiện thế nào được coi là nghiêm trọng? Mẹ hãy ghi nhớ những dấu hiệu sau:
Bé đột nhiên thở khò khè khi ngủ và gần như gắng sức để thở, da tím tái.
Bé chưa được 3 tháng tuổi khó thở hoặc thở dốc.
Bé thở khò khè liên tục trong thời gian hơn 3 tuần.
Bé có tiền sử bị hen suyễn và đột ngột xuất hiện triệu chứng thở khò khè.
Bé khó thở, hơi thở không đều hoặc cảm thấy lồng ngực bị thắt lại mỗi khi thở.
Bé thở khò khè khi ngủ bất kỳ bởi nguyên nhân nào cũng có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, khi thấy những biểu hiện bất thường về đường hô hấp của bé, kể cả những dấu hiệu bất thường khác của cơ thể, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm. Nhờ đó mà bé được đảm bảo có sức khỏe tốt và giấc ngủ tốt để phát triển toàn diện.
Mẹ Cho Con Bú Bị Tiêu Chảy Uống Thuốc Gì Để Không Gây Hại Đến Sức Khỏe?
Mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì để không gây hại đến sức khỏe
1. Nguyên nhân mẹ bị tiêu chảy
Hiện tượng mẹ sau sinh bị tiêu chảy không phổ biến, chỉ một số ít gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân có thể kể đến như:
Do nhiễm virus, ký sinh trùng trong thức ăn gây ngộ độc thực phẩm. Với trường hợp này mẹ không cần uống thuốc, chỉ cần tĩnh dưỡng vài ngày là ổn.
Ngoài ra, mẹ bị tiêu chảy cũng có thể do thuốc nhuận tràng để giảm táo bón. Do đó, mẹ chỉ cần ngừng thuốc sẽ giải quyết được vấn đề này.
Bên cạnh đó, trường hợp mẹ sau sinh bị trầm cảm phải uống thuốc trị liệu cũng gây ảnh hưởng đến mẹ, một số thành phần của thuốc có thể không tương thích khiến mẹ bị tiêu chảy. Vì vậy, mẹ cần đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và không nên tự ý mua thuốc.
2. Có nên cho con bú sữa khi đang bị tiêu chảy?
Tuy nhiên, một số trường hợp ít, bé bú mẹ và bị tiêu chảy ngay sau đó. Lúc này, mẹ không cần quá lo lắng và nên tiếp tục cho bé bú. Bởi như đã nói ở trên, nguyên nhân tiêu chảy không phải do sữa mẹ. Việc mẹ cần làm lúc này là tiếp tục cho bé bú nhiều hơn để tránh mất nước, sau đó nên đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và cách điều trị.
Có nên cho con bú sữa khi đang bị tiêu chảy?
3. Mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì để không gây hại đến sức khỏe?
Các mẹ luôn băn khoăn không biết khimẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp các mẹ giải đáp được những thắc mắc trên:
Men vi sinh: Đây là việc cung cấp các vi khuẩn sống có lợi đã được đông khô để trấn áp các vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.
Bù nước và điện giải: Khi bị tiêu chảy cơ thể mẹ thường dễ mất nước gây ra mệt mỏi, uể oải. Mẹ cần tạo sự cân bằng sinh hoạt bằng cách uống bù nước, uống Oresol cho cơ thể.
Ngoài ra, ngoài các bài thuốc tây y,mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì vừa có nguồn gốc thiên nhiên lại vừa công hiệu với sức khỏe:
Bài 1: Búp ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 2: Búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
Bài 3: Lá ổi 20g phối hợp với vỏ bưởi 20g, phơi khô; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống. Khi bị đi ngoài với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, có thể lấy ngay 5 – 7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 – 3 lần.
Bài 4: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
4. Mẹ bị tiêu chảy nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe?
Ngoài những câu hỏi về mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gìthì cũng có vài lời khuyên cho mẹ khi bị tiêu chảy nên ăn gì để sức khỏe nhanh chóng phục hồi:
Mẹ cũng đừng quên nghỉ ngơi và vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Uống nước canh, cháo, súp để vừa cung cấp nước cho cơ thể vừa dễ tiêu hóa.
Uống một tách trà hoa cúc, gừng, mật ong, bạc hà,…sẽ giúp giảm đau bụng, chống viêm và an thần.
Thực phẩm ít chất xơ
Ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung các vi khuẩn thân thiện với đường ruột.
Tiếp tục cho con bú sữa mẹ, nó là một mẹo giúp bạn giải tỏa căng thẳng
Mẹ cũng đừng quên nghỉ ngơi và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đó cũng là một cách giúp bệnh nhanh chóng tránh xa.
Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy mẹ nên nhớ uống nước canh, cháo, uống trà hoa cúc, bạc hà để giảm đau bụng và cung cấp nước cho cơ thể. Sữa chua cũng là cách bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đặc biệt vẫn tiếp tục cho con bú sữa mẹ để giải tỏa căng thẳng và giúp cơ thể nhanh thoát khỏi tiêu chảy,
Đồng thời, mẹ nên tích cực ăn nhiều chất xơ, những thức ăn có lợi cho đường tiêu hóa, ăn sữa chua để bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bên cạnh đó, mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để tránh căng thẳng khiến bệnh lâu khỏi.
Hy vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ giải đáp được thắc mắc mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì thì không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ cũng như bé.
Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!
Quỳnh
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Thở Khò Khè Ở Chó: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Thở khò khè xảy ra khi một thứ gì đó chặn luồng không khí bình thường đi vào và ra khỏi đường hô hấp, dẫn đến tiếng huýt sáo khi chó thở. Sự tắc nghẽn có thể ở trong khí quản hoặc phế quản lớn.
Đường hô hấp bị hạn chế do hen suyễn, dị ứng, dịch nhầy, dị vật, hoặc nhiễm trùng đều có thể dẫn đến thở khò khè. Nếu chó cảm thấy như nó không thể lấy đủ không khí, nó có thể hoảng sợ, hoặc có thể tìm một chỗ để nằm xuống để cố gắng thở tốt hơn.
Thở khò khè không khẩn cấp thường kéo dài chỉ trong vài giây. Nó có thể tự khỏi, hoặc tái phát liên tục, cần phải đi đến bác sĩ thú y để giải quyết.
Nếu chó của bạn thở khò khè liên tục, hoặc nướu của nó có màu xanh cho thấy nó không nhận đủ oxy, hoặc nếu chó của bạn có vẻ khó thở, đó là những dấu hiệu cho thấy tình trạng thở khò khè có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng; bạn sẽ cần phải đưa chó đến bác sĩ thú y cấp cứu ngay lập tức.
Nguyên nhân
Thở khò khè do bệnh truyền nhiễm
Chó có thể nhiễm ký sinh trùng sống trong phổi và đường hô hấp, gây ra các tình trạng thứ phát do kích ứng các mô hô hấp. Giun tim có thể gây ra thở khò khè, sự di trú khác thường của giun móc hoặc giun đũa.
Một nguyên nhân phổ biến của thở khò khè và hắt hơi ngược là ve mũi, một loại ký sinh trùng phổ biến có tính lây nhiễm cao ở chó. Chó có thể mang bọ ve trong nhiều năm và dấu hiệu duy nhất bạn có thể thấy là thở khò khè hoặc hắt hơi khi chó bị quá khích.
Các bệnh do vi khuẩn và virus cũng có thể gây thở khò khè và ho. Chó bị thở khò khè do bệnh truyền nhiễm thường có tiền sử sống gần những con chó khác, chẳng hạn như ở trong một khu vực thường xuyên có những con chó khác, như công viên dành cho chó, cơ sở chăm sóc chó theo ngày, hoặc cắt tỉa lông chó.
Thở khò khè do dị ứng
Chó có thể bị dị ứng giống như con người. Phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, khói thuốc lá, v.v. đều có thể gây ra dị ứng ở chó, kể cả hen suyễn do dị ứng, khiến chó thở khò khè do đường hô hấp bị hẹp.
Chó thở khò khè do dị ứng theo mùa có thể chỉ có vấn đề trong một giai đoạn trong năm.
Thở khò khè do tổn thương khí quản hoặc viêm phế quản
Ở chó, khí quản bao gồm sụn hình chữ C được đóng khín bởi một màng linh hoạt. Ở một số con chó giống nhỏ, màng đó có thể dần trở nên lỏng lẻo hoặc mềm, và khi chó hít vào, khí quản có thể tự bị tổn thương, thu hẹp đường khí và khiến cho chó khó thở hơn. Thu hẹp khí quản thường gặp ở các giống chó Pug, Maltese, Shih Tzu, Lhasa Apso, và các giống chó nhỏ, mũi ngắn khác. Sự phấn khích hoặc sự gắng sức có thể làm cho tình trạng thở khò khè này xấu đi.
Viêm phế quản mạn tính cũng có thể gây ra sẹo ở đường hô hấp, khiến cho phế quản kém linh hoạt hơn, dẫn đến thở khò khè và ho liên tục.
Thở khò khè do bệnh tim
Những con chó bị suy tim sung huyết do bệnh van tim cũng có thể thở khò khè do tích tụ dịch trong phổi. Chó bị thở khò khè do suy tim thường là chó già, mặc dù, trong những trường hợp hiếm gặp, chúng cũng có thể là chó con Chó bệnh thường có mức năng lượng thấp cùng với ho dai dẳng.
Thở khò khè do có vật lạ
Thở khò khè do có vật lạ trong đường hô hấp luôn là trường hợp khẩn cấp. Đây thường là một vấn đề ở những con chó nhai xương, bóng hoặc đồ chơi; đặc biệt là ở chó con. Những con chó thích chạy với quả bóng ngậm trong miệng có thể sẽ vô tình nuốt bóng xuống cổ họng của chúng.
Nếu một vật lạ cản trở hoàn toàn đường hô hấp, chó sẽ bất tỉnh do thiếu oxy. Nếu vật đó chỉ cản trở một phần đường thở, chó sẽ thở khò khè dữ dội và có thể hoảng sợ.
Nếu bạn nghi ngờ rằng chó của bạn đang thở khò khè do một thứ gì đó nó hít vào, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được điều trị. Vấn đề này không thể giải quyết được ở nhà.
Chẩn đoán
Bác sĩ thú y sẽ hỏi bạn bệnh sử chi tiết – những sự kiện dẫn đến tình trạng thở khò khè, khi chó của bạn bắt đầu gặp phải các vấn đề về hô hấp, v.v. Hãy chắc chắn nắm rõ lịch sử di chuyển của chó, các loại thuốc nào mà chó đang sử dụng, bao gồm thuốc phòng ngừa bệnh giun tim, và lịch sử vắc xin của chó.
Khám sức khỏe và có thể là xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, sẽ được sử dụng để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè ở chó. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm máu, chụp X quang và/hoặc các xét nghiệm khác nếu cần.
Điều trị
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân của tình trạng thở khò khè. Với những vật lạ, bác sĩ thú y có thể sẽ chó của bạn dùng thuốc an thần và loại bỏ vật lạ bằng các dụng cụ y tế. Nếu chó thở khò khè do nhiễm trùng, việc điều trị sẽ nhằm mục đích loại bỏ những nhiễm trùng đó.
Nếu thở khò khè là do hen suyễn do dị ứng hoặc viêm phế quản, bác sĩ thú y sẽ nói chuyện với bạn về các loại thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng đó và những thứ bạn có thể làm ở nhà để giảm thiểu các chất gây dị ứng cho chó, chẳng hạn như hút bụi, bộ lọc không khí HEPA, v.v.
Nếu thở khò khè là do bệnh tim, bác sĩ thú y có thể sẽ kê đơn thuốc để giúp tim bơm máu mạnh hơn và dễ dàng hơn. Thở khò khè do tổn thương khí quản được điều trị bằng thuốc ho và bằng cách kiểm soát môi trường của thú cưng; tức là, đảm bảo vật nuôi có nơi mát mẻ để nghỉ ngơi, nơi mà nó không bị quá nóng.
Phòng bệnh
Có một số nguyên nhân gây thở khò khè sẽ không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây bệnh như ho cũi chó, bệnh giun tim, giun móc, giun đũa, và các loại virus có khả năng lây nhiễm cao như virus sài sốt, có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng thích hợp và kiểm soát ký sinh trùng bên trong.
Nhiễm giun tim có thể gây tử vong – các dấu hiệu như thở khò khè có thể không xuất hiện cho đến khi tình trạng nhiễm trùng đã đi quá xa đối với các lựa chọn điều trị. Khi bác sĩ thú y nhắc nhở bạn có các biện pháp phòng ngừa bệnh giun tim cho chó, hãy chắc chắn thực hiện nó thường xuyên, theo lời khuyên của bác sĩ thú y và làm theo tất cả các khuyến cáo về vắc-xin cho chó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Khiến Bé Bị Khò Khè Lâu Ngày Dẫn Đến Cổ Họng Có Đờm Khi Ngủ Các Bậc Cha Mẹ Cần Biết Để Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Con Yêu trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!