Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Gây Rụng Lông Ở Chó Và Cách Khắc Phục được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lông chó đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của loài chó, ngoài ra còn mang tính thẩm mỹ cho từng con. Nhưng bạn cũng khá bực bội với việc lông chó rụng khắp nhà, bay lên trong không khí, lông chó rụng nhiều hơn bình thường. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Nguyên nhân
Thay lông theo nhu cầu sinh lý
Thông thường một chú chó sẽ trải qua thời kỳ thay lông. Tuỳ vào từng giống loài mà sẽ có thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung những chú chó cái tơ có thời gian thay lông sinh lý sau 6 – 8 tháng tuổi. Đây còn được coi là thời kỳ bắt đầu động dục của những con chó cái.
Nếu bạn không muốn chó động dục và sinh con, hãy mang các bé đến trạm thú ý gần nhất để được tư vấn triệt sản chó an toàn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể xin tư vấn về vấn đề rụng lông trong thời kỳ sinh lý của chúng.
Việc rụng lông tơ đối với những con chó cái để thay bằng bộ lông óng ả và mềm mượt nhằm đánh dấu giai đoạn trưởng thành của chúng. Bạn có thể bất ngờ vì bộ lông thay đi của chúng không hề giống với màu ban đầu. Và với mỗi kỳ động dục thì chó lại thay lông một lần.
Đối với chó đực, thời kỳ thay lông không xác định rõ như chó cái. Tùy theo sức khỏe, thể trạng của chú cún mà thời gian thay lông sẽ diễn ra nhanh hơn hay chậm hơn.
Bạn cần theo dõi và quan sát kĩ đối với những chú chó thay lông trong thời kỳ sinh lý, nếu chó khỏe mạnh và không xuất hiện dấu hiệu tổn thương da nào thì chó thay lông hoàn toàn bình thường.
Còn nếu chó của bạn xuất hiện kích ứng, gầu, da mẩn đỏ hay ngứa ngáy hãy đem đến bác sĩ thú ý uy tín để được xem xét và đưa ra phương pháp hỗ trợ.
Thiếu chất dinh dưỡng
Ngoài vấn đề thay lông, rụng lông do sinh lý, thì cũng có những tác động khác dẫn đến việc thay lông ngoài chu kỳ. Cụ thể như thiếu chất dinh dưỡng, chất khoáng. Chính vì thế, nhiều lý do khiến cho bộ lông của chúng không được khỏe mạnh và rụng nhiều hơn.
Vì vậy, cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng và chất khoáng cần thiết trong quá trình phát triển và sinh trưởng của chó. Chế độ ăn không cân đối bị gây nên bởi nhiều yếu tố. Có thể chế độ dinh dưỡng không đầy đủ các chất, đặc biệt là những chất có lợi cho da, lông, móng như Vitamin H, Biotin, kẽm và một số Vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin A, B….
Việc thiếu những chất dinh dưỡng trên sẽ khiến chó bị rụng lông nhiều ở vùng đầu, tai, gáy. Điều này sẽ khiến quá trình thay lông kéo dài và bạn sẽ phải đối mặt với việc chúng rụng lông quanh năm.
Bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ thú y tại nhà để điều chỉnh thực đơn phù hợp bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu giúp chó hạn chế được việc thay lông không đúng chu kỳ.
Do rối loạn nội tiết tố
Cơ thể của thú cưng cũng giống như con người, có những điều tiết phức tạp về nội tiết. Nếu chó của bạn bị rối loạn nội tiết tố cũng sẽ xuất hiện tình trạng rụng lông. Để chữa loại bệnh này bạn cần đi theo những phương pháp điều trị của bác sĩ thú y.
Rối loạn nội tiết tố cho thấy chú chó của bạn đang gặp vấn đề phức tạp về sức khỏe. Chính vì thế bạn nên đưa chó đến trung tâm thú y gần nhất để chữa trị kịp thời.
Các bệnh vệ da như nấm, vi khuẩn…
Các bệnh về da bắt buộc chú chó phải thay lông nhưng cũng đi kèm với nhiều rắc rối. Không chỉ làm mất thẩm mỹ của chó mà các ký sinh trùng còn làm thương da của chúng, gây mùi hôi, ghẻ, ngứa rất tội nghiệp.
Bạn sẽ không khó bắt gặp những chú chó bị các bệnh về da dẫn đến rụng lông. Chúng sẽ rất đau đớn vì lông rụng theo mảng, lớp da xung quanh bị bong tróc, chảy máu hay có mủ. Vì vậy, nếu muốn chó mọc lông lại ở những vùng bị tổn thương đó, bạn bắt buộc phải chữa trị cho chúng.
Quá trình điều trị cũng không dễ dàng. Bạn phải thường xuyên bôi thuốc, vệ sinh sạch sẽ cho chúng. Lúc mới điều trị thuốc sẽ làm các chú chó của bạn bị đau, nhưng qua thời gian, lớp da được tái tạo chúng sẽ đỡ hơn.
Để phòng tránh những căn bệnh này bạn không nên cho chúng tiếp xúc với những nơi ẩm thấp hoặc kém vệ sinh.
Thay lông theo mùa
Khi da chó quá khô và cơ thể không đầy đủ chất dinh dưỡng, bộ lông của chúng sẽ rụng nhiều. Việc thay lông này thường không theo một quy tắc cụ thể nào. Chó bị stress hay biếng ăn cũng gây ra rụng lông. Bộ lông trở nên xơ xác hơn và dễ rụng hơn bất cứ thời điểm nào
Cách chữa trị bệnh rụng lông của chó
Ngoài những tác động do bên ngoài như thay lông theo mùa thì bạn có thể khắc phục các nguyên nhân khác bằng các chế độ chăm sóc thường ngày.Thay lông nhanh hay chậm, tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc chúng.
Bạn thường xuyên chải lông chó để giúp cho có được bộ lông bóng mượt và phát hiện kịp thời những biểu hiện của bệnh ngoài da. Chải lông chó còn giúp bộ lông của chúng trở nên thoáng mát hơn và không bị rối vào nhau.
Ngoài ra, bạn cũng nên cho chó sử dụng các sản phẩm chăm sóc lông và da. Chẳng hạn như sữa tắm chuyên dụng khi tắm, các loại phấn thơm. Ngoài ra bạn cũng có thể cạo lông, cắt tỉa lông chó theo chu kỳ thay lông của chúng để ngăn ngừa việc rụng lông và ký sinh trùng. Để đảm bảo vệ sinh đúng cách, bạn cũng có thể đưa chó ra những nơi có dịch vụ chăm sóc thú cưng để chúng được spa mà không tốn nhiều thời gian của bạn.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM. Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM. Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 0978899004 Email: [email protected]
Hạnh Nguyễn
Chó Bị Rụng Lông? Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Bạn nuôi thú cưng đã nhiều năm nhưng đột ngột một ngày nào đó bạn phát hiện thấy rằng trên mình chúng có những biểu hiện lạ như rụng lông, lông xấu hoặc lở loét trên da… thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì chúng từ những nguyên nhân đơn giản như sau
1.Chó bị rụng lông do thay lông mới
Điều này là vô cùng bình thường đối với các giống chó, chúng thay đổi lớp lông cũ để có được lớp lông mới dày hơn, ấm hơn, đẹp hơn… Có thể bạn cảm thấy khó chịu khi lông vương vãi khắp nơi trong nhà, nhưng không cần phải lo lắng quá vì quá trình đổi lông chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
2.Chó có ve rận ký sinh
Có ve rận ký sinh trên người chó là điều hết sức bình thường, nó giống với chấy ở trên đầu con người vậy. Môi trường rậm. lông nhiều, ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho bọn ve rận sinh sôi nảy nở trên mình chú chó. Loài ve rận này sẽ làm chú chó trở lên ngứa ngáy, theo phản xạ thì chúng sẽ dùng chân gãi ngứa, tạo các vết xước, chúng mưng mủ, viêm da và bắt đầu rụng lông. Để phòng tránh điều này xảy ra bạn thấy hiện tượng chú chó của mình dùng chân gãi thì hãy kiểm tra trên người chúng và có biện pháp xử lý ngay.
Sản phẩm phòng và điều trị ve ghẻ cho chó, an toàn cho cả thú non và chó mẹ đang mang thai, đang cho con bú: Xịt Frondog
3.Chó bị ghẻ
Chó bị ghẻ là căn bệnh thường gặp ở chó, và nó khiến chú chó của bạn rụng lông trầm trọng. Khi chó bị ghẻ thì chúng bị rụng lông hoàn toàn, da đóng vảy và tiết dịch, hiện tượng lờ đờ và sốt. Hiện nay đã có rất nhiều thuốc trữa trị ghẻ và cũng có rất nhiều bài thuốc dân gian đặc trị loại bệnh này.
4.Chó bị rụng lông do bị nấm
Hiện tượng chó bị nấm gần giống với chó bị ghẻ, nếu mà người không có kinh nghiệm thì khó có thể phân biệt được hai loại bệnh này. Chó bị nấm thì xuất hiện vảy gàu trên lông, tuy nhiên là chúng không tiết dịch. Và nếu chúng chỉ bị nấm thì chỉ cần dùng sữa tắm trị nấm.
5.Chó ăn mặn hơn nhu cầu
Chó không có tuyến mồ hôi như con người vì thế mà khi ăn mặn chúng sẽ nổi mụn trên xa, làm chúng ngứa, gãi và rụng lông. Vì thế mà tuyệt đối không được cho chó ăn mặn. Bên cạnh đó là không nêm gia vị, bột ngọt, hành tỏi ớt… vào thức ăn của chúng.
6.Chó ở quá sạch
Có thể bạn cảm thấy nó vô lý nhưng điều đó là sự thật, việc tắm nhiều cho chó khiến cho da của chúng bị khô, lông trở lên yếu và rụng đi. Bạn cần có lịch tắm cho chúng một cách tốt hơn. Đối với những chú chó thả rông, thì tắm 1 tuần 1 lần là được rồi. Còn những chú chó ở trong nhà sạch sẽ thì có thể là không cần phải tắm.
7.Môi trường sống của chó
Môi trường ẩm thấp, bụi bặm là một trong những nguyên nhân khiến cho da của chúng trở lên mẫn cảm, dị ứng, mẩn ngứa. Tạo điều kiện cho ký sinh trùng, ve rận sinh sôi nảy nở. Vì thế mà bạn cần phải vệ sinh chuồng trại một cách sạch sẽ, cẩn thận.
10 SAI LẦM LÀM GIẢM TUỔI THỌ CỦA CÚNNHỮNG LOẠI RAU CỦ QUẢ TỐT VÀ KHÔNG TỐT ĐỐI VỚI CHÓ?10 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Tai chó becgie khi còn nhỏ ( khoảng dưới 6 tháng tuổi) sẽ cụp xuống nhưng sau thời gian này, tai chó becgie sẽ tự động dựng đứng lên. Đây là đặc điểm của giống chó này, tuy nhiên nếu bạn cũng đang nuôi một con chó becgie và mãi mà không thấy tai nó dựng, hoặc dựng nửa vời không đứng hắn thì bạn nên đọc bài này để biết nguyên nhân cũng như tham khảo cách khắc phục tai chó becgie không dựng.
Chó Becgie của bạn không thuần chủng
Nguyên nhân lớn nhất của việc tai chó Becgie không dựng ở Việt Nam có lẽ là việc chú chó bạn nuôi không thuần chủng, nó có thể được lai tạp hoặc lai với một con chó Becgie khác không thuần chủng.
Nếu bạn đang nuôi một chú chó Becgie con, mãi mà tai chưa dựng bạn cũng khoan vội nghĩ nó không thuần chủng, bạn hãy thử xem tai của nó có phát triển tốt không. Tai chó Becgie rất to & nổi bật khác hẳn với giống chó khác. Nếu tai nó vẫn bình thường chỉ là chưa dựng thì bạn tìm hiểu qua nguyên nhân khác tiếp theo.
Tai chó Becgie không dựng do đang trong thời kỳ mọc răng
Nhiều bạn không biết điều này, nhiều bạn thấy tái chó becgie của mình đã dựng hẳn lên khi được 6 tháng tuổi nhưng sau một thời gian lại thấy nó bỗng cụp xuống một ít, bạn cũng đừng lo quá. Trước hết hãy kiểm tra có phải chú chó của bạn đang trong thời kỳ mọc răng không. Thường chó Becgie mọc răng lúc 7 tháng tuổi, lúc này tai của chó có lúc dựng lên cũng có lúc cụp xuống. Hết thời kỳ mọc răng chúng sẽ dựng vĩnh viễn.
Chó Becgie của bạn không được cung cấp đủ chất
Nếu trong chế độ ăn của chú chó nhà bạn không đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là can-xi sẽ làm cho các mô sụn ở tai không phát triển khiến tai chó becgie không dựng được.
Hoặc nếu chú chó của bạn không đủ sức khỏe, tường xuyên mắc bệnh cũng dễ khiến cho các cơ quan của nó không phát triển đầy đủ trong đó có cả phần tai.
Tai chó Becgie không dựng do gặp sự cố
Vào thời gian một chú cún lơn sẽ gặp nhiều rủi ro có thể xảy ra khiến tai chó becgie không dựng được. Ví dụ:
Chúng bị các con chó khác chơi đùa, cắn hoặc giật mạnh vào tai
Con người đặc biệt là trẻ em dễ chà xát mạnh vào tai của chó, khiến tai bị tổn thương
Tư thế nằm ngủ không đúng, chuống nhốt quá nhỏ,…
…
Rất nhiều sự cố ngoài ý muốn khiến chó tài chó becgei không dựng.
Cách khắc phục tai chó Becgie không dựng
Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng cho chó becgie
Bạn hãy cho chúng ăn kết hợp rau củ quả hầm với xương thật mềm nên nấu nhuyễn với gạo (cháo) để chó con dễ ăn lại tốt cho hệ tiêu hóa.
Thời gian dưới 6 tháng tuổi hãy cho chó Becgie uống thêm sữa, ăn hạt dành cho chó con để đảm bảo đủ chất.
Bạn không nên bổ sung trực tiếp chất can-xi vào cơ thể chó nếu chúng không có dấu hiệu thiếu hụt can-xi, nếu lạm dụng canxi chó bạn sẽ gặp vấn đề còn nguy hiểm hơn. Tốt nhất hỹ bổ sung bằng cách cho ăn vừa đủ các loại thức ăn như sữa chua, phô mai, chân gà,…
Đồng thời bạn không nên cho chó chỉ ở trong chuông nhất là chuông quá nhỏ, hãy để chúng được vận động ở ngoài như vậy cũng sẽ tốt cho các chi nó phát triển khỏe mạnh, cân đối.
Đồng thời bạn cũng cho chú chó của bạn những đồ chơi tốt để chúng cắn, gặm hỗ trợ cho việc phát triển cơ hàm và tai.
Kiểm tra sức khỏe và thăm khám tại cơ sở thú ý
Chó Becgie rất dễ mắc các bệnh đường ruột, do đó bạn hãy cho bé của mình đến cơ sở thú ý để thăm khám xem chó của bạn có dấu hiệu hay màm mống của bệnh nào không. Hơn nữa, Bác sỹ thú y cũng dễ dàng phát hiện được chó của bạn có đnag phát triển bình thường không ?
Giúp chó bạn tránh xa các rủi ro
Giữ có becgie của bạn tránh xa những con chó lớn, hung dữ vì chúng có thể gây tổn thương cho chó nhỏ của bạn.
Bạn không nên tự ý dựng tai chó của bạn lên khi nó chưa đủ tuổi vì dễ khiến sụn ở tai bị gãy.
Nếu chó của bạn ngủ sai từ thế hãy đặt lại cho đúng.
Sử dụng phương pháp cố định tai
Nhiều bạn đã dùng phương pháp này và thành công.
Cách làm:
Hãy chắc chắn để chọn vật cố định bằng xốp kích thước tốt nhất phù hợp với tai con chó con của bạn. Dùng một băng giấy, một que cứng – hoặc một băng che hoặc băng y tế. Băng mỏng nhất bạn có thể nhận được sẽ là tốt nhất.
Đặt vật cố định vào tai và quấn tai xung quanh nó.
Bạn phải chắc chắn rằng tai đang ở vị trí thẳng đứng.
Băng tai xung quanh vật cố định – từ đầu đến chân đế.
Sau đó, băng mỗi đầu que cứng vào đầu mỗi tai.
Không bao giờ, sử dụng băng keo dán để quấn, nó sẽ làm tổn thương tai cho bé cún.
Chó Bị Đau Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
1. Chó chảy nước mắt liên tục do dị tật ở mắt
Triệu chứng: Chó bị chảy nước mắt liên tục hoặc thường xuyên chảy nước mắt, có cục sưng màu đỏ nhô ra bên dưới góc trong của mắt. Dấu hiệu này giống như một dị tật hơn là một chứng bệnh. Nó thường xuyên xuất hiện và gặp phải nhiều nhất ở cún con hoặc dưới 2 năm tuổi.
Nguyên nhân: Trên thực tế loài chó có 3 mí mắt, mí thứ 3 ẩn khỏi tầm nhìn và ở góc bên dưới phía trong mắt, đây cũng là nơi sản xuất tuyến lệ. Thông thường tuyến này không thể được nhìn thấy, nhưng ở những chú chó có dị tật bẩm sinh thì tuyến này nhô ra và có thể cho thấy một chấm đỏ dưới mắt.
Chứng chảy nước mắt ở chó thường xuyên lặp lại và cũng có thể trở thành dấu hiệu mở đầu cho những bệnh nguy hiểm do viêm nhiễm và có thể thứ phát thành khối u, sưng. Nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng này có thể dẫn đến khô mắt và các biến chứng khác. Nếu được phát hiện sớm, có thể giải quyết được chỉ bằng cách xoa bóp mắt nhắm chéo hướng xuống của mắt bị ảnh hưởng, và cũng có trường hợp hội chứng này có thể tự khỏi.
Cách điều trị:
Tỉa ngắn lông quanh mắt thường xuyên mỗi khi nhận thấy lông mọc đủ dài.
Vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh mắt chó bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% thấm với bông, khăn ướt, hoặc các thuốc nhỏ mắt đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Nếu có điều kiện nên đưa chó đi phẫu thuật tại phòng khám thú y uy tín
Nếu phát hiện sớm, bạn có thể xoa bóp mắt nhắm chéo hướng xuống của mắt bị ảnh hưởng, mát xoa mắt cho chó, phối hợp với phương pháp tỉa lông ngắn, vệ sinh sạch sẽ quanh mắt chó.
2. Chó bị tổn thương giác mạcTriệu chứng: Mắt chó xuất hiện những vết thương tổn, đổi màu ở mắt, hay dụi mắt và nheo mắt vì đau, mắt chó cũng có thể bị đỏ hoặc chảy nước mắt.
Nguyên nhân: Bề mặt của mắt được bao phủ bởi một mô trong gọi là giác mạc. Bộ phận giác mạc có thể bị tổn thương, và rách, vết thủng và vết loét đều khá phổ biến ở loài chó. Ví dụ như khi chó chạy qua đám cỏ cao, một cây khô và bị chọc phải vào mắt. Các nguyên nhân khác cũng có thể gây tổn thương giác mạc bao gồm:
Mắt chó bị tiếp xúc với xà phòng, hóa chất.
Mắt chó bị côn trùng độc hại bay vào mắt.
Cách điều trị:
Cắt tỉa các vùng lông dài rậm quanh mắt.
Không cho chó tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Vệ sinh mắt chó với dung dịch axitboric 2% hoặc dùng nước muối sinh lý lau quanh mắt bị thương.
Điều trị nhiễm trùng mắt với thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ kháng sinh.
3. Chó bị bệnh khô giác mạcTriệu chứng: Chó nháy mắt liên tục, sưng mạch máu trong mắt, sưng phần mô dọc theo mí mắt, thậm chí chảy mủ từ mắt. Khi chó bị khô mắt, tuyến lệ của chúng tiết ra ít nước mắt hơn bình thường. Nước mắt có vai trò tới những chức năng quan trọng như loại bỏ vật thể lạ có khả năng gây hại từ bề mặt của mắt và cả nuôi dưỡng các mô giác mạc. Việc thiếu nước mắt có thể gây ra những nguy cơ như loét giác mạc, chảy dịch, mủ mãn tính từ mắt và gây đau mắt.
Nguyên nhân:
Chó có đôi mắt lồi như Pug, Shih Tzus, bulldog … dễ bị khô mắt hoặc dễ bị viêm giác mạc hơn các giống chó khác do mí mắt không khép kín khi ngủ.
Chó bị các bệnh thần kinh làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến lệ, thường đi kèm khô mắt, khô mũi do tác động từ não bộ.
Do ảnh hưởng phụ từ thuốc gây mê toàn thân.
Cách điều trị:
Nếu chó chỉ bị nhẹ có thể xử lý bằng cách thường xuyên nhỏ nước nhỏ mắt nhân tạo – dung dịch bôi trơn dùng để dưỡng ẩm cho đôi mắt, ngừa kích ứng.
Dùng thuốc mỡ cyclosporine kích thích sản xuất nước mắt.
Nhỏ mắt với nước nhỏ mắt nhân tạo và Pilocarpine nếu chó bị khô mắt do hệ thần kinh.
Đưa chó đến khám bác sĩ thú y nếu tự chữa không khỏi.
4. Chó bị viêm kết mạcTriệu chứng: Kết mạc là lớp màng nhầy bao phủ bên trong mí mắt con chó, cả hai bên mí thứ ba và một phần nhãn cầu. Các triệu chứng của viêm kết mạc bao gồm kết mạc đỏ và sưng, chảy nước mắt và chó đau, ngứa, hay dụi mắt.
Nguyên nhân: Viêm kết mạc nên được coi là một triệu chứng bệnh, chứ không phải là một bệnh. Nguyên nhân gây ra có thể do kích ứng vật lý như bụi và lông mi mọc vào trong, nhiễm trùng vi khuẩn, virus… và từ các loại côn trùng độc hại, phản ứng dị ứng hóa chất hay xà phòng. Bệnh viêm kết mạc cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi nó có thể gây loét giác mạc và mất thị lực.
Cách điều trị:
Cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, từ đó có cách điều trị phù hợp
Khi phát hiện chó bị viêm kết mach, bạn có thể rửa nhẹ mắt bằng nước muối vô trùng để loại bỏ các chất kích thích ở mắt.
Nhiễm trùng mắt do vi khuẩn thường khỏi nhanh khi điều trị với thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Nhưng bạn cần nhớ rửa tay kỹ với xà phòng trước và sau khi bôi thuốc mắt cho chó để tránh nhiễm khuẩn.
Nếu tự điều trị không khỏi bạn cần liên hệ tới bác sĩ thú y.
5. Chó bị bệnh tăng nhãn ápTriệu chứng: Chó bị đau mắt do bệnh tăng nhãn áp bao gồm các triệu chứng đau, đỏ mắt, tăng sản xuất nước mắt, mí mắt thứ ba nổi lên có thể nhìn thấy, đục giác mạc, đồng tử giãn và mắt trở nên to hơn thấy rõ (hoặc đồng tử không phản ứng với ánh sáng khi soi đèn lướt qua). Ngoài ra, chó bị tăng nhãn áp còn có thể có các hành vi lạ như dụi mạnh đầu vào tường, bỏ ăn, thích nằm một chỗ và không quan tâm đến các trò chơi.
Nguyên nhân: Trong mắt của chó, việc sản xuất và dẫn lưu nước mắt được cân bằng chính xác để duy trì áp suất không đổi. Bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi sự cân bằng này bị phá vỡ và áp lực trong mắt tăng lên.
Cách điều trị
Điều trị kết hợp của thuốc bôi và thuốc uống giảm viêm giúp hấp thụ chất lỏng từ mắt, khiến sản xuất chất lỏng trong mắt thấp hơn song song với việc thúc đẩy sự thoát nước.
Bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y để điều trị tăng nhãn áp nhằm tránh khỏi nguy cơ cao gây mù lòa với chú chó.
6. Chó bị đục thủy tinh thểTriệu chứng: Chó bị phát hiện có màng đục ở chính giữa con ngươi của mắt, xuất hiện đốm màu trắng, xám hoặc trắng sữa, màng đục có thể to hoặc nhỏ. Bệnh này có thể gây mù lòa, khó chạy chữa.
Nguyên nhân: Thủy tinh thể là thấu kính nằm giữa mắt và nó luôn trong vắt trong veo. Nhưng đôi khi một phần hoặc toàn bộ ống kính bỗng nhiên phát triển, một màng đục. Bệnh đục thủy tinh thể ngăn ánh sáng chiếu vào phía sau mắt dẫn đến thị lực chó bị kém hoặc mù, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Cách điều trị: Hiện nay không có thuốc hay thủ thuật nào giúp dễ dàng chữa khỏi căn bệnh đáng này, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y có uy tín để kiểm tra, chuẩn đoán cụ thể và đưa ra phương án chữa bệnh.
7. Mí mắt chó cuộn vào trong (entropion)Triệu chứng: Chó có mí mắt cuộn vào trong, gọi là hội chứng “entropion”. Entropion khiến tóc cọ xát trên bề mặt mắt, dẫn đến đau, tăng sản xuất nước mắt và cuối cùng là tổn thương giác mạc.
Nguyên nhân: Entropion có thể là một vấn đề bẩm sinh nhưng cũng có thể phát triển do hậu quả lâu dài của thói quen nheo mắt mãn tính do khó chịu hoặc sẹo nơi mí mắt.
Cách điều trị: Nếu entropion không do bẩm sinh, bác sĩ thú y có thể tạm thời khâu mí mắt vào một vị trí bình thường hơn.
8. Chó bị bệnh teo võng mạcTriệu chứng: Bệnh teo võng mạc tiến triển (PRA) rất khó phát hiện. PRA cũng là một tình trạng bệnh khiến chó dần dần bị mù mặc dù mắt chúng trông bình thường, chẳng có thể hiện gì đặc biệt. Triệu chứng đầu tiên của PRA thường là khó nhìn vào ban đêm, và chúng hoàn toàn bình thường cho đến khi thị lực gần như biến mất hoàn toàn.
Cách điều trị: Hiện nay không có phương pháp điều trị hiệu quả nào cho PRA, nhưng tình trạng này không gây đau đớn và …chó thường thích nghi cực kỳ tốt với việc bị mù do chúng còn cái mũi rất thính.
5
/
5
(
4
bình chọn
)
Nguyên Nhân Chó Lười Ăn Và Cách Khắc Phục
Ngay từ giây phút đầu tiên sau khi chui ra khỏi bụng mẹ bất cứ chú cún bình thường nào cũng tìm ngay đến bầu vú mẹ. Tìm đến nguồn thức ăn, đó là hành động, là động cơ quan trọng bậc nhất để chúng tồn tại và phát triển.
Các chú chó con bị yếu, có khuyết tật bẩm sinh, các chú chó con dị dạng không thể tìm đến bầu vụ mẹ ắt phải chết, trừ phi có sự can thiếp kịp thời của con người.
Như đã nói, vừa chào đời chó con đã biết tìm ngay tới nguồn thức ăn và sau mỗi ngày tuổi, mỗi tuần tuổi sức bú sữa của chúng càng mạnh hơn, chúng dành ăn quyết liệt hơn. Chú nào cũng “quyết chiến” để chiếm lấy núm vú mẹ nhiều sữa nhất.
Việc cho chó con ăn thêm nên bắt đầu từ ngày tuổi thứ 21 +/-. Ở thời điểm này các chú chó con cũng tiếp thụ khá nhanh sự thay đổi về chế độ ăn uống. Một người nuôi chó có trách nhiệm là người biết cho chúng ăn sao cho ngay cả khi đang cùng bầy đàn chúng vẫn tranh nhau ăn và có sở thích chờ được cho ăn và ăn nhanh, ăn sạch khẩu phần định sẵn.
Rồi thì đến thời kỳ chó con được chuyển cho chủ mới để nuôi, cũng là thời kỳ bắt đầu có nhiều vấn đề xảy ra trong sinh hoạt thường nhật của chúng. Các chủ nuôi chó đẻ có trách nhiệm thường trao cho chủ mới không chỉ chú chó con mà phải giao theo công thức và lịch trình cho ăn để bớt đi sự biến động trong cách ăn uống của chúng.
Ăn uống với chó là vô cùng hệ trọng. Cho chúng ăn sai sẽ rất dễ gây nên chứng biếng ăn, gây nên bệnh tật và hạn chế sự phát triển bình thường của chúng.
Về nguyên tắc, mỗi lần chuyển chủ đối với chó là mỗi lần chịu stress. Chúng phải bắt đầu làm quen với môi trường sống, với những con người mới, màu sắc mới, âm thanh mới…nói tóm, lại là với một thế giới hoàn toàn mới. Rồi thêm vào đó là cách thức, phương pháp dạy dỗ mới, cách thức phải chịu đựng cảnh sống xa mẹ và các anh chị em trong đàn. Rồi thêm nữa là cách chiều chuộng thái quá nhất là của các cô chủ mới, của những người nuôi “con một”. Theo lẽ thường, nhiều người cho rằng phải dành cho chú chó yêu của mình mọi điều kiện tốt nhất đến mức có thể…
Dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất là bị Tào Tháo đuổi chó chạy không cần dép, chủ chạy theo toát mồ hôi, xanh mắt mèo. Rồi thì các “phụ huynh” chó quơ tìm mọi loại đơn thuốc và mang chú chó cưng ra là con chuột bạch trước khi chạy tìm một vị thú y. Tất cả điều đó là không cần thiết giá như giữa chủ mới và chủ cũ có sự thông tin và chỉ bảo cho nhau ngay từ đầu và đặc biệt nếu như chủ mới nghe theo chỉ dẫn của chủ cũ…
Vấn đề tiếp theo là cho chó ăn vặt các loại thức ăn lạ miệng. Dù đã nghe theo chỉ dẫn của chủ cũ rồi. Nhưng đó là đối với các bữa chính chứ cái trò ăn vặt cho vui thì có nghĩa lý gì đâu. Chỉ cho bé nhăm nhi tí chút cho vui thôi mà! Chắc không ít cô chủ nhỏ nghĩ thế và làm thế. Kết cục là các chú chó đầy bụng, quá tải, chán các bữa chính và chỉ chạy theo các món ăn vặt khoái khẩu. Và một lần nữa chủ lại toát mồ hôi khi tìm cách cho chó con ăn đúng bữa, đúng món, nhiều khi phải vác bát thức ăn chạy theo chú cún dỗ dành đủ điều để rồi chỉ nhận được cử chỉ “em chả thèm đâu” của chú ta.
Chính sự thiếu hiểu biết về cách nuôi đã biến các chú chó thành kẻ lười ăn.
1. Nhất thiết phải nghe theo hướng dẫn của chủ cũ về cách nuôi và cho cún ăn, chí ít là trong những tuần đầu khi chuyển chủ, chuyển vùng
2. Ngay cả khi chú chó con nhớ mẹ, nhớ đàn mà ăn kém cũng không được bỏ đi thực đơn do chủ cũ gợi ý.
3. Điều rất quan trọng là đừng nghĩ rằng chó đổi chú, đổi vùng là phải đổi tập tính ăn uống.
4. Không nên cho chó ăn vặt, nhất là trong những tuần đầu mới bắt về.
5. Khi chó con đã “hòa mình” vào cuộc sống mới, ăn uống tốt thì thi thoảng có thể cho chú một vài thức ăn vặt để nhấm nháp, nhất là coi như phần thưởng trong khi luyện tập.
6. Nên cho chó ăn tiếp thức ăn mà chúng đã ăn quen.
7. Nếu chó không chịu ăn ngay thì sau khi chờ vài phút phải bỏ bát thức ăn đó đi rồi lại để lại cho nó ăn. Cứ lặp đi lặp lại quá trình đó nhiều lần sẽ thấy phần lớn các chú chó tiếp thu món ăn ta muốn dành cho chúng.
8. thức ăn thừa của chó phải được đổ đi và luôn luôn cho chó ăn thức ăn mới, không ôi thiu.
9. Không phải cố ép chó ăn thật nhiều mà ngược lại luôn cố giảm lượng thức ăn đến mức chó thấy đói meo bụng mà chén bằng hết. Sau đó lại tăng dần lượng thức ăn lên nhưng rồi lại nhanh chóng giảm dần xuống khi thấy chú chó có cảm giác không đói nên không ăn mạnh.
10. Thời gian cách nhau giữa hai bữa ăn nên càng xa càng tốt để chú chó có cảm giác đói mà ăn mạnh. Cho chó ăn liên tục hay cái tật lười của nhiều người là để bát ăn suốt ngày cho chó chính là nguyên nhân làm cho chó lười ăn.
11. Trong ngày đầu về nhà mới chó con có thể bỏ ăn thì cũng chớ vội lo lắng. Một ngày bị đói không hại bằng cho ăn sai sách!
12. Muỗn thay đổi thức ăn cho chó con chỉ nên làm từ từ, tránh đột biến.
Phần lớn sai sót, các tật xấu của chó trưởng thành bắt nguồn từ cách thức tập cho chó ăn từ lúc còn nhỏ. Các pác cứ nghiệm xem có vậy không?
chúng tôi
Nguyên Nhân Khiến Chó Poodle Bỏ Ăn Và Cách Khắc Phục
1. Nguyên nhân làm cho chó Poodle bỏ ăn Chó bỏ ăn do thói quen, tâm lý
Chó là 1 loài động vật rất thông minh, chúng biết được thức ăn nào là thức ăn ngon, thức ăn nào không. Nhiều chú chó bình thường không quan tâm tới thức ăn hàng ngày lắm. Cho gì chúng ăn nấy, kể cả thức ăn có không ngon chúng vẫn ăn 1 cách ngon lành.
Tuy nhiên cũng có những chú chó dù có cho thịt cá, xúc xích ê chề thì chúng vẫn không động đến? Vậy nguyên nhân do đâu? Đó là do từ bạn. Do bạn đã quá nuông chiều chú chó của mình. Bạn hay thay đổi khẩu phần ăn của chúng, cho chúng ăn nhiều bữa ăn ngon, rồi đột nhiên lại quay trở về bữa ăn như hàng ngày khiến cho chó bỏ ăn. Hoặc cũng vẫn có thể là chúng vẫn sẽ ăn, nhưng chỉ ăn thức ăn và bỏ cơm lại và lâu dần sẽ hình thành 1 thói quen biếng ăn.
Chó biếng ăn do bệnh lýKhi thấy chó đột nhiên có biểu hiện bỏ ăn thì bạn cũng có thể nghi ngờ do một số khả năng có thể xảy ra. Rất nhiều người thấy chó bỏ ăn đều nghĩ rằng chó nhà mình có thể do bị bệnh giun, chính những con giun là nguyên nhân chính. Nhưng trên thực tế chó thấy rằng những trường hợp như thế là rất hiếm, mà nếu có thì thường chó đã bị mắc giun quá nặng rồi và thường những chú chó con dưới 2 tháng tuổi mới bị như thế thôi còn chó to thì ít lắm.
Một nguyên nhân khác cũng được nhiều người nghĩ đến là do răng miệng của chó yếu nên không ăn được thức ăn. Nếu nghi ngờ điều này, bạn hãy đổi sang thức ăn mềm cho chó.
Khi bạn thấy chó chán ăn, mệt mỏi đi kèm với dấu hiệu tiêu chảy ra máu, nôn ói kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh Care hoặc bệnh Parvo ở chó – 2 trong nhiều căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng nghìn chú chó mỗi năm. Điều bạn cần làm lúc này là đưa chó đến cơ sở thú y kịp thời để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị.
Chó con không chịu ăn uống, chó bỏ ăn buồn bã cũng có thể là triệu chứng của viêm đường ruột, giun sán…Việc giun sinh sôi nhanh trong ruột của chó và hấp thụ hết dinh dưỡng của chó khiến chó bỏ ăn và mệt mỏi, chán chường.
Do món ăn nhàm chánNhững bữa ăn lặp đi lặp lại với các món ăn quen thuộc cũng khiến Poodle nhanh chán và tỏ ra hờ hững với đồ ăn. Các món ăn cho Poodle nên được lên thực đơn đúng cách để đảm bảo sức khỏe và giúp chó không có tính nũng nịu với chủ.
Chó bỏ ăn do xa mẹ, xa conThông thường chúng ta không khó để bắt gặp tình trạng chó mẹ bỏ ăn khi bị chia cắt với con mình. Hoặc chó con không uống sữa, không ăn vì nhớ mẹ. Đó là trạng thái tình cảm hết sức bình thường ở chó.
Do chủ nhân qua đời hoặc bị chuyển chỗ ởViệc lạ lẫm với ngôi nhà mới hay gặp cú sốc lớn khi chủ nhân chúng đi xa, qua đời sẽ khiến chó Poodle bỏ ăn. Với những trường hợp chó bỏ ăn do tâm lý. Bạn cần bên cạnh và quan tâm chăm sóc chúng nhiều hơn để chúng vơi bớt nỗi buồn. Cố gắng thiết lập một chế độ ăn khoa học cho cún cưng và bắt chúng tuân thủ. Hoặc cách tốt nhất, bạn có thể đưa chó đến gặp bác sĩ thú y. Để chích một vài mũi thuốc kích thích thèm ăn cho chúng.
2. Cách xử lý khi Poodle bỏ ănĐể khắc phục tình trạng chó Poodle bỏ ăn do bệnh lý, bạn nên đưa chúng tới bác sĩ thú y để được nghe lời khuyên từ bác sĩ và trị dứt điểm bệnh hoàn toàn.
Còn để khắc phục được tình trạng chó Poodle bỏ ăn do thói quen, bạn có thể áp dụng những cách sau:
Đưa chó tới các bác sĩ thú y để kích thích cảm giác ăn ngon bằng thuốc Catosal.
Tạo thói quen tốt cho chó bằng cách để 1 bữa ăn chỉ kéo dài trong khoảng 10-20p, nếu chó ăn quá thời gian trên, bạn hãy cất hết thức ăn đi. Làm như vậy sẽ giúp chó hiểu rằng, chúng chỉ được phép ăn trong thời gian đấy. Từ đó giúp tăng hiệu suất ăn uống.
Bố trí cho chó 1 không gian yên tĩnh, tránh làm phiền bởi các con vật khác và ăn uống đúng giờ đúng chỗ. Bạn cũng cần để ý cách bố trí chuồng chó.
Bạn cũng không nên thay đổi đột ngột loại thức ăn của chó. Ví dụ như từ thức ăn ướt sang khô, hãng này sang hãng khác… Nếu bạn muốn thay đổi vì loại thức ăn của cún hiện tại không ngon và không đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng thì bạn hãy thay đổi từ từ. Cho từng chút 1 thức ăn mới vào khẩu phần ăn hàng ngày cho đến khi nào cún ăn được hoàn toàn thức ăn mới
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Gây Rụng Lông Ở Chó Và Cách Khắc Phục trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!