Xu Hướng 12/2023 # Nguyên Nhân Chó Biếng Ăn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Chó Biếng Ăn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân chó bỏ ăn

Chó biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân. Bất kì một loài chó nào cũng đều có thể mắc căn bệnh này, chỉ khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ. Một chú chó biếng ăn có thể do bạn đã quá nuông chiều bé. Điều đó vô tình tạo nên những thói quen xấu cho cún cưng. Các bé trở nên tùy ý và có thể bỏ ăn bất cứ lúc nào. Nguyên nhân phổ biến thứ hai là do thú cưng của bạn đã bị ốm. Khi cún ốm, cơ thể mệt mỏi, cảm giác thèm ăn, ăn ngon cũng không còn nữa. Do đó chú chó của bạn sẽ bỏ bữa.

Chó biếng ăn do thói quen xấu

Các chú chó với khứu giác nhạy bén nên rất cũng rất nhạy cảm với thức ăn. Nếu bạn quá cưng chiều cún, các em ấy sẽ trở nên tùy tiện. Một số bé cún dễ tính sẽ không kén ăn nhưng với một số bé có cá tính mạnh thì lại khác. Khi cún được ăn đồ ngon và thường xuyên, không theo giờ giấc, các em ấy sẽ hình thành thói xấu. Do chưa từng bị đói nên cún sẽ không ý thức được việc bỏ bữa của mình. Dù có là đồ ăn ngon, đầy dinh dưỡng, cún cũng sẽ tỏ vẻ thờ ơ, không màng đến.

Để tránh trường hợp chó kén ăn, chó lười ăn thì dù yêu thương cún đến mấy thì bạn vẫn không nên quá nuông chiều cún. Hãy có kỷ luật để tạo cho cún một thói quen tốt, một chế độ ăn khoa học. Nuông chiều quá không tốt cho cún mà đôi khi là hại các em ấy. Khi cún biếng ăn lâu ngày sẽ rất nguy hiểm.

Chó bị ốm nên biếng ăn

Ngoài ra chó biếng ăn cũng có thể là đã mắc các bệnh khác như đau răng, bị chấn thương hoặc gặp một số bệnh về tâm lý. Những trường hợp chó bỏ ăn mệt mỏi, cho các em ấy đi gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

Cách khắc phục chó biếng ăn – chăm sóc chó biếng ăn như thế nào?

Khi chó biếng ăn thì chúng ta phải có biện pháp khắc phục chứ không thể để trường hợp này kéo dài. Các bạn hãy chú ý những điều sau đây.

Xác định chế độ ăn của chó

Phải có một chế độ ăn khoa học để gây dựng cho cún một thói quen tốt. Với các bé biếng ăn do bị ốm thì phải được điều trị. Còn các bé biếng ăn do thói quen thì cần chích thuốc kích thích để các em ấy ăn trở lại. Các bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp như người lớn vẫn trị trẻ em biếng ăn. Cụ thể như sau.

Bạn chuẩn bị một đĩa thức ăn phù hợp với khẩu phần và nhu cầu của cún. Nếu sau 15 phút mà em ấy không đả động đến thì hãy mang đĩa thức ăn đi. Các bữa tiếp theo, ngày tiếp theo cũng làm lặp lại như thế. Tuyệt đối không được nịnh cún ăn. Chắc chắn cún sẽ bị đói và ý nghĩa được tầm quan trọng của thức ăn. Các em ấy sẽ ăn trở lại và không còn biếng ăn nữa.

Không để lại thức ăn thừa sau mỗi bữa

Bạn hãy đổ hết thức ăn thừa sau mỗi bữa của cún đi. Điều này vừa đảm bảo vệ sinh, vừa rèn cho cún thói quen ăn hết đồ ăn. Thức ăn thừa để lâu có thể bị ôi thiu, cún ăn phải sẽ bị tiêu chảy. Đồ ăn thừa cũng sẽ không còn mùi vị hấp dẫn như ban đầu, làm chó kén ăn hơn. Một lý do nữa là cún sẽ ỷ lại có thức ăn thừa, có thể ăn bất cứ lúc nào nên sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn trong bữa chính.

Cho cún ăn thức ăn khô

Đồ ăn khô cho cún được bán rất nhiều trên thị trường với nhiều loại, nhiều hương vị khác nhau. Điều này sẽ giúp cún được thay đổi khẩu vị thường xuyên, kích thích vị giác. Các đồ ăn khô đóng gói được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cũng sẽ đảm bảo sức khỏe cho cún của bạn. Giá thành của nó cũng rất hợp lý. Các bạn có thể tìm mua các gói pedigree ở các cửa hàng bán thức ăn cho động vật.

Cần phải làm gì khi chó bị ốm?

Khi chó bị ốm sẽ có rất nhiều việc phải làm. Đối với những người mới nuôi thú cưng lần đầu chắc chắn sẽ không khỏi lúng túng.

Tìm hiểu nguyên nhân

Một chú chó có rất nhiều cách bị ốm. Có thể do bạn ấy nằm ngủ ở một nơi ẩm thấp nên chó bị cảm lạnh. Cũng có thể nguyên nhân là do tắm không đúng cách: tắm nước lạnh hoặc tắm xong không sấy khô lông. Nếu chú chó của bạn chạy nhảy vui chơi cả ngày bỗng dưng chó không chịu ăn nữa. Điều này có thể do chó bị trúng gió.

Những dấu hiệu của chú chó bị ốm

Một chú chó bị ốm có rất nhiều cách để nhận biết. Chó biếng ăn hoặc chó bị cảm sốt là dễ nhận thấy nhất. Nếu quan sát các em ấy kĩ hơn, bạn cũng có thể phát hiện chó bị táo bón hay chó ngủ nhiều bất thường. Một chú chó ngủ nhiều có thể do bản tính em ấy lười. Nhưng nếu cứ ngủ li bì kèm theo trạng thái lờ đờ, mệt mỏi thì nhất định là có nguyên nhân.

Một chú chó khi mắc bệnh cũng thường có những biểu hiện như chó bỏ ăn chỉ uống nước. Đây là dấu hiệu cơ thể các em ấy đang mất nước. Chủ cần đưa ngay đến cơ sở thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc chó bị ốm Không cho cún ăn khi các em ấy có dấu hiệu nôn mửa, bị tiêu chảy

Tuyệt đối không cho cún ăn khi các em ấy bị nôn mửa hay tiêu chảy vì rất có thể phần thức ăn bạn chuẩn bị chính là nguyên nhân gây bệnh cho cún. Trường hợp này hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ thú y để có thể xử lý đúng đắn nhất.

Cho chó uống nước nhiều hơn Cho các em ấy ăn thức ăn nhạt

Khi chó mới khỏe lại, bạn không nên cho các em ấy thức ăn như bình thường ngay. Trong một, hai ngày đầu, hãy cho cún ăn nhạt. Tuy nhiên phần thức ăn vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Cho cún ăn ít và ăn thành nhiều bữa nhỏ cho dễ tiêu. Có thể sử dụng thức ăn khô nếu chó biếng ăn.

Hạn chế cho chó vận động, chạy nhảy

Hãy để cún nghỉ ngơi cho mau lại sức. Lúc ốm, cún cũng sẽ không hứng thú với các trò chơi, chạy nhảy. Các bạn chỉ nên dắt cún đi dạo cho khuây khỏa.

Quan sát phân và nước tiểu của cún

Phân và nước tiểu sẽ phản ánh rõ tình trạng sức khỏe của cún. Khi bị bệnh, cún sẽ mang phân khô cứng hoặc lỏng, có màu lạ. Nước tiểu đặc chứng tỏ cún thiếu nước.

Cho cún đi bác sĩ thú y

Đây là cách đơn giản và chính xác nhất để biết được tại sao chó bỏ ăn, chú chó của bạn có bị ốm hay không. Bên cạnh đó, các bác sĩ thú y cũng sẽ nói cho bạn biết nên chăm sóc chó như thế nào, nên cho ăn gì và không nên cho chó ăn gì.

Cho cún một không gian thoải mái

Một không gian thoải mái sẽ làm bé yêu của bạn dễ chịu hơn. Qua đó làm cún nhanh khỏi bệnh hơn.

Giữ cún trong nhà

Giữ cún trong nhà sẽ giúp các bạn dễ theo dõi biểu hiện của cún, tình trạng bệnh của cún. Hơn nữa, chó bị ốm đang rất yếu, sức đề kháng cũng giảm. Nếu để chó ở chơi ở ngoài sẽ dễ làm bệnh của các em ấy nặng thêm.

Làm ổ ngủ cho cún

Một chiếc ổ êm ái sẽ làm cún dễ ngủ hơn. Ổ ngủ cũng giữ ấm cho cún, tránh các em ấy nằm trên sàn nhà lạnh. Bạn hãy sử dụng khăn sạch để làm lớp đệm cho ổ nằm của cún. Chỗ nằm phải sạch sẽ thì cún mới mau khỏe.

Giữ yên tĩnh cho ngôi nhà của bạn Cách ly với những chú chó khác

Việc cách ly là một điều cần thiết. Điều đó vừa giúp các bạn chăm sóc chó bị ốm dễ dàng hơn. Vừa tránh cho các chú chó khác khỏi lây bệnh.

Chó ốm cần ăn những gì?

Mỗi chú ở ở những giai đoạn khác nhau cần được bổ sung lượng dinh dưỡng khác nhau. Những chú chó bị ốm, chó biếng ăn càng phải được chú ý đến khẩu phần ăn.

Đối với chú chó bị còi xương

Bệnh còi xương làm cún trở nên còi cọc, nhỏ bé, ốm yếu. Biểu hiện rõ nhất của bệnh còi xương là do thiếu canxi. Các bạn hãy bổ sung canxi qua thức ăn như thịt lợn nạc hay thịt bò. Nếu bệnh còi xương quá nặng thì phải bổ sung canxi qua thuốc uống. Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên cho các bé ăn các thực phẩm giàu vitamin để các bé phát triển toàn diện nha.

Chó bị tiêu chảy Chó bị táo bón

Thực phẩm xanh rất tốt cho việc chữa táo bón. Các bạn hãy bổ sung các món ăn có thành phần là rau xanh hoặc các sản phẩm chế biến từ sữa. Cho cún uống nước ấm để tốt cho hệ tiêu hóa hơn.

Chó bị bệnh giun sán Chó bị cảm lạnh

Khi cún bị cảm lạnh thì việc đầu tiên chính là giữ nhiệt cho cún. Bên cạnh đó một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cún nhanh khỏe hơn. Nước đường ấm hoặc nước gừng ấm giúp làm ấm cơ thể rất tốt. Ngoài khẩu phần ăn chính, các bạn cho cún uống thêm món nước này rất hiệu quả.

Chó con

Các bé cún con vốn có sức đề kháng kém hơn, nay lại bị ốm thì rất nguy. Nên cho chó con ăn gì khi bị ốm là câu hỏi của rất nhiều người. Thông thường, sữa và nước cháo loãng là hai loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho cún con tốt nhất. Các bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi quyết định loại thực phẩm cho cún nha.

Chó mang thai Lưu ý khi chăm sóc chó ốm

Thức ăn trong thời gian cún ốm cũng phải giữ ở nhiệt độ ấm vừa phải. Không nên để các bạn ấy ăn thức ăn nguội. Lượng thức ăn cũng phải phù hợp. Tránh cho cún ăn nhiều quá mà cơ thể các em ấy không tiếp nhận hết được. Thậm chí phản tác dụng, làm cún tiêu chảy.

Địa chỉ: 860 Đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Địa chỉ: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Địa chỉ: 59/7a Bis, Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh

Email: [email protected]

Hotline 1: 0916299911

Hotline 2: 0965086079

https://dogily.vn

Thức Ăn Cho Chó Alaska Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Alaska là giống chó cảnh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Chúng không quá kén ăn, nhưng bạn cũng nên biết cách cung cấp đầy đủ các chất thông qua thức ăn cho chó Alaska, để chúng phát triển to lớn và khỏe mạnh nhất.

Thức ăn cho chó Alaska ăn mỗi ngày Thức ăn tươi cần chế biến

Alaska là giống chó kéo xe, ưa vận động nặng. Bạn cần cung cấp cho chúng đầy đủ chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, chất khoáng, … thông qua bữa ăn hàng ngày. Các chất đó thường có trong các loại thực phẩm tươi ngoài thị trường. Thức ăn của chó Alaska bao gồm:

Các loại thịt, cá – thực phẩm quan trọng nhất

Thịt bò: Alaska thích ăn thịt bò nhất và thịt bò cũng chứa khá nhiều protein. Gấp 3 đến 4 lần lượng protein có trong thịt lợn.

Thịt lợn, gà, vịt: Bạn có thể cho Alaska ăn thịt lợn, gà, vịt xen kẽ với thịt bò để giảm chi phí thức ăn. Các loại thịt này chứa ít protein hơn, nhưng nhìn chung cũng ổn.

Các loại cá: không chỉ chứa chất đạm mà còn giàu chất khoáng và vitamin. Cá không hề thua kém thịt về mặt dinh dưỡng, lại còn dễ tiêu hóa hơn thịt. Tuy nhiên, không nên cho chó Alaska con ăn quá nhiều cá do hệ tiêu hóa của chó nhỏ còn yếu.

Các loại thực phẩm tươi khác

Cua, tôm, ốc: Trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất khoáng như kali, magie, kẽm, canxi, … rất tốt cho sức khỏe. Bạn không cần cho Alaska ăn quá nhiều. Một tuần cho ăn khoảng 2-3 bữa là được.

Rau, củ: các loại rau, củ như rau cải, rau mầm, rau xà lách, cà rốt, su hào, … cực kì tốt cho hệ tiêu hóa của Alaska. Do nó có chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin. Alaska không thích ăn rau. Nhưng bạn nên ép chúng ăn bằng được, có thể xay nhỏ rồi trộn vào thịt.

Trứng (đặc biệt là trứng vịt lộn): là nguồn cung cấp khá nhiều các chất bao gồm cả chất đạm, chất béo, vitamin B, … Cũng chính vì có nhiều chất nên hạn chế cho Alaska ăn quá nhiều, cách ngày mới cho ăn một quả.

Sữa: dùng sữa tươi hoặc sữa hộp. Mỗi khi cho uống nên hâm nóng lại. Nên dùng loại sữa bổ sung canxi cho Alaska, để xương chúng chắc khỏe hơn. Lưu ý, khi Alaska gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn không được cho chúng uống sữa.

Thức ăn khô cho chó Alaska

Nếu bạn không có thời gian để chế biến các thực phẩm tươi như trên, bạn có thể chọn lựa thức ăn khô (dạng viên) dành cho Alaska. Chúng luôn có sẵn trên thị trường và chứa đủ thành phần các chất cần thiết cho chó Alaska nhà bạn.

Thức ăn khô có các dạng như viên, mềm hoặc bột. Bạn có thể lựa chọn, sao cho phù hợp với độ tuổi của Alaska. Ví dụ: chó nhỏ thì cho ăn bột hoặc mềm. Chó Alaska trưởng thành thì bạn nên cho ăn dạng viên khô. Việc này kích thích chúng nhai, phát triển cơ hàm. Đồng thời cũng giúp khoang miệng chúng sạch sẽ hơn.

Bạn nên chú ý đến hàm lượng chất đạm trong thành phần của thức ăn khô. Thông thường sự lựa chọn tốt nhất cho Alaska là thức ăn viên khô chứa khoảng 25-27% protein.

Nếu cho Alaska ăn thức ăn viên thì bạn nên cho chúng ăn thêm rau xanh. Bạn có thể nghiền nát rồi trộn vào. Cung cấp thêm rau xanh khiến Alaska dễ dàng hơn cho việc tiêu hóa đồ khô.

Thức ăn không nên cho chó Alaska ăn

Các loại xương, xương cá: Thức ăn này có thể gây hóc và khó tiêu cho chó Alaska nhỏ. Kể cả khi lớn, nếu cho Alaska ăn, chúng tôi cũng khuyên bạn nên nghiền nhỏ hoặc xay nát.

Thức ăn có chứa quá nhiều chất béo như: mỡ lợn, mỡ bò. Trong các loại thịt cũng đã có nhiều chất béo rồi. Bạn không nên cho chúng ăn thêm các loại mỡ, dễ gây béo phì và bệnh đường ruột.

Chất kích thích như coffee, rượu, bia: tuyệt đối không cho chó Alaska ăn các thực phẩm này. Nó cực kì hại cho hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của Alaska

Đồ ăn chua đã lên men: Thực phẩm này gây rối loạn tiêu hóa và đường tiết niệu của chó Alaska.

Đồ ăn mốc, ôi thiu: có thể chứa các loại vi khuẩn, nấm gây hại, khiến Alaska bị mắc các bệnh về tiêu hoá.

Khẩu phần ăn hàng ngày dành cho chó Alaska

Khi Alaska được 2tháng tuổi: Giai đoạn này, bạn nên nhớ cho Alaska ăn uống đầy đủ. Chủ yếu cho ăn thức ăn mềm do chúng đang tập ăn. Ăn khoảng 5 bữa/ ngày cách đều nhau.

Alaska được 3 tháng tuổi thì giảm xuống còn 4 bữa/ ngày: sáng, trưa, chiều, tối. Từ 6 tháng tuổi trở nên thì còn 3 bữa/ ngày và 1 tuổi trở nên thì có thể cho ăn 2 bữa/ ngày. Chú ý, giảm bữa ăn nhưng lượng thức ăn phải tăng lên sao cho phù hợp với độ tuổi.

Alaska con ăn gì để phát triển toàn diện? Thức ăn của các bé Alaska con

Alaska con sơ sinh có hệ tiêu hóa khá yếu nên thức ăn chính trong giai đoạn sơ sinh chính là sữa mẹ. Khi chúng lớn lên đến độ tuổi từ 2 đến 4 tháng, lúc này cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của Alaska.

Chế độ dinh dưỡng cho Alaska con cần có tinh bột và các chất protein. Nguồn protein cung cấp cho chó Alaska có thể lựa chọn từ protein thịt từ thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng… Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm vitamin có từ các loại rau, bí đỏ,.. để Alaska có thể đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện.

Chế biến thức ăn cho Alaska con ăn mau chóng lớn

Khi Alaska còn nhỏ, bạn nên tập cho chúng ăn từ thức ăn mềm đến thức ăn hơi khô để dạ dày chúng tập làm quen và dần hoạt động tốt hơn. Giai đoạn đầu, bạn có thể cho chúng ăn cháo kết hợp với thịt xay nhuyễn. Hoặc một cách chế biến khác chính là trộn cơm nhão với thịt nạc hoặc thịt gà xay.

Thịt là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn của chó. Bạn có thể chọn mua các loại thịt khác nhau như thịt nạc, thịt hộp hay thịt khô. Bạn không nhất thiết phải chọn thịt đắt, tuy nhiên cần đảm bảo đủ lượng protein thịt mỗi ngày trong bữa ăn của chó Alaska.

Nếu chọn lựa thức ăn có sẵn cho các Pet cưng nhà bạn thì có thể ngâm mềm thức ăn cùng nước ấm hoặc sữa ấm trước khi cho chúng ăn. Bạn có thể chia nhỏ thức ăn thành 4 – 5 bữa/ngày

Khi Alaska lớn hơn một chút, trong độ tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của chúng cũng đã khá hoàn thiện. Do đó, bạn có thể cho chúng ăn những loại thức ăn chắc hơn nhưng phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Bạn có thể trộn cơm chung với các loại thịt và rau xanh cho Alas nhà bạn. Lưu ý, trong giai đoạn này, bạn không nên cho nấu đồ ăn quá nhuyễn hoặc quá loãng sẽ không tốt cho Alaska. Đặc biệt, bạn không nên cho cún ăn các loại xương lớn để tránh gây nguy hiểm cho chúng.

Chó Alaska trưởng thành cần ăn gì? Cách chế biến thức ăn như thế nào?

Ở giai đoạn trưởng thành sau 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của Alaska đã phát triển khá toàn diện. Lúc này, bạn có thể giảm số bữa ăn xuống còn khoảng 2 – 3 bữa/ ngày. Khi chó 1 năm tuổi trở đi, bạn có thể giảm xuống còn 1 bữa ăn lớn/ ngày hoặc kết hợp 1 bữa sáng nhẹ và 1 bữa no vào buổi chiều.

Trong thời kỳ này, chó Alaska cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu hơn. Bạn hãy trộn các loại thịt với rau củ trong bữa ăn của chúng. Vào thời điểm này, bạn có thể cho chó Alaska ăn thêm xương ống hay nội tạng động vật,…Để bộ lông Alaska thêm óng mượt, bạn có thể cho cún ăn thêm hột vịt lộn để bổ sung dưỡng chất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến cá trong khẩu phần ăn của chó Alaska. Đây là một loại thực phẩm giàu đạm, vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, khi chế biến cá bạn cần phải làm sạch các cơ quan nội tạng bên trong của cá và chế biến thật kỹ.

Về phần rau củ trong khẩu phần ăn của Alaska, bạn nên cắt nhỏ và nấu chín để cơ thể cún yêu dễ hấp thụ hơn.

Những lời khuyên khi bạn cho Alaska ăn

Bạn nên nắm bắt được chú chó nhà bạn nên ăn gì và không được ăn gì để biết cách cho ăn phù hợp. Ví dụ như khi chó nhà bạn bị bệnh tiêu chảy thì tuyệt đối không được cho ăn đồ tanh như cá, tôm hay uống sữa.

Không cho Alaska ăn quá no hoặc quá đói. Lượng thức ăn cho Alaska mỗi bữa phải phù hợp với độ tuổi, mức độ vận động và cân nặng. Tránh việc cho Alaska 4 tháng tuổi ăn lượng thức ăn như chó 2 tháng tuổi.

Thịt là thức ăn không được thiếu trong mỗi bữa ăn của Alaska. Nếu bạn có điều kiện thì tốt nhất là thịt bò. Còn không bạn có thể thay bằng thịt lợn, thịt gà hoặc các loại thịt khác rẻ hơn.

Nếu chó Alaska nhà bạn không ăn hết thức ăn bữa đó, bạn nên nhớ đổ đi. Tránh để chúng tiếp tục ăn. Thức ăn để lâu có thể lên men. Vệ sinh bát ăn sạch sẽ sau mỗi lần cho ăn.

Nên cho Alaska ăn theo giờ giấc chính xác, các bữa cách đều nhau. Không bạ lúc nào cho ăn lúc đấy. Alaska có thể bị đói quá hoặc no quá. Thức ăn của Alaska và nước uống phải đựng trong bát tô riêng.

Nếu chó Alaska nhà bạn ăn xong mà vẫn đòi ăn tiếp thì bạn nên xem lại lượng thức ăn mình cung cấp cho chúng. Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của chó Alaska 4-7 tháng tuổi là quan trọng nhất. Vì đó là độ tuổi chúng phát triển xương và cơ bắp mạnh mẽ.

3+ Nguyên Nhân Chó Biếng Ăn Và Cách Điều Trị Chó Biếng Ăn

I. Nguyên nhân chó biếng ăn?

Có rất nhiều nguyên do để giải mã cho lý do tại sao chó biếng ăn. Lý do có thể là vì bé cún được gia đình quá nuông chiều nên hình thành nên thói quen xấu, đôi khi là do sức khoẻ không ổn định hoặc bị thay đổi môi trường đột ngột dẫn đến căng thẳng. Lúc này tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi khiến bé không còn cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng bỏ bữa.

1. Chó biếng ăn do thói quen xấu

Chó là loài vật thông minh, đáng yêu và trung thành với chủ. Chính vì vậy nhiều chú chó được chủ vô cùng chiều chuộng, nói chung là gần như là “muốn gì được nấy”. Cũng vì rất thông minh nên các chú chó có thể nhận biết và hình thành các thói quen xấu khi chủ nhân quá nuông chiều.

Chó biếng ăn do hình thành thói quen xấu.

Việc quá nuông chiều có thể dẫn đến tính vô kỷ luật và khiến cún cưng trở nên hư đốn. Hơn nữa, việc biếng ăn, bỏ ăn dài ngày có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của thú cưng.

2. Chó kén ăn do bị ốm

Nếu chú cún nhà bạn đột nhiên bỏ bữa liên tục thì rất có thể em ấy đang gặp vấn đề về sức khỏe. Khi thấy cún nhà bạn có một trong những triệu chứng sau thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ thú y ngay để kịp thời chữa trị:

Bỏ ăn liên tục, chỉ uống nước.

Mắt có thể xảy ra hiện tượng đổ ghèn, sung huyết, rụng lông nhiều thành từng mảng,…

Luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không vận động, thậm chí còn nôn ra bọt trắng.

Một số lý do dẫn đến tình trạng chó kén ăn thường thấy là: nhiễm giun sán, một số vấn đề về răng lợi hoặc tiêu hoá,… Đây là những căn bệnh không phổ biến đối với chó, thường gặp nhiều ở chó con dưới 1 tuổi nhiều hơn – độ tuổi có sức đề kháng chưa cao. 

Nếu trong trường hợp chó bỏ ăn do vấn đề về răng thì bạn có thể tạm thời cho chúng ăn những loại thức ăn mềm hơn, giúp chúng nhai dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận quan sát các biểu hiện lạ, nếu tình hình nghiêm trọng thì nên dẫn chú chó đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời phát hiện và xử lý bệnh (nếu có).

Nếu cún biếng ăn không phải bị bệnh giun hoặc đau răng thì trường hợp cao chó đã bị ốm. Lúc này bạn cần đưa nó đến ngay bác sĩ để thăm khám và có phương pháp chăm sóc đúng cách.

3. Chó lười ăn do thay đổi môi trường sống

Một số chú chó lười ăn, tiêu chảy, nôn oẹ nếu bị thay đổi môi trường sống đột ngột khiến chúng bị căng thẳng. 

Lúc này các chú chó phải làm quen tất cả mọi thứ lại từ đầu: chủ mới, bạn mới, nhà mới, âm thanh lạ,… Các yếu tố này khiến chúng bị hoang mang, bỡ ngỡ trong thời gian đầu và gây ra tình trạng biếng ăn.

4. Chó lười ăn bị cảm giác đầy bụng

Đối với dinh dưỡng hằng ngày của cún cưng, bạn cần lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu, được chế biến sạch sẽ và có nguồn gốc rõ ràng để tránh trường hợp các bé bị khó tiêu dẫn đến cảm giác không ngon miệng.

Ngoài ra, bạn không nên để bạn bè, gia đình cho cún cưng ăn những loại thức ăn để qua ngày hoặc những mẩu thức ăn rơi vãi trên sàn.

Nếu trong gia đình có tồn tại một hoặc vài thú cưng khác thì bạn phải đảm bảo không để cún cưng ăn nhầm những loại đồ ăn của những vật nuôi này. Đối với chó con, bạn phải đậy kín tất cả thùng rác trong nhà thật kỹ, tránh cho chúng lục lọi đồ ăn còn sót lại, dẫn đến vấn đề đầy bụng và khiến chó con biếng ăn.

5. Chó lười ăn do tâm lý chán nản

Cũng giống như con người, các chú chó luôn muốn được đổi mới thực đơn, được ăn những món ăn đa dạng hơn. Nếu bạn chỉ liên tục cho chúng ăn một món trong thời gian dài, những người bạn 4 chân này có thể cảm thấy chán nản khi đến bữa ăn, khiến chó con biếng ăn. Điều này lâu dần gây ra việc phải ăn miễn cưỡng, có thể dẫn đến “tuyệt thực” để phản đối.

II. Chó biếng ăn, chán ăn phải làm sao?

Để không xảy ra hiện tượng chó biếng ăn chủ nhân nên huấn luyện thói quen dùng một loại thức ăn cho chó chính ổn định ngay từ nhỏ. Khi cho ăn, để cho chó tạo thành thói quen tập trung ăn uống. Giới hạn trong 30 phút phải ăn xong. Sau đó phải thu dọn bát ăn đi luôn, không được để chó có thói quen xấu thích ăn thì ăn, không thích liền để ăn sau từ nhỏ.

Trong những tuần đầu sau khi về nhà mới ngay cả khi chú chó con nhớ mẹ, nhớ đàn mà ăn kém cũng không được bỏ đi thực đơn do chủ cũ gợi ý. Không nên cho chó ăn vặt, đồ ăn vặt tốt nhất chỉ dùng sau khi chúng làm được một việc tốt nào đó. Muốn thay đổi thức ăn cho chó con chỉ nên làm từ từ, tránh thay đổi đột ngột.

Cần siết chặt kỉ luật mỗi khi cho cún ăn. Có thể thay đổi vị trí cho ăn. Thời gian cho ăn là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Hoặc sau khi tập thể dục 2 tiếng. Định rõ thời gian và khẩu phần thức ăn cho cún. Nếu cún không ăn thì lần tiếp theo đồ ăn sẽ giảm 50%. Và khi ăn lại chỉ tăng 10%. Tần suất cho ăn cụ thể như sau:

Trước 3 tháng: 4 lần/ngày

Từ 3 – 8 tháng: 3 lần/ngày

Trên 8 tháng: 2 lần/ngày

Nếu là khi chó lười ăn do bị bệnh nên hỏi bác sĩ thú y để được tư vấn chế độ dinh dưỡng. Với những trường hợp chó biếng ăn vì đang trong quá trình phục hồi sức khỏe thì bạn không nên ép chúng quá trong giai đoạn này. Thay vào đó bạn nên tìm hiểu một số loại thuốc bổ cho chó biếng ăn.

Một trong những sản phẩm thuốc bổ hay được khuyên dùng là dùng Gel dinh dưỡng cho chó (của hãng Nourse hoặc Vegebrand), đây là một sản phẩm gel dinh dưỡng để bổ sung cho chó. Chỉ cần 2 muỗng Gel là cún của bạn đã có đầy đủ chất cho 1 ngày. Cún cưng mau khỏi bệnh và phục hồi một cách nhanh chóng.

Với những trường hợp chó bỏ ăn thông thường, bác sĩ thú y có thể kích thích cảm giác ngon miệng của cún bằng thuốc. Tiêm Catosal (của Bayer) là một trong những loại thuốc phổ biến kích thích ăn uống. Hoặc nếu không muốn tiêm, bạn có thể mua men tiêu hóa Enterogermina dạng ống của Pháp có bán tại các hiệu thuốc.

III. Những cách trị chó biếng ăn đơn giản

1. Nguyên nhân do thói quen xấu

Để bé cún nhà bạn bỏ được thói quen lười ăn, bạn nên dừng ngay những hành động nuông chiều vô điều kiện. Điều đầu tiên chính là huấn luyện chúng phải ăn đúng giờ, đúng bữa.

Lần một bạn hãy để một chén đồ ăn vừa đủ và đặt thời gian dùng bữa trong khoảng 20 – 30 phút. Sau khoảng thời gian này, nếu chú chó tỏ thái độ biếng ăn nên ăn ít hoặc bỏ ăn thì bạn nên đem chén thức ăn đó đi. Chú ý, tuyệt đối không cho bé ăn gì cho đến bữa tiếp theo hoặc la mắng chúng, khiến chúng sợ hoặc nhờn với phương pháp này.

Lần tiếp theo, bạn cũng chuẩn bị một chén thức ăn mới như vậy. Nếu bé không ăn thì tiếp tục làm như lần một, còn nếu bé bắt đầu ăn tiếp thì bạn có thể ước chừng lượng thức ăn bé cần cho bữa ăn tiếp theo. Sau khi bị đói và không thể năn nỉ được chủ nhân thì cún cưng, đặc biệt là chó con sẽ tự nhận ra là chúng phải ăn đúng bữa, không còn có thể làm nũng và chê đồ ăn nữa, từ đó loại bỏ được vấn đề chó con biếng ăn.

2. Nguyên nhân do sức khoẻ không tốt

Khi nhận thấy những biểu hiện bên ngoài cho thấy chú chó nhà bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên đưa bé đến cơ sở thú ý gần nhất để có được chẩn đoán chính xác và cách điều trị hiệu quả nhất.

Các biểu hiện bên ngoài có thể kể đến như:

Tinh thần chán nản, cơ thể mệt mỏi.

Không chịu ăn, chỉ uống nước và nôn ra bọt trắng.

Rụng lông nhiều, mắt có đổ ghèn, sưng huyết.

Không vận động thường xuyên như hằng ngày.

Sau khi được chữa trị bởi bác sĩ, các chú chó sẽ bước vào giai đoạn phục hồi sức khoẻ. Trong quá trình hồi phục bạn có thể dùng một số phương pháp sau để giúp chú cún cưng nhanh chóng bình phục và có lại cảm giác thèm ăn:

Cho bé uống nhiều nước: Khi cơ thể bị cảm sốt hoặc tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, lúc này bạn cần khuyến khích bé bổ sung đủ lượng nước giúp nhanh chóng giải độc, làm mát cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho bé uống nước nếu đang trong tình trạng nôn mửa.

Gia giảm thức ăn nhạt: Nếu cún nhà bạn đang trong quá trình hồi phục sau cơn bệnh thì chưa nên cho bé quay lại chế độ ăn như bình thường ngay. Trong những ngày đầu nên để bé ăn các đồ ăn mềm, dinh dưỡng, dễ tiêu và có vị nhạt. Sau đó mới từ từ để bé quay lại với thực đơn hằng ngày.

Hạn chế vận động, chạy nhảy: Cần để cho chó có thời gian nghỉ ngơi thoải mái, mau chóng lấy lại sức. Hạn chế những hoạt động mạnh gây mất sức, kéo dài thời gian hồi phục. Nếu sợ chúng chán nản thì có thể dắt đi dạo cho khuây khoả.

3. Nguyên nhân do lạ lẫm với môi trường sống

Nếu chó biếng ăn do bị thay đổi môi trường sống bất ngờ thì bạn cần cho bé thời gian để làm quen từ từ, lúc này hãy dành thời gian riêng với chúng nhiều hơn để chúng dần quen và tin tưởng bạn.

Bạn có thể thử các hoạt động sau để giúp bé thoải mái, vui vẻ hơn khi sống trong căn nhà mới:

Thiết kế chỗ ngủ thoải mái cho cún, có thể đặt thêm một đồ vật quen thuộc của bạn ở cạnh để chúng mau chóng quen mùi.

Dắt chó cưng ra ngoài khi đi làm việc vặt sẽ giúp có cơ hội quan sát thế giới bên ngoài, trở nên tự tin và hứng thú khám phá hơn, nhanh chóng chấm dứt tình chó biếng ăn.

Giới thiệu chó với từng thành viên trong gia đình. Có thể tất cả mọi người đến hào hứng gặp thành viên mới ngay lập tức. Tuy nhiên gặp quá nhiều người một lúc có thể chú chó hoảng hốt, nên tốt nhất là nên để bé làm quen với từng người một.

Từ từ tạo cơ hội cho chú cún gặp các bạn vật nuôi khác trong gia đình: Việc ngay lập tức phải chia sẻ không gian với những bạn thú cưng khác trong nhà cũng là một trong những nguyên nhân khiến chú chó bị sốc. Bạn nên tạo cơ hội cho chúng gặp nhau và tiếp xúc mỗi ngày một chút, tránh cho tình trạng bỡ ngỡ và xung đột khi “đang yên đang lành lại bị chia lãnh thổ”.

Cập nhật tin tức nóng hổi tại fanpage: https://www.facebook.com/fautovietnam/

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Chứng Biếng Ăn Ở Chó

22-09-2014, 4:57 pm

0

30963

Nguyên nhân và cách điều trị chứng biếng ăn ở chó – Cũng như con người, có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé cún cưng chẳng thèm đoái hoài gì đến đồ ăn. Việc xác định được nguyên nhân của chứng biêng ăn kén ăn của chúng sẽ giúp chủ nuôi giải quyết vấn đề này dễ dàng hơn.

Nguyên nhân của chứng biếng ăn ở chó

Nếu cún cưng nhà bạn bỏ bữa, bạn có thể xem xét đến những nguyên nhân dưới đây:

Di chuyển hoặc ở trong môi trường xa lạ: Nếu cún cưng nhà bạn vẫn ăn uống bình thường cho đến khi bạn đưa bé ấy đi du lịch, hoặc là chuyển tới một nơi ở xa lạ nào đó, thì bạn nên xem xét tới trường hợp này. Chúng có thể bị ảnh hưởng bởi chuyến đi (do say tàu xe) hoặc do bước vào một môi trường không quen thuộc và không muốn ăn gì cả.

Kén ăn hoặc có vấn đề về hành vi: Có một số con chó đơn giản là kén ăn thật sự – cái này thuộc về tính cách, cũng giống như con người chúng ta vậy. Tuy nhiên, chủ nuôi nên tìm hiểu kĩ trước chó nhà mình có phải không ăn do kén hay không, đừng vội vàng đưa ra kết luận để tránh tình trạng không giải quyết được triệt để chứng kén ăn của thú cưng.

Vắc-xin: với tình trạng y học phát triển như hiện này, càng ngày càng có nhiều loại vắc-xin giúp phòng ngừa nhiều chứng bệnh nghiêm trọng và truyền nhiễm ở vật nuôi. Không thể phủ nhận lợi ích vô vàn của vắc-xin khi đã giúp cứu sống hàng triệu mạng sống của các bé thú cưng, đồng thời giúp chủ nuôi yên tâm hơn. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Và khuyết điểm nho nhỏ của vắc-xin chính là khiến các bé cún của chúng ta giảm khẩu vị ăn uống một cách rõ rệt trong khoản một vài ngày sau khi tiêm.

Bệnh: tình trạng đột nhiên giảm khẩu vị, không muốn ăn ở chó có thể là do chúng đang bị bệnh, đặc biệt là khi việc biếng ăn đi kèm với những triệu chứng mệt mỏi khác. Trong trường hợp này, chủ nuôi không cần quá lo lắng vì cún cưng sẽ khôi phục lại khẩu vị sau khi bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn yên tâm và cứ thế bỏ mặc cún cưng, cần chú ý quan sát và theo dõi tình hình của chúng vì đây là có thể là dấu hiệu đầu tiên của những chứng bệnh nghiêm trọng khác như: ung thư, nhiễm trùng toàn thân (systemic infection), bệnh về răng, gan và thận…

Cách điều trị chứng biếng ăn ở chó

Tùy vào nguyên nhân chứng kén ăn mà ta sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Thông thường, chủ nuôi nên xin tư vấn từ bác sĩ thú y để có những phương pháp giải quyết vấn đề này thích hợp nhất.

Nếu cún cưng nhà bạn bỏ ăn do bị ốm, bác sĩ thú y sẽ tư vấn cho bạn một chế độ dinh dưỡng và phương thuốc thích hợp để đảm bảo thú cưng nhà bạn có thể khỏi bệnh và phục hồi một cách nhanh nhất. Lưu ý rằng, thú cưng có thể sẽ không muốn ăn trong trường hợp này, nhưng bạn đừng nên bỏ đói thú cưng để “ép” chúng phải ăn theo chế độ đã được chỉ định. Như thế chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cún cưng mà thôi. Nếu tình hình quá nghiêm trọng, bác sĩ thú y sẽ áp dụng các loại thức ăn lỏng hoặc tiêm dinh dưỡng nếu cần thiết.

Nên nhớ rằng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tốt nhất là khi mới bắt đầu nuôi cún cưng, chủ nuôi nên ra một lịch ăn/ khẩu phần ăn hàng ngày cho bé ấy, tập cho cún cưng thói quen ăn uống điều độ. Điều này sẽ giúp chủ nuôi bớt vất vả sau này. Nếu cún cưng bỏ ăn do kén chọn hoặc do các vấn đề về hành vi khác, chủ nuôi có thể áp dụng những cách dưới đây để khuyến khích vật nuôi ăn nhiều hơn:

Cho cún cưng ăn theo lịch, thường thì 2 lần/ ngày

Giảm số lượng thức ăn

Làm cho bữa ăn của cún cưng trở nên vui vẻ hơn, ví dụ vừa ăn vừa chơi, thưởng cho cún cưng sau khi chơi thắng…

Dắt chó đi dạo trước khi ăn

Thay đổi thói quen/ hoàn cảnh ăn uống của cún cưng. Giả sử nếu thường ngày bạn cho cún cưng ăn chung với những thú cưng khác, giờ hãy thử cho cún cưng ăn một mình. Một cách khác nữa là thay đổi chén/ tô… và thử đặt chúng ở nơi có độ cao khác xem thử cún cưng nhà bạn thích cách nào hơn.

Thử các loại thức ăn khác nhau để xem khẩu vị của cún cưng thế nào. Nên nhớ hãy kiểm tra chắc chắn xem thức ăn có bị vấn đề gì không (mùi vị/ có bị hết hạn hay không/ thú cưng có dị ứng với thức ăn hay không…) trước khi cho cún cưng ăn nhé.

Mua Chó Poodle Tphcm Và Những Điều Mà Bạn Cần Lưu Ý

Giống chó Poodle thu hút được sự yêu mến của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau không chỉ bởi ngoại hình bắt mắt với màu lông đẹp mà còn là giống chó được chia thành nhiều dòng, phân thành nhiều kích cỡ, trọng lượng khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn. Trong số 3 dòng chó Poodle chính là Standard, Mini và Toy Poodle thì hiện tại Toy Poodle là dòng chó đang được bán chạy nhất trên thị trường.

Còn dòng Standard và Mini Poodle thì có số lượng bán ra ít hơn, nhất là Standard Poodle thì cực kỳ hiếm gặp do kích thước của những chú chó này khá to lớn. Đặc biệt có 2 dòng chó Poodle nữa tuy không được Hiệp hội chó thế giới công nhận nhưng vẫn luôn thu hút được sự chú ý của nhiều đối tượng khách hàng đó là Tiny và Teacup Poodle.

Mỗi một dòng chó lại có những điểm nổi bật khác nhau và tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu của bản thân mà mỗi khách hàng lại chọn mua chú chó phù hợp với các tiêu chuẩn riêng của mình từ kích cỡ lẫn màu lông.

Những điều bạn cần lưu ý khi mua chó poodle tphcm

Chính bởi nhu cầu mua bán chó Poodle trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ để có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của các khách hàng nên hiện tại có rất nhiều các cửa hàng mua bán chó được mở ra.

Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trong việc mua chó poodle tphcm thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của người quen đã có nhiều kinh nghiệm chọn lựa giúp bạn. Hoặc nếu không bạn cần dành thời gian để tìm hiểu thông tin về các cửa hàng bán thú cưng trên thị trường để tìm và lựa chọn được cửa hàng uy tín nhất, đảm bảo chất lượng tốt nhất, nhận được sự phản hồi tích cực nhất từ phía các khách hàng.

Nên chọn cửa hàng có chế độ bảo hành sức khỏe toàn diện cho các chú chó Poodle được bán ra trong khoảng từ 30 – 45 ngày để giúp bạn thực sự yên tâm về sức khỏe chú chó mình đã mua

Cửa hàng bán có chính sách hỗ trợ khám bệnh tại nhà nếu bạn mua chó tại cửa hàng

Bạn nên chọn cửa hàng có chế độ hỗ trợ tư vấn miễn phí về việc chăm sóc sức khỏe cho các em Poodle sau khi được mua về

Bạn Cần Lưu Ý Điều Gì???

Viêm tử cung là một nhiễm trùng thứ phát xảy ra như là kết quả của sự thay đổi hoóc môn trong hệ thống sinh sản của giống cái. Trong thời kì động dục bạch cầu bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng nhưng lại bị ức chế xâm nhập vào tử cung. Điều này cho phép tinh trùng an toàn nhập vào hệ thống sinh dục của phụ nữ mà không bị tổn thương hoặc phá hủy bởi các tế bào hệ miễn dịch. Sau khi động dục theo chu kì ở chó, lượng hoocmon progesterone vẫn tăng lên đến hai tháng và làm dày lớp lót của tử cung để chuẩn bị cho thai nghén và phát triển bào thai. Nếu mang thai không xảy ra đối với một số chu kỳ động dục liên tiếp, lớp lót tử cung tiếp tục tăng độ dày cho đến khi nang trứng tạo thành trong mô. Lớp lót nang dày đặc tiết ra các chất lỏng tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Sự kết hợp của các yếu tố này thường dẫn đến nhiễm trùng.

Lứa tuổi mắc viêm tử cung:

Viêm tử cung có thể xảy ra ở bất cứ con chó cái trưởng thành và chó cái già. Tuy nhiên, nó phổ biến nhất ở những con chó lớn tuổi.

Viêm tử cung thường xảy ra từ hai đến tám tuần sau khi động dục cuối cùng

Sau nhiều năm trải qua chu kỳ động dục mà không mang thai, thành tử cung trải qua những thay đổi thúc đẩy bệnh viêm tử cung. Viêm tử cung thường xuất hiện từ hai đến tám tuần sau chu kì động dục cuối cùng

Triệu chứng viêm tử cung:

Các dấu hiệu lâm sàng phụ thuộc vào việc cổ tử cung vẫn còn mở hay không.

Nếu nó được mở ra, mủ sẽ chảy ra từ tử cung qua âm đạo tới bên ngoài.Mụn hoặc chảy máu bất thường thường thấy trên da hoặc tóc dưới đuôi hoặc trên giường và đồ đạc, nơi chó vừa mới nằm. Sốt, lơ mơ, chán ăn, và trầm cảm có thể xuất hiện hoặc không.

Nếu cổ tử cung đóng lại, mủ không thể thoát ra ngoài.Nó tích tụ trong tử cung các vi khuẩn giải phóng độc tố được hấp thu vào máu.Những con chó có viêm tử cung dạng cổ tử cung khép kín bệnh trở nặng rất nhanh. Chúng chán ăn, lơ đãng và rất chán nản. Nôn mửa hoặc tiêu chảy cũng có thể xuất hiện

Vi khuẩn giải phóng chất độc ảnh hưởng đến khả năng giữ lại chất lỏng của thận. Tăng sản xuất nước tiểu, và nhiều đương nhiên chó uống nhiều nước để bù đắp cho việc mất chất lỏng từ thân.

Chẩn đoán

Những con chó có biểu hiện sớm như bị xuất viện âm đạo nhẹ và không có dấu hiệu bệnh tật nào khác.

Tuy nhiên, hầu hết các con chó bị viêm tử cung thường được phát hiện muộn. Một con chó cái ốm yếu có chu kì gần đây và uống một lượng nước lớn có thể nghi ngờ bị viêm tử cung. Điều này đặc biệt đúng nếu có xuất viện âm đạo hoặc những cơn đau bụng dữ dội.

Khám siêu âm có ích trong việc xác định tử cung mở rộng và phân biệt với chu kỳ bình thường. Những thay đổi siêu âm cho biết chó nhà bạn đã bị viêm tử cung thông qua việc tăng kích thước tử cung, thành bụng dày lên và tích tụ dịch trong tử cung.

Điều trị

Phương pháp điều trị được đưa ra là phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng bị nhiễm trùng, hoặc thực hiện phẫu thuật triệt sản. Chó được chẩn đoán ở giai đoạn sớm của bệnh phẫu thuật có tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, hầu hết các con chó được chẩn đoán rằng viêm tử cung khi chúng đã bị nặng dẫn đến thủ thuật phẫu thuật phức tạp hơn và thời gian nằm viện dài hơn. Tiêm an thần gây mê bằng đường tĩnh mạch là cần thiết để ổn định con chó trước và sau khi giải phẫu. Thuốc kháng sinh thường được dùng trong hai tuần sau khi giải phẫu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Chó Biếng Ăn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!