Bạn đang xem bài viết Nguyên Do Chó Mèo Bị Táo Bón được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cũng như chúng ta, chó mèo cũng có khi bị táo bón. Khi bị táo bón, đầu tiên chó mèo sẽ rặn lâu, đi ra phân khó khăn. Tùy theo mức độ táo bón nặng nhẹ thế nào, sẽ khiến chó mèo đau đớn và mệt mỏi ra sao. Nếu chỉ bị vài ngày ở mức độ nhẹ thì không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mèo. Nhưng tình trạng táo bón kéo dài, chó mèo đau đớn và mệt mỏi thì bạn cần lưu ý can thiệp ngay.
Khi bạn thấy chó mèo có dấu hiệu đi ngoài khó khăn, rặn lâu. Cụ thể là cong lưng, cong đuôi để rặn mà không ra, phân ra cứng, nhỏ từng mảnh và rắn, kéo dài liên tục nhiều ngày.
Táo bón ảnh hưởng như thế nào với chó mèo?
Mệt mỏi và đau đớn khi đi ngoài là điều chắc chắn đầu tiên. Nếu kéo dài liên tục nhiều ngày và không được can thiệp, sẽ khiến chó mèo mệt mỏi, đau đớn và lừ đừ xuống sức. Do rặn liên tục, hai chân sau do dùng sức nhiều sẽ bị yếu và run rẩy, ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mèo.
Hơn hết, táo bón kéo dài có thể là nguyên do ảnh hưởng từ bệnh lý nào đó mà bạn cần phát hiện sớm để điều trị.
Nguyên nhân nào dẫn đến táo bón ở chó mèo?1. Do chó mèo uống ít nước
Có thể lượng nước cung cấp cho chó mèo mỗi ngày quá ít và không đủ. Cũng có thể do nước phèn, hay nước bị mùi sao đó mà chó mèo không thích, nên thành ra chó mèo không thích uống, dẫn đến uống ít nước.
2. Do chó mèo ăn thức ăn quá khô
Với khẩu phần ăn quá khô, thiếu chất xơ và vitamin cần thiết trong một thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng táo bón ở chó mèo.
3. Do chó mèo bị căng thẳng, stress
Chó mèo bị stress cũng có thể là nguyên do dẫn đến táo bón ngắn hạn. Ví dụ như khi chó mèo bị thay đổi môi trường sống, do chưa quen nên dẫn đến chó mèo bị căng thẳng và stress.
4. Do chó mèo nhịn đi ngoài quá lâu
Ví dụ như bạn tập cho bé đi vệ sinh trong thau cát, hay ngoài sân. Bé đã quen, nhưng đến tối bạn cho bé vào trong nhà. Nếu đêm bé có muốn đi ngoài cũng sẽ ráng nhịn đến sáng, cho đến khi bạn mở cửa để bé ra ngoài giải quyết. Nếu tình trạng này kéo dài và chó mèo cứ có nỗi buồn vào giữa đêm mà ráng nhịn, lâu ngày sẽ dẫn đến táo bón, do phân bị dồn nén và đóng cục trong trực tràng quá lâu.
5. Do chó mèo liếm lông và nuốt lông
Trường hợp này cũng có thể xảy ra và dẫn đến táo bón.
6. Do chó mèo uống canxi hoặc tiêm canxi liên tục trong thời gian dài
Nếu chó mèo bị còi cọc và cần bổ sung canxi một thời gian dài. Thì bạn không nên bổ sung liên tục ngày qua ngày. Có thể liên tục năm ba ngày, nhưng sau đó phải ngừng 1, 2 ngày rồi mới bổ sung tiếp. Để an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
7. Do chó mèo ăn phải vật cứng
Có thể do chó mèo ăn bậy phải dị vật như ăn đá, ăn xi măng, nuốt xương cứng. Sau đó các vật thể này bị tắc lại bên trong khiến chó mèo đi ngoài khó khăn và dẫn đến táo bón.
8. Do chó mèo bị sạn thận, sỏi bàng quang
Khi mắc phải căn bệnh này, chó mèo sẽ đi tiểu khó khăn. Do rặn nhiều, vô tình phân lại ra một ít. Nếu không để ý, bạn sẽ nhầm lẫn chó mèo đang bị táo bón, nhưng thực ra là chó mèo đang rặn tiểu chứ không phải bị táo bón.
Còn trường hợp khác, nếu sỏi quá to, vô tình khiến chó mèo nhầm lẫn và khó chịu, cứ muốn tống nó ra ngoài. Nên theo bản năng tự nhiên, chó mèo cứ rặn mãi và liên tục. Kéo dài lâu ngày, chó mèo sẽ rất mau xuống sức và hai chân sau run rẩy yếu đi thấy rõ.
Cách điều trị táo bón ở chó mèo 1. Bổ sung chất xơ cho chó mèoCách trị táo bón nhanh và cho kết quả nhanh nhất là bạn hãy cho chó mèo ăn khoai lang.
Tùy theo trọng lượng của mấy bé mà bạn cho ăn ít hay nhiều, chừng 1-3 củ là ok rồi.
2. Bạn can thiệp hỗ trợ chó mèoBạn hãy ra tiệm thuốc tây mua ống bơm trực tràng có tên là “Rectiofar.”
– Nếu chó mèo bạn nhỏ con dưới 3kg, bạn mua ống 3ml của em bé. – Nếu chó to con trên 3kg, bạn nên mua ống 5ml của người lớn.
1. Đảm bảo chó mèo uống đủ nước và cung cấp nước sạch. 2. Tạo môi trường thoải mái cho chó mèo. Chó mèo phải cảm thấy vui vẻ và không có bất cứ nỗi lo hay nỗi sợ ở nơi mình sinh sống. 3. Không để chó mèo nhịn đi ngoài quá lâu và thường xuyên. 4. Đổi khẩu phần ăn cho chó mèo: Bạn nên xem lại khẩu phần ăn cho chó mèo có thực sự hợp lý hay chưa. Nếu thức ăn quá khô, thiếu chất xơ và ăn liên tục ngày qua ngày không những khiến chó mèo bị táo bón, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy bé, dễ dẫn đến các bệnh lý khác như sạn thận, sạn bàng quang. 5. Nếu nghi chó mèo ăn lông thì mua thuốc tiêu lông cho chó mèo. Thuốc có bán ở các tiệm thú y. 6. Nếu hiện tượng táo bón vẫn kéo dài, chó mèo có dấu hiệu yếu ớt và thường xuyên mệt mỏi, thì bạn cần mang chó mèo ra thú y. Bác sĩ sẽ cho siêu âm nếu nghi bị sạn bàng quang hay sỏi thận. Cho chụp X-Quang nếu nghi vướng dị vật bên trong, v.v..
Táo bón ở chó mèo nếu chỉ vài ba ngày và không thường xuyên, thì không mấy nghiêm trọng và không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy bé. Nhưng nếu tình trạng kéo dài thì bạn cần can thiệp sớm, mang bé đến thú y khám để tìm ra nguyên do bệnh lý để điều trị kịp thời.
Chó Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Dấu hiệu chó bị táo bón
Chó đi đại tiện khó khăn. Mỗi lần đi thường phải rặn nhưng chỉ đi được phân khô. Một số trường hợp táo bón nhiều ngày liền không thể đi vệ sinh khiến chó ăn ít, bỏ ăn. Bị táo bón nặng, có thể thấy máu ở hậu môn của chó.
Nguyên nhân chó táo bón
Quá ít chất xơ trong khẩu phần ăn.
Thiếu nước.
Lười vận động.
Liếm lông quá nhiều cũng có thể gây táo bón do lông tắc ở ruột.
Tác dụng phụ khi uống thuốc.
Cho chó uống thật nhiều nước.
Bổ sung thêm thức ăn giàu chất xơ hoặc thực phẩm chức năng chứa chất xơ.
Cho ăn thức ăn mềm hoặc thức ăn ướt để bổ sung thêm nước và dễ tiêu hoá.
Cho chó uống thuốc làm mềm phân. Tuy nhiên, bạn cần hỏi bác sĩ thú y để biết cách cho uống đúng liều lượng.
Nếu những cách trên vẫn không giúp cún khá hơn thì cần đưa đi thú y ngay để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Cách điều trị khi chó bị táo bón1. Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn
Phòng ngừa táo bón cho chóMột số thực phẩm giàu chất xơ mà bạn có thể cho chó ăn là: cà rốt, đậu que, bí đỏ, bông cải xanh,…
2. Luôn cung cấp đủ nước cho chó 3. Cho chó vận động 4. Thường xuyên cắt tỉa và chải lông
Với những chú chó ăn quá nhiều thịt và lười ăn rau, bạn có thể bổ sung bằng thức ăn chay Natural Core ECO10. Đây là thức ăn được làm hoàn toàn từ các loại rau, củ, quả hữu cơ, giàu chất xơ và vitamin, hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng ngừa táo bón cũng như đào thải mỡ thừa, chất độc tích luỹ trong cơ thể.
Nước giúp làm mềm phân và dễ đi ra ngoài hơn. Vì thế, bạn phải cung cấp đủ nước cho chó. Nếu bé lười uống, bạn có thể thêm nước vào thức ăn.
Nên dành thời gian 30 phút mỗi ngày để đi dạo cùng chó. Vận động thường xuyên sẽ tăng nhu động ruột, dễ đào thải chất thải ra ngoài hơn.
Chó liếm lông nhiều sẽ dễ bị tắc lông trong ruột. Do đó, cắt tỉa và chải lông đều đặn để lấy đi lông thừa, lông rụng.
Nếu chó thường xuyên bị táo bón mặc dù bạn đã áp dụng chế độ ăn uống và vận động hợp lý thì có khả năng chó bị bệnh về đường ruột hoặc hậu môn. Bạn cần đưa bé đi bác sĩ thú y để kiểm tra.
Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Ngay Khi Phát Hiện Chó Bị Táo Bón
1. Nguyên nhân chó không đi ngoài
Chó không đi ngoài được thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do chế độ ăn uống không phù hợp như:
Ăn phải thức ăn khó tiêu hoá hoặc ăn phải dị vật
– Một số giống chó có thói quen hay nhặt nhạnh, ăn lung tung, hoặc ăn cỏ thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hoá, không đi ngoài được.
Quá ít chất xơ trong khẩu phần ăn
– Chất xơ là một trong những chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của thú cưng, chúng giúp hệ tiêu hoá của chó được bài tiết tốt hơn.
Không bổ sung đủ nước hoặc thiếu nước
– Đường tiêu hóa sẽ thải ra nhiều phân nếu có chất xơ. Nếu chó không uống đủ nước, phân sẽ không thể đi qua hậu môn và gây khó khăn thêm cho chó.
Ngoài ra chó không đi ngoài cũng do một số nguyên nhân bên ngoài khác như:
Thú cưng lười vận động, nhu động đường ruột thường trì trệ và tăng khả năng táo bón.
Liếm lông quá nhiều có thể gây tắc ở ruột khiến chó không đi ngoài được.
Chó bị bệnh khớp cũng có thể gặp khó khăn khi đi ngoài
Khối u đường ruột cũng có thể gây táo bón vì gây dồn nén và giảm kích thước ruột, trực tràng và hậu môn.
2. Việc cần làm ngay khi thấy chó không đi ngoài 2.1. Theo dõi biểu hiện khi nghi ngờ chó bị táo bónViệc phát hiện sớm tình trạng chó không đi ngoài được sẽ giúp bạn có những phương án điều trị và xử lý nhanh chóng, giúp chó đỡ đau đớn hơn. Một số biểu hiện phổ biến như:
Chó đi đại tiện khó khăn, ít đại tiện hoặc không thể đại tiện.
Phải rặn nhưng chỉ đi được phân khô, hoặc các dị vật như cỏ, sợi chỉ,…
Một số trường hợp nhiều ngày không đi ngoài khiến chó ăn ít, bỏ ăn.
Đối với những con chó lông dài, bạn cũng có thể thấy phân dính xung quanh hậu môn. Phân có thể mắc lên lông chó và khiến chó khó đi ngoài hơn bình thường.
Nếu bị táo bón trong nhiều ngày, chó có thể biểu hiện thêm nhiều triệu chứng khác như chán ăn, nôn và hôn mê. Bạn thậm chí còn có thể thấy máu xung quanh hậu môn chó.
2.2. Điều trị chó không đi ngoài đượcTrong trường hợp chó không đi ngoài, bạn có thể thực hiện một số cách sơ cứu như sau:
Tỉa bớt lông cho chó:
Nếu lông chó quá dài, bạn nên tỉa bớt phần lông bị dính phân. Nếu được hãy ngâm lông vào nước nóng trước sẽ giúp quá trình cắt tỉa dễ dàng hơn.
Thay đổi thức ăn:
Chuyển sang cho chó ăn thực phẩm đóng hộp nếu chó thường ăn thực phẩm khô. Thực phẩm đóng hộp thường chứa lượng ẩm nhất định, có thể giúp hệ tiêu hóa của chó di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên chỉ nên cho chó ăn thực phẩm đóng hộp trong vài ngày để tránh làm chó bị tiêu chảy.
Đo nhiệt độ cho chó:
Nếu nhiệt độ cao bất thường hoặc có máu trên nhiệt kế hoặc chó kháng cự khi chèn nhiệt kế vào hậu môn, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức
Cho chó uống thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng:
Tuy nhiên, các thuốc này thường quá mạnh đối với chó, bạn cần hỏi bác sĩ thú y để biết cách cho uống đúng liều lượng.
Nếu các phương pháp trên không giúp giảm táo bón sau 1 tuần và chó có vẻ trở bệnh nặng thêm, thì bạn cần đưa đi thú y ngay để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
3. Cách chăm sóc & phòng ngừa sau khi điều trị chó không đi ngoàiBên cạnh các cách điều trị, bạn cũng cần có một chế độ chăm sóc khi chó không đi ngoài được như:
Cho chó uống thật nhiều nước.
Ngoài ra cho chó ăn thức ăn mềm hoặc thức ăn ướt cũng có thể bổ sung thêm nước giúp chó dễ tiêu hoá hơn.
Bổ sung thêm thức ăn giàu chất xơ hoặc thực phẩm chức năng chứa chất xơ
. Bổ sung chất xơ là phương pháp ngăn ngừa/kiểm soát cũng như điều trị táo bón. Cà rốt, đậu Hà Lan và đậu xanh là những loại rau củ bạn có thể cho chó ăn.
Tăng cường cho chó hoạt động
. Hoạt động thể chất giúp kích thích nhu động ruột của chó, nhờ đó có thể đẩy thực phẩm dễ dàng và ngăn ngừa tắc phân trong ruột. Bạn cũng nên dắt chó đi vệ sinh thường xuyên.
Chải lông cho chó thường xuyên.
Chó lông dài thường dễ bị táo bón vì lông dài quanh hậu môn rất dễ bị dính phân. Ngoài ra chó có thể ăn lông của chính mình và dễ bị táo bón nếu bạn để chó tự chuốt lông. Giúp chó chải lông hoặc đưa chó đến tiệm chải lông thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ chó tự ăn lông.
Ngoài ra thiến chó ngay khi còn nhỏ cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của tuyến tiền liệt, là nguyên nhân gây táo bón ở chó.
Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ tới Life Pet qua thông tin sau:
Địa chỉ: 151 Nguyễn Đình Thi, phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0916228115
Email: [email protected]
Website: lifepet.vn
2.5
/
5
(
17
bình chọn
)
Xử Trí Khi Bé Táo Bón, Đi Cầu Ra Máu
Con em 20 tháng, nặng 15kg, bé hay bị táo bón lắm, phân rắn và khó đi, đôi khi có lẫn máu trong phân. Em phải làm thế nào ạ?
Từ khi thấy bé bị táo bón em cũng cho bé ăn thêm rau quả, uống thêm nước, nhưng chưa cải thiện được nhiều. Đi khám thì bác sĩ đã kê cho bé dùng duphalac, nhưng ngưng thuốc bé lại bị như cũ, liệu có cách nào để bé khỏi không ạ?
Đối với trẻ bị táo bón thì đầu tiên bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé để biết liệu có phải một trong các thói quen này đã gây táo bón cho bé hay không?
Bé có đang thiếu nước, chất xơ? hoặc khẩu phần ăn hiện tại của bé có đang dư thừa nhiều đạm, chất sắt, chất béo, canxi cũng gây ra táo bón. Nếu bạn đã đang thay đổi khẩu phần ăn của bé, bổ sung nước và chất xơ? Hãy làm tốt hơn việc này và không để bé bị dư thừa như trên.
Cho bé ăn rau xanh để bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể
Điều kiện và môi trường sống cũng làm ảnh hưởng đến việc đi tiêu của bé, nhiều bé có thói quen nhịn đi tiêu gây ra táo bón. Táo bón lâu ngày sẽ làm bé bị đau, sợ đi và nhịn đi tiêu, ngoài ra một số bé do thói quen khi đi nhà trẻ cũng hay nhịn đi tiêu và gây ra táo bón. Đối với những nguyên nhân này, bạn cần lập ra một thời khóa biểu đều đặn tập cho bé đi tiêu vào một giờ cố định hàng ngày, có thể kết hợp với việc xoa bụng giúp bé kích thích nhu động ruột để dễ đi hơn.
Nếu nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân do thói quen lớn nhất thì hệ vi sinh đường tiêu hóa lại là nguyên nhân khiến bạn không thể hiểu được là: “tại sao đã cho bé ăn uống đầy đủ, sữa chua, hoa quả, uống thêm nước,… mà bé vẫn bị táo bón?”
Có yếu tố làm ảnh hưởng tới hệ vi sinh của bé như: bé sinh mổ, sinh non, bé bị tác dụng phụ do thuốc kháng sinh, ảnh hưởng từ môi trường… Đối với trường hợp này, bé nên được bổ sung men vi sinh là hợp lý nhất, các vi khuẩn có lợi sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh, ổn định khả năng tiêu hóa, kích thích nhu động ruột giúp bé thoát khỏi táo bón và an toàn hơn so với dùng thuốc nhuận tràng rất nhiều.
Cách Nhanh Nhất Và Dễ Nhất Để Chữa Trị Chó Bị Táo Bón
1
/
5
(
1
bình chọn
)
Chó bị táo bón là một trong những triệu chứng rất hay gặp, nhưng không phải ai cũng biết cách giải quyết vấn đề này.
Bệnh táo bón ở loài chó có thể đe doạ đến tính mạng của chúng nếu như bệnh không được chữa trị một cách kịp thời và đúng cách.
Khi phát hiện cho bị táo bón các bạn nên tìm cách chữa trị ngay, Gia Đình Pet sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Nguyên Nhân Chó Bị Táo Bón
Phần lớn chó bị táo báo phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng không phù hợp:
Ăn một lượng lớn xương, đặc biệt chó ăn phải những con luộc hình xương ống
Chó ăn lượng thức ăn quá nhiều
Chế độ ăn uống của chó có một lượng lớn chất xơ
Thức ăn khô không phù hợp với đặc điểm chó.
Bệnh tuyến Paraanal và bệnh tuyến tiền liệt.
Dấu Hiệu Chó Bị Táo Bón
Những chú chó bị táo bón thường có dấu hiệu khó khăn khi đi đại tiện. Dù đã mất rất nhiều thời gian để đi vệ sinh nhưng cuối cùng không đi được.
Hoặc chỉ ra 1 ít phân khô cứng. Phân thường bị dính xung quanh hậu môn. Việc này khiến chúng đi khó khăn hơn.
Đặc biệt khó khăn đối với một số giống chó lông dài như Poodle, Colie, một số ít trường hợp phân cũng có thể dính chất nhầy.
Khi chó bị táo bón cố rặn sẽ gây ra đau đớn. Nhiều chú cún có thể bỏ ăn, nôn, bụng cứng và trướng lên, hậu môn sưng tấy và lồi ra.
Có những chú cún còn bị chảy máu hậu môn. Cần đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y để được kiểm tra kịp thời.
Cách Chữa Trị Chó Bị Táo Bón
Không may là chứng táo bón một khi đã xuất hiện thường rất khó điều trị và có khi phải dùng đến thuốc xổ.
Bạn nên lưu ý vì thuốc uống phải mất đến vài ngày mới có thể di chuyển đến vị trí cần điều trị cuối đường ruột.
Vì vậy, một khi táo bón đã phát sinh, thuốc uống có thể không phải là phương pháp điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, thuốc uống chống táo bón là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Bác sĩ thú y có thể để nghị một số phương pháp điều trị táo bón, bao gồm cả thuốc kê đơn. Nếu không biết nên cho chó dùng những gì, bạn có thể gọi điện cho bác sĩ thú y để xin lời khuyên.
Có thể cho chó uống thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, các thuốc này thường quá mạnh đối với chó nên bạn cần nhờ bác sĩ kê đơn loại phù hợp với chó.
Trộn dầu khoáng với thực phẩm của chó trong 1 tuần. Không nên cho chó uống trực tiếp dầu khoáng để tránh ảnh hưởng đến phổi và gây viêm phổi.
Có thể dùng thìa đong 0,5 ml dầu khoáng trên 1 kg cân nặng của chó, 1/8 thìa cà phê tương đương 0,5 ml. Ví dụ, nếu chó nặng 20 kg, bạn có thể thêm 10 ml dầu khoáng ít hơn 1 thìa vào thực phẩm của chó.
Nên chuyển sang cho chó ăn thực phẩm đóng hộp nếu chó thường ăn thực phẩm khô. Thực phẩm đóng hộp thường ướt, do đó có thể di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa của chó.
Tuy nhiên, chỉ nên cho chó ăn thực phẩm đóng hộp trong vài ngày để tránh làm chó bị tiêu chảy. Cho chó uống 1/4-1/2 cốc sữa. Sữa thường gây tiêu chảy nhưng lactose trong sữa có thể giúp giảm táo bón.
Chất xơ bổ sung giúp thực phẩm đi qua đường ruột dễ dàng hơn. Bạn có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ không kê đơn tại hiệu thuốc.
Cho chó uống nhiều nước khi tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn.
Nếu các phương pháp trên không giúp giảm táo bón sau 1 tuần và chó có vẻ trở bệnh nặng thêm, bạn nên đưa chó đến phòng khám thú y để tiếp tục điều trị.
Cách Chăm Sóc Chó Bị Táo Bón
Lau sạch hậu môn cho chó
Khi phát hiện chó bị táo bón bạn nên xem ở phần hậu môn của chó có dinh phân hay dinh các bụi bẩn khác thì nên lau sạch cho chó. Khi lau hoặc chạm vào hậu môn chó bạn nên sử dụng găng tay.
Nếu chú chó của bạn có phần lông ở hậu môn quá dài thì bạn nên cắt bớt lông quanh phần hậu môn đi.
Nếu khi cắt tỉa lông cho chó ở phần hậu môn nếu chó không chịu cho cắt các bạn có thể bôi thêm chút nước vào lông để cắt cho dễ dàng hơn.
Nên sử dụng xà phòng với nước ấm kết hợp với khăn để lau phần hậu môn cho chó. Khi chó bị táo bón thì phần hậu môn thường bị đau, rát nên các bạn chú ý làm nhẹ nhàng
Chó bị táo bón các bạn có thể bôi gel lên phần hậu môn cho chó để xoa dịu khô rát ở phần hậu môn cho chó và kích thích hậu môn.
Bổ sung chất xơ cho chó
Việc bạn bổ sung chất xơ cho chó thường xuyên là cách tốt nhất ngăn ngừa táo bón cho cún thông qua thực phẩm như rau xanh, cà rốt, đậu hà lan, đậu xanh, các loại củ hoặc bạn sử dụng bột thực phẩm chất xơ đã nêu ở trên.
Khi tăng cường chất xơ cho chó thì nên cho chó uống nhiều nước hơn để phòng tránh chó bị táo bón.
Bởi vì nếu chó không được uống đủ nước thì phân không thể đi qua hậu môn và khiến cho bị táo bón.
Không cho chó ăn cỏ
Việc chó ăn cỏ là rất ít xảy ra nhưng bạn nên chú ý vì cũng có một số chú chó hay ăn cỏ ở ngoài sân bởi vì chó ăn cỏ có thể khiến chúng bị táo bón.
Cắt lông phần hậu môn cho chó
Những chú chó lông dài thì thường phần hậu môn lông cũng dài hơn và khi cún đi vệ sinh sẽ khiến phân bị dính lại ở phần lông.
Nên bạn cần thường xuyên cắt lông cho chó để giúp chúng đi vệ sinh thoải mái hơn. Ngoài ra nên để ý không cho chó ăn lông của mình vì có nhiều chú chó thường hay ăn lông của mình và gây lên táo bón.
Phòng Ngừa Chó Bị Táo Bón
Bệnh táo bón ở chó thông thường do thức ăn và chế độ chăm sóc không hợp lý. Chính vì vây, bạn cần quan tâm hơn tới khẩu phần ăn của chúng.
Tăng cường và bổ sung chất xơ hợp lý. Không quá ít cũng không quá nhiều. Có thể tham khảo theo chỉ định của các bác sĩ thú y.
Đưa thú cưng đi dạo thường xuyên, vận động giúp cho hệ thống các cơ quan hoạt động linh hoạt hơn trong đó có hệ thống đường ruột.
Một điều hết sức quan trọng nữa là cung cấp đủ nước uống cho vật nuôi. Đặc biệt là khi sử dụng thức ăn hạt dạng khô chó chó.
Có thể kết hợp trộn thức ăn khô và pate để tăng thêm độ ẩm cho thức ăn. Đồng thời giúp cún cưng ăn uống ngon miệng hơn.
Khi phát hiện bât cứ biểu hiện bất thương nào cần qua sát và theo dõi kịp thời. Tránh để chó bị táo bón dài ngày sẽ gây khó chịu và rất khó để điều trị.
Nếu trường hợp chó bị táo bón xảy ra, bạn cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc chó của mình để tránh chúng gặp phải những rắc rối không cần thiết.
Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Mẹ Nên Cho Uống Sữa Gì Thì Tốt?
Có thể bạn đang quan tâm: nhiệt độ trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường – cho trẻ ăn váng sữa lúc nào là tốt nhất – cách hạ sốt cho trẻ khi mọc răng
Trẻ bị táo bón nên uống sữa gì?Trẻ bị táo bón thường do nhiều nguyên nhân, sau đây là những nguyên nhân chủ yếu làm trẻ bị táo bón:
Chế độ ăn của bé thiếu chất xơ, vì rất nhiều trẻ do không thích ăn rau và hoa quả chín nên thường hay bị táo bón.
Trẻ không uống đủ nước, trẻ vận động chạy nhay nhiều nên thường ra nhiều mồ hôi vì thế nếu không cho trẻ uống đủ nước cũng gây nên tình trạng táo bón.
Táo bón còn thường gặp ở trẻ do mải chơi nên hay nhịn, do đó làm phân khô, cứng gây nứt, rách hậu môn vì vậy rất sợ đi vệ sinh.
Mặc dù không nguy hiểm ngay nhưng táo bón nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng.
Làm cách nào để trẻ sơ sinh hết táo bón?Vậy làm cách nào để trẻ sơ sinh hết táo bón? Để tránh táo bón cho trẻ, các mẹ nên lưu ý:
– Để trẻ không bị táo bón, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn cho bé, trong mỗi bữa ăn ngoài các chất đạm ra, phải cho trẻ ăn đủ chất xơ, đặc biệt cho ăn nhiều rau xanh và củ quả có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau dền, khoai lang, bí đỏ, chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long,…
– Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng xiêm (sa-pô-chê), táo,…
– Cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, và phải cho trẻ uống nước thường xuyên, không chỉ cho uống khi bé khát hoặc sau bữa ăn. Nước uống là nước đun sôi để nguội, tránh không nên thay nước uống bằng nước hoa quả hoặc sữa. Nên cho bé ăn thêm sữa chua hàng ngày.
– Khi pha sữa phải pha đúng hướng dẫn của nhà sản xuất như: đúng nồng độ (không đặc, không loãng), pha sữa với nước ấm đúng nhiệt độ.
– Tập cho trẻ đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày sẽ giúp trẻ có nhu động ruột khỏe mạnh, tốt nhất nên xi hoặc cho bé ngồi bô sau bữa ăn. Đặc biệt không nên dùng các loại thuốc thụt hậu môn khi chưa có chỉ định của bác sỹ vì khi lạm dụng có thể làm mất phản xạ co bóp đẩy phân ra ngoài.
– Thường xuyên xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ giữa các bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột đồng thời tăng cường cho trẻ vận động.
Bài viết giúp các mẹ giải đáp băn khoăn thắc mắc trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống sữa gì cũng như những cách hay giúp trẻ sơ sinh hết táo bón hiệu quả. Không chỉ quan tâm chọn sữa giúp trẻ nhuận tràng hết táo bón mà các mẹ phải lưu ý chế độ ăn hằng ngày của trẻ, phối hợp và đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, ngoài việc tránh táo bón ở trẻ mà còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giúp bé ăn ngon miệng, không bị chán ăn. Chúc các bé khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn!
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Do Chó Mèo Bị Táo Bón trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!