Bạn đang xem bài viết Nguyên Do Chó Hay Ăn Đất, Cạp Tường được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bạn thấy một con chó thường xuyên ra sân đào bới rồi ăn luôn đất, cạp tường, ăn xi măng, vào toilet ăn xà bông, ăn phân, thì khả năng cao là cún của bạn đang thiếu chất đấy. Cụ thể là cún đang thiếu khoáng và vitamin.
Bổ sung khoáng cho cún như thế nào?Bạn có thể bổ sung khoáng cho cún qua thức ăn (như thịt, xương,..).
Còn nếu bạn không có nhiều thời gian, bạn có thể cho cún ăn viên khoáng vitamin (mua ở các cửa hàng thú y). Mình hay cho cún ăn viên khoáng mỗi khi thấy cún có dấu hiệu như trên, vì là chó nhỏ nên cún cần được bổ sung khoáng và dinh dưỡng đầy đủ.
Viên khoáng được bán lẻ ở các cửa hàng thú y thường có giá từ: 5.000 đến 20.000 đồng/viên.
Với chó dưới 10kg thì một ngày nửa viên.
Chó trên 10kg thì một ngày một viên.
Khoáng vitamin nào tốt cho cún?Mình hay cho cún mình ăn khoáng Pet-tabs, mùi vị viên khoáng này rất ngon và chó rất thích ăn nên bạn không phải lo lắng cún của mình không chịu ăn nha. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp chó không thích ăn, lúc này bạn nên giã nhuyễn viên khoáng rồi trộn vào thức ăn của cún là xong, viên khoáng mềm và dễ tán nhuyễn lắm.
Update: Hiện Pet-tabs gần như không còn được bán ở Việt Nam. Bạn có thể thay thế viên khoáng Pet-tabs với Daily Best – đây là hãng của Mỹ nên bạn cứ yên tâm về chất lượng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trên trang Shopee, mình thấy có bán nhiều loại khoáng cho chó.
Bạn nên mua nguyên hộp một lần để tiết kiệm chi phí, mua lẻ tốn hơn rất nhiều đó. Với lại, đã dùng thì dùng cỡ nửa tháng, một tháng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dùng lâu dài cũng không sao, viên khoáng sẽ giúp cún cưng của bạn luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa thiếu chất.
Chó Bỏ Ăn Mệt Mỏi Nguyên Nhân Là Do Đâu?
Tôi mới mua một chú chó Poodle 2 tháng tuổi được 2 hôm nay nhưng chó bỏ ăn mệt mỏi, nôn bọt trắng, vẻ mặt buồn ủ rũ không năng động như hôm ở nhà cũ. Cho hỏi HappyVet nguyên ngân là do đâu, tôi phải làm gì cho bé ăn và năng động trở lại?
Chào chị Hằng! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Happyvet, với câu hỏi của chị chúng tôi xin được giải đáp với 3 ý chính: tại sao chó bỏ ăn? Chó bỏ ăn là bệnh gì? và cách phòng tránh hiện tượng chó bỏ ăn, cụ thể như sau:
1. Tại sao chó bỏ ăn?Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bỏ ăn mệt mỏi, chị cần chú ý đến các biểu hiện khác như chó bỏ ăn mắt đổ ghèn, tiêu chảy,…. Ở đây, chị không nêu rõ cún nhà mình đã được tiêm phòng hay chưa cũng như có biểu hiện khác không nên HappyVet xin phép đưa ra phương án xử lý cho từng trường hợp cụ thể.
Chó bỏ ăn mệt mỏi nôn nguyên nhân là do đâu?
Thứ nhất, chị cần liên hệ với chủ cũ của bạn cún để hỏi bạn cún đã tiêm phòng chưa. Thông thường các bạn cún sẽ được tiêm phòng 7 bệnh mũi đầu tiên vào 45 ngày tuổi, năm đầu tiêm phòng 3 mũi mỗi mũi cách nhau 21 ngày. Khi tiêm phòng Vaccine sẽ có sổ tiêm phòng đi kèm theo cún để chứng minh bạn cún đã được tiêm phòng. Nếu như bạn cún chưa được tiêm phòng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao, chị nên đưa bạn đến phòng khám thú y gần nhất để bạn được chăm sóc đúng cách.
Thứ hai, Chị cũng cần hỏi chủ cũ của bạn cún ăn cơm với thức ăn gì hay ăn thức ăn sẵn. Cũng giống như người, các bạn cún khó có thể thích ứng ngay với loại thức ăn mới nên sẽ có hiện tượng bỏ ăn và nôn bọt trắng. Nếu như cún đã được tiêm phòng và nguyên nhân bỏ ăn do thức ăn không hợp khẩu vị sẽ rất dễ xử lý mà không cần đến phòng khám thú y.
Trường hợp cún ăn thức ăn sẵn, chị cần mua đúng loại thức ăn đó để cho bạn cún ăn trong 1 – 2 ngày đầu tiên. Sau đó sẽ tập dần cho bạn ăn thức ăn mà nhà mình chuẩn bị cho bạn cún bằng cách giảm dần thức ăn cũ và tăng dần lượng thức ăn mới cho cún trong vòng 1 tuần. Tiến hành tương tự như vậy, khi chị muốn đổi loại thức ăn khác cho bạn cún. Chị cũng cần chắc chắn các loại thức ăn dành cho bạn cún không bị ôi thiu, hay nấm mốc tránh tình huống bạn ăn phải các loại thức ăn không đảm bảo khiến cún bị đau bụng dẫn đến bỏ ăn.
2. Chó bỏ ăn là bệnh gì?Trường hợp chó bỏ ăn nôn khan, tiêu chảy,… chị cần đưa bạn cún đến phòng khám thú y ngay để bạn được điều trị kịp thời.
Chó bỏ ăn buồn bã, nôn khan, tiêu chảy có thể là do bị nhiễm bệnh
Với các bạn cún có các bểu hiện trên khi đến phòng khám sẽ được kiểm tra ngay 2 bệnh truyền nhiễm Parvo và Care bằng que test nhanh hiện kết quả bằng máy Pockit PCR. Hệ thống này được sử dụng công nghệ iiPCR giúp phát hiện nhanh chóng virus, vi khuẩn gây bệnh tròn 1- 2 giờ đồng hồ.
Trường hợp bạn cún âm tính với 2 bệnh truyền nhiễm việc điều trị rất đơn giản, tiên lượng điều trị tốt. Bạn cún có thể chỉ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng vi khuẩn đường ruột dẫn đến bạn bị đau bụng và bỏ ăn. Trường hợp này bạn cún chỉ cần sử dụng kháng sinh (uống hoặc tiêm), men vi sinh cho cún, thuốc bổ nâng cao sức đề kháng. Bạn sẽ nhanh chóng bình phục hoàn toàn sau 3 – 4 ngày điều trị.
Trường hợp bạn cún dương tính với một trong hai bệnh hoặc cả 2 bệnh care và parvo việc điều trị sẽ rất khó khăn, tiên lượng không tốt. Bạn cún phải ở lại điều trị nội trú tại phòng khám nhưng khả năng khỏi bệnh sẽ thấp.
3. Cách phòng tránh chó bỏ ănHiện tượng chó bỏ ăn nằm một chỗ thường xuyên xảy ra, chị Hằng cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
Tiến hành tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh thường gặp ở chó
Lựa chọn thức ăn có chứa hàm độ dinh dưỡng hợp lý cho cún, xen lẫn thức ăn cũ và thức ăn mới cho cún cưng.
Định kỳ 6 tháng 1 lần cho cún đi khám sức khỏe
Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh nơi ở thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông
Giữ cơ thể cún sạch sẽ, không cho chúng tiếp xúc với các môi trường nhiễm bệnh, bụi bẩn
Các dụng cụ ăn uống, đồ chơi cho cún cần được vệ sinh sạch sẽ
Mọi thắc mắc về kỹ thuật chăm sóc, điều trị, phòng bệnh trên gia súc gia cầm quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến số HOTLINE 0983 600 953 hoặc chat trực tuyến trên website chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ chuyên gia.
Nguyên Do Chó Mẹ Thiếu Sữa
Để đảm bảo rằng sau khi sinh chó mẹ đủ sữa cho con bú, thì điều đầu tiên bạn cần làm là bổ sung đủ canxi cho chó mẹ ngay từ trong những tháng đang mang thai của bé.
Nguyên do chó mẹ hay thiếu sữa cho con bú là vì chó mẹ thiếu canxi. Không đủ canxi, chó mẹ sẽ không tiết ra nhiều sữa đủ cho con của mình. Bên cạnh đó, nếu thiếu canxi, chó con cũng có nguy cơ bị yếu chân, dẫn đến bị tật, sức đề kháng kém.
Bổ sung canxi cho chó mẹ bằng cách nào?Canxi có nhiều trong đồ ăn tươi như xương, thịt, v.v.. Nên bạn có thể mua các đồ ăn tươi này về chế biến để bổ sung thêm trong khẩu phần ăn của chó mẹ. Bạn cần bổ sung canxi vào khẩu phần ăn của chó mẹ từ lúc mang thai cho đến khi con của bé được khoảng 4 tuần tuổi.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để chế biến đồ ăn cho chó mẹ. Bạn có thể mua viên canxi ở các cửa hàng thú y cho chó mẹ ăn mỗi ngày. Nếu không có thời gian, bạn cũng có thể đặt mua online.
Giá của một viên canxi khoảng 5,000 đến 10,000 đồng/viên. Bạn nên mua cả hộp cho chó mẹ ăn dần từ lúc mang thai cho đến khi đẻ con và chăm con, vì mua lẻ sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Với chó dưới 10kg thì mỗi ngày nửa viên.
Chó trên 10kg thì mỗi ngày một viên.
Cho chó mẹ ăn liên tục từ lúc mang thai đến khi đẻ con và chó con được ít nhất một tháng tuổi.
Viên canxi này mùi thơm, thường chó sẽ thích ăn nên không phải lo lắng quá, tuy nhiên cũng có một vài chó không thích, lúc này bạn có thể tán nhuyễn trộn vào sữa hay thức ăn của chó mẹ.
Ngoài bổ sung canxi, còn cần bổ sung gì nữa không?Nếu không có sữa chuyên dùng cho chó mèo hoặc không mua được, bạn mua sữa tươi không đường cho chó mẹ uống, nhưng ít thôi, uống nhiều chó mẹ sẽ bị tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn còn cần bổ sung thêm khoáng vitamin cho chó mẹ qua thức ăn như thịt cá, rau củ. Bạn nên cho chó mẹ ăn đủ, vừa phải và không ép chó mẹ bồi bổ quá nhiều.
Chó Không Ăn Thì Bị Làm Sao? Nguyên Nhân Là Do Đâu
Chó không ăn thì bị làm sao? Nguyên nhân là do đâu
Trong cuộc sống hằng ngày niềm vui mà nhiều người thích thú nhất có lẽ là niềm vui khi sở hữu cho mình một chú cún đáng yêu . Nhưng việc nuôi một chú cún cũng khá là khó khăn và bỡ ngỡ từ những việc đơn giản nhất là cho cún ăn, tắm cho cún, vệ sinh và ngủ và đặc biệt là chó không ăn thì bị làm sao? Nguyên nhân.
Vậy khi chó không chịu ăn thì phải làm sao?Khi chó khong chịu ăn như vậy cách duy nhất bạn nghĩ tới đầu tiên có lẽ đó là bạn sẽ đưa ngay cún con nhà mình tới bác sĩ thú ý để các bác sĩ có thể tìm ra được bệnh và nguyên nhân do đâu khiến chú cún của bạn biếng ăn. Thường thì nguyên nhân chủ yếu khiến cún biếng ăn là do thức ăn bạn mua không hợp khẩu vị với chú cún của bạn. Nếu bạn chưa biết được khẩu vị của chú cún nha bạn như thế nào thì bạn có thể đến với chúng tôi để hỏi đáp những thắc mắc của bạn.
Những nguyên nhân khiến chó không chịu ăn.Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó không chịu ăn ví dụ như thức ăn hoặc do chó của bạn bị bệnh nhưng điển hình nhất là các nguyên nhân sau:
giờ ăn không hợp lí: Khi mới sở hữu cho mình một chú chó bạn chưa có kinh nghiệm gì về việc nuôi một chú chó cảnh từ việc tắm, ngủ hay là việc cho ăn như thế nào cho hợp lí. Đặc biệt là việc cho ăn uống tùy tiện không đúng giờ giấc sẽ làm cho chó của bạn có tình trạng rối loạn lâu dần dẫn đến mệt mỏi và không chịu ăn.
Thức ăn không hợp khẩu vị: Khi mới mua chó về bạn sẽ nghĩ chó không kén chọn thức ăn thì bạn đã sai.Nếu bạn lỡ tay chọn nhầm thức ăn mà chó không yêu thích thì khi đến bữa nó sẽ khó chịu và bỏ ăn đó là cách mà chó thể hiện sự không yêu thích của nó đối với thức ăn.
Bệnh lí: Nguyên nhân khiên cho bạn và thú cưng của bạn cảm thấy đau đầu và mệt mỏi nhất có lẽ là nguyên nhân chó của bạn bị bệnh. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề thường xuyên gặp phải của những người nuôi chó. Khi có biểu hiện thì bạn không cấn quá lo lắng mà hãy mang chú chó đến bác sĩ thú y để được chăm sóc.
Những lưu ý khi chú chó của bạn chán ăn.Khi chú chó của bạn có những biểu hiện biếng ăn thì bạn phải bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó biếng ăn. Để có thể tìm hiểu được nguyên nhân tại sau thì bạn cần sắp sếp lại thoái quen sinh hoạt của chó từ đó dễ dàng phát hiện ra vấn đề chó không chịu ăn.
Đầu tiên bạn cần tập cho chú chó của bạn giờ ăn cố định cho ăn một lượng vừa đủ để không dẫn đến tình trạng thừa thức ăn, không cho ăn uống tùy hướng và để đồ ăn thừa và thức ăn lung tung.
Cho chó ăn uống khoa học và với các loại thức ăn có chất lượng tốt bên cạnh đó thì thức ăn cũng phải phù hợp với khẩu vị. Đây là một tring những cách trị biếng ăn hiệu quả nhất vì khi được ăn thức ăn phù hợp với khẩu vị chó thích, ăn uống có giờ giấc sẽ là cho chó có nhận thức được giờ ăn của chúng khiến chúng không bỏ ăn hay ăn không hết.
Phát hiện chó của biểu hiện bị bệnh thì bạn không nên tự chữa trị ở nhà vì bạn chưa biết nguyên nhân tại sao chó bị bệnh nếu lúc này bạn chữa trị ở nhà thì bạn chỉ làm tình trạng bệnh của chó bị nặng hơn. Vì vậy khi chó có biểu hiện bị bệnh thì bạn hãy mang tới bác sĩ thú ý để được chăm sóc và chữa trị tốt nhất.
Cách cách đề phòng chó biếng ăn.Có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh để chú chó của bạn có một sức khỏe tốt thì bạn luôn phải có những cách đề phòng khi chó của bạn có dấu hiệu biếng ăn.
Khi bạn mua chó về hãy lên một lịch ăn uống khoa học cho chú chó của bạn hãy ghi rõ giờ giấc ăn uống, sinh hoạt và ngủ của chó
Hạn chế chó chó ăn 4 lần trong ngày đặc biệt là ăn vặt
Không cho ăn quá no hoặc quá đói, không để thức ăn thừa lung tung để tránh việc chó ăn uống tùy ý
Trong một ngày nên cho chó ăn 2-3 lần mỗi lần ăn thì nên có khoảng cách thời gian nhất định để chó có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn
Khi mua thì nên tham khảo nhiều loại thức ăn để tìm ra được thức ăn mà chú chó của bạn yêu thích. Việc tìm kiếm này rất mất thời gian và tiền bạc nhưng khi bạn đã tìm ra được thì bạn sẽ k lo lắng chú chó của bạn biếng ăn nữa
Nguyên Do Chó Mèo Bị Táo Bón
Cũng như chúng ta, chó mèo cũng có khi bị táo bón. Khi bị táo bón, đầu tiên chó mèo sẽ rặn lâu, đi ra phân khó khăn. Tùy theo mức độ táo bón nặng nhẹ thế nào, sẽ khiến chó mèo đau đớn và mệt mỏi ra sao. Nếu chỉ bị vài ngày ở mức độ nhẹ thì không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mèo. Nhưng tình trạng táo bón kéo dài, chó mèo đau đớn và mệt mỏi thì bạn cần lưu ý can thiệp ngay.
Khi bạn thấy chó mèo có dấu hiệu đi ngoài khó khăn, rặn lâu. Cụ thể là cong lưng, cong đuôi để rặn mà không ra, phân ra cứng, nhỏ từng mảnh và rắn, kéo dài liên tục nhiều ngày.
Táo bón ảnh hưởng như thế nào với chó mèo?
Mệt mỏi và đau đớn khi đi ngoài là điều chắc chắn đầu tiên. Nếu kéo dài liên tục nhiều ngày và không được can thiệp, sẽ khiến chó mèo mệt mỏi, đau đớn và lừ đừ xuống sức. Do rặn liên tục, hai chân sau do dùng sức nhiều sẽ bị yếu và run rẩy, ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mèo.
Hơn hết, táo bón kéo dài có thể là nguyên do ảnh hưởng từ bệnh lý nào đó mà bạn cần phát hiện sớm để điều trị.
Nguyên nhân nào dẫn đến táo bón ở chó mèo?1. Do chó mèo uống ít nước
Có thể lượng nước cung cấp cho chó mèo mỗi ngày quá ít và không đủ. Cũng có thể do nước phèn, hay nước bị mùi sao đó mà chó mèo không thích, nên thành ra chó mèo không thích uống, dẫn đến uống ít nước.
2. Do chó mèo ăn thức ăn quá khô
Với khẩu phần ăn quá khô, thiếu chất xơ và vitamin cần thiết trong một thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng táo bón ở chó mèo.
3. Do chó mèo bị căng thẳng, stress
Chó mèo bị stress cũng có thể là nguyên do dẫn đến táo bón ngắn hạn. Ví dụ như khi chó mèo bị thay đổi môi trường sống, do chưa quen nên dẫn đến chó mèo bị căng thẳng và stress.
4. Do chó mèo nhịn đi ngoài quá lâu
Ví dụ như bạn tập cho bé đi vệ sinh trong thau cát, hay ngoài sân. Bé đã quen, nhưng đến tối bạn cho bé vào trong nhà. Nếu đêm bé có muốn đi ngoài cũng sẽ ráng nhịn đến sáng, cho đến khi bạn mở cửa để bé ra ngoài giải quyết. Nếu tình trạng này kéo dài và chó mèo cứ có nỗi buồn vào giữa đêm mà ráng nhịn, lâu ngày sẽ dẫn đến táo bón, do phân bị dồn nén và đóng cục trong trực tràng quá lâu.
5. Do chó mèo liếm lông và nuốt lông
Trường hợp này cũng có thể xảy ra và dẫn đến táo bón.
6. Do chó mèo uống canxi hoặc tiêm canxi liên tục trong thời gian dài
Nếu chó mèo bị còi cọc và cần bổ sung canxi một thời gian dài. Thì bạn không nên bổ sung liên tục ngày qua ngày. Có thể liên tục năm ba ngày, nhưng sau đó phải ngừng 1, 2 ngày rồi mới bổ sung tiếp. Để an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
7. Do chó mèo ăn phải vật cứng
Có thể do chó mèo ăn bậy phải dị vật như ăn đá, ăn xi măng, nuốt xương cứng. Sau đó các vật thể này bị tắc lại bên trong khiến chó mèo đi ngoài khó khăn và dẫn đến táo bón.
8. Do chó mèo bị sạn thận, sỏi bàng quang
Khi mắc phải căn bệnh này, chó mèo sẽ đi tiểu khó khăn. Do rặn nhiều, vô tình phân lại ra một ít. Nếu không để ý, bạn sẽ nhầm lẫn chó mèo đang bị táo bón, nhưng thực ra là chó mèo đang rặn tiểu chứ không phải bị táo bón.
Còn trường hợp khác, nếu sỏi quá to, vô tình khiến chó mèo nhầm lẫn và khó chịu, cứ muốn tống nó ra ngoài. Nên theo bản năng tự nhiên, chó mèo cứ rặn mãi và liên tục. Kéo dài lâu ngày, chó mèo sẽ rất mau xuống sức và hai chân sau run rẩy yếu đi thấy rõ.
Cách điều trị táo bón ở chó mèo 1. Bổ sung chất xơ cho chó mèoCách trị táo bón nhanh và cho kết quả nhanh nhất là bạn hãy cho chó mèo ăn khoai lang.
Tùy theo trọng lượng của mấy bé mà bạn cho ăn ít hay nhiều, chừng 1-3 củ là ok rồi.
2. Bạn can thiệp hỗ trợ chó mèoBạn hãy ra tiệm thuốc tây mua ống bơm trực tràng có tên là “Rectiofar.”
– Nếu chó mèo bạn nhỏ con dưới 3kg, bạn mua ống 3ml của em bé. – Nếu chó to con trên 3kg, bạn nên mua ống 5ml của người lớn.
1. Đảm bảo chó mèo uống đủ nước và cung cấp nước sạch. 2. Tạo môi trường thoải mái cho chó mèo. Chó mèo phải cảm thấy vui vẻ và không có bất cứ nỗi lo hay nỗi sợ ở nơi mình sinh sống. 3. Không để chó mèo nhịn đi ngoài quá lâu và thường xuyên. 4. Đổi khẩu phần ăn cho chó mèo: Bạn nên xem lại khẩu phần ăn cho chó mèo có thực sự hợp lý hay chưa. Nếu thức ăn quá khô, thiếu chất xơ và ăn liên tục ngày qua ngày không những khiến chó mèo bị táo bón, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy bé, dễ dẫn đến các bệnh lý khác như sạn thận, sạn bàng quang. 5. Nếu nghi chó mèo ăn lông thì mua thuốc tiêu lông cho chó mèo. Thuốc có bán ở các tiệm thú y. 6. Nếu hiện tượng táo bón vẫn kéo dài, chó mèo có dấu hiệu yếu ớt và thường xuyên mệt mỏi, thì bạn cần mang chó mèo ra thú y. Bác sĩ sẽ cho siêu âm nếu nghi bị sạn bàng quang hay sỏi thận. Cho chụp X-Quang nếu nghi vướng dị vật bên trong, v.v..
Táo bón ở chó mèo nếu chỉ vài ba ngày và không thường xuyên, thì không mấy nghiêm trọng và không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy bé. Nhưng nếu tình trạng kéo dài thì bạn cần can thiệp sớm, mang bé đến thú y khám để tìm ra nguyên do bệnh lý để điều trị kịp thời.
Chó Bị Chán Ăn, Lười Ăn, Hay Bỏ Bữa? Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết
Chó bị chán ăn, lười ăn, hay bỏ bữa? Nguyên nhân và cách giải quyết
24/02/2023
PET SG
Chó bị chán ăn, lười ăn, hay bỏ bữa? Nguyên nhân và cách giải quyết
1. Nguyên nhân chó chán ăn, lười ăn và hay bỏ bữa là gì?
Chuyện cún biếng ăn, chán ăn có rất nhiều lý do, và sau đây là 1 vài nguyên nhân phổ biến nhất:
a. Không có kỷ luật trong chuyện ăn uống
Có vài chú chó do được nuôi chiều nên sinh ra thói quen xấu là sẽ không ăn khi bản thân không thích. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao “chó nhà người ta” chỉ cho ăn cơm chan canh nhưng chú ta vẫn ăn rất ngon lành trong khi cún nhà mình ăn “sơn hào mỹ vị”, thấy gì ngon mình đều mua cho cún nhưng chúng lại chả thèm đoái hoài.
Chó là loài động vật có trí thông minh và cũng giống như những đứa trẻ, khi được ăn nhiều món ngon, chó sẽ dần dà không thiết ăn những món nhạt nhẽo nữa. Chó sẽ chờ đến khi đồ ăn ngon mà chúng yêu thích tới thì mới ăn. Và khi bỏ bữa trở thành thói quen, bao tử của chúng sẽ nhỏ dần lại và không còn cảm giác hứng thú với chuyện ăn uống nữa.
Hoặc một trường hợp khác là chúng ta cho chó ăn quá nhiều bữa trong ngày, chúng sẽ được cho ăn khi chưa đói vì vậy cũng là nguyên nhân gây nên sự biếng ăn.
b. Chán ăn do chó bị bệnh
Khi chó bị mắc bệnh rối loạn tiêu hoá, sự thèm ăn của chó sẽ tụt giảm gây nên vấn đề chán ăn. Một số biểu hiện khi chó chán ăn vì bị bệnh:
– Mắt đỏ, đổ nhiều ghèn, rụng nhiều lông.
– Bị nôn, ói vài lần trong ngày
– Chỉ uống nước
– Nằm ỉu xỉu cả ngày
c. Do sự thay đổi môi trường sống đột ngột
Một số chú cún đã quen với môi trường và không gian cũ, hoặc những người bạn cũ, khi chúng ta di chuyển sang môi trường mới, chú ta sẽ dễ dàng cảm thấy hụt hẫng và lạ lẫm cũng như sẽ phòng vệ với mọi thứ kể cả thức ăn. Khi chó còn nhỏ, khi di chuyển chúng thì sẽ ít gặp trường hợp chán ăn vì trí nhớ của chúng chưa thực sự hoàn thiện. Nhưng khi chó đã lớn và sống quen ở một môi trường nhất định, khi phải thay đổi nơi ở hoặc chủ mới, chúng sẽ nhớ những không gian, thức ăn cũng như những người bạn cũ vì thế tỏ ra chán nản. Tuy vậy, đây là trường hợp dễ xử lý vì ta chỉ cần chăm vuốt ve, cưng nựng và chơi đùa cùng cún thì chú cún sẽ nhanh chóng quen hơn với chỗ mới và vấn đề chán ăn sẽ được giải quyết triệt để.
2. Cách giải quyết vấn đề chó chán ăn, lười ăn
a. Lập chế độ ăn đúng bữa – đúng giờ cho chó
b. Nếu cún chán ăn do bệnh, đây sẽ là những bước bạn cần thực hiện
– Ngay lập tức đưa bé tới các cơ sở thú y để khám và tìm ra loại bệnh của bé.
– Cho bé ăn chế độ đặc biệt, gồm nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon miệng, thức ăn ướt/pate trộn cùng thức ăn hạt.
– Luôn đảm bảo cún uống nước đủ, nếu cún không tự uống, ta nên có biện pháp ép buộc như đút nước bằng bình hoặc đem bé đi truyền nước ở cơ sở thú y.
Đối với trường hợp này, sự can thiệp của các bác sĩ thú y là hiệu quả nhất, ta không nên tự chẩn đoán và chữa trị cho cún ở nhà nha mọi người.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Do Chó Hay Ăn Đất, Cạp Tường trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!