Bạn đang xem bài viết Người Mẹ Trẻ Nghi Ngờ Giúp Việc Cho Con Nhỏ Uống Thuốc Để Ngủ Li Bì Suốt Ngày được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách đây ít ngày, một người phụ nữ Trung Quốc mang họ Tiết vô cùng phẫn nộ tới đồn cảnh sát địa phương báo án, rằng chị nghi ngờ người giúp việc đã cho con trai mình uống thuốc lạ để đứa trẻ ngủ li bì cả ngày.
Tháng 8 vừa qua, chị Tiết sinh đứa con thứ 2 giữa lúc công việc bộn bề, vì vậy chị buộc phải tìm thuê người giúp việc để phụ giúp mình chăm con. Thông qua công ty trung gian, chị Tiết đã thuê được một người phụ nữ khá lớn tuổi họ Uông chuyên trông trẻ với mức lương 5.000 tệ (tương đương 16,7 triệu đồng)/tháng.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, chị Tiết bỗng phát hiện ra con trai mình cứ ăn xong là lăn ra ngủ và ngủ nhiều một cách bất thường, thậm chí có lúc đứa trẻ ngủ tới 34 tiếng đồng hồ liên tiếp. Trong khi một đứa trẻ bình thường cứ 2-3 tiếng sẽ đòi ăn một lần, thì con trai chị ngủ một mạch từ tối tới 7 giờ sáng, uống sữa khoảng 5 phút rồi lại ngủ đến 6 giờ tối. Việc này khiến chị vô cùng lo lắng và nảy sinh ý nghĩ người giúp việc đã giở trò với đứa bé để được rảnh rang nghỉ ngơi.
Sau đó, chị Tiết đã trực tiếp nói chuyện phải trái với người giúp việc. Mặc dù người giúp việc một mực chối tội, nhưng chị vẫn kiên quyết kiểm tra hành lý của bà ta để xác minh sự thật. Trước sự chứng kiến của người giúp việc, chị Tiết tìm được trong hành lý của bà ta một lọ thuốc rất khả nghi cùng một số vỉ thuốc cảm cúm.
Bên cạnh đó, chị Tiết còn cẩn thận lấy nước tiểu của con trai đem đến bệnh viện xét nghiệm, nhưng đáng tiếc là không thể xác định được con trai chị có bị cho uống thuốc an thần hoặc thuốc ngủ hay không.
Người giúp việc họ Uông khẳng định những vỉ thuốc trong hành lý của mình là thuốc sỏi thận. Bà ta thừa nhận bị sỏi thận nặng nhưng không ghi trong hồ sơ sức khỏe. Ngoài những vỉ thuốc viên nén, trong túi bà Uông còn có một lọ thuốc lạ, bên ngoài ghi tên một loại thuốc an thần nhưng bị gạch xóa và sửa thành thuốc giảm đau. Bà ta khai nhận là do bác sĩ kê đơn nhưng lại “tiện tay lấy một chiếc lọ khác để đựng”.
Về phía cảnh sát, họ đã tiến hành lấy khẩu cung, nhưng cũng không thể xác minh được liệu đứa bé đã bị người giúp việc cho uống thuốc lạ hay là tự ngủ theo như lời khai của bà ta.
Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang tích cực phối hợp với các bên để điều tra làm rõ vụ việc.
Gửi Con Cho Người Trông Trẻ, Mẹ Thấy Bé Cứ Buồn Ngủ Suốt Ngày Và Rụng Rời Khi Nghe Bác Sĩ Kết Luận
Sau 3 hôm đi gửi trẻ, người mẹ nhận thấy cô con gái nhỏ 5 tháng tuổi rất cáu kỉnh, thường lăn lộn trên giường và tỏ vẻ buồn ngủ mỗi khi được đón về nhà.
Giúp việc cho bé 5 tháng tuổi uống 10 loại thuốc an thần khác nhau
Sa‘adiah hành nghề y tá tự do ở Singapore từ năm 2002. Vào tháng 11/2016, cô được một người mẹ (xin được giấu tên) thuê trông giữ hai đứa trẻ: 5 tuổi và 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, sau 3 hôm, người mẹ nhận thấy cô con gái nhỏ rất cáu kỉnh và thường lăn lộn trên giường. Bé gái không cười với mẹ dù mẹ có làm trò mà bé thích. Sau vài ngày quan sát, người mẹ này cũng rút ra được kết luận là con luôn trong trạng thái buồn ngủ mỗi khi được đón từ nhà Sa’ adiah về.
Bà mẹ 2 con nói: ‘Vài lần đầu, thấy con có vẻ buồn ngủ, tôi chỉ nghĩ có lẽ con vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn. Vì vậy, tôi không quan tâm lắm. Nhưng sau đó, tình trạng buồn ngủ của con ngày càng tồi tệ đến nỗi mắt sưng lên và phần trên của mí mắt giống như rũ xuống’.
Trong những ngày tiếp theo, mọi thứ càng tệ hại. Bé gái vứt bình sữa sang một bên khi được cho bú và dường như không xác định được vị trí âm thanh khi người mẹ đang cố gắng nói chuyện với con.
Cho đến ngày 9 tháng 12 năm 2016, người mẹ đến đón và thấy con buồn ngủ đến mức không mở nổi mắt. Không những vậy, mắt của đứa trẻ còn sưng lên và đỏ hoe, đồng thời, cô bé không thể kiểm soát được tay của mình.
Người bà liền hối thúc con gái mang cháu đến bệnh viện Bệnh viện Parkway East. Tại đây, các bác sĩ làm một số xét nghiệm và kết quả cho thấy mức glucose trong cơ thể quá thấp.
‘Tôi đã nói với bác sĩ rằng con tôi có vẻ rất buồn ngủ, như thể bị đánh thuốc mê. Đầu con bé ngả về phía sau như không còn sức lực. Sau khi có kết quả kiểm tra, tôi nhớ là các y tá đã phải cố gắng đút sữa cho con bằng thìa vì con tôi, thậm chí, không thể tự bú sữa được’, người mẹ đau khổ kể tiếp.
Sau 5 ngày nằm viện, bé gái được xuất viện và không bao giờ quay trở về nhà Sa’adiah nữa.
Vào cuối tháng 12 năm đó, người mẹ nhận được báo cáo từ bác sĩ. Hóa ra, con gái 5 tháng tuổi của chị đã bị người ta cho uống 10 loại thuốc khác nhau. Bao gồm: Alprazolam, Orphenadrine, Zolpidem, Oxazepam, Diazepam, và một số loại thuốc Benzodiazepine. Đây đều là những loại thuốc an thần dành cho các bệnh giãn cơ, cai rượu hoặc co thắt cơ bắp.
Đồng thời, cũng tại thời điểm đó, người mẹ này tình cờ đọc được một bài đăng trên Facebook về một người trông trẻ bị tình nghi là đánh thuốc mê trẻ em. Chị liền liên lạc với bà mẹ này. Bất ngờ thay, đứa trẻ 11 tháng tuổi của bà mẹ thứ 2 cũng đã từng gửi ở nhà Sa’adiah. Không còn nghi ngờ gì nữa, ngay lập tức, họ đệ đơn kiện lên cảnh sát.
Hôm 18/2 vừa qua, tòa án ở Singapore đã mở phiên tòa xét xử vụ án. Nếu bị kết tội lưu trữ chất độc và cố ý gây thương tích, Sa’adiah có thể bị bỏ tù tới 10 năm và bị phạt tiền.
Giúp việc nhúng tay bé gái 16 tháng tuổi vào trong nồi nước sôi khiến bé bị bỏng nặng
Những câu chuyện thương tâm khi trẻ là nạn nhân của giúp việc không phải là chuyện chiếm. Ngày 15/1 vừa qua, cảnh sát Singapore đã ra quyết định bắt giữ một người phụ nữ (30 tuổi) người Myanmar, đang làm giúp việc cho một gia đình ở Singapore với tội danh cố ý gây thương tích cho người khác, sau khi cô ấy cố tình nhúng tay của bé gái 16 tháng tuổi mà mình đang chăm sóc vào trong nồi nước sôi.
Chị Amy Low (40 tuổi) kể, sự việc này xảy ra vào khoảng 5 giờ chiều ngày 14/1. Khi đó, vợ chồng chị đi làm chưa về, và để hai con gái 8 tuổi và 16 tháng tuổi ở nhà với người giúp việc. Khoảng 5 giờ 20 phút, chồng chị nhận được điện thoại từ con gái lớn nói rằng em bị bỏng. Hai vợ chồng chị Amy vội vã về nhà đưa con đến một phòng khám gần nhà. Tại đây, các bác sĩ bảo họ hãy nhanh chóng đưa đứa trẻ đến bệnh viện lớn.
Những hình ảnh khiến người lớn không khỏi xót xa.
Khi được hỏi nguyên nhân của sự việc này, nữ giúp việc nói rằng cô đã vừa bế bé vừa nấu ăn nên đứa trẻ đã vô tình cho tay vào nồi nước sôi.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra camera, chị Amy choáng váng khi biết sự thật không phải như vậy. ‘Toàn thân tôi run rẩy khi xem lại camera. Tôi không thể tin vào những gì mình đang nhìn thấy. Cô ấy đã nhúng tay con gái tôi vào nồi.
Kể từ khi bị bỏng, con gái tôi khóc không ngừng. Con bé còn quá nhỏ để nói cho chúng tôi biết mình khóc vì sợ hãi hay đau đớn’, bà mẹ 2 con nói.
Ngay khi biết được sự dối trá của người giúp việc, chị Amy đã nhanh chóng báo cảnh sát. Tại sở cảnh sát, người giúp việc khai rằng do cô xin về nhà mà chị Amy không cho nên đã làm như vậy. Hiện tại, cảnh sát vẫn đang điều tra để làm rõ sự việc.
Những câu chuyện trên như một chuông cảnh báo các cha mẹ khác xin đừng quá tin tưởng mà giao con hoàn toàn cho người giúp việc. Trong trường hợp bất khả kháng, không thể tự tay hoặc nhờ người thân chăm sóc con được, cha mẹ hãy tìm người giúp việc thông qua lời giới thiệu của bạn bè, người thân hoặc qua một công ty có uy tín lâu đời để hạn chế những sự việc đau lòng tương tự xảy ra.
Tin Liên Quan
Mẹ Cho Con Bú Bị Tiêu Chảy Uống Thuốc Gì Tốt Nhất?
Xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy
– Do nhiễm virus, ký sinh trùng trong các loại thực phẩm gây ngộ độc cho mẹ khi ăn. Đối với những trường hợp này, chỉ vài ngày là cơ thể mẹ trở lại bình thường.
– Nếu mẹ bị tiêu chảy không ngừng và kéo dài có thể là do nhiễm trùng đường ruột hoặc các biến chứng tai hại khác.
– Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như do mẹ dùng thuốc nhuận tràng để giảm táo bón, mẹ bị trầm cảm sau sinh, dị ứng thực phẩm, uống quá nhiều nước trái cây…
Xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy
Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không?
Tình trạng tiêu chảy xảy ra là do đường ruột của các mẹ bầu sau sinh vẫn chưa thể hoạt động bình thường, cùng với đó là chế độ ăn uống đặc biệt khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động khó khăn hơn trước. Việc mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và cũng từ đó mới biết được rằng mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì tốt.
Nhìn chung, mẹ cũng không cần quá lo lắng về những vấn đề này. Đối với những trường hợp mẹ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt thì sẽ không gây ảnh hưởng và lây cho bé thông qua đường sữa mẹ. Vì vậy, trong thời gian mẹ bị tiêu chảy thì vẫn có thể cho con bú bình thường. Nếu mẹ biết cách chăm sóc hợp lý thì tình trạng này sẽ hết sau vài ngày.
Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không
Mặc dù vậy mẹ cũng không nên quá chủ quan, nếu tình trạng tiêu chảy đi kèm với các triệu chứng khác như sốt cao, buồn nôn và đi ngoài ra máu thì đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã nghiêm trọng hơn. Lúc này, để đảm bảo an toàn cho con thì mẹ nên tạm dừng việc cho con bú và nên đến bệnh viện để được các bác bác sĩ thăm khám chuẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Khi mẹ phát hiện trẻ cũng có dấu hiệu bị tiêu chảy thì mẹ cũng đừng lo lắng quá. Bởi nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị tiêu chảy không hẳn là do bị nhiễm từ nguồn sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cũng không nên dừng việc cho con bú mà hãy theo dõi tình trạng của bé thêm vài ngày, nếu thấy tiêu chảy kéo dài thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì tốt?
– Men vi sinh: Các men vi sinh này sẽ giúp cung cấp các vi khuẩn sống có lợi đã được đông khô. Những vi khuẩn này có khả năng trấn áp các vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của mẹ được cân bằng.
– Bù nước và điện giải: Tình trạng tiêu chảy đi ngoài liên tục sẽ khiến cơ thể mẹ bị mất nước gây nên tình trạng mệt mỏi và uể oải. Lúc này, mẹ cần phải tạo sự cân bằng sinh hoạt bằng cách uống bù nước và uống Oresol để bù điện giải cho cơ thể.
Mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì tốt
Tuy nhiên, nếu như các triệu chứng tiêu chảy chỉ mới chớm nở ở giai đoạn đầu thì ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để làm giảm tình trạng tiêu chảy tự nhiên và an toàn.
– Bài 1: Dùng khoảng 20gr búp ổi non rửa sạch đem sao sơ qua. Chuẩn bị thêm khoảng 10gr vỏ quýt khô và nướng chín 10gr gừng. Đem tất cả các nguyên liệu cắt nhỏ rồi sắc với 400 ml nước cho đến khi còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
– Bài 2: Dùng khoảng 20gr búp ổi non, 16gr củ sả và 8gr củ riềng. Tất cả đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Đem sao qua rồi sắc lấy nước đặc uống.
– Bài 3: Dùng khoảng 20gr lá ổi kết hợp với 20gr vỏ bưởi đem phơi khô ; 10gr lá chè tươi và 2 lát gừng tươi. Đem tất cả các các nguyên liệu đi sắc lấy nước uống. Khi bị đi ngoài với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, có thể lấy ngay 5 – 7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 – 3 lần.
– Bài 4: Dùng khoảng 20gr búp ổi, 20gr vỏ măng cụt, 10gr gừng nướng, 20gr gạo rang sắc kĩ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, khi bị tiêu chảy mẹ nên uống thêm nước canh, cháo, trà hoa cúc và bạc hà để làm giảm cơn đau bụng và cung cấp nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, sữa chua cũng là một trong những cách giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đặc biệt vẫn tiếp tục cho con bú sữa mẹ để giải tỏa căng thẳng và giúp cơ thể nhanh thoát khỏi tiêu chảy.
Thủy Phan Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Giải Đáp: Mẹ Nên Uống Thuốc Bao Lâu Thì Cho Con Bú An Toàn?
Với những bà mẹ đang trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ, nhất là bé còn đang trong giai đoạn bú mẹ thường rất băn khoăn trong việc có nên sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú và nếu sử dụng thì uống như thế nào để không làm ảnh hưởng đến bé… Tất cả những thắc mắc xoay quanh vấn đề này sẽ được Tiến sỹ – Bác sỹ Cam Ngọc Phượng – Trưởng khoa sơ sinh, bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc chia sẻ trong bài viết say đây:
1. Mẹ có nên uống thuốc khi cho con bú ?
Theo chia sẻ từ bác sĩ Cam Ngọc Phượng, có không ít trường hợp các trường hợp các bà mẹ đến thăm khám và cùng đặt ra chung một thắc mắc là có nên uống thuốc khi cho con bú hay không hay uống thuốc bao lâu thì cho con bú sẽ an toàn…
Thông thường, đối với các loại thuốc dùng cho thai phụ trong giai đoạn sau sinh, chăm sóc con thì sẽ có một số loại thuốc an toàn cho sức khỏe thai phụ lẫn em bé nhưng cũng có những loại thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ cho trẻ. Nguyên nhân là chính là thuốc có thể thải qua sữa mẹ.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ cho biết, hiện nay vẫn còn nhiều điều chưa được nghiên cứu rõ về tác dụng phụ trước mắt và lâu dài của thuốc sử dụng cho cho bà mẹ khi cho con bú.
Do đó, các bác sĩ khuyên trong giai đoạn cho con bú mẹ chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp thật sự cần thiết. Khi dùng hãy dùng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể.
2. Phụ nữ khi cho con bú cần lưu ý điều gì khi dùng thuốc ?
Các loại thuốc dành cho phụ nữ đang cho con bú thường được chia thành 2 loại:
2.1 Thuốc có tác dụng ngắn
Đây là những loại thuốc khi được uống vào cơ thể, sẽ có tác dụng ngay trong vòng 30 – 40 phút. Sau đó thuốc sẽ được thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể sau khoảng 3 tiếng.
Những loại thuốc này các bà mẹ có thể uống sau khi cho em bé xong vì mỗi cữ bú của trẻ thường cách nhau khoảng 3 tiếng và thời gian này đủ để thuốc được thải ra bên ngoài, vì thế cũng sẽ đảm bảo an toàn cho bé hơn.
Phần lớn các trường hợp phụ nữ trong giai đoạn cho con bú sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngắn.
Mẹ có nên dùng thuốc tây trong giai đoạn cho con bú (Nguồn: Internet)
2.2 Thuốc có tác dụng dài
Với những thuốc có tác dụng dài thì nó có thể tồn tại trong cơ thể tới 24 giờ, ở những loại thuốc này các bà mẹ cần nên hạn chế dùng.
Trong trường hợp, mẹ bắt buộc phải dùng các loại thuốc có tác dụng dài thì nên uống tại các thời điểm bé ngủ giấc ngủ dài nhất (có những giấc ngủ bé có thể ngủ từ 6 – 8 tiếng), để khi đến cữ bú tiếp theo của bé thì hàm lượng thuốc cũng đã giảm bớt đi.
Do đó, bác sĩ Phượng cho biết, các chị em cần nên trao đổi với bác sĩ về việc đang trong giai đoạn cho con bú để bác sĩ lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngắn nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
Với các bệnh mãn tính thì các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng dài để tránh việc phải uống thuốc quá nhiều lần trong ngày.
Group Mẹ và Bé VOH – Những bà mẹ thông thái
3. Có cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé khi dùng thuốc ?
Thông thường, các mẹ có thể quan sát những điểm bất thường ở trẻ khi mẹ dùng thuốc nhưng đang trong quá trình cho con bú như sau:
Nếu thấy bé có một trong các triệu chứng trên, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám xem những hiện tượng này là do dấu hiệu bệnh lý hay do tác dụng phụ của thuốc mẹ đang dùng.
Bác sĩ Phượng chia sẻ, cũng sẽ có những trường hợp các bác sĩ bắt buộc phải kê những loại thuốc cho mẹ và chắc chắn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Mẹ cần quan sát những dấu hiệu của trẻ để xem bé có bị tác dụng phụ khi mẹ dùng thuốc hay không (Nguồn: Internet)
Với những trường hợp này, các bà mẹ tuyệt đối không được cho con bú sữa mẹ mà nên vắt bỏ sữa tạm thời trong thời gian dùng thuốc. Các mẹ sẽ được cho con bú lại bình thường theo những hướng dẫn của bác sĩ.
Những trường hợp dùng thuốc không tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho bé ở não bộ như phù não, thoái hóa mỡ ở gan vô cùng nguy hiểm.
4. Đối với bệnh thông thường mẹ có nên tự điều trị tại nhà ?
Có rất nhiều bà mẹ hiện nay vẫn còn rất chủ quan, với những bệnh cảm, ho thông thường họ thường tự ý mua thuốc về sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng một số loại thuốc thông dụng nhưng không có sự tư vấn của bác sĩ có thể gây ra các vấn đề như bé ngủ nhiều, bé bú ít đi hoặc lười bú, mẹ bị giảm tiết sữa…
Do đó, các mẹ cần lưu ý với những loại thuốc chữa cảm, ho hay với những bệnh dị ứng thông thường, các loại thuốc điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng thì sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ gây buồn ngủ cho mẹ, khô đàm và làm giảm tiết sữa.
Theo bác sĩ Phượng, hiện nay cũng vẫn có những loại thuốc điều trị các bệnh thông thường nhưng không có tác dụng gây buồn ngủ. Chính vì thế, các mẹ có thể lựa chọn những loại thuốc phù hợp và an toàn nhất để sử dụng.
5. Những cách khắc phục khi mẹ bị giảm tiết sữa khi dùng thuốc
Để lượng sữa của mẹ có thể phục hồi lại được như lúc ban đầu, các mẹ cần:
Uống nhiều nước để thải bớt lượng thuốc ra đồng thời cũng làm giảm nguy cơ giảm tiết sữa.
Các mẹ nên báo với bác sĩ được đổi sang một nhóm thuốc khác – nhóm thuốc không có tác dụng phụ làm giảm tiết sữa.
Thuốc mẹ uống có thể gây ra một số tác dụng phụ ở trẻ (Nguồn: Internet)
5.1 Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra với trẻ?
Với trẻ, tác dụng phụ thường gặp nhất chính là trẻ thường ngủ nhiều, lười bú (một số trẻ lượng bú sẽ giảm đi một nửa so với bình thường).
Ngoài ra, cũng có thêm một số tác dụng phụ khác mà bé có thể gặp như:
Bác sĩ Phượng cũng cho biết thêm, đối với một số loại thuốc như thuốc ho, thuốc trị tiêu chảy có chứa thành phần cồn trong biệt dược thì chính thành phần cồn này là chất có khả năng gây ngủ và giảm bú ở trẻ.
Do đó, nếu thấy các loại thuốc nào có thành phần cồn trên 20% thì các mẹ không nên dùng khi đang trong giai đoạn cho con bú.
6. Nguyên tắc cần thiết khi sử dụng thuốc các mẹ cần biết
Bác sĩ Phượng cho rằng, các bà mẹ trong giai đoạn cho con bú cần phải có sự cân nhắc giữa lợi và hại trong việc sử dụng thuốc, bởi bất kì loại thuốc nào cũng đều sẽ có hai mặt.
Chính vì thế, các mẹ đừng chủ quan trong việc tự ý sử dụng các loại thuốc trị cảm, ho thông thường vì bản thân những loại thuốc này cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ cho sức khỏe.
Ngoài ra, một số người cho rằng sử dụng các loại thảo dược để trị bệnh thì an toàn, thế nhưng hiện nay rất ít các nghiên cứu khoa học về việc dùng thảo dược sẽ an toàn hơn khi cho con bú. Với một số loại thảo dược khi dùng liều cao vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây tăng huyết áp.
Vì vậy, nếu phải dùng thảo dược thì bác sĩ vẫn nhắc nhở chị em phụ nữ cần phải thận trọng và suy nghĩ liệu rằng có cần thiết phải dùng hay không. Nếu dùng thì các bà mẹ hãy nên nhớ chỉ nên dùng với liều thấp nhất có thể.
Với những bệnh lý phải điều trị lâu dài như bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm… thì việc dùng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngắn, nhằm không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phải uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng thì sẽ không làm ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé bú mỗi ngày.
6.1 Có cần sử dụng những loại khoáng tố khi mẹ bị bệnh ?
Một số phụ nữ sau khi sinh thường hay sử dụng các loại vitamin, tuy nhiên bác sĩ Phượng cho rằng nếu như các mẹ sau khi sinh xong vẫn ăn được, ngủ được thì việc cung cấp các loại vitamin từ thực phẩm sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc phải dùng thuốc.
Một số loại thuốc vitamin thường gây ra tác dụng phụ là táo bón ở phụ nữ và khi bé bú sữa mẹ thì bé cũng sẽ bị táo bón, đau bụng, đầy bụng… Chính vì thế, bác sĩ khuyên không nên lạm dụng các loại thuốc vitamin khi người mẹ vẫn còn khỏe mạnh.
Để nghe lại toàn bộ cuộc trò chuyện cùng bác sĩ, bạn có thể nghe tại audio bên dưới:
Group Mẹ và Bé VOH – Những bà mẹ thông thái
Cập nhật thông tin chi tiết về Người Mẹ Trẻ Nghi Ngờ Giúp Việc Cho Con Nhỏ Uống Thuốc Để Ngủ Li Bì Suốt Ngày trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!