Xu Hướng 6/2023 # Ngộ Độc Thuốc Diệt Côn Trùng Ở Chó # Top 8 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ngộ Độc Thuốc Diệt Côn Trùng Ở Chó # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Ngộ Độc Thuốc Diệt Côn Trùng Ở Chó được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngộ độc Organophosphate và Carbamate ở chó

Các khu vực dễ bị nhiễm bọ chét và ve thường sử dụng nhiều loại thuốc diệt côn trùng (ví dụ: organophosphate và carbamate). Nhưng tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng đặc biệt là sau khi sử dụng hóa chất liên tục hoặc liều nặng có thể gây ngộ độc cho chó.

Triệu chứng và phân loại

Chó tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể không biểu hiện tất cả các dấu hiệu ngộ độc. Trên thực tế, đôi khi thuốc diệt côn trùng sẽ gây ra các biểu hiện ngược của các triệu chứng này, nhưng thường sẽ có một số dấu hiệu cho thấy con chó không khỏe.

Nếu bạn nghi ngờ rằng chó của bạn không khỏe vì tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng, bạn sẽ cần phải đưa chó ra khỏi môi trường độc hại, hoặc ngừng sử dụng thuốc diệt côn trùng và đưa nó đến cơ sở y tế trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Sốt

Nôn mửa

Tiêu chảy

Chán ăn

Trầm cảm

Co giật

Run cơ

Tăng tiết nước bọt

Co đồng tử

Nhịp tim tăng

Thiếu sự phối hợp (tức là, khó đi lại)

Suy hô hấp (ví dụ, khó thở)

Mức độ độc hại của các loại thuốc diệt côn trùng carbamate như methomyl và carbofuran có thể gây co giật và ngừng hô hấp ở chó. Trong khi đó, ngộ độc organophosphate có thể dẫn đến chán ăn mãn tính, yếu cơ và co giật cơ có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần. Một số loại thuốc diệt côn trùng organophosphate thường được sử dụng bao gồm coumaphos, cyothioate, diazinon, fampfhur, fained, phosmet, và tetrachlorvinphos.

Loại ngộ độc tương tự này có thể xảy ra với các sản phẩm thuốc diệt côn trùng trong nông nghiệp, ở cỏ và vườn. Các loại organophosphate của các sản phẩm này là acephate, chlorpyrifos, diazinon, disulfoton, fonofos, malathion, parathion và terbufos. Các loại carbamate của các sản phẩm này là carbofuran và methomyl.

Thuốc diệt côn trùng organophosphate và carbamate ức chế cholinesterase và acetylcholinesterase, các enzyme thiết yếu trong cơ thể. Cholinesterase là enzyme phân hủy acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh.

Do đó, acetylcholine vẫn gắn liền với các thụ thể sau synap của các tế bào thần kinh gây ra sự truyền dẫn thần kinh liên tục, không ngừng đến mô thần kinh, các cơ quan và cơ bắp (cơ trơn và cơ xương). Điều này gây ra co giật và run rẩy.

Nguyên nhân

Ngộ độc có thể xảy ra do sử dụng quá mức, sử dụng sai hoặc sử dụng nhiều loại thuốc diệt côn trùng ức chế cholinesterase; tiếp xúc quá nhiều với thuốc diệt côn trùng trong môi trường xung quanh nhà; hoặc cố ý sử dụng thuốc diệt côn trùng ở trong nhà hoặc trên sân lên chó.

Chẩn đoán

Nếu chó của bạn được chẩn đoán là có lượng thuốc diệt côn trùng ở mức độc hại trong cơ thể, bác sĩ thú y sẽ ngay lập tức làm ổn định và khử trùng cho thú cưng. Bác sĩ thú y cũng sẽ đưa ra một phương pháp điều trị chống độc cho chó

Bạn sẽ cần phải cung cấp bệnh sử toàn diện của chó, sự khởi phát các triệu chứng và các sự việc có thể dẫn đến tình trạng này. Nếu bạn biết loại độc tố mà thú cưng đã tiếp xúc hoặc bạn có một mẫu độc tố đó, bạn nên mang theo để bác sĩ có thể điều trị tình trạng ngộ độc tốt hơn. Bác sĩ thú y sau đó sẽ gửi một mẫu máu đến một phòng thí nghiệm có kinh nghiệm trong việc xử lý các mẫu của động vật. Kết quả dương tính được xác nhận khi cholinesterase trong máu thấp hơn 25% mức bình thường.

Điều trị

Tùy thuộc vào thời gian kể từ khi thú cưng nuốt phải chất độc (nếu tiếp xúc qua ăn uống), bác sĩ thú y có thể gây nôn cho thú cưng. Bác sĩ cũng có thể làm sạch dạ dày của thú cưng bằng một ống thông (rửa), và sau đó dùng than hoạt tính để giải độc và trung hòa mọi loại thuốc diệt côn trùng còn lại. Phương pháp điều trị chống độc đặc hiệu cho độc tố cũng sẽ được cung cấp cho thú cưng của bạn. Điều trị thêm có thể bao gồm việc sử dụng lồng oxy nếu thú cưng của bạn bị khó thở, và liệu pháp truyền dịch nếu thú cưng của bạn không thể uống hoặc chán ăn.

Những con chó bị co giật sẽ được dùng thuốc chống co giật để ngăn các cơn co giật. Nếu tiếp xúc với chất độc qua da, bác sĩ thú y sẽ sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ chất độc còn sót lại từ lông và da của thú cưng của bạn.

Chăm sóc

Chó của bạn càng được điều trị sớm sau khi tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng organophosphate hoặc carbamate thì tiên lượng càng tốt. Tránh sử dụng thuốc diệt côn trùng bằng phương pháp điều trị bọ chét hoặc ve trên động vật bị bệnh hoặc suy nhược, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể dễ dàng hơn do hệ miễn dịch bị suy yếu.

Nếu chó của bạn cần được điều trị bọ ve trong khi nó đang phục hồi, hoặc nếu nó bị bệnh vì bất kỳ lý do nào khác, hãy yêu cầu bác sĩ thú y đưa ra một số lựa chọn thay thế cho phương pháp điều trị hóa học. Organophosphate và carbamate đều ức chế enzyme cholinesterase; sử dụng cả hai cùng một lúc có thể là một liều thuốc diệt côn trùng độc hại.

Và như thường lệ, hãy đọc hướng dẫn trên nhãn thuốc diệt côn trùng trước khi sử dụng chúng.

Cảnh Báo Ngộ Độc Thuốc Diệt Chuột Thế Hệ Mới

Theo chúng tôi Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai: Hiện Trung tâm đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới với bệnh cảnh hoàn toàn khác so với ngộ độc thuốc diệt chuột trước đây.

Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhân nam 59 tuổi, ở Hưng Yên. Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân đã uống 6 gói thuốc diệt chuột dạng bột do nhầm tưởng những gói bột này là ngũ cốc. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột kháng vitamin K. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm chống độc ở ngày thứ 3 sau khi đã được điều trị ở tuyến dưới. Khi nhập viện, bệnh nhân đã trong tình trạng rất nặng, rối loạn đông máu và tiếp tục được sử dụng thuốc giải độc. 

Trường hợp thứ 2 cũng là một bệnh nhân nam, 39 tuổi, ở Hà Nội. Được biết, bệnh nhân này có tiền sử rối loạn tâm thần. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng nôn khan, vẫn tỉnh táo, không co giật. Theo lời kể của người nhà, trước đó bệnh nhân đã uống 4 viên thuốc diệt chuột Storm (giống viên kẹo màu xanh nước biển). Hiện bệnh nhân đang được điều trị tích cực và sử dụng thuốc giải độc.

Theo bác sĩ Nguyên, những năm gần đây, Trung tâm tiếp nhận cấp cứu rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới. Nếu các thuốc diệt chuột thế hệ cũ cách đây 10-20 năm, hầu hết nhập lậu từ Trung Quốc, gây co giật, hôn mê, loạn nhịp tim, đã bị cấm và ít xuất hiện trở lại, thì ngày nay các loại thuốc thế hệ mới gây chảy máu do kháng vitamin K. Những chất này gây độc diễn biến âm thầm và trong 3 ngày đầu, bên ngoài biểu hiện bình thường nhưng sau thời điểm này xuất hiện các dấu hiệu chảy máu ở răng, mũi, da, tiêu hóa…Có những người chỉ chảy máu nặng khi sau chấn thương, va chạm, sau các thủ thuật tác động qua da khi đi khám chữa bệnh (tiêm, chọc, tán sỏi,…). Bệnh nhân vì nhiều lý do không khai thật đã uống thuốc diệt chuột nên bác sĩ dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.

Bác sĩ Trung tâm Chống độc đang thăm khám cho bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới

Hoặc có những trường hợp sử dụng thuốc diệt chuột không an toàn, thậm chí lạm dụng đã dẫn tới thuốc diệt chuột lẫn với thức ăn, nước uống hoặc có thể ngấm qua da, có thể một lượng lớn ngay lập tức hoặc ăn uống, ngấm dần qua da, tích lũy liều và gây ngộ độc chậm tới nhiều ngày sau mà không biết. Có thể nói bức tranh về bản chất không khác, trước đây, với các thuốc diệt chuột Trung Quốc khi cả gia đình hoặc nhiều người đột nhiên bị co giật, tử vong không rõ nguyên nhân, thậm chí nghĩ do ma ám,,…thì nay nhiều người hoặc một ai đó tự nhiên chảy máu rất dễ dàng không rõ nguyên nhân. Đã có gia đình cả vợ và chồng cùng bị chảy máu, khẳng định với bác sỹ chỉ dùng thuốc diệt chuột ở ruộng, đến viện xét nghiệm trong máu vẫn còn hóa chất diệt chuột trong máu. Hoặc có người tự nhiên tiện ra máu, đi khám ở bệnh viện cơ sở thấy có sỏi, bác sỹ chẩn đoán đái máu do sỏi thận, được tán sỏi, sau tán sỏi lại thấy đái máu nặng thêm, chảy máu to ở quanh thận,…

Các thuốc diệt chuột thế hệ mới rất phong phú, đa dạng về hình thức, chủng loại, màu sắc: Có dạng viên giống viên kẹo màu xanh, hồng, đỏ, trắng; có dạng dung dịch giống siro hay dạng bột…Người dân có thể dễ dàng mua các loại thuốc diệt chuột này ở các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật hay các xe bán hàng rong. Ai cũng có thể mua được thuốc diệt chuột ở bất cứ đâu. mua từ người bán rong đến mua ở quầy bán các đồ gia dụng, thú y, vật dụng làm vườn,…Việc sử dụng không an toàn, tràn lan, lạm dụng, tự tử,…rất dễ gây ngộ độc.

Các hóa chất diệt chuột thuộc nhóm kháng vitamin K (gây chảy máu) có rất nhiều, cổ điển là warfarin (tác dụng ngắn, thường chỉ vài tuần hết tác dụng), nay có nhiều hóa chất mới được gọi là superwarfarin (như bromadiolone, flocoumafen, brodifacoum, diphacinone,…). Các hóa chất này lại thường được gọi dưới cái tên rất nhẹ nhàng “thuốc diệt chuột sinh học”. Thực tế, tất cả vẫn là các hóa chất thế hệ mới có độc tính còn cao hơn rất nhiều, thậm chí rất cao. Khi các chất này vào cơ thể chuyển hóa và thải trừ rất chậm, trong 72 giờ đầu có thể chưa biểu hiện gì, nhưng âm thầm chỉ theo dõi xét nghiệm đông máu hàng ngày mới biết, tác dụng cũng rất dài, độc tính kéo dài thường nhiều tháng, có thể tới hàng năm. Thường các bệnh nhân sau khi được cấp cứu, dùng thuốc giải độc ổn định, cần duy trì đơn thuốc và hẹn khám lại nhiều lần, có khi cả năm thì ngộ độc mới đỡ dần và hết. Tuy nhiên, các bệnh nhân thường chủ quan hoặc bận rộn với cuộc sống nên hết thuốc lại không đi khám tiếp lấy đơn thuốc trong khi chất độc vẫn còn trong người, kết quả là lại bị chảy máu và vào viện cấp cứu tiếp.

Trung tâm chống độc khuyến cáo, người dân cần rất thận trọng với các loại hóa chất diệt chuột và hậu quả ngộ độc hiện nay:

Về phát hiện, điều trị ngộ độc các hóa chất diệt chuột loại gây chảy máu:

-         Khi phát hiện có người uống hóa chất diệt chuột:

+       Cần đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

+       Tại bệnh viện, các bác sỹ sẽ cấp cứu, đặc biệt khi mới uống xong trong vòng 6 giờ thì cần cho người bệnh uống than hoạt tính, rất an toàn và hiệu quả, giảm được độc tính kéo dài cho bệnh nhân.

+       Sau uống hóa chất diệt chuột chưa có biểu hiện gì thì không được chủ quan, vẫn cần theo dõi và điều trị tại bệnh viện ít nhất 72 giờ, bác sỹ sẽ xét nghiệm lại và quyết định cho ra viện hay điều trị tiếp.

+       Bệnh nhân khi đã được xác định bị ngộ độc, không được tự bỏ thuốc mà phải tuân thủ đúng theo đơn và khám lại theo hướng dẫn. Bác sỹ là người điều chỉnh và quyết định khi nào việc chữa ngộ độc hoàn tất (thường mất nhiều tháng).

-         Với các cơ sở y tế: cảnh giác với các bệnh nhân rối loạn đông máu, chảy máu, đặc biệt khi các nguyên nhân không rõ ràng.

Để phòng tránh ngộ độc các hóa chất diệt chuột, cần đến:

-         Với người dân:

+       Hạn chế diệt chuột bằng bả hay bằng thuốc diệt chuột.

+       Khi mua hóa chất diệt chuột: Chỉ mua hóa chất diệt chuột ở quầy kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật hoặc cơ sở có đăng ký. Chỉ mua các sản phẩm có đăng ký lưu hành ở trong nước và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi mua về phải có thông tin đầy đủ, rõ ràng về hóa chất.

+       Khi sử dụng hóa chất diệt chuột: sử dụng hóa chất diệt chuột (làm bả, đặt bả chuột) phải xa và cách biệt hẳn so với nơi ở, nơi ăn uống, đặc biệt xa thức ăn, nước uống, xa trẻ em. Trẻ em không thể với tới hoặc mở ra được. Gia đình có người bị bệnh tâm thần hoặc lẫn lộn thì không nên để các hóa chất độc trong khuôn viên nhà ở.

+       Không dự trữ các hóa chất độc hại, bao gồm hóa chất diệt chuột tại gia đình.

-         Với cơ quan quản lý: Cần quản lý chặt các sản phẩm hóa chất diệt chuột, quản lý việc bán (cấm người bán rong bán các hóa chất diệt chuột hay các hóa chất độc hại, chỉ các cơ sở hoặc quầy có đăng ký mới được kinh doanh các hóa chất diệt chuột hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật nói chung) và quản lý việc mua (làm sao trẻ em, người bị bệnh tâm thần không thể mua được, cần lưu lại danh tính và nhận dạng của người mua,…)

Bài, ảnh: M.Thanh

Thuốc Diệt Chuột Có Gây Ngộ Độc Cho Chó Mèo ? Dấu Hiệu &Amp; Triệu Chứng

NGỘ ĐỘC Ở CHÓ VÀ MÈO KHI ĂN PHẢI THUỐC CHUỘT

Chó và mèo thường sẽ là người đầu tiên ăn phải thuốc chuột

Với nhiệt độ giảm và thức ăn của mùa hè sẽ dần cạn kiệt, chuột bắt đầu tìm những nơi ấm áp như bên trong ngôi nhà để trú ẩn và tìm kiếm thức ăn, chuột cũng có thể tìm thấy trong nhà để xe, nhà kho và chuồng trại. Để đối phó với chuột khi chúng vào nhà, nhiều người thường chọn thuốc diệt chuột (dạng bả) như một loại vũ khí để chống lại loài gây hại này. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy dễ chịu khi dùng phương án này bởi lo ngại cho sự an toàn của thú cưng nuôi trong nhà.

Thật không may, với bản tính hiếu kỳ của mình, mèo và chó thường sẽ là người đầu tiên dùng mồi. Nhưng điều đó là chưa đủ, chúng còn có thể gặp nguy hiểm nếu ăn phải những con chuột đang bị ảnh hưởng bởi thuốc! Dấu hiệu độc tính của thuốc diệt chuột sẽ xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào loại thuốc chuột mà chó mèo ăn phải. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp bao gồm:

Những dấu hiệu ngộ độc thuốc diệt chuột ở chó và mèo

Bầm tím hoặc xuất huyết (chấm đỏ nhỏ – thường thấy ở nướu, tai trong)

nướu nhạt

Sốt cao

Đứng đồng tử

Co giật mạnh

Nôn (có thể có máu)

Ho (có thể có máu)

Sùi bọt mép

Chậm chạp hoặc yếu đuối

Có vấn đề về hô hấp (ví dụ, khó thở, thở nhanh)

Nhịp tim nhanh

Chảy máu không kiểm soát (thường được xem là chảy máu cam hoặc dễ bầm tím)

Luôn khát và đi tiểu nhiều hơn

Nước tiểu thường đổi màu

Dấu hiệu ngộ độc sẽ phụ thuộc vào loại thuốc diệt chuột mà chó mèo ăn (thành phần hoạt chất), cũng như lượng ăn, trọng lượng của thú cưng và thời gian kể từ khi chúng ăn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào với thú cưng của mình, hoặc nghi ngờ rằng chúng có thể đã ăn thuốc diệt chuột thì phải nhanh chóng đưa chúng đến bác sĩ thú y để đánh giá tình trạng. Thời gian thực sự quan trọng với ngộ độc thuốc chuột.

Ngay cả khi bạn không thấy bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào ở chó và mèo, hoặc nghi ngờ rằng chúng đã ăn thuốc diệt chuột, bạn cần phải gọi ngay cho trung tâm thú y. Thuốc diệt chuột rất giỏi trong “công việc” của chúng là giết chóc. Các sản phẩm này không quan tâm là chuột hay chó hay là mèo, chúng chỉ cần đi vào cơ thể động vật và phát huy tác dụng chết chóc của mình. Càng sớm mang thú cưng đến thú y cơ hội cứu được càng cao.

Ngoài ra, nhiều loài động vật nuôi khác trong nhà cũng có triệu chứng ngộ độc khi ăn phải bả chuột như gà, vịt, ngỗng, khỉ, trâu, bò hoặc thậm chí là chim.

Mối nguy hiểm luôn rình rập xung quanh nhà

Ngay cả khi bạn không sử dụng thuốc diệt chuột vẫn phải hết sức thận trọng với mèo và chó của bạn vì hàng xóm hoặc các nhân viên địa phương có thể sẽ sử dụng để kiểm soát đàn chuột trong khu vực. Và hãy ghi nhớ điều này khi đi du lịch cùng thú cưng của bạn, một số khách sạn hoặc nhà cho thuê có thể sử dụng thuốc diệt chuột để bảo vệ cơ sở của họ!

Tất cả các sản phẩm diệt chuột đều không giống nhau

Nhiều loại thuốc diệt chuột hoạt động theo nhiều cách khác nhau, đa phần làm các loài gậm nhắm bị chảy máu kéo dài, một số loại giết chết chuột bằng cách gây suy thận, số khác tác động và phá hủy quá trình chuyển hóa tế bào trên toàn cơ thể. Sự khác biệt trong “phương thức hoạt động” này là vô cùng quan trọng, vì mỗi phương pháp đều mang tiên lượng riêng và yêu cầu điều trị khác nhau. Kiểm tra bài viết này để biết thêm thông tin về sự khác biệt (tức là cách chúng tiêu diệt) giữa các loại động vật gặm nhấm khác nhau.

Cấp cứu chó mèo khi ăn phải bả diệt chuột

Điều đầu tiên khi phát hiện mèo hoặc chó của bạn ăn phải thuốc chuột là phải giữ bình tĩnh. Cố gắng xác định thời gian chúng đã nuốt phải là bao lâu, nguy kịch hay chưa để có phương án chính xác.

Giúp thú cưng nôn sạch những thứ đã ăn ra ngoài

Việc gây nôn đúng cách sẽ quyết định đến 80% cơ hội cứu sống chú chó của bạn nếu ăn phải bả chuột. Dùng dung dịch oxy già 3% với liều lượng 1 muỗng cà phê cho 3-5 kilogam trọng lượng của thú cưng. Cho thú cưng của bạn uống 3-4 lần và mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút cho đến khi chúng nôn ra toàn bộ những thứ trong bụng, dùng thêm chanh vắt trực tiếp vào miệng để giúp chúng nôn nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi chó mèo ăn phải bả chuột trong vòng 2 giờ. Nếu sau 2 giờ, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn cần đưa đến trạm thú y gần nhất.

Làm sạch đường ruột của động vật bằng nước gừng

Để đảm bảo không còn dư lượng nào trong dạ dầy của động vật, bạn cần phải rửa sạch chúng bằng cách cho thú cưng uống nước đậu xanh hoặc gừng. Việc này sẽ giúp chú chó của bạn thải độc rất tốt, tăng cơ hội sống sót.

Mẹo để bảo vệ vật nuôi của bạn khỏi bả chuột

Đảm bảo chó luôn được xích trong phạm vi ngôi nhà, đừng để chúng đi ra đường

Nhặt rác mỗi ngày xung quanh nhà để kiểm tra các dấu hiệu bất thường

Giữ mèo trong nhà.

Nếu có sử dụng thuốc diệt chuột hãy đảm bảo rằng chó mèo của bạn không tìm đến được để tránh chúng bị ngộ độc

Yêu cầu hàng xóm của bạn không để bất kỳ chất độc chuột trong sân của họ, hoặc cho bạn biết trước nếu họ có kế hoạch.

Hỏi về việc có hay không sử dụng thuốc chuột quanh khu vực sinh sống nếu bạn chuyển đến một ngôi nhà mới.

Yêu cầu khách sạn cung cấp thông tin việc có sử dụng thuốc diệt trong khu vực khách sạn hay không nắm bắt tình hình

Nếu bạn có nhu cầu mua thuốc diệt chuột, vui lòng liên hệ với Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website của chúng tôi.

Bị Côn Trùng Đốt Nên Bôi Thuốc Gì Cho Hiệu Quả Và An Toàn!

Mỗi loài côn trùng khi tấn công cơ thể con người đều có biểu hiện khác nhau. Thông thường, khi bị côn trùng đốt có những biểu hiện sau đây:

Khi đã cắn, côn trùng thường tiết ra phần nước bọt khiến làm tổn thương vùng da quanh vết cắn, làm cho da bạn trở nên sưng, đỏ và ngứa.

Độc tố tiết ra từ vết đốt làm cho da sưng, ngứa hoặc đỏ, có thể gây đau nhưng đại đa số đều vô hại. Vùng da bạn bị đốt thường sẽ bị tiếp tục đau, ngứa vài ngày.

Độ nặng nhẹ của vết cắn hoặc đốt tùy thuộc vào các loại côn trùng và độ nhạy cảm của cơ thể.

Người bị côn trùng đốt sẽ có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Khi tác động lên da nhiều sẽ dẫn đến tổn thương da gây nhiễm trùng.

Trong một số ít thường hợp có thể dẫn đến phản ứng dịứng nghiệm trọng đòi hỏi phải có sự điều trị y tế ngay lập tức.

Có rất nhiều giải pháp để khắc phục khi côn trùng cắn. Câu hỏi bị côn trùng cắn bôi thuốc gì sẽ là điều được nhiều người thắc mắc.

Bị côn trùng cắn bôi thuốc gì là hiệu quả nhất

Ngoài việc tìm những loại thuốc đặc trị những loại côn trùng đốt, trước tiên hãy sơ cứu bởi những khuyến cáo của các chuyên gia ngay sau đây: Đầu tiên, hãy rửa vùng da bị đốt hoặc cắn bằng nước và xà phòng và chườm lạnh vết thương để giảm sưng.

Không chạm trực tiếp vào vùng da bị tổn thương để tránh nhiễm trùng. Nếu bạn bị đau hoặc khi vết thương gây sưng tấy lên, hãy dùng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen.

Nếu bị dịứng nghiệm trọng bác sĩ sẽ kê toa điều trị hoặc chuyển bạn đến bệnh viện để điều trị.

Sau đó bạn có thể sử dụng 3 loại thuốc đặc trị các vết do côn trùng cắn như kem bôi Muhi, Chicco, Fenistil…

Kem thoa Chicco chữa côn trùng cắn

Với công dụng làm dịu đi những vết đốt của côn trùng một cách nhanh chóng, không gây kích ứng cho làn da của người dùng, kem Chicco là một trong những loại thuốc trị mụn nhọt, vết do côn trùng đốt hiệu quả nhất!

Cách dùng: như sau Dùng Chicco lăn trực tiếp lên vết đốt. Hãy sử dụng ngay khi phát hiện cảm giác ngứa rát khó chịu tại vết đốt.

Bạn có thể mua sản phẩm này tại các cửa hàng tạp hóa hoặc nhà thuốc trên toàn quốc.

Bôi gel trị của Đức Fenistil

Bị côn trùng cắn bôi thuốc gì hiệu quả, Bạn có thể tham khảo sản phẩm kem bôi đến từ Đức an toàn và nhẹ dịu. Đặt biệt sản phẩm này có thể dùng cho trẻ nhỏ.

Làm mát ngay lập tức và giảm cảm giác sưng đau, do các vết côn trùng đốt gây ra.

Dùng cho nhiều trường hợp khác như cháy nắng, các vết bỏng, mề đay, chàm,…

Cách dùng: Bôi trực tiếp lên vết côn trùng đốt với liệu trình 3 lần/ ngày sau khi vết đốt không còn sưng nữa

Kem bôi Muhi trị côn trùng cắn hiệu quả

Kem trị muỗi đốt Muhi chứa thành phần Diphenhydramine Hydrochloride cùng với tinh dầu được chiết suất từ cây bạc hà được nghiên cứu có công dụng giúp làm giảm các nốt sưng, giảm ngứa và giúp bạn hạn chế tối đa việc hình thành sẹo trên da sau khi nốt côn trùng đốt đã lành.

Bạn nên bôi trực tiếp lên các nốt hoặc vùng da bị côn trùng đốt. Nên sử dụng ngay sau khi côn trùng đốt để đạt hiệu quả cao nhất

Để mua được sản phẩm chính hãng hãy lựa chọn tại các shop đồ Nhật chính hãng hay chọn đồ xách tay ở Nhật.

Bên cạnh sử dụng những sản phẩm trên, bố mẹ cũng nên quan tâm “trẻ bị côn trùng cắn nên bôi thuốc gì?” cũng có thể sử dụng những loại kem có thành phần corticoid hoặc kem phenaegan. Tuy nhiên, nhờ những thành phần này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như làm teo da, rối loạn chuyển hóa chất,… nếu sử dụng quá liều. Vì vậy, bố mẹ cũng phải đặc biệt thận trọng trong khi sử dụng những sản phẩm chứa corticoid và phenaegan. Tốt nhất bạn không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Qua những thông tin ở trên, câu hỏi ” bị côn trùng cắn bôi thuốc gì ” đã giúp chị em có câu trả lời chi tiết nhất. Hãy bảo vệ cho bạn cũng như người thân trong gia đình để có 1 cuộc sống lành mạnh nhất!

TÌM HIỂU THÊM:

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI!

FACEBOOK: https://www.facebook.com/thuoctriseousa

Email: kemtriseo.com.vn@gmail.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngộ Độc Thuốc Diệt Côn Trùng Ở Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!