Xu Hướng 6/2023 # Nghiên Cứu Mới: Vì Sao Chó Có Thể Hiểu Tiếng Người? # Top 13 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nghiên Cứu Mới: Vì Sao Chó Có Thể Hiểu Tiếng Người? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Nghiên Cứu Mới: Vì Sao Chó Có Thể Hiểu Tiếng Người? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó là người bạn thân thiết của con người.

Điều này giải thích tại sao người bạn tốt nhất của con người lại phấn khởi khi chúng ta nói “đi dạo” hoặc khi chúng ta đáp lại chúng bằng một giọng điệu trìu mến.

Hơn chục con chó được huấn luyện để nằm yên trong máy quét cộng hưởng từ giúp các nhà khoa học có thể theo dõi não của chúng hoạt động như thế nào khi các món đồ chơi được treo phía trên cao.

Khi nhóm nghiên cứu sử dụng các từ chính xác để mô tả những món đồ chơi, hoặc nói những từ vô nghĩa, các khu vực khác nhau trong não của lũ chó sáng lên.

Giáo sư thần kinh Gregory Berns thuộc Đại học Emory (Mỹ) cho biết: “Chó có thể có khả năng và động lực khác nhau để học và hiểu lời nói của con người. Chúng dường như cho thấy biểu hiện thần kinh trước ý nghĩa của các từ mà chúng đã được dạy, chứ không chỉ là những phản xạ có điều kiện cấp thấp giống như những phản xạ mà nhà bác học người Nga Pavlov đã phát hiện ra”.

Ashley Prichard, tác giả đầu tiên của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tâm lý của Bern, cho biết:”Nhiều chủ chó nghĩ rằng chó của họ biết ý nghĩa của một số từ, nhưng thực sự không có nhiều bằng chứng khoa học để chứng minh điều đó. Và chúng tôi muốn lấy dữ liệu từ chính con chó đó chứ không chỉ dựa trên nhận định của người chủ sở hữu”.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào các vấn đề xung quanh cơ chế hoạt động của não bộ của chó khi nghe một người nói, thậm chí là cả khi chúng chỉ nghe thấy một từ. Berns cho biết:”Chúng tôi biết chó có khả năng xử lý ít nhất một số khía cạnh trong ngôn ngữ của con người vì chúng có thể học cách làm theo các mệnh lệnh bằng lời nói”.

Trong nghiên cứu mới nhất, được xuất bản trên tạp chí Frontiers in Neuroscience, chủ nhân của 12 con chó khác nòi đã huấn luyện chó của họ trong nhiều tháng với mục đích đi tìm và mang về hai đồ vật khác nhau khi họ gọi tên các đồ vật. Để dễ phân biệt, họ đã lựa chọn món đồ thứ nhất là một con thú nhồi bông, còn món thứ hai là một đồ chơi cứng hơn bằng cao su. Sau khi mang những món đồ này về cho chủ nhân, những con chó sẽ được thưởng bằng đồ ăn hoặc được khen ngợi.

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện nói trên, con chó được đặt vào vị trí máy quét còn người chủ đứng ở chỗ trống, và trong những khoảng thời gian nhất định, họ nói tên món đồ mà con chó phải tìm rồi cho con chó xem món đồ đó.

Prichard nói: “Chúng tôi hy vọng sẽ thấy những con chó phân biệt được sự khác nhau giữa những từ mà chúng biết và những từ chúng không biết. Và điều đáng ngạc nhiên là kết quả đi ngược lại với nghiên cứu về con người, khi con người thường cho thấy sự kích hoạt thần kinh tốt hơn cho những từ đã biết hơn là những từ mới lạ.”

Nghiên cứu này cũng không hoàn toàn cho thấy lời nói là cách hiệu quả nhất để chủ sở hữu giao tiếp với con chó của mình.

Trên thực tế, các nghiên cứu khác gần đây của cùng nhóm các nhà khoa học cho thấy hệ thống thần kinh củng cố của chó đồng bộ hơn với tín hiệu thị giác và khứu giác so với tín hiệu thu được từ lời nói.

Prichard cũng giải thích thêm: “Khi mọi người muốn dạy cho con chó của họ một điều gì đó, họ thường sử dụng khẩu lệnh bởi vì đó là thói quen của con người. Tuy nhiên nhìn từ góc độ nhận thức của chó, một lệnh trực quan có thể hiệu quả hơn, giúp con chó tiếp thu nhanh hơn.”

H.K

Loài Chó Có Thể Hiểu Tiếng Người Tốt Hơn Chúng Ta Tưởng

Phân tích bằng máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) cho thấy, khi nghe được các cụm từ hoàn toàn mới và với các cụm từ đã từng được gặp trước đó, não bộ của chó sẽ sinh ra các tín hiệu khác nhau. Dù chưa đủ chứng cứ để khẳng định những chú chó có thực sự “hình dung” được nội dung lời nói hay không, nhưng phân tích đã chứng minh được một dạng nhận thức đã diễn ra khi chúng nghe được các từ ngữ.

Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là một bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu cơ chế xử lý ngôn ngữ ở loài chó. Các phản ứng não bộ phát hiện được đều hình thành từ dữ liệu do con vật tự thu nạp được thay vì quan sát hành động của con người. Một thành viên trong nhóm, nhà khoa học thần kinh Gregory Berns (Đại học Emory, Atlanta) cho biết: “Chúng tôi đã nhận thấy ở loài chó khả năng xử lý ngôn ngữ con người, ít nhất một phần nào đó, do chúng có thể được huấn luyện và tuân theo chỉ thị bằng ngôn từ.” Các nghiên cứu trước đó đều cho rằng sự tuân lệnh ở loài chó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như ánh mắt, cử chỉ và biểu cảm trên gương mặt người chủ.

Nghiên cứu được thực hiện trên 12 con chó thuộc các giống khác nhau. Trong vài tháng, các chú chó sẽ được chủ nhân huấn luyện để phân biệt hai vật khác nhau và mang về vật đúng theo tên gọi. Khi các chú chó biểu hiện khả năng xác định đúng vật thể, các nhà nghiên cứu sẽ bắt tay thực hiện chụp cộng hưởng từ. Những người chủ chó sẽ đứng ở đầu kia của máy cộng hưởng từ và đọc tên vật thể chú chó đã được huấn luyện, đồng thời nói những từ vô nghĩa mà chú chó chưa hề nghe trước đó. Mỗi lượt nói tương ứng với một vật bất kỳ được giơ lên, có thể là vật chó đã gặp trong đợt huấn luyện hoặc không.

Khi tổng hợp các kết quả, các nhà khoa học đã phát hiện có sự gia tăng hoạt động não bộ khi con vật tiếp xúc với các từ mới và vật thể mới. Họ cho rằng có thể vì muốn làm chủ nhân hài lòng nên những chú chó đã cố gắng hiểu hết những gì chúng được nghe. Kết quả này đã nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học và trái ngược hoàn toàn với kết quả nghiên cứu tương tự trên con người. Chúng ta thường biểu hiện hoạt động thần kinh tốt hơn khi gặp các từ ngữ quen thuộc hơn khi gặp từ mới.

Các phản ứng não bộ ở chó tuy xảy ra liền mạch nhưng xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau. Trên một nửa số chó tham gia thí nghiệm, phản ứng xảy ra ở phần vỏ não thuộc đỉnh thái dương (để phân biệt các mệnh lệnh), trong khi xuất hiện ở nhiều khu vực khác như quanh vùng thái dương (đảm nhận chức năng xử lý âm thanh ở người), hạch hạnh nhân (điều khiển cảm xúc), nhân đuôi (điều khiển chức năng học tập và vận động) và đồi não (chuyển tiếp các tín hiệu vận động và thụ cảm). Đây cũng có thể là một hạn chế trong nghiên cứu lần này, khi các giống chó khác nhau sẽ có cách xử lý mệnh lệnh khác nhau.

Do đó, vẫn chưa dám chắc liệu chó có thực sự hiểu nội dung chúng ta nói là gì không, nhưng dường như chúng đủ thông minh để nhận diện một số lượng từ tối thiểu. Theo Berns, loài chó có thể có nhiều khả năng và động lực khác nhau để học và hiểu tiếng người, nhưng có vẻ chúng đã sở hữu khả năng nhận diện từ ngữ ở cấp cao hơn phản ứng có điều kiện cấp thấp từng được nhà sinh lý học I.P.Pavlov phát hiện.

Phạm Nhật (Theo Science Alert)

Ve Chó Có Thể Gây Chết Người, Làm Sao Để Tránh?

Những gia đình có nuôi chó, mèo, nguy cơ ve chó có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người là rất cao.

Khi bị ve cắn, vết cắn thường không bị sưng tấy, không đau cũng không ngứa nên bạn có thể lầm tưởng là nó không nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng có thể gây chết người đấy, bạn phải làm gì để không bị rơi vào tình trạng như thế?

Vết ve cắn thường vô hại và không có triệu chứng gì. Tuy vậy nếu bạn bị dị ứng với ve cắn thì bạn sẽ bị đau và sưng nơi ve cắn, hoặc có cảm giác phỏng rát, thậm chí khó thở.

Nhưng trong ve chó mang nhiều tiềm ẩn các căn bệnh khác nhau.

Các triệu chứng tiềm tàng có thể là:

– Vết đỏ hoặc ban ở gần vùng bị cắn.

– Đau đầu và buồn nôn.

– Đau cơ.

– Sốt hoặc cảm thấy lạnh buốt.

– Sưng bạch huyết.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy:

– Bạn không thể gỡ ve ra.

– Đầu ve vẫn còn dính trên da. (Chú ý: nếu bạn thấy phần lấy ra ngọ ngoạy tức là bạn đã lấy toàn bộ đầu và thân ve ra ngoài).

– Sau khi bị ve cắn khoảng 2 tuần, nạn nhân bị sốt hoặc phát ban.

Cách phòng ngừa ve chó cắn

– Tắm sau khi đi dạo cũng giúp loại bỏ ve trên người. Bởi vết ve cắn không đau hay ngứa nên thường con bạn sẽ không phát hiện được chúng.

– Hãy kiểm tra tóc, da đầu, cổ, nách và bẹn vì đó là những địa điểm yêu thích của ve. Loại bỏ ve kịp thời có thể giúp tránh nhiễm trùng, bởi để ve có thể truyền được bệnh phát ban, nó cần hút máu ít nhất trong vòng 24 giờ. Ve sẽ dễ dàng loại bỏ hơn nếu chúng bị lấy ra khi chưa dính chặt vào da.

– Hãy chăm sóc và tắm rửa chó cưng của bạn thường xuyên vào mùa xuân và mùa hè để kiểm tra và bắt ve ra ngay nếu bạn phát hiện.

Nội Dung Khác

Vì Sao Thịt Chó Nam Định Lại Ngon Nức Tiếng

Nam Định không những nổi tiếng với các món ăn dân dã trứ danh như: Phở bò, bánh nhãn, kẹo sìu châu…mà còn món ăn bình dân nức tiếng khác là món thịt chó thui rơm.

Ở Nam Định, thịt chó nổi tiếng nhất là Cầu Vòi, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Đông Nam. Cầu Vòi thuộc huyện Nam Trực, một cây cầu nhỏ nhưng 2 bên đường san sát quán thịt chó mèo với đủ các món từ truyền thống cho đến cải biên. Quán xá cũng đa dạng từ bình dân cho đến máy lạnh, phòng rộng để tổ chức liên hoan họp mặt.

Cách chọn chó để thịt cũng là nghệ thuật, ở Nam Định, văn hoá phổ biến là nhà có công việc thì thường nuôi chó trước để thịt, chó nuôi khoảng 6 tháng là thịt ngon nhất, chó vừa mềm mà lại không non. Vào ngày giỗ chạp cũng thịt chó, cỗ cúng làm riêng còn người tới dự đương nhiên là món khoái khẩu vẫn là “mộc tồn”. Chưa biết lý giải tại sao nhưng tôi nghĩ thịt chó có thể làm được nhiều món và kinh tế nhất, nhiều chất đạm.

Người ta thường gọi là “Cầy tơ 7 món”. Vậy 7 món đấy là những món gì? Xin thưa, 7 món chính của cầy tơ là: Luộc (hấp); nướng, chả chìa, nhựa mận, xáo măng, sườn non áp chảo và mòn lòng dồi. Để làm được những món này đòi hỏi người nấu phải có kinh nghiệm và khéo léo nữa.

Thịt chó Nam Định ngon nhờ cách chế biến với đầy đủ riềng, mẻ, mắm tôm. Riềng được chọn để chế biến là riềng nếp, màu đỏ tím, nhỏ nhỏ nhưng rất thơm và cay. Ở quê thì nhà nào cũng nuôi 1 hũ mẻ (loại cơm nguội lên men có vị chua). Mẻ tự nuôi sẽ chua thanh và thơm hơn so với những kiểu mẻ làm để bán ở ngoài chợ khắp nơi. Vì là vùng biển nên mắm tôm Hải Hậu cũng ngon và nguyên chất.

Thịt chó muốn có mùi thơm thì phải thui rơm, vị lửa thấm vào da thịt sẽ quyện vị hơn. Bây giờ công nghiệp có khò thui bằng gas nhưng không bao giờ có được vị thơm đặc quê đến vậy.

Dồi chó là món khá quan trọng, làm hơi lâu vì ruột nhỏ, công thức cơ bản để làm món dồi chó là đậu xanh rang, lá mơ, hành lá, một chút sả băm, tiết chó, mỡ chài băm nhuyễn trộn chung vào nhau. Các gia vị như hạt nêm, mì chính cho vào đảo đều để đông lại rồi làm dồi. Dồi làm xong đem luộc rồi cuốn chặt vào cây đem nướng qua rơm cho thơm hơn. Gan luộc xong thì gói lá mơ chấm mắm tôm thì còn gì bằng.

Món luộc thì chọn thịt mông đùi của con chó và thêm thịt ba rọi loại ngon. Người chế biến thịt chó ngon là khi luộc lên không bị khô, thịt mềm và ngọt, thịt luộc phải bám tí mỡ ăn mới bùi mà ngậy khi quấn chung với lá mơ.

Nhựa mận thì là thịt bụng và ba rọi, những miếng thịt mỡ đem thái miếng, bóp với riềng giã nhuyễn, mẻ, mắm tôm. Dân gian có câu: “Kém mẻ, khoẻ riềng, nhiều mắm tôm” là vậy. Nếu mẻ ngấu quá thì nên cho ít lại. Nêm thêm chút bột ngọt, chút hạt nêm và tiết làm dồi còn thừa để nồi nhựa mận trông bắt mắt hơn, ướp nửa tiếng thì bắt đầu đun sôi nhỏ lửa. Nhựa mận phải nấu 2 lửa ăn mới ngon, nghĩa là chín rồi thì tắt bếp đi, khi nào ăn thì đun lại gọi là nhựa mận 2 lửa. Nước nhựa mận mà chan cơm hoặc bún ăn thì trên đời này còn gì thú bằng.

Chả chìa là thịt băm nhuyễn, tẩm ướp các gia vị cho vừa ăn, rồi đắp vào 1 đầu cây sả đem nướng lên, mùi sả toát ra quyện với mùi thịt nướng cũng nức mũi không kém

Mòn nướng được lấy thịt từ sườn hoặc ba chỉ tuỳ theo sở thích của mỗi người, đem nướng than hoa (than củi) vẫn giữ được nguyên vị ngon ngọt thừ cầy.

Xáo măng: Ở đây là măng lứa tươi (măng vàng), măng đem luộc qua với nước muối khoảng 10 phút cho thải bớt mùi và các tạp chất, sau đó rửa sạch, chẻ dọc sợi bằng ngón tay. Xương nấu xáo măng là sương sống, đầu, cổ, chân của chó, đêm xào xơ qua cho ngấm mắm muối, rồi hầm cho ra nước ngọt. Khi gần ăn thì đem măng xào cho ngấm gia vị mắm muối rồi đổ chung với xương đã hầm, nêm nếm vừa ăn. Xáo măng thịt chó ở Nam Định thường cho thêm chút mắm tôm cho thơm, ngoài ra còn hành lá, mùi tàu (ngò gai), rau mùi (ngò rí) để thơm và quyện hơn. Món này ăn với bún thì hợp vô cùng.

Ngoài ra còn một số món như tiết canh, áp chảo…nhưng 7 món trên là 7 món cơ bản của thịt chó Nam Định. Nó hiện diện ở khắp mọi nơi, mọi chốn.

Ngày nay, người Nam Định mang bí quyết làm món thịt chó đi khắp cả nước, hầu như các nơi đều để biển “thịt chó Nam Định” hoặc “Cầy tơ Nam Định”. Nơi mà làm nên tên tuổi và thổi vào món thịt chó cái tâm, cái hồn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghiên Cứu Mới: Vì Sao Chó Có Thể Hiểu Tiếng Người? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!