Xu Hướng 3/2023 # Nên Làm Gì Khi Chó Bị Stress Để Giúp Chúng Vượt Qua Nhanh Hơn # Top 4 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nên Làm Gì Khi Chó Bị Stress Để Giúp Chúng Vượt Qua Nhanh Hơn # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Nên Làm Gì Khi Chó Bị Stress Để Giúp Chúng Vượt Qua Nhanh Hơn được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiều người vẫn cho rằng, con người và vật nuôi khác nhau phần lớn là do cảm xúc. Họ nghĩ rằng những loài vật nuôi như chó, mèo không hề có tình cảm nhưng trên thực tế thì điều này hoàn toàn sai. Như mọi người đã biết, chó là loài vật nuôi được con người thuần hóa từ rất lâu, chúng trãi qua một thời gian dài sống bên con người nên chúng luôn có xu hướng muốn thân cận hơn với người nuôi dưỡng mình. Chúng có tình cảm, cũng biết phân biệt đâu là bạn và đâu là thù và hiển nhiên chúng cũng có thể bị “Sốc” khi gặp phải một điều gì đó. Những cú “Sốc” như vậy có thể gây ra tình trạng trầm cảm kéo dài và rất khó để chữa trị. Vậy chúng ta cần làm gì khi chó bị stress để giúp chúng cảm thấy tốt hơn?

Cần làm gì khi chó bị stress?

Nguyên nhân làm cho chó bị stress

Có thêm hay một thành viên trong đình mất đi: Trường hợp thường gặp nhất là chủ nuôi không còn dành nhiều thời gian cho chúng do quá bận rộn. Theo thống kê ở Anh, trung bình cứ 4 chú chó thì có 1 con mắc các vấn đề về tâm lý do người chủ thường xuyên đi làm và không dành nhiều thời gian ở bên chúng. Ngoài ra khi tâm trạng của người chủ quá căng thẳng hay bị stress thì chú chó của họ cũng bị ảnh hưởng theo.

Khi trong gia đình của chúng có thêm thành viên mới: Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trầm cảm ở chó.

Chuyển nơi ở mới.

Trầm cảm do tuổi tác: Khi về già, chú chó của bạn có thể bị suy giảm một số chức năng hoạt động như ăn uống, đi cà nhắc, mắt mờ,… Vì đây là những hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên chú chó của chúng ta rất dể bị trầm cảm do không còn duy trì được nhịp sống như trước đây.

Trầm cảm do thời tiết: Nếu bạn sinh sống ở những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chú chó của bạn rất có thể bị trầm cảm nếu thời tiết thay đổi theo chiều hướng xấu đi.

Triệu chứng của bệnh trầm cảm ở chó

Giảm các hoạt động thể chất: Chú cún yêu của chúng ta không còn chạy nhảy hay vui đùa như thường ngày, thay vào đó chúng chỉ nằm cuộn mình và ngủ cả ngày.

Ăn uống ít đi hay thậm chí là bỏ ăn, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi về cân nặng và đôi khi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Bệnh trầm cảm có thể làm cho chú chó nhà bạn thay đổi tính cách, chúng trở nên ù lì, hưng hăng và đôi khi còn tè trong nhà.

Giấc ngủ thay đổi: Nhịp điệu ngủ của chúng thay đổi bất thường cũng là một dấu hiệu giúp nhận biết dễ dàng nhất, khi bị stress chúng thường ưa ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm.

Lưu ý: Cần phân biệt rõ ràng đâu là triệu chứng gây ra bệnh lý về thể chất và tâm lý, vì dụ một chú chó buồn bã không còn thích chạy nhảy nữa cũng có thể do những cơn đau do bệnh viêm khớp gây ra.

Cách điều trị bệnh trầm cảm ở chó

Các bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho chú chó của mình và cùng chúng thiết lập một kế hoạch tập thể dục hay vui chơi nhất định. Mỗi ngày bạn cần dành ít nhất từ 10-15 phút đi dạo với chúng, ngoài ra cũng phải tạo điều kiện cho chúng tiếp xúc với những người bạn xung quanh nhà.

Những hoạt động thể chất sẽ giúp cho bạn và chú chó của mình gắn kết với nhau hơn, chúng còn giúp kích thích cơ thể chó sản sinh Serotonin ( Một chất dẫn truyền thần kinh mà thiếu nó có thể gây ra bệnh trầm cảm).

Trong trường hợp chú chó của bạn bị trầm cảm do thời tiết, bạn nên cho chúng đi tắm nắng ngay khi có điều kiện. Khi trời mưa, bão nên tránh để chú cún yêu của bạn bị ướt và nhớ sấy khô nếu chúng lỡ bị ướt.

Nếu bệnh trầm cảm là do tuổi tác gây ra, các bạn cần phải giữ vệ sinh thân thể chúng luôn sạch sẽ, sắp xếp lại môi trường sống xung quanh và dùng những biện pháp để giúp chúng thoải mái nhất có thể. Ví dụ như khi chúng đi lại kém thì bạn có thể dùng xe đẩy để cho chúng có thể tương tác với môi trường sống.

Trường hợp tình tạng trầm cảm vẫn cứ tiếp diễn và không có dấu hiệu thuyên giảm khi bạn dành nhiều thời gian cho chú chó của mình và cho chúng tham gia vào các hoạt thể thao, lúc này việc các bạn cần làm là đưa chúng đến gặp ngay bác sĩ thú y.

Cho Chó Ăn Gì Để Giúp Chúng Phát Triển Toàn Diện?

Sữa luôn là một loại thực phẩm bổ xung cho chó các chất béo và canxi cực kỳ tốt. Bạn có thể dùng sữa tươi hoặc sữa hộp, sữa bột pha với nước đã đun sôi. Dù cho chó ăn loại sữa nào cũng nên hâm sữa nóng bằng cỡ nhịêt độ cơ thể và có thể bổ sung lượng canxi để giúp chó con có xương và răng chắc khoẻ. Tuy nhiên khi chó đang bị bệnh đường ruột không nên cho chó ăn sữa. Sữa bị ôi thiu (chua) tuyệt đối không cho chó ăn vì nó sẽ gây rối loạn tiêu hoá của chó.

Cho chó ăn nội tạng của động vật, gia xúc gia cầm như tim, cật, lòng mề chất lượng có kém thịt về chất, nên có thể sử dụng cùng với thịt là một phần gan. Gan là nguồn cung cấp Vitamin A nên đưa gan vào khẩu phần thức ăn của chó con còn yếu, mới ốm dậy và chó trưởng thành trong thời gian chuẩn bị cho giao phối, trong thời kỳ chó còn nhỏ và nuôi chó choai. Cổ hũ, dạ dày, lá lách, thực quản, phổi, vú,… là nguồn axit amin tối cần thiết nhưng hàm lượng dinh dưỡng ít hơn từ 2-5 lần so với mỡ, fomat. Các mẩu thịt vụn, thực quản có thể sử dụng như là thức ăn chính. Đặc biệt tốt khi cho chó con ăn cổ hũ. Khi đưa phổi vào khẩu phần ăn cần bổ sung thêm đạm, mỡ vì phổi có rất ít các chất đạm hữu ích. Khí quản, tai, môi chứa protein không cao nhưng khi kết hợp với các thành phần có lượng đạm cao sẽ có ích đối với chó cho ai vì chúng sẽ tạo ra nhiều sụn. Vú chứa không nhiều protit, một nửa protit là loại không hữu ích nhưng lớp ngoài vú chứa nhiều mỡ, do vậy nếu kết hợp với các thực phẩm nhiều đạm hữu ích sẽ là món ăn tốt. Lá lách có giá trị dinh dưỡng gần như gan nhưng chứa nhiều máu nên dễ bị hư hỏng, khi cho ăn nên nấu chín kỹ. Đầu, chân, các xương khỉu, xương sau khi đã lọc kỹ nuôi chó con và chó choai rất tốt nếu biết phối hợp với các loại thực phẩm giầu đạm khác. Máu (huyết, tiết) hơn hẳn về chất lượng đạm so với các cơ quan nội tạng khác của động vật nhưng lại kém về chất lượng mỡ nên đun sôi hoặc dùng bột máu đã sấy khô đưa vào khẩu phần ăn chính của chó. Lòng mề của chim, gia cầm có nhiều năng lượng có thể dùng làm thức ăn tốt cho chó, nhưng không có đủ đạm hữu ích nên không thể coi là nguồn thức ăn duy nhất, khi cho ăn cần phải nấu chín. Xương, da, cẳng, đầu, cổ sườn với các mô mỡ bám theo vào là những sản phẩm phụ của xương và gia cầm chỉ nên sử dụng làm nước dùng thì tốt hơn. Cổ cánh xương các loại động vật, gia xúc gia cầm cũng là một loại thức ăn cực tốt cho chó

Trứng là nguồn cung cấp chất béo và vitamin nhóm B. Nếu cho chó ăn nhiều trứng thì tốt nhất là cho ăn ở dạng nấu chín. Vỏ trứng là nguồn muối chứa nhiều chất khoáng khá tốt. Có thể sấy khô vỏ trúng, sau đó giã và hoặc nghiền nhỏ và trộn vào thức ăn hàng ngày cho chó.

Nhiều người còn e ngại rằng, cá có tính tanh nên không dám cho chó ăn cá vì nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của chó, gây ra một số các bệnh đường ruột điển hình là bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng cá làm nguồn thực phẩm cho chó hàng ngày đúng cách thì quả thực quá tuyệt vời . Cá không những giầu chất đạm mà còn giầu vitamin, chất khoáng,… về mặt dinh dưỡng, cá hoàn toàn không thua kém thịt mà còn dễ tiêu hơn thịt. Nhưng để chó phát triển bình thường cần cho chó ăn không quá 70% các chất đạm từ cá cộng 30% chất đạm từ nguồn khác. Chú ý khi cho chó ăn cá cần loại bỏ các cơ quan phủ tạng, con nhỏ phải rửa cẩn thận và nấu chín, bổ sung vitamin B1 và khi chó con đang đi phân lỏng không nên cho ăn cá. Bột cá là thực phẩm bổ sung khá tốt để nấu thức ăn cho chó. Với chó bột cá có hàm lượng chất béo 10% là thích hợp nhất. Bột cá không chỉ chứa các chất đạm hữu ích mà còn chứa nhiều nguyên tố khác nhưng lại chứa ít vitamin. Do vậy, có thể thay hoàn toàn chất đạm về mùa đông và 50% về mùa hè bằng bột cá chất lượng cao trong khẩu phần ăn của chó choai nhưng cần bổ sung thêm vitamin A, B1, D và men. Chó ăn thức ăn hỗn hợp có bột cá sẽ tăng nhu cầu về nước uống. Cá là thực phẩm rất tốt cho chó tuy nhiêng cần phải cho chó ăn cá theo khẩu phần ăn hợp lý nhất

Có nhiều bạn nuôi chó thường không để ý và bổ xung rau củ cho chó vào khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Trong rau củ cũng có nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của chó. Chó ăn được mọi loại rau cắt nhỏ, nấu chín mà nhà bạn vẫn thường ăn, ngoại trừ khoai tây, lạc, ngô. Các loại rau củ nấu chưa nhừ đều không thích hợp để cho chó ăn vì chó hấp thụ kém ở trực tràng.

Với những loại thực phẩm cho chó thường không khó mua và tìm kiếm thường ngày, chỉ cần bạn lưu ý một chút đến khẩu phần ăn của chó là cũng có thể yên tâm về chế độ dinh dưỡng của chó rồi. Qua đây, chúng tôi cũng hy vọng rằng, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi cá thể chó mà bạn sẽ có cách lựa chọn và đưa ra những loại thực phẩm cần thiết cùng với một thực đơn khẩu phần ăn kkhoa học nhất cho chú chó của bạn.

chúng tôi

Chó Buồn Stress Phải Làm Gì? Nguyên Nhân

Chó nhà bạn đã bao giờ gặp phải stress, mắc bệnh trầm cảm chưa? Nghe có vẻ khó tin vì phần lớn mọi người đều cho rằng động vật không có tình cảm, chúng không thể hiện cảm xúc.

Trên thực tế, những người yêu và nuôi chó sẽ thấy loài chó rất thường xuyên thể hiện cảm xúc, chỉ là không rõ rệt như con người. Chúng biết phân biệt giữa kẻ thù và người bạn, biết đối xử tốt với người nuôi dưỡng mình.

Thế nhưng đôi khi trong cuộc sống, vì một nguyên nhân nào đó khiến chúng bị stress, dần dà dẫn đến bệnh trầm cảm. Chúng sẽ cảm thấy chán chường và mệt mỏi. Những lúc này chúng ta cần làm gì? Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những cách tốt nhất để điều trị stress và trầm cảm ở chó.

Cần làm gì khi chó bị stress?

Loài chó có thể vì một nguyên nhân nào đó dẫn đến stress, phần lớn là do quá sốc. Những lúc này bạn sẽ cảm thấy những biểu hiện và hành động khác lạ, thất thường của chúng như tỏ ra khó chịu, cắn đồ, sủa loạn, chán ăn, bỏ ăn, nôn mửa, nổi mẩn. Nếu không quan tâm và điều trị kịp thời, chú chó nhà bạn sẽ nhanh chóng lâm vào trầm cảm nghiêm trọng.

Nguyên nhân làm cho chó bị stress

Môi trường sống có tầm quan trọng lớn đối với chó. Chỉ cần bị chuyển nơi ở, tâm lý một chú chó sẽ thay đổi. Vậy nên nguyên nhân có thể do:

Dọn đến nơi ở mới, thay đổi môi trường sống.

Không nhận được sự quan tâm từ chủ. Công việc bận rộn, không có thời gian chăm sóc cho chó, làm ảnh hưởng đến tâm lý của chúng. Thậm chí nếu người chủ cảm thấy buồn phiền, căng thẳng, chú chó cũng bị stress theo.

Trong gia đình có thêm hay mất đi một thành viên. Đối với những chú chó đã có thời gian gắn bó lâu với những người trong gia đình, việc mất đi một thành viên là sự mất mát lớn trong lòng chúng. Suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài khiến chúng bị trầm cảm. Ngược lại, nếu gia đình có thêm một thành viên mới. Sự chú ý của mọi người tập trung hết vào thành viên mới, không quan tâm đến chúng như trước nữa. Tâm trạng của chúng sẽ rất buồn và stress.

Trong gia đình chúng có sự xuất hiện của thành viên mới. Trường hợp này gặp ở khá nhiều chú chó.

Tuổi tác. Về già, cơ thể của chó phần lớn sẽ bị thay đổi. Những hoạt động như ăn uống, chạy nhảy,… không còn linh hoạt như trước nữa. Thị lực suy giảm, chậm chạp làm chú chó thêm áp lực, chán nản, stress.

Khí hậu, thời tiết. Sống ở vùng điều kiện thời tiết khắc nghiệt có ảnh hưởng vô cùng lớn với chú chó. Không thể thích nghi với môi trường khí hậu sẽ dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng.

Chó buồn có phải bệnh trầm cảm không?

Chó buồn có phải bị bệnh trầm cảm không?

Nếu như chú chó của bạn luôn tỏ ra buồn chán, kèm theo những triệu chứng sau thì rất có thể chúng đang bị trầm cảm:

Chán ăn, bỏ ăn: Thường xuyên bỏ bữa làm suy giảm sức khỏe, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể chú chó, gây thiếu máu, mất sức.

Giảm các hoạt động thể chất: Thay vì chạy nhảy, chơi đùa thì chúng chỉ nằm im một chỗ để ngủ, không có chút tinh thần nào.

Thay đổi tính cách: Gặp phải stress, tính tình chú chó cũng bị ảnh hưởng. Chúng hay tỏ ra tức giận và hung dữ, kể cả với người chủ nuôi.

Thay đổi giấc ngủ: Cách dễ dàng nhận biết chú chó nhà bạn đang trầm cảm đó là ngủ ban ngày và thức vào ban đêm. Sự thay đổi nhịp điệu ngủ ảnh hưởng lớn đến tâm lý chó.

Lưu ý: Không phải cứ có một trong số những triệu chứng trên là do mắc bệnh trầm cảm. Bạn cần kiểm tra thể chất của chú chó trước khi đưa ra phán đoán.

Cách điều trị bệnh trầm cảm ở chó

Sau khi xác định chính xác, rõ ràng nguyên nhân gây trầm cảm ở chó, việc bạn cần làm ngay bây giờ đó là tìm phương pháp điều trị dứt điểm. Cách điều trị có tác động trực tiếp đến tinh thần chú chó, nếu không hiệu quả, bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng thêm.

Làm thế nào điều trị bệnh trầm cảm ở chó?

Bận nên dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc và thời gian vui đùa với chú chó nhà mình hơn. Bạn có thể lên kế hoạch hàng ngày để đưa chơi đi tập thể dục, rèn luyện cơ thể, vui chơi. Chúng nên có ít nhất 15-20/ngày để ra ngoài đi dạo và hoạt động. Ngoài ra cũng cần cho chúng làm quen, hòa đồng thêm với nhiều bạn bè xung quanh.

Hãy giúp chú chó nhà bạn sản sinh thêm Serotonin ( Là chất dẫn truyền thần kinh Monoamine, có vai trò điều chỉnh tâm trạng) bằng cách tham gia các hoạt động thể chất cùng với chúng, giúp chúng lấy lại tinh thần, niềm tin.

Trường hợp chú chó trầm cảm do tuổi tác, bạn nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở và thân thể chúng. Sắp xếp và thay đổi môi trường sống để chúng luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi nghỉ ngơi. Chó về già đi lại khó khăn, bạn nên chuẩn bị xe đẩy hoặc ôm chúng vào lòng để thuận tiện hơn cho việc đi dạo.

Nếu chú chó nhà bạn bị trầm cảm do thời tiết thì tắm nắng là việc rất cần thiết. Dạo nắng nhẹ buổi sớm giúp tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái. Vào những ngày mưa bão cũng đừng để chú chó nhà bạn ngấm nước mưa, rất dễ ốm.

Sau khi áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng trầm cảm không giảm sút thì nên nhanh chóng đưa chú chó đến gặp bác sĩ thú y. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể sau khi kiểm tra chúng.

Khi chú chó của bạn buồn, có dấu hiệu bị stress thì hãy áp dụng ngay những biện pháp khắc phục mà chúng tôi gợi ý ở trên. Đừng để chú chó của bạn phải một mình đối diện với sự cô đơn. Bởi vì chúng cũng là động vật có suy nghĩ, cảm xúc!

Chó Ăn Socola Vì Sao Lại Nguy Hại? Nên Làm Gì Khi Chúng Đã Lỡ Ăn?

Nguyên nhân socola gây hại cho vật nuôi

Câu trả lời dành cho câu hỏi vì sao socola lại gây hại đến cún và các vật nuôi khác là bởi vì trong thành phần của loại thức ăn này chứa một chất hóa học gọi là “theobromine”.

Theobromine có hình dạng là chất bột màu trắng được chiết xuất từ hạt ca cao.

Xét về quan hệ họ hàng thì chúng rất gần với caffein cũng thuộc hàng chất kích thích có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, cơ tim và huyết áp một cách nhanh chóng.

Biểu hiện nào chứng tỏ chó bị ngộ độc socola?

Một số con tỏ ra hiếu động thái quá so với mức bình thường, chạy tới chạy lui liên tục không có mục đích trong tinh thần khó chịu, bức bối, cơ bắp co giật và tệ hơn nữa là lên cơn động kinh.

Hơn cả là khi nhịp tim tăng nhanh thất thường khiến cơ thể không thích nghi kịp và tử vong một cách đột ngột.

2. Có cần tuyệt đối cấm không cho chó ăn socola?

Mặc dù ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tệ nhất là dẫn tới nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, nói thế nhưng socola sẽ không nguy hiểm tới mức trở thành “thuốc độc tử thần” của chó nếu như bạn biết cân đối liều lượng cho chúng ăn với mức độ hợp lí và vừa phải.

Những chú chó có tuổi đời nhỏ thì khả năng hấp thụ còn kém, khả năng ngộ độc sẽ cao hơn những chú chó già.

Socola trắng cũng là một loại socola chứa theobromine nhưng lại không được liệt kê trong danh sách cần tránh trên bởi vì với vật nuôi thì có thể nói chúng hoàn toàn vô hại.

Lượng theobromine mặc dù góp mặt trong thành phần chế tạo tuy nhiên lại không nhiều.

Trừ khi chú chó nhà bạn đủ sức ăn liên tục 90 kg socola loại này trong vòng 17 giờ thì nó mới có thể trở thành chất độc.

⚠️⚠️⚠️ ĐỌC TIẾP: Mua chuồng chó giá rẻ, đẹp ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm

Khi chó nhà bạn ăn phải socola, rất nhanh chóng theobromine sẽ ngấm vào máu và hầu như bạn hoàn toàn bất lực không thể làm gì khác thay đổi.

Tuy nhiên, vẫn có những mẹo giúp ngăn chặn điều này hoặc ít nhất là trong thời gian đến gặp bác sĩ thú y điều này diễn ra càng chậm càng tốt.

Khi đã nhanh chóng đưa chó đến bác sĩ thú y rồi, điều cần làm là bạn phải bình tĩnh cung cấp cho bác sĩ những thông tin thật chính xác để bác sĩ có hướng điều trị đúng đắn và nhanh chóng.

Những thông tin cơ bản cần cung cấp như: tên thương hiệu, thành phần, liều lượng theobromine mà nó chứa hoặc tốt nhất là nên mang loại socola đó theo để bác sĩ xem xét một cách chính xác.

Ap dụng một số bước điều trị tại nhà đồng thời cung cấp thông tin về loại socola chó vừa mới ăn một cách chính xác theo yêu cầu của bác sĩ.

Đôi khi lượng socola chúng ăn chỉ nhẹ dẫn đến những hiện tượng thường thấy như tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa… mà thôi và bạn không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên trong vòng 24 giờ sau khi chó ăn socola bạn vẫn cần phải mang chúng đến trực tiếp gặp bác sĩ để nhận thuốc và xem xét lại tình trạng một cách đúng đắn.

Trong những trường hợp cấp bách không thể chờ đợi, khi phát hiện chó ăn socola bạn cần phải thực hiện những bước sơ cứu ngay lập tức để có thể giữ lại được tính mạng cho chúng.

Tất nhiên là bạn phải pha peroxit một lượng vừa phải kèm với nước cho chúng dùng và phải thật cẩn thận.

Sau 30 phút vẫn chưa thấy chó có triệu chứng nôn thì bạn phải ngừng ngay việc cho chúng uống peroxit bởi dùng quá nhiều sẽ gây hại cho chúng.

Cùng với đó chuyển sang dùng than hoạt tính như một nổ lực cuối cùng cứu vớt tình thế nguy kịch. Tác dụng của than hoạt tính chính là chúng có thể ngăn chặn được chất độc mà ruột hấp thu từ socola,

Tuyệt đối không được cho chó sử dụng than hoạt tính khi chúng đang có những triệu chứng co giật, run… Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

🔔🔔🔔 XEM NGAY: Sữa tắm cho chó loại nào thơm

– Tuyệt đối cần phải cần trọng trong bước cuối cùng khi cho chó dùng than hoạt tính, chỉ nên dùng chúng trong trường hợp chúng trở thành bước cứu vãn cuối cùng.

– Tránh sử dụng liên tục liều lượng peroxit, chỉ nên cân nhắc một cách hợp lí và vừa phải.

– Nếu có điều kiện bạn tuyệt đối không nên tự chữa trị cho chó mà phải trực tiếp đưa chúng đi gặp bác sĩ.

– Ngay cả khi chó không có những biểu hiện và triệu chứng ngộ độc thì bạn cũng không được cho chúng ăn thêm một lần nào nữa. Tuyệt đối không được ỷ lại và cất giấu socola tránh xa tầm với của cún.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Làm Gì Khi Chó Bị Stress Để Giúp Chúng Vượt Qua Nhanh Hơn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!