Bạn đang xem bài viết Nên Chích Ngừa Dại Khi Bị Chó Cắn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kính gửi!! Cháu xin hỏi một số thông tin về thuốc chích ngừa khi bị chó cắn ạ? ngày hôm qua cháu mới bị con chó nhà người ta cắn. Mà cháu lại không biết con chó đã chích ngừa chưa? nên cháu định đi chích ngừa ạ. Cháu hiên tại ngụ ở Biên Hòa, và cháu muốn biết thông thường thì giá cả chích ngừa phòng ngừa bệnh dại là bao nhiêu? và thông thường thì cháu phải tiêm mấy mũi ạ. Thường thường thì o Việt Nam mình thì thường thuốc chích ngừa thì nhập khẩu hay là làm trong nước ạ. Cháu muốn biết để chọn loại thuốc tốt để phòng ngừa ạ. Và khi chích thì thuốc sẽ có tác dụng bao lâu ạ. Cháu chân thàng cám ơn sự trợ giúp của các bác!
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.
Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.
Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:
– Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
– Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.
– Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
– Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.
Phác đồ tiêm phòng dại: 1. Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab).
Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
Giá của Verorab hiện nay khoảng 170.000đ/liều 1ml. Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.
2. Tiêm phòng bằng thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida).
Chích từ 4 – 6 lần, cách 2 ngày chích 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em cũng chích 4 – 6 lần, mỗi lần 0,1ml, cách 2 ngày chích 1 lần, chích trong da.
Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc.
Nếu vết cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục; vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ; niêm mạc bị chó nghi dại liếm; trẻ em tiếp xúc với siêu vi dại thì phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique ). Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa). Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn, liều thuốc còn lại tiêm bắp.
SAR thường được chích ở mông, chích ngay ngày 0 cùng lúc với vaccin phòng dại. Không được chích cả 2 loại vaccin và huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau và không dùng cùng kim và ống chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hoà thuốc.
Bạn có thể đến Viện Pasteur, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại.
Bs. GiaThuoc
Bệnh Dại Chữa Ở Đâu? Chích Ngừa Dại Khi Bị Chó Cắn
Kính gửi!! Cháu xin hỏi một số thông tin về thuốc chích ngừa khi bị chó cắn ạ? ngày hôm qua cháu mới bị con chó nhà người ta cắn. Mà cháu lại không biết con chó đã chích ngừa chưa? nên cháu định đi chích ngừa ạ. Cháu hiên tại ngụ ở Biên Hòa, và cháu muốn biết thông thường thì giá cả chích ngừa phòng ngừa bệnh dại là bao nhiêu? và thông thường thì cháu phải tiêm mấy mũi ạ. Thường thường thì ở Việt Nam mình thì thường thuốc chích ngừa thì nhập khẩu hay là làm trong nước ạ. Cháu muốn biết để chọn loại thuốc tốt để phòng ngừa ạ. Và khi chích thì thuốc sẽ có tác dụng bao lâu ạ. Cháu chân thàng cám ơn sự trợ giúp của các bác!
(Trần Thị Hồng Nhung) Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.
Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.
Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau: – Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
– Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.
– Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
– Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.
Bị Chó Con Cắn Có Phải Tiêm Chích Ngừa Dại Không?
Chó là loài vật trung thành và thân thiện nên được nhiều gia đình chọn nuôi trong nhà. Tuy nhiên việc chơi đùa với chó nhà đặc biệt là chó con nếu không chú ý sẽ bị chó cắn dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh dại nguy hiểm. Vậy liệu chó con cắn có bị dại không?
Chó con cắn có bị dại không?Chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Bệnh dại thường lây nhiễm qua vết cắn hoặc vết liếm của động vật lên vết thương hở trên da người (do virus dại có trong nước bọt), đa số ca lây nhiễm dại là do chó cắn. Việc người nuôi nhất là trẻ em chơi đùa cùng chó và bị chó cắn là việc rất thường xuyên xảy ra.
Lo lắng chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Lo lắng này là điều dễ hiểu bởi bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh dại mà chỉ có vaccine phòng dại.
Tiêm phòng dại là biện pháp tốt nhất khi bị chó dại cắn
Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người bị chó con cắn có nguy cơ lây nhiễm dại cao hơn các con chó trưởng thành, đặc biệt là chó con không rõ nguồn gốc thì nguy cơ chúng đang mang trong mình virus dại hoặc siêu vi là hoàn toàn có thể sảy ra. Đối với chó con có nguồn gốc rõ ràng thì nguy cơ lây nhiễm dại cũng chưa được loại bỏ hoàn toàn vì chó chỉ được tiêm phòng dại khi chó được 3 tháng hoặc 9 tháng. Nếu không may bị chó con cắn thì cần sát trùng vết thương và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế dự phòng gần nhất để được khám và tư vấn phác đồ tiêm vaccine phòng dại.
Bên cạnh việc tiêm vaccine thì cần theo dõi chó con cắn người trong vòng 10 đến 15 ngày để đảm bảo loại bỏ nguy cơ chó con cắn có bị dại không, sau thời gian này nếu con chó không xảy ra vấn đề gì thì có thể ngừng tiêm hoặc chuyển phác đồ tiêm sang tiêm phòng trước khi phơi nhiễm.
Có phải cứ bị chó con cắn là tiêm vaccine phòng dại?
Sau khi bị chó con (hoặc các loại súc vật khác) cắn, nạn nhân cần được sơ cứu và đến các trung tâm y tế dự phòng.
Tại trung tâm y tế nạn nhân sẽ được hỏi và thăm khám để quyết định có tiêm vaccine hay không.
Nạn nhân sẽ được chỉ định tiêm vaccine nếu con vật cắn người: lên cơn hoặc có biểu hiện nghi mắc dại; vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ hoặc bộ phận sinh dục; vết cắn nhiều và sâu; không theo dõi được con vật (do bị bán, giết thịt, bỏ nhà đi,…); tại địa phương có súc vật mắc dại.
Nạn nhân sẽ không được chỉ định tiêm vaccine trong tường hợp: vết cắn nhẹ và xa hệ thần kinh trung ương; con vật cắn người vẫn sống bình thường và khỏe mạnh; không phát hiện có súc vật bị bệnh dại tại địa phương.
Không phải cứ bị chó cắn là cần tiêm phòng dại
Vì bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nên lo lắng chó con cắn có bị dại không là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ thăm khám kĩ càng, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh dại khi bị cho con cắn hay bất cứ một loại chó nào cắn. Hãy luôn cẩn thận khi chơi đùa cùng chó con, ngay cả chó của gia đình mình.
DS: Ngần/doisongbiz.com
Bị Chó Cắn Chích Ngừa Ở Đâu?
Khi bị chó cắn, cần bình tĩnh xử trí vết thương để không bị nhiễm trùng. Nếu chỉ bị xước da, cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, hoặc tốt nhất là sử dụng dung dịch sát khuẩn cho vết thương.Nếu bị chó cắn gây vết thương hở thì cần đảm bảo không bị mất máu. Sau khi sát khuẩn, có thể dùng băng gạc để băng vết thương, đảm bảo cầm được máu.Nếu vết cắn rách rộng thì cần phải được khâu bằng chỉ chuyên dụng ở các cơ sở y tế.Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải sử dụng kháng sinh để điều trị vết thương theo đơn của bác sĩ.
Bị chó cắn khi nào không phải tiêm phòng bệnh dại?Nếu bị chó cắn không phải các vùng gần não, cơ quan sinh dục… và con vật hoàn toàn bình thường thì bạn chưa nhất thiết phải tiêm phòng bệnh dại mà chú ý theo dõi sức khỏe của chó.Thông thường, bạn cần phải theo dõi chó trong 15 ngày. Nếu trong vòng 15 ngày mà con vật vẫn sống khỏe mạnh thì bạn có thể yên tâm là không có nguy cơ bị lây bệnh dại nên không nhất thiết phải tiêm phòng.
Trong thời gian theo dõi chó, bạn cần điều trị vết thương, tránh nhiễm trùng và đảm bảo để sẹo liền.
Bị chó cắn khi nào phải tiêm phòng bệnh dại?
Nếu vị trí chó cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ; có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu; không theo dõi được con vật… thì tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định chích ngừa vắc xin phòng bệnh dại.
Trong trường hợp bạn bị có cắn mà con vật có biểu hiện của bệnh dại (thè lưỡi, chảy nước dãi, hung hãn cắn lung tung kể cả người quen…) hoặc trong khu vực có nhiều súc vật bị bệnh dại thì bạn cần được tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt.
Tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cũng giống như bất cứ loại thuốc nào khác, văcxin dại ngoài tác dụng rất quý là ngừa bệnh dại (nên lưu ý cho tới nay ngừa được bệnh dại chỉ có tiêm ngừa văcxin dại chứ không có phương cách nào khác) vẫn có thể gây ra phản ứng có hại (gọi là ADR).
ADR của văcxin dại có thể thuộc loại tại chỗ như gây ngứa, đau, sưng tại chỗ tiêm. Hoặc thuộc loại toàn thân (cũng thuộc loại hiếm tức không thường xuyên xảy ra) như gây buồn nôn, ói, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mỏi mệt, chóng mặt, đau họng, sốt, đau cơ, đau khớp, dị ứng (có thể gây sốc phản vệ).
Ở nước ta, hiện đang lưu hành hai loại vắc xin kháng dại. Loại vắc xin này có giá thành thấp, sản xuất từ mô não chuột nhưng tỷ lệ gây tai biến rất cao. Người tiêm bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ khớp, viêm tủy dị ứng. Đây là phản ứng rất cần quan tâm, bởi ở mức độ nặng, có thể dẫn đến tai biến gây di chứng, thậm chí tử vong. Ngoài ra cũng có những loại vắc xin phòng dại khác của nước ngoài nhưng nhìn chung vẫn ảnh hưởng sức khỏe.
Tiêm phòng vắc xin phòng dại ở đâu?
Vắc xin phòng dại thường được tiêm ở các Trung tâm Y tế dự phòng của các tỉnh. Bạn có thể tìm địa chỉ của Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh để được tư vấn chích ngừa vắc xin.
Địa chỉ tiêm chủng tại Hà Nội
1. Trung tâm y tế dự phòng
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 39 035 688/37 730 268
2. Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng
Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: Phòng tiêm chủng: (04) 39717694/39723173 máy lẻ 0
3. Phòng tiêm chủng SAFPO
Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3972 7071 – Hotline: 0988 7777 00
4. Phòng tư vấn sức khỏe
Địa chỉ: 50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 9439525
5. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39716356/38213241
6. Bệnh viện Việt Pháp
Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 3577 1100
8. Phòng tiêm chủng Quốc tế
Địa chỉ: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3733 9803
Địa chỉ tiêm chủng tại TP Hồ Chí Minh
1.Viện Pasteur Tp HCM
Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 (góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
Điện thoại: 08. 3823 0352, phòng khám: 3820 7150
Lịch tiêm ngừa của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh diễn ra từ:
Thứ 2 – Thứ 6 (Sáng: 7h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 18h00)
Thứ 7 (Sáng: 7h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 16h00)
Chủ nhật (Sáng: 7h30 – 10h30; Chiều: 13h00 – 16h00)
Ngày lễ (Sáng: 7h30 – 10h30; Chiều nghỉ)
2. Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM
699 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TPHCM
ĐT: 08 39 234 629
Bị Chó Cắn Chích Ngừa Ở Đâu? Tiêm Phòng Dại Ảnh Hưởng Gì Không?
Bạn không được chủ quan khi bị chó dại cắn, phải đi sơ cứu ngay. Việc sơ cứu khi bị chó cắn là điều hết sức quan trọng. Điều đầu tiên trong bước sơ cứu đó chính là phải loại bỏ phần áo/quần ra khỏi vị trí vết cắn. Nếu cắn ở chân hay tay thì các bạn có thể xắn quần áo lên và cắt bỏ phần vải này ngay lập tức. Chính thao tác này sẽ giúp các bạn hạn chế nước bọt của con chó dại bám trên vết thương, vải quần của các bạn.
Sau đó, các bạn sẽ phải nhanh chóng rửa vết thương ngay dưới vòi nước chảy mạnh. Bạn nên dùng nước ấm để có thể rửa và làm sạch vết thương. Các bạn có thể dùng nước muối, xà bông hay dung dịch sát trùng để có thể khử trùng vết thương bị chó dại cắn. Tuy nhiên, các bạn cần tránh chà xát mạnh, điều này sẽ khiến vết thương bị ảnh hưởng, vết thương sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bạn hãy kiểm tra lại tình trạng vết cắn nặng, nhẹ như thế nào sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết cắn xong. Nếu chỉ là vết thương nhỏ hay là vết xước tại da thì các bạn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng phải tới các cơ sở y tế để kiểm tra và nghe theo sự chỉ bảo của các bác sĩ. Ngoài ra, các bạn cần theo dõi sức khỏe của mình và tình trạng của chó dại đã cắn bạn để đưa ra các biện pháp xử lý hợp tình, hợp lý.
Nếu bị chó thường cắn thì có thể sẽ ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe các bạn nhưng chó dại thì lại khác. Bị chó dại cắn là rất nguy hiểm nên ngoài việc sơ cứu những bước đầu, các bạn phải tới trạm y tế hay bệnh viện gần nhất để có thể chích ngừa nhằm điều trị bệnh.
Bạn nên xử lý, chữa trị tại các cơ sở y tế nếu bị các dấu hiệu như sưng vết thương; vết thương ngày càng đau và trầm trọng hơn; đỏ, rát và nóng xung quanh các vết cắn. Bên cạnh đó là các dấu hiệu như sốt hay hay chảy mủ khi bị chó cắn cũng rất nguy hiểm.
Một khi bị chó dại cắn, gặp những vấn đề sau đây thì các bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc và xử lý một cách tốt nhất: Đó là những vết cắn khá nguy hiểm ở vùng sinh dục, vùng cổ hay vùng đầu; vết cắn quá sâu trên 2cm; máy chảy liên tục, không ngừng sau 15 phút hay có quá nhiều vết cắn.
Bạn hãy theo dõi kỹ lưỡng những con chó đã cắn mình để có thể đưa ra những biện pháp xử lý một cách cụ thể và chính các nhất. Nếu bị tấn công bởi một con chó “vô danh”, lang thang ngoài đường và không biết con chó đã tiêm phòng dại chưa, các bạn sẽ phải tiêm vắc xin phòng dại ngay và luôn đi. Nếu không tiêm thì quả thực là rất nguy hiểm.
Đáng chú ý, các bạn cần chủ động theo dõi con chó đã cắn mình trong vòng 15 ngày. Nếu chú chó được xác nhận là đã tiêm phòng dại, chó vẫn ăn uống ngon tươi, vẫn khỏe mạnh bình thường thì các bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Đây là chó lành chứ không phải chó dại nên các bạn hãy cứ yên tâm.
3. Những trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp mà bạn nên tiêm vắc xin ngayTheo lời khuyên của các bác sĩ, mọi người nên tiêm phòng dại ngay nếu bị chó tấn công vào những vị trí nhạy cảm như cổ, đầu vì những vùng này khá nhiều dây thần kinh, virus dại sẽ phát tán rất nhanh. Hoặc nếu bị tấn công vào vùng nhạy cảm như bộ phận sinh dục, lòng bàn tay thì cũng phải đến bệnh viện ngay vì đây là vùng dễ bị dập nát.
Kể cả các trường hợp chỉ bị chó con cắn cũng phải tiêm phòng ngay. Bởi chó con rất ít khi tấn công và cắn con người. Và việc dõi theo tình trạng của chó con cũng là điều hơi khó, không giống như chó mẹ.
Bạn phải khẩn cấp tới bệnh viện tiêm vắc xin ngay nếu xác định chó cắn bạn là một con chó đang phát bệnh dại. Chó dại trông thường buồn bã, sùi bọt mép, nước dãi chảy, mắt đỏ ngầu,… Chưa hết, các địa điểm bạn bị chó cắn hoặc nằm trong vùng dịch bệnh cũng rất nguy hiểm, khả năng mắc dại là rất lớn nên phải đi tiêm phòng ngay và luôn.
Đương nhiên, các bạn phải tới bệnh viện chữa trị nếu vết cắn của bạn là quá nhiều và quá nặng, con chó cắn bạn là chó lạ, chó hoang không thể theo dõi được. Ngoài ra, nếu bạn đang mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, gan, HIV thì cũng phải liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để có thể đưa ra những phương án điều trị tốt nhất.
Nếu bị chó dại cắn, bạn nên đi tiêm phòng dại để đảm bảo an toàn. Việc tiêm phòng dại sẽ giúp các bạn được ngăn chặn căn bệnh dại. Dẫu vậy, đối với những ai không bị chó dại cắn, chỉ bị chó lành cắn thôi thì không nhất thiết phải đi tiêm phòng dại. Việc tiêm phòng dại sẽ khiến chỉ số thông minh IQ của các bạn bị giảm đi đáng kể.
Chích Ngừa Bệnh Dại Cho Chó
Chích ngừa bệnh dại cho chó là quan trọng nhất. Bạn đang tìm nơi để chích ngừa bệnh dại cho chó? Mình sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chích ngừa dại tại nhà. Dịch vụ chỉ có tại chúng tôi uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng. Nhưng trước khi giới thiệu dịch vụ chích ngừa dại. Mình xin chia sẻ một tí “lưu ý” khi chích ngừa bệnh dại.
Bệnh dại rất nguy hiểm và không có thuốc đều trị. Bệnh dại còn gây ảnh hưởng đến cộng đồng nữa. Cách duy nhất là chích ngừa vaccine để phòng bệnh. Vậy làm sao để biết vaccine có hiệu quả?
Bạn có biết vaccine là gì không?Tôi nghĩ chắc bạn biết “vắc-xin”, còn vaccine thì “lạ lắm à nhen”.
Đương nhiên là lạ rồi. Một chữ dùng ở Việt Nam, còn chữ kia dùng ở Pháp mà. Xa quá xa luôn sao mà “dính líu” được. Thực ra vaccine là chữ la tinh cũng chẳng phải chữ của người Pháp. Người Việt và người Pháp xài cùng bảng chữ latinh mà.
Thôi bỏ qua ngôn ngữ học đi nha, quay lại với bệnh dại.
SAI LẦM CỦA LOUIS PASTEUR VÀ NGUỒN GỐC TỪ “VACCINE”Louis Pasteur (người Pháp) và cộng sự nghiên cứu về miễn dịch trên chuột. Khi đó ông đã phạm một sai lầm cực kỳ lớn. Và sai lầm đó đã khiến tên tuổi ông trở nên nổi tiếng.
Ủa sai lầm gì kì vậy, khoái quá ta?
Khi ông Pasteur bận việc, đi ra ngoài phòng thí nghiệm. Ông đã giao mẫu vật nuôi cấy virus dại cho cộng sự của mình. Cộng sự của ông đã “ngủ quên” và để mẫu vật ở bên ngoài môi trường quá lâu. Trước khi Pasteur quay về, người cộng sự đã đem mẫu vật cất lại chỗ cũ. Và không dám nói cho Louis Pasteur biết sự thật.
Pasteur quay trở về lấy mẫu vật tiêm vào con chuột. Điều kỳ diệu đã xảy ra. Qua một tuần theo dõi con chuột đó hoàn toàn khỏe mạnh. Lúc bấy giờ ông Pasteur thật sự ngạc nhiên. Ông hỏi người cộng sự đã làm gì mẫu vật?
Sau khi nghe câu chuyện ông Pasteur lặp lại thí nghiệm. Và ông phát hiện được cơ chế hoạt động miễn dịch của cơ thể động vật. Vào thế kỷ 19 không có kính hiển vi điện tử. Nhưng ông tin rằng: Trong cơ thể có tế bào sản sinh ra tế bào chống lại mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Ông là người đặt tiền đề của 3 khái niệm:
Kháng nguyên: là những vật lạ, mầm bệnh ở ngoài cơ thể.
Kháng thể: là tế bào được cơ thể sinh ra có khả năng bắt được kháng nguyên.
Vaccine: là chất mang mầm bệnh đã được làm yếu tiêm vào cơ thể, gây cho cơ thể một bệnh nhẹ. Là chất “mồi” kích thích cơ thể tạo ra kháng thể.
LƯU Ý KHI CHÍCH NGỪA BỆNH DẠI CHO CHÓ Chuẩn bị sức khỏe – độ tuổiTrước chích ngừa bệnh dại cho chó. Bạn cần chuẩn bị cho chó 1 cơ thể khỏe mạnh. Chó được tẩy giun và hoàn toàn khỏe mạnh.
Về độ tuổi chó của bạn phải đạt được +3th trở lên (Tức là 3 tháng tuổi). Trường hợp môi trường có nguồn bệnh cao thì cân nhắc có thể chích dại vào 6 – 8 tuần tuổi. Sau đó mỗi năm chích nhắc lại 1 lần.
Làm thế nào để biết môi trường có nguồn bệnh lây nhiễm cao?Nguồn bệnh là những động vật có khả năng mang mầm bệnh nhưng chưa phát dại như: chuột, chồn, cáo, khỉ, mèo, dơi,…(những loài động vật máu nóng, có vú).
Hoăc mầm bệnh có trong các dịch tiết của thú bệnh như: nước dãi, nước mắt, máu, phân,… tồn tại ở môi trường như: trong đất, quần áo người tiếp xúc mầm bệnh.
Sự bảo quản vaccineVaccine luôn được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8 độ C. Trước khi sử dụng vaccine làm ấm vaccine khoảng 1 phút.
DỊCH VỤ CHÍCH NGỪA BỆNH DẠI CHO CHÓ TẠI NHÀNhư vậy đã nói, mình xin chia sẻ dịch vụ chích ngừa dại tại nhà. Đảm bảo an toàn cho chó.
Với những ưu điểm sau:
Chủ động được thời gian chích ngừa.
Hạn chế tiếp xúc mầm bệnh hiện diện trong phòng khám.
Tiện lợi cho bạn khi nhà nuôi nhiều con chó. Giảm chi phí di chuyển.
Kiểm soát được môi trường.
Chó không bị stress do mùi của những con chó lạ khác.
Hỗ trợ hồ sơ giấy tờ đưa chó đi du lịch.
Hỗ trợ nhắc lịch chích ngừa hằng năm.
Tư vấn trực tiếp tại nhà.
Dịch vụ cam kết:
Có chích vaccine theo yêu cầu của chủ nuôi.
Đảm bảo bảo quản vaccine luôn ở nhiệt độ 2 – 8 độ C
Sử dụng kim tiêm hoàn toàn mới.
Có thăm khám hỏi bệnh trước khi chích ngừa.
Có kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ cơ thể.
Có tẩy giun tại nhà.
Qua bài viết: “Chích ngừa bệnh dại cho chó” mình chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết trước khi chích ngừa cho chó.
Với thông điệp: “Chia sẻ kiến thức, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết.
Bài viết số: 21
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Chích Ngừa Dại Khi Bị Chó Cắn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!