Xu Hướng 9/2023 # Một Cá Thể Gấu Chó Được Giải Cứu # Top 10 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Một Cá Thể Gấu Chó Được Giải Cứu # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Một Cá Thể Gấu Chó Được Giải Cứu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(VnMedia)-Một cá thể gấu chó đã bị nuôi nhốt trong suốt bảy năm từ khi là gấu con tại Nam Định đã được Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ và đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Ngày 18/8/2023, Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) cứu hộ thành công một cá thể gấu chó do hộ gia đình tự nguyện chuyển giao. Cá thể gấu chó được đặt tên là Annemarie theo tên của chuyên gia – cựu Giám đốc thú y của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam Annemarie Weegenaar, người đã cống hiến cho công tác cứu hộ gấu Việt Nam trong suốt 8 năm.

Cá thể gấu chó được gia đình ông Trần Minh Hiền, ở xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định viết đơn tự nguyện chuyển giao cho nhà nước, với nguyện vọng mong muốn gấu sẽ được đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Vào năm 2009, do không nắm được luật pháp bảo vệ động vật hoang dã, cụ thân sinh ra ông Hiền (đã mất) đã mua từ một người không rõ danh tính từ khi gấu mới chỉ nặng có 1 kg để làm vật nuôi cảnh từ đó đến nay. Cá thể gấu này không có chip điện tử.

Các quy định bảo vệ loài gấu hiện hành nêu rõ “Nuôi gấu không có hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử hoặc nuôi gấu, không có nguồn gốc hợp pháp” là vi phạm pháp luật”. Nhưng trong trường hợp này, quyết định tự nguyện bàn giao gấu là đáng hoan nghênh và cần được khuyến khích, bởi thay vì bán hoặc giết để tận dụng các bộ phận của gấu, thì gia đình chủ nuôi đã có quyết định đúng đắn, và nhân đạo.

Đầu tháng 8/2023, nhận được thông báo của Trung tâm ENV, Tổ chức Động vật Châu Á đã nhanh chóng cử cán bộ xuống xác minh thông tin, cùng với cán bộ kiểm lâm Nam Định hướng dẫn gia đình chủ nuôi viết đơn và hoàn thiện các thủ tục để chuyển giao gấu, và chủ động lên kế hoạch cứu hộ gấu đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Gấu chó Annemarie là gấu cái, nặng khoảng 50 kg, tương đối khỏe mạnh. Do nuôi nhốt trong chuồng cũi chật hẹp quá lâu, nên chú gấu chó này có các biểu hiện lặp đi lặp lại (đặc trưng của động vật bị nuôi nhốt), và khá hung dữ, một phần do có quá đông người đến địa điểm cứu hộ vì tò mò. Để đưa được gấu ra ngoài, các chuyên gia thú y của Tổ chức đã gây mê và tiến hành khám lâm sàng. Kết quả ban đầu cho thấy

Bác sỹ thú y của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam Weng Yan Nash , người trực tiếp khám sức khỏe cho gấu chó Annemarie nhận định: Gấu chó Annemarie có tương đối khỏe mạnh, không thấy có biểu hiện bất thường trong ổ bụng, răng tốt. Duy chỉ có vấn đề về khớp do không được vận động nhiều trong môi trường nuôi nhốt.

Pgs, Ts. Tuấn Bendixsen – Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam chia sẻ trên hành trình cứu hộ: “Gấu chó Annemarie sẽ được tận hưởng cả quãng đời còn lại bình yên tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam vì gấu mới có 6 tuổi (trong tự nhiên tuổi thọ của gấu là từ 30-35 năm). Tuy nhiên, những cá thể gấu đã bị nuôi nhốt quá lâu, chịu đựng thương tổn nhất định và điều kiện chăm sóc chuồng trại hạn chế, sẽ phải mất thời gian mới hòa nhập được với môi trường bán tự nhiên cùng các cá thể khác. Chúng tôi cũng vui mừng thông báo, đây là cá thể gấu thứ ba được Tổ chức cứu hộ trong năm nay, và điều đặc biệt là cả ba trường hợp đều do các chủ nuôi tự nguyện chuyển giao cho nhà nước.”

Tính đến nay, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộ thành công 164 cá thể gấu, trong đó hiện có 150 cá thể gấu đang được chăm sóc y tế, dinh dưỡng, và sống ngoài các khu bán tự nhiên của Trung tâm. Tính cả Annemarie, hiện có 10 cá thể gấu chó và 140 cá thể gấu ngựa đang sống ở Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam nuôi dưỡng 10 cá thể gấu chó, được đặt tên là Lamma, David, Nelson, Grier, Dorle, Sassy, Layla, Goldie, Murphy, và Annemarie.

Quá trình cứu hộ được thực hiện trong ngày do khoảng cách giữa Vườn quốc gia Tam Đảo và Nam Định chỉ chưa đầy 200 km. Gấu sẽ được vận chuyển về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam bằng xe tải, và bắt đầu quá trình cách ly 45 ngày để đảm bảo không có bệnh truyền nhiễm, sau đó sẽ được ghép nhóm, dần dần được đưa ra các khu bán tự nhiên rộng gần 3000 m2.

Do bị thu hẹp môi trường sống (sự biến mất dần của các cánh rừng tự nhiên), và nạn săn bắt gấu tự nhiên đưa vào các trại gấu để trích hút mật, số lượng gấu ngoài tự nhiên ước tính chỉ còn vài trăm cá thể. Trong khi đó, theo số liệu mới nhất của Cục Kiểm lâm Việt Nam vào đầu năm 2023, chỉ còn khoảng 1.245 cá thể gấu ngựa đang bị giam cầm trong 430 trại nuôi nhốt gấu trên cả nước. Tại các trại gấu, chúng bị nhốt suốt đời trong các lồng cũi chật hẹp và bị chọc kim vào túi mật. Chúng bị tổn thương cả về sức khỏe và tâm lý. Có rất nhiều cá thể gấu đã bị tàn tật sau khi được cứu hộ, những cá thể này sẽ không sống được nếu thả về tự nhiên.

Ngoài tự nhiên, loài gấu có thể sống được 30-35 năm, chú gấu may mắn này có thể được sống phần đời còn lại trong an toàn và tự do. Tổ chức Động vật Châu Á cam kết chăm sóc trọn đời cho gấu.

Tổ chức Động vật Châu Á là một tổ chức từ thiện quốc tế hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và vận hành Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Sứ mệnh quan trọng nhất của Tổ chức là cứu hộ gấu, chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp, và bảo tồn loài gấu ngoài tự nhiên.

Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) đã bắt đầu cứu hộ gấu tại Việt Nam cách đây 8 năm, và đưa các chú gấu cứu hộ về sống trong Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, Tổ chức đã cứu hộ được 165 cá thể gấu (cả gấu chó và gấu ngựa), trong đó có 150 cá thể đang sống trong môi trường bán tự nhiên xanh mướt tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo. Tại đây, gấu được chăm sóc phục hồi sức khỏe, được tự do vận động cơ thể và tìm kiếm thức ăn, để dần khôi phục lại bản năng tự nhiên của chúng.

Xa Giang

Về phương diện thúc đẩy thực thi pháp luật, Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với các cơ quan chức năng, với ngành Kiểm lâm để cứu hộ gấu, tuyên truyền pháp luật bảo vệ loài gấu. Về phương diện tìm kiếm giải pháp giảm nhu cầu mật gấu, Tổ chức phối hợp cùng các thầy thuốc đông y của Trung Ương hội Đông Y Việt Nam giới thiệu và phổ biến các cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu. Về phương diện giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ gấu, Tổ chức thường xuyên có các chương trình tuyên truyền tới các trường học để giúp học sinh hiểu rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ loài gấu và các loài động vật. Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam của Tổ chức cũng chào đón học sinh và các khách tham quan tìm hiểu về thực trạng cuả loài gấu cũng như thăm các chú gấu vui đùa tại các khu bán tự nhiên.

Một Cá Thể Gấu Chó Và Hai Cá Thể Khỉ Ở Tỉnh Đắk Lắk Đã Được Cứu Hộ

(Tin Môi Trường) – Sáng hôm nay (12/9), Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) thực hiện thành công quá trình cứu hộ một cá thể gấu chó và hỗ trợ cứu hộ hai cá thể khỉ tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Gấu sẽ được đưa về chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, còn khỉ sẽ được tái thả về môi trường rừng tự nhiên.

Đây là ba cá thể động vật hoang dã được một đơn vị tại thành phố Buôn Ma Thuột nuôi với mục đích làm cảnh, nay tự nguyện chuyển giao cho Nhà nước. Theo thông tin ban đầu từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, cá thể gấu chó, giới tính đực, đã được đơn vị này nuôi từ năm 2007, hiện nặng khoảng 60 kg. Hai cá thể khỉ, một cá thể khỉ mốc đực (Macaca assamensis) nặng chừng 5kg và một cá thể khỉ mặt đỏ cái (Macaca arctoides) nặng khoảng 4 kg. Cả ba cá thể trên đều được nuôi ở chuồng rộng rãi nên sức khỏe tương đối tốt.

Bác sỹ thú y Mandala Hunter, và y tá Caroline Nelson của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tiến hành các bước kĩ thuật với cả ba cá thể để đưa chúng ra khỏi lồng. Hai cá thể khỉ được gây mê, đưa vào lồng vận chuyển của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk. Dự kiến, hai cá thể khỉ khỏe mạnh sẽ được tái thả về môi trường rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

Cá thể gấu chó được các cán bộ của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam đặt tên là Kaffe, bởi màu lông nâu óng rất đặc trưng, và cũng để kỷ niệm nơi gấu được cứu hộ, vùng đất Ban Mê – thủ phủ cà phê của Việt Nam. Các bác sỹ đã dùng phương pháp “dụ – sang lồng”, để gấu di chuyển từ lồng nuôi nhốt sang lồng vận chuyển bằng mật ong và những đồ ngọt gấu ưa thích như khoai lang, kẹo dẻo.

PGS. TS. Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á vui mừng thông báo: ” Kaffe là cá thể gấu chó thứ 11 của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, và cũng vừa mới tháng trước, chúng tôi cũng vừa cứu hộ thành công một cá thể gấu chó tại Nam Định. Các chuyên gia và nhân viên của Tổ chức sẽ chăm sóc chu đáo cho Kaffe để chú gấu chó này sớm hòa nhập tại các khu bán tự nhiên.

Với tư cách là một đơn vị có chuyên môn sâu về thú y và chăm sóc động vật, Tổ chức Động vật Châu Á rất vui mừng được góp sức vào công tác cứu hộ gấu, bảo tồn voi, cũng như bảo vệ động vật hoang dã khác như khỉ mốc, khỉ mặt đỏ tại tỉnh Đắk Lắk.”

Gấu chó Kaffe vừa được cứu hộ sẽ vượt qua hành trình dài hơn 1,300 km bằng xe tải kéo dài trong 3 ngày, dự kiến về đến Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam vào ngày 15/9/ 2023. Tính đến nay, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộ thành công 165 cá thể gấu, trong đó hiện có 151 cá thể gấu đang được chăm sóc y tế, dinh dưỡng, và sống ngoài các khu bán tự nhiên của Trung tâm. Tính cả Kaffe, hiện có 11 cá thể gấu chó và 140 cá thể gấu ngựa sống ở Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Cứu Hộ Thành Công Cá Thể Gấu Chó Cuối Cùng Tại Tây Ninh

Tổ chức Động vật châu Á đã tình nguyện cứu hộ cá thể gấu chó này sau khi nhận được thông tin của một số thầy thuốc đông y tại địa phương mong muốn tìm nơi đảm bảo điều kiện chăm sóc gấu tốt hơn.

Cá thể gấu cái ước chừng 50 kg, được nuôi nhốt trong khuôn viên một đơn vị sát biên giới Tây Ninh và Campuchia. (Nguồn: Tổ chức Động vật châu Á)

Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh cho biết đây là cá thể gấu chó cuối cùng được nuôi nhốt trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức Động vật châu Á nhận được thông tin về cá thể gấu này thông qua một nhóm các thầy thuốc đông y tại Tây Ninh, đồng hành cùng dự án trồng và phổ biến các thảo dược thay thế mật gấu.

Cá thể gấu chó mới cứu hộ được đặt tên là Aurora (Cực quang phương Bắc). Tại hiện trường cứu hộ, gấu Aurora khá căng thẳng, vì vậy, để đưa gấu ra ngoài, các chuyên gia phải tiến hành gây mê.

Bác sỹ thú y người New Zealand Shaun Thomson cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện thấy răng lợi của gấu có một số vấn đề nhưng không quá nghiêm trọng. Khớp khuỷu tay phải của gấu có khả năng bị viêm. Túi mật của gấu dường như có viên sỏi nhỏ, nhưng sẽ được kiểm tra kỹ hơn bằng máy siêu âm lớn ở trung tâm. Nhìn chung, gấu khá hoạt bát và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng này của gấu khi về trung tâm”.

Các nhân viên y tá đang tiến hành truyền nước và kiểm tra sức khỏe cho cá thể gấu chó Aurora. (Nguồn: Tổ chức động vật châu Á)

Đoàn cứu hộ sẽ di chuyển hơn 1.500 km từ Tây Ninh về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, dự kiến sẽ mất 5 ngày để gấu về tới vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay khi đưa về Tam Đảo, gấu sẽ trải qua 45 ngày cách ly trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại các khu bán tự nhiên.

Hiện có 178 cá thể gấu đang được chăm sóc y tế, dinh dưỡng và sống trong các khu bán tự nhiên của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Theo Cục Kiểm lâm Việt Nam, cả nước còn khoảng gần 800 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể.

Tổ chức Động vật châu Á là một tổ chức từ thiện quốc tế hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và vận hành Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Sứ mệnh quan trọng nhất của Tổ chức là cứu hộ gấu, chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp, và bảo tồn loài gấu ngoài tự nhiên.

Từ năm 2007 tới nay, Tổ chức Động vật châu Á đã cứu hộ được 201 cá thể gấu ngựa và gấu chó tại nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Riêng năm 2023, Tổ chức đã thực hiện 4 chuyến cứu hộ, đưa 8 cá thể gấu về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Tổ chức Động vật châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa được thêm khoảng 800 cá thể gấu nữa về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2023 tới 2023.

Đoàn cứu hộ đưa Aurora ra ngoài. (Nguồn: Tổ chức Động vật châu Á)

Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết: “Tổ chức Động vật châu Á đã thực hiện tuyên truyền không sử dụng mật gấu tại Tây Ninh trong vòng 4 năm qua, và việc các thầy thuốc đông y thông báo cho chúng tôi về trường hợp cứu hộ gấu ở Tây Ninh này chứng minh cho hiệu quả của quá trình tuyên truyền bảo vệ loài gấu tới cộng đồng.

Hiện Tổ chức Động vật châu Á vẫn liên tục thực hiện tuyên truyền trên nhiều bình diện từ cứu hộ, chăm sóc, nâng cao phúc lợi, giáo dục, phổ biến không sử dụng mật gấu và thay thế bằng các thảo dược an toàn, xây dựng mô hình vườn thảo dược thay thế mật gấu tại nhiều tỉnh. Tất cả các chương trình đều hướng tới khuyến khích cộng đồng thực sự chung tay để bảo vệ từng cá thể gấu một”.

Loài gấu Bắc Cực đang đối diện với một tương lai đầy bất trắc

Ủy ban Giám sát động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng tại Canada (COSEWIC) cảnh báo, loài gấu Bắc Cực đang đối diện …

Áo: Chiêm ngưỡng khả năng hội họa của một bà mẹ gấu trúc

Trong những ngày qua, du khách quốc tế đã đổ về Vườn thú Vienna ở thủ đô nước Áo để chiêm ngưỡng khả năng hội …

Ra mắt sách chăm sóc và bảo vệ gấu ở Việt Nam

Ngày 10/7, tại Trung tâm Cứu hộ Gấu ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu đồng thời hai …

(theo Tổ chức Động vật châu Á)

Chú Chó Bị Bỏ Rơi Thành Anh Hùng Khi Giải Cứu Gấu Koala

Chú chó cứu hộ tên Bear được dân mạng thế giới, trong đó có 2 diễn viên nổi tiếng là Tom Hanks và Leonardo DiCaprio, khen ngợi khi tham gia giải cứu gấu koala sau đám cháy.

Chú chó tên Bear được mệnh danh ‘siêu anh hùng’ khi không ngại nguy hiểm, tham gia giải cứu những con gấu koala còn sống sót sau thảm họa cháy rừng ở Australia.

Theo trang Mother Nature Network, tham gia giải cứu gấu koala mắc kẹt trong thảm họa cháy rừng ở Australia vừa qua, chú chó có tên Bear (6 tuổi, thuộc giống Border Collie lai Koolie) được dân mạng đặt biệt danh “siêu anh hùng”.

Trong những hình ảnh được đội cứu hộ chia sẻ trên diễn đàn, Bear “đốn tim” người xem với sự xông xáo, nhiệt tình khi tìm kiếm những chú gấu tội nghiệp còn sót lại sau cơn hỏa hoạn khủng khiếp.

Với 4 chân được đeo giày bảo hộ, Bear có thể len vào mọi ngóc ngách của đám cháy đã tàn và đánh hơi tìm gấu koala ở khu vực New South Wales và Queensland.

Bear có khả năng đánh hơi những chú koala còn sống sót ở gần. Khi phát hiện koala mắc kẹt trên cây, nó sẽ báo động để các nhà cứu hộ đến để mang koala thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Bear được đào tạo bởi viện USC và hợp tác với Quỹ Bảo vệ Động vật Quốc tế (International Fund for Animal Welfare – IFAW).

“Trước đây, Bear giúp chúng tôi đánh hơi tìm kiếm những con gấu koala bị bệnh, trong đợt cháy rừng này, nó được tham gia giải cứu koala trong vực hỏa hoạn”, tiến sĩ Celine Frere, thuộc học viện USC, nói.

Những chuyên gia của IFAW nhận xét Bear là chú chó đầy năng lượng, nhạy bén, không thích được vuốt ve, bởi vậy nó phù hợp làm chó nghiệp vụ hơn là làm thú cưng trong gia đình. Bear có nhiều phẩm chất để trở thành một chú chó cứu hộ hoàn hảo, rất giỏi trong việc tập trung vào một điều gì đó.

Theo chia sẻ của những người nuôi dưỡng hiện tại, Bear là một chú chó nuôi làm cảnh nhưng bị gia đình nhà chủ bỏ rơi khi họ chuyển nhà.

Sau đó, Bear được các nhà bảo hộ nhận nuôi và huấn luyện thành chó cứu hộ chuyên nghiệp.

Sau khi câu chuyện về chú chó dũng cảm được đăng tải, đông đảo dân mạng đã dành lời khen ngợi, cổ vũ nhiệt tình cho Bear.

Trước khi tham gia giải cứu koala lần này, Bear đã nổi tiếng và được những ngôi sao nổi tiếng như diễn viên Tom Hanks và Leonardo DiCaprio cũng dành lời khen cho “người bạn bốn chân” đáng yêu, nhiệt tình.

“Disney nên làm một bộ phim về câu chuyện của Bear, chú chó tìm kiếm koala. Nó đáng yêu thật sự. Tôi thích Bear”, Tom Hanks từng phát biểu trong một clip giao lưu cùng fan.

Trong thảm họa cháy rừng vừa qua ở Australia, gấu túi koala – loài vật đặc hữu ở đây, vốn đã suy giảm trong nhiều năm qua – bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

Các quan chức môi trường Australia ước tính khoảng 30% dân số loài này đã chết, tương đương với 8.000 cá thể. Với bản tính di chuyển và hoạt động chậm, chúng không thể thoát khỏi những ngọn lửa.

Theo Zing

Nguồn: Vietnamnet

Chó Đã Bị Dại Có Thể Cứu Chữa Được Không?

10-04-2023, 11:28 am

0

13101

XEM THÊM:  

CÁCH XỬ LÍ CHÓ MÈO BỊ KEO DÍNH CHUỘT

TẠI SAO BOSS XOAY LÒNG VÒNG TRƯỚC KHI ĐI CẦU

ĐOÁN BIẾT SỨC KHỎE ‘QUÀNG THƯỢNG” QUA PHÂN

Biểu hiện thú cưng nhiễm bệnh dại

Sau khi thú bị nhiễm trùng, virus bệnh dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ, ở đây chúng có thể tồn tại mà không bị phát hiện trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng.

Trong thời gian ủ bệnh này (hoặc tiềm ẩn), con vật vẫn khỏe mạnh và không có cứ một dấu hiệu biểu hiện bệnh nào. Tiếp đến thường là trong vòng từ 1 đến 3 tháng, virus gây bệnh dại sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não (các hệ thần kinh trung ương). Theo đó phải mất từ 12-180 ngày để virus lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Từ đây bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng và con vật bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh dại (virus này tồn tại trong nước bọt, nước mắt, sữa mẹ và cả nước tiểu của thú). Cuối cùng con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày. Bệnh thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Ở chó thời gian này trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng này thường không bị phát hiện hoặc bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, đó là lý do tại sao việc chuẩn đoán bệnh cho thú nuôi của bạn trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y.

Thời kỳ phát bệnh

Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Thể dại điên cuồng: Được chia làm 3 thời kỳ

– Thời kỳ tiền lâm sàng: Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như: trốn vào góc tối, kín đáo, đến gần chủ miễn cưỡng hoặc trái lại, tỏ ra vồn vã thái quá, thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn,. .v.v.

– Thời kỳ điên cuồng:

+ Các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài.

+ Vết thương nơi bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu. + Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, mắt đỏ ngầu, dãn đồng tử, con vật có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được, chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ hay giật mình, đi lại không có chủ định, trở nên hung dữ, điên cuồng (2 – 3 ngày sau khi phát bệnh).

+ Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về, trên đường đi gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người.

Thời kỳ bại liệt

+ Chó bị liệt, không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ.

+ Chó chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được. Thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm.

Thể dại câm

Là dạng bệnh không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như thường thấy, chó chỉ có biểu hiện buồn rầu.

+ Có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra.

+ Nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

+ Quá trình này tiến triển từ 2 – 3 ngày.

Nói chung, thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 – 3 ngày vì hành tủy của con vật bệnh bị virut tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh dại

Phương pháp chuẩn đoán lâm sàng: Đầu tiên, nếu thú nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm bệnh dại thì việc đưa thú đến bác sĩ thú y là cần thiết, ở đây BSTY sẽ giữ cho vật nuôi của bạn cách ly trong lồng khóa khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen của thú, thái độ của thú đối với chủ nuôi và cả với những động vật khác.

Xét nghiệm máu-ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chuẩn đoán bệnh dại, tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.

Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán – nhưng bởi vì nó đòi hỏi phải có mô não vì vậy phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi con vật đã chết.

Chó bị dại có chữa được không?

Bệnh dại là một căn bệnh cực kì nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh, gây ra nhiều cái chết thương tâm cho thú nuôi và làm tăng cao nguy cơ gây nguy hiểm cho chủ nuôi và các thành viên trong gia đình, thậm chí là ảnh hướng đến rất nhiều người. Hiện nay Tổ Chức Y Tế Thế giới xếp bệnh dại vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới. Việc chữa trị cho thú bị nhiễm bệnh là cực kì tốn kém, khó khăn và hầu như điều trị là điều không thể. Do đó để bảo vệ cho thú nuôi của bạn, bên cạnh đó đảm bảo an toàn cho gia đình, người thân và cả chính bạn trước căn bệnh nguy hiểm này, phòng bệnh là phương án tối ưu nhất mà bạn nên áp dụng.

Cách phòng bệnh dại

– Tiêm phòng dại định kỳ hàng năm cho thú nuôi. Thời điểm tiêm phòng:

Tiêm lần đầu cho chó con được 4 tuần tuổi. 

Nếu chó con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

– Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài đường. Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có người dắt và theo dõi, không để chó đi lang thang ngoài đường.

– Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.

– Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì nên đưa thú tới các cơ sở thú y gần nhất.

– Khử trùng những khu vực xung quanh thú bị nghi/bị bệnh dại (đặc biệt là với nước bọt) pha loãng theo tỉ lệ 1:32 (150g/ 4 lít) dung dịch thuốc tẩy gia dụng.

– Chó chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác.

Chó Poodle Ăn Cá Được Không

Khi nuôi chó cảnh, đặc biệt là chó Poodle, chủ nuôi thường băn khoăn rất nhiều thứ, đặc biệt là về vấn đề ăn uống. Những câu hỏi kiểu như chó Poodle ăn cá được không, ăn chuối, đu đủ, xúc xích,… được không. Câu trả lời cụ thể sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây.

+ Chó poodle bị rối loạn tiêu hoá

+ Chó poodle ăn phải xương

1. Chó Poodle ăn cá được không?

Các loại cá là một trong những loại thực phẩm rất giàu protein, tốt cho sức khỏe của bất cứ đối tượng nào. Với chó Poodle, cá cũng là nguồn thực phẩm hữu ích, tốt cho sự phát triển thể chất trong các giai đoạn. Một số lợi ích mà vật nuôi có thể nhận được khi ăn cá bao gồm:

– Giúp phát triển bộ lông mượt và bóng đẹp

– Giúp mắt sáng, trong và lanh lợi

– Giảm thải phân, giúp phân “đẹp” và khô rắn hơn so với các loại thức ăn khác

– Cung cấp khá nhiều năng lượng cho vật nuôi

– Không có nhiều chất béo nên giảm được nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là khi cho lớn tuổi.

– Nên lọc kỹ xương trước khi cho Poodle ăn để tránh làm tổn thương tới ống tiêu hóa

– Nên chế biến kỹ để loại bỏ được tình huống có lẫn các vi khuẩn độc trong cá như: Salmonella, E.Choli, khuẩn ngộ độc, tiêu chảy,…

– Với cho Poodle dưới 3 tháng tuổi và trên 6 năm tuổi nên cho chó ăn cá chế biến nhạt để tránh bị suy thận

– Nên chọn lọc loại cá mà bạn sẽ cho Poodle ăn để tránh ăn phải các loại cá có độc tính như: Các nóc, cá ngừ,…

– Không nên cho chó ăn quá nhiều cá hoặc chỉ ăn riêng cá mà không có lẫn các loại thực phẩm khác như thịt, cơm,… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho vật nuôi.

2. Chó Poodle ăn chuối được không?

Việc chó poodle ăn chuối là hoàn toàn bình thường và rất tốt cho sức khỏe của vật nuôi. Trong chuối có chứa nhiều kali, vitamin B6, C, chất xơ, đồng, mangan,… đều là những dưỡng chất tốt cho cơ thể vật nuôi. Cụ thể:

– Kali giữ cho xương chắc khỏe, tuần hoàn máu tốt

– Mangan giúp tăng huyết áp, giải tỏa căng thẳng

– Vitamin B6 chống thiếu máu

– Vitamin C giúp duy trì hệ thống miễn dịch

– Chất xơ giữ cho việc tiêu hóa được trơn tru.

Tuy nhiên, khi cho chó Poodle ăn chuối bạn nên chú ý không nên quá mức bởi vì trong chuối có một lượng đường nhất định không tốt cho cơ thể. Hơn nữa, ở chó, khi ăn chuối chúng lại không thể hấp thụ hết được dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác. Cho nên, việc cho chó ăn chuối nên cách xa bữa ăn hàng ngày.

3. Chó Poodle ăn đu đủ được không?

Đu đủ cũng là loại quả mà chó Poodle có thể ăn được, với tác dụng tương tự giống như khi chó ăn chuối nên không cần phải băn khoăn việc cho chó Poodle ăn đu đủ được không. Loại quả này có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của vật nuôi và bạn hoàn toàn có thể cho vật nuôi ăn.

Tuy nhiên, việc ăn đu đủ nên hạn chế tránh cho vật nuôi ăn nhiều, chỉ nên xem đó như là thực phẩm cho các bữa ăn phụ, ăn thêm trong ngày.

4. Chó Poodle ăn xúc xích được không?

Nguyên liệu chính làm ra xúc xích là từ các loại thịt, cho nên về cơ bản, giống chó nào cũng có thể ăn được xúc xích, bao gồm cả chó Poodle cho nên băn khoăn chó Poodle ăn xúc xích được không là không cần thiết. Việc vật nuôi này ăn xúc xích cũng tương tự như là ăn thịt các loại. Bản thân thịt là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho vật nuôi nên hoàn toàn có thể bổ sung món ăn này vào chế độ ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, mức độ ăn như thế nào nên cân đối với chế độ dinh dưỡng chung của vật nuôi. Đặc biệt, nên cho chó Poodle ăn xúc xích được chế biến riêng cho chó để đảm bảo phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của vật nuôi này.

5. Chó Poodle có ăn được tôm không?

Tôm là một trong những loại hải sản có hương vị ngon được yêu thích. Bản thân giá trị dinh dưỡng của loài hải sản này cũng tương đối cao, chúng có ít chất béo, calo và carbohydrate, đồng thời cung cấp nhiều canxi, vitamin và protein rất tốt cho vật nuôi.

Tôm là món ăn yêu thích của các loài mèo và bạn hoàn toàn có thể cho chó ăn nếu chúng muốn. Tuy nhiên, để tránh cho Poodle khi ăn tôm tránh gặp phải các tình huống bị dị ứng, tiêu chảy thì cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

– Cần nấu chín kỹ tôm trước khi cho vật nuôi ăn

– Cần loại bỏ vỏ và râu tôm để tránh gây ảnh hưởng cho đường ruột của vật nuôi

– Nên trộn chung tôm với các thực phẩm khác như thịt, cơm khi cho vật nuôi ăn

– Chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, và tần suất vừa phải, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho vật nuôi. Bởi vì, trong tôm có lượng cholesterol cao, nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi.

+ Chó Poodle không chịu ăn – “đọc vị” nguyên nhân và cách khắc phục

+ Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương – nguy hiểm khôn lường

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Cá Thể Gấu Chó Được Giải Cứu trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!