Bạn đang xem bài viết Mèo Sợ Mùi Gì? Làm Sao Để Đuổi Mèo Bằng Mùi? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sẽ thật khó chịu khi nhìn thấy phân mèo trong nhà bếp của chú mèo nhà mình, thậm chí là mèo nhà hàng xóm. Bạn không thích mèo nhưng mèo hoang vẫn cứ ngang nhiên sinh sống trong nhà. Vậy mèo sợ mùi gì? Làm sao để đuổi mèo bằng mùi? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây!
Mèo sợ mùi gì?
Không phải ai cũng có đam mê nuôi mèo, yêu thích những chú mèo. Tất nhiên với một số người họ chỉ muốn mèo tránh xa họ hoặc tránh xa những xa một số khu vực trong ngôi nhà của họ. Thay vì đánh đập sẽ gây tổn thương mèo, nhiều người bắt đầu nắm lấy điểm yếu sợ mùi hương của mèo để đuổi mèo.
Làm sao để đuổi mèo bằng mùi?
Với chai xịt xua đuổi mèo các bạn chỉ việc xịt lên bất kỳ khu vực, đồ vật mà các bạn không muốn mèo xuất hiện. Cách đuổi mèo này khá đơn giản, tiện lợi, hiệu quả và dễ thực hiện.
Ngoài chai xịt xua đuổi mèo thì nước tẩy mang mùi hương cam,quýt cũng là cách để các bạn đuổi mèo. Cho nước tẩy rửa mùi cam, quýt vào thau nước nhỏ, hòa với ít nước và ngâm chiếc khăn bông vào. Sau đó vắt khô, dùng khăn lau lên các vật dụng, kệ, bàn ghế trong nhà hoặc dùng nước tẩy rửa để lau nhà. Hương cam quýt sẽ khiến mèo không muốn đến gần.
Hay như trong khu vực nhà bếp các bạn có thể đặt trên bếp một vài nhánh xả, rau húng chanh, vỏ cam, quýt….. Với những khu vực khác trong nhà, nhất là thảm chùi chân các bạn nên đặt sáp thơm hương oải hương, hương cam trong phòng hoặc xịt nước xịt phòng có những mùi hương mèo sợ.
Hiện nay để đuổi mèo, một số người lựa chọn các sản phẩm đuổi mèo có mùi chất thải của các loài động vật khác, nhất là mùi của cáo. Tuy nhiên, cách này vô tình gây tác dụng ngược lại vì bên cạnh đuổi mèo bằng mùi, bản thân các bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu với mùi từ chất thải của các loài động vật.
Nếu chú mèo quậy phá các bạn có thể dùng mùi mèo sợ để đuổi mèo. Tùy vào điều kiện của mỗi người mà các bạn sử dụng mùi hương tự nhiên hay chai xịt đuổi mèo. Cách này khá đơn giản, dễ thực hiện thì không có lý do gì các bạn không áp dụng để đuổi mèo?
12 Cách Khử Mùi Hôi Chó Mèo Bằng Chai Xịt, Tinh Dầu, Máy Khử Mùi…
Chia sẻ
1. Làm sạch, chải lông chó mèo mỗi ngày
Một trong những cách khử mùi hôi chó mèo đơn giản, hiệu quả chính là làm sạch lông và chải lông chúng mỗi ngày. Đặc biệt với những giống chó mèo lông dài, những đám lông bị rối “bùi nhùi” sẽ khiến tuyến mồ hôi không thoát ra được. Mồ hôi đọng lại, tích tụ dần trên đám lông, khiến các nút thắt càng rối chặt hơn và tạo ra mùi hôi khó chịu.
Vì thế, bạn nên mua loại lược răng thưa dùng để gỡ rối lông. Sau đó, dùng lược răng khít để chải chuốt kỹ lưỡng giúp lông chó, mèo vào nếp và mềm mại.
2. Lên kế hoạch tắm chó để khử mùi hôi
Chải lông thường xuyên vẫn chưa đủ để khử mùi hôi chó, mèo triệt để. Chính vì vậy, cách khử mùi hôi cho chó mèo tốt nhất là lên kế hoạch tắm rửa cho chúng. Bạn nên tắm rửa cho chúng 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần.
Bên cạnh đó, hãy sử dụng thêm sữa tắm khử mùi hôi cho chó mèo để tăng hiệu quả khử sạch mùi hôi, làm mượt lông và tạo mùi hương thơm tho.
Cách tắm cho chó
Xả nước mát làm ướt đều lông chó, mèo.
Hòa chút nước cốt chanh vào sữa tắm. Đặt chó, mèo vào chậu và thoa đều hỗn hợp này lên khắp thân mình chúng. Tinh dầu từ chanh sẽ giúp khử mùi hôi tốt hơn và giúp thú cưng của bạn thơm lâu hơn.
Xả nước sao cho sạch xà phòng sữa tắm.
Sau khi xả sạch, bồng bế chó, mèo ra ngoài và dùng khăn sạch lau khô. Lưu ý, bạn không được để lông chó, mèo bị ướt, sẽ khiến thú cưng dễ bị cảm và nấm da.
3. Khử mùi hôi tai chó
Một trong những bệnh thường gặp ở chó, mèo là nhiễm ký sinh trùng hay vi khuẩn, khiến tai chó, mèo có mùi hôi. Do vậy, bạn cần lưu ý vệ sinh tai cho chó, mèo theo các bước sau.
Dùng khăn mỏng thấm nước lau sơ qua.
Tiếp đến, thấm một ít dung dịch rửa tai để vệ sinh thật kĩ chất bẩn.
Cuối cùng lau lại lần nữa với nước sạch.
4. Tập thói quen vệ sinh đúng nơi cho chó
Bên cạnh các cách khử mùi hôi trên, bạn cũng nên tập cho chú chó, mèo của mình thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Hoặc bạn hãy thiết kế riêng cho thú cưng của một khu vực chuồng, nơi sinh hoạt ăn uống nhất định và khoa học.
Khi học được cách đi vệ sinh đúng chỗ, chó mèo sẽ không tè “bậy” khắp nơi và hạn chế mùi hôi xuất hiện trong nhà. Mặt khác, bạn cũng đỡ bực dọc và mệt mỏi vì đi dọn các “bãi chiến trường” mà các em ấy để lại.
5. Lau sàn nhà thường xuyên
Thường ngày, lông chó, mèo dễ bị rụng và vương vãi trên nền nhà, sofa, thảm trải sàn… Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu cho ngôi nhà của bạn.
Bạn có thể dùng máy hút bụi, hoặc chổi quét nhà để loại bỏ lông chó trên sàn nhà và sofa nhanh hơn. Tuy nhiên, chỉ loại bỏ đám lông vẫn chưa thể khử được mùi hôi nước tiểu vẫn còn dính trên sàn. Lúc này, bạn hòa ít nước lau sàn vào nước và thực hiện lau chùi thường xuyên để loại bỏ sạch vết bẩn và tạo mùi hương thơm tho.
6. Mẹo khử mùi hôi nước tiểu chó trên sàn nhà
6.1 Sử dụng baking soda hoặc bột giặt
Công dụng của baking soda trong tẩy rửa kết hợp cùng bột giặt sẽ giúp làm sạch và khử mùi hôi nước tiểu triệt để trên sàn.
Rắc baking soda hoặc ít bột giặt lên sàn nhà, đặc biệt những nơi chú chó của bạn thường đến.
Sau đó để khoảng 30 phút rồi dùng máy hút bụi hút sạch phần baking soda và bột giặt đó.
Cuối cùng là lau lại với nước sạch, hoặc dùng thêm nước lau nhà chất lượng để khử sạch mùi hôi chó.
6.2. Sử dụng chanh và nước lọc để khử mùi nước tiểu chó
Công dụng của chanh trong tẩy rửa mùi hôi có lẽ không còn quá xa lạ với bất kỳ chị em nội trợ nào. Tinh dầu trong chanh sẽ giúp át mùi hôi, tẩy ố vàng và mang lại hương thơm tinh khiết, sảng khoái. Cách khử mùi hôi chó, mèo trên sàn như sau:
Pha hỗn hợp nước cốt chanh và nước lọc pha theo tỉ lệ 1:2. Nếu không có chanh, bạn có thể thay thế bằng giấm ăn cũng được. Tuy nhiên nếu dùng giấm thì bạn nên pha với nước ấm.
Dùng giẻ lau lần một phần nước tiểu của chó, mèo với nước sạch
Xịt dung dịch vừa tạo lên vị trí nước tiểu vừa được lau (có thể thêm một vài giọt nước rửa chén lên để tăng hiệu quả)
Lau sạch hỗn hợp trên với nước sạch.
Cách khử mùi hôi này không chỉ giúp làm sạch mùi hôi nước tiểu của chó, mèo mà còn giúp sàn không bị ố, sạch vết bẩn nhanh chóng.
7. Giặt thảm trải sàn
Thảm trải sàn lâu ngày sẽ có mùi hôi khó chịu và ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Đặc biệt, nếu bạn nuôi chó thì thảm trải sàn chính là nơi mà chú cún sẽ ưa thích nằm nhất. Do đó, mùi hôi của chó sẽ bám dính trên thảm rất lâu. Để khử mùi hôi chó triệt để, bạn cần giặt thảm 3 ngày hoặc 1 tuần giặt một lần để đảm bảo vệ sinh. Giặt thảm trải sàn vừa khử sạch mùi hôi chó vừa có thể giúp không gian sống của bạn không ẩn chứa những vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
8. Dùng xịt khử mùi hôi chó
Thú cưng như chó mèo là một trong những loài động vật được nhiều gia đình yêu thích. Và việc nuôi thú cưng cùng kèm theo những phiền toái như không gian nhà có mùi hôi, lông trên sàn nhà & sofa,… Để khắc phục tình trạng này, nhiều thương hiệu về chăm sóc thú cưng đã cho ra đời những loại xịt khử mùi hôi hiệu quả.
Sản phẩm với nhiều mùi hương đa dạng, bạn chỉ cần mua về và xịt trực tiếp lên cún cũng như các khu vực xung quanh nơi cún ở trong nhà bạn. Xịt khử mùi hôi chó sẽ giúp loại bỏ mùi hôi nhanh chóng, đơn giản và không tốn nhiều thời gian của bạn.
9. Sử dụng tinh dầu khử mùi chó mèo
Tính dầu là một trong những sản phẩm không chỉ giúp không gian nhà bạn trở nên thơm mát mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Hiện nay cũng có khá nhiều loại tinh dầu dành riêng cho thú cưng của bạn. Theo nghiên cứu, sử dụng tinh dầu không chỉ khử mùi hiệu quả mà còn có nhiều lợi ích như giúp thú cưng nhà bạn cảm thấy dễ ngủ, thư giãn,…Ngoài ra, tinh dầu còn làm xua đuổi bọ chét, chấy rận trên cơ thể thú cưng, hạn chế mùi hôi chó mèo hiệu quả.
10. Dùng máy khử mùi hôi chó mèo
Máy khử mùi hôi chó mèo được hoạt động trên cơ chế thông minh. Chắc hẳn những gia đình thường xuyên nuôi chó mèo thì không thể nào không biết đến thiết bị này. Máy có chế độ cảm biến tự động sẽ nhận biết khi chó mèo đến gần. Lúc này máy sẽ tự động kích hoạt, làm sạch các mùi hôi trong không khí, đặc biệt là khu vực gần chó mèo.
Hiện nay có một số loại máy khử mùi chó mèo như: Máy khử mùi phân và nước tiểu cho mèo tự động Xiaomi Eco Chain, máy khử mùi chó mèo Petkit Pura Air,…
11. Cắt tuyến mồ hôi cho chó
Việc vệ sinh tắm rửa hằng ngày cho chó mỗi ngày vẫn không khiến mùi hôi của loại thú cưng này được loại bỏ triệt để. Chính vì thế mà hiện nay có nhiều người thường áp dụng phương pháp cắt tuyến mồ hôi chó. Vậy tuyến mồ hôi chó nằm ở đâu? Câu trả lời là tuyến mồ hôi của chó sẽ nằm ngay hậu môn.
Thông thường nhiều người sẽ chọn cách cắt tuyến mồ hôi ở chó và thao tác này cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay bóp nhẹ ở phần dưới hậu môn của chú chó tương tự như cách bạn nặn mụn. Lúc nào tuyến nhờn cũng như tuyến mồ hôi sẽ chảy ra theo lỗ hậu môn. Tuy nhiên, khi thực hiện vắt bạn cần có ít nhất hai người để thực hiện dễ dàng hơn, tránh việc chó bị hoảng sợ, bỏ chạy. Sau khi cắt tuyến mồ hôi cho chó xong thì bạn cần vệ sinh tắm rửa sạch sẽ cho chó để tránh làm viêm nhiễm.
12. Vệ sinh đồ nội thất
Ngoài ra, đồ nội thất như bàn ghế, sofa cũng là nơi mà chú chó, mèo của bạn sẽ thường xuyên nằm. Do đó, hãy vệ sinh thường xuyên để tạo không gian không còn mùi hôi chó. mèo. Cách thực hiện như sau:
Đối với bàn ghế gỗ: Bạn cho nước ấm và và giọt xà phòng vào trong xô, sau đó tạo bọt. Tiếp đến bạn dùng một bàn chải để làm sạch bàn ghế gỗ. Chú ý chà nhẹ và đều trên khắp mặt của đồ nội thất. Sau đó, dùng vải ẩm để lau lại rồi để khô tự nhiên.
Vệ sinh ghế sofa da và vải: Bạn pha giấm với nước theo tỉ lệ bằng nhau. Rồi lấy một miếng vải ngâm vào trong dung dịch đó, sau đó vắt nước, sao cho vải chỉ còn ẩm ướt. Tiếp đến, thực hiện lau lên bề mặt sofa để mùi hôi của chó được khử sạch.
Xuất bản lần đầu
Bọ Chét Sợ Mùi Gì Nhất? Cách Phòng Chống Bọ Chét Chó
Bọ chét là loại côn trùng sống kí sinh trên các loại động vật. Chúng hút máu người để sống, gây ngứa và khó chịu cho các loại động vật. Vậy các bạn có biết bọ chét sợ gì nhất không? Chúng là loài côn trùng gây hại nguy hiểm thường tồn tại trong gia đình và vật nuôi mà chúng ta không hề hay biết. Vậy bị bọ chét cắn có sao không? Bọ chét là loài côn trùng như thế nào ? Hãy khám phá những điều mà bạn nên biết về loài bọ chét trong bài viết sau đây.
Đặc điểm của bọ chét, bị bọ chét cắn có sao không ?
Bọ chét là loài gì ?
Bọ chét là loài côn trùng nguy hại, thường cư trú trong căn nhà của bạn hoặc trên ga đệm hay trên người vật nuôi trong nhà. Chúng rất nguy hại bởi vì khả năng gây ngứa ngáy mỗi khi bị bọ chét cắn là rất cao. Chúng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau đầu, mệt mỏi mà bạn không biết được là bị con côn trùng nào đốt gây nên.
Bọ chét là loài côn trùng không có cánh, có tên khoa học là Siphonaptera. Đây là loài côn trùng ký sinh trực tiếp trên cơ thể của vật chủ, chúng hút máu vật chủ để sống qua ngày. Những loài vật mà bị chúng ký sinh bao gồm lớp động vật có vú và loài chim. Trên toàn thế giới có tới hơn 2200 loại bọ chét khác nhau, từ bọ chét chó (Ctenocephalides canis), bọ chét người (Pulex irrtans), bọ chét mèo (Ctenocephalides felis) tới tất tần tật các loài bọ chét nguy hiểm khác.
Việc bạn phân biệt được các loài bọ chét trong nhà rất quan trọng, giúp bạn nắm được sự phân bố của nó trong căn nhà của bạn cũng như khả năng gây bệnh và truyền bệnh. Từ đó bạn sẽ lên được biện pháp điều trị tiêu diệt triệt để loài côn trùng khốn kiếp này.
Môi trường sinh sống của bọ chét
Bọ chét là loài côn trùng sống ký sinh biến thái hoàn toàn. Chúng có vòng đời lên tới 30 cho đến 35 ngày còn tùy theo nhiệt độ và độ ẩm nơi mà chúng sinh sống. Bọ chét thích sinh sống ở những nơi khí hậu nóng ẩm ở mức nhiệt độ từ 20 tới 30 độ. Khi bọ chét gặp phải điều kiện môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ xuống thấp hơn 15 độ, bọn chúng sẽ tự ngừng phát triển để đợi cơ hội khác. Ở nước ta bọ chét phát triển vào các tháng từ tháng 2 cho tới tháng 5.
Bọ chét có 3 vòng đời cơ bản: Giai đoạn từ ấu trùng, cho tới giai đoạn hóa nhộng, rồi cuối cùng chuyển hóa thành giai đoạn trưởng thành. Vòng đời của bọ chét bắt đầu bởi lúc còn là ấu trùng, sau đó chúng hóa nhộng rồi sẽ trở nên trưởng thành. Bọ chét trưởng thành sẽ hút máu của vật chủ để sống, và cho tới khi trước lúc chết chúng sẽ để trứng để tạo nên các ấu trùng tiếp theo. Một cuộc đời bọ chét đẻ được khoảng 800 trứng, chúng đẻ trứng sau mỗi lần hút đủ lượng máu cần thiết.
Trong 1 tới 2 tuần đầu tiên, ấu trùng bọ chét nở ra từ trứng và không hề có chân. Chúng thay lông và lột xác trong vòng 8 ngày tới 20 ngày. Ấu trùng có thể sinh sống tới tận 6 tháng nếu như chúng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ấu trùng sẽ tìm kiếm thức ăn xung quanh như là thức ăn thừa của vật chủ, hoặc phân của bọ chét trưởng thành. Sau cùng, ấu trùng sẽ nhả tơ bao quanh cơ thể để tiến vào trạng thái hóa nhộng. Thời gian hóa nhộng sẽ rơi vào từ 5 cho tới 7 ngày, thậm chí lên tới 1 năm nếu như gặp điều kiện môi trường không thuận lợi.
Bị bọ chét cắn có sao không ? Bọ chét sợ gì nhất ?
Liệu bị bọ chét cắn có sao không ?
Khi bọ chét phát hiện được vật chủ phù hợp, chúng sẽ chui ra khỏi kén và bắt đầu công cuộc ký sinh trên người vật chủ. Đó là lý do tại sao mỗi khi bạn đi chơi hay đi du lịch về là thấy ngứa ngáy trong người, rất có thể bạn đã vô tình mang bọ chét theo về nhà mà không hề hay biết.
Bị bọ chét cắn có sao không ? Chúng sẽ bám lấy da của bạn và bắt đầu hút máu. Sau khi hút máu xong chúng sẽ khiến da của bạn nổi mẩn ngứa, đôi khi khiến bạn bị dị ứng và mắc các bệnh về sẩn ngứa trên da. Các sẩn ngứa này có kích thước từ 1 tới 2mm, nổi gờ lên và cao hơn mặt da một chút, phía trên đỉnh của nốt sẩn có mụn nước. Tốt nhất bạn không nên chọc cho nước chảy ra, kẻo vết ngứa cứ thế lan rộng trên da của bạn.
Bị bọ chét cắn phải làm sao ?
Bọ chét sợ gì nhất? Khi bị bọ chét cắn phải làm sao ? Bạn có thể thực hiện một vài cách sau đây có thể sẽ giúp bạn giảm được cơn ngứa ngáy khi bị bọ chét cắn.
Đầu tiên bạn rửa sạch vết cắn với xà phòng và nước ấm. Sau đó cho một vài viên đá bọc trong 1 tấm vải để chườm lạnh lên vết cắn. Điều này sẽ giúp vết ngứa không phát triển nhanh chóng và giảm ngứa cho bạn hiệu quả. Chườm lạnh từ 2 tới 3 phút, thực hiện vài lần mỗi ngày mỗi khi bạn cảm thấy ngứa khi bị bọ chét cắn.
Trà xanh hoặc trà chanh. Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa rất tốt, điều này sẽ giúp vết ngứa không phát triển và giảm ngứa cho bạn. Ngoài ra trong trà chanh còn có chứa tanin, chất này giúp khử độc tố khi bạn bị bọ chét cắn để vết ngứa không lan rộng và không nổi mẩn đỏ.
Bột yến mạch sẽ giúp hút lấy chất độc từ vết cắn của con bọ chét ra khỏi cơ thể của bạn cũng như vật nuôi trong nhà. Hãy trộn bột yến mạch với nước ấm và tắm, hoặc ngâm cơ thể trong đó khoảng 15 phút để bột phát huy hết hiệu quả điều trị.
Bạn có thể tắm với baking soda và muối cùng với nước ấm cũng có tác dụng khử độc và vết thương do bị bọ chét cắn gây nên.
Bọ chét sợ gì nhất ? Cách diệt bọ chét bằng băng phiến
Bọ chét sợ gì nhất ? Chúng sợ rất nhiều thứ, nếu như bạn biết sử dụng những thứ khiến cho bọ chét sợ, chúng sẽ không bao giờ bén mảng tới căn nhà của bạn cũng như vật nuôi của bạn nữa.
Bọ chét sợ gì nhất ? Thuốc phá hủy cơ thể của chúng
Bạn có thể sử dụng các bình xịt côn trùng như xịt gián và muỗi để xịt quanh nhà, thảm, những nơi mà bọ chét có thể sinh sống. Thuốc sẽ phá hủy cơ thể của bọ chét và khiến lũ bọ phải tháo chạy ra khỏi nhà của bạn.
Hãy chọn những loại thuốc xịt an toàn với con người, tránh phản tác dụng khi bạn xịt thuốc để diệt bọ chét. Thị trường bên ngoài có bán các loại thuốc xịt côn trùng dành cho vật nuôi, bạn cũng có thể mua về để xịt cho thú cưng của bạn.
Bọ chét sợ gì nhất ? Các loại chất hóa học có mùi hăng
Những chất hóa học có mùi hăng là thứ khiến cho bọ chét rất sợ, điển hình như những chất sau:
Bọ chét sợ gì nhất ? Sợ nước
Ít nhất 2 tuần một lần bạn phải tắm cho chó mèo của bạn, nếu bọ chét phát triển nhiều, vài ngày bạn phải tắm cho chúng 1 lần.
Sử dụng các bình xịt côn trùng an toàn cho thú nuôi trong nhà để xịt nếu lũ bọ chét cắn.
Bôi kem kháng histamin hoặc kem có chứa chất sát trùng lên da của bạn hoặc thú nuôi trong nhà để ngăn ngừa ảnh hưởng của bọ chét lên da.
Hãy vệ sinh chó mèo của bạn cẩn thận với xà phòng và nước ấm để tẩy sạch lông và những con bọ chét ra khỏi cơ thể của chúng.
Vệ sinh sạch sẽ căn nhà của bạn thường xuyên, tránh tạo nên nơi sinh sống và làm tổ của bọ chét.
Sử dụng thuốc diệt côn trùng quanh nhà hàng tuần để ngăn ngừa bọ chét xâm nhập.
Chó Sợ Mùi Gì Nhất ? Những Điều Cần Biết Khi Chăm Sóc Cún Cưng
Nhắc đến các bé chó, một trong những ” năng lực ” khiến con người phải trầm trồ thán phục chính là một khứu giác nhạy bén đến khó tin. Tưởng chừng như là lợi thế nhưng đây cũng là một trong những điều khiến các bé chó cảm thấy rất phiền toái. Vì nhạy cảm với mùi hương nên các bé thường có xu hướng sợ rất nhiều các mùi khác nhau. Vậy bạn có biết chó sợ mùi gì nhất hay không ?
Tưởng như là một “năng lực” đáng tự hào nhưng việc quá nhạy cảm với mùi hương cũng đem lại không ít sự lo sợ cho các bé cún. Vì cảm nhận được rõ mùi hương nên một số hương thơm phù hợp với con người nhưng lại là nỗi “ám ảnh” với những bé cún. Vì đặc tính này, nhiều người đã lợi dụng các mùi hương trong việc huấn luyện và nghiêm cấm các bé cún của mình làm điều gì đó.
Với những bé chó được kiểm soát bởi mùi hương mà chúng sợ, chúng sẽ trở nên nghe lời hơn. Nhiều người chủ còn trị những bé chó đái, ị bậy bằng việc sử dụng những mùi hương mà các bé sợ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc biết chó sợ mùi gì sẽ giúp bạn không khiến các bé thường xuyên cảm thấy khó chịu khi ngửi những mùi “kinh khủng” ấy. Vậy chó sợ mùi gì nhất bạn có biết?
Với con người, hương từ các cây họ cam, quýt có hương rất dễ chịu. Thậm chí còn có nhiều người sử dụng tinh dầu bưởi, cam, …vào buổi tối để cảm thấy dễ ngủ hơn. Vậy nhưng với các bé cún cưng thì đây quả thực là nỗi “ám ảnh kinh hoàng”. Vì tinh dầu từ các cây họ cam khá thơm lại dễ mua nên nhiều người thường sử dụng chúng để “xử lý” các bé cưng nhà mình.
Nếu bé cưng của bạn thường cắn phá đồ đạc, bạn có thể xịt tinh dầu lên các đồ vật trong nhà. Mặt khác, tại những nơi mà các bé cún hay đi bậy, bạn có thể xịt tinh dầu vào những chỗ này. Nhờ thế, các bé sẽ tự động tránh xa và không dám bén mảng lại gần thêm một giây nào nữa.
Hoặc nếu muốn ngăn chặn việc những bé cưng thích ra vườn và đào bới đất, bạn có thể trồng thêm một cây chanh nhỏ và rải một ít lá xuống dưới đất. Hẳn là nếu ngửi thấy, bé cưng của bạn sẽ “bay” mất dạng đấy !
Nếu tìm mua chuồng hay cũi ngủ cho các bé cưng, bạn có thể tìm thấy rất nhiều dòng được làm từ gỗ thân cây thông hoặc cây tùng. Nhiều người thường lựa chọn những loại cũi này vì mùi hương của chúng khá thơm, màu gỗ đẹp và chắc. Tuy nhiên nếu để các bé cưng ngủ trong đây, bạn sẽ thấy các bé luôn cựa quậy, ngủ không ngon và có khi là sủa ầm lên đấy.
Nguyên do chủ yếu là bởi mùi gỗ thông, tùng là một trong những mùi mà các bé cún kinh hãi nhất. Việc ngủ trong những cái cũi này có thể khiến các bé cảm thấy sợ hãi, lo lắng và mệt mỏi.
Tuy nhiên việc sợ mùi gỗ thông hay tùng không phải xảy ra ở tất cả các loại chó, đặc biệt là chó phương Tây. Ở một vài loài, thay vì ghét, các bé lại tỏ ra cực kỳ thích thú với mùi hương này.
Khứu giác của bé cún cưng vốn dĩ đã rất nhạy. Nhưng với các hương được tiết ra từ những nơi có độc tố thì các bé lại càng nhận thấy rõ hơn. Và một cái tên không thể thiếu trong list ” Chó sợ mùi gì nhất ” chính là hương bạch đàn.
Trong tinh dầu của cây bạch đàn có chứa một hàm lượng độc tố khá lớn. Khi tiếp xúc thường xuyên, lượng độc tố này có thể gây hại cho các bé cưng. Vì vậy khi gửi thấy mùi hương bạch đàn, các bé cưng thường có xu hướng tránh ra xa và cảm thấy sợ hãi.
Bởi vậy, dù là mùi hương khiến các bé sợ nhưng không nhiều người sử dụng chúng để dạy dỗ. Bởi thay vì dạy dỗ được các bé, bạn có lại thể khiến cún cưng của mình gặp nguy hiểm khi để bé ngửi quá nhiều mùi bạch đàn đấy !
Bạn có thể thấy cây lộc đề được trồng tại rất nhiều gia đình vì hương thơm dễ chịu mà nó đem lại. Tuy nhiên nếu bạn muốn biết xem loài chó sợ mùi gì nhất thì hương lộc đề sẽ không thể thiếu trong danh sách này. Để ý một chút bạn sẽ thấy rằng ở những nơi trồng cây lộc đề, các bé cưng thường không bao giờ lai vãng đến. Do đó, hương bồ đề cũng được dùng rất nhiều trong việc huấn luyện thú cưng mà bạn có thể áp dụng.
Với nhiều người, tỏi dùng để chiên xào sẽ có mùi thơm, tăng sự hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên với các bé cưng và một số người thì mùi tỏi khá hôi. Và việc mùi tỏi lưu lâu trong khoang miệng sẽ khiến một vài người và các bé cún cảm thấy cực kỳ khó chịu.
Những mùi hương trên đều là những mùi tiêu biểu khiến các bé chó kinh hãi. Vì vậy, tìm hiểu xem chó sợ g ì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cũng như huấn luyện các bé đấy !
2. Những điều cơ bản người chủ nên biết khi chăm sóc chó
Bên cạnh việc tìm hiểu xem chó sợ mùi gì nhất thì những yếu tố chăm sóc cún cưng khác cũng được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, để một bé cưng phát triển tốt và khoẻ mạnh. Bạn cần chú ý đến rất nhiều những yếu tố khác nhau. Bên cạnh chăm lo về chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ, những nhu cầu cơ bản của các bé cũng rất cần được quan tâm. Vậy những điều cơ bản khi chăm sóc cho chó là gì bạn có biết không ?
May đồ cho chó có thể được xem là một mốt thịnh hành hiện nay. Việc may đồ cho các bé cưng thường phổ biến hơn ở phương Tây. Tuy nhiên, khi các giống chó cảnh du nhập về Việt Nam, việc may đồ cho các bé trở nên phổ biến hơn rất.
Những điều cơ bản khi chăm sóc chó bạn nên biết
+ Nên may đồ cho chó hay không ?
Bên cạnh việc tìm hiểu chó sợ mùi gì nhất để dễ dàng huấn luyện các bé thì việc may đồ thể hiện sự quan tâm sức khoẻ của bạn dành cho cún cưng của mình. Những bộ đồ không chỉ là item giúp các bé trở nên sành điệu, thời trang hơn. Mặt khác, việc mặc quần áo có thể giúp các bé giữ ấm khi trời lạnh hoặc hạn chế những tổn thương ngoài da khi chạy nhảy, chơi đùa mỗi ngày.
Với nhu cầu may mặc cho thú cưng ngày càng lớn thì những cửa hàng phụ kiện cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng vì có đa dạng các dòng chó khác nhau nên không dễ để bạn tìm được một bộ trang phục phù hợp với thú cưng của mình. Mặt khác, giá thành của những bộ trang phục dành cho thú này cũng không hề rẻ. Vì thế, nhiều người đã tìm đến một giải pháp tiết kiệm hơn. Đó là tự may đồ cho cún cưng.
+ Lợi ích của việc may đồ cho chó
Có thể nói lợi ích đầu tiên khi bạn quyết định tự may đồ cho cún cưng chính là tiết kiệm được chi phí. Những bộ quần áo cún cưng đẹp trên thị trường đều có giá khá chát và việc sắm sửa chúng sẽ tốn rất nhiều tiền bạc. Vì vậy, tự may đồ cho cún không chỉ giúp bạn tiết kiệm được tiền bạc mà còn thiết kế ra được những bộ quần áo có 1 không 2 cho các bé cưng.
Không chỉ vậy, việc may đồ cho các bé cũng là một cách giúp bạn giảm stress rất hiệu quả. Đây cũng là thú vui được nhiều người lựa chọn sau những ngày làm việc mệt mỏi để thư giãn tinh thần. Tuy nhiên bạn có biết khi may đồ cho cún cưng cần chuẩn bị những vật dụng gì hay không ?
+ Những vật dụng cần thiết khi tự may đồ cho chó
Cũng giống như may đồ cho con người, để tạo ra những bộ trang phục độc nhất vô nhị cho bé cưng. Bạn cần chuẩn bị vải, kéo, phấn kẻ, máy may. Vì quần áo cho các bé cảnh khá đơn giản nên bạn có thể may bằng tay nếu không có máy, tuy nhiên nó sẽ tốn thời gian hơn một chút.
Để may được một bộ đồ vừa vặn, hãy đo kích thước cơ thể của các bé trước tiên. 3 điểm chính cần lấy kích thước là vòng cổ, vòng bụng và chiều dài lưng. Như vậy khi may đồ, bé cưng sẽ mặc vừa vặn, không bị quá rộng hay quá hẹp.
Tùy thuộc vào sở thích, bạn có thể lựa chọn màu sắc và kiểu dáng thiết kế cho cún cưng của mình. Vậy sau khi chuẩn bị xong các dụng cụ cần thiết, bạn có biết các bước may thực hiện như thế nào ?
+ Hướng dẫn may quần áo cho chó
Cách 1: May quần áo đơn giản cho chó
Với kiểu may đơn giản, bạn có thể dùng thước để đo kích cỡ của các bé. Sau khi đo xong, bạn cắt vải theo kiểu dáng mà mình định may, khi cắt nên nới rộng ra một chút để chạy đường chỉ. Các mảnh áo sau khi cắt may ráp vào nhau sẽ thành một chiếc áo đơn giản, nhỏ xinh cho các bé cưng của bạn.
Cách 2: May quần áo điệu đà cho chó
Nếu bạn muốn các bé cưng của mình trở nên sành điệu và phong cách hơn thì những mẫu áo có chút phức tạp này sẽ rất thích hợp để bạn thử tài nghệ của mình đấy.
Bạn có thể dùng những mẫu vải có màu sắc sặc sỡ hoặc được in các hoạ tiết vui nhộn, đáng yêu. Thay vì các mẫu áo trơn đơn thuần, bạn hãy thử biến tấu thành những váy tầng, áo gile phong cách. Để hiểu chi tiết từng bước may, bạn có thể theo dõi các trang dạy may đồ cho thú cưng trên facebook hoặc YouTube. Chi cần tỉ mỉ một chút, bạn có thể mang đến những mẫu áo cực chất cho thú cưng đấy.
+ Một số địa chỉ bán quần áo giá rẻ
May quần áo cho thú cưng có thể giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên với những người không khéo léo thì không những không tạo ra được mẫu quần áo nào mà còn tốn phí sắm đồ nữa. Vì vậy, những nơi bán quần áo thú cưng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Vậy nên mua quần áo thú cưng ở đâu Hà Nội và HCM bạn có biết ?
Để tìm các địa chỉ mua quần áo giá rẻ uy tín, bạn có thể tìm hiểu trong các hội nhóm về thú cưng trên facebook, thông qua người quen hoặc tự tìm hiểu ở những nguồn chính thống. Vì nhu cầu mua là rất lớn nên bạn sẽ dễ dàng tìm được những địa chỉ tốt, giá rẻ đấy !
– Làm nhà cho chó
Không chỉ sắm sửa quần áo, có rất nhiều người thể hiện sự quan tâm đến các bé cún của mình bằng những ngôi nhà đáng yêu tự làm. Và so với việc may quần áo thì việc làm nhà sẽ dễ làm hơn rất nhiều đấy.
+ Vật dụng cần chuẩn bị làm nhà bằng giấy
Để tạo ra được một ngôi nhà cơ bản dành cho cún cưng, bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau:
Thước kẻ, compa
Bước 1: Cắt bìa carton để làm nhà
Tùy thuộc vào kích thước của bé cưng mà bạn có thể ước chừng kích thước bìa sao cho phù hợp. Các tấm bìa được cắt thành hình ngũ giác có chiều cao cạnh và đáy là 60 centimet. Điểm từ đỉnh nhọn đến 2 đầu cạnh dài khoảng 35 centimet. Ở một mặt của tấm bìa, bạn có thể kẻ một khung chữ nhật có chiều rộng là 30 centimet và chiều cao là 40 centimet. Đây là kích thước phù hợp để làm cửa ra vào cho các bé cún cưng
Bước 2: Dán các mép cạnh tấm bìa vừa cắt
Sau khi cắt xong, bạn dùng keo nến để gắn các mảnh bìa lại với nhau. Để quá trình gắn nhà trở nên dễ dàng hơn, bạn nên gắn tường trước để thân nhà trở nên cứng cáp rồi mới gắn mái. Như vậy, ngôi nhà sẽ rất chắc chắn và không bị xiêu vẹo.
Bước 3: Trang trí ngôi nhà
Việc dắt chó đi dạo là rất cần thiết khi bạn đang chăm sóc cún cưng. Các bé cún thường rất năng động. Vậy nên nếu bị ” giam ” trong nhà quá lâu, các bé sẽ dễ bị stress, ủ rũ. Và đôi khi là cáu gắt vô lý, có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân bạn. Do đó, đưa các bé đi dạo vài lần mỗi tuần sẽ giúp các bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ.
Tuy nhiên, bạn không nên dắt chó đi dạo vào những lúc trời quá lạnh hoặc quá nóng. Khi đi dạo cũng nên tránh những nơi có mùi gây khó chịu cho các bé như cam, bưởi, thông,… Để tránh làm các bé căng thẳng. Vì thế, việc tìm hiểu xem chó sợ gì nhất sẽ giúp bạn chủ động hơn nhiều trong việc chăm sóc và tìm những hoạt động vui chơi lành mạnh cho bé đấy!
Việc dắt chó đi dạo là rất cần thiết để giúp tinh thần các bé luôn ở trạng thái thoải mái, vui vẻ, thân thiện. Đi dạo không chỉ giúp các bé thư giãn mà việc hoạt động nhiều sẽ giúp cún cưng trở nên nhanh nhạy hơn rất nhiều. Đồng thời, tiếp xúc với môi trường bên ngoài thường xuyên sẽ giúp các bé hòa đồng hơn với các con vật khác, tránh sự rụt rè, sợ hãi.
Dắt chó đi dạo là một điều bạn nên làm cho các bé cưng của mình. Dù vậy, khi đưa các bé đi chơi, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
+ Dạy chó thói quen đeo dây xích
Trước khi ra khỏi nhà, bạn hãy nhẹ nhàng gọi cún đến. Vừa trò chuyện cưng nựng vừa đeo dây xích vào cổ cho các bé. Làm như vậy, các bé cún cưng sẽ không có cảm giác bị trói buộc và ngoan ngoãn để bạn đeo xích. Đồng thời, lặp lại việc này thường xuyên sẽ giúp các bé hình thành được thói quen đeo xích trước khi ra ngoài.
Việc đeo xích sẽ giúp bạn dễ kiểm soát các bé hơn. Không chỉ vậy, bạn có thể giảm được sự tăng động của bé, tránh để bé gây nguy hiểm cho người xung quanh.
Khi dắt chó đi dạo, bạn nên đi ngang bằng hoặc đi nhanh hơn các bé một chút. Như vậy, các bé sẽ luôn cảm thấy an toàn vì có bạn bên cạnh. Khi đi dạo, nếu bé đi ngoan, hãy thưởng cho bé một ít đồ ăn. Như vậy trong những lần tới, để được bạn khen. Các bạn sẽ luôn thể hiện một thái độ ngoan ngoãn đấy!
3. Nấu nội tạng vật nuôi cho chó
Nội tạng động vật là một loại thức ăn rất giàu dinh dưỡng cho các bé cún cưng. Và đặc biệt, phần lớn các bé cún cưng đều rất khoái món này. Vậy nội tạng đem lại những lợi ích gì cho thú cưng và việc chế biến nó có khó hay không ?
Nội tạng chứa một nguồn lớn các loại vitamin đặc biệt có lợi cho sự phát triển ở các bé
Cơ thể các bé sẽ tiếp nhận một lượng khoáng chất lớn từ việc ăn nội tạng
Mặc dù nội tạng rất nhiều dưỡng chất nhưng bạn cũng không nên cho các bé ăn quá nhiều. Nạp một lượng lớn chất dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của các bé đấy.
Nội tạng thường được làm thức ăn cho cún cưng bởi nó không chỉ giàu dưỡng chất mà còn rất dễ chế biến. Vậy bạn có biết cách chế biến nội tạng ra sao là đúng chuẩn hay không?
Gan và phổi là 2 loại nội tạng chính được cho thú cưng ăn nhiều nhất. Và khi cho các bé ăn, bạn có thể cho bé ăn chín hoặc sống đều được. Nhiều người thường cho các bé ăn sống vì nghĩ rằng nó ” tươi ” hơn. Tuy nhiên việc cho các bé ăn đồ chín vẫn tốt hơn cho việc tiêu hóa.
Khi cho cún ăn nội tạng, bạn không nên cho các bé ăn quá nhiều mà nên kết hợp với bữa ăn thường ngày. Trung bình, lượng nội tạng thích hợp cho các bé sẽ chiếm khoảng 5% trọng lượng bữa ăn.
Để chăm sóc và huấn luyện các bé cún được tốt thì tìm hiểu chó sợ mùi gì nhất thôi là chưa đủ. Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến nhu cầu ăn ở, vui chơi của các bé thật chu đáo.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Sợ Mùi Gì? Làm Sao Để Đuổi Mèo Bằng Mùi? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!