Bạn đang xem bài viết Mèo Bị Ngộ Độc Do Ăn Phải Bả Chuột được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mèo bị ngộ độc Strychnine
Strychnine là chất có độc tính mạnh và rất nguy hiểm, thường có trong bả diệt chuột cống, chuột chũi, chuột túi và các động vật gặm nhấm khác hoặc động vật ăn thịt gây hại. Sau khi ăn phải chất này, các triệu chứng ngộ độc strychnine lâm sàng thường xuất hiện chỉ trong vòng mười phút đến hai giờ, dẫn đến cái chết đột ngột.
Các triệu chứng và phân loại
Cứng chi
Cứng cơ
Co thắt dữ dội dẫn đến đầu, cổ và lưng bị rút cong trong tình trạng các cơ bị kéo căng quá mức (vị trí cơ thể, đầu cổ và cột sống bị cong về phía sau)
Những cơn động kinh nghiêm trọng không thể kiểm soát (đôi khi phản ứng với ánh sáng hoặc tiếng ồn)
Khó thở, không thở được
Nhịp tim tăng
Nhiệt độ cơ thể cao
Nôn mửa
Nguyên nhân
Ngộ độc do có người cố ý trộn thức ăn với strychnine
Tiếp xúc ngẫu nhiên với bả (thường gặp ở chó)
Ăn các loài gặm nhấm và chim bị nhiễm độc
Chẩn đoán
Khi mèo bị ngộ độc strychnine, cần phải được điều trị ngay lập tức. Bạn cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y bệnh sử của con mèo càng nhiều càng tốt, bao gồm các triệu chứng và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này.
Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ mèo đã tiếp xúc với strychnine và có thể đưa mẫu chất nôn hoặc phân đến bác sĩ thú y để xét nghiệm ngay lập tức thì mèo sẽ được điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bác sĩ sẽ tiến hành thử máu, vì có thể chất độc đã tấn công vào nhiều hệ cơ quan trên cơ thể, gây mất cân bằng và tê liệt. Quá trình điều trị sẽ dựa trên tình trạng bệnh cụ thể, những cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng hơn sẽ được theo dõi kỹ càng hơn. Các loại xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm gồm xét nghiệm máu hoàn chỉnh, hồ sơ sinh hóa và phân tích nước tiểu. Hồ sơ sinh hóa có thể cho thấy các enzyme như creatine kinase và lactate dehydrogenase tăng bất thường và phân tích nước tiểu giúp xác định protein myglobin (myglobinuria) đã đạt đến mức cao như thế nào. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để xác định các khí máu, thường ở mức bất thường do cơ hô hấp co thắt. Mẫu dạ dày cũng có thể được trích xuất để phân tích và/hoặc để xác định xem có bất kỳ tổn thương nào xảy ra trong niêm mạc dạ dày hay không.
Chữa trị
Đây là trường hợp khẩn cấp cần điều trị ngay lập tức và không thể điều trị tại nhà. Nếu bạn nghi ngờ mèo không khỏe vì tiếp xúc với bả hoặc bất kỳ vật liệu nào khác có chứa strychnine. Bằng chứng có thể là có bả xuất hiện quanh khu phố hoặc sau khi xác nhận trực quan rằng mèo của bạn đã cắn và ăn động vật gặm nhấm hoặc chim (mà có thể bản thân con mồi đó đã nhiễm độc). Trong những trường hợp như vậy, hãy đưa mèo đến bác sĩ trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Mục tiêu chính của điều trị khẩn cấp là ngăn ngừa tình trạng nghẹt cổ do cơ hô hấp co thắt. Đây là một tác dụng phụ đặc trưng của tình trạng ngộ độc. Nếu mèo không thể thở bình thường thì cần có biện pháp hô hấp nhân tạo. Bác sĩ thú y cũng sẽ cung cấp thuốc giảm hoạt động cơ bắp nhằm tránh co thắt cơ làm mèo khó thở.
Một khi con mèo của bạn được điều trị độc tính strychnine, nó sẽ được đặt trong một căn phòng yên tĩnh và lờ mờ sáng, vì bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài như tiếng ồn hoặc ánh sáng cũng có thể gây co giật. Bác sĩ thú y sẽ khử trùng hệ tiêu hóa của mèo bằng cách rửa dạ dày, tích cực truyền tĩnh mạch và cung cấp các loại thuốc kích tiểu để thải chất độc ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.
Ở một số bệnh nhân, kích nôn cũng là cách để loại bỏ chất độc ra khỏi dạ dày, đặc biệt là khi chủ nuôi thấy mèo ăn phải chất độc. Sau đó, mèo cần phải được đưa đến phòng khám thú y ngay lập tức. Tại đây, bác sĩ sẽ cho mèo uống thuốc để vô hiệu hóa công dụng của chất độc, khiến chất độc không thể tấn công cơ thể. Thuốc kiểm soát co giật cũng sẽ được sử dụng kèm, vì co giật là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân ngộ độc strychnine.
Chăm sóc
Tiên lượng bệnh sẽ phụ thuộc vào thời gian. Nếu điều trị được bắt đầu ngay sau khi ăn phải chất độc, có thể mèo nhà bạn sẽ được cứu sống. Kiểm soát cơn động kinh là yếu tố quan trọng nhất để tiên đoán tình trạng bệnh. Vì vậy, nếu cơn động kinh đã được kiểm soát, mèo nhà bạn sẽ có cơ hội phục hồi. Sau khi điều trị bước đầu, bạn có thể cần phải đưa mèo đi tái khám thêm một vài lần để đánh giá sức khỏe tổng thể và đảm bảo không có tổn thương vĩnh viễn ở thận, hệ thần kinh hoặc bất kỳ cơ quan hoặc hệ cơ quan nào khác.
Điều Cần Biết Khi Chó Bị Ngộ Độc Thuốc Diệt Chuột
Giống như con người, vật nuôi xung quanh cũng rất dễ bị ngộ độc thuốc diệt chuột và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong cho vật nuôi. Chó cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, khi chó nhà bạn không may bị ngộ độc thuốc diệt chuột, bạn cần lưu ý một số điều sau.
Triệu chứng: Cũng gần như con người, chó khi bị ngộ độc thuốc diệt chuột cũng sẽ có những biểu hiện như chán ăn; nôn ra máu; không thở được hay thở một cách gấp gáp, khó khăn; di chuyển khó khăn; toàn thân chúng bị co cứng, toàn thân run bần bật hay có thể là bị co giật toàn thân.
Ngay sau khi thấy chó có những biểu hiện như trên, có thể chó của bạn đã bị ngộ độc thuốc diệt chuột. Để đảm bảo tính mạng cho nó, bạn cần có cách xử lý như sau: ngay lập tức gọi điện tới các sở thú ý gần nhất để được bác sĩ thú ý đưa ra lời khuyên cũng như tư vấn về cách sơ cứu kịp thời, nhanh chóng cho chó trước khi kịp đưa chúng đến bệnh viện thú ý. Thông thường các biện pháp sơ cứu đó là khiến chúng nôn ra, để nhờ đó chất độc trong thuốc sẽ bị đào thải ra phần nào. Để chó có thể nôn ra được, bạn sẽ cần đến một lọ dung dịch Oxy già. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ đưa dung dịch này vào miệng chúng và với liều lượng thích hợp để có hiệu quả nhất. Cách này chỉ sử dụng với chó mới bị ngộ độc chưa đến 2 giờ. Việc tiến hành đưa dung dịch vào miệng chó cần tuân theo hoàn toàn sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngay sau đó, hãy đưa chó đến cơ sở thú ý gần nhất để được bác sĩ thú ý xem xét và chữa trị kịp thời. Thậm chí khi chó của bạn không thể nôn ra được thì cũng nên nhanh chóng đưa chúng đến bác sĩ thú ý.
Khi đưa chúng đến bác sỉ, bạn cần lấy bao bì thuốc diệt chuột, số lượng thuốc còn lại sau khi chó đã ăn phải và ước chừng lượng chất độc cũng như thời gian chó của bạn bị ngộ độc để từ đó bác sĩ thú ý sẽ có những biện pháp, cách chữa trị hiệu quả và phù hợp nhất với chó của bạn.
Ăn Sôcôla Gây Ngộ Độc Cho Chó Mèo!
Tại sao sô-cô-la lại không tốt cho Chó mèo?
Trong sôcôla có nhiều hóa chất. Đối với Chó, Mèo và các động vật nuôi trong nhà khác, trong một số ít trường hợp, sô-cô-la có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn nên để trứng phục sinh, món quà Valentine cũng như các loại sô-cô-la tự làm, thanh sô-cô-la ở nơi an toàn.
Các biểu hiện của chứng ngộ độc theobromine ở chó, mèo như thế nào?
Các triệu chứng này phụ thuộc vào lượng sô-cô-la mà chú chó, mèo của bạn ăn. Những triệu chứng thông thường là: nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, co giật, nhịp tim bất thường. Nếu ăn một lượng sô-cô-la lớn hơn có thể gây ra tình trạng hôn mê hoặc tử vong.
Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi mèo của bạn ăn; nhưng cũng có thể mất vài ngày bạn mới phát hiện ra. Nếu bạn nghĩ mèo của bạn đã ăn sô-cô-la, bạn nên đưa ngay mèo của bạn đến gặp bác sĩ thú y. Mức độ ngộ độc phụ thuộc vào lượng sô-cô-la mà mèo của bạn ăn, vì vậy, bác sĩ thú y sẽ hỏi trọng lượng và số lượng sô-cô-la mà nó đã ăn.
Có phải tất cả các loại sô-cô-la đều gây ngộ độc như nhau?
Các loại sô-cô-la khác nhau chứa một lượng theobromine khác nhau. Chất theobromine này được tìm thấy trong cacao, vì vậy, tỉ lệ cacao trong sô-cô-la càng cao thì càng độc hại cho mèo.
Sô-cô-la sữa chứa 60mg theobromine/oz, còn trong sô-cô-la đen tự làm là 450mg/oz. Tuy nhiên, chỉ với 45-50mg theobromine cho 1 pound trọng lượng cơ thể có thể gây ngộ độc cho mèo, tức là 1 oz sô-cô-la đen.
Cách xử trí khi chó, mèo của bạn bị ngộ độc
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ngộ độc; bác sĩ thú y sẽ kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng. Nếu mèo của bạn đã ăn sô-cô-la trong vòng 2 giờ, bác sĩ sẽ gây ói mửa cho mèo của bạn, bao gồm cả việc dùng than hoạt tính để chặn đứng và ngăn theobromine xâm nhập vào máu. Các biện pháp xử trí khác bao gồm hô hấp nhân tạo, sử dụng thuốc chống run và co giật, và theo dõi tim.
Xử Lý Kịp Thời Khi Chó Ăn Phải Bả Chuột
Ngộ độc bởi thuốc diệt chuột (bả chuột) là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở chó. Vậy phải làm gì khi cún yêu không may ăn phải thức ăn chứa chất độc nguy hiểm này? Cùng Pet Viêt – Phụ kiện Thú cưng Hà Nội chuẩn bị một số kiến thức y học cấp cứu cho thú cưng trong trường hợp nguy kịch này.
Ngay khi phát hiện chó bị ngộ độc, việc quan trọng hàng đầu là bạn cần bình tĩnh; và nhanh chóng gọi điện cho cơ sở thú y gần nhất.
Làm gì khi chó ăn phải bả chuột?
Sơ cứu cho cún bị ngộ độc bả chuột
Ngay khi phát hiện chó bị ngộ độc, việc quan trọng hàng đầu là bạn cần bình tĩnh; và nhanh chóng gọi điện cho cơ sở thú y gần nhất. Bác sĩ thú y sẽ cho bạn lời khuyên cách sơ cứu kịp thời trước khi đưa thú cưng đến bệnh viện thú y. Nếu cún vừa ăn bả chuột, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn làm nó nôn ra ngay; hoặc bác sĩ sẽ nhanh chóng làm điều đó (nhưng cún của bạn có thể sẽ nguy kịch hơn nếu chờ bác sĩ lâu quá).
Để cún nôn ra chất độc tại gia, bạn cần có một lọ dung dịch Oxy già (hydrogen peroxide) mới nguyên; còn hạn dùng (không nên sử dụng dung dịch cũ vì hiệu quả thấp). Bác sĩ sẽ chỉ dẫn bạn cách đưa dung dịch vào cơ thể cún qua đường miệng; và liều lượng an toàn (Oxy già dẫn vào quá mức có thể gây tử vong).
Thông thường, cứ mỗi 2.3 cân nặng, bạn cần đong một thìa dung dịch Oxy già cho cún. Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong vòng 2 giờ kể từ lúc chó ăn bả chuột; và không đưa dung dịch vào quá ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút và không quá ba thìa dung dịch. Nếu cún không nôn ra sau liều thứ ba, bạn không được tiếp tục sử dụng phương pháp này nữa; hay bất cứ việc gì khác để giúp cún nôn ra nếu không có lời khuyên của bác sĩ thú y.
Ngoài ra, bạn không được dùng thuốc mửa nếu thú cưng bất tỉnh, khó thở; hay có dấu hiệu đau đớn hoặc sốc. Dù cún có nôn được ra hay không; bạn cần nhanh chóng đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất sau khi sơ cứu.
Chú ý: Không nên làm gì khi bạn chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc bạn làm cún nôn ra không hẳn là điều hay trong lúc này, nên cần cẩn thận.
Đưa cún đi bệnh viện
Trước khi đưa thú cưng của bạn đến cơ sở thú y, bạn cần thu thập các thứ sau:
Bao bì bả (nếu có)
Bả còn dư (nếu còn)
Thông tin ước chừng về lượng chất độc và thời gian chó bị ngộ độc.
Sau khi làm nôn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thích hợp cho cún. Trong một số trường hợp, một hoạt chất được đưa qua đường miệng là than hoạt tính có tác dụng ngăn chất độc thấm qua thành ruột. Dựa vào thời gian trúng độc và lượng độc tố, bác sĩ cần thực hiện chuẩn đoán và điều trị bổ sung.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Bị Ngộ Độc Do Ăn Phải Bả Chuột trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!