Bạn đang xem bài viết Mèo Bị Liệt 2 Chân Sau. Cách Chữa Trị Bệnh Liệt Chân Sau Cho Mèo được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong quá trình nuôi mèo, rất nhiều người gặp phải tình trạng mèo bị liệt 2 chân sau. Nếu nhận biết sớm nguyên nhân khiến mèo bị liệt cũng như tìm được cách chữa trị phù hợp sẽ giúp mèo cải thiện tình hình sức khỏe và có thể vận động trở lại bình thường.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo bị liệt 2 chân sau. Để có được phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả, bạn cần phải biết được vì sao mèo cưng của mình gặp phải tình trạng đó. Mèo bị liệt 2 chân sau có thể do 1 trong những lý do sau:
+ Do tai nạn: Không ít trường hợp mèo bị liệt do ra đường bị xe cộ chèn vào chân.
+ Nhiễm trùng xương cột sống
+ Trượt đĩa đệm ở lưng
+ Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo
+ Viêm đa thần kinh
+ Tắc mạch máu đến cột sống
+ Thiếu can xi
+ Liệt do bọ ve cắn
+ Bị ngộ độc thịt
+ Do khối u ở cột sống hoặc ở não
+ Do bệnh toxoplasmosis
Cách điều trị mèo bị liệt 2 chânSau khi thăm khám và biết được nguyên nhân khiến mèo bị liệt, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên điều trị mèo như thế nào. Rất nhiều trường hợp không nên đem mèo về nhà tự điều trị mà phải để mèo ở lại được sự chăm sóc chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh vật nuôi. Bác sĩ thú y sẽ theo dõi, quan sát sự tiến triển, phục hồi của mèo mỗi ngày. Đặc biệt với những chú mèo bị liệt 2 chân và không thể tự đi tiểu tiện, đại tiện được.
Khi đem mèo về nhà để chăm sóc, hãy thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Từ việc cho mèo uống thuốc đúng giờ, đủ liều, cách cho mèo ăn, cho mèo đi vệ sinh như thế nào cũng như những bài tập để mèo cải thiện tình hình 2 chi sau của mình.
Một chú mèo bị liệt 2 chân sau cần cả sự cố gắng của chủ lẫn mèo. Chỉ cần kiên trì và nhẫn lại, chắc chắn chú mèo của bạn sẽ sớm đi lại bình thường được thôi. Chúc chú mèo của bạn sớm bình phục.
Mèo Bị Yếu 2 Chân Sau. Cách Chữa Trị Bệnh Yếu Chân Chân Sau Cho Mèo
Chú mèo cưng của bạn thường ngày vốn dĩ rất nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ nhưng đến 1 ngày chú ta gặp khó khăn trong việc đi lại, thường nằm im 1 chỗ do 2 chân sau bị yếu. Vậy nguyên nhân vì đâu mèo bị yếu 2 chân sau cũng như cách chữa trị như thế nào?
Để xác định chính xác nguyên nhân mèo bị yếu 2 chân sau, bạn nên đưa mèo tới cơ sở khám chữa bệnh thú y để chuẩn đoán. Bởi nguyên nhân khiến mèo yếu chân rất nhiều và cần bác sĩ thú y có chuyên môn kết hợp với chiếu chụp, xét nghiệm mới đưa ra chuẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị. Khi nhận thấy mèo bị yếu chân, bạn nên can thiệp càng sớm càng tốt bởi nếu bạn để đến khi mèo bị liệt mới chữa trị sẽ rất khó giúp mèo phục hồi khả năng di chuyển như trước. Vậy mèo có thể bị yếu chân do những lý do nào?
+ Do tai tạn: Liệu rằng chú mèo của bạn có bị vật nặng nào đè vào 2 chân sau hay bị ngã từ trên cao xuống hay không?
+ Do bệnh lý: Một số bệnh lý cũng khiến cho việc hoạt động 2 chân sau của mèo trở nên khó khăn như tắc động mạch chủ, do viêm cột sống, viêm đa thần kinh, do trượt đĩa đệm, do khối u…
Cách chữa trị mèo bị yếu 2 chân sauNhư đã nói ở trên, việc đầu tiên bạn cần chính là đưa mèo cưng đến bệnh viện thú y để thăm khám, xác định nguyên nhân. Nếu cần thiết, bạn còn phải để mèo cưng lưu trú lại bệnh viện thú y để được sự chăm sóc có chuyên môn tốt nhất từ bác sĩ thú y. Ngoài ra, khi chăm sóc tại nhà cho mèo bị yếu chân bạn nên chú ý:
+ Cho mèo uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
+ Thực hiện 1 chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất đặc biệt bổ sung nhiều canxi cho mèo
+ Tránh để mèo hoạt động mạnh ảnh hưởng đến 2 chân
+ Có thể mua xe lăn để hỗ trợ mèo trong việc di chuyển
+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho mèo
+ Nếu mèo bị nứt xương, gãy xương phải tiến hành bó bột
Chắc chắn với sự cố gắng của cả bạn và mèo cưng, tình hình sức khỏe của mèo sẽ sớm ổn định trở lại và chú ta sẽ lại chạy nhảy tung tăng khắp nhà thôi!
Chó Bị Liệt 2 Chân Sau Là Bệnh Gì
Chó bị yếu 2 chân sau là tình trạng bệnh không hiếm gặp ở chó. Nó có thể xuất hiện ở mọi giống chó, mọi lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân thì có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như: bệnh tật, thiếu dinh dưỡng, vận động sai, …
Đối với chó bị yếu 2 chân sau thì nên được chữa trị kịp thời, tránh để chân chó bại liệt, dẫn đến mất khả năng vận động.
Nguyên nhân Chó Bị Liệt 2 Chân SauTrong quá trình huấn luyện, chó phải hoạt động liên tục với những bài tập nặng cần dùng đến sức chân như: kéo lốp xe, chạy bền, nhảy cao, … mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi. Lâu dần, cơ bắp chân làm việc quá sức khiến chó bị mỏi và hai chân sau yếu dần đi.
Một lời khuyên là khi tập luyện bất cứ bài tập nào, hãy cho chó khởi động trước để làm giãn cơ bằng những bài tập nhẹ nhàng. Sau đó, nâng dần lên các bài tập nặng sau. Mỗi bài tập nên cách nhau từ 15-30 phút, tránh việc cho cún tập quá dồn dập.
Do chăm sóc không đúng cáchKhi nuôi dưỡng chó, bạn cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo mà lại ít tập luyện. Kết quả,chó mắc bệnh béo phì, cơ thể trở nên nặng nhọc, sinh ra lười vận động. Khi chó không vận động trong một thời gian dài sẽ khiến bốn chân trở nên yếu ớt, xương khớp lỏng lẻo.
Tốt nhất, bạn nên cung cấp cho chó một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thường xuyên. Giảm tối thiểu lượng chất béo và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày xuống.
Nên thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu, tinh bột trong cơm gạo bằng ngũ cốc, bột yến mạch, … Có thể bổ sung thêm protein và canxi để chắc khỏe xương hơn.
Ngoài ra, chó cũng có thể bị yếu chân nếu chủ nuôi nuôi nhốt trong một thời gian dài không cho vận động. Ít nhất, nên cho cho chúng ra ngoài chạy nhảy 30-45 phút mỗi ngày để xương khớp được chắc khỏe hơn.
Hạ bàn ở chó là tình trạng hai chân sau bị gập hẳn xuống, khuỷu chân sau chạm đất khiến chó không thể đi lại bình thường. Hai chân yếu hẳn đi, lâu dần có thể dẫn đến bại liệt. Hạ bàn không hẳn là một căn bệnh mà nó như một dạng tật ở chó (do cơ thể thiếu canxi) nên rất khó để chữa khỏi.
Nguyên nhân chó bị hạ bàn có thể do bị nuôi nhốt lâu ngày ít được vận động. Hoặc do diện tích nhà quá chật hẹp khiến chó không đủ không gian để vận động. Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Bổ sung thiếu canxi gây nên những vấn đề về xương khớp trong độ tuổi phát triển.
Canxi là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp của chó, nhất là trong độ tuổi phát triển. Đó là lý do, bổ sung thiếu canxi có thể coi là nguyên nhân chính khiến chó bị yếu 2 chân sau.
Nguyên nhân chó bị thiếu canxi có thể do chủ nuôi cho ăn uống không hợp lý. Không bổ sung canxi đều đặn từ bé dẫn đến thiếu canxi. Xương khớp không thể phát triển bình thường, bốn chân trở nên yếu ớt, dễ bị gãy xương.
Dấu hiệu nhận biết Chó Bị Liệt 2 Chân Sau
Chó khó đứng dậy bằng 2 chân sau
Đi lại mất cân bằng, miễn cưỡng hoạt động
Khớp 2 chân sau cứng, có dấu hiệu sưng
Chân có thể bị đau, tê liệt hoặc mất cảm giác
Có sự bất ổn (chân sau lung lay)
Đi bằng hai chân sau rất gần nhau
Nếu thấy cún xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, bạn nên xem xét đến khả năng chó đã bắt đầu bị yếu chân sau. Hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán bệnh sớm nhất và đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán Chó Bị Liệt 2 Chân SauBạn sẽ cần phải cung cấp một bệnh sử đầy đủ của chó, khởi phát các triệu chứng, và các sự cố có thể đã dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như vết bọ ve cắn gần đây, hoặc các vết thương do nhảy hoặc ngã.
Khi khám bệnh, bác sĩ thú y sẽ chú ý kỹ đến khả năng di chuyển chân, và khả năng đáp ứng với các xét nghiệm phản xạ của chó. Bác sĩ thú y cũng sẽ kiểm tra khả năng cảm nhận đau của chó ở cả bốn chân, kiểm tra đầu, cột sống và chân để phát hiện các dấu hiệu đau và sự cảnh giác khi chạm vào.
Tất cả những điều này sẽ giúp bác sĩ thú y xác định các vị trí đang có vẫn đề trong xương sống, dây thần kinh, hoặc cơ bắp của chó. Các xét nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm, bao gồm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu sẽ được thực hiện và có thể xác định tình trạng nhiễm trùng – do vi khuẩn, virus hoặc độc tố – gây cản trở đường thần kinh.
Hình ảnh X quang xương sống của chó có thể cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dị tật đốt sống, hoặc đĩa đệm bị trượt và đè vào tủy sống.
Các tình trạng khác có thể dẫn đến sự gián đoạn của các đường thần kinh có thể thể hiện rõ ràng trên hình ảnh X quang, chẳng hạn như khối u, khối tắc nghẽn hoặc dây thần kinh bị viêm.
Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y có thể yêu cầu chụp X quang đặc biệt gọi là tủy đồ. Quá trình này sẽ bao gồm tiêm một thuốc tương phản (thuốc nhuộm) vào cột sống, tiếp theo là chụp x-quang để giúp bác sĩ quan sát tủy sống và đốt sống chi tiết hơn.
Nếu các kỹ thuật hình ảnh này không hữu ích, bác sĩ thú y có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não và cột sống của chó, cả hai đều cho hình ảnh cực kỳ chi tiết về não và cột sống của chó.
Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y có thể lấy mẫu dịch xung quanh cột sống của chó để phân tích hoặc các mẫu từ cơ hoặc sợi thần kinh để sinh thiết. Những phân tích này có thể xác định sự hiện diện của nhiễm trùng ở não hoặc cột sống.
Cách điều trị Chó Bị Liệt 2 Chân SauQuá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra liệt ở chó. Nếu con chó của bạn không thể đi lại, tự đi tiểu hoặc đại tiện, nó rất có thể sẽ phải được đưa vào bệnh viện trong khi bác sĩ thú y tiến hành đưa ra chẩn đoán.
Từ đó bác sĩ thú y sẽ theo dõi chó hàng ngày để quan sát sự phục hồi và tiến triển của nó. Nếu chó bị đau, nó sẽ được kê thuốc để giúp kiểm soát cơn đau, bàng quang của chó sẽ được làm sạch nhiều lần mỗi ngày bằng ống thông, và chó sẽ được điều chỉnh cơ thể suốt cả ngày để đảm bảo rằng nó không bị lở loét do nằm một chỗ quá lâu.
Nếu nguyên nhân gây ra liệt là do nhiễm trùng hoặc trượt đĩa đệm, tình trạng này sẽ được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc trị liệu. Thuốc chống viêm sẽ được sử dụng để làm giảm viêm dây thần kinh.
Khối u hoặc tắc nghẽn ở nguồn máu có thể được chữa trị bằng phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của vị trí. Một số con chó bị liệt hồi phục rất nhanh.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, chó có thể phải nằm viện cho đến khi nó có thể đi lại, hoặc bác sĩ thú y có thể sẽ cho chó về nhà với bạn cùng với hướng dẫn chăm sóc và phục hồi tại nhà.
Bác sĩ thú y sẽ lên kế hoạch kiểm tra sự tiến triển của chó để có thể điều chỉnh phương pháp điều trị cho phù hợp.
Chăm sóc Chó Bị Liệt 2 Chân SauBác sĩ thú y sẽ giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc chó ở nhà. Đôi khi chó có thể chống lại sự chăm sóc của bạn do đau đớn, nhưng việc chăm sóc chặt chẽ và nhẹ nhàng sẽ giúp loại bỏ những phản ứng đáng sợ.
Nếu có thể, hãy nhờ một người khác giữ chó trong khi bạn đang tiến hành chăm sóc, hoặc quấn tã cho chó để nó không thể vặn vẹo quá nhiều.
Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc chó đúng cách để nó có thể hồi phục hoàn toàn. Thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ thú y một cách cẩn thận. Nếu bác sĩ thú y đã kê đơn thuốc, hãy chắc chắn cho chó dùng thuốc đầy đủ, ngay cả sau khi chó có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề gì về chó của bạn, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bác sĩ thú y, và không cho chó dùng thuốc giảm đau, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà không tham khảo ý kiến bác sĩ thú y, như một số loại thuốc dành cho người có thể độc hại đối với động vật.
Trong một số trường hợp, nếu bệnh liệt không thể điều trị được nhưng chó của bạn vẫn khỏe mạnh thì nó có thể được trang bị một chiếc xe lăn đặc biệt để giúp nó di chuyển.
Hầu hết những con chó dùng xe lăn đều thích nghi tốt và tiếp tục tận hưởng cuộc sống của chúng. Đương nhiên là, nếu chó đã bị bệnh liệt thì nó phải được triệt sản để nó sẽ không có nguy cơ bị tổn thương thêm do giao phối.
Các cách bổ sung Canxi cho Chó Bị Liệt 2 Chân Sau Sử dụng thuốc bổ sung canxi cho chóCách đơn giản nhất để bổ sung canxi cho chó là dùng các loại thuốc giúp tăng cường canxi, tương tự như thực phẩm chức năng ở người.
Canxi Đức là dòng sản phẩm chuyên bổ sung canxi cho những giống chó to lớn, chó nghiệp vụ như: chó Becgie Đức, chó Béc Bỉ Malinois, chó Rottweiler, chó Doberman, …
Thành phần: Canxi, photpho, vitamin A, D3, C có giá trị dinh dưỡng cao.
Công dụng:
Bổ sung một lượng lớn canxi giúp xương chó cứng cáp, khỏe mạnh.
Đảm bảo khung xương chó phát triển đầy đủ trong giai đoạn trưởng thành.
Thúc đẩy quá trình liền xương nhanh hơn đối với chó bị gãy xương hoặc mắc bệnh lý về xương.
Đối tượng: Sử dụng cho chó trên 2 tháng tuổi. Nhất là đối với trường hợp cần bổ sung một lượng lớn canxi như: chó mẹ mang thai hoặc đang cho con bú, chó bị yếu hai chân sau.
Cách dùng: Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì mỗi độ tuổi sẽ có liều lượng khác nhau. Thông thường mỗi ngày sẽ uống 1 viên / 10kg thể trọng.
Canxi Mỹ (Canxi Calcium PhosPhorus)Thuốc Canxi Calcium Phosphorus được sản xuất và nhập khẩu từ Mỹ, có thể sử dụng cho tất cả các giống chó. Thuốc bổ sung một lượng lớn canxi giúp giảm thiểu tình trạng chó mắc bệnh còi xương, hạ bàn, yếu 2 chân sau, …
Thành phần: Canxi, Phospho, Vitamin D3.
Công dụng: Ngoài việc bổ sung trực tiếp canxi cho cơ thể, thuốc Canxi Mỹ còn chứa vitamin D3 giúp chó dễ dàng chuyển hóa và hấp thụ tối đa canxi từ các thực phẩm bổ sung hằng ngày.
Đối tượng: Thích hợp với chó đang mang thai và cho con bú, chó nghiệp vụ trong giai đoạn trưởng thành, chó còi xương suy dinh dưỡng, …
Cách dùng: Nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng quá 3 viên một ngày. Thông thường, đối với chó trưởng thành thì có thể cho uống:
1/2 viên / ngày / 10kg thể trọng đối với chó cần bổ sung canxi.
1 viên / ngày / 10kg thể trọng đối với chó mẹ mang thai và cho con bú, chó phục hồi sau chấn thương.
Đây là sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan nên giá thành sẽ rẻ hơn 2 loại trên rất nhiều. Chất lượng thì vẫn tốt như các loại thuốc Canxi nhập từ Đức hay Mỹ.
Thành phần: Vitamin tổng hợp, Canxi, Phospho
Công dụng: Giúp bổ sung dinh dưỡng, canxi, các loại vitamin và chất khoáng giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Cách dùng: Đối với chó trưởng thành: 1 viên / ngày / 10kg thể trọng. Không sử dụng quá 3 viên một ngày.
Lưu ý: Bạn có thể cho chó dùng các loại thuốc trên theo đường uống hoặc trộn vào trong thức ăn. Nhưng nên nhớ, khi trộn thì nhiệt độ thức ăn phải dưới 40 độ C. Khi thức ăn quá nóng có thể khiến một số chất trong thuốc bị mất đi.
Công dụng:
Giúp bổ sung canxi cho chó
Giúp chắc răng, khỏe hàm, gia tăng lực cắn.
Đối với chó bị ngứa răng, cho gặm hàng ngày sẽ giúp chúng bớt cắn phá đồ đạc trong nhà hơn.
Có thể dùng như đồ khen thưởng trong quá trình huấn luyện.
Cho ăn thực phẩm tự nhiên chứa nhiều canxi Bổ sung tôm, cá, cua, các loại xương, …Những loại thực phẩm có lớp vỏ sừng bên ngoài như: tôm, cá, cua, ốc, … chứa một lượng canxi rất lớn. Khi chế biến cho cún ăn, bạn lưu ý không được bỏ lớp vỏ bên ngoài.
Nên cho chó gặm thêm các loại xương cứng như: ống bò, ống heo. Đối với chó nhỏ thì có thể cho gặm các loại xương mềm như: cổ gà, cổ vịt, xương sườn.
Các loại sữa cho chó có chứa một lượng Canxi và dưỡng chất khá lớn. Bạn có thể cho chúng uống đều đặn mỗi ngày ngay từ khi còn bé. Lưu ý là không cho chó uống sữa của người vì thành phần sữa người và sữa chó khác nhau nên rất dễ bị đi ngoài.
Bạn nên chọn các thương hiệu thức ăn khô cho chó giúp bổ sung canxi. Nên xem kỹ thành phần trước khi mua để chắc chắn lượng canxi chứa trong đó như thế nào. Thức ăn khô thì dễ gây táo bón, bạn chỉ nên cho cún ăn khoảng 3-5 bữa / tuần.
Lưu ý nhỏ: Ngoài việc bổ sung canxi thông qua thức ăn và các loại thuốc bổ trợ, bạn cũng cần cho chó tập luyện và chạy nhảy thường xuyên. Tuyệt đối không nhốt một chỗ vì như thế dễ khiến cún bị yếu chân.
Bổ sung canxi cho chó qua từng giai đoạn Chó dưới 2 tháng tuổiGiai đoạn này chó vẫn bú sữa mẹ. Bạn nên bổ sung canxi cho chó mẹ thay vì chó con, vì nguồn canxi chủ yếu chúng lấy sẽ từ sữa mẹ mà ra.
Chó từ 2-6 tháng tuổiGiai đoạn chó bắt đầu ăn dặm. Bạn nên cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý + bổ sung thêm các loại thuốc Canxi ở trên.
Chó từ 9 tháng – 1 tuổiGiai đoạn dậy thì nên lượng canxi cần bổ sung cực kỳ lớn cho khung xương phát triển tới kích thước tối đa. Kết hợp bổ sung canxi qua xương + thuốc + sữa uống.
Chó từ 1 tuổi trở điSau 1 tuổi, chó gần như đã phát triển đầy đủ. Lúc này, bạn vẫn cần bổ sung canxi đều đặn nếu không chó rất dễ bị còi xương, gầy gò và yếu 2 chân sau.
Hướng Dẫn Điều Trị Chó Mèo Con Bị Tật Bè Liệt Hai Chân Sau
Chú chó con mà mình nhận nuôi là chú chó con bị người ta bỏ vì hai chân sau của bé bị bè ra, phải lết và không đi được. Để bạn dễ hình dung và hiểu, mình sẽ nói qua khái niệm và nguyên do trước khi hướng dẫn điều trị.
Chó con bị bè hai chân sau là sao?Chó con bị tật bè hai chân sau nghĩa là hai chân sau của bé không đi được, bị chìa ra hai bên gần giống như hình chữ “V” vậy. Do vậy khi chó con đi, thì hai chân sau sẽ lết lết chứ không đi được bốn chân như bình thường.
Nguyên do nào khiến chó con bị liệt hai chân sau?Nguyên dân chính là do chó mẹ thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi trong lúc mang thai và cho con bú. Do đó, sau khi được sinh ra, chó con do thiếu thốn canxi dẫn đến tứ chi yếu, bị tật và không đi được (thường hay bị hai chân sau). Trường hợp này, nếu bạn phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng điều trị thành công sẽ cao.
Cũng có trường hợp, chó con tự dần phục hồi, tập đi và đi lại được nếu được nuôi dưỡng tốt và phơi đủ nắng, nhưng đây là trường hợp gần như ít có. Và nếu có thì chân chó sau này cũng sẽ yếu chứ không khỏe mạnh như bình thường.
2. Do chó con bị cận huyết
Trường hợp này cũng khá phổ biến. Khi bạn lai tạo phối giống chó cận huyết, thì rất hay gặp trường hợp chó con sinh ra bị tật chân, yếu tứ chi, dị dạng, v.v..
Ở trường hợp nhẹ do tứ chi ốm yếu bạn vẫn có khả năng điều trị thành công. Chú chó con của mình nằm ở trường hợp này.
3. Chó con bị liệt bẩm sinh
Có thể là do gen hay di truyền bệnh tật từ chó bố mẹ mà chó con sinh ra bị như vậy. Nếu nằm ở trường hợp này thì gần như không có cách nào chữa trị được cả.
Bạn cũng không nên quá lo lắng, vì trường hợp này thường rất ít gặp.
4. Do chó con bị tai nạn
Có thể do bị xe tông, bị vật nặng đè, bị người giẫm phải, bị té cầu thang cũng khiến chân bé bị gãy, liệt. Nếu bạn can thiệp kịp thời, mang bé đến thú y chữa trị thì khả năng cao sẽ điều trị khỏi. Nếu không, bé sẽ bị tật và liệt suốt đời.
Điều trị chó mèo con bị tật bè liệt hai chân sau (Hướng dẫn điều trị)
1. Cung cấp đủ dinh dưỡng và canxi cho chó mẹTrường hợp chó con vẫn còn bú và được chăm sóc bởi chó mẹ. Bạn nên lưu ý bổ sung dinh dưỡng đủ chất cho chó mẹ và bổ sung canxi trong khẩu phần ăn cho chó mẹ nữa.
2. Cho chó con uống Calcium CorbiereĐây là thuốc dùng trên người, bạn có thể dễ dàng mua được ở các tiệm thuốc tây. Bạn lưu ý là mua Calcium Corbiere trẻ em, tức là thuốc dành cho em bé chứ không phải cho người lớn nha.
Liều dùng:
Một ngày uống nửa ống, tầm 7,8 giờ sáng (trước khi đem chó con đi phơi nắng).
Uống 2 ngày nghỉ một ngày. Nếu bạn cho uống liên tục, chó sẽ bị táo bón.
Do một ống bạn cho bé uống được hai lần, nên nửa ống còn lại bạn để vào tủ lạnh ngăn mát để bảo quản hôm sau dùng tiếp.
Lưu ý: Nếu chó bạn là giống chó to con, chó con mà trên 3 kg thì bạn có cho bé uống ngày một ống, uống 2 ngày nghỉ một ngày.
Cách mớm thuốc: Bạn dùng xi lanh hút thuốc trong ống, rồi bơm vào khóe miệng chó con cho uống. Lưu ý là bạn chỉ bơm hai bên khóe miệng để tránh gây sặc cho chó.
3. Phơi nắng buổi sáng cho chó conThuốc canxi bạn cho chó uống ở trên chỉ có tác dụng nếu bé được phơi nắng sớm để có thể hấp thụ được canxi. Thời gian lý tưởng để bạn phơi nắng cho bé là tầm 30 phút vào khoảng khung giờ từ 7-9 giờ sáng. Vào giờ này, ánh nắng mặt trời sẽ có nhiều vitamin D và ít tia cực tím nhất.
Phơi nắng cho chó con bị liệt chân mỗi ngày là việc làm không thể thiếu trong quá trình điều trị. Bạn có cho bé uống thuốc thế nào đi nữa mà không phơi nắng cho bé thì cũng như không cả.
4. Xoa bóp và nắn chân bị liệt cho chóBạn nên thường xuyên xoa nắn hai chân bị liệt của chó con để bé dần có phản ứng và giúp cơ chân của bé mau phục hồi, có cảm giác cũng như khỏe hơn. Bạn nên thao tác nhẹ nhàng, tránh lắc qua lại sẽ làm tổn thương chân của chó.
5. Thường xuyên chơi đùa với chóMỗi ngày bạn nên dành ra một ít thời gian để chơi đùa với chó con để bé vận động nhiều và dùng đến chân của mình. Trong thời gian điều trị do vẫn chưa đi được nên bé sẽ lết lết, nhưng ít nhất bé có vận động thì cơ chân sẽ không bị teo và tránh mất dần phản ứng ở hai chân bị liệt.
Bạn có thể chơi trò kéo co, hoặc trò nhử mồi trên cao. Với những trò này, bé cần phải dùng đến hai chân sau nhiều hơn, điều đó kích thích cảm giác chân sau đang bị tật cho chó.
Sau một hai tháng điều trị, bạn sẽ thấy chó dần có phản ứng với chân bị liệt rồi. Bé đã có thể dùng sức ở vài khoảnh khắc nào đó, như khi đang nằm đứng dậy chống được 1-2 giây lại khụy xuống, hoặc đang lết lết thì chống chân đi được một hai bước, sau đó lại lết. Nếu bạn thấy các dấu hiệu đó, thì chúc mừng, bạn hãy đến với bước cuối cùng.
6. Buộc dây vào hai chân bị liệt của chóDù chó bị liệt có thể dùng sức, nhưng do chân vẫn còn yếu nên sẽ ngay lập tức lại bị bè ra hai bên và chó lại tiếp tục lết. Lúc này, bạn hãy dùng một sợi dây vải mảnh mỏng buộc vào hai chân sau của chó. Điều này giúp cố định chân cho chó, chống bị bè ra hai bên. Khoảng tầm một tuần, lâu thì tầm một tháng, bé sẽ dần đi được. Sau đó bạn đã có thể tháo dây ra cho bé được rồi.
Cách buộc dây: Bạn buộc vào khớp xương trên (chính giữa chân) của chó. Như thế thì dây sẽ không bị tuột xuống. Khoảng cách dây giữa hai chân nên vừa đủ, không quá dài cũng như không quá ngắn.
Sau khi bé đã dần đi được, bạn nên thường xuyên dắt bé đi dạo và đừng quên phơi nắng mỗi ngày cho đến khi chân bé hoàn toàn khỏe mạnh. Có những trường hợp, dù bé đã đi được nhưng vẫn bị tật chân sau nhìn xiêu vẹo hoặc chân sau có phần yếu hơn hai chân trước. Điều này bạn phải chấp nhận thôi, việc bé đã có thể đi lại được đã là điều đáng mừng rồi.
Chó Bị Yếu 2 Chân Sau Phải Làm Sao? Cách Chữa Trị Chó Bị Yếu 2 Chân Sau
Nguyên nhân chó bị yếu 2 chân sau
Hiện tượng cho bị yếu 2 chân sau không phải hiếm gặp, hầu như các phòng khám thú y uy tín thường xuyên nhận các ca như vậy. Trường hợp chó bị yếu chân hay gọi là bị hạ bàn thì bạn phải kiểm tra tứ chi của chúng xem có phát hiện bị vật gì sắc nhọn đâm phải hay không. Tổn thương này dễ điều trị hơn như khử trùng chống viêm, băng bó cẩn thận. Nếu kiểm tra không thấy tổn thương ngoài da thì bạn hãy nghĩ ngay đến các nguyên nhân như:
Chó hoạt động quá nhiều: chó rất nặng động, nhất là khi đi ra ngoài chúng sẽ chạy nhảy rất nhiều. Nếu bạn không kiểm soát được thời gian hoạt động của chúng thì các cơ sẽ bị tổn thương làm chân bị yếu.
Chó không hoạt động: Những chú chó bị nuôi nhốt thường xuyên, quá béo lười vận động cũng là nguyên nhân khiến chân bị yếu.
Yếu tố di truyền: Nếu chó con được sinh ra bởi bố hoặc mẹ bị yếu chân, bại liệt thì nguy cơ cũng bị bệnh như vậy.
Bổ sung canxi thiếu, không đúng cách: Trong bữa ăn của chó không đủ chất canxi cũng là nguyên nhân khiến chó bị yếu chân.
Cách điều trị chó bị yếu chânĐể hạn chế, tránh tình trạng chó bị yếu chân thì bạn nên cho chó sinh hoạt, nghỉ ngơi với chế độ điều độ. Hàng ngày dắt chó đi dạo nên đi lại nhẹ nhàng. Không nên để chó chạy nhảy với tần suất mạnh, quá lâu sẽ làm các cơ bắp bị mỏi, chúng không thể tự xoa bóp như người nên chân bị yếu, mỏi đi không vững. Bên cạnh đó cũng không được để chó lười, nằm ì suốt ngày hoặc đứng quá lâu làm tù chân.
Bổ sung canxi đúng cách như cho chó tắm nắng và sử dụng thức ăn giàu canxi là cách rất tốt giúp chó được đôi chân khỏe mạnh, không bị yếu chân. Thức ăn cần chế biến đúng cách, cho ăn hợp lý không nên quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho sức khỏe của thú cưng. Chúc chú chó của bạn luôn khỏe mạnh.
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Chó Bị Liệt Chân Hiệu Quả
4.9
/
5
(
13
bình chọn
)
Nếu chó của bạn đang bị liệt chân, mà chưa biết nguyên nhân tại sao, cách chữa trị như nào là tốt nhất.
Nguyên Nhân Chó Bị Liệt Chân
Hiện nay, khoa học công nghệ tiên tiến nên có rất nhiều phương pháp điều trị bị liệt chân của chó.
Do chó hoạt động quá mạnh
Trong quá trình huấn luyện, chó phải hoạt động liên tục với những bài tập nặng cần dùng đến sức chân như: kéo lốp xe, chạy bền, nhảy cao, mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi.
Lâu dần, cơ bắp chân làm việc quá sức khiến chó bị mỏi và hai chân sau yếu dần đi.
Một lời khuyên là khi tập luyện bất cứ bài tập nào, hãy cho chó khởi động trước để làm giãn cơ bằng những bài tập nhẹ nhàng.
Sau đó, nâng dần lên các bài tập nặng sau. Mỗi bài tập nên cách nhau từ 15-30 phút, tránh việc cho cún tập quá dồn dập.
Do chăm sóc không đúng cách
Khi nuôi dưỡng chó, bạn cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo mà lại ít tập luyện.
Kết quả,chó mắc bệnh béo phì, cơ thể trở nên nặng nhọc, sinh ra lười vận động. Khi chó không vận động trong một thời gian dài sẽ khiến bốn chân trở nên yếu ớt, xương khớp lỏng lẻo.
Tốt nhất, bạn nên cung cấp cho chó một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thường xuyên.
Giảm tối thiểu lượng chất béo và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày xuống.
Nên thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu, tinh bột trong cơm gạo bằng ngũ cốc, bột yến mạch.
Có thể bổ sung thêm protein và canxi để chắc khỏe xương hơn.
Ngoài ra, chó cũng có thể bị yếu chân nếu chủ nuôi nuôi nhốt trong một thời gian dài không cho vận động.
Ít nhất, nên cho cho chúng ra ngoài chạy nhảy 30-45 phút mỗi ngày để xương khớp được chắc khỏe hơn.
Do chó mắc bệnh hạ bàn
Hạ bàn ở chó là tình trạng hai chân sau bị gập hẳn xuống, khuỷu chân sau chạm đất khiến chó không thể đi lại bình thường.
Hai chân yếu hẳn đi, lâu dần có thể dẫn đến bại liệt. Hạ bàn không hẳn là một căn bệnh mà nó như một dạng tật ở chó, do cơ thể thiếu canxi nên rất khó để chữa khỏi.
Nguyên nhân chó bị hạ bàn có thể do bị nuôi nhốt lâu ngày ít được vận động. Hoặc do diện tích nhà quá chật hẹp khiến chó không đủ không gian để vận động.
Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Bổ sung thiếu canxi gây nên những vấn đề về xương khớp trong độ tuổi phát triển.
Do bổ sung thiếu Canxi
Canxi là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp của chó, nhất là trong độ tuổi phát triển.
Đó là lý do, bổ sung thiếu canxi có thể coi là nguyên nhân chính khiến chó bị yếu .
Nguyên nhân chó bị thiếu canxi có thể do chủ nuôi cho ăn uống không hợp lý. Không bổ sung canxi đều đặn từ bé dẫn đến thiếu canxi.
Xương khớp không thể phát triển bình thường, bốn chân trở nên yếu ớt, dễ bị gãy xương.
Bệnh bại liệt ở chó
Bệnh bại liệt là loại bệnh khiến chó mất đi khả năng di chuyển, đi đứng chạy nhạy như bình thường.
Bệnh bại liệt do việc giao tiếp giữa tủy sống và não bộ bị gián đoạn và không liên lạc được với nhau.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến chó của bạn bị bại liệt suốt đời.
Dấu hiệu nhận biết Chó Bị Liệt Chân
Chó khó đứng dậy bằng
Đi lại mất cân bằng, miễn cưỡng hoạt động
Khớp cứng, có dấu hiệu sưng
Chân có thể bị đau, tê liệt hoặc mất cảm giác
Có sự bất ổn chân sau lung lay
Đi bằng hai chân sau rất gần nhau
Một trường hợp điển hình khác mà chủ dễ bỏ qua đó là chó vẫn hoạt bát, nhưng lười vận động. Kết hợp với các nguyên nhân trên. Tốt nhất là bạn nên đưa chó đi thú y ngay.
Cách Chữa Chó Bị Liệt Chân Hiệu Quả
Có khá nhiều những phương pháp điều trị bệnh bại liệt ở chó. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tê liệt và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Mà ta áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Hiện nay, phương pháp châm cứu vật lý trị liệu là chữa chó bị liệt được nhiều người chuộng bởi những ưu điểm như:
Phương pháp đặc hiệu cho trường hợp chó bị liệt một thời gian lâu.
Châm cứu có hiệu quả khi điều trị bị liệt, di chuyển khó khăn, co giật do ngã, tai nạn.
Có thể chữa các bệnh thường gặp khác như cảm, bí đái, bí ỉa, ỉa chảy.
Các phương pháp châm cứu phổ biến đang được sử dụng:
Điện châm: Qua kim châm kích thích điện lên huyệt
Thủy châm: Tiêm thuốc vào huyệt
Phương pháp cứu: Kích thích phản ứng cơ thể bằng sức nóng tác động lên huyệt gây điều khí và giảm đau để phòng và trị bệnh.
Để rút ngắn thời gian, bên cạnh điều trị bằng châm cứu vật lý trị liệu, bạn cần kết hợp chăm sóc, massge cho chó, cho chó tập bơi hay chiếu tia hồng ngoại.
Điều trị bằng phẫu thuật
Chó bị do bẩm sinh hay do các khối u thì cách chữa chó bị liệt tốt nhất là những trường hợp bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật mới có thể khỏi được.
Khi có quyết định chọn phương pháp này, tránh tâm lý ham rẻ, mà bạn lựa chọn một cơ sở không có đủ dụng cụ vật chất có thể gây nguy hiểm cho chó.
Để đảm bảo an toàn cho cún cưng, bạn cần phải lựa chọn được đơn vị uy tín, cơ sở vật chất đầy đủ, có chuyên môn để phẫu thuật chó bị liệt thành công.
Sau khi phẫu thuật, để chó nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt động sinh hoạt bình thường, bạn hãy massage thường xuyên, cho chó vận động, tập thể dục.
Điều trị bằng thuốc
Cách chữa chó bị liệt 2 chân bằng thuốc cũng là một phương pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, thuốc chỉ dùng khi chó bị nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng.
Các dây thần kinh bị sung nhờ tác dụng chống viêm của thuốc sẽ giảm lại, tình trạng liệt ở chó cũng dịu đi.
Khi điều trị bằng thuốc, bạn cần lưu ý phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng, phù hợp với mức độ nặng nhẹ của tình trạng liệt để chó chóng khỏi.
Điều trị bằng những dụng cụ bổ trợ
Đây là cách chữa chó bị liệt hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà bằng việc sử dụng xe lăn và dây curoa.
Xe lăn cho chó bị liệt được thiết kế cho những chú chó có 2 chân trước hoạt động bình thường còn bị liệt.
Còn dây Curoa là dụng cụ hỗ trợ bạn di chuyển chó khi di chuyển, sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến của bác sĩ thú y vì dây Curoa cũng có thể gây ra nguy hiểm cho chú chó.
Nếu con chó của bạn không thể đi lại, tự đi tiểu hoặc đại tiện, nó rất có thể sẽ phải được đưa vào bệnh viện trong khi bác sĩ thú y tiến hành đưa ra chẩn đoán.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Bị Liệt 2 Chân Sau. Cách Chữa Trị Bệnh Liệt Chân Sau Cho Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!