Xu Hướng 6/2023 # Mách Nhỏ Cách Dạy Chó Không Sủa Bậy Chủ Nuôi Nên Biết # Top 14 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Mách Nhỏ Cách Dạy Chó Không Sủa Bậy Chủ Nuôi Nên Biết # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Mách Nhỏ Cách Dạy Chó Không Sủa Bậy Chủ Nuôi Nên Biết được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nếu chó của bạn đã quen với việc sủa bậy khá lâu và thường xuyên thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể thay đổi được hành vi của nó.

Thông thường, nếu chó hay sủa thì bạn không nên la mắng nó, vì đây không phải là một cách hay để chó ngưng sủa. Hãy cố gắng kiên định, kiên trì và có sự đồng lòng của cả gia đình để huấn luyện chú chó của bạn có được những thói quen tốt.

Ở một số trường hợp, chó của bạn sẽ nhận được một số phần thưởng khi chúng sủa. Nếu không, bé sẽ không sủa. Vì vậy, cần tìm hiểu xem những gì mà cún cưng sẽ nhận được từ việc sủa bậy, từ đó loại bỏ và không cho chúng có cơ hội tiếp tục với hành vi sủa bậy nữa.

Ví dụ: Sủa lúc người qua đường.

Nếu chó bạn của người hoặc động vật lúc đi ngang qua cửa sổ phòng khách, hãy quản lý hành vi sủa bậy của nó bằng cách đóng rèm cửa, hoặc đưa chó của bạn tránh xa vị trí cửa sổ.

Sủa người đi đường khi đi ngang qua sân. Bạn hãy đưa nó vào trong nhà, không nên để chó ở bên ngoài khi không được giám sát cả ngày và đêm.

Cách dạy chó không sủa bậy: Bước 2 – Làm lơ chúng

Bỏ qua tiếng sủa, đây là một cách dạy chó không sủa bậy khá hay. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không chú y hay quan tâm đến việc nó sủa. Sự chú ý của bạn giống như sự khích lệ, phần thưởng cho nó ồn ào thêm mà thôi.

Đừng nói chuyện với bé, đừng chạm và thậm chí là không nhìn. Cuối cùng, sau khi nó đã dừng lại thì bạn hãy thưởng cho cún cưng.

Để thành công với phương pháp này thì bạn cần phải đợi chú chó ngưng sủa. Nếu chó sủa quá lâu, suốt một tiếng đồng hồ khiến bạn cảm thấy bực bội, la mắng, thì lần sau nhất định bé cún có thể sẽ sủa lâu hơn. Bởi vì, chó học được rằng, nếu nó sủa càng lâu thì sẽ khiến bạn chú ý đến.

Ví dụ: Sủa khi bị giới hạn

Khi bạn đặt con chó của bạn vào nhà của nó hoặc trong một phòng có cổng, quay lưng lại và phớt lờ.

Một khi cún cưng ngưng sủa, hay quay lại và thưởng cho bé một chút .

Giữ cho chó của bạn vui vẻ bằng cách thay đổi thời lượng mỗi lần. Có thể áp dụng cách thưởng cho cún cưng theo khung thời gian. Ví dụ lúc đầu có thể là 5 phút 1 lần, rồi tăng lên 15 phút 1 lần thưởng, rồi có thể dài hơn 30 phút 1 lần thưởng nếu cún cưng không sủa bậy.]

Nếu chó của bạn thường xuyên sủa với mọi thứ xung quanh. Hãy tập cho chúng quen với những thứ đó. Ví dụ, nếu chó của bạn thường khi sủa khi thấy chai nước. Hãy thử làm cho chúng thấy quen với chai nước bằng cách đặt chai nước xa ngoài tầm mắt của chú cún. Rồi từ từ đưa lại gần, nếu chú cún không sủa, hãy thưởng bé bằng snack.

Tiếp tục đưa vật lại gần hơn, và nếu bé vẫn không sủa, hãy tiếp tục thưởng cho bé. Đây là cách tạo cho bé thói quen không sủa khi thấy vật lạ, vì bé biết không sủa thì bé sẽ được thưởng.

Ví dụ: Sủa chó lạ

Có một người bạn với một con chó đứng khuất tầm nhìn hoặc đủ xa để chó của bạn không sủa con chó lạ kia.

Khi bạn của bạn và con chó của cô ấy xuất hiện, hãy bắt đầu cho chó của bạn ăn nhiều bánh thưởng.

Ngừng cho ăn bánh thưởng ngay khi bạn của bạn và con chó của cô ấy biến mất khỏi tầm nhìn.

Lặp lại quá trình nhiều lần

Hãy nhớ đừng cố gắng thực hiện quá nhanh vì có thể mất vài ngày hoặc vài tuần trước khi chó của bạn quen dần với điều này.

Cách dạy chó không sủa bậy: Bước 4 – Tạo lập hiệu lệnh

Những bước đầu tiên của cách dạy chó không sủa bậy này đó chính là dạy chó sủa theo lệnh. Đưa cho chó của bạn lệnh “nói”, đợi nó sủa hai hoặc ba lần, sau đó thưởng snack cho các bé.

Khi chó ngừng sủa để đánh hơi món món ăn, hãy khen và tiếp tục cho thức ăn trong những lần tập luyện sau. Lặp lại cho đến khi bé cún làm theo đúng hiệu lệnh bạn đưa ra.

Một khi chó bạn đã quen với lệnh “nói” thì bạn hãy dạy tiếp tục lệnh “im lặng”. Trong một môi trường không có quá nhiều sự tác động, ảnh hưởng, hãy bảo chó “nói”.

Khi nó bắt đầu sủa, nói “im lặng” và tặng bé snack làm phần thưởng. Hãy liên tục khen ngợi cún cưng của bạn vì giữ im lặng, và thưởng cho bé nhiều bánh thưởng hơn.

Ví dụ: Ai đó ở cửa

Khi chuông cửa reo, con chó của bạn cảnh báo bạn về sự hiện diện của một “kẻ xâm nhập” bằng cách sủa dữ dội.

Khi bạn đã dạy cho chú chó của mình lệnh “im lặng” trong một môi trường yên tĩnh, hãy thực hành trong các tình huống như thế này để chó của bạn quen dần. Khi nào chó bạn đạt được yêu cầu ngưng sủa ngay cả khi “kẻ xâm nhập” đến trước cửa thì coi như bạn đã thành công.

Cách dạy chó không sủa bậy: Bước 5 – Huấn luyện ngược

Khi chó của bạn bắt đầu sủa, hãy yêu cầu bé làm điều gì đó không tương thích với tiếng sủa. Cụ thể hơn, bạn có thể dạy cho bé không sủa bằng cách mỗi lần bé sủa, hãy bắt bé làm một hành động khác.

Ví dụ đơn giản nhất là khi chó của bạn sủa, hãy sử dụng món đồ chơi bé thích và kêu bé chơi. Việc chơi đùa sẽ giúp cún cưng bị sao lãng và không sủa bậy nữa. Cách này cũng có thể áp dụng theo một hướng khác, đó chính là mỗi khi bé sủa, hãy cho bé xương gặm da bò để bé mãi mê gặm mà quên sủa.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi

Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Cách Làm Cho Chó Không Sủa Bậy

Trước hết, chó sủa bậy, bâng quơ đều có thể xảy ra ở chó nhỏ hoặc chó trưởng thành. Khi nhỏ chúng ta không dạy thì đến khi nó lớn nói nó không nghe. Cũng một phần đây là tập tính giống loài và biểu hiện ở mỗi con một khác, mỗi giống chó mỗi kiểu. Tuy nhiên, chúng ta cùng lạc quan là ta có thể dạy và điều chỉnh được hành vi này của chúng theo ý muốn của bản thân. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân chó sủa bậy đã để có được cách dạy tốt nhất cho cún nhà mình.

Chó sủa là một điều bình thường trong hành vi của chúng. Thông thường chó mà sủa dai hay sủa bậy là các nguyên nhân sau:

Có người lạ đến hoặc đi ngang qua.

Có tiếng động hoặc nó cảm thấy bất an.

Tiếng sủa của con chó khác rồi hùa theo

Do tâm lý buồn chán của chó

Do đòi hỏi mà không được đáp ứng, giận dỗi

Cũng có khi chó sủa bậy mắc một hay nhiều tác nhân này gây ra. Các bạn để ý chó nhà mình hay sủa bậy khi nào để có bước đi đúng đắn trong quá trình điều chỉnh hành vi này của nó.

Cách làm cho chó không sủa bậy và sủa dai

Thông thường khi thấy chó sủa dai thì chúng ta hay la mắng nó, đuổi nó đi chỗ khác, hoặc bực bội quá thì tìm cái gì ném nó. Chúng tôi cũng nói rõ là nhiều con hết được bệnh sủa dai bằng những cách đơn giản thế này. Bởi tâm lý loài chó nhiều lúc rất khó đoán biết. Khi mà nó sủa đã thành thói quen thì ta chắc chắn phải dạy nó mới được.

Chấm dứt chó sủa bậy khi có người lạ đến nhà

Hãy xích nó lại và nhờ một người lạ đến nhà mình. Hãy cứ để cho chó của bạn sủa mà không nên la mắng nó. Cho nó thức ăn để làm nó sao nhãng và quên sủa. Bạn nên cho nó một ít thức ăn. Khi nó ăn xong mà còn tiếp tục sủa thì bạn đưa thức ăn ra mà ra lệnh “IM”. Dĩ nhiên bạn không đưa cho nó ăn ngay mà mục đích để nó quen khẩu lệnh và giúp nó nhận biết nếu yên thì sẽ được ăn. Khi nó mừng rỡ thì bạn hãy cho nó ăn.

Tập một ngày khoảng 3 lần trong 4 ngày liên tục là chó nhà bạn sẽ không còn sủa bậy nữa. Bạn kết hợp với việc cho người lạ đi ngang ngoài đường để khiến nó sủa thì khi dạy sẽ hiệu quả hơn.

Ở nước ngoài người ta dùng hành động gọi tên để kêu chó ngừng sủa hoặc đến gần. Cái quan trọng là giúp chó nhận biết được những người đến nhà mình mà có chủ là một người an toàn thì lập tức ngừng sủa. Điều này với những con chó khôn thì bạn chỉ cần dạy như vậy là nó nhận thức được.

Sủa bậy khi nó thấy buồn chán

Chó có nhiều con sẽ sủa khi nó thấy buồn chán trong lòng. Bạn nên cho nó thức ăn hoặc chơi đùa với nó lúc ấy. Cho nó tự do và nơi có ánh sáng để nó thấy vui vẻ hơn thì tự nhiên nó hết.

Sủa khi mong muốn của nó không được đáp ứng

Nhiều cún cưng do được chiều nên hay có thói quen đòi hỏi. Như bị nhốt cũng sủa, đòi thức ăn cũng sủa. Sủa khi nào nó thấy vừa lòng thì thôi. Không ít chú chó mắc căn bệnh này. Bạn phải thật nghiêm khắc và làm lơ với nó.

Thông thường thì khi nó đòi thức ăn mà sủa cũng là một trò vui, tuy nhiên khi bị nhốt mà sủa hoài cũng bực. Bạn nên làm lơ và đi chỗ khác. Ít bữa là nó sẽ không sủa để đòi nữa vì nó cảm thấy không có tác dụng. Thay vào đó, khi nó có biểu hiện bớt sủa thì bạn cho nó thức ăn nhiều hơn bình thường.

Sủa khi nghe tiếng chó hàng xóm sủa

Đây là một bản năng bầy đàn của chó. Tiếng sủa vừa để thể hiện cái uy cũng như là lời đe dọa. Bạn hãy kêu tên nó thật to và ra lệnh im và quăng thức ăn để nó sao nhãng việc này. Lâu nó sẽ hiểu được hiệu lệnh của bạn.

Các bạn thân mến, dạy chó không sủa bậy là bạn phải là người thể hiện được cái uy của nó. Hãy cho nó sự tin tưởng và cảm thấy an toàn khi nghe được tiếng nói của bạn và các thành viên trong gia đình. Tập tính của chó là phục tùng mệnh lệnh nên bạn khéo léo kỷ luật và khen thưởng nó một cách hợp lý. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng chó cũng cần được quan tâm. Càng gắn kết thì bạn càng dễ sai bảo nó nghe lời.

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624

Huấn Luyện Chó Sủa Đúng Lúc Đúng Chỗ Không Sủa Bậy

Nghe tiêu đề của bài huấn luyện này có vẻ hơi kỳ vì sủa là bản năng của chó, không riêng gì chó cảnh mà các loại chó đều sủa nhiều, nhất là chó ta, nhiều khi ngồi trong nhà mà mấy em cứ sủa rất khó chịu . Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể huấn luyện chó sủa đúng lúc đúng chỗ nếu biết cách, nhất là đối với các giống chó thông minh.

Cách huấn luyện

– Nếu nhà bạn nhốt chó thì nên thường xuyên thả hoặc dắt cún đi dạo nhé! Vì tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ giúp cún thân thiện và hoà đồng hơn. Nhất là những chú chó có bản tính hung dữ như: Rottweiler, Pitbull, Becgie,…

– Bạn nên xích chó lại và khi đến gần nó thường sẽ gọi bạn bằng cách sủa hoặc khi bạn đang ăn hoặc trộn thức ăn chó sẽ sủa, ngay lúc chó sủa bạn ra lệnh “sủa” (có thể ra thêm hiệu lệnh bằng cử chỉ tay) và cho chó ăn, lặp lại nhiều lần như vậy.

– Khi cún đã quen với hiệu lệnh “sủa” bạn cũng làm như vậy nhưng lần này không cho cún ăn khi bảo nó “sủa” nữa mà ra thêm hiệu lệnh “không” hoặc “im” và chỉ vào mặt nó nếu chó ngừng sủa thì thưởng thức ăn. Còn không bóp miệng nó lại không cho sủa kết hợp nói “im” rồi thả tay ra nếu chó không sủa nữa cho ăn. Lặp lại nhiều lần như vậy cho đến khi cún thành thạo.

Nếu nhà bạn có khách mà ra hiệu lệnh cún ngoan ngoãn nghe theo nên thưởng cho cún ngay. Một vài lần như vậy cún sẽ hiểu chuyện hơn.

Lúc huấn luyện cho cún bạn phải thật nghiêm khắc với chúng. Vuốt ve, âu yếm kết hợp với khen ngợi và thưởng thức ăn khi chúng làm đúng. Còn khi chúng làm sai nên quyết liệt và cứng rắn dạy bảo. Dùng từ “không” và chỉ vào cún để chúng biết chúng làm sai. Hành động của bạn góp phần rất quan trọng vào tính cách của chúng.

Cách Xem Tướng Chó Quý Và Tướng Chó Phản Chủ Không Nên Nuôi

Xem tướng chó quý, tướng chó khôn

Chó là loài động vật rất thông minh và trung thành với con người, một khi đã coi ai là chủ thì hiếm khi rời bỏ người đó. Chính vì vậy ai cũng muốn chọn cho mình một chú chó ngoan, trung thành để nuôi lớn. Và những con chó mang tướng chó quý thường sẽ có những đặc điểm sau:

– Bồi kiếm cẩu: tướng chó quý này được xếp vào hàng đệ nhị cẩu, hợp với ai làm quan to, chức cao thì đường công danh sẽ luôn thuận lợi. Mà bồi kiếm cẩu có nghĩa là trên lưng chó, lông mọc xuôi từ đầu đến đuôi, nhìn giống như một cây kiếm nằm dọc trên lưng.

– Bạch cẩu: là đệ tam cẩu tướng, là chó bộ lăng trắng như tuyết, đẹp, đáng yêu. Hiện nay thì đại đa số xuất hiện ở những giống chó ngoại như Samoyed, Eskimo và đã được rất nhiều chủ chó ưa chuộng.

– Hoàng cẩu: toàn thân con chó đều có màu vàng, không pha trộn màu khác, không có đốm. Đây là tướng chó khôn điển hình, biết giữ nhà, trung thành tuyệt đối. Loại chó này rất phổ biến, đặc biệt là chó ta Việt Nam nên giá trị thấp hơn các giống chó trên, tuy nhiên cũng được đứng trong top 4 những tướng chó quý.

– Hắc cẩu: là con chó màu đen tuyền từ đầu tới chân. Người ta quan niệm rằng tướng chó quý này có vía mạnh, có thể nhìn thấy ma quỷ, ma quỷ rất kỵ nên hắc cẩu có thể xua đuổi quỷ dữ, mang lại điềm lành cho gia chủ.

– Hắc cẩu tứ bạch: giống chó màu đen, nhưng ở phần dưới bụng và 4 chân đều là màu trắng. Nuôi tướng chó quý này sẽ mang đến giàu sang, phú quý cho gia chủ.

– Hắc cẩu tứ mục: giống chó màu đen nhưng không đen tuyền, bốn chân và bụng là màu vàng, có hai đốm vàng trên mắt, trông như bốn mắt. Giống chó này dữ nên thường được nuôi để giữ gìn doanh trại, công ty, tấn công địch thủ, nhưng lại rất nghe lời, thông minh và trung thành.

– Tam nhãn cẩu: chó này có thể có nhiều màu sắc khắc nhau, nhưng ở chính giữa trán có một đốm lông khác màu, nhìn hệt như con mắt thứ 3. Tướng chó quý này có thể linh cảm được mọi chuyện, nếu ban đêm nó lo lắng, bồn chồn thì hãy cảnh giác bởi gia đình bạn sẽ gặp điều không may.

– Bát long cẩu (mỗi chân có 2 huyền đề – huyền đề kép, tổng cộng 8 huyền đề), tứ quý (mỗi chân có 1 huyền đề), hoặc lưỡng câu cẩu (mỗi trân chước chó 2 huyền đề), hoặc chó lục hợp cẩu (hai huyền đề ở mỗi chân sau và một huyền đề ở mỗi chân trước)… Tốt nhất là bát long, sau đó tên tứ quý, rồi lục hợp, cuối cùng là lưỡng câu. Chó mang những tướng quý chó này sẽ rất thông minh và gia chủ sẽ phát tài, phát lộc rất nhanh.

Xem tướng chó phản chủ không nên nuôi

Vậy thế nào là tướng chó phản chủ, thế nào là tướng chó xấu không nên nuôi? Đó là những chú chó mang những đặc điểm như:

Chó không có đốm lưỡi là tướng chó xấu không nên nuôi, bởi không khôn, hay cắn trộm, hay tha đồ đạc, không nên mua về.

Chó có đốm ở đuôi là tướng chó phản chủ, không biết giữ nhà, không nghe lời, chỉ hay chực ăn vụng.

Chó cúp đuôi, cụp đuôi là chó bỏ đi, nhỏ thì ỉa bậy, lớn lên thì nhát như thỏ đế, không được tích sự gì.

“Bỏ đuôi bên trái thì nuôi, bỏ đuôi bên phải thì thịt”: thế nên theo quan điểm về tướng chó xấu không nên nuôi, những con chó nào đuôi cong về bên trái thì nên bỏ qua, bởi sẽ đem lại những điều không may mắn cho gia chủ.

Những con chó nào thấy người lại gần thì chạy đi là nhút nhát, không biết trông nhà thì cũng nên bỏ qua. Hãy chọn những con rạn người, biết đùa nghịch và tương tác với con người.

Chó thấy người là nhe răng, gầm gừ, nhăn mũi là tướng chó phản chủ điển hình, rất hung dữ, có khả năng gây nguy hiểm cho người khác và cho cả chính những người nuôi chúng, cần phải tránh xa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Nhỏ Cách Dạy Chó Không Sủa Bậy Chủ Nuôi Nên Biết trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!