Xu Hướng 3/2023 # Mách Bạn Bí Quyết Nuôi Chó Mèo Sạch Sẽ Mà Nhàn Tênh # Top 7 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mách Bạn Bí Quyết Nuôi Chó Mèo Sạch Sẽ Mà Nhàn Tênh # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Mách Bạn Bí Quyết Nuôi Chó Mèo Sạch Sẽ Mà Nhàn Tênh được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuẩn bị chỗ ở kỹ lưỡng cho thú cưng

Chỗ ở của thú cưng cần hoáng mát, ấm, có đủ ánh sáng nhất là có thể tắm nắng buổi sáng từ 9-11h và phải có chỗ ngủ, vệ sinh cố định. Đồng thời, bạn cũng không nên để những thứ mà thú cưng có thể gặm, nhai hay nuốt như đồ nhựa, quần áo, giầy dép để chúng không cắn vụn các vật dụng này và làm bừa ra nhà. Đặc biệt, bạn cần để chỗ ở tránh xa dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất, cây cỏ độc và sắt thép hay thủy tinh. Thêm vào đó, bạn cũng không nên cho thú cưng nằm điều hoà nhiều hay nằm trước quạt vì như vậy có thể làm thú cưng bị nhiễm lạnh.

Huấn luyện thú cưng đi vệ sinh đúng chỗ

Nuôi thú cưng như chó mèo sẽ đem lại cho bạn rất nhiều niềm vui, tuy nhiên nếu thú cưng của bạn không được huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ sẽ khiến bạn rất vất vả để dọn dẹp. Vì vậy, điều quan trọng nhất để nuôi chó mèo được sạch sẽ và nhàn hạ là bạn phải biết cách hướng dẫn chúng đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn có thể rèn luyện cho chó mèo đi vệ sinh trong nhà vệ sinh hoặc đơn giản là rèn luyện cho chúng đi vệ sinh đúng vào khay hay chậu cát đã được chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là phải dọn dẹp chỗ vệ sinh của chó mèo một cách thường xuyên và luôn giữ nơi ở của chúng sạch sẽ.

Rèn luyện thú cưng ăn đúng giờ và sạch sẽ

Nếu có điều kiện, bạn có thể thay thế các loại thức ăn cho chó mèo bằng các loại hạt khô hay các loại thức ăn có sẵn. Điều này sẽ giúp việc ăn uống  của chúng được sạch sẽ, đơn giản và tiện lợi mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn không có điều kiện hoặc không thích dùng các loại hạt thức ăn, bạn có thể cho chó ăn cùng gia đình. Khi cho thú cưng ăn cùng gia đình, bạn nên chọn các loại bát không quá sâu và có miệng rộng để tránh thức ăn bị rơi vãi ra ngoài. Ngoài ra, khi cho thú cưng ăn, bạn nên lót 1 tờ báo hoặc 1 tấm ni lông nhỏ dưới bát ăn để việc dọn dẹp được nhanh chóng hơn.

Tắm cho thú cưng 2 – 3 lần/tuần

Đối với những thú cưng có bộ lông da khỏe mạnh bình thường thì việc tắm thường xuyên là không cần thiết vì việc tắm rửa thường xuyên có thể làm cho con vật mất đi độ bóng mượt của lông, khô da và thậm chí tổn thương da nếu ta tắm quá nhiều. Do đó, bạn chỉ nên tắm cho mèo khoảng 2 lần/tuần và với chó là khoảng 3 – 4 lần/tuần để vừa đảm bảo vệ sinh cho chúng, vừa không làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, lại vừa hạn chế được một số các vấn đề khác như rụng lông, viêm da…

Mách bạn

Thức ăn khô dành cho chó giống nhỏ Roast Beef Flavor SmartHeart 3kg

Hạt thức ăn khô cho chó Adult Chihuahua Royal Canin 1.5kg (Trên 8 tháng)

Bánh xương dạng cứng và chăm sóc răng Dentastix Pedigree 75g

Hạt thức ăn khô cho mèo Fit 32 Royal Canin 2kg

Hạt thức ăn khô cho mèo Baby Cat 34 Royal Canin 400g (1 – 4 tháng)

Thức ăn khô cho mèo con vị cá biển Cat Kitten Fish Food Me-O 400g

Cát vệ sinh cho mèo Catsan

Bí Quyết Nuôi Chó Doberman Con Khỏe Mạnh Mà Bạn Nên Biết

Chó Doberman con ăn gì?

Những chú chó Doberman con khi bắt đầu cai sữa mẹ thì rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lí. Đây là thời điểm quan trọng bởi  khi còn nhỏ hệ tiêu hóa chưa ổn định, nếu bạn lơ là, cho bé ăn tạm bợ thì chú Doberman đó rất khó có thể phát triển toàn diện cộng thêm sức đề kháng kém và dễ bị mắc bệnh. Vậy nên cho các bé ăn gì? Theo kinh nghiệm và tìm hiểu của chúng mình thì thức ăn cho chó Doberman được chia ra làm hai loại là thức ăn khô đóng gói và thức ăn tươi tự chế biến từ thực phẩm. Bạn có thể kết hợp cho các bé ăn cả hai thay đổi linh hoạt thường xuyên là được. Doberman là giống chó không quá kén ăn, khi cho ăn cần lưu ý những điều sau đây:

Đối với thức ăn khô: trước khi cho các bé ăn nên ngâm mềm với nước tầm 15-20 phút rồi mới cho ăn. Nếu cho ăn trực tiếp thì rất dễ ảnh hưởng đến răng hàm.

Đối với thức ăn tươi tự chế biến: vì còn nhỏ, do đó hệ tiêu hóa chưa ổn định, nên cho chó Doberman con ăn các loại đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo thịt xay nhuyễn chủ yếu từ các loại thịt lợn, bò,… kết hợp với rau củ quả (cải bắp, cà rốt, khoai tây,..) để bổ sung chất xơ. Cũng có thể để bé ăn cơm được rồi và cho ăn trộn lẫn với rau thịt thái nhỏ, mềm. Tỉ lệ dinh dưỡng hợp lí nhất đó là chất đạm khoảng 40-50%, tinh bột từ 30-40%, còn lại và rau củ quả hoặc nội tạng. Ngoài ra, một tuần nên cho các bé ăn thêm 2-3 quả trứng vịt, trứng cút lộn để lông mượt hơn. Cần thường xuyên đổi mới, linh hoạt trong chế độ ăn uống để các bé không bị chán ăn bởi việc cho bé ăn gò bó theo những món nhất định sẽ khiến Doberman kém phát triển.

Khẩu phần ăn trung bình

Các bé Doberman còn nhỏ, khả năng ăn cũng hạn chế nên cần chia nhỏ bữa ăn. Cụ thể, cho ăn từ 4-5 bữa một ngày, mỗi bữa cách nhau 3 đến 4 giờ. Đây cũng là lúc rèn kỷ luật ăn cho các bé thích hợp nhất, hãy để bé ăn vừa đủ, không ăn quá no (ăn xong mà thấy vẫn còn hơi thòm thèm là được rồi) và cho Doberman con thời gian ăn nhất định khoảng 20-30 phút rồi cất đi, tránh để thức ăn thừa ở đó.

Các loại thức ăn cần tránh

Các loại xương: Đặc biệt là các loại xương to, các bé rất dễ bị hóc trong quá trình ăn.

Thức ăn khô chứa đậu nành: nguyên nhân dẫn đến bệnh sình dạ dày.

Hành tây và tỏi: Ăn hành tây sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở Doberman. Chỉ một lượng nhỏ thôi cũng đủ gây ra nguy hiểm cho chúng.

Sô cô la: Ăn nhiều sô cô la sẽ làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đặc biệt, gây ra hiện tượng ngộ độc không cẩn thận sẽ dẫn đến tử vong.

Nơi ở

Doberman con thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Từ những căn nhà rộng rãi, có sân vườn hay kể cả những căn hộ có diện tích khiêm tốn cũng không phải là vấn đề với các bé. Nhưng còn gì bằng nếu được sống trong không gian rộng lớn, thoáng đãng. Và dù ở đâu thì cũng đảm bảo nơi ăn chốn ở của Doberman con khô ráo, sạch sẽ, chuồng nuôi đủ diện tích cho các bé đứng, nằm, ngồi thoải mái. Lưu ý thêm là mùa đông chó Doberman con không chịu được thời tiết quá lạnh nên hạn chế cho bé ra ngoài cũng như lót chăn vào ổ đệm nơi các bé ngủ.

Chăm sóc lông và tắm

Thuộc giống chó lông ngắn, ít rụng nên chăm sóc lông cho Doberman không phức tạp như giống chó lông dài khác. Bạn sẽ không tốn nhiều thời gian để chải lông, đưa đi Spa hay tắm rửa cho các bé. Điểm cộng là giống Doberman rất sạch sẽ, không thích nghich bẩn nên 2 tuần tắm một lần hoặc thậm chí một tháng một lần là được rồi.

Hãy tắm cho Doberman con chỉ khi thật sự cần thiết vì tắm nhiều quá cũng sẽ làm giảm độ bóng của lông. Sử dụng sữa tắm chuyện dụng cho thú cưng, khi tắm xong lau người bé bằng khăn khô sạch sẽ cho ráo nước, mùa đông thì nên sấy qua tránh để Doberman bị cảm lạnh.

Cắt tỉa móng chân

Cắt tỉa móng là phần khá quan trọng, vì nếu để yên không đả động gì móng dài sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như đâm chọc làm tổn thương đến da. Định kì nên cắt móng khoảng 1-2 tuần một lần, nếu không có kinh nghiệm thì hãy hỏi những người có kinh nghiệm hay đưa đến bác sĩ thú y. Trong quá trình cắt tránh cắt quá sát móng vì sẽ khiến Doberman con đau.

Chăm sóc sức khỏe

Nhìn chung Doberman thuộc giống chó có thể chất khỏe, ít mắc các bệnh thuộc vấn đề di truyền. Tốt nhất để không xảy ra tình trạng sức khỏe xấu khi nuôi hãy chọn mua các bé Doberman từ các cơ sở thú cưng uy tín, có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng, không mắc bệnh di truyền. Việc chọn mua giống chó tốt là rất cần thiết, một chú chó Doberman khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ hạn chế mắc các bệnh dich hơn.

Những loại bệnh chó Doberman con dễ mắc phải đó là: parvovirus, tiêu chảy, loạn sản cơ hông,… Vậy nên, cách phòng tránh bệnh tốt nhất là nên tiêm phòng đầy đủ cho các bé theo lịch tiêm và tẩy giun sán định kì. Đưa các bé đến cơ sở thú ý để theo dõi sức khỏe, phòng trường hợp bị bệnh mà không phát hiện kịp thời.

Chế đô vận động

Chó con khi còn nhỏ thì bé nào cũng nghịch cả thôi. Hơn nữa, hấp thụ lượng thức ăn giàu protein nên Doberman con lại càng phải được tập luyện, vui chơi để giải phóng năng lượng. Mỗi ngày không cần nhiều hãy bỏ ra khoảng 20-30 phút để dẫn các bé đi dạo, cho bé tung tăng chạy nhảy để giải phóng năng lượng thừa. Cuối tuần nhiều thời gian hơn thì vui chơi cùng các bé những trò như: bắt bóng, ném vòng, nhảy cao,…  thỉnh thoảng cho Doberman bơi lội để vóc dáng được phát triển một cách toàn diện.

Nếu bị nuôi nhốt quá nhiều, không được hoạt động Doberman bị gây ức chế rất có thể biến đổi tính cách trở nên ngang bướng, xuất hiện hành vi phá hoại hoặc rụt rè.

Huấn luyện chó con

Dù gì thì trong Doberman vẫn còn tiềm ẩn chút hoang dã nguyên thủy cần được huấn luyện ngay từ nhỏ. Với sự dạy, dỗ bài bản đúng cách chúng sẽ trở nên điềm đạm và ngoan ngoãn khi trưởng thành. Đặc biệt, Doberman cực kì trung thành và chỉ nghe lời duy nhất chủ nhân của mình nên để nhận được sự trung thành tuyệt đối cũng như điều khiển được chúng, huấn luyện và xã hội hóa từ nhỏ là điều rất quan trọng.

Lời kết

Tham khảo bài viết về giá chó Doberman tại Việt Nam

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé

chó Doberman Pinscher

 xinh xắn, hoặc tư vấn

dịch vụ phối giống chó Doberman

 xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Công ty TNHH Thú cưng Tùng Lộc

Hotline: 0826880528 (Viber/Zalo)

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.

Xin chân thành cảm ơn!

Giám đốc

Trần Khánh Tùng

[Total:

0

Average:

0

]

Hé Lộ: Bí Quyết Huấn Luyện Chó Săn Theo Ý Bạn

Mặc dù nghề đi săn đã không còn phổ biến nữa, nhưng rất nhiều chủ nuôi vẫn hứng thú với điều này. Những chú chó có khả năng này đều khá thông minh và nhanh nhẹn, là người bảo vệ khá an toàn.

Nói một cách đơn giản hơn, đây là bài dạy chó tha đồ về cho chủ. Khi chủ nhân tung 1 đồ vật bất kỳ ra xa kèm theo hiệu lệnh, chú chó ngay lập tức phóng đi và nhặt món đồ đó về.

Theo thuật ngữ chuyên môn, đây là bài đi săn tại nhà, những quả bóng hay chiếc đĩa được chó coi là “đối tượng đi săn”. Bài huấn luyện chó này được rất nhiều chủ nuôi thích thú, thậm chí áp dụng cho cả mèo.

Huấn Luyện Các Giống Chó Khác Nhau

Đối với các giống chó nòi, bản năng săn mồi luôn tiềm ẩn bên trong chúng. Bạn hãy thử đưa 1 đồ vật bất kỳ trước mặt chúng trong khoảng vài giây. Đảm bảo chú chó nhìn rõ vật thể đó rồi ném ra xa.

Đồng thời, hãy hô 1 khẩu lệnh nào đó, ví dụ “tìm”, “bắt lấy”,… Khi chó đã gặm được “chiến lợi phẩm”, hãy hô “về”. Nhớ chuẩn bị đồ ăn và thưởng cho chúng mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ.

Trong 1 số trường hợp, chó nghịch ngợm, không tha đồ về sau khi gặm được. Hãy buộc 1 sợi dây dài vào mình chó (khoảng 5m-10m) và ném đồ vật trong tầm dây ấy. Nếu chó tha đồ đi chỗ khác, hãy giật dây và ra hiệu để chó chở về chỗ bạn.

Cách Huấn Luyện Chó Săn

Không có bài tập nào có thể hoàn thành ngay lập tức được. Muốn huấn luyện chó săn mồi thực thụ, bạn vẫn phải dạy cho chó các bài cơ bản trước.

Các bài tập đi, đứng, nằm, ngồi, nhặt đồ… sẽ xây dựng được mối liên kết giữa chó và chủ nuôi. Chó học được cách nghe mệnh lệnh và chấp hành mệnh lệnh.

Việc tiếp theo là dạy cho chó cách phân biệt mồi nhử và mồi săn. Mồi nhử ở đây là bẫy khi đi săn, là thứ để dụ con mồi mắc câu. Sẽ rất tệ hại nếu như chó săn cứ phi lên tấn công vào mồi nhử, trước cả khi con mồi thực sự xuất hiện đúng không?

Thông thường, chó sẽ được dạy cách phân biệt thông qua mùi hương. Khứu giác tuyệt vời của loài chó sẽ mách bảo nó, con vật nào không cần tấn công và tha về. Sau khi tập luyện thành thạo, hay để chó tham gia vào các buổi đi săn thực tế.

Không có gì tác dụng hơn là các trải nghiệm thực tiễn. Chó phải làm quen với hoàn cảnh và không gian rộng lớn hơn. Chó phải làm quen tiếng súng, tiếng la hét, phân biệt khẩu lệnh của chính chủ và các người khác.

Chó săn là những giống chó nhà hoặc các nhóm chó, dòng chó, cá thể chó bất kỳ được lai giống, huấn luyện, đào tạo dùng cho mục đích săn bắn. (Nguồn: wikipedia)

Lưu Ý Khi Huấn Luyện Chó Săn

Theo các chuyên gia huấn luyện của PetHealth: Hãy chia thành các buổi tập ngắn, khoảng 10′. Nâng dần độ khó và thời gian theo tuổi và khả năng đáp ứng của chó. Một trong những cách chăm sóc chó và huấn luyện chó hiệu quả.

Ví dụ: chọn những vật săn có trọng lượng vừa phải, chó đủ sức để tha mồi trở về chỗ chủ. Khi chó có dấu hiệu mất tập trung thì nên dừng buổi tập, cho chó đùa nghịch hoặc chơi tự do.

Để trở thành chó săn mồi thì không yêu cầu quá nhiều về giống. Đa phần các giống chó đều có bản năng rất tốt để làm việc này. Nhưng nếu bạn cần một chú chó săn thực thụ, lựa chọn giống là một phần trong cách huấn luyện chó đi săn. Các loài chó nhà thường sợ tiếng súng, chúng có thể hoảng loạn và mất kiểm soát khi nghe súng nổ.

Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:

Phòng chăm sóc khách hàngVPGD: 240 Âu Cơ – Quảng An – Tây Hồ – Hà Nội Tổng đài: 024.2242.8882 – 090.842.8882Email: cskh@pethealth.vnFanpage: https://facebook.com/pethealthWebsite: https://pethealth.vn

Bí Quyết Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh Dành Cho Bạn

Khoảng thời gian 1 – 2 tuần sau sinh là khoảng nguy hiểm. Bạn cần lót ổ giữ ấm cho chó. Bằng cách dùng các tấm vải sạch, áo quần, chăn bông cũ để làm ổ. Sử dụng bóng đèn để sưởi ấm vào buổi tối, nhất là những ngày có gió lạnh.

2. Nên cho cún con sơ sinh ăn gì?

Cún con mới sinh thường chưa hoàn thiện về cấu tạo cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa còn rất non mềm và yếu ớt. Chưa có sự đề kháng với môi trường. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tháng đầu nên nuôi cún con bằng sữa mẹ. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất tốt cho sự phát triển của chó con. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ chó con khỏi các nhân tố xấu từ môi trường.

Sau khi cho chó con bú sữa mẹ 1 tuần, nếu không đủ sữa, bạn có thể bổ sung thêm sữa ngoài cho chó con. Bằng cách cho chó con tự uống ở đĩa thấp.

3. Vệ sinh cho chó con

Chó con sau sinh thường sống với chó mẹ cho tới khi chúng mở mắt và cai sữa hoàn toàn. Trong quá trình này, bạn cần phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh ổ, chuồng. Thay ga, nệm hay các tấm lót thường xuyên khi thấy bẩn. Nhằm ngăn ngừa và hạn chế các loại ký sinh trùng xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cún con.

Đặc biệt, đừng quên vệ sinh cơ thể, tuyến vú cho chó mẹ sạch sẽ để trong quá trình cung cấp sữa cho chó con an toàn và tốt hơn.

Sau khi chó con được khoảng 2 tháng tuổi, bạn nên cho chúng tắm nắng mỗi ngày. Vào khoảng khung giờ 7 – 9h sáng, để hấp thụ vitamin tốt cho hệ xương và da cho cún con. Cho đến khi chó con được 3 tháng tuổi, bạn có thể tiến hành tắm rửa, chải lông và làm vệ sinh cho cún con. Lúc này cơ thể chó con đã ổn định và khá toàn diện. Vì vậy, việc tắm rửa sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng. Bạn có thể mua các phụ kiện vệ sinh cho cún con tại các shop phụ kiện thú cưng. Bạn có thể tham khảo tại trang web: https://noithatthucung.com/

Chó con sinh ra đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc sức khỏe cho chúng. Bạn cần theo dõi khi thấy chó con có những triệu chứng lạ như nôn,tiêu chảy,… phải ngừng cho ăn. Sau đó, liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn và hỗ trợ.

Sau khoảng 2 tháng, bạn nên đem cho đi tiêm phòng mũi đầu tiên. Nhằm tăng sức đề kháng cho chó khi chuẩn bị bước vào giai đoạn trưởng thành. Khi chó con được 6-9 tuần tuổi, tiêm phòng vắc-xin bệnh mũi hai cho chúng. Khi ở giai đoạn này, cún con đã được cai sữa hoàn toàn. Và có thể hòa nhập khá tốt với con người.

Như vậy với 4 bước chăm sóc chó con trên, mình hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chó con. Từ đó, giúp chó con khỏe mạnh, phát triển tốt và trưởng thành thông minh và xinh đẹp hơn.

Nếu có thắc mắc hay ý kiến gì về quá trình chăm sóc chó con mới sinh, bạn vui lòng liên hệ tới hotline: 086.894.2310 – Zalo. Hoặc tham khảo trực tiếp tại trang web: https://noithatthucung.com/

Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Bạn Bí Quyết Nuôi Chó Mèo Sạch Sẽ Mà Nhàn Tênh trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!