Bạn đang xem bài viết Loài Chó Nhà Và 10+ Cơ Bản Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các giống chó khác nhau
Ngày nay, con người đã lai tạo hàng trăm giống chó tới từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù có rất nhiều hình dặng và kích thước nhưng tựu chung lại chúng đều là thành viên của loài Canis familiaris. Những loài chó này đã được thuần chủng và sống chung với loài người nhưng trước kia chúng có mối quan hệ mật thiết với chó sói, cáo và chó rừng.
Thành viên không thể thiếu của nhiều gia đình
Ở những gia đình thuộc các nước Mỹ, Nhật, Anh… đều coi chó như một thành viên trong gia đình, được hưởng nhiều quyền lợi giống con người. Tuy được con người nuôi dưỡng và thuần chủng nhưng chó nhà vẫn giữ được nhiều hành vi của một động vật hoang dã. Chúng đều bảo vệ lãnh thổ của mình, đánh dấu chúng bằng việc đi tiểu lên cây, đá, hàng rào… Những mốc giới hạn này sẽ thông báo cho những con chó khác về việc xâm phạm lãnh thổ của chúng. Ngoài ra, nhiều loài chó vẫn giữ thói quen chôn xương hay giấu món đồ chơi ưa thích để sử dụng trong khoảng thời gian sau đó.
Cùng khám phá tiếp: Vài sự thật thú vị về loài chó giẻ lau Komondor
Giao tiếp
Chó giao tiếp với nhau bằng nhiều cách. Mùi hương là một trong những phương pháp chủ yếu. Đồng thời âm thanh, vị trí cơ thể, cách thể hiện hành vi, khuôn mặt cũng sẽ biểu thị những cảm xúc, cách thức giao tiếp khác nhau. Ngay cả con người cũng có thể nhận biết được một vài hành vi, ví dụ khi hạnh phúc chúng sẽ quẫy đuôi, khi bị đe dọa, cảm thấy mất an toàn, chúng sẽ thu mình lại, gầm gừ hoặc phát ra âm thanh cảnh báo.
Vai trò của chó
Chó nhà có thể giúp đỡ con người trong rất nhiều việc như giữ nhà, chăn thả gia súc, săn thú, kết hợp với cảnh sát để tìm ra dấu vết nghi phạm và tham gia công tác tìm kiếm – cứu hộ. Một số loài chó đặc biệt có thể dẫn đường cho người mù. Ở một vài quốc gia như Việt Nam, chó là loài động vật thể hiện tính chung thành, gắn bó với con người, ở một số nơi còn được dựng đền thờ, miếu mạo. Ở các quốc gia vùng Địa Trung Hải, chó là hình tượng canh giữ thế giới Âm Phủ…
Một số thông tin thú vị về Chó nhà có thể bạn chưa biết:
– Chó là một trong số ít những động vật có số lượng loài lớn nhất thế giới – Loài chó ” độc nhất vô nhị” có tên Basenji là loài chó không thể sủa – Chó là loài động vật có răng nanh đầu tiên được con người thuần hóa – Laika là chú chó đầu tiên cùng con người bay vào vũ trụ trong chuyến bay của phi hành đoàn Liên Xô Cũ (Nga) năm 1957. Tuy nhiên, chú đã hy sinh do chuyến tàu trở về đã bị bốc cháy khi rơi vào bầu khí quyển
Album ảnh
Loài Mèo Nhà Và 10+ Thông Tin Cơ Bản Cần Biết
Mèo nhà là một loài động vật vô cùng đáng yêu, được thuần chủng và nuôi bên cạnh con người, chúng được nuôi để làm bạn, thú nuôi, tiêu diệt động vật gây hại. Tuy có rất nhiều loài khác nhau trên thế giới nhưng chúng đều có chung tổ tiên là loài Mèo rừng châu Phi ( xuất hiện khoảng 130 nghìn năm TCN)
Mối quan hệ với con người
Mèo nhà – Felis catus có mối quan hệ rất lâu với con người. Bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại, con mèo đầu tiên được nuôi dưỡng cách đây 8,000 năm. Khi ấy, chuột hay các loài gặm nhấm thường xuyên xuất hiện phá hoại mùa màng trong cuộc sống xã hội loài người thời bấy giờ. Thời điểm đó, các loài mèo hoang đã di chuyển tới đây, kỹ năng bắt loài động vật gây hại của mèo hoang đã thu hút sự chú ý của con người. Để ghi nhớ công lao này, người Ai Cập cổ đại đã thờ cúng một nữ thần Mèo, thậm chí còn ướp xác chúng theo nghi lễ cao nhất. Tiếp nối nền văn minh Ai Cập, những thế hệ tiếp nối đã quý trọng và yêu thương loài mèo như những thành viên trong gia đình.
Khám phá thêm: Loài Chó Nhà và 10+ thông tin cơ bản cần biết
Khả năng săn bắt
Giống như những tổ tiên xa xưa, mèo nhà cũng là những tay thợ săn cừ khôi, khi săn mồi, mèo thường chọn những vị trí thích hợp ( thường là trên cao), quan sát con mồi ở vị thế kẻ đi săn đầy quyền uy và dễ dàng quan sát chuyển động. Nhanh như chớp.chúng sẽ bắt con mồi, sau đó ăn thịt với móng vuốt và hàm răng sắc nhọn. Kỹ năng săn mồi này đặc biệt hiệu quả vào ban đêm, khi mèo phát huy được khả năng nhìn rõ trong bóng tối.
Giao tiếp
Mèo nhà giao tiếp bằng cách đánh dấu lên cây, hàng rào, đồ đạc bằng móng hoặc chất thải của chúng. Những dấu hiệu này nhằm thông báo cho những cá thể mèo khác về sự xuất hiện của chúng. Ngoài ra, khi cảm thấy bị đe dọa, muốn tấn công, mèo thu người lại, xù lông, cong đuôi và phát ra âm thanh báo hiệu cho kẻ đối diện.
Tìm hiểu về: 100 Sự thật dễ thương về loài Mèo
Chế độ ăn
Mèo nhà chủ yếu là các động vật ăn thịt, cấu trúc ruột khiến chúng thích hợp với các loại thịt sống. Mặc dù được thuần hóa và có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng mèo nhà vẫn giữ được sở thích ăn cá. Ngoài ra, để bổ sung khẩu phần ăn hàng ngày, mèo có thể đi săn một số loài động vật ưa thích khác như chuột, cóc nhái, rắn…
Một số thông tin thú vị về Mèo nhà có thể bạn chưa biết:
– Mèo được coi là loài động vật giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt thông qua thói quen làm sạch cơ thể bằng cách tiết nước bọt sau đó dùng chân cọ sạch vùng mặt và bộ phận khác. – Tuổi thọ trung bình của mèo là 14-20 năm, cá biệt có một số cá thể có thể sống tới trên 30 năm, các nhà khoa học khẳng định nếu hạn chế việc chúng ra khỏi nhà và triệt sản sẽ giúp tăng tuổi thọ của mèo. – Mèo có thể chạy với vận tốc gần 50 km/h trong quãng đường ngắn và khả năng nhảy qua bức tường cao hơn 2 mét
Album ảnh
Sói Đồng Cỏ Và 10+ Thông Tin Cơ Bản Bạn Cần Biết
Trong những câu truyện và trong truyền thống của người bản địa Mỹ, sói đồng cỏ thường được miêu tả là một con dã thú rất ranh mãnh. Tuy nhiên thời đại ngày nay, chúng cho ta thấy sự khôn ngoan mình bằng cách thích ứng tốt với những sự thay đổi môi trường sống. Loài này từng sống chủ yếu trên các đồng cỏ xanh và sa mạc, nhưng giờ đây, chúng đi lang thang cả trong những cánh rừng và trên núi. Chúng còn sống cả ở những thành phố như Los Angeles và được tìm thấy ở hầu hết các địa điểm trong Bắc Mỹ.
Thức ăn của Sói đồng cỏ
Sói đồng cỏ ăn hầu hết mọi thứ. Thức ăn của chúng có thể là thỏ, cá, ếch, những loài gặm nhấm và thậm chí cả hươu nữa. Ngoài ra, chúng còn ăn được côn trùng, rắn, hoa quả, cỏ và cả xác chết. Vì sói đồng cỏ còn giết cừu, bò con và những loài động vật sống khác như vật nuôi nên chủ trang trại và những người nông dân coi chúng giống như những loài động vật có hại. Họ thường tìm cách xua đuổi hoặc ” xử lý ” ngay lập tức nếu cảm thấy chúng sẽ gây hại tới đàn gia súc.
Hành vi của Sói đồng cỏ
Sở trường của sói đồng cỏ là chúng có tầm nhìn và khả năng đánh hơi cực tốt. Loài này có thể đạt tốc độc 64km/h. Vào mùa thu và mùa đông, sói đồng cỏ đi săn theo đàn để có thể săn mồi hiệu quả hơn. Bầy đàn của sói đồng cỏ phát triển rất mạnh mẽ. Vào xuân, sói cái đẻ những lứa con từ 3 tới 12 sói con. Cả sói đực và sói cái đều có thể cho sói con ăn. Đồng thời, cặp đôi này cũng bảo vệ con non và lãnh thổ của riêng chúng. Sói con lớn dần sẽ tách khỏi bố mà và sẽ tự đi săn một mình vào mùa thu sau đó. Sói đồng cỏ còn được gọi là sói đồng hoang hoặc sói đuôi chồn. Cách giao tiếp của chúng là những tiếng kêu rất đặc biệt (được quy định riêng với thành viên trong bầy). Vào ban đêm, tiếng kêu của chúng có thể chuyển thành giọng khàn.
Tiếng tru/hú của Sói đồng cỏ
Do có họ hàng cùng với các loài thuộc Họ Chó như chó nhà và chó sói vì vậy chúng sở hữu tiếng tru đặc trưng. Âm thanh này được các nhà khoa học ghi lại và phân tích như những tiến ăng ẳng, hú… đầy ghê sợ. Tại khu vực sinh sống, tiếng tru của Sói đồng cỏ vang rất xa nhằm mục đích đánh dấu vị trí lãnh thổ cho các cá thể Sói khác, thu hút bạn tình vào mùa sinh sản và đánh tiếng tới thành viên trong đàn về các mối hiểm nguy đang rình rập.
Đừng bỏ qua thông tin: 10 khám phá thú vị về Chó Sói mà không phải ai cũng biết
Một số thông tin thú vị về Sói đồng cỏ có thể bạn chưa biết:
– Sói đồng cỏ là “siêu kình ngư” trong Họ Chó (khả năng di chuyển trong nước được trong khoảng cách 800m). – Hóa thạch của loài Sói đồng cỏ đã xuất hiện ở Thế Miocen (thế Trung Tân) cách đây khoảng 6 triệu năm. – Ngoài thức ăn kể trên, Sói đồng cỏ cũng rất thích ăn mâm xôi, quả việt quất ,đào ,lê ,táo, lê gai ,chapotes, hồng, đậu phộng, dưa hấu, dưa đỏ và cà rốt.
Album ảnh
Video
Giống Chó Yorkshire Terrier Và Các Thông Tin Cơ Bản Cần Biết
Yorkshire Terrier, hay còn được gọi là Yorkie là một giống chó Sục, tên gọi của giống chó này đã miêu tả khá đầy đủ về thân hình của chúng. Yorkie mang trong mình bộ lông dày và mượt, chính điều đó đã khiến cho Yorkie trở thành một trong những giống chó đẹp nhất trong thế giới và chúng luôn thu hút mọi ánh nhìn của mọi người khi chúng xuất hiện.
Điều cần biết về loài chó Yorkshire Terrier
Có thể coi chú chó này là 1 trong những thú cưng giá trị nhất mà chủ nhân từng có. Mang cho mình bô lông có màu xanh da trời và nâu đỏ có thể là được coi là điểm nổi bật nhất của Yorkie nhưng chính điều đó đã thể hiện được tính cách của chú chó này và chính điều đó đã khiến chú ta này luôn được yêu thương. Yorkshire Terrier được coi là một “chú chó to lớn” trong một cơ thể bé nhỏ, chú luôn là tâm điểm của những buổi đi dã ngoại.
Giống chó Yorkshire Terrier luôn trung thành tuyệt đối với chủ nhân của chúng cũng giống như chúng ta đang luôn mong đợi có một người bạn đồng hành bé nhỏ, nhưng đúng với những gì được kể, những chú chó này rất ít gần với người lạ và sẽ sủa khi nhìn thấy những kẻ lạ mặt.
Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Anh, các công nhân Scotland đã đến Yorkshire để làm việc trong các mỏ than, các nhà máy dệt và các nhà máy, họ đã mang theo một chú chó được gọi là Clydesdale Terrier hoặc Paisley Terrier.
Năm 1861, một chú Yorkshire Terrier được xuất hiện trong một chương trình bị như chúng được coi nhưu là một “Scotch Terrier tóc đen”. Một con chó tên là Huddersfield Ben, sinh năm 1865, trở thành một con chó trình diễn và được coi là cha của Yorkshire Terrier hiện đại. Kể từ đó giống chó này có tên Yorkshire Terrier, bởi đó là giai đoạn hoàng kim của dòng chó này . Câu lạc bộ chó Yorkshire Terrier đầu tiên ở Anh được thành lập vào năm 1898.
Ghi chép sớm nhất về Yorkshire Terrier thì chúng được sinh ra ở Mỹ vào năm 1872. Yorkshire Terrier có thể thi đấu trong các chương trình cho chó vào khoảng năm 1878. Trong những buổi trình diễn đầu tiên, các dòng chó Yorkshire Terriers được chia cho cân nặng dưới 5 pound và nặng hơn 5 pound. Mặc dù triển lãm này quy định Yorkshire Terrier trung bình từ 3 đến 7 pounds.
Mặc dù kích thước của chúng nhỏ, Yorkshire Terrier còn có thể làm tốt hơn với so những chú chó lớn hơn mình dù và chúng dễ dàng dạy bảo khi thân thiện với những chú chó nhỏ và những vật nuôi sống cùng. Miễn là những chú Yorkshire Terrier được tập thể dục đều đặn mỗi ngày – có thể đơn giản là một buổi chơi đùa trong phòng khách hoặc đi dạo quanh khu phố với chủ của mình – Yorkies sinh ra giống như những chú chó trông nhà.
Bất kể chúng sống ở nhà, chúng sống chung được với những chú chó khác và thậm chí là mèo nếu chúng được nuôi cùng nhau. Yorkies có thể tự cho mình là chủ nhà nếu bạn nuôi thêm một thú cưng khác. Bởi Yorkshire Terrier có thể coi vật nuôi đó như một kẻ xâm nhập và chú ta sẽ có xu hướng chiến đấu lại. Hãy chăm sóc thật nhiều khi bạn giới thiệu một Yorkie cho một vật nuôi mới.
Một bộ lông quyến rũ với kích thước nhỏ nhắn cùng với tính cách hiếu chiến và lòng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Thật không có gì ngạc nhiên khi Yorkshire Terrier là giống chó phổ biến thứ hai ở Mỹ đúng không nào !
Điểm nổi bật chung của Yorkshire Terrier (Chó sục)
Yorkshire Terrier được biết đến là loài chó khó huấn luyện tại nhà. Những cách huấn huyện sáng tạo được khuyến khích cho dòng chó này.
Do kích thước nhỏ bé của mình và tính cách terrier, Yorkshire Terrier nói chung không được khuyến khích nuôi trong các hộ gia đình có trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ.
Để có được một chú chó khỏe mạnh, đừng bao giờ mua một con chó con từ một nhà lai tạo vô không uy tín, hoặc cửa hàng vật nuôi. Hãy tìm một nhà lai tạo có uy tín kiểm tra chó giống của mình để đảm bảo chúng không có các bệnh di truyền.
Kích thước loài Yorkshire Terrier
Yorkshire Terrier cao từ 8 đến 9 inch tính đến vai và cân nặng không quá 7 pound, với 4-6 pounds được ưa thích. Yorkie không có kích cỡ như nhau. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một chó mẹ Yorkie sinh ra chú chó Yorkshire Terrier có trọng lượng dưới 4 pound, hoặc khoảng 5 đến 6 pounds, và chú Yorkshire Terrier trưởng thành 12 đến 15 pounds.
Hãy coi chừng các nhà lai tạo cung cấp Yorkshire Terriers “tí hon”. Những con chó nhỏ hơn chuẩn có khuynh hướng rối loạn di truyền và có nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe hơn.
Thức ăn tốt nhất cho Yorkshire Terrier
Đối với Yorkies, thực phẩm khô là tốt nhất. Không có gì bí mật vì rất nhiều giống chó nhỏ có xu hướng hay mắc những bệnh về răng miệng, và Yorkies cũng không phải là ngoại lệ.
Đối với trường hợp này, thực phẩm khô là sự lựa chọn tốt nhất cho chúng. Thức ăn khô giòn giúp làm sạch tự nhiên răng nanh của chúng. Bạn luôn có thể bổ sung thức ăn khô cho những chú chó Yorkies sơ sinh bằng thức ăn ướt, nhưng bạn có thể không cần.
Tính cách loài chó Yorkshire Terrier
Thông minh và tự tin, Yorkshire Terrier là một chú có nhỏ bé nhưng lại ưu mạo hiểm, đó chính là điểm đáng yêu của chúng. Chúng thể hiện ra hàng loạt các tính cách nổi bật. Một số thì vui tươi, hay vẫn “hoang dã”, và thích theo chân của chủ nhân cả ngày. Nhưng một số khác lại rất tinh nghịch.
Trong một giới hạn nào đó, Yorkie của bạn sẽ là một người bạn tuyệt vời, nhưng nếu bạn không muốn làm hư chúng, hãy bắt đầu huấn luyện, dạy dỗ khi chúng là chú chó con, và sẽ tốt hơn nên bạn để cho chúng được là chính và sau đó bạn hãy sửa những thói quen xấu cho chúng.
Giống như tất cả các con chó, Yorkies cần xã hội hóa sớm – tiếp xúc với nhiều người, nhiều âm thanh và trải nghiệm khác nhau – khi chúng còn nhỏ. Xã hội hóa giúp đảm bảo rằng Yorkie của bạn sẽ là một con chó thân thiện.
Thông Tin Về Chó Poodle Và Cách Nuôi, Huấn Luyện Cơ Bản
Thông tin về chó Poodle
Nguồn gốc xuất xứ
Chó Poodle đã tồn tại từ khoảng thế kỉ 18 tại các nước Tây Âu như Đan Mạch, Pháp, Đức. Sau những năm 1920 thì Poodle mới được đưa đến các nước khác và bắt đầu được biết đến trên phạm vi thế giới. Đến giờ vẫn chưa ai biết rõ nguồn gốc chính xác của Poodle đến từ đâu, nhưng Poodle được biết đến nhiều nhất và phổ biến nhất tại Đức và Pháp.
Poodle trong tiếng Đức nghĩa là “thợ lặn”, còn ở Pháp thì người bản xứ gọi em ấy là Caniche, nghĩa là “chó vịt”. Người dân ở các nước Tây Âu thường huấn luyện Poodle để săn vịt và chim nên em ấy còn được gọi là chó săn vịt.
Đặc điểm về ngoại hình của chó Poodle
Poodle nhìn chung đều có đặc điểm lông xoăn với rất nhiều màu sắc như nâu, xám, bạc, vàng nhạt, v.v…Đuôi của Poodle luôn hướng lên cao, mông tròn và bàn chân có hình oval nhỏ.
Chó Poodle có 4 kích cỡ khác nhau, từ kích cỡ tiêu chuẩn, trung bình, nhỏ đến siêu nhỏ.
Poodle tiêu chuẩn: Poodle tiêu chuẩn khi trưởng cao khoảng 38 cm trở lên, nặng khoảng 20 kg đến 32 kg. Loại này không phổ biến tại Việt Nam do kích cỡ hơi to, chủ nhân của Poodle sẽ khó mà đưa bé đi chơi hàng ngày hoặc thiết kế nơi ở cho bé tại nhà.
Poodle trung bình: Poodle trung bình có chiều cao dưới 35 cm và nặng từ 20 kg đến 30 kg. Cũng như Poodle tiêu chuẩn thì Poodle cỡ trung bình cũng không được ưa chuộng tại Việt Nam so với các bé Poodle cỡ nhỏ.
Poodle nhỏ: Chó Poodle kích cỡ nhỏ cao khoảng 25 cm đến 30 cm nhưng chỉ nặng 4 kg đến 7 kg mà thôi. Với kích cỡ nhỏ như vậy, chủ nhân của bé Poodle có thể dễ dàng ôm bé, đưa bé đi chơi hàng ngày hoặc chở bé trên xe đạp, xe máy của mình mà không gặp trở ngại gì.
Poodle siêu nhỏ: các bé Poodle kích cỡ siêu nhỏ chỉ nặng từ 1 kg đến 3 kg, cao từ 20 cm trở xuống, bạn có thể cho bé nằm gọn trong ba lô, túi xách hoặc chở bé đi khắp mọi nơi một cách dễ dàng. Dù giá của Poodle siêu nhỏ khá cao nhưng vẫn nhiều người yêu thú cưng tại Việt Nam và trên thế giới tìm mua vì kích cỡ nhỏ nhắn, đáng yêu của em ấy.
Giá chó Poodle
Giá của các em Poodle được quyết định bởi kích cỡ và xuất xứ của em ấy. Kích thước càng nhỏ thì giá sẽ càng cao, giá của Poodle siêu nhỏ có thể lên đến trăm triệu, trong khi Poodle tiêu chuẩn và trung bình thì chỉ vài triệu.
Xét về nguồn gốc, xuất xứ thì Poodle thường được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Châu Âu.
Chó Poodle nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rẻ nhất, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 4 triệu đến 8 triệu để sở hữu 1 bé Poodle kích cỡ nhỏ. Nếu bạn thích Poodle kích cỡ siêu nhỏ thì cũng chỉ mất khoảng 11 đến 20 triệu.
Poodle nhập khẩu từ Thái Lan có đủ giấy tờ xác nhận nguồn gốc rõ ràng có giá trung bình từ 8 triệu đến 15 triệu.
Poodle nhập khẩu hoặc nhân giống tại châu Âu thường là kích cỡ siêu nhỏ nên giá khá cao, thấp nhất là 80 triệu, đôi khi lên đến trăm triệu.
Cách nuôi chó Poodle
Nên cho chó Poodle ăn gì?
Poodle nằm trong nhóm những loài chó cảnh có hệ thống đường ruột yếu nên em ấy khá kén ăn. Các bé Poodle không thể ăn đồ quá cứng, quá cay, quá nóng hoặc quá khô đâu.
Trong 1 đến 6 tháng đầu mới sinh, các bé Poodle chủ yếu chỉ bú mẹ, nhưng bạn vẫn cần làm cháo nhuyễn và các loại hạt mềm nghiền nhỏ, chia làm 4 đến 5 bữa cho bé ăn mỗi ngày.
Về đồ uống, bạn chú ý không để chó Poodle uống nhiều sữa mà chỉ nên cho em ấy uống nước sạch, mỗi ngày thay 3 lần nước cho em ấy chứ không để một bát nước cả ngày.
Vệ sinh lông cho chó Poodle
Để lông bé Poodle luôn sạch sẽ, bóng mượt, bạn cần chú ý những điều sau:
Tắm cho bé mỗi tuần từ 1 đến 2 lần
Khi tắm, bạn chỉ dùng nước ấm để rửa lớp bụi bẩn trên lông của bé, sau đó mát xa cho lông của bé bằng các loại dầu tắm. Cuối cùng, bạn rửa lại 1 lần nước ấm nữa rồi sấy khô.
Lông của Poodle mọc khó nhanh nên bạn cần tỉa lông cho em ấy 2 tháng 1 lần. Bạn chỉ cần dùng loại lược mềm chải nhẹ các lớp lông dư thừa đi, sau đó dùng kéo cắt cẩn thận những lớp lông bị dài và rối đi.
Huấn luyện chó Poodle như thế nào?
Đừng nghĩ chỉ có những chuyên gia mới huấn luyện được các bé Poodle. Chính bạn cũng có thể giúp Poodle rèn luyện thói quen hàng ngày và dễ dàng nghe lời bạn hơn.
Đầu tiên, bạn cần xây dựng sự liên kết giữa bạn và bé Poodle. Hãy dành nhiều thời gian chơi với Poodle, cho bé ăn và vuốt ve để Poodle biết bạn là người gần gũi với bé. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu rèn luyện cho Poodle những bài tập hoặc thói quen hàng ngày.
Tập chạy: hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ nhanh hoặc chạy với chó Poodle để em ấy quen với cảm giác rèn luyện cùng bạn.
Tập nhặt đồ về cho chủ: Poodle thường có một món đồ chơi mà em ấy rất thích. Bạn hãy thử lấy món đồ chơi đó, đưa ra trước mặt em ấy, rồi ném ra xa khoảng 2m, sau đó đợi em ấy chạy theo tha món đồ đó về. Nếu em ấy chưa tha món đồ về ngay, bạn hãy kiên nhẫn và ra hiệu gọi bé chạy về với bạn.
Tập ngồi: bạn cần một sợi dây dắt buộc nhẹ vào cổ bé, nhớ là không được buộc chặt quá. Bạn ra lệnh “Ngồi” một cách dứt khoát, ngay sau đó giật nhẹ sợi dây và đè nhẹ mông Poodle xuống dưới để bé ngồi xuống. Tập 15 đến 20 phút mỗi ngày như vậy, bé sẽ quen với hiệu lệnh ngồi từ bạn.
Tập nằm: tương tự với việc tập ngồi, bạn sẽ ra lệnh “Nằm” và đè nhẹ phần mông, đầu và duỗi 2 chân của Poodle ra để bé nằm xuống. Làm 1 đến 2 phút một lần như vậy để bé tự hình thành phản xạ và làm theo hiệu lệnh nằm từ bạn.
Tập bò: sau khi bé Poodle quen với hiệu lệnh nằm, bạn dùng đồ ăn hoặc đồ chơi yêu thích của bé, để dụ bé tiến về phía trước. Khi bé muốn đứng dậy, bạn đè nhẹ mông và đầu của bé xuống, giữ như vậy để bé quen với động tác bò.
Chỉ cần làm theo những hướng dẫn về cách chăm sóc và huấn luyện chó Poodle trong bài viết này, bạn sẽ thấy việc nuôi em ấy không hề khó, quan trọng là bạn phải kiên nhẫn và thật sự muốn xây dựng sự liên kết với Poodle. Hi vọng bạn sẽ chăm sóc Poodle tốt để em ấy lớn nhanh, phát triển tốt và luôn nghe lời bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Loài Chó Nhà Và 10+ Cơ Bản Cần Biết trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!