Xu Hướng 5/2023 # Lịch Tiêm Chủng, Tiêm Phòng Cho Trẻ Sơ Sinh Trẻ Nhỏ 2022 # Top 10 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Lịch Tiêm Chủng, Tiêm Phòng Cho Trẻ Sơ Sinh Trẻ Nhỏ 2022 # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Lịch Tiêm Chủng, Tiêm Phòng Cho Trẻ Sơ Sinh Trẻ Nhỏ 2022 được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Vì sao bố mẹ cần tiêm chủng cho trẻ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó rất dễ bị nhiễm bệnh. Nền Y học khuyến cáo tiêm chủng là cách tốt nhất để cơ thể trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả.

Tiêm chủng là đưa một lượng vacxin vừa đủ, tức đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh, để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể. Lúc này, kháng thể có 2 nhiệm vụ: tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn đó và tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.

Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ để không bỏ sót bất kỳ mũi nào

Tiêm phòng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hoặc một số bệnh nguy hiểm. Chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy để đảm bảo con cái khỏe mạnh, các phụ huynh cần đưa con nhỏ đi tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch.

2. Cập nhật lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới nhất 2020 – 2021

Tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi (sau sinh)

Vaccine BCG

Vaccine viêm gan siêu vi B

Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

Vaccine 6 trong 1: Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Viêm gan B – Viêm màng não do vi khuẩn Hib) – Lần 1

Vaccine Rota virus – Lần 1

Vaccine Phế cầu – Lần 1 (PCV1)

Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi

Vaccine 6 trong 1 (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Viêm gan B – Viêm màng não do vi khuẩn Hib) – Lần 2

Vaccine Rota virus – Lần 2

Vaacine Phế cầu -Lần 2 (PCV2)

Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

Vaccine 6 trong 1 (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Viêm gan B – Viêm màng não do vi khuẩn Hib 3) – Lần 3

Vaccine Rota virus – Lần 3

Vaccine Phế cầu – Lần 3 (PCV 3)

Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi

Sởi đơn

Viêm não Nhật Bản – Lần 1 (Imojev 1)

Tiêm chủng cho trẻ 1 tuổi (12 tháng tuổi)

Vaccine 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella) – Lần 1

Thủy đậu – Lần 1

Viêm gan siêu vi A – Lần 1

Viêm não Nhật Bản – Lần 2 (Imojev 2) sau Imojev 1 tối thiểu 1 năm

Vaccine Phế cầu – Lần 4 (PCV 4) sau PCV 3 tối thiểu 6 tháng

Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Lần 4

Tiêm phòng cho trẻ 2 tuổi (24 tháng tuổi)

Thương hàn (Typhim) Sau đó chích nhắc mỗi 3 năm

Tiêm phòng cho trẻ 4-5-6 tuổi

Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Lần 5

Vaccine 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella) – Lần 2

Thủy đậu – Lần 2

Tiêm phòng cho trẻ 11-12 tuổi

Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Lần 6

Đối với bé gái 9 – 26 tuổi

3. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2020 có gì mới?

Từ năm 2019, lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế có một số thay đổi so với trước đây:

– Thay thế vacxin Quinvaxem (Hàn Quốc) bằng vacxin ComBe Five (Ấn Độ) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là loại vacxin phối hợp 5 trong 1 bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virus viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Hib.

– Triển khai vacxin bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay cho đường uống (OPV). Vacxin bại liệt tiêm IPV được hỗ trợ bởi Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) do hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Loại vacxin này đã đạt chứng nhận tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

– Vắc xin phối hợp Sởi – Rubella do Việt Nam tự sản xuất được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi.

Tiêm vaccine đúng và đủ theo lịch giúp bảo vệ bé trước nhiều bệnh nguy hiểm

4. Tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào là bắt buộc?

Bộ Y tế đã ra thông tư về 10 loại vacxin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh đến 5 tuổi bao gồm:

Viêm gan B

Vaccine viêm gan B nằm trong các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh bắt buộc trong 24 giờ. Theo các chuyên gia y tế, đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Nếu tiêm mũi 1 đúng thời gian quy định (tức trong 24 giờ), vaccin sẽ phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Nếu không tiêm trong 24 giờ, hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần và không còn hiệu quả nếu tiêm sau 7 ngày.

Bệnh lao

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng vacxin bệnh lao BCG để tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu trẻ sinh ra bình thường, sức khỏe ổn định thì nên tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Để phòng bệnh hiệu quả cho bé, bố mẹ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT – VGB – Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.

Bệnh ho gà

Để phòng bệnh ho gà, bố mẹ nên tiêm phòng cho trẻ vaccine 5 trong 1 (bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) cho trẻ 2-3-4 tháng tuổi. Tiêm nhắc vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Bệnh uốn ván

Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib. Việc này không chỉ giúp phòng uốn ván ở trẻ mà còn tạo nên miễn dịch rộng rãi cho mọi người.

Bệnh bại liệt

Vaccine phòng bệnh bại liệt bao gồm 2 loại: giảm động lực đường uống (OPV) và bát hoạt đường tiêm (IPV). Cả 2 loại vacxin này đều đang được triển khai cho trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên vacxin đường tiêm đang thay dần cho đường uống.

Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B (Hib)

Viêm phổi và viêm màng não là 2 bệnh phổ biến nhất do vi khuẩn Hib gây ra. Những bệnh này có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin Hib. Theo đó, tiêm chủng đầy đủ 3 liều vắc xin Hib theo đúng lịch sẽ giảm được nguy cơ bệnh Hib lên đến hơn 90%.

Bệnh sởi

Sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch và trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Vì thế, bố mẹ nên tiêm phòng vaccxin cho trẻ.

Viêm não Nhật bản B

Vaccine viêm não Nhật bản B được tiêm phòng cho trẻ 1 tuổi. Ngoài ra, để phòng viêm não Nhật Bản cũng như phòng tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè, bố mẹ cần chú ý ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt…

Rubella

Vaccine Rubella cũng nằm trong lịch tiêm chủng thường xuyên dành cho trẻ nhỏ. Theo đó, bé sẽ được tiêm vắc xin sởi – rubella lúc đủ 18 tháng.

Để biết được thứ tự các mũi tiêm, thời gian tiêm lần đầu và nhắc lại, bố mẹ vui lòng xem lịch tiêm phòng cho trẻ đã đề cập tại mục 2.

Bố mẹ cần chú ý các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bắt buộc để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho bé

5. Trước khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì?

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

– Trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng (nếu có) để xem xét và quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.

– Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho trẻ.

– Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vacxin hoặc thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó.

6. Một số trường hợp chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ

– Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…

– Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.

– Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vacxin sống.

– Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.

Tạm hoãn trong tiêm chủng

– Đo nhiệt độ tại nách, thân nhiệt trên 37.5 độ C hoặc dưới 35.5 độ C.

– Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp.

– Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid liều cao trong vòng 14 ngày.

– Trẻ mới dùng các sản phẩm Globulin miễn dịch.

– Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2kg.

– Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.

7. Cách chăm sóc và theo dõi trẻ nhỏ sau tiêm chủng

Tại phòng khám

– Sau tiêm chủng, cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại khu vực chờ để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.

Sau khi tiêm chủng cho trẻ cần theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng

– Thông báo ngay với bác sĩ/điều dưỡng khi thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau:

Tại nhà

– Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải tiếp tục quan sát trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:

Tình trạng chung, tinh thần, tình trạng ăn ngủ

Nhiệt độ, phát ban, khó thở

Các biểu hiện tại chỗ tiêm: sưng, đỏ

– Cách chăm sóc trẻ và xử trí các phản ứng phụ thường gặp tại nhà:

Bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, uống nhiều nước.

Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.

Sưng đỏ, đau chỗ tiêm: có thể chườm mát tại chổ, dùng hạ sốt giảm đau nếu cần.

Ngoài ra có thể có biểu hiện sưng khớp, sưng hạch… nhưng đa phần là tự khỏi sau vài ngày.

– Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau:

Khó thở kèm với phát ban hoặc sưng

Kiệt sức, nhợt nhạt, xanh xao, buồn ngủ hoặc bất tỉnh

Khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ

Sốt, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau khi tiêm

Sưng đỏ và đau lan rộng tại chỗ tiêm hơn 3 ngày

Bầm tím hoặc chảy máu nhiều tại chỗ tiêm

8. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu tốt?

Đưa trẻ đi tiêm đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng là việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh nào cũng cảm thấy ám ảnh trước cảnh chen nhau, chờ đợi quá lâu tại các cơ sở y tế địa phương hoặc bệnh viện. Tình trạng quá tải tại các Trung tâm tiêm phòng khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại, không đưa con em đi tiêm trở lại theo đúng lịch, khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao, nhất là vào các mùa cao điểm của dịch bệnh.

Tại TPHCM, nhiều cha mẹ có con nhỏ đã chọn Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus để tiêm phòng cho trẻ. Bởi dịch vụ tiêm ngừa ở CarePlus có nhiều ưu điểm nổi bật:

– Khám tư vấn trước khi tiêm: Trước khi tiếp nhận phiếu đăng ký tiêm phòng, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng để đảm bảo điều kiện sức khỏe bình thường. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích rõ ràng, như bé cần tiêm mũi gì, công dụng của vacxin, bao giờ tiêm nhắc lại… Qua đó, cha mẹ cập nhật thêm thông tin và kiến thức tiêm ngừa cho trẻ.

– Tiêm ngừa: CarePlus Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và thiếu niên, thuốc tiêm ngừa được bảo quản nghiêm ngặt, các mũi tiêm cho trẻ được thực hiện theo đúng quy trình của Bộ Y Tế.

– Theo dõi sau tiêm ngừa: Tại CarePlus có trang bị sân chơi an toàn để trẻ vui chơi trong thời gian 30 phút sau tiêm. Khu theo dõi sau tiêm sạch sẽ, vô trùng.

Cha mẹ hoàn toàn an tâm khi tiêm phòng cho trẻ tại CarePlus

Với mục đích mong muốn tất cả gia đình đều có thể an tâm đưa trẻ đi tiêm vacxin, CarePlus luôn nỗ lực hết mình xây dựng dịch vụ Tiêm chủng cho trẻ an toàn, thoải mái và nhanh chóng. Ngoài ra, CarePlus Việt Nam cũng đang cung cấp dịch vụ tiêm ngừa cho người lớn.

9. Những thắc mắc thường gặp về lịch tiêm chủng 2020 – 2021

Nên tiêm phòng cho trẻ nên tiêm sáng hay chiều?

Nhiều người cho rằng nên tiêm vacxin buổi sáng thì sẽ tốt hơn buổi chiều. Thế nhưng tiêm vacxin buổi sáng chỉ xuất hiện tác dụng phụ (nếu có) sớm hơn. Tuy nhiên thực tế, phản ứng sau tiêm vắc xin thường xuất hiện trong vòng 24h đầu đến trong vòng 07 ngày đầu sau tiêm hoặc muộn hơn. Vì thế theo các chuyên gia, bố mẹ có thể tiêm ngừa cho bé sáng hay chiều đều được.

Các vacxin khi tiêm phòng cho trẻ 5 tuổi, nếu không đúng lịch hẹn có làm mất tác dụng không?

Khi đến 5 tuổi, trẻ có rất nhiều mũi tiêm cần nhắc lại. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân mà bố mẹ có thể không đưa trẻ đến tiêm đúng hẹn được. Vậy điều này có gây ảnh hưởng gì không?

Thông thường khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vắc xin cùng loại là 4 tuần và không có khoảng cách tối đa. Vì thế nếu không tiêm đúng lịch, bố mẹ không nên quá lo lắng mà nên tiếp tục tiêm càng sớm càng tốt.

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm?

Câu trả lời là “không nên”. Để tránh nhiễm trùng vết tiêm, bố mẹ không nên xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì.

Ngay hôm nay, để đặt hẹn tiêm phòng hoặc cập nhật lịch tiêm chủng 2020 mới nhất, bố mẹ vui lòng liên hệ với CarePlus thông qua:

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Tiêm Phòng Tốt Nhất Cho Con

Sưng, đỏ, nổi nốt dưới da: Sau khi tiêm trẻ thường bị sưng, đỏ hay có cục u nhỏ chỗ tiêm. Đây là một dấu hiệu bình thường, mẹ không cần quá lo lắng vì nó sẽ biến mất sau một vài ngày.

Sau khi tiêm phòng trẻ sơ sinh thường bị sốt: Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh khi tiêm phòng còn có thể bị sốt. Nếu như sốt nhẹ sau khi tiêm trong vòng 24 giờ và sưng đau ở vết tiêm thì cũng cần quá lo lắng. Thế nhưng nếu bé sốt cao trên 39 độ, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở thì mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp chữa trị.

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn: Một tác dụng phụ nữa mẹ cần lưu ý để chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng đó là việc bé bị chán ăn do rối loạn hệ tiêu hóa. Hãy chú ý đến bé sau khi tiêm trong vòng 48 giờ về việc ăn của bé, nếu bé quấy khóc, không chịu ăn, mất ngủ, quấy khóc, bứt rứt khó chịu thì cũng nên tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Những vấn đề trẻ sơ sinh gặp phải sau khi tiêm phòng

Vacxin được sử dụng để giúp trẻ phòng tránh một số bệnh nguy hiểm khi sức đề kháng còn non nớt. Thế nhưng sau khi tiêm phòng trẻ thường gặp phải một số tác dụng phụ của vacxin. Là cha mẹ, chúng ta cần nắm được các triệu chứng đó là gì để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng tốt nhất.

Đó là những vấn đề trẻ sơ sinh thường gặp phải sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên không phải triệu chứng nào cũng do tác dụng phụ của việc tiêm chủng. Tất cả đều có thể cải thiện nếu như mẹ biết chăm sóc sau tiêm phòng cẩn thận. Cùng Mabio tìm hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng ở phần tiếp theo!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng tốt nhất

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của con.

Dán miếng dán hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh (có bán tại các hiệu thuốc).

Lau người bằng khăn ấm, đặc biệt nách, bàn tay, bàn chân, bẹn hoặc cũng có thể tắm nhanh cho bé bằng nước ấm.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thực hiện một số mẹo đó là: sử dụng lát chanh cắt mỏng chà nhẹ lên dọc sống lưng của con hoặc mẹ có thể ăn sống 1 nắm lá tía tô rồi cho con bú sẽ giúp giải nhiệt, giảm sốt.

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng bị sốt

Đối với một trẻ bị sốt nhẹ mẹ có thể chăm sóc con ngay tại nhà sau khi tiêm bằng cách:

Cho con bú mẹ luôn vừa để dỗ dành con, vừa đánh lạc hướng vết tiêm bị đau, tuy nhiên cách này chỉ được lúc đầu.

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng để giảm sưng đau

Sau khi tiêm xong, bất cứ trẻ nào cũng đều cảm thấy đau buốt tại vết tiêm, không những thế nó còn bị sưng đỏ, nổi cục. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng để giảm sưng đau cũng khá đơn giản, mẹ có thực hiện cách sau:

Sau khi tiêm nên cho trẻ sơ sinh ăn thức ăn dạng lỏng, bú nhiều sữa mẹ

Nếu như sau khi tiêm mẹ thấy con có vấn đề chán ăn, bỏ bú, quấy khóc thì có thể con đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa. Mẹ cần điều chỉnh nó bằng cách cho con ăn thức ăn dạng lỏng, đặc biệt là bú sữa mẹ. Sữa mẹ rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như tăng cường sức đề kháng đáng kể. Mẹ nên cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời để con có thể phát triển một cách toàn diện. Vì thế, cần đảm bảo lượng sữa cho con dồi dào, sánh, đặc.

Mẹ có thể bổ sung sản phẩm lợi sữa phù hợp để tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ lên. Mabio là sản phẩm viên uống lợi sữa số 1 hiện nay được hàng chục nghìn bà mẹ Việt tin dùng. Với các thành phần tự nhiên như cao chè vằng, cao ích mẫu, cao tàu bay,… giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa mẹ để tăng chất lượng và số lượng sữa lên đáng kể. Bên cạnh đó còn giúp mẹ hồi phục sau sinh và lấy lại vóc dáng nhanh chóng.

Chú ý theo dõi con 30 phút sau khi tiêm tại cơ sở y tế và ít nhất sau 24 đến 48 giờ tại nhà.

Nếu trẻ có các dấu hiệu sốt cao, co giật, quấy khóc, tím tái, khó thở,.. mẹ cần đưa ngay con tới cơ sở y tế gần nhất. Những phản ứng nặng sau khi tiêm phòng thường hiếm gặp nhưng nếu phát hiện và xử lý kịp thời sẽ không sao.

Không nên tự ý cho con uống thuốc hạ sốt mà phải được sự đồng ý và chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng mẹ không nên để vết tiêm bị nhiễm trùng. Khi tiếp xúc vào vết thương mẹ cần rửa tay sạch sẽ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Nguồn: chúng tôi

Bên cạnh những cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng, các mẹ cũng cần quan tâm đến một vài vấn đề sau:

Mabio đã giới thiệu với các mẹ những cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng và những lưu ý cần biết. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc con sau tiêm được tốt nhất. Các mẹ có thể tham khảo nhiều hơn tại chuyên mục Sức khỏe mẹ và bé của Mabio để cập nhật những thông tin hữu ích nhất!

Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Chích Ngừa Bị Sưng. Tiêm Phòng Làm Sao Giảm Sưng

Trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa bị sưng là do Vacxin gây ra: Vacxin thường có liều lượng và phản ứng cao. Đó là phản ứng bình thường sau khi tiêm, nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ khi có các dấu hiệu như sốt cao trên 38 độ, hiện tượng co giật, nổi hạch to,… thì bố mẹ mới cần đưa con đi kiểm tra lại.

Do cơ địa của trẻ quá nhạy cảm sẽ khiến con bị sưng ở vùng da tiêm phòng đó. Đối với người lớn thì việc tiêm phòng chỉ như kiến căn bởi lớp da dày hơn, sức chịu đau tốt hơn. Còn đối với trẻ sơ sinh, chúng có làn da mỏng nên rất nhạy cảm. Khi tiêm xong, cộng thêm thành phần của vacxin cao gây ra sưng tấy,…

Tại sao trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa bị sưng?

Mỗi một đợt tiêm phòng là lại thêm một nỗi lo đối với các ông bố bà mẹ xót con vì sợ con đau, vết tiêm bị sưng. Không may thì còn có thể bị những phản ứng phụ gây nguy hiểm cho con. Vậy bố mẹ có biết tại sao trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa bị sưng và đau không? Có lẽ nhiều người không để ý đến nó mà chỉ nghĩ tới giải pháp để giảm đau và sưng cho con. Để bố mẹ biết rõ hơn thì Mabio xin chỉ ra 3 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng:

Làm sao để giảm sưng cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng?

Chườm mát cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chích ngừa bị sưng

Trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa bị sưng là điều không thể không tránh khỏi. Bố mẹ có thể áp dụng ngay biện pháp cứu cánh để làm dịu đau và giảm sưng bằng cách chườm mát. Vừa tiêm xong bố mẹ có thể thực hiện cách này luôn. Hãy sử dụng một miếng vải sạch, rồi làm lạnh nó, đắp xung quanh vùng da vừa tiêm xong. Nên đặc biệt chú ý là vải phải thật sạch, nếu không sẽ làm nhiễm trùng ở mũi tiêm của bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng túi chườm đá. Thực hiện bằng cách đặt túi chườm lên vết thương 30s thì lại nhấc lên khoảng 5s sẽ thấy giảm sưng tấy sau khi tiêm phòng nhanh chóng.

Sau khi tiêm phòng 24h nên chườm nóng cho trẻ để giảm sưng nhanh hơn

Sau khi tiêm phòng 30 – 40 phút, bố mẹ có thể đưa con về nhà và tiếp tục theo dõi. Tùy vào từng mũi vacxin mà có tác dụng phụ khác nhau. Vì thế, bố mẹ nên hỏi kỹ bác sỹ xem đâu là phản ứng bình thường và bất thường.

Cho trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng, sau khi chích ngừa 24h, bố mẹ có thể áp dụng cách chườm nóng cho con để vết sưng tấy mau biến mất. Việc chườm ấm giúp da dễ trao đổi, tiếp xúc với môi trường bên ngoài, giúp con nhanh hồi phục.

Lưu ý: Tránh xa các mẹo giảm sưng đau cho trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa

BẠN CÓ BIẾT

Có rất nhiều mẹ do thiếu kinh nghiệm, lại tin vào một số mẹo sử dụng khoai tây, chanh, trứng gà để giảm sưng đau cho trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa. Tuy nhiên, đó là phương pháp mà các bác sỹ nghiêm cấm. Nguyên nhân là v ết tiêm của bé là vết tiêm hở, nếu sau khi tiêm mà đắp hay bôi bất cứ loại chất nào lên đó sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công vào vết thương gây nhiễm trùng.

Lưu ý: Trong trường hợp áp dụng các cách trên không thấy khả quan. Bố mẹ vẫn thấy vết tiêm sưng to và con đau quấy khóc trong 12 – 24 giờ thì nên quay lại bệnh viện để được bác sỹ kiểm tra.

Nguồn: chúng tôi

Ngoài ra để giảm sưng đau cho trẻ khi tiêm phòng thì mẹ nên cho bé bú trong khi tiêm để đánh lạc hướng con hoặc cho bú sau khi tiêm để an ủi, dỗ dành con. Cho trẻ bú mẹ giúp nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch, từ đó phát huy tối đa hiệu quả của vacxin. Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn bổ ích và dồi dào nhất bảo vệ con yêu. Cho nên, đối với các mẹ thiếu sữa hoặc các mẹ muốn nâng cao chất lượng và số lượng sữa, bố mẹ nên sử dụng Viên uống lợi sữa Mabio. Đây là sản phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, giúp bé bú no nê với đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh.

Lịch Tiêm Phòng Bệnh Cho Chó Con. Giá Tiêm Các Loại Vacxin Cho Chó

I. Lịch tiêm phòng cho chó và Giá các loại vac-xin

Mũi 1: từ 6 – 8 tuần tuổi

Loại Vacxin 5 bệnh, có giá khoảng 150k – 170k.

– Phòng bệnh Care (do virut Paramyxovirus trong hệ bài tiết): gây chán ăn, ủ rủ, mắt đỏ, tiêu chảy, có nước mũi, rỉ mắt xanh…nếu nặng có thể tử vong.

– Phòng bệnh Parvo (do virus Parvo hoặc Corona trong thức ăn, nước uống gây ra): chó đi phân lỏng, có lẫn máu có mùi hôi tanh.

– Phòng bệnh viêm gan truyền nhiễm (do virut Adenovirus gây ra): gây ủ rũ, mệt mỏi, bụng phềnh to.

– Phòng bệnh ho cũi chó và cúm.

Mũi 2: từ 10 – 12 tuần tuổi

Vac-xin 7 bệnh, có giá khoảng 160k – 180k.

Tương tự mũi 5 bệnh nhưng có phòng thêm 2 bệnh là:

– Bệnh Lepto (do vi khuẩn Lêptospira xâm nhập qua vết thương hở): gây ủ rũ, chán ăn, thường nôn và đi phân lỏng.

– Bệnh Corona (do virut Coronavirus trong ruột non gây nên): gây nôn mửa và tiêu chảy.

Mũi 3: từ 12 – 14 tuần tuổi

Vacxin phòng dại, giá khoảng 200 – 220k

Phòng bệnh dại (do virut Rhabdovirus lây truyền qua nước dãi và vết cắn của chó): khiến chó trở nên hung dữ bất thường và sau đó bị bại liệt.

Bệnh có thể lây truyền qua người nên rất nguy hiểm.

Mũi 4: 1 năm tuổi

Nhắc lại mũi 2 (mũi vacxin 7 bệnh)

Không bắt buộc nhưng nên tiêm để chó có sức đề kháng tốt nhất.

– Nếu cún cưng của bạn đã lớn mà chưa tiêm vac-xin lần nào, nên đưa đi tiêm ngay lập tức từ mũi đầu tiên.

– Trước khi tiêm vac-xin cần tẩy giun cho cún trước từ 3 – 4 tuần. Tránh tuyệt đối tẩy giun và tiêm vac-xind đồng thời.

– Nếu cún trong tình trạng sức khỏe không tốt, nên đợi khi nào chúng khỏe hãy tiêm.

– Trước khi tiến hành phối giống cho thú cưng, nếu gần với lịch tiêm phòng, bạn nên đưa đi tiêm trước từ 1 – 2 tháng. Việc này sẽ giúp truyền kháng thể từ chó bố mẹ sang bào thai, giúp cún con sinh ra khỏe mạnh.

– Khi mua chó con hoặc chó đã trưởng thành, bạn cần yêu cầu giấy chứng nhận tiêm phòng. Nếu chó chưa được tiêm phòng phải yêu cầu người bán tiêm 2 mũi phòng dại và phòng 7 bệnh trước khi đưa chó về nhà.

– Hằng năm, tại trung tâm y tế của huyện, xã đều tổ chức tiêm vac-xin định kì cho chó, mèo, trâu, bò,…bạn nên chú ý những thông báo này để đưa thú cưng của mình đi tiêm. Nếu không bạn có thể đưa cún đến các cơ sở thú y để tiêm trực tiếp.

– Tiêm vac-xin phòng bệnh vừa đảm bảo sức khỏe cho chó vừa bảo đảm an toàn cho người nuôi, vì vậy cần chú ý tiêm phòng định kì hằng năm cho chó của bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Tiêm Chủng, Tiêm Phòng Cho Trẻ Sơ Sinh Trẻ Nhỏ 2022 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!