Bạn đang xem bài viết Lịch Tẩy Giun Cho Chó, Mèo – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh giun sán ở chó mèo có thể lây sang người, gây ra những bệnh nghiêm trọng. Nếu người nếu nuốt phải trứng giun sán, các ấu trùng giun sán sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Chúng gây bệnh cho các cơ quan này.
Nếu bị nhiễm sán chó ở mắt, có thể gây giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Nhiễm sán chó ở não sẽ gây viêm não, nhức đầu, co giật. Vì thế, bệnh sán chó cũng là căn bệnh nguy hiểm mà bạn cần phải đề phòng.
Để tránh sự phát triển của các loại giun sán kí sinh trong cơ thể chó mèo, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của vật nuôi cũng như con người. Ngay từ khi cún của bạn còn nhỏ, bạn phải chú ý tẩy giun thường xuyên cho chúng:
Lịch tẩy giun sán cho chó mèo con, chó mèo trưởng thành – Lần tẩy giun đầu tiên: Chó mèo, con mới sinh được 3 tuần tuổi (thường ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25). Lúc này giun có thể đẻ trứng trong ruột chó mèo con do đó cần phải tẩy giun, sán trước khi trứng của chúng lan ra môi trường bên ngoài.
– Sau lần đầu tiên: Cứ 2 tuần 1 lần tẩy giun cho chó mèo cho tới khi được 3 tháng tuổi.
– Sau 3 tháng tuổi: Mỗi tháng 1 lần từ khi 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.
– Chó mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng tẩy 1 lần.
– Chó mèo trên 1 năm tuổi, chó mèo trưởng thành: 1 năm tẩy 1-2 lần. Tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh có thể tẩy 3-4 lần 1 năm.
Lịch tẩy giun cho chó mèo mẹ mang thai và cho con bú: Chó mèo mẹ nhiễm giun sán sẽ lây truyền sang con qua nhau thai và sữa vì vậy đặc biệt lưu ý tiến hành thật cẩn thận cho chó mèo mẹ.
– Tẩy giun cho chó mèo cái sinh sản trước khi phối giống 1 tháng. – Tẩy một lần cho chó mèo mẹ trước khi sinh khoảng 1 -2 tuần. – Chó mèo mẹ đang cho con bú tẩy cùng với chó mèo con.
Lịch tẩy giun cho chó mèo đã bị nhiễm giun, sán Tiến hành tẩy giun sán ngay lập tức khi phát hiện bị chó mèo bị nhiễm giun và tẩy lại sau 2 tuần. Chú ý quan sát và theo dõi phân của chó mèo để đánh giá hiệu quả của việc tẩy giun.
Lịch tẩy giun cho chó mèo mới mua Cũng tiến hành tẩy giun như trường hợp chó mèo bị nhiễm giun sán. Tẩy ngay lập tức và lặp lại sau 2 tuần. Sau đó thực hiện tẩy giun theo lịch trình tẩy giun theo độ tuổi.
Lưu ý trước khi tiến hành tẩy giun sán cho chó mèo: – Nếu sáng ngày hôm sau định tẩy giun thì buổi tối hôm trước cho ăn ít hơn so với mọi lần. – Khi tẩy chỉ nên cho ăn ít thôi và thức ăn ngon hơn mọi ngày (nửa khẩu phần ăn như mọi khi).
– Cách tẩy giun chó mèo: Có thể tán thuốc thật nhỏ rồi trộn vào thức ăn cho chó mèo nhỏ hoặc kẹp viên thuốc vào giữa miếng thịt, gan và cho ăn đối với chó mèo phàm ăn. Cách khác là dùng tay bóp miệng, cho chó ngửa cổ, đặt thuốc vào lưỡi, đẩy vào bên trong, cho chó ngậm miệng lại, vuốt cổ.
– Tùy theo môi trường vệ sinh ăn, ở sạch hay bẩn mà điều chỉnh lịch tẩy cho hợp lý. Vd chó mèo trưởng thành hay ăn thả rông, ăn linh tinh, vệ sinh không được sạch sẽ như nuôi nhốt thì 1 năm có thể tẩy 3-4 lần.
– Không nên tẩy giun sán khi chó đang mắc bệnh hoặc thời tiết nóng quá. – Sau khi tẩy nên cho chó mèo uống men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hơn.
– Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi và nơi chăn thả chó mèo phòng ngừa tái nhiễm giun sán – Hạn chế trẻ em tiếp xúc với chó, sau đó phải rửa tay sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm bệnh giun móc.
Hãy đến với chúng tôi: Bệnh viện Thú y Học Viện Nông nghiệp Việt Nam – Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng – Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội
Irish Setter – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
NGUỒN GỐC: Ireland
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH:
Bộ lông có độ dài vừa phải, mượt và màu đỏ hoặc màu hạt dẻ. Lớp lông dầy dồi dào vào mùa đông, và lớp lông trên là tốt. Bộ lông của chúng cũng phủ lông ở những nơi như đuôi, tai, ngực, chân.
Kích thước: chiều cao từ 24 đến 28 inch (61 đến 71 cm), nam giới nặng từ 65 đến 75 lb (29 đến 34 kg) và nữ từ 55 đến 65 lb (25 đến 29 kg).
Là những con chó có ngực sâu với vòng eo nhỏ
ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH:
Là giống chó hòa thuận với trẻ em, những chú chó khác và sẽ nhiệt tình chào đón du khách. Mặc dù chúng gần gũi với vật nuôi trong gia đình, động vật nhỏ có thể gây ra một vấn đề cho giống chó này, vì chúng là một giống chó săn. Một số chúng có thể có vấn đề với mèo trong nhà. Kết quả là, Irish Setters là động vật đồng hành tuyệt vời và vật nuôi gia đình.
Là một giống chó hoạt động, và yêu cầu đi bộ hàng ngày, chạy bộ hàng ngày và chạy trong không gian mở rộng. Tuy nhiên, chúng là một giống có khuynh hướng ‘chơi điếc’, vì vậy việc huấn luyện cẩn thận về việc làm chủ việc thu hồi nên được thực hiện trước khi cho phép chúng không dẫn đầu.
Chúng thích có việc phải làm. Thiếu hoạt động sẽ dẫn đến một con chó buồn chán, phá hoại, hoặc thậm chí hiếu động. Đây không phải là một giống có thể bị bỏ lại một mình trong sân sau trong một thời gian dài.
Mặc dù chúng thường cảnh giác với môi trường xung quanh, chúng không phù hợp như chó bảo vệ , vì chúng không phải là một giống chó quyết đoán tự nhiên.
Chúng cũng được sử dụng rộng rãi làm chó điều trị ở trường học và bệnh viện. Chó trị liệu được phép vào bệnh viện với sự cho phép đặc biệt và có thể thăm bệnh nhân trên các tầng được chỉ định. Đây là một địa điểm mà chó điều trị được phép vào trường học và sau đó được yêu cầu ngồi với trẻ em khi học sinh đọc sách. Quá trình này giúp cho học sinh có khả năng đọc mà không bị sửa chữa hoặc đánh giá.
CHĂM SÓC – SỨC KHỎE:
Tuổi thọ của Aetter Setter có xu hướng khoảng 11 đến 12 năm
Là một giống khá khỏe mạnh. Các vấn đề đã được ghi nhận bao gồm loạn sản xương hông , ung thư, teo võng mạc tiến triển (PRA), động kinh , entropion , hypothyroidism , hyperosteodystrophy, gastric dilatation volvulus (sưng lên), osteosarcoma , Von Willebrand của bệnh , ống dẫn động mạch, bệnh bạch cầu bám dính thiếu hụt (CLAD) và bệnh celiac. Chúng hiện là một trong số ít giống mà các xét nghiệm di truyền đã được phát triển để phát hiện sự hiện diện của cả CLAD và PRA (RCD-1).
Giống Chó Japanese Chin (Giống Chó Nhật Xù) – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
NGUỒN GỐC:
Cùng với Akita và Shiba, chó Nhật xù là một trong những giống chó cổ xưa nhất của Nhật Bản còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên khác với Akita, Chin không có nguồn gốc từ quốc đảo này mà khởi phát từ Trung Quốc, sau được tặng cho triều đình và các lãnh chúa Nhật bản như những món quà của tình bằng hữu, khi mối bang giao giữa hai nước đang trong thời kỳ tốt đẹp.
Thời kỳ đầu, Chin chỉ được nuôi trong hoàng cung hoặc các biệt phủ được canh phòng nghiêm ngặt, nên người ngoài khó tiếp cận được. Thậm chí đến giữa thế kỷ 19, rất nhiều người dân Nhật Bản không biết đến sự tồn tại của giống chó này. Chin chỉ được thế giới biết đến vào năm 1853, khi thuyền trưởng Matthew Perry tình cờ được tặng một chú Japanese Chin ở cảng Uraga gần Edo (nay là Tokyo), sau đó mang về phương Tây.
Sau năm 1945, Thế chiến II kết thúc, Nhật Bản bại trận và bị Mỹ chiếm đóng, rất nhiều chú chó Japanese Chin đã được đưa đến Mỹ và các nước phương Tây để nhân giống. Đến trước năm 1977, số lượng cá thể của giống chó này vẫn rất ít ỏi, và chỉ được nuôi trong các gia đình giàu có để thể hiện uy quyền và giàu sang.
2.ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH:
Với vẻ bề ngoài trông rất nhỏ nhắn và xinh xắn, chúng có bộ lông dài và rất mượt và có hai khoang màu đen và trắng đôi lúc có xuất hiện màu vàng lửa và trắng nhưng rất ít. Kích thước chiều cao của chúng ở khoảng 18-28cm và cân nặng từ 2 đến 7kg. Cơ thể chúng vô cùng cân đối với đôi chân có những tạo dáng rất nhanh nhẹn và cực kỳ nhẹ nhàng.
Chúng có cái đầu lớn kèm theo là đôi mắt to tròn và cái mõm rộng vô cùng đáng yêu, tai có hình chữ V nhưng đã được che phủ bời bộ lông dài, đuôi của chúng luôn vểnh cao với bộ lông mượt, rậm và cuộn tròn.
ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH:
Nhật Xù thể hiện đầy đủ các phẩm chất của giống chó quý tộc. Tính cách dễ nhận thấy nhất là chúng đặc biệt ưa sạch sẽ, luôn tự chăm chút bộ lông của mình rất cẩn thận, rất hiếm khi chạy nhảy nhiều hay nghịch bẩn, hoặc những hoạt động có thể ảnh hưởng tới bộ lông. Chúng có xu hướng rất vui vẻ với chủ nhưng thường không hòa đồng với những chú chó khác. Đặc biệt, giống chó này rất chảnh, người lạ rất khó tiếp cận và bế chúng mà không bị phản ứng.
Japanese Chin, cần cứng rắn, tránh chiều chuộng chúng quá khiến chúng trở nên chảnh, dễ phản ứng khi các yêu cầu không được đáp ứng.
CHĂM SÓC VÀ SỨC KHỎE:
Giống chó này thường gặp các bệnh về đường hô hấp, Chin có mũi to và phẳng, nên thường bị ho và cảm cúm vào mùa đông, vì vậy cần có biện pháp giữ ấm, tránh để chúng ra ngoài khi trời lạnh.
Đôi mắt quá khổ của Chin cũng là nguyên nhân khiến mắt chúng thường bị chầy xước, vì vậy bạn không nên cho chúng chơi đùa nhiều với các giống chó khác. Đặc biệt nên loại bỏ những vật sắc nhọn khỏi nơi ở. Các vết xước vùng mắt nếu không được vệ sinh và chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương tới võng mạc, rất khó chữa về sau, tệ hơn có thể bị mù vĩnh viễn.
Do lông của Chin rất dày nên cần được vệ sinh sạch sẽ. Phải tắm và sấy khô thường xuyên để tránh nấm mốc và các loại ký sinh trên da.
Cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn của Nhật Xù vì chúng rất nhạy cảm với chúng bị sặc và dị ứng. Bát ăn nên được vệ sinh sạch sẽ, không để thức ăn thừa lâu trong bát vì chúng sẽ không ăn các thức ăn được để từ bữa trước.
Chó Nhật là giống rất ưa sạch sẽ, khô thoáng nên chúng sẽ không ở những nơi bẩn hoặc có mùi hôi. Nên có đệm lót cho chúng nằm, và đệm lót cũng cần giặt thường xuyên để loại bỏ mùi hôi và tránh nấm mốc.
Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Siêu Âm Thai Chó, Mèo – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
1. Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thai cũng như nhau thai, tử cung, cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Phương pháp này cho phép các bác sỹ thú y thu thập thông tin có giá trị về sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của thai.
Trong quá trình kiểm tra, máy siêu âm truyền các sóng âm qua tử cung và cơ thể của thai sẽ phản xạ lại loại sóng này. Sau đó, máy tính sẽ dịch sóng âm thanh, tái tạo thành hình ảnh và video cho thấy hình dạng, vị trí và các cử động của thai.
2. Siêu âm thai chó, mèo có những lợi ích gì?
– Xác nhận có mang thai hay không
– Kiểm tra nhịp tim của thai
– Biết được ngày dự sinh
– Kiểm tra tình trạng nước ối
– Xác định những bất thường ở thai
3. Thời gian siêu âm cơ bản thường mất bao lâu?
Quá trình siêu âm diễn ra rất nhanh chóng chỉ mất khoảng 15 – 30 phút mà không làm đau thú cưng của bạn. Đối với bạn chó, mèo nào có lông bụng dày, bác sỹ sẽ cạo bớt một phần lông để đầu máy quét có thể tiếp xúc với da dễ dàng
4. Những giai đoạn nào cần siêu âm?
Thai kỳ của chó, mèo kéo dài 60 ngày (+- 3 ngày)
– Lần 1: Sau khi phối giống 20- 25 ngày: Mục đích siêu âm xác định có thai hay không.
– Lần 2: Sau khi phối giống 30-40 ngày: Mục đích siêu âm xác định số lượng thai và kiểm tra sức khỏe thai, dự kiến ngày sinh.
– Lần 3: Sau khi phối giống 55- 60 ngày: Để xác định sức khỏe thai, sức khỏe chó, mèo mẹ và lượng nước ối có thể quyết định sinh thường hay sinh mổ.
Bệnh viện thú y Học viện Nông Nghiệp Việt Nam chuyên thực hiện siêu âm chó mèo với trang bị máy siêu âm màu 4D Chison Q7 với đội ngũ bác sỹ thú y trình độ chuyên môn cao sẽ là địa chỉ tin cậy của thú cưng nhà bạn!
Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Tẩy Giun Cho Chó, Mèo – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!