Bạn đang xem bài viết Lí Do Chó Trở Nên Hung Hăng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sợ hãi và thiếu tự tin
Sợ hãi là một lí do phổ biến khiến cho chó trở nên hung hăng. Chó thường thể hiện những hành vi này khi đang gặp nguy hiểm và cần tới sự phòng vệ. Nếu chó sợ hãi hay bị đe dọa, chúng dùng mọi vũ khí có thể để bảo vệ bản thân khỏi mối đe dọa trông thấy, bao gồm việc sủa, gầm gừ, đớp hay cắn. Sự hung hăng do sợ hãi không căn cứ vào tình hình thực tế mà ta trông thấy mà dựa theo nhận thức của chó, vì vậy, việc hiểu nguyên do là một thách thức cho chủ nuôi.
Nguyên nhân cho sự hung hăng do sợ hãi bao gồm chuyển động bất thình lình, sự động chạm tới không gian riêng tư, sự trao đổi ánh mắt quá mạnh mẽ, tiếng ồn hay việc lấy đi những đồ đạc của chó như thức ăn, đồ chơi. Sự sợ hãi là một trong những “ngòi súng” kích hoạt cho tính hung hăng và những vấn đề về hành vi khác.
Tính thống trị
Chó thường tỏ ra hung hăng để thiết lập sự thống trị và quyền cai quản.
Khi 2 hay nhiều con chó ở trong cùng một nhà, chúng thường coi nhau như một phần của bầy đàn, bao gồm cả những thành viên trong gia đình. Một khi trật tự trong bầy đàn được thiết lập, giới hạn hành vi cũng được hình thành và không cá nhân nào được xâm phạm giới hạn đó. Việc chó tự xem bản thân có vị trí cao hơn trong trật tự bầy đàn có thể dẫn đến sự hung hăng.
Khi cảm thấy địa vị của mình bị thách thức, chó có thể gầm gừ, đớp hay cắn khi bạn cố tình di chuyển, khống chế chúng hay nắm cổ áo và chỉnh dây xích.
Những con chó sống cùng nhau cần có thời gian và không gian để điều chỉnh mối quan hệ giữa chúng, tuy nhiên việc bắt nạt, ăn trộm đồ hay thói hung hăng không được chấp nhận như một phần của quá trình trên và cần được xử lí nhanh chóng.
Tính sở hữu lãnh thổ
Tất cả loài chó đều có tính sở hữu lãnh thổ tới một mức độ nào đó. Những thứ mà chó xem là thuộc sở hữu của chúng có thể khác nhau, với một vài chú chó, nó có thể đơn giản là chỗ ngủ và thức ăn, tuy nhiên với vài con khác, nó có thể là cả ngôi nhà hay những thành viên trong gia đình.
Khi ai đó đến gần bát thức ăn hay lúc chó đang nhai đồ chơi, nó có thể cắn người đó. Mức độ hung hăng có thể biến thiên tùy vào cá thể chó và đồ vật. Thí dụ, một con chó có thể không để tâm việc bạn ngồi cạnh và vuốt ve khi nó đang nhai đồ chơi cao su, tuy nhiên nó có thể quay ra đớp khi bạn có hành động tương tự vào lúc nó đang ăn.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần phải xác định những thứ mà chó cưng của bạn cho là thuộc quyền sở hữu của chúng. Tuy nhiên, chó không nên xem những chỗ công cộng hay con người là thuộc quyền sở hữu mà chúng muốn trấn giữ.
Bệnh tật
Một số bệnh có thể khiến chó trở nên hung hăng. Nếu một chú chó chưa từng thể hiện những dấu hiệu của thói hung dữ trước đây đột nhiên gầm gừ, cắn đớp thì có thể nó đang ốm hay mắc bệnh. U não, bệnh tuyến giáp hay bệnh dại là một vài đơn cử gây ra những trạng thái ban đầu của sự hung dữ. Tham khảo bác sĩ thú y để xác định việc bệnh tật là lí do của thói hung hăng của chó.
Hành động phản kháng
Hành vi hung hăng loại này thường xảy ra khi chó cưng của bạn không có được thứ gì đó và chúng bộc lộ sự giận dữ ra bằng con đường khác. Ví dụ, một con chó bị xích trong sân và hàng ngày vẫn cố gắng liên lạc với một con chó khác sống bên kia đường. Chó sẽ không ngừng sửa và gầm gừ khi sự bất lực của chúng gia tăng. Khi chủ đưa nó vào trong nhà, con chó chuyển hướng sự giận dữ và quay sang cắn chủ của mình. Loại hung hăng này thường được thấy ở những con chó bị phạt, xích hay nhốt nhiều.
Những nhân tố khác
Nếu một con chó trước đây bị lạm dụng hay ngược đãi, chúng thường trở nên thận trọng với người lạ, thậm chí ngay cả với chủ của mình. Những kích thích trước đây đã từng làm hại hay đe dọa chó có thể dẫn tới những hành vi hung hăng.
Tính hung dữ ở chó và hệ quả của những hành vi mà chó đã học trước khi bạn sở hữu chúng có thể rất phức tạp. Bạn có thể cần sự giúp đỡ từ các nhà hành vi học để tìm hiểu tận cùng vấn đề và cách xử lí.
Tại Sao Chó Cắn Nhau? Nguyên Nhân Chó Trở Nên Hung Hăng
Tại sao chó cắn chủ? Nguyên nhân và khuyến cáo các bạn cần biết?
Cách huấn luyện chó con với 5 khẩu lệnh Đứng, Ngồi, Nằm, Yên và Bắt Tay
Nguyên nhân gây ra hiện tượng chó cắn nhauChó cắn nhau là hiện tượng xảy ra rất nhiều tuy nhiên nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì và cách hạn chế tình trạng này như thế nào?
Do sự phát triển của sinh lýKhi chó trưởng thành, chúng phát triển về thể chất và tâm sinh lý khiến tâm trạng của chúng cũng thay đổi theo, sự thay đổi của Hooc môn của chó khiến chúng có dấu hiệu dữ dằn hơn. Thậm chí những chú chó bị thiến cũng có tính khí phức tạp hơn sau quá trình phẫu thuật.
Ngoài ra những chú chó trưởng thành còn hung dữ do di truyền hoặc do đặc trưng của loài trong điều kiện nuôi nhốt.
Chó cắn nhau còn để bảo vệ lãnh thổ: Đây là bản năng của động vật nói chung, khi lãnh thổ bị xâm phạm, chúng thường tỏ ra hung dữ và ra dấu hiệu để bảo vệ khu vực sống của mình. Mọi nhân tố gây hại cho lãnh thổ, nguồn thực phẩm của chúng đều sẽ nhận được những cái gầm gừ thậm chí những tiếng sủa đe dọa. Nghiêm trọng hơn chúng sẽ tấn công kẻ thù của mình khi không được đáp lại.
Cắn nhau để tranh thành bạn tình khi chó giao phối, đây cũng là dấu hiệu của sự phát triển sinh lý của chó. Khi số lượng con đực quá đông, và con cái ít hơn. Những con đực cắn nhau để tranh giành bạn tình. Chúng thường thách thức nhau và thể hiện bản lĩnh của mình.
Chó cắn nhau để bảo vệ con: Chó mẹ có xu hướng bảo vệ con mình khi kẻ thù hay người lạ mặt tiếp cận. Đây chính là lý do khiến chó mẹ có khả năng tấn công những con chó khác với mục đích bảo vệ đàn con.
Do yếu tố ngoại cảnh tác độngYếu tố ngoại cảnh cũng là một trong nhiều tác động gây ra sự máu chiến của những chú chó này. Đó có thể là do cách huấn luyện của chủ nhân hay một cú sốc tinh thần gây ra một áp lực tâm lý.
Con chó từng trải qua một tình trạng đau thương, một cú sốc hay bị bạo hành trước đây: Những chú chó bị bạo hành, bị ngược đãi thường phải chịu một cú sốc tâm lý khá lớn vì vậy những chú chó này cũng có khả năng hung dữ và tấn công các động vật khác.
Đó là lý do tại sao nhiều người nói rằng, chó ngoan hay hư phụ thuộc một phần vào cách huấn luyện của chủ nhân
Những căn bệnh có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của chó như bệnh dại, các chứng bệnh gây ra sự ức chế trong tâm trạng sẽ khiến cún hung dữ hơn. Chúng có thể cắn bất cứ con vật nào, hay thậm chí cả chủ nhân. Bệnh dại khiến chúng mất tự chủ trong hành vi. Cần tránh xa những chú chó có biểu hiện để tránh nhiễm phải bệnh dại ở chó. Cần tới ngay các trạm y tế khi bị chó lạ tấn công để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách giảm thiểu tình trạng chó cắn nhauCách duy nhất để hạn chế chó cắn nhau chính là kiểm soát chặt chẽ chú chó của mình. Ý thức được hành động đeo giọ mõm là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và thú cưng khác.
Nếu không thể kiểm soát được chú chó của mình, bạn nên đưa chúng tới các trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ để được các chuyên gia rèn. Đặc biệt là các giống chó săn, chó dữ…
Tránh tiếp xúc với những chú chó có dấu hiệu lạ như chảy nước dãi, đi đứng loạng choạng, không kiểm soát được hành vi của mình.
Đưa cún tiêm phòng thường xuyên và thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, vận động thường xuyên để giải tỏa năng lượng dư thừa cho cún.
#Blog_yêu_chó_mèo #Blogyeuchomeo
Lí Do Nên Chọn Nuôi Chó Thuần Chủng
Lý do nên chọn nuôi chó thuần chủng?
Bạn biết đấy, mỗi một giống chó đều có đặc điểm riêng. Có những giống chó đặc điểm nổi bật của chúng là khỏe mạnh, chiến đấu tốt nên thường được nuôi để bảo vệ gia súc. Có những loài lại khá thông minh, nhanh nhạy được nuôi để nuôi trông giữ nhà, canh gác, hỗ trợ tìm kiếm (chẳng hạn như chó Begie). Hoặc với những dòng chó cảnh như Pug, Poodle là sự tinh nghịch, lanh lợi và đáng yêu.
Tùy thuộc vào mục đích mà bạn chọn cho mình một giống chó, chú chó phù hợp. Ngoài ra, việc lựa chọn được chó thuần chủng còn giúp bạn:
Hiểu rõ về nguồn gốc, cách chăm sóc chúng.
Biết được một số bệnh thường gặp ở chúng và biết cách phòng ngừa.
Huấn luyện chúng đơn giản hơn
Điều này được thể hiện khá rõ, chẳng hạn như bạn nuôi một em Rottweiler – đặc điểm của giống chó này là sự thông minh, dũng cảm, chiến đấu bền bỉ, dễ huấn luyện. Nhưng nếu bạn chọn một em cũng là Rottweiler lai thì chúng sẽ có sự khác biệt về tính cách, thậm chí việc lai tạo không rõ nguồn gốc có thể khiến chúng trở nên bướng bỉnh, nguy hiểm hơn với chủ. Đó là còn chưa kể cả về vóc dáng, thể lực của chúng cũng có sự thay đổi.
Làm thế nào để bạn có thể chọn được chó thuần chủng?
Nên mua ở chỗ người quen hoặc những trang trại nuôi thú cưng, cửa hàng nuôi thú cưng uy tín.
Nắm rõ đặc điểm của từng giống chó, điều này giúp bạn tránh bị qua mặt bởi những chiêu lừa bán của chủ của hàng thú cưng.
Trước khi mua bạn nên theo dõi chú cún của mình ít nhất 30 phút, xem những hành vi, hoạt động, khả năng hòa đồng và sức khỏe của chúng.
Và cuối cùng khi bạn đã chọn được một em thú cưng cho mình, đừng quên đưa chúng đến trạm thú y để được tiêm chủng đầy đủ, tẩy giun và làm sổ khá bệnh theo dõi sức khỏe định kỳ.
Lí Do Khiến Chó Becgie Lười Ăn
Cách làm đúng: nếu bạn muốn thưởng cho chú cún thì nên cầm ra đồ ăn ra khu vực ăn của cún và đặt vào thau đồ ăn để cún ăn. Chú ý: cho ăn vặt như trên quá nhiều thì đến bữa chính cún sẽ ko ăn nữa. Nguyên Nhân Chính:
Giun!Đại bộ phân người nuôi nghĩ ngay đến giun khi cún của mình biếng ăn. Sự thật là việc nhiễm giun để gây ra biếng ăn ở chó lơn là rất hiếm. Khi nhiễm giun mà đến mức độ biếng ăn thì bệnh đã rất trầm trọng. Vấn đề này thường xảy ra ở chó con (dưới 1 tuổi) nhiều hơn. Xổ giun định kỳ đảm bảo gần như 99% vấn đề này không bao giờ xảy ra.
Bạn muốn nuôi một chú chó becgie? Bạn muốn tìm hiểu về các loại thức ăn, cách chăm sóc thú cưng, còn chần chừ gì mà không vào trang web thú cưng này để tìm hiểu những điều mình cần !!!
Răng cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Đau răng rất hiếm xảy ra ở cún, nhưng cũng nên kiểm tra miệng của cún để đảm bảo an toàn. Có lần Bolt và ky quánh nhau, Bolt bị chênh 1 cái răng cửa…và 2 ngày liên tục hắn ta ăn ít hẳn vì răng cửa vẫn chưa lành nên khi nhai sẽ gặp khó khăn.
Các vấn đề bệnh lí khác BS Thú Y vẫn luôn là người có thể cho bạn ý kiến chuyên môn tốt nhất khi cún bỏ ăn và kéo theo các triệu chứng như đừ người, ko thích hoạt động, tiêu chảy…Bạn nên đưa tới BS Thú Y và xét nghiệm để đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Nguyên nhân phụ:
Cách làm đúng: nếu bạn muốn thưởng cho chú cún thì nên cầm ra đồ ăn ra khu vực ăn của cún và đặt vào thau đồ ăn để cún ăn. Chú ý: cho ăn vặt như trên quá nhiều thì đến bữa chính cún sẽ ko ăn nữa.
Ăn có chọn lựa.Một số ít cún có bản năng tự nhiên là ăn có lựa chọn (tức là chỉ ăn những thức mà nó cảm thấy thích). Một số nghiên cứu cho thấy một số loài động vật sẽ sống lâu bằng cách hấp thụ calories ít hơn. Nhưng đây là một điều rất đau đầu cho chủ cún. Việc này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách tìm ra loại thức ăn mà cún thích và áp dụng kỷ luật ăn uống.
Dấu Hiệu Cảnh Báo Và Nguyên Nhân Khiến Chó Trở Nên Hung Tợn
Sẽ không vui vẻ gì khi sở hữu những con chó có bản tính hung hăng và mất kiểm soát. Chúng ta không nên coi thường việc này bởi rất nhiều vụ thương tâm chó cắn chủ gây ra họa lớn. Lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn là nuôi dưỡng và dạy chó đúng cách. Không nên nuôi những dòng chó dữ nếu nhà có em bé, người già. Nếu có nuôi thì nên nuôi từ nhỏ và các thành viên trong gia đình phải tiếp xúc thường xuyên, gần gũi với chó.
Cá biệt có những con bất trị, hung hãn thì kiên quyết thải loại. Không nên mua về nuôi những con thuộc dòng chó có thể gây nguy hiểm khi nó đã trưởng thành.
Bài viết này, trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn đúc rút ra cho quý vị những quý vị những dấu hiệu cảnh báo và nguyên nhân khiến chó trở nên hung tợn. Mục đích bài viết là hướng quý vị thông qua những thông tin này để có phương pháp nuôi dưỡng chó đúng cách. Ngoài ra còn một ý nghĩa quan trọng là biết để tránh những nguy hiểm mà chó có thể gây ra. Dù là chó nuôi trong nhà hay là gặp phải những con chó vãng lai khác.
Sự xâm lược của chó không nên bỏ qua
Đôi khi, những con chó thể hiện những hành vi khác xa với những gì bạn có thể mong đợi ở người bạn thân thiết này. Chủ của những con chó đó có thể phớt lờ hoặc bào chữa cho những hành vi như vậy mọi lúc mọi nơi. Thực tế, trong nhiều trường hợp, những hành vi này có khả năng tăng và leo thang nếu chúng không được giải quyết.
Hai hành vi có thể là dấu hiệu cảnh báo
Gầm gừ và cắn là hai hành vi chung có thể chỉ ra vấn đề. Không ai được bỏ qua.
Gầm gừ
Đó là dấu hiệu đầu tiên để cảnh báo trước khi nó cắn. Trạng thái thần kinh của chó lúc này đang bị ức chế và tăng cao dựa theo các dấu hiệu bên ngoài.
Cắn
Cắn dĩ nhiên là hành động gây hấn rõ ràng nhất mà chó thể hiện. Vết cắn không phải làm rách da để được coi là mối đe dọa đáng kể. Thông thường, chủ sở hữu bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ khi con chó cắn ai đó, quá muộn. Trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu xâm lược gia tăng đã bị bỏ qua hoặc chúng có thể quá tinh tế để được chú ý bởi con mắt thiếu kinh nghiệm.
Dấu hiệu cảnh báo về sự xâm lược của chó
Gầm gừ khi ăn
Nâng môi và gầm gừ khi ăn
Căng thẳng và có xu hướng ngừng ăn khi bạn đến gần
Gầm gừ khi nó đang nhai xương
Ăn cắp thực phẩm và trở nên hung hăng khi cố gắng lấy nó
Gầm gừ nếu buộc phải ra khỏi chỗ ngủ
Gầm gừ nếu thức dậy
Gầm gừ nếu bị chạm vào khi ngủ
Nó không cho phép trẻ em chạm vào chúng
Gầm gừ khi chải chuốt hoặc khi móng tay bị cắt
Không thích bị chạm vào vùng đầu hoặc vai
Không thích bị chạm vào từ trên cao
Hung hăng khi cho thuốc hoặc tiêm
Gầm gừ nếu đồ chơi của chúng bị chạm
Sẽ không để trẻ em gần đồ chơi của chúng
Trở nên quá thô bạo khi chơi
Phản ứng mạnh mẽ khi bị khiển trách
Đuổi theo ô tô, động vật nhỏ, chạy bộ hoặc đi xe đạp
Lao về phía những con chó hoặc người khác
Hành động hung hăng với người lạ
Hành động bảo vệ quá mức của chủ sở hữu của nó
Gầm gừ nếu chủ nhân bắt tay hoặc ôm người khác
Hành động quyết liệt để bảo vệ lãnh thổ.
Tranh giành bạn tình với con chó khác.
Đó là những hành vi mà các chuyên gia của trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn DTC tổng hợp lại. Mong rằng quý vị sẽ lưu ý và dặn người thân của mình những cảnh báo này. Bất kỳ một chú chó nào cũng có thể nổi cáu, và càng nguy hiểm hơn khi đó những con chó to lớn. Hiểu được những lúc nó có thể hành động xấu để giúp mình tránh được, kể cả khi bắt gặp một con chó vãng lai.
Hơn hết, cách chúng ta dạy dỗ cho đúng cách là điều tốt nhất để biến chúng trở nên thân thiện và trung thành với gia chủ. Đối xử ân cần, gắn kết tốt nhưng phải nghiêm khắc và thể hiện được cái uy khiến chó phục tùng. Không cổ súy cho hành vi hung hăng ở chó. Đó là bí quyết để bạn biến nó thành người bạn trung thành thực sự.
Xin lưu ý và chúc mọi người thành công trong nuôi dạy chó của mình.
Mọi thông tin xin liên hệ:
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN
Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.
Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM
Website: https://huanluyenchosaigon.com
Hotline: 0972 944 624
Rate this post
14 Lí Do Để Bạn Uống Nhiều Nước
Chia sẻ bài viết:
Trên 70% cân nặng của một người trưởng thành là nước. Cơ thể chúng ta không thể hoạt động nếu thiếu nước: chết khát nhanh hơn chết đói nhiều. Nước quan trọng hơn lương thực. Đó là những lí do chính khiến chúng ta uống nhiều nước.
Một người nặng 68 kg có đến 40 lít nước trong người. 23-26% nước nằm trong các tế bào, 7,5% trong khoảng không gian giữa các tế bào và 4 lít nước trong máu.Thể tích nước này là không đổi. Lương thực do ăn không đủ độ ẩm vì theo tính toán trung bình mỗi ngày chúng ta phải bổ sung 2 lít nước để bù vào lượng nước mất đi do bị thải ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi (ngay cả dưới 0 độ, chúng ta vẫn ra mồ hôi), phân và hơi thở.
Nước chẳng bao giờ đủ: bạn sẽ phải tạo cho cơ thể khả năng loại trừ nước bằng cách uống khoảng 7,5 lít nước trong 24 giờ.
Có 14 lý do vì sao bạn phải uống đủ nước hàng ngày:2. Khát: Là cảm giác xuất hiện trên nhân của não bộ và dễ dàng bị “che giấu”, bởi vậy cơ thể dù thiếu nước cũng không làm ta thấy khát ngay. Có khi thiếu nước mà vẫn không khát. Khi bạn khát, có nghĩa là đã thiếu nước trầm trọng.
3. Ăn kiêng: Ăn kiêng là ăn ít nên cũng đưa ít nước vào cơ thể. Bạn phải bù lượng nước ấy bằng cách uống thêm một lượng nước tương đương.
4. Thân nhiệt: Mùa hè nóng nực, cơ thể tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi. Cho nên vào mùa hè phải uống nhiều nước hơn. Khi tập thể thao hoặc lao động nặng, thân nhiệt cũng tăng, mồ hôi ra nhiều cũng phải uống nhiều nước hơn.
5. Thận: Thường xuyên uống thiếu nước sẽ gây sỏi thận và có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Càng uống nhiều nước thận càng hoạt động tốt.
6. Da: Thiếu nước làm da bị lão hoá. Đủ nước, da mịn màng, không bị nhăn nheo. Nước làm da bóng bảy và góp phần loại chất độc ra khỏi cơ thể (qua da).
7. Các chất độc: Nước xúc tiến các phản ứng chuyển hoá. Các món ăn kiêng thường giàu protid càng cần phải uống nhiều nước, vì các hợp chất chuyển hoá của đạm có thể là chất độc đối với cơ thể và dễ bị các vi sinh vật loại trừ trong điều kiện có nhiều nước (vì thận và các tuyến mồ hôi hoạt động tích cực hơn)
8. Sự tăng bài niệu (Diuresis): Nước uống đẩy nhanh việc loại trừ các chất lỏng và các thuốc uống vào ra khỏi cơ thể.
9. Với người già: Người cao tuổi cảm giác khát kém nhạy cảm, đặc biệt khi họ bị lãng trí và có thói quen hay đi giải. Thận của họ mất nhiều nước hơn nên khi chăm sóc người già cần quan tâm đến điều này và duy trì cứ 2 tiếng cho họ uống nước một lần.
10. Giảm cân: Nước không chứa calo. Hãy uống nước trước khi ăn, điều đó làm giảm cảm giác dạ dày mình đang trống rỗng, tức cảm giác đói. Đừng uống nước sau khi ăn. Nó sẽ pha loãng những thức ăn đã tiêu hoá trong dạ dày, khiến các chất bổ thấm qua niêm mạc ruột nhanh hơn và cảm giác đói sẽ quay trở lại sớm hơn. Sẽ ăn nhiều hơn và…béo.
12. Người bị tiểu đường: Triệu chứng duy nhất của người bị tiểu đường là đói giả tạo và đi giải nhiều. Bệnh có thể phát ra từ từ hoặc đột biến ở bất cứ tuổi nào và kết quả là thiếu homon kháng bài niệu (antidiuretic hormone), ngăn cản sản xuất nước tiểu quá nhiều. Một người có thểuống một lượng rất lớn (từ 4 đến 30 lít) nước để bù vào lượng nướcgiải mất đi.
13. Cà phê và trà: Cà phê và trà là những chất lợi tiểu nhẹ,thúc đẩy sự tiết nước tiểu,nhưng đồng thời, lấy đi mất canxi và các chất điện ly(cùng với nước tiểu). Cà phê còn làm tăng sự mất nước qua phân vì nó tác động như một chất nhuận tràng.
14. Bia rượu: Bạn muốn giải khát (bổ sung nước bằng bia). Không được đâu. Làm như vậy chỉ mất nước nhiều hơn mà thôi. Bia không chỉ là chất lợi tiểu. Sau khi uống 1 cốc bia, phải uống bù ba cốc nước mới đủ nước cho cơ thể vì tác động làm lợi tiểu còn lại của bia. Rượu còn tệ hại nhiều hơn nữa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lí Do Chó Trở Nên Hung Hăng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!