Bạn đang xem bài viết Lên Cơn Dại Do Chó Cắn Còn Cứu Chữa Được Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không? Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vô phương cứu chữa khi đã lên cơn dại.
Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không?Virus gây bệnh dại là loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài. Loại virus này có thể tồn tại trong cơ thể từ 2 – 8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Nếu virus truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn còn 10 ngày. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao ở thú chưa được tiêm phòng, thú hoang hay chó/mèo nhiễm bệnh.
Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không? Khi lên cơn dại người bệnh có nguy cơ tử vong cao
Căn bệnh chủ yếu lây qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khoẻ qua nước bọt tại vết cắn.
Các chuyên gia cho biết bệnh dại là một căn bệnh rất nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh khiến nhiều thú nuôi bị chết và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm cho những người xung quanh. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh dại vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Việc chữa trị cho thú bị nhiễm bệnh rất tốn kém và khó khăn, hầu như việc điều trị khỏi bệnh là không thể.
Những người lên cơn dại có các biểu hiện sợ nước, sợ gió, người mệt mỏi, nói không lưu loát, khó thở dù ý thức hoàn toàn tỉnh táo. Khi bị loại virus dại tấn công vào não, người bệnh có thể lên cơn, thậm chí là khó có thể qua khỏi.
Theo BS. Nguyễn Trung Cấp – Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, hầu hết những trường hợp tử vong vì bệnh dại do không tiêm phòng sau khi bị chó cắn. BS. Cấp chia sẻ thêm: “Đáng nói là nhiều trường hợp nghĩ là chó nhà nuôi cắn thì không sao và trước đó con chó cũng không có biểu hiện gì đặc biệt nên nhiều người đã chủ quan không tiêm phòng. Chỉ đến khi bất ngờ lên cơn dại mới vội vàng tiêm vacxin phòng bệnh thì đã quá muộn. Lúc này, virus bệnh dại đã lên não và phát bệnh thì không có thuốc nào chữa được”.
Nói về thời gian ủ bệnh dại của bệnh nhân, BS. Nguyễn Hồng Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cung cấp: thông thường bệnh nhân bị virus dại tấn công sau 3 – 4 tuần mới có biểu hiện bệnh nhưng có trường hợp ủ bệnh sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới lên cơn dại, khi đã lên cơn dại không còn cách nào cứu chữa.
BS. Cấp đưa ra khuyến cáo: Khi bị chó trưởng thành cắn, cần theo dõi chặt chẽ con chó, sau 10 ngày nếu chó vẫn bình thường thì không cần thiết tiêm vacxin. Tuy nhiên, với chó, mèo nhỏ cắn và bị cắn ở một số vị trí như cổ, đầu, mặt, đầu chi, bộ phận sinh dục thì phải tiêm phòng trong thời gian sớm nhất bởi vị trí càng gần thần kinh trung ương càng nhanh phát bệnh.
“Đáng nói là nhiều người dù hoang mang, sợ hãi sau khi bị chó dại cắn, họ vẫn không chịu đi tiêm phòng mà tìm đến các thầy lang và các cơ sở đông y điều trị. Thực tế ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào khi đã lên cơn dại mà được chữa khỏi bởi các bài thuốc đông y cũng như tây y”, BS. Cấp khẳng định.
Cách xử lý khi bị chó, mèo cắnNếu bị chó, mèo nghi dại cắn, cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch từ 10 – 15 phút.
Sau đó rửa tay bằng các chất sát trùng như xà phòng, cồn hoặc betadin.
Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương trước rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm vacxin
Đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vacxin dại.
Hiện tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó rất thấp, nhiều nơi chỉ đạt khoảng 30%, tại các tỉnh miền núi và trung du chỉ đạt khoảng 10%, thậm chí có tỉnh chưa tiêm phòng bệnh dại.
Chó Đã Bị Dại Có Thể Cứu Chữa Được Không?
10-04-2023, 11:28 am
0
13101
XEM THÊM:
CÁCH XỬ LÍ CHÓ MÈO BỊ KEO DÍNH CHUỘT
TẠI SAO BOSS XOAY LÒNG VÒNG TRƯỚC KHI ĐI CẦU
ĐOÁN BIẾT SỨC KHỎE ‘QUÀNG THƯỢNG” QUA PHÂN
Biểu hiện thú cưng nhiễm bệnh dại
Sau khi thú bị nhiễm trùng, virus bệnh dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ, ở đây chúng có thể tồn tại mà không bị phát hiện trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng.
Trong thời gian ủ bệnh này (hoặc tiềm ẩn), con vật vẫn khỏe mạnh và không có cứ một dấu hiệu biểu hiện bệnh nào. Tiếp đến thường là trong vòng từ 1 đến 3 tháng, virus gây bệnh dại sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não (các hệ thần kinh trung ương). Theo đó phải mất từ 12-180 ngày để virus lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Từ đây bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng và con vật bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh dại (virus này tồn tại trong nước bọt, nước mắt, sữa mẹ và cả nước tiểu của thú). Cuối cùng con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày. Bệnh thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Ở chó thời gian này trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng này thường không bị phát hiện hoặc bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, đó là lý do tại sao việc chuẩn đoán bệnh cho thú nuôi của bạn trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y.
Thời kỳ phát bệnh
Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.
Thể dại điên cuồng: Được chia làm 3 thời kỳ
– Thời kỳ tiền lâm sàng: Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như: trốn vào góc tối, kín đáo, đến gần chủ miễn cưỡng hoặc trái lại, tỏ ra vồn vã thái quá, thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn,. .v.v.
– Thời kỳ điên cuồng:
+ Các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài.
+ Vết thương nơi bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu. + Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, mắt đỏ ngầu, dãn đồng tử, con vật có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được, chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ hay giật mình, đi lại không có chủ định, trở nên hung dữ, điên cuồng (2 – 3 ngày sau khi phát bệnh).
+ Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về, trên đường đi gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người.
Thời kỳ bại liệt
+ Chó bị liệt, không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ.
+ Chó chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được. Thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm.
Thể dại câm
Là dạng bệnh không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như thường thấy, chó chỉ có biểu hiện buồn rầu.
+ Có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra.
+ Nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.
+ Quá trình này tiến triển từ 2 – 3 ngày.
Nói chung, thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 – 3 ngày vì hành tủy của con vật bệnh bị virut tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn.
Phương pháp chẩn đoán bệnh dại
Phương pháp chuẩn đoán lâm sàng: Đầu tiên, nếu thú nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm bệnh dại thì việc đưa thú đến bác sĩ thú y là cần thiết, ở đây BSTY sẽ giữ cho vật nuôi của bạn cách ly trong lồng khóa khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen của thú, thái độ của thú đối với chủ nuôi và cả với những động vật khác.
Xét nghiệm máu-ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chuẩn đoán bệnh dại, tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.
Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán – nhưng bởi vì nó đòi hỏi phải có mô não vì vậy phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi con vật đã chết.
Chó bị dại có chữa được không?
Bệnh dại là một căn bệnh cực kì nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh, gây ra nhiều cái chết thương tâm cho thú nuôi và làm tăng cao nguy cơ gây nguy hiểm cho chủ nuôi và các thành viên trong gia đình, thậm chí là ảnh hướng đến rất nhiều người. Hiện nay Tổ Chức Y Tế Thế giới xếp bệnh dại vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới. Việc chữa trị cho thú bị nhiễm bệnh là cực kì tốn kém, khó khăn và hầu như điều trị là điều không thể. Do đó để bảo vệ cho thú nuôi của bạn, bên cạnh đó đảm bảo an toàn cho gia đình, người thân và cả chính bạn trước căn bệnh nguy hiểm này, phòng bệnh là phương án tối ưu nhất mà bạn nên áp dụng.
Cách phòng bệnh dại
– Tiêm phòng dại định kỳ hàng năm cho thú nuôi. Thời điểm tiêm phòng:
Tiêm lần đầu cho chó con được 4 tuần tuổi.
Nếu chó con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
– Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài đường. Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có người dắt và theo dõi, không để chó đi lang thang ngoài đường.
– Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.
– Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì nên đưa thú tới các cơ sở thú y gần nhất.
– Khử trùng những khu vực xung quanh thú bị nghi/bị bệnh dại (đặc biệt là với nước bọt) pha loãng theo tỉ lệ 1:32 (150g/ 4 lít) dung dịch thuốc tẩy gia dụng.
– Chó chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác.
Bị Chó Nhà Cắn, Người Đàn Ông Lên Cơn Dại Tử Vong
Con chó cắn anh Hưng hai vết thương rồi tiếp tục cắn một người hàng xóm, thôn 5, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà. Hai người em của anh Hưng cùng bạn tổ chức bắt con chó này để làm thịt, cũng bị nó tấn công. Tổng cộng 5 người bị chó cắn, đều không tiêm phòng dại. Con chó do gia đình anh Hưng nuôi.
Ngày 23/6, anh Hưng lên cơn sốt, đau đầu, mệt mỏi, bồn chồn, sợ gió, sợ nước, co giật toàn thân… Gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, bác sĩ chẩn đoán anh bị lên cơn dại. Hai ngày sau bệnh nhân tử vong tại nhà.
Sau khi anh Hưng mất, 4 người còn lại mới đi tiêm huyết thanh, vắcxin phòng chống bệnh dại. Ngày 9/7, ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà, cho biết cả 4 người đang được theo dõi tình trạng sức khỏe.
UBND huyện Đăk Hà yêu cầu các lực lượng chức năng xử lý ổ bệnh dại tại thôn 5, giám sát để phát hiện sớm khi xảy ra bệnh dại, giúp người dân nâng cao nhận thức phòng chống dịch.
Cuối tháng 4, một bé trai 14 tuổi ở Đắk Lắk bị chó nhà hàng xóm cắn vào chân, phát bệnh dại tử vong sau một tháng. Trước đó bé trai 7 tuổi đi vệ sinh tại nhà ở Thái Nguyên thì bị con chó của gia đình lao vào tấn công, đi cấp cứu nhưng tử vong ngay sau đó do nhiều vết thương quá nặng. Ngày 9/4, bé trai 11 tuổi tử vong tại Sơn La sau ba tháng bị chó cắn.
Chiều 3/4, bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên bị đàn chó hàng xóm lao vào cắn, nhập viện trong tình trạng ngưng tim, mất nhiều máu và tử vong sau đó. Đầu tháng 4, anh Bùi Văn Tuấn (32 tuổi) và con trai ở tỉnh Hòa Bình tử vong do mắc bệnh dại sau hai tháng bị chó nhà nuôi cắn.
Khi bị chó cắn, cần tiêm huyết thanh phòng dại, theo dõi tiến triển của con chó xem có bệnh dại hay không để chủ động phòng ngừa. Chó nuôi cần được chích ngừa bệnh dại đầy đủ.
Theo Trần Hóa
vnexpress.net
Bị Chó Cắn, Sản Phụ Lên Cơn Dại Tử Vong, Trẻ Sinh Non Nguy Kịch
Bị chó cắn khi đang mang thai tháng thứ 3 nhưng không đi tiêm vắc xin, 5 tháng sau sản phụ Tin lên cơn dại và tử vong.
Bị chó cắn khi đang mang thai tháng thứ 3 nhưng không đi tiêm vắc xin, 5 tháng sau sản phụ Tin lên cơn dại và tử vong. Bác sĩ đã phẫu thuật cứu cháu bé nhưng rất nguy kịch.
Cháu bé sơ sinh con sản phụ Tin hiện đang được các bác sĩ chăm sóc tích cực tại bệnh viện tuy nhiên tiên lượng nặng.
Ngày 14/6, Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết, hiện bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu cho một sản phụ mang thai ở tuần thứ 32 nhưng lên cơn dại.
Trước đó vào ngày 9/6, thai phụ Nguyễn Thị Tin (Nghi Văn, Nghi Lộc, Nghệ An) nhập viện cấp cứu với các triệu chứng kích thích của lên cơn dại, sốt mệt mỏi, chảy nhiều dãi, không nuốt được nước bọt, triệu chứng sợ nước, sợ gió, xuất hiện cơn co thắt hầu họng.
Người nhà cho biết, 5 tháng trước, khi đang mang thai ở tháng thứ 3, sản phụ Tin đã bị chó cắn. Do nghĩ không phải chó dại cắn và đang mang thai nên sản phụ Tin đã không đi tiêm phòng vắc xin dại.
Sau khi thăm khám, xác định bệnh nhân đang mang thai ở tuần thứ 32, tỷ lệ tử vong chắc chắn 100% nên các bác sỹ khoa Sản của bệnh viện đã nhanh chóng chuyển mổ cấp cứu lấy thai nhằm kịp thời cứu con.
Sau ca phẫu thuật, bé trai nặng 1,6kg chào đời. Trong khi đó, người mẹ tiếp tục tái phát cơn dại, vật vã trên bàn mổ cấp cứu và tử vong vào ngày 10/6.
Sau sinh, bé trai không hề khóc, trương lực cơ nhão, sơ sinh non yếu nên các bác sĩ đã phải hồi sức tích cực, bóp bóng, đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp cho bé.
Hiện tại, sau 3 ngày chào đời, cháu bé vẫn đang nằm lồng ấp, tiếp tục được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ tại khoa Sản với tiên lượng nặng.
Các bác sĩ bệnh viện khuyến cáo, khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, nạn nhân phải xử lý vết thương tại chỗ, rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hoặc nước muối hòa đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn.
Ngay sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin. Tuyệt đối không được trì hoãn tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại, bởi khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong gần như 100%, không thuốc nào điều trị được.
Theo Trí Thức Trẻ
Gửi bài viết
Chủ đề:
Một đoạn clip ghi lại cảnh bà Nguyễn Phương Hằng bày tỏ sự cảm kích, lòng biết ơn đối với ông Võ Hoàng Yên vì ông Yên đã ra tay cứu giúp chồng bà (ông Dũng “lò vôi”) khỏi cơn bạo bệnh khi chỉ còn “30 % sống”.
Công an chúng tôi vừa mời bà Nguyễn Phương Hằng (vợ đại gia Dũng “Lò Vôi”) đến làm việc về nội dung tố cáo lương y Võ Hoàng Yên lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một tài xế taxi khi mở cửa xuống xe đã không quan sát, đúng lúc này, nam thanh niên đi xe máy chạy tới và xảy ra va quệt với cửa taxi khiến nạn nhân ngã văng xuống đường.
Bệnh Dại Có Chữa Được Không?
Thực trạng bệnh dại hiện nay
Cứ 15 phút thì có một người chết vì bệnh dại. Đây là thực tế đáng buồn của tình hình bệnh dại trên thế giới hiện nay. Hàng năm, bệnh dại giết chết gần 60.000 người, chủ yếu là trẻ em ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, thống kê từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã có 16 ca tử vong vì bệnh dại và trên 170.765 người bị phơi nhiễm phải đi tiêm vaccine phòng bệnh dại. Trước đó, trong cả năm 2023, cả nước cũng có tới 103 người tử vong vì bệnh dại (tăng 29 trường hợp so với năm 2023). Đa phần bệnh dại tại Việt Nam là vì chó nhà nhiễm dại cắn, phần lớn người dân vẫn còn chủ quan vì là vật nuôi trong nhà nên không tiêm phòng đầy đủ.
Hơn 95% trường hợp nhiễm dại ở người là do vết cắn của chó dại. Tuy nhiên, bệnh có thể được loại bỏ nếu tiêm vaccine kịp thời trước khi bệnh tiến triển xấu đi. Bất cứ khi nào con người bị động vật hoang dã hoặc động vật dại cắn, phải lập tức đến các trung tâm y tế gần nhất để kịp thời tiêm phòng, cứu chữa, ngăn ngừa tử vong xảy ra. Tốt nhất, cần tiêm phòng cho vật nuôi của bạn để tránh lây nhiễm ngay từ những giai đoạn tiềm ẩn ở vật nuôi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó cắn
Cách sơ cứu đúng sau khi bị động vật nghi dại cắnSau khi bị chó dại tấn công, nạn nhân cần làm theo các bước sau:
Cầm máu: Dùng băng gạc hoặc vải sạch cột chặt hoặc dùng tay đè lên vết thương trong vài phút để ngăn máu chảy ra.
Làm sạch vết thương: Rửa sạch vết thương bằng nước sạch, xà phòng nhẹ, chất tẩy rửa, iốt Pididone hoặc các chất diệt virus bệnh dại trong 15 phút.
Thu thập thông tin về động vật: Thông báo cho sở y tế địa phương hoặc cơ quan kiểm soát động vật về nơi ở của động vật vừa tấn công người. Nếu động vật là thú cưng, hãy lấy thông tin liên hệ của chủ sở hữu, đem động vật đó đi xét nghiệm ngay để xem nó có nhiễm virus dại hay không.
Đến các trung tâm y tế, bệnh viện ngay lập tức: Đừng chờ đợi cho đến khi các triệu chứng xuất hiện mới đến gặp bác sĩ. Nếu có thể, hãy mang con vật đã tấn công bạn cùng đến kiểm tra. Bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên nếu đang ở trong khu vực bùng phát dịch, vì rất nhiều khả năng bạn bị cắn hoặc cào bởi động vật nhiễm dại mà không biết.
Bạn có thể tim hiểu thêm: Bệnh dại và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân
Bệnh dại có chữa được không?Nếu có bất kỳ nguy cơ nhiễm bệnh dại, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng một loạt mũi tiêm khác nhau và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân tiêm kèm thêm globulin để gia tăng tác dụng của vaccine ngừa dại. Vì vậy, cần theo dõi sức khỏe liên tục trong thời gian điều trị bệnh, đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân. Nếu bạn đang mang thai, tiêm ngừa bệnh dại là an toàn cho cả mẹ và bé.
Để chuẩn bị cho việc đến gặp bác sĩ và giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần chuẩn bị thông tin cho một loạt câu hỏi sau:
Con vật nào cắn bạn?
Đó là động vật hoang dã hay thú cưng?
Nếu nó là thú cưng, bạn có biết con vật đó thuộc về ai không? Nó đã được tiêm phòng chưa?
Bạn có thể mô tả hành vi của động vật trước khi nó cắn bạn không? Có phải con vật bị khiêu khích trước khi cắn người?
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu?
Tiêm phòng bệnh dại ở người Tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh dại ở ngườiVaccine bệnh dại ở người được dùng để ngăn ngừa trước khi bị phơi nhiễm. Chúng được khuyến nghị cho những người làm ngành nghề có nguy cơ cao như nhân viên phòng thí nghiệm xử lý bệnh dại và virus dại, nhân viên kiểm soát dịch bệnh động vật và kiểm lâm động vật hoang dã, những người tiếp xúc trực tiếp với dơi, động vật ăn thịt hoặc động vật có vú.
Tiêm phòng cũng được khuyến nghị cho khách du lịch đến các vùng bị ảnh hưởng của bệnh dại, những người dự định dành nhiều thời gian ngoài trời tham gia vào các hoạt động như thám hiểm hang động hoặc leo núi.
Cuối cùng, tiêm chủng cũng nên được xem xét cho trẻ em sống hoặc đến thăm những khu vực có nguy cơ cao. Khi chơi với động vật, chúng có thể bị cắn.
Tiêm vaccine để điều trị bệnh dạiNếu triệu chứng bệnh dại bắt đầu, không có cách điều trị hiệu quả. Đây là lý do tại sao các bác sĩ tập trung vào việc phòng ngừa và cố gắng ngăn chặn căn bệnh này ngay sau khi một người bị phơi nhiễm.
Bất cứ ai nghĩ rằng họ đã tiếp xúc với virus bệnh dại phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Khi bị nhiễm virus dại, cần tiêm 2 loại thuốc này càng sớm càng tốt:
Globulin miễn dịch bệnh dại: Cung cấp sự bảo vệ ngay lập tức trong khi vaccine ngừa bệnh dại bắt đầu hoạt động.
Vaccine bệnh dại: Người nhiễm sẽ được tiêm 4 liều vào các ngày 0, 3, 7 và 14 (ngày 0 là ngày của liều đầu tiên). Những người có hệ miễn dịch yếu được bổ sung một liều vào ngày thứ 28.
Tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôiNgoài việc tiêm vaccine cho người nhiễm dại, việc diệt trừ bệnh dại không nhiễm vào vật nuôi là cách duy nhất để chấm dứt sự lây truyền sang người. Nếu như tất cả chó đều được tiêm ngừa dại thì sẽ không còn virus dại từ chó lây sang người nữa.
Tiêm phòng cho chó là phương pháp được ưa chuộng để kiểm soát và loại trừ bệnh dại trên thế giới. Để phương pháp này đạt hiệu quả, phải có đến 70% số chó ở các khu vực có bệnh dại được tiêm phòng đầy đủ. Vì vậy, mọi người cần nâng cao nhận thức cho nhau, cũng như tham gia tuyên truyền để mọi người cùng hiểu và tiến hành tiêm phòng chó trên khắp nơi.
Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) là phương pháp điều trị ngay lập tức cho nạn nhân bị cắn sau khi tiếp xúc với bệnh dại. Phương pháp này ngăn chặn virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, gây ra cái chết. PEP bao gồm:
Rửa và điều trị tại chỗ vết thương càng sớm càng tốt sau khi bị cắn
Tiêm vaccine bệnh dại mạnh và hiệu quả theo tiêu chuẩn của WHO
Sử dụng immunoglobulin bệnh dại (RIG) nếu có chỉ định.
Điều trị ngay sau khi tiếp xúc với bệnh dại có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng và tử vong.
Quy tắc thực hiện PEP khi bị dạiTùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc tiếp xúc với động vật bị nghi ngờ mắc bệnh dại, nên sử dụng PEP như sau:
Khi động vật chạm, liếm trên da không gây trầy xước: không cần thực hiện PEP
Khi động vật cắn gây ra vết trầy xước nhỏ hoặc trầy xước mà không chảy máu: Tiêm phòng ngay lập tức và điều trị vết thương tại chỗ
Vết cắn hoặc vết trầy xước lớn hoặc nhiều vết trầy xước: Tiêm vaccine ngay lập tức và sử dụng immunoglobulin bệnh dại, kèm theo là sơ cứu vết thương.
Bài Thuốc Sống Còn Cứu Sống Người Bị Rắn Cắn, Chó Dại Cắn Trong 1 Phút
Ở những vùng nông thôn, bị rắn độc cắn hay chó dại cắn là tai nạn khá phổ biến. Nhưng nếu không biết cách sơ cứu sẽ để lại nhiều biến chứng dẫn đến tàn phế, thậm chí trong một số trường hợp nặng có thể tử vong.
Hôm trước về quê chơi, thấy ở xóm có một thằng nhóc chừng 15-16 tuổi đi ruộng bắt chuột thì bị rắn cắn. Lúc vừa mới bị cắn nó vô cùng hốt hoảng la thất thanh. Mọi người đang làm gần đó thấy vậy chạy đến.
Khi vừa đến đã thấy chỗ bị cắn bắt đầu sưng lên, phỏng nước, chảy máu vùng vết cắn. Theo quan sát ban đầu của các bác lớn tuổi có kinh nghiệm thì có thể đó là vết cắn của rắn độc.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhìn vào vết cắn để biết đó là rắn độc hay rắn thường. Nếu dấu răng là một vòng cung, đều nhau thì là rắn thường, còn nếu vết cắn có 2 vết sâu hơn hẳn các vết răng khác thì đó chính là rắn độc.
Lúc này mấy bác nhanh chóng lấy rửa thật kỹ vết thương bằng nước muối, rồi cho thằng bé nhai khoảng 10 đọt lá mã đề rồi kêu nuốt phần nước và lấy phần xác lá đắp lên vết thương. Tiếp đến là garo mạch bạch huyết và chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi thêm.
Theo kinh nghiệm của những người lớn tuổi thì bị rắn độc cắn cũng giống như khi bị chó dại cắn, nếu để nọc độc đi vào cơ thể theo đường mạch bạch huyết sẽ rất nguy hiểm. Do đó, khi bị rắn cắn cần rửa sạch vết thương và garo mạch bạch huyết mới có tác dụng, không garo động mạch hay tĩnh mạch.
Lưu ý là trong khi rửa sạch vết thường, chúng ta không được nặn, bóp quá nhiều vì có thể làm nọc độc vận chuyển nhanh về tim gây nguy hiểm cho người bị rắn cắn.
Còn về việc sử dụng lá mã đề đắp lên vết thương là vì trong đông y, cây mã đề có tác dụng rất tốt trong việc hút độc ở các vết thương do rắn cắn, chó dại cắn.
Cây mã đề có khả năng chữa được rất nhiều căn bệnh khác nhau và một trong những tác dụng ấy chính là khả năng hút chất độc, làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc. Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Lưu ý: Nếu nạn nhân bị bất tỉnh thì dùng lá mã đề giã nát, chắt phần nước đổ vào miệng nạn nhân, phần bã dùng để đắp vào vết thương.
Hôm qua nhà em ăn lẩu bò giải ngán sau Tết, tiện có mấy mớ mùng tơi tươi ngon mập mạp lại là đồ sạch đem từ quê lên, thế là đem ra nhúng lẩu ăn. Ai dè ăn xong, cả nhà cùng bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu..
Nhà em cẩn thận lắm, rau thịt đều có nguồn gốc đảm bảo mới dám mua về, thế mà không hiểu sao lại ậm ạch bụng dạ. Em bèn lên mạng tìm hiểu thử thì đọc được bài này, thấy hết hồn các mẹ ạ. Hóa ra không phải rau gì cũng đem đi nhúng lẩu được, may mà nhà em chỉ bị qua loa. Em còn đọc thấy có vụ 2 bệnh nhân phải vào Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu trong tình trạng méo miệng, sưng 2 má, không nói được do đi ăn lẩu ăn phải rau độc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc ăn nhiều loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, trừ nóng và giải độc, đồng thời làm tăng mùi vị của món lẩu. Tuy nhiên, chúng ta thường tùy hứng theo khẩu vị để chọn rau mà không biết rằng có những loại rau không nên phối hợp với nhau khi ăn lẩu bởi chúng có thể sản sinh ra các chết độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài việc nên chú ý mua những loại rau có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, thì cách kết hợp rau với từng loại lẩu cũng rất quan trọng.
1 .Lẩu bò không ăn với rau mồng tơi
Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.
Nấu lẩu bò không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, rau cần, khế chua và một số loại nấm…
2. Lẩu hải sản không ăn với cà chua
Lẩu hải sản nên kiêng toàn bộ những rau quả giàu vitamin C như cà chua, chanh… Bởi khi hải sản, nhất là tôm, kết hợp với với những trái cây, rau ăn lẩu giàu vitamin C, thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide mà dân gian thường gọi là thạch tín, có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Với đặc tính là món tanh, lẩu hải sản cần có các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa…
3. Lẩu gà không ăn với rau kinh giới
Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Lẩu gà nên ăn với rau ngải cứu. Loại rau này không chỉ tốt cho sức khỏe, giải được nhiều độc tố mà khi dùng chung với lẩu gà sẽ rất thơm. Ngoài ra đi kèm với món lẩu gà còn có rau cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối…
4. Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Nên ăn lẩu riêu cua kèm bí đao, hoa chuối thái nhỏ và các loại rau thơm.
5. Lẩu thịt dê kị giấm
Ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Lẩu thịt dê nên ăn với củ sen, khoai môn, nấm mèo, tía tô, mang chua.
Theo WTT
Cập nhật thông tin chi tiết về Lên Cơn Dại Do Chó Cắn Còn Cứu Chữa Được Không? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!