Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Chó Không Cắn Chủ? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại sao chó cắn chủ?Trong thế giới hiện đại và áp lực như hiên nay, nuôi Pet nói chung và nuôi con chó nói riêng đã khá phổ biến, nhất là ở các nước phát triển.
Nuôi được con chó vừa ý sẽ không chỉ giải toả áp lực tâm lý, stress, giải trí, thể thao, phát triển tình cảm và trách nhiệm cho trẻ em, mà đối với nhiều người còn là thể hiện đẳng cấp, mức sống. Trong nhiều trường hợp còn là nguồn thu của nhiều hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp nuôi chó dẫn đến bi kịch: bị chó cắn gây thương tích thậm chí tử vong như trường hợp chó Ngao Tạng cắn chết người ở Hà Nội vừa qua… Qua tổng kết , các chuyên gia về chó hàng đầu trên thế giới đều khẳng định 100% trường hợp tai nạn như vậy xảy ra đều do lỗi của con người.
Các lỗi đó được chỉ ra như sau:
1/ Không có kiến thức tối thiểu về tâm sinh lý chó nhưng vẫn cứ nuôi. Đó là:
Chó là con vật có hệ thần kinh cao cấp, biết buồn vui giận hờn ghen tỵ vv.. như con người, nên chúng ta không thể ứng xử với nó như con gà, con lợn. Chúng ta cần phải ứng xử với chó gần như với một con người thực sự: yêu quý, quan tâm, dạy dỗ đúng cách một cách nghiêm túc, khoa học, phải nhất quán, không được nửa vời và nhất là phải có uy với nó.
Về dinh dưỡng, chó là động vật ăn thịt, không ăn đạm thực vật, ít ăn rau, ăn nhạt hơn người và luôn cần nước sạch. Chú ý chó đang tuổi lớn thức ăn phải đủ can xi và vitamin cần thiết, lượng thức ăn phải tăng dần cho đến khi chó hết tuổi lớn. Mặt khác cũng không nên cho chó ăn thịt sống vừa không hợp vệ sinh, vừa tăng thêm tính hung dữ của chó.
Chó chịu rét tốt hơn chịu nóng. Mùa hè chó hô hấp rất mạnh. Chuồng chó không nên bị nắng buổi chiều chiếu vào, và cũng không nên bị gió mùa đông bắc lùa qua.
Chó rất cần được vận động phù hợp. Thật bất hạnh cho con chó nào luôn luôn bị nhốt trong cũi hoặc dây xích cổ. Thực tế cho thây hầu hết những con chó thường xuyên bị xích hoặc bị nhốt trong cũi là những con chó rất dữ và có tính nết khó chịu,
Chó rất cần gần gũi, tương tác với chủ. Hàng vạn năm nay chó nhà tiến hoá từ chó sói là vì nó luôn luôn được sống, vui chơi và làm việc cùng với con người. Vì vậy, chó đặc biệt thích được vui chơi giải trí, nhất là vui chơi với chủ. Những con chó ham chơi là những con chó có thần kinh năng động và rất thông minh.
Chó có tính sở hữu rất cao, kể cả sở hữu chủ (mà biểu hiện của nó là sự trung thành). Biểu hiện của nó là sở hữu thức ăn, đồ chơi, lãnh thổ Nếu không biết đặc điểm này sẽ không thể nuôi dạy con chó của mình tốt được.
Ở các nước phát triển, những con chó không xác định làm giống thường được người ta cho đi thiến, nhất là đối với những giống chó dữ. Đây là việc làm rất khoa học, chó khoẻ mạnh hơn, an toàn hơn, chó không bị áp lực sinh lý bức xúc mất kiểm soát, và chắc chắn nó không ngu như nhiều người đồn thổi (bọn quan hoạn nó khôn bằng mấy người bình thường).
2/ Không thật sự yêu thương, đối xử tàn tệ với chó của mình.
Là con vật duy nhất chung sống với con người từ xa xưa, con chó đã trở thành con vật có tính người nhất được nuôi trong gia đình.
Yêu quý và chăm sóc chó đúng cách, con người sẽ có một người bạn trung thành vô giá, và ngược lại, nếu ai đối xử tàn tệ với nó, đương nhiên là sẽ gánh chịu hậu quả: chó sẽ mất lòng tin, mất tình cảm, phát sinh những đức tính tiêu cực, và với bản năng sinh tồn nó sẽ chẳng do dự giáng trả hoặc tấn công vào những kẻ mà nó đã coi là kẻ thù.
3/ Không chọn đúng giống chó phù hợp
Đây là vấn đề vô cùng quan trọng mà rất nhiều người mắc phải. Trong hơn 400 giống chó mà con người lai tạo ra, chúng khác nhau không chỉ về hình thức mà chúng còn khác nhau về nhiều đặc tính: thần kinh, sức mạnh, thói quen, năng lực làm việc, khả năng thích nghi môi trường…
Có những ưu điểm và khuyết điểm không giống nhau. Nhiều giống chó được lai tạo để thực hiện một công việc, một mục đích nhất định của con người nên nó cũng đòi hỏi được nuôi dưỡng, sinh hoạt trong những môi trường phù hợp tâm sinh lý riêng của chúng.
Thực tế, nhất là ở Việt Nam rất nhiều người nuôi chó chỉ nuôi giống chó mà mình thích, không quan tâm đến việc nó có thích nghi, có phù hợp với điều kiện sống mà ta có được, nhất là không phù hợp với không gian sống, mật độ người cùng sinh hoạt…
Ví dụ, con chó đòi hỏi phải được vận động cường độ cao như các loại chó săn lớn, chó làm việc, chó dữ (phú quốc, xoáy thái, Doberman, Great Dane, Malinois, béc giê Đức, Ngao Tạng vv …) lại ở nhà chật hẹp, đông người, nhiều trẻ con hiếu động…thì rất nguy hiểm. Sống trong những điều kiện đó thì người cũng khổ mà chó cũng khổ.
Ở các nước phát triển, muốn nuôi chó người ta thường hỏi tư vấn chuyên nghiệp xem nên nuôi giống chó nào, nuôi như thế nào cho tốt nhất…, thậm chí ở một số nơi còn có những quy định về không gian tối thiểu cho một số giống chó mà nếu người chủ không thực hiện được sẽ bị phạt nặng và không được nuôi.
4/ Không chọn đúng tuổi chó phù hợp để nuôi.
Nuôi một con chó từ nhỏ đương nhiên cũng có một số khó khăn, nhưng sẽ là vô cùng cần thiết, vô cùng đúng đắn nếu đó là những con chó giống dữ.
Nuôi từ nhỏ ta sẽ dễ dàng tạo được mối quan hệ gần gũi thân thiện vì lúc đó tính hung dữ của chó chưa phát triển, chó sẽ có thói quen phục tùng chủ và gia đình, chủ và chó hiểu nhau hơn, chủ dễ dạy dỗ giáo dục chó hơn.
Nếu mua về con chó đã lớn tuổi (1 năm trở lên) nếu là giống chó dữ sẽ rất nguy hiểm. Nó sẽ khó bị chủ mới khuất phục, nghe theo. Thậm chí nhiều trường hợp con chó đó có vấn đề về sức khoẻ, về thần kinh không khắc phục được thì họ mới bán một con chó to đẹp như vậy.
5/ Không nuôi dạy chó đúng cách.
Chiều chó gần như vô điều kiện hoặc quá nghiêm khắc và thô bạo đối với chó đều nhận được các hậu quả tiêu cực.
Nhiều trường hợp do giáo dục sai cách tạo cho chó hiểu sai vị trí của nó trong gia đình, không tôn trọng chủ là nguyên nhân chắc chắn sẽ dẫn đến việc cắn chủ sau này.
6/ Không đủ điều kiện nuôi chó.
Không có kỹ năng và kiến thức tối thiểu để hiểu và nuôi dạy chó con của mình; không đủ điều kiện kinh tế để nuôi dưỡng chăm sóc chó; không có đủ cơ sở hạ tầng tối thiểu để nuôi dưỡng chó; nuôi chó luộm thuộm, mất vệ sinh. Đặc biệt là không có thời gian để gần gũi chăm sóc chó.
Nếu không đủ điều kiện như vậy mà vẫn nuôi chó thì khó có con chó nào có thể yêu quý tuyệt đối trung thành với chủ, nhất là đối với những giống chó dữ.
Để chó không cắn chủ, chúng tôi có 1 số khuyến cáo sau đây:
Nếu nuôi chó tại gia đình, nên nuôi chó từ nhỏ. Hết sức hạn chế nuôi chó đã trưởng thành, nhất là các giống chó dữ.
Rất không nên nuôi nhiều chó dữ trong gia đình nếu không phải là kinh doanh chuyên nghiệp.
Nuôi dạy đúng cách: hết mực yêu thương nhưng cũng hết sức nghiêm khắc, cho con chó thấy nó được yêu quý, nhưng cũng không được phép làm những việc sai trái, phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của chủ. Chủ luôn luôn phải là chủ, chó luôn luôn chỉ là “cấp dưới”. Tuyệt đối không cho phép chó dọa hoặc cắn chủ ngay từ nhỏ. Muốn vậy mệnh lệnh của chủ phải rõ ràng, nghiêm túc, nhất quán (trước sau như 1, không thể lúc thế này, lúc thế khác…). Tóm lại chủ chó phải tạo được uy quyền tuyệt đối trước con chó của mình.
Những giống chó dữ phải cho đi học ở những trung tâm huấn luyện có uy tín. Ở nước ngoài đây là điều bắt buộc.
Phải có những kỹ năng kiểm soát được những giống chó dữ, tuân theo những quy định như đã nêu ở trên.
Cần thiết phải sử dụng 1 số biện pháp để khống chế (rọ mõm, dây cương cổ dề kỷ luật, vòng cổ xung điện…) hoặc như ở Mỹ: hầu hết những con chó không là giống đều bị thiến, chó sẽ khỏe hơn, an toàn hơn mà cũng không giảm độ thông minh như đồn thổi ở VN.
Cũng giống như con người, có 1 số con chó có tính khí côn đồ, hung dữ, đã dạy bảo không được thì phải kiên quyết thải loại, không thể để xảy ra những tai nạn như vừa rồi.
Tuyệt đối không được khuyến khích chó cắn bừa bãi, vô cớ, tạo cho chó những thói quen xấu nguy hiểm.
Trường hợp mua về những con chó đã trưởng thành phải tìm hiểu kỹ: tại sao họ bán? Tính năng tác dụng, những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực của giống chó này (cần thiết phải hỏi tư vấn chuyên môn)? Mục đích nuôi chó của mình, các điều kiện nuôi dưỡng, quản lý chó có đủ hay không vv… thì hãy mua…
Từ khi đất nước mở cửa, nhiều giống chó quí được nhập khẩu dễ dàng vào VN đã góp phần vào nâng cao tính đa dạng, chất lượng đàn chó tại VN, nhiều trường hợp đã đóng góp nhất định vào công tác An ninh – Quốc phòng, đáp ứng các nhu cầu sử dụng và giải trí của xã hội.
Tuy nhiên, để có thể phát huy được tốt mặt tích cực, hạn chế tiêu cực đòi hỏi người nuôi phải có những kiến thức và điều kiện nuôi dưỡng, quản lý, dạy dỗ… cần thiết.
Có những sai lầm lớn mà khó có thể sửa chữa thì tuyệt đối tránh.
(Nguyến Mạnh Hà – Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ – Học viện NNVN)
Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:
Làm Sao Để Chó Không Cắn Phá Đồ Đạc Trong Nhà?
Đã bao giờ bạn về nhà. Mở cửa ra và thấy mọi thứ đang trong tình trạng từng mảnh một chưa? Giấy báo bị xé tan nát, giấy vệ sinh khắp nơi, ghế sofa bung ruột, dấu răng loang lổ,… Wow, cái gì vậy?
Nhìn thì có vẻ nghiêm trong, nhưng đừng quá lo lắng. Chú chó yêu dấu của bạn đang đến thời kì “ngứa răng” đấy. Dù bạn có thích hay không thì sớm muộn gì ngày này cũng sẽ tìm đến trong cuộc đời nuôi thú cưng của bạn.
Bản năng “cắn đồ” của chúng đã có từ thời cụ tổ của chúng rồi. Đúng vậy, chính là loài sói hoang dã, đầy kiêu hãnh đấy các bạn. Chúng thích gặm và ngấu nghiến từ xương con mồi cho đến những cành cây hoặc bất cứ thì gì có thể nhai được cho đỡ “buồn miệng”. Và bản năng này được duy trì cho các hậu duệ sau này của chúng, là những chú chó mà các bạn đang nuôi.
Trong tự nhiên việc cắn gặm như thế là hoàn toàn bình thường, nhưng đó sẽ là một cơn ác mộng thực sự cho các vật dụng trong nhà bạn.
Đến với bài viết ngày hôm nay mình sẽ cho bạn một số lời khuyên để giải quyết việc này. Nhưng trước khi đi vào vấn đề tụi mình cũng nên xem xét một số nguyên nhân. Biết đâu được đó là lại là mấu chốt để giải quyết vấn đề đấy.
1. Nguyên nhân khiến cún cưng cắn đồNhư mình đã đề cập ở trên thì ngoài bản năng được thừa hưởng từ tổ tiên là loài sói thì một số lí do sau đây có thể là lí do khiến chúng hay nhai mọi thứ trong nhà bạn:
Mọc răngPhải, là mọc răng. Việc này khiến nướu của những chú chó đang trong giai đoạn trưởng thành cảm thấy ngứa và khó chịu. Vì vậy chúng cần “thứ gì đó” cứng để gặm hoặc cắn nhằm thuyên giảm cảm giác khó chịu đó.
Bạn sẽ để ý thấy việc “mài răng” này xảy ra ở những chú chó con từ 3 – 7 tháng tuổi. Vì đây là độ tuổi mọc răng của chúng.
Giải tỏa tâm lýTheo mình thấy đây hoàn toàn có thể là lí do bạn hay gặp phải khi đi làm về. Để chú chó của bạn ở nhà một mình khiến chúng dễ buồn chán và bứt rứt. Và khi buồn chán, chúng thường tìm đến thứ gì đó để gặm và cắn như một bản năng.
Nhưng đôi khi chúng làm như vậy vì việc đó khiến chúng cảm thấy… vui. Nguyên nhân sâu xa vẫn là do buồn chán, môi trường sống thay đổi, bạn ít quan tâm, chơi đùa với chúng khiến chúng bị stress và cần được giải tỏa. Mà những xấp giấy tờ quan trọng, đôi dép, giày,… của bạn thường là nạn nhân cho những cuộc giải tỏa đó.
Hay đóiĐói cũng có thể là một nguyên nhân mặc dù không phổ biến. Một vài chú chó rất hay đói, thường là khi chúng đang trong một quá trình điều trị y tế. Chúng sẽ thường có xu hướng gặm hay thậm chí là ăn những thứ không phải thức ăn nhưng lại có mùi và vị giống như thức ăn.
PicaPica là cách gọi về tình trạng của một chú chó khi chúng ăn những thứ không phải thức ăn. Khác với ở trên, những thứ này thậm chí không có mùi hay vị giống thức ăn. Bao gồm kim loại, nhựa, rác, bụi bẩn, đá, giấy hay thậm chí là phân.
Thông thường Pica là một vấn đề thuộc về hành vi, tâm lý của loài chó. Nhưng nó cũng hoàn toàn có thể là kết quả của việc điều trị y tế hay do chế độ dinh dưỡng kém.
Bồn chồn, lo lắngKhi lo lắng, hồi hộp, nếu để ý bạn sẽ thấy một số người có thói quen cắn móng tay. Những chú chó cũng tương tự như vậy, khi bồn chồn, lo lắng chúng sẽ tìm một vật gì đó để cắn, gặm như một bản năng. Việc này giúp chúng cảm thấy thoải mái và đỡ căng thẳng hơn.
2. Cách ngăn chặn việc cắn phá đồ của chóĐiều bạn cần làm bây giờ là “dụ dỗ” nó. Cơ bản bạn xem hành động cắn phá đồ đạc trong nhà của chó là sai là do chúng vô tình cắn phải những thứ không nên cắn. Nhưng thật ra chúng chẳng biết chúng đang cắn cái mô tê gì cả. Vậy thì, giải pháp ở đây là chỉ cần cho chúng thứ gì đó phù hợp để cắn thay cho những món đồ yêu quý của bạn thì chẳng phải sẽ có lợi cho cả 2 sao! ^^
Bắt đầu từ căn nhàViệc để những vật dụng của bạn lăn lóc khắp nơi trong nhà và mong những chú chó đáng yêu của bạn không gặm thì cũng tội cho nó. Bạn biết đấy, làm sao chúng nó có thể kiềm lòng được trước những thứ đầy cám dỗ như vậy ở khắp nơi.
Ví dụ như khi đi làm, đi học về bạn hãy để giày lên kệ, remote TV xem xong hãy để ở nơi cao, tập sách để trên kệ,… Chính vì như vậy nên việc dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng những vật dụng của bạn vào đúng vị trí và tránh xa “tầm tay của cún” là một cách an toàn để không phải tạm biệt thêm một món đồ nào nữa.
Bạn cũng cần lưu ý loại bỏ những cây cảnh trong nhà có thể gây ngộ độc cho cún. Dọn dẹp những vật dụng sắc nhọn có thể gây tổn thương. Không để những vật dụng dễ leo trèo lên như bàn, ghế thấp,… tránh để chú chó của bạn nhảy lên để lấy đồ xuống cắn.
Sử dụng chuồng, lồngNếu như chú chó của bạn không màng cắn những vật dụng lặt vặt nữa mà chuyển sang cắn chân bàn, chân ghế thì bạn hãy chuyển sang sử dụng chuồng, lồng.
Đặt chúng vào chuồng là cách quản lí hiệu quả mà không cần có sự giám sát của bạn. Tạo ra một giới hạn để cún cưng không với đến được những vật dụng trong nhà.
Mình đã từng đề cập về tầm quan trọng của việc huấn luyện thú cưng bằng chuồng. Cho nên mình nghĩ bạn nên tập cho cún con quen với việc ở trong chuồng, lồng, cũi càng sớm càng tốt.
Đồ chơi nhai, gặm (khuyên dùng)Đối với những chú chó hay cắn phá đồ đạc trong nhà thì đây chính là một công cụ lí tưởng cho chúng.
Không cần nói thì bạn cũng biết đây sẽ là “hình nhân thế mạng” cho những món đồ yêu quý của bạn. Đúng như tên gọi, mục đích chính của những món đồ chơi này là dùng để nhai, gặm, cắn xé.
Chúng sẽ giúp chú chó của bạn giải tỏa cơn ngứa răng khó chịu. Không những thế, những món đồ này được thiết kế an toàn, bền vững để chịu sự cắn xé và thậm chí là có thể chứa được những món quà nho nhỏ cho chú chó của bạn.
Bạn có thể đặt vào đó một ít bánh thưởng, đồ ăn khô mà chú chó của bạn yêu thích. Việc chơi đùa với món đồ chơi sẽ làm rơi bánh thưởng ra, điều mà chúng sẽ không bao giờ tìm thấy trong những đôi giày “mùi mẫn” của bạn!
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những món đồ chơi như vậy để bạn lựa chọn như xương nhai gặm, xương nhỏ, bóng nảy, gậy mài răng,.. Trong đó cái tên KONG Classic là sản phẩm bên phương Tây khá ưa chuộng.
Những món đồ chơi như vậy sẽ giúp cún cưng không màng đến việc cắn phá nữa. Vì lúc đó chúng chỉ chuyên tâm gặm món đồ chơi để tìm kiếm bánh thưởng bên trong đó.
Tập luyện và cho chó vận độngĐây là một mẹo mà mình thấy rất hay và hữu ích. Việc cho chó cưng vận động, chạy nhảy, đùa giỡn sẽ khiến chúng mệt, và khi mệt chúng sẽ không muốn tốn sức để gặm bất kì cái gì nữa.
Không những thế việc vận động sẽ giúp não tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh tên Edorphins. Chất này có tác dụng giúp cho cún cưng trở nên thoải mái, vui vẻ và bình tĩnh hơn. Trên thực tế thì việc nhai sẽ kích thích tiết ra Edorphins, chính vì vậy nếu như lượng vận động không đủ sẽ khiến chúng lại muốn tìm thứ gì đó để cắn, gặm.
Mỗi ngày bạn nên dành ra từ 15-20 phút để chơi đùa với chúng. Bạn có thể dẫn chúng đi bộ, ném đĩa, kéo co với chúng đều được. Hoạt động thể chất cũng đồng thời giúp bạn lẫn người bạn bốn chân của mình có một sức khỏe tốt và gắn kết với nhau hơn.
Dùng bình xịt ngăn chó cắn phá đồ đạcGiới thiệu với bạn đây cũng là một trong những cách khá nhanh chóng và tương đối hiệu quả để chó không còn “mood” cạp đồ nữa. Dùng bình xịt và xịt vào những vật dụng bạn thường thấy chúng có ý định nhăm nhe gặm.
Thường bên trong chai xịt là các thành phần tự nhiên có mùi hương khó chịu và vị đắng. Điều này khiến chó không muốn cắn nữa.
Các dạng chai xịt này hiện tại ở các cửa hàng thú cưng bán khá nhiều các bạn có thể ra đó để tham khảo nha. Mình nghĩ đây là biện pháp cuối cùng nếu như các bạn không còn cách nào khác, haha.
3. Một số lưu ý cho bạnThứ 2, hiện tại trên thị trường có nhiều loại sách huấn luyện chó không cắn đồ bằng những phương pháp rất kì cục. Nào là quấn băng keo quanh miệng, nào là đánh chó mỗi khi nó cắn bậy,… Thật khó hiểu khi lại có những người viết ra những cuốn sách như vậy. Trong khi bạn chỉ cần áp dụng các phương pháp trên như đem cún vào chuồng khi không giám sát được chúng, hoặc cho chúng vận động thể chất đầy đủ thì gần như 99% đã giải quyết được vấn đề rồi.
Cảm ơn các bạn đã đọc đến tận đây. Mình mong những điều mình chia sẻ sẽ có ích và giúp bạn rất nhiều trong việc huấn luyện chú chó của mình không còn cắn phá đồ đạc trong nhà nữa. Việc huấn luyện những kĩ thuật cơ bản cho động vật vốn dĩ không quá khó nếu bạn kiên nhẫn và yêu thương chúng.
Bị Chó Cắn Có Sao Không? Phải Làm Gì Để Tránh Nguy Hiểm?
Bị chó cắn là điều mà bất cứ ai cũng không muốn, tuy nhiên cũng có rất nhiều con sen có sở thích chơi dại là chọc chó để chúng nó đuổi theo và nhận hậu quả nếu chơi ‘ngu’. Nếu may mắn gặp những con chó bình thường thì không sao, chả may gặp phải chó dại cắn thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp và có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vậy trong những trường hợp xui như vậy thì phải làm thế nào?
Tình trạng chó cắn người không phải là hiện tượng hiếm gặp mà thậm chí theo thống kê thì luôn có ít nhất trên 2 vụ bị chó cắn xảy ra mỗi ngày trên toàn thế giới. Nguyên nhân của việc này có thể xuất phát từ lý do chủ quan lẫn khách quan, bao gồm:
Sở thích đi cà khịa hoặc chọc chó
Chó nó ghét, ngứa mắt nên tợp cái cho vui
Gặp phải giống chó dữ chưa được thuần hóa
Gặp phải chó dại
Chó tưởng người lạ xâm phạm lãnh thổ của chúng.
Ngoài những nguyên nhân này thì hầu hết các trường hợp bị chó cắn thường do ngẫu nhiên, không lường trước được, ví dụ như vào nhà hàng xóm nhưng không đi cùng chủ nhà, đi ngang qua khu vực nhiều chó thả rông,…. Nói chung nguyên nhân thông thường là do quá… đen mà thôi.
Đôi lúc vui đùa với cún yêu, chúng vô tình cắn chủ xước da. Tuy nhiên bất kể lí do gì, nếu bị xước hoặc chảy máu thì bạn nên phải tiêm phòng và theo dõi chó theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những trường hợp xấu xảy ra.
Ngoài ra nếu vết trầy nhẹ, mờ, nằm xa dây thần kinh trung ương, xa vùng nhạy cảm, thì có thể theo dõi chó tại nhà. Nếu chó ổn thì có thể yên tâm, còn khi chúng có biểu hiện dại thì phải đi tiêm phòng ngay lập tức.
Hằng năm, có rất nhiều trường hợp bị chó cắn xảy ra. Vậy nên câu hỏi được quan tâm nhiều nhất chính là: Bị chó cắn chó chết không?
Do bệnh dại sẽ xuất hiện sau khoảng thời gian khá lâu nên nhiều người tưởng rằng sẽ không có khả năng mắc dại. Nhưng đừng chủ quan! Bị chó cắn không chích ngừa cho đến khi có các triệu chứng như: sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió,… thì khả năng bị dại đã vô cùng cao. Mà lúc đó khó có thể cứu chữa được nữa.
Có những trường hợp bị cắn qua lớp quần Jean, khiến quần Jean bị thủng, rách và gây tổn thương. Tuy nhiên cũng có những trường hợp quần không bị rách nhưng vẫn có chảy máu, vì vậy mọi người không biết có cần tiêm phòng hay không.
Đối với người, thời gian ủ bệnh dại không thể dự đoán được. Điều đó dựa theo số virut đã đi vào người bệnh nhân. Thời gian có thể là từ 1 tuần đến 1 năm, đa số là từ 1-2 tháng. Người bị dại có biểu hiện:
Khó chịu ở vết cắn;
Sốt, đau đầu, mệt mỏi;
Sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió;
Cảm thấy cái chết;
Thay đổi tính khi: hay tức giận, nóng nảy, tăng động, v.v…
Sau khi phát hiện vết thương, cần rửa vết thương bằng xà phòng và rửa dưới vòi nước chảy trong 10 – 5 phút. Điều này giúp ta ngăn chặn được phần nào virut, tránh việc virut xâm nhập vào cơ thể.
Sau đó, tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%.
Đi đến cơ sở y tế để xin lời khuyên của bác sĩ.
Lưu ý:
Không được băng bó, che kín vết thương;
Không để vết thương tiếp xúc với: ớt, nhựa cây, nước ép, axit, kiềm.
Nhiều người cho rằng uống thuốc nam có tác dụng ngăn ngừa bệnh dại. Tuy nhiên điều này không có cơ sở khoa học nào chứng minh. Bệnh dại hiện chưa có thuốc đặc trị.Vậy nên khi bị chó cắn, cách phòng dại tốt nhất đó chính là vaccine.
Bên cạnh đó cần lưu ý tránh dùng các loại thuốc như corticoid, vì thuốc đó sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra còn nên dừng lại việc uống thuốc trị ung thư, trị sốt rét. Những thuốc trên nếu uống sau khi tiêm vaccine sẽ làm giảm tác dụng của Vaccine.
Tuyệt đối không uống rượu bia, những đồ uống có cồn. Thêm vào đó không nên tiếp xúc với động vật khác để tránh việc bị ve đốt, vì sẽ nguy hiểm khi bị đốt khi đang theo dõi bệnh.
Ngoài ra còn có nhiều thắc mắc như: bị chó cắn có ăn đậu xanh hoặc giá được không? Câu trả lời là được. Ngoài những thực phẩm lưu ý ở trên thì bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến việc nằm mơ bị chó cắn có rất nhiều. Có thể trong quá khứ đã bạn từng bị hoặc bạn đã chứng kiến, hay bạn đã suy nghĩ về vấn đề này quá nhiều. Tuy nhiên, theo quan niệm tâm linh, người ta cho rằng nằm mơ thấy chó cắn chính là điềm báo những việc sắp diễn ra.
Mơ chó sói đuổi theo cắn: điều này vô cùng đáng mừng vì trong tương lai, bạn sẽ thành công rực rỡ trong công việc.
Mơ chó cắn vào tay: giấc mơ này báo cho bạn biết bạn đang do dự và sai lệch hướng đi, hơn nữa còn có người sẽ phản bội hoặc hãm hại bạn.
Mơ chó cắn một ai đó: bạn cần xem lại người bị chó cắn trong giấc mơ, xem xét thật kĩ mối quan hệ để tránh việc bị lợi dụng, hãm hại
Mơ thấy chó cắn nhau: bạn cần tự tin hơn trong công việc để thành công, đừng quá đắn đo để sau này tiếc nuối.
Mơ chó cắn chảy máu: bạn không thể mãi tự ti được, hãy quyết tâm thay đổi bản thân tốt hơn để hạnh phúc và thành công hơn.
Qua một số trường hợp trên ta thấy rằng việc mơ bị chó cắn là điềm không may mắn. Tuy nhiên đó cũng không phải là giấc mơ quá tệ, mà chúng có thể giúp bạn chuẩn bị tốt tâm lí để đối mặt tốt hơn với cuộc sống, giúp bạn vượt lên chính mình.
Mơ chó cắn: đánh con 29, 92, 93.
Mơ chó cắn chảy máu: đánh con 89 hoặc 89.
Mơ thấy chó đuổi: 38 hoặc 58.
Mơ thấy người bị chó cắn: 96.
Mơ thấy chó: 29, 59, 95.
Mơ gặp hai con chó: 94 hoặc 96.
Mơ gặp đàn chó: 36, 63.
Mơ thấy chó con: 48, 49.
Mơ thấy chó đen: 68 hoặc 94.
Mơ thấy chó Nhật: 76.
Mơ thấy chó đẻ: 51, 91.
Mơ chó đến nhà: 93, 98.
Mơ thấy mình bắt ve chó: 83, 93.
Mua Chó Con Làm Sao Để Không Bị Hớ?
Các giống chó “Collie” đẹp: Border Collie, Rough Collie hay mini Collie…thông minh, dễ huấn luyện, tình cảm, quấn chủ.
Các giống chó kéo xe: Samoyed, husky, alaska…bề ngoài ấn tượng, nghịch ngợm, hiền lành.
Các giống chó thuộc dòng Toy nhỏ như: Phốc, phốc sóc, poodle… nhỏ nhắn, dễ thương,…
Tất cả những giống chó này tạo nên cơn sốt mua chó con giống ngoai nhập trong cộng đồng người Việt Nam. Hầu như ai cũng muốn sở hữu ít nhất 1 con chó trong số những giống chó này.
Từ thời gian đầu mới rộ lên mốt chơi chó, rất nhiều người muốn mua nhưng không biết ai bán vì số lượng có hạn. Các từ khóa (keyword) như: bán chó, bán chó đẹp, mua chó đẹp, mua chó con ở đâu, mua chó con ở Hà Nội, chó con đẹp, mua cho o dau, web bán chó, trang web bán chó , web mua bán chó, các giống chó cảnh, chó cảnh đẹp, web bán chó cảnh, ban cho canh, mua cho canh, nuoi cho canh, bán chó cảnh hà nội, mua chó cảnh, mua chó cảnh ở hà nội, bán chó cảnh tại hà nội … là những từ khóa được người dùng tìm kiếm (search) trên google rất là nhiều.
Chính vì thế, để đáp ứng nhu cầu nhiều người muốn mua chó cảnh, đã có rất nhiều người đứng ra cho chó nhà mình sinh sản rồi bán chó con hoặc đứng ra nhận đặt mua chó từ các nước ngoài như: Thái Lan, Đức, Bỉ, Úc…. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người vì lợi ích kinh tế nên sang bên các chợ chó của Trung Quốc nhập về những con giống chất lượng kém, lai tạp và bệnh tật về bán. Rất nhiều người mua chó không biết đã phải vừa tốn số tiền lớn cả chục triệu, vừa tốn công chăm sóc và tổn thương cả tình thương yêu động vật khi mà mua con chó Tàu về chưa đến 1 tuần nó đã phát bệnh rồi chết.
Rất nhiều người sau khi mua chó con về bị chết đã có những ý nghĩ tiêu cực như: chó nước ngoài khó nuôi, dễ chết; hay giờ cứ ra mua chó là toàn bị chết.. nên ko dám nuôi chó nữa.
Để giúp các bạn tìm mua được những chú chó khỏe mạnh, đẹp đẽ, thông minh, lanh lợi; tránh bị kẻ xấu lừa đảo bán chó bệnh tật không ra gì, mình đã tổng hợp những điều cần lưu ý kinh nghiệm chọn mua chó cảnh sau đây:
1. Người bán chó là ai?
Trước khi mua chó, cần tham khảo bạn bè, các diễn đàn trên mạng và trên google thông qua số điện thoại, tên, nick chat, nick diễn đàn của người bán xem người ta có bị tai tiếng gì chưa, có uy tín hay không. Tránh mua chó ở những nơi “nổi tiếng” bán chó bệnh, ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh có chợ chó đường Lê Hồng Phong, các xe bán chó trước cổng trường cấp 2-3 Lê Quý Đôn …
Đến tận nơi gặp mặt người bán xem họ nhìn thế nào, bán ở nhà hay bán ở cửa hàng chó mèo.
2. Sức khỏe con chó đó thế nào?
Đến tận nhà xem tận mắt chó con và chó mẹ.
Đã có rất nhiều người mang chó con Trung Quốc về bán xong nói là chó đẻ ở Việt Nam, không nuôi được nên bán lại để tạo sự tin tưởng khi lừa bán cho khách. Người mua cần tỉnh táo trong trường hợp này. Hãy yêu cầu người bán cho xem hình của con chó đó lúc nó còn nhỏ hơn, hình chụp cùng chó mẹ và hỏi rõ đã mua con đó ở đâu.
Nhìn các biểu hiện bề ngoài của con chó con lúc đến xem như:
Có nhanh nhẹn, nghịch ngợm ko
Mắt có đỏ không, có gỉ mắt không (chó có gỉ mắt nhiều và mắt đỏ thì không nên mua)
Mũi có khô không, có nước mũi chảy ra không (mũi chó mà không thì không nên bắt lúc đó vì có thể nó đang sốt; mũi chó mà có dịch mũi chảy ra thì không nên mua)
Miệng của chó có nhiều nước bọt chảy ra không
Chó có bị ho, khạc không
Chó có bỏ ăn không
Chân cún chạy có run rẩy không, có bị khụy hay cong chân không
Bụng của cún có các chấm màu đỏ không, có mụn không
Chó có bị ỉa chảy không, lông sát lỗ đít có bị ướt, bị bết không. Nếu có thì tuyệt đối không mua hoặc không bắt lúc đó hẹn hôm khác đến xem sau.
Những biểu hiện này cần phải theo dõi ít nhất 30 phút đến 1 tiếng. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý để đến xem chó khi bạn có thể ở đó chơi được từng đó thời gian.
3. Chất lượng con chó đó ra sao?
Cũng là 1 giống chó nhưng sẽ có sự khác biệt giữa các con giống nên khi mua chó cần yêu cầu người chủ cho xem trực tiếp chó mẹ và hình hoặc video phối với chó bố. Nếu bố mẹ mà xấu thì nhiều khả năng sau này chó con lớn lên cũng không đẹp.
Ngoài những yếu tố về hình thể cơ bản, bạn có thể cân nhắc xem tinh thần con chó có vững hay không. Về cách kiểm tra tinh thần thì bạn dậm chân thình thịch phía trước chó con mà nó không hoảng sợ bỏ chạy là được.
Các giai đoạn phát triển của chó con bạn cần biết
Điều quan tâm với các bạn khi mua chó con là không biết mình mua giá này có hợp lý hay không? Loài chó A với loài chó B giá chênh lệch thế nào để mình còn quyết định mua theo túi tiền. Xin hãy xem qua bảng giá chó cảnh mà chúng tôi tổng hợp hàng tháng để có thêm kinh nghiệm.
Tại Sao Chó Lại Cắn Chủ?
Chó là loài vật thông minh nhưng bản tính hoang dã của chó vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác. Bản năng của từng loài cũng khác nhau, đối với những con chó được liệt vào dạng mạnh mẽ, hung dữ và tâm lý khó lường thì nhiều rủi ro nuôi chúng. Hệ thần kinh cao cấp ở chó cho phép chó biết vui, buồn, giận dữ và ghen tỵ. Bởi vậy khi nuôi chó chúng ta cần nuôi từ nhỏ và đối xử với chúng ân cần, quan tâm gần gũi chứ không phải như với gà, vịt. Cần dạy dỗ chó đúng cách và khoa học. Trong quá trình nuôi và dạy cần sự nhất quán để đưa chó vào kỷ luật, thể hiện được cái uy của chó.
Chọn sai giống chó Không nuôi từ nhỏChúng tôi luôn khuyên các gia đình nên nuôi chó từ bé để chó quen hơi, qua quá trình chăm sóc thì nó hiền và yêu mến gia chủ nhất. Nuôi chó từ bé khiến chó ngoan hơn, nghe lời hơn và đến tuổi dạy dỗ cũng dễ dàng hơn. Điều này là hiển nhiên nhưng một số người lại chọn nuôi chó khi nó đã lớn. Các chuyên gia nói rằng, chó trên 2 tuổi khi được nuôi sẽ không thực sự trung thành với chủ và nó không nghe lời là rất cao. Nó chỉ sợ chứ không phục tùng chủ. Do đó, nếu bạn nuôi chó dữ đã có tuổi là một điều rất dại dột.
Dạy sai cáchNhìn chung, gần như lỗi chó cắn chủ là thuộc về con người. Quyết định chọn nuôi chó như thế nào cho phù hợp và tránh được rủi ro là một vấn đề không nên xem nhẹ. Nếu các bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào thì trung tâm chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ
Mọi thông tin xin liên hệ:
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN
Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.
Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM
Website: https://huanluyenchosaigon.com
Hotline: 0972 944 624
Chó Bị Ong Đốt Có Sao Không? Phải Làm Sao Để Chữa?
1/ Những dấu hiệu cho thấy chó bị ong đốt
Chó bị ong đốt sẽ biểu hiện nhiều triệu chứng, nhưng đôi khi lại dễ lầm tưởng rằng chó đang mắc căn bệnh khác. Vì thế, bạn cần lưu ý những triệu chứng sau đây:
Vùng bị đốt sẽ sưng to và hơi nóng.
Thú cưng luôn có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, biểu hiện qua đôi mắt uể oải và hành động.
Vì mệt mỏi khó chịu nên chúng không muốn vui đùa chạy nhảy như mọi ngày. Thậm chí còn không muốn ăn uống, đứng lên. Chúng trở nên lười hoạt động và chỉ muốn nằm lì một chỗ. Chúng sẽ chẳng muốn để ý đến bạn khi bạn đến gần chăm sóc chúng nữa.
Nếu bạn nghe những hơi thở nặng nhọc, thì chú cún của bạn đã rất khó chịu rồi, cần kiểm tra chúng ngay lập tức.
Vùng mặt là bộ phận khá nhạy cảm khi bị ong đốt, không những ảnh hưởng đến mĩ quan mà còn ảnh hưởng không ít đối với sức khỏe của chúng. Những vết đốt lên mặt có thể sưng to lên mỗi ngày. Mặt chúng không lâu sẽ phồng lên với đôi mắt híp lại.
Không những vậy, khi chúng quá ngứa sẽ không tự chủ được mà dùng chân đưa lên gãi vết thương gây trầy xước và làm tổn thương khuôn mặt. Tuy nhiên đôi khi, những con ong sẽ có thể tấn công vào mũi, vào lưỡi hoặc vào cổ họng.
Đó là những bộ phận dễ bị tổn thương hơn bất kì nơi nào khác. Khi bị đốt vào những nơi đó, bạn sẽ khó mà phát hiện vết thương ở đâu, cũng sẽ không biết nguyên nhân gây ra sự khó chịu đó đến từ đâu.
2/ Chó bị ong đốt có sao không? Có nguy hiểm không?Đây chắc chắn là một câu hỏi của những chủ nhân đang lo lắng vì có chó bị ong đốt. Tùy thuộc vào bộ phận nào trên cơ thể bị ong đốt thì sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chó bị ong cắn vào chân sẽ không đáng lo ngại cho lắm vì phần đó khá cứng cáp, nếu bị đốt thì nhiều lắm là sưng nhẹ và ngứa ngáy, chúng sẽ dễ dàng khỏi hẳn sau mấy ngày.
Nhưng nếu chó bị ong đốt vào mắt, miệng, lưỡi, cổ họng,…thì độ nghiêm trọng sẽ khác. Như đã đề cập ở trên, chúng có thể bị sưng phù to và tự làm tổn thương khuôn mặt của mình. Nếu chích ở những nơi khó tìm thấy như mũi, cổ họng hay lưỡi, chúng sẽ thấy hô hấp khó khăn do ống thở bị sưng to, thậm chí bỏ ăn do miệng đau đớn, không thể nhai và nuốt thức ăn.
Nhưng trong trường hợp chó bị ong vò vẽ đốt hoặc là gặp phải ong bắp cày thì thật sự đó là vấn đề đáng lo ngại rồi đấy. Đó là những loài ong có nọc độc khá mạnh, ngoài bị sưng to, ngứa ngáy, chúng còn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn như nôn mửa, suy hô hấp,…v.v.
Như vậy, không phải chỉ dừng lại việc bị ngứa và sưng vài ngày, những chú cún con còn có thể gặp nguy hiểm nếu không được chuẩn đoán và xử lí kịp thời bằng những biện pháp và lời khuyên đúng đắn.
Nếu đã xác định được là do ong đốt, thì việc đầu tiên cần làm đó chính là tìm ngòi của con ong dựa vào vết sưng phù trên người chúng. Sau khi tìm được vị trí ngòi, bạn cần dùng nhíp, hoặc miếng thẻ cứng( phải sạch sẽ và không được bị gỉ sét) và gắp dứt khoát ngòi ra. Tránh việc xác định sai và gắp sai nhiều lần vì như vậy sẽ tổn thương thêm vết thương của chó. Tuyệt đối không dùng những vật quá sắt bén và quá nhọn, cũng như dùng tay nặn, vì có thể vết thương sẽ nặng hơn và khó kiểm soát.
Sau khi nặng thành công, thì tiếp theo bạn nên làm là tìm hiểu kĩ lưỡng những loại thuốc phù hợp để bôi cho chúng. Nếu không xác định được loài ong đã đốt chú chó nhà bạn, thì bạn cần chườm đá chó chúng trong khoảng thời gian là 10 – 15 phút, sau đó xem xét tình trạng của chúng.
+ Nhưng nếu chú cún của bạn không may bị ong vò vẽ hoặc ong bắp cày đốt, thì sau khi lấy được ngòi ra, ngay lập tức tìm chanh hoặc giấm để đắp lên vết thương. Vì những loài ong đó có nọc độc và khá nguy hiểm, nên cách tốt nhất là bạn đưa thú cưng đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời sau khi sơ cứu tại nhà, tránh khả năng dẫn tới nôn, suy hô hấp, … sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của pet nhà bạn.
Lưu ý: vì có những vết thương bạn không thể tìm thấy, do đó nếu bạn phát hiện những triệu chứng khó chịu bất thường của chúng mà không biết nguyên nhân là gì, thì bạn hãy đến bệnh viện ngay để cứu chữa kịp thời.
4/ Một số biện pháp hạn chế cún bị ong cắn.Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy để hạn chế tình trạng chó bị ong chích thì bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:
Hoa là nơi ong tập trung để hút mật, nên khi đi dạo chơi tránh đến gần những bông hoa, có thể những con ong đang ẩn nấp xung quanh đó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Chó Không Cắn Chủ? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!