Xu Hướng 3/2023 # Làm Gì Khi Bị Chó Tấn Công? # Top 8 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Làm Gì Khi Bị Chó Tấn Công? # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Làm Gì Khi Bị Chó Tấn Công? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chú ý các dấu hiệu cảnh báo. Loài chó thường không hung hăng mà chúng chỉ tò mò hoặc bảo vệ nơi mà chúng cho là lãnh thổ của mình. Chú ý những dấu hiệu hung hăng (hoặc không hung hăng) thường thấy: Gầm gừ, nhe nanh là những biểu hiện rõ rệt của sự gây hấn.

Một con chó đang giận dữ có thể trợn mắt, hai tai cụp về sau và sát vào đầu là dấu hiệu biểu lộ sự hung hăng, trong khi tai chó mềm tự nhiên và dựng lên thường là dấu hiệu thờ ơ.

Nếu chó tiếp cận bạn nhưng thân mình thả lỏng và phần giữa thân cong xuống, có lẽ con chó đó không tấn công. Khi thân mình chó căng, thẳng và cứng nhắc (đầu, vai và hông thẳng hàng) tức là có vấn đề. Dáng điệu nhảy cẫng lên cho thấy chó vui vẻ và đang tò mò tìm hiểu bạn. Dáng chạy đều đều (thủ thế) có nghĩa con chó đó có thể nguy hiểm.

Theo nghiên cứu, chó và cả các loài động vật khác, có thể “cảm nhận được nỗi sợ”. Vì thế khi chúng tiến về phía bạn ở khoảng cách gần, hãy đừng quay lưng lại cố bỏ chạy. Hành động bỏ chạy có thể đánh thức bản năng săn mồi của chó. Nó có thể hung hãn đuổi theo bạn dù thoạt đầu chỉ định vui đùa. Hơn nữa, bạn khó có thể chạy nhanh hơn chó nếu đang mất bình tỉnh.

Nên đánh lạc hướng chó bằng một vật khác. Nếu con chó vẫn tiếp tục đe dọa, bạn hãy cho nó một món gì đó để nhai, chẳng hạn như chiếc ba lô hoặc chai nước. Việc này có thể đánh lạc hướng con chó trong một thời gian đủ để bạn chạy thoát.

Đối mặt với chó và ra lệnh, “lùi lại”. Nếu con chó vẫn tỏ ra hung hãn, đồng thời thái độ phớt lờ hoặc xoa dịu không có hiệu quả, bạn phải đối mặt với nó và nghiêm khắc ra lệnh cho nó rút lui. Dùng giọng nói dứt khoát, mạnh mẽ và quyết đoán.

Từ từ và cẩn thận rời khỏi nơi đó. Khi con chó bớt chú ý đến bạn, bạn cần rời khỏi nơi đó bằng cách chầm chậm lùi ra xa mà không cử động đột ngột. Việc giữ bình tĩnh và đứng yên có thể là phép thử thực sự cho thần kinh của bạn trong tình huống căng thẳng như vậy, nhưng đó là cách ứng phó tốt nhất khi con chó không thực sự cắn.

Chống trả khi chó tấn công: Nếu con chó bắt đầu cắn bạn, bạn phải tự vệ. Nên kêu cứu trong khi chống trả con chó.

Đánh hoặc đá vào cổ họng, mũi và gáy của chó làm nó choáng và bạn có thời gian chạy thoát. Lúc này bạn có thể kêu lên. Hy vọng có ai đó nghe thấy và đến hỗ trợ bạn. Tuy nhiên tránh kêu thét vì điều này có thể khiến con chó tăng cường tấn công.

Nếu bạn có gậy hoặc một vũ khí nào đó, bạn có thể (và nên) dùng để đánh con chó. Tuy nhiên bạn đừng đánh trên đầu chó; chó thường có sọ rất dày, do đó việc này chỉ khiến nó thêm giận dữ.

Lợi dụng sức nặng của bạn: Dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên con vật, đặc biệt dùng những điểm cứng như đầu gối và khuỷu tay ấn mạnh xuống. Chó là loài vật cắn rất khỏe, nhưng ngoài cắn bằng hàm ra, nó không thể chống cự hay né tránh, do đó bạn hãy cố gắng tận dụng lợi thế về vị trí và nhanh chóng hạ gục chúng. Đè lên trên con vật và tập trung lực vào các bộ phận như cổ họng hoặc xương sườn, đồng thời chú ý đưa mặt ra xa khỏi tầm cào hoặc cắn của con vật.

Yếu tố quan trọng nhất: Bảo vệ mặt, ngực và cổ họng

Nếu bị ngã xuống đất trong lúc bị chó tấn công thì không những bạn sẽ khó khăn hơn khi chống trả con chó đang giận dữ, mà các bộ phận quan trọng trên thân mình, đầu và cổ bạn cũng sẽ dễ bị tấn công. Đó là những điểm quan trọng nhất trên cơ thể mà bạn cần bảo vệ, vì những vết cắn ở những chỗ này gây tổn thương nặng nhất và có nguy cơ gây tử vong cao nhất.

Bảo vệ những bộ phận quan trọng này bằng cách úp sấp người hoặc, co đầu gối lại và đưa tay lên tai (tay nắm lại). Cố gắng không kêu la hoặc lăn lộn ra xa, vì những hành động này có thể khiến chó bị kích động thêm.

Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Một Số Kỹ Năng Để Xử Lý Khi Có Khả Năng Bị Chó Tấn Công

Chó là loài thú cưng được chọn nuôi nhiều nhất và trong quá trình nuôi, đó là chuyện không ai lường trước được. Không nên chủ quan và phải hiểu rõ rằng những thực phẩm nên tránh sau khi tiêm chủng bệnh dại. Vậy nên bài viết này cung cấp cho bạn thông tin về bị chó cắn nên kiêng ăn gì, để bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Bị chó cắn kiêng ăn gì?

Nhân gian cho rằng bị chó dại cắn không nên ăn các loại đậu. Tuy nhiên, các bác sĩ kết luận rằng việc ăn các loại đậu không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị chó cắn.

Các bác sĩ cũng khuyên rằng, nếu bị chó cắn, bạn không phải kiêng ăn gì, song nên hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia…Thậm chí, ngay sau khi tiêm phòng thì người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường và chỉ cần kiêng sử dụng bia rượu.

Người bị cho cắn việc ăn uống tự nhiên, nạp vào đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế bia rượu sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và phục hồi nhanh. Trường hợp thấy cơ thể có những biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt..thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời để tiêm phòng

Nên nhớ là trong thời gian tiêm phòng cần lưu ý không uống rượu, chè, cà phê, không ăn các thức ăn có tính kích thích như ớt, hành, tỏi, v.v. để vết thương mau lành.

Một số kỹ năng để xử lý khi có khả năng bị chó tấn công

Chó không cắn người, hầu hết người bị chó cắn là người già và trẻ em, tỏ ra rụt rè trước mặt chó, hoặc bỏ chạy khi thấy chó. Nếu bạn cư xử cứng rắn hơn, chẳng hạn như hét vào mặt con chó, hoặc nhặt đá hoặc gậy để phòng thân trước con chó, con chó sẽ bỏ chạy vì sợ hãi.

Nguồn: https://yellowpa.info/

Làm Gì Khi Bị Chuột Cắn?

Làm gì khi bị chuột cắn?

Điều gì có thể xảy ra nếu tôi bị chuột cắn?

Nếu bạn bị chuột cắn, mối quan tâm đầu tiên là vấn đề nhiễm trùng.

Nhiễm trùng do chuột cắn biểu hiện bằng tình trạng sốt. Vi khuẩn có thể lây truyền qua vết cắn của chuột hoặc vết cào của chuột bị nhiễm bệnh. Nó cũng có thể được lây truyền bằng cách ăn thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm bởi phân chuột.

Hai vi khuẩn có vai trò gây sốt do chuột cắn là:

Streptobacillus moniliformis (phổ biến nhất ở Hoa Kỳ)

Spirillum (-) (phổ biến nhất ở Châu Á)

Các triệu chứng sốt do chuột cắn thường xuất hiện từ ba đến mười ngày sau khi tiếp xúc hoặc bị cắn, nhưng có thể xảy ra đến ba tuần sau đó. Tin vui là sốt do chuột cắn có thể được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị, sốt do chuột cắn có thể gây tử vong.

Theo dõi các triệu chứng sau và đến cơ sở y tế ngay nếu bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng hoặc dấu hiệu sau đây:

Sốt

Đau đầu

Nôn

Đau ở ung và khớp

Phát ban trên bàn tay và bàn chân, thường kèm theo một hoặc nhiều khớp lớn. Phát ban này thường xuất hiện từ hai đến bốn ngày sau khi bị sốt.

Các bước bạn nên thực hiện sau khi bị chuột cắn:

Kiểm soát tình trạng chảy máu và làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm. Làm sạch bên trong vết thương, hãy chắc chắn rằng bạn đã xả sạch hết xà phòng, nếu không, xà phòng có thể sẽ gây kích ứng.

Băng vết thương bằng băng gạc sạch và khô. Bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương trước khi băng lại. Các vết cắn của chuột thường dẫn đến nhiễm trùng. Nếu vết thương nằm trên một ngón tay, hãy tháo tất cả nhẫn bạn đang đeo trên ngón tay đó trước khi ngón tay sưng lên. Theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng sau đây:

Đỏ

Sưng

Nóng

Chảy mủ

Luôn luôn hỏi ý kiến ​​bác sĩ của bạn. Bạn có thể cần tiêm phòng uốn ván hoặc bạn có thể cần khâu.

Vết thương trên mặt hoặc bàn tay cần được bác sĩ đánh giá vì có thể sẽ để lại sẹo hoặc mất chức năng.

Cẩn thận hơn bạn nên bắt lại con vật cắn bạn sau khi bị chúng cắn để xác định xem con vật đó có bị nhiễm bệnh hay không.

Lời khuyên

Hãy nhớ rằng, nhiễm trùng là mối quan tâm lớn với bất kỳ vết cắn nào do động vật, đặc biệt là từ chuột. Giữ cho khu vực bị cắn càng sạch sẽ càng tốt trong suốt quá trình lành vết thương.

Cũng cần lưu ý rằng chuột không phải là nguồn lây nhiễm bệnh dại chính – đó là một quan niệm sai lầm phổ biến. Trong thực tế, chúng ta bị bệnh dại thường đến từ dơi. Gấu trúc là loài có khả năng gây bệnh dại nhất, tiếp theo là dơi, cá voi và cáo. Việc truyền bệnh từ loài gặm nhấm sang người là rất hiếm, vì vậy ít nhất bạn không phải lo lắng về điều đó!

Viện y học ứng dụng Việt Nam

Theo Verywell

Cần Làm Gì Khi Bị Chó Cắn

Bị chó cắn là một tai nạn rất thường gặp và có thể gây nguy hiểm. Bạn cần biết cách xử lý nếu không sẽ gây hậu quả đáng tiếc.

Các bước sơ cứu khi bị chó cắn.

– Sát trùng vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương bạn dùng khăn bông lau khô, sau đó sát trùng vết thương bằng oxy già hoặc nước muối loãng.

– Trong khi rửa vết thương bạn không nên cầm máu. Nếu như sau khoảng 15 phút mà máu vẫn chảy thì bạn mới thực hiện các biện pháp cầm máu tiếp theo.

– Cầm máu: Bạn dùng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương, nếu 7 phút sau má máu vẫn chảy nhiều thì bạn đặt thêm vài miếng gạc lên trên, không gỡ miếng gạc cũ ra vì sẽ làm vết thương chảy máu nhiều hơn. Tiến hành băng vết thương lại khi máu không chảy nữa.

– Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi.

Tiêm huyết thanh và tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

+ Chó khỏe mạnh, không có biểu hiện bị bệnh dại, khu vực xung quanh không có dịch bệnh chó mèo. Sau khi theo dõi 15 ngày mà chó vẫn khỏe mạnh thì không cần phải đi tiêm phòng.

+ Vết cắn nhẹ, vị trí vết cắn không nguy hiểm.

+ Nếu đi tiêm phòng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và lịch trình theo hướng dẫn của bác sĩ.

+ Vết thương sâu hoặc vết thương nhẹ nhưng lại nằm ở những khu vực nguy hiểm như cổ, mặt, gần khu vực trung tâm thần kinh trung ương…

+ Chó cắn có biểu hiện của bệnh dai hoặc khu vực đó đang có dịch bệnh chó mèo… thì bạn cần lập tức đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng dại.

Lưu ý:

Ngay sau khi bị chó cắn không được giữ con chó ngay vì làm vậy sẽ rất nguy hiểm. Không được giết con chó đấy ngay mà cần theo dõi nó trong khoảng 1-2 tuần. Cần tìm cách nhốt con chó lại và theo dõi tình trạng sức khỏe của nó.

Trong mọi trường hợp, phải luôn bình tĩnh để có những cách xử lý một cách chính xác nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Gì Khi Bị Chó Tấn Công? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!