Xu Hướng 3/2023 # Làm Cách Nào Để Ngăn Cản Mèo Đánh Nhau? # Top 6 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Làm Cách Nào Để Ngăn Cản Mèo Đánh Nhau? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Làm Cách Nào Để Ngăn Cản Mèo Đánh Nhau? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NGĂN CẢN MÈO ĐÁNH NHAU?

Nếu như bạn đang nuôi nhiều mèo, không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng giữ được hòa bình. Gầm gừ, cắn và cào là những điều khá khó để bạn có thể ngăn cản mèo không làm với nhau. May mắn thay, vẫn còn có một số cách để ngăn chặn điều này.

Video: Mèo không lông Sphynx con đánh nhau đầy “kịch tính”

Vì sao mèo lại đánh nhau?

Đầu tiên hãy tìm hiểu xem vì sao mèo lại đánh nhau để có thể ngăn chặn vấn đề này. Trong tự nhiên, mèo thường có mối quan hệ thân thiết với mèo mẹ và các anh chị em. Tuy nhiên, khi chúng tách bày, chúng sẽ có xu hướng trở nên độc lập.

Nếu có bất kỳ con vậy nào xâm phạm vào lãnh thổ chủa chúng, chúng sẽ có dấu hiệu ngăn cản điều đó. Và ngay cả khi trong gia đình cũng vậy, những trận đánh nhau thường xảy ra khi mèo đang cố bảo vệ những thứ được cho là của riêng nó, chẳng hạn như khu vực ở, đồ chơi của mèo hoặc chủ nhân.

Làm thế nào để ngăn chặn những cuộc đánh nhau của mèo?

Khi trận ẩu đả bắt đầu, theo bản năng bạn sẽ la lớn, vỗ tay, tuy nhiên những việc làm này có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Thay vào đó, hãy thật bình tĩnh và chèn một vật gì đó (như một miếng bìa cứng lớn) giữa các con mèo. Nếu mèo đang cắn nhau, hãy nắm gáy một trong hai, điều này sẽ khiến chúng buông đối phương ra.

Tách chúng ra trong một khoảng thời gian để chúng có thể bình tĩnh lại. Mỗi lần đánh nhau, mối quan hệ của chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn!

Lưu ý: Những điều không bao giờ được làm với mèo của bạn

Làm thế nào để làm cho mèo hòa thuận với nhau?

Để khắc phục vấn đề này cần một thời gian và cả sự kiên nhẫn. Những lời khuyên sau đây có thể sẽ khá hữu ích đối với bạn:

– Hãy để mèo ở những khu vực riêng biệt, cung cấp thức ăn cho mèo con công bằng, nước uống và không gian thư giãn tương ứng với nhau. Sau đó hãy để chúng làm quen với nhau.

– Đầu tiên hãy cho mèo chia sẻ mùi hương của chúng. Hãy cho chúng ăn gần nhau, sự liên kết mùi vị của món ăn sẽ khiến chúng cảm thấy dễ chịu hơn.

– Tiếp theo là việc trao đổi mùi hương thông qua chất thải.

– Sau đó, đã đến lúc cho chúng gặp nhau. Hãy để mèo đối diện nhau và cách nhau bằng một tấm rào hoặc một tấm màng. Chúng có thể nhìn thấy nhau, ngửi nhau nhưng trong vùng an toàn.

– Khi bạn cảm thấy không còn bất kì vấn đề nào, bạn đã có thể cho chúng gặp nhau mà không cần phải sử dụng những tấm rào nữa. Bạn có thể nhờ những người bạn hoặc thành viên trong gia đình để hỗ trợ những bước này.

Bài viết: Làm cách nào để ngăn cản mèo đánh nhau?

Biên soạn và tổng hợp: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Làm Thế Nào Để Chó Và Mèo Sống Chung Với Nhau?

Chó và mèo được xem là “thiên địch” nhưng nếu chúng được lớn lên cùng nhau trong căn nhà thì có thể chúng vẫn sẽ rất thân với nhau. Tuy nhiên, trước hết bạn phải biết cách cho chó mèo làm thân đã. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước đơn giản để chó và mèo sống chung với nhau vui vẻ, hòa thuận.

Chó và mèo có thể sống chung với nhau không?

Chó và mèo có thể sống chung với nhau hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

Tuổi và tính cách của chó/mèo.

Độ tuổi và tính nết của chó/mèo mới đến.

Không gian sống xung quanh chó/mèo

Thái độ hiện tại của chủ nuôi dành cho chó mèo.

Thường thì dễ dàng hơn khi ta chào đón một con mèo mới tới gia đình đang nuôi chó, bởi phần lớn chó có xu hướng xem mèo như một thành viên mới của bầy đàn chứ không phải một mối đe dọa. Tuy nhiên, chó và mèo có ngôn ngữ khác nhau, vì thế nếu bạn muốn giúp chó mèo hòa thuận, hãy xem xét tới những lời khuyên sau đây.

Công bằng cho cả chó và mèo

Bạn cần biết cách để hóa giải sự thù hận vốn có đằng sau mối quan hệ giữa chó và mèo bằng cách thực hiện sự công bằng cho cả 2 con. Ví dụ như nếu bạn dành cho chú chó 10 phút chơi đùa âu yếm thì với mèo cũng cần thêm 10 phút nữa. Việc cư xử công bằng sẽ giúp con vật cũ và kẻ mới đến yên tâm và phần nào vơi đi lo lắng khi thay đổi. Trong khi đó, việc dành ưu ái lớn hơn cho một trong hai sẽ khiến con vật còn lại thêm ghen tị.

Giữ khoảng cách đảm bảo an toàn cho cả chó và mèo

Nếu gia đình bạn mới tới một chú mèo và nhà bạn đã có sẵn chó thì nên để mèo vào trong phòng riêng, chỉ riêng một phòng này là …”cấm chó”. Bởi trong những tháng đầu tiên, việc có không gian an toàn và yên tĩnh sẽ giảm bớt sự lo lắng của mèo và ngăn ngừa căng thẳng.

Và bạn cũng cần chắc chắn rằng khay vệ sinh, bát ăn bát nước hay bất cứ món đồ chơi nào là của mèo không có chó đến gần, kể cả khi chú chó không hề biểu lộ vẻ gây chiến hoặc tranh giành.

Nên cho chó và mèo ăn cùng một lúc

Ban đầu, bạn nên dành thời gian cho chó mèo ăn cùng nhau có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm quen cho chó và mèo. Nhưng cần cẩn thận, khi bạn cho chó và mèo ăn, thì mèo nên được tách ra khỏi chó trong khi ăn. Đơn giản nhất là thử đặt bát thức ăn cho mèo gần với một cánh cửa đóng kín, trong khi bát thức ăn cho chó đặt ở phía bên kia.

Ngoài ra, hãy thử giúp mèo và chó cảm nhận được mùi của nhau. Nếu có thể ngửi thấy nhau trong khi cả mèo và chó đều có tâm trạng thoải mái thì chúng sẽ dễ làm thân với nhau hơn.

Một ý tưởng hay khác để hỗ trợ nhận biết và chấp nhận mùi của nhau đó là hành động hoán đổi giường nằm hoặc vật dụng cá nhân của chúng với nhau.

Cần có kế hoạch giúp chúng làm quen với nhau

Hãy sắp xếp một buổi giới thiệu và làm quen cho chó mèo sắp sống với nhau cùng một mái nhà. Hãy thử nhờ một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình tham gia hỗ trợ mỗi người giữ một con trong vài lần gặp gỡ đầu tiên giữa mèo và chó để phòng ngừa trường hợp chúng lao vào đánh nhau. Cả hai con vật có thể cảm thấy khó chịu (hoặc không) và bạn và một người nữa sẽ đóng vai trò điều hành, kiểm soát, an ủi và kịp thời phản ứng của chúng.

Theo dõi hành vi của 2 con vật

Bạn cần theo dõi cả hai phản ứng của chó mèo trong những lần chạm trán nhau. Nếu chú chó sủa quá mức hoặc run rẩy, bạn hãy xoa dịu cho con chó bình tĩnh và tập trung. Nếu con mèo có đôi tai dựng thẳng, nhìn thẳng đầy cảnh giác trong khi không ngừng vẫy đuôi liên tục và giữ ở vị trí thấp, thì bạn nên từ từ can thiệp hoặc tạm thời tách chúng ra.

Hãy nhớ chó và mèo có tính cách khác nhau

Khi bạn chào đón mèo và chó dưới một mái nhà, thì rất có thể do một số đặc điểm tính cách riêng của thú cưng, nên có thể chúng sẽ không hợp nhau. Tốt nhất bạn hãy dành thời gian đủ cho kẻ mới đến trước khi đưa quyết định chào đón chú chó hoặc con mèo mới vào nhà và điều này cần phải dựa trên thể hiện gần nhất của cả 2 con vật.

Hãy giữ bình tĩnh và trở thành điểm tựa cho thú cưng

Trong quá trình cho mèo và chó sống chung với nhau, bạn sẽ là điểm tựa của 2 con vật. Hãy thể hiện sự vững tin của bản thân và làm cho chó mèo cảm thấy điều đó. Cảm xúc và sự bình tĩnh của bạn sẽ có tác động tích cực đến bầu không khí chung của gia đình mới thành lập.

Bị Chó Cắn Giày Dép Và Cách Khắc Phục, Chó Cắn Giày Dép Làm Cách Nào Để Ngăn Chặn

Trong giai đoạn chó vị thành niên ( Khoảng từ 7-12 tháng tuổi), chúng thường có hành vi gặm cắn các đồ vật trong nhà như giày, dép,… vì vậy mà giai đoạn này còn được nhiều người gọi là gặm cắn thời kỳ thăm dì. Không như những loài vật nuôi khác, chó con sau khi mọc răng nhọn thường sẽ không thể khống chế được ham muốn gặm cắn của mình vì quá trình mọc răng khiến chúng cảm thấy vô cùng khó chịu. Tuy nhiên điều này chắc chắn không phải là điều mà mọi người nuôi chó mong muốn, thế nên hiện nay có rất nhiều người vẫn đang tìm cách để hạn chế việc chó cắn giày dép trong nhà.

Đang xem: Chó cắn giày dép

Mục Lục Nội Dung

1 Làm sao để hạn chế chó cắn giày dép?

Làm sao để hạn chế chó cắn giày dép?

Vì sao chó con lại thích cắn giày dép?

Chán – Khi bị bỏ lại một mình hay không nhận được bất kỳ sự quan tâm từ đồng loại và con người xung quanh, điều này rất có thể làm cho chó con cảm thấy chán chường. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phá hoại các vật dụng trong nhà như giày, dép,…Chó trong giai đoạn mọc răng – Trong giai đoạn từ 3-7 tháng tuổi, chó con thường sẽ bắt đầu quá trình hình thành răng. Việc này có thể gián tiếp cho nướu răng của chúng khó chịu nên thường tìm kiếm một vật gì đó để gặm nhấm. Ngoài ra thì việc mài răng còn giúp ích cho quá trình thay răng củ, mọc răng mới ở loài chó.

Thu hút sự chú ý – Nếu chú cún yêu của bạn phát hiện ra rằng, gặm nhấm những đồ vật trong nhà là một hành động không được người chủ chấp nhận thì chúng có thể cảm thấy đây là một cách hay để thu hút sự chú ý.Chế độ ăn uống mất cân bằng – Ví dụ như việc trong thực đơn hằng ngày của chó bị thiếu canxi, chúng có thể quay sang gặm tường hay vữa. Chính vì vậy các bạn nên lưu ý đến khẩu phần ăn của chúng để đảm bảo cân bằng hơn về mặt dinh dưỡng.Thường xuyên ở một mình – Có một số cá thể chó con hoàn toàn không thể ở một mình hoặc rời xa chủ nhân quá lâu. Điều này đôi khi dẫn đến tình trạng căng thẳng và việc cắn phá đồ vật như giày dép là một dấu hiệu thường thấy nhất.

Khi phát hiện chó cắn giày dép thì phải làm thế nào?

Thay vì cứ để chúng gặm nhấm linh tinh thì các bạn nên lựa chọn cho chúng những món đồ chơi an toàn, đồ cho chúng gặm không nên có đầu sắt, nhọn để tránh làm chúng bị thương. Ngoài ra bạn cũng cần phải hạn chế chúng tiến vào những nơi nguy hiểm.

Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên mỗi ngày, đặc biệt nên dẫn chúng đi dạo ở một số nơi xa nhà. Khi dắt chó đi dạo các bạn nên chọn những khu vực phù hợp như: vỉa hè, công viên, bãi biển,… 

Áp dụng cách dạy chó không gặm nhấm lung tung, cái gì được phép và cái gì không. Bên cạnh đó các bạn cũng cần dành thời gian mỗi ngày để chơi với chúng, việc chơi đùa thường xuyên có thể hạn chế những tình trạng bất ổn về tâm lý có thể xảy ra cho chú chó của bạn. 

Một số dụng cụ cho chó gặm

Bóng bay năng lượng: Loại đồ chơi này có dạng một quả bóng nhỏ, bên trong rỗng và có 2 lỗ. Khi chơi các bạn hãy đặt một mẩu đồ ăn vặt mà chó yêu thích vào bên trong, và nếu chú chó của bạn muôn lấy mẩu thức ăn này thì phải liên tục lăn bóng cho đến khi thức ăn rơi ra ngoài. Đây là một loại đồ chời dành cho chó rất thú vị, chúng giúp kéo dài thời gian vui chơi mà không gây khó chịu cho chó.

Đồ chơi cho chó gặm: Đôi khi chú chó của bạn cũng cần một không gian tĩnh lặng để chơi một mình, và tất nhiên những món đồ chơi là sự lựa chọn hoàn hảo nhất vào thời điểm này. Các món đồ chơi cho chó gặm thường được làm bằng cao su đặc, bên trong rỗng và có thể chống được những vết cắn mạnh từ chó. Món đồ chơi này không chỉ có thể hạn chế tình trạng chó cắn giày dép mà còn giúp chú chó của bạn rèn luyện kỹ năng săn bắt. 

Dạy chó con khái niệm đúng và sai

Cách tốt nhất để hạn chế chó cắn giày dép chính là dạy chúng những đồ vật nào được phép cắn và những đồ vật nào thì không được. Khi chúng thực hiện đúng theo những gì bạn yêu cầu thì đừng tiếc lời mà khen ngợi chúng, và nếu đã cấm chúng cắn giày dép thì bạn phải cung cấp cho chúng các loại vật phẩm để mài răng khác. 

Trong trường hợp chú cún con nhà bạn không chịu cắn những món đồ bạn chuẩn bị sẳn thì hãy sửa cho nó, còn khi chúng sắp cắn những gì không được phép thì hãy hướng dẫn nhẹ nhàng. Đồng thời hãy khuyến khích chúng cắn các vật dụng mài răng bạn đã chuẩn bị sẵn trước đó.

Một số vấn để thường gặp khi huấn luyện chó

Chắc hẵn nhiều người vẫn thắc mắc vì sao đã áp dụng đúng cách theo hướng dẫn mà chú chó của mình vẫn tiếp tục cắn giày dép? Trên thực tế thì vấn đề này là do các bạn không có hình phạt phù hợp, bạn không thể nào thành công khi chỉ chỉ bảo chúng nếu chúng làm sai.

Nhiều người đã chuẩn bị đồ chơi cho chó gặm nhấm nhưng chúng vận không chịu từ bỏ những đôi giày, đôi dép. Nếu gặp phải trường hợp này có nghĩa chú chó của bạn đã quá ngán ngẫm với những món đồ chơi mà bạn chuẩn bị hay nó không hề hấp dẫn với chúng như bạn tưởng tượng. Cách giải quyết tốt nhất khi gặp tình huống này là bạn hãy đổi một món đồ chơi khác hấp dẫn hơn chẳng hạn.

—-

Mèo Của Tôi Suốt Ngày Đánh Nhau

tapchichomeo.com – Câu hỏi: Cú lúc nào chú mèo 17 tuổi của tôi tên là Puff chuẩn bị đi ngủ thì hai nàng mèo 4 tuổi của tôi lại đánh nhau liên tục. Puff buộc phải trở thành người hòa giải xuất sắc bởi vì bọn chúng đã quen với việc này từ lâu rồi. Liệu tôi có thể làm gì để khôi phục lại sự hòa hợp giữa chúng?

Trả lời: Theo nhà cư xử học Francesca Riccomini, chú mèo lớn tuổi hơn có lẽ đang có ảnh hưởng ở mức độ vừa phải đến 2 chú mèo kia bởi vì một trong số chúng đã thiết lập được quyền lãnh thổ và như vậy, chúng có thể đã tiết chế được hành vi cư xử của mình.

Họ nhà mèo có thể giúp làm giảm căng thẳng giữa các con mèo cái nhưng bạn cần hiểu được tại sao mối quan hệ giữa các con mèo của bạn trở nên tồi tệ như vậy. Bạn sẽ khôi phục được không khí hòa hợp nếu bạn tạo nhiều điều kiện nhằm hạn chế mức độ căng thẳng. Ví dụ, các khu vực dễ dàng tiếp cận như là ở trên cao, cùng với những chiếc giường ngủ tản nhiệt hoặc theo kiểu lều tuyết của người Et-ki-mô. Chúng cũng cần nhiều không gian tối hơn.

Nếu chúng không chịu nhường nhịn thì chúng sẽ trở nên rất hiếu thắng, hung hãn để tranh giành đặc quyền cho bản thân. Bạn hãy tạo cho chúng những nơi ẩn nấp và các giá đỡ để cho lũ mèo có thể nhảy lên trong phòng khách, trên lối hành lang và cầu thang. Bạn cũng nên giữ các món đồ chơi nhỏ có thể ném đi và có sẵn ở trên những chỗ ẩn nấp và các giá đỡ này. Như thế, nếu bất kỳ ai nhìn thấy có bất kỳ vấn đề gì đang xảy ra giữa các con mèo thì họ có thể làm xao nhãng sự chú ý của chúng đến vấn đề đó.

Đừng phạt một trong hai con mèo nếu chúng trở nên hung hãn. Không phải chúng ngỗ nghịch đâu mà vì chúng cảm thấy không vui vẻ thôi. Bạn cũng có thể làm giảm sự căng thẳng bằng cách cho chúng ăn ở những nơi khác nhau vì thời gian ăn thường là nguyên nhân của sự tranh chấp suốt ngày của chúng. Bạn chơi tách biệt với các con mèo và đừng đối xử với chúng giống như một gia đình.

Liệu mèo đang chơi đùa hay đang đánh nhau?

loading…

This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Cách Nào Để Ngăn Cản Mèo Đánh Nhau? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!