Bạn đang xem bài viết Lại Thêm Một Em Bé Bị Chó Cắn Nát Mặt được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh nhi Lệ T. nhập viện lúc 20g ngày 26/10 với hơn 15 vết thương, toàn bộ mặt dập nát.
BS CK II Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt và phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1 chúng tôi cho biết, Sáng 27/10, khoa vừa hoàn tất giải phẫu hoàn trả khuôn mặt cho bé gái 8 tuổi bị chó cắn nát mặt.
BS Nguyễn Minh Hằng, phó khoa, người trực, cho biết bệnh nhi Lệ T. (từ Bù Đăng, Bình Phước chuyển đến) nhập viện lúc 20g ngày 26/10 với hơn 15 vết thương, toàn bộ mặt dập nát.
Đặc biệt vết thương rách dài 12 cm chia môi ra làm 2 phần cắt đứt toàn bộ má, hở cả hàm răng và xéo lên thái dương lộ xương… phải 3 người khoa tập trung rửa sạch vết thương để sáng nay ê kíp phẫu thuật khâu đóng vết thương hoàn trả khuôn mặt cho bé. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ khâu với 10 cuộn chỉ (mỗi cuộn dài 75 cm).
BS Đẩu cho biết, các chức năng nhai, nói sau khâu không ảnh hưởng nhiều nhưng chức năng biểu cảm ảnh hưởng nhiều. Di chứng sẹo cũng như hệ thần kinh phải sau khi lành vết thương mới đánh giá hết được.
Chị Nguyễn Thị Duyên Mụi, mẹ bé, cho biết, chị và chồng đang làm việc sau nhà thì nghe tiếng hét của bé, chạy lên thấy bé bị chó cắn, lúc 12 giờ trưa. Chị và chồng vội đưa bé lên bệnh viện huyện sơ cứu, sau đó chuyển lên thành phố, trước khi đến BV Nhi đồng 1 có ghé Viện Pasteur chích ngừa.
Được biết con chó nhà nuôi hơn 1 năm nay và đã có chích ngừa. Con chó nặng 20 ký (trong khi bé chỉ nặng 22 kg) trước đó có cắn nhau với chó hàng xóm và bị thương ở chân. Bé bế chó vô tình đụng phải vết thương của chó nên bị nó quay đầu cắn vào mặt.
BS Đẩu chia sẻ: Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 20 ca trẻ bị chó cắn. Bản năng chó hễ cắn là xé. Đây là một trong những ca nặng nhất. Khi bị chó cắn, việc đầu tiên cần chú ý là phải làm sạch ngay các vết thương bằng bước đun chín để nguội. Dùng gạc sạch che vết thương rồi đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất xử lý.
BS Đẩu nhắc thêm: Các gia đình có trẻ em không nên nuôi chó, còn nếu nuôi thì cần cẩn trọng không cho trẻ lại gần chó những khi: chó đang ăn, ngủ, chó đang nuôi con, và chó đang có vết thương. Khi đưa chó đi dạo hay vệ sinh cần rọ mõm. Và quan trọng nhất là phải tuân thủ chích ngừa để hạn chế bệnh chó dại ở mức thấp nhất.
LÂM THỤY
Bác Sĩ Kể Lại 3 Giờ Cứu Sống Em Bé 2 Tuổi Bị Chó Cắn Nát Mặt Tại Hà Nội
Ngay sau khi tiếp nhận bé trai gần 2 tuổi bị tổn thương nặng phần mặt, các Bác sĩ đã phải mất 3 giờ phẫu thuật khuôn mặt, đồng thời vận động gia đình cho tiêm thuốc phòng dại.
Như chúng tôi đã thông tin đến bạn đọc về trường hợp bé M.Đ (21 tháng tuổi, trú tại thôn Ké Mới, xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội) con trai chị Bùi Ánh Tuyết bị chó của gia đình cắn rách mặt vào ngày 16/5 khiến bé bị tổn thương nặng các phần cơ miệng.
Chị Tuyết cho hay, khi phát hiện con trai mình bị chó của nhà tấn công, chị vội vàng bế con đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân Y 105, sau đó tiếp tục chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị ngay trong đêm.
Chiều ngày 23/5, trao đổi về vụ việc, chúng tôi Đặng Hoàng Thơm – Trưởng khoa Tạo hình – Sọ mặt, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé M.Đ bị chó cắn dập nát mặt, tổn thương các cấu trúc cơ nghiêm trọng.
Khuôn mặt bé M.Đ bị rách toạc sau khi chó tấn công.
Theo Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm: “Do bệnh nhi bị tổn thương vùng hàm mặt phức tạp, các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu ban đầu, truyền kháng sinh, giảm đau, tiêm uốn ván cho bệnh nhi, làm các xét nghiệm mổ cấp cứu… Sau đó chuyển cháu lên khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức để đánh giá vết thương dưới gây mê.
Kết quả cho thấy đây là tổn thương phức tạp vùng hàm mặt, tổn thương nhiều cơ quan quan trọng vùng mặt như: mắt, mũi, miệng, tổn thương ống sternon (ống tuyến nước bọt)… Sau khi hội chẩn về nguy cơ trong mổ, các bác sỹ khoa Tạo hình – Sọ măt đã tiến hành làm sạch vết thương, phẫu thuật tạo hình và tái tạo lại toàn bộ khuôn mặt cho cháu như tạo hình góc mắt, tạo hình mũi, tạo hình môi và khoang miệng, phục hồi ống sternon…”.
Sự việc của bé M.Đ là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc cha mẹ.
Tại Bệnh viện, các Bác sĩ đã phải mất 3 giờ để phẫu thuật giúp khuôn mặt của bé trai được tái tạo thành công. Ngay sau đó, bé M.Đ tiếp tục được chuyển sang khoa Tạo hình – Sọ mặt để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Tại khoa Tạo hình – Sọ mặt bé M.Đ được tiêm kháng sinh, truyền dịch, tiêm thuốc chống phù nề và tiêm phòng dại. Chỉ 1 ngày sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, uống được sữa và ăn cháo loãng.
Ngay sau đó, bé M.Đ được các Bác sĩ khám tổng thể lại sau phẫu thuật và nhận thấy tất cả các chỉ số đều bình thường nên đến ngày 21/5 bé M.Đ được ra viện.
Cũng theo thông tin từ phía Bệnh viện, trường hợp bé M.Đ bị chó cắn là do gia đình đang nuôi chó đẻ, bé trai nghịch chó con nên chó mẹ thấy thế liền tấn công khiến nạn nhân bị tổn thương nặng. Dù đã được tiêm phòng bệnh dại nhưng sau khi cắn trẻ, vài ngày sau con chó đã chết.
Rất may ngay sau phẫu thuật các bác sĩ cũng đã tư vấn gia đình cho trẻ tiêm phòng dại. Cũng trao đổi thêm về sự việc, bác sĩ Đặng Hoàng Thơm cho biết: “Trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương là khá phổ biến. Mỗi năm khoa Tạo hình – Sọ mặt tiếp nhận và phẫu thuật cho 10-15 trường hợp trẻ bị chó cắn có tổn thương phức tạp, đặc biệt là vùng mặt.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó thì cần cách ly với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương… Chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm vắc-xin ngừa bệnh dại định kỳ”. Theo Lê Bảo (Thời Đại)
Bé Gái Hơn 2 Tuổi Bị Chó Cắn Nát Ở Vùng Mặt
webkhoedep.vn – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, 18 giờ 50 phút ngày 5/10/2018, Bệnh viện có tiếp nhận cháu bé 31 tháng tuổi, ở xã Nam Sơn, huyện Đô Lương nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương ở vùng mặt
Xử trí sau khi bị chó cắn để không chết vì bệnh dại
Nạn nhân là cháu T.T.H.Y, con chó do chính gia đình cháu HY nuôi và con chó này đang trong thời kỳ sinh sản.
BS. Nguyễn Quang Hà, Khoa Răng – Hàm – Mặt, BV Sản Nhi Nghệ An cho biết, tổn thương của cháu H.Y là rất nghiêm trọng. Vết thương vùng quanh mắt trái sâu, mất hết tổ chức. Vết thương trán sâu sát xương. Nhiều vết thương khác ở đầu và mi mắt phải…
Các bác sĩ Khoa Răng – Hàm – Mặt đã nhanh chóng hội chẩn và tiến hành cắt lọc, rửa vết thương, phẫu thuật khâu tạo hình vết thương vùng đầu mặt. Bs. Hà cũng chia sẻ thêm, mặc dù
Hình ảnh sau phẫu thuật
các bác sĩ đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể tránh cho cháu được vết sẹo sau này. Sau phẫu thuật, các bác sĩ đã cho cháu dùng thuốc kháng sinh, chống phù nề, giảm đau đồng thời tư vấn cho gia đình đưa cháu đến Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh để tiêm phòng dại và uốn ván.
Ở Việt Nam, chó được nhiều gia đình nuôi với mục đích giữ nhà. Tuy nhiên, trong một năm trở lại đây hiện tượng chó nhà cắn đã không còn là điều lạ mà đã trở thành mối lo ngại. Trước đó, cháu bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội đã bị chó nhà cắn chết ngoài ra còn nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu với vết thương rất nặng và nguy hiểm.
Mới đây, các bác sĩ BV Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí cũng đã tiếp nhận và cấp cứu cho trường hợp bệnh nhi 4 tuổi trú tại xã Điền Công – TP Uông Bí nhập viện với nhiều vết thương vùng mặt và vùng cổ. Đáng nói là, cháu bé này đã từng bị con chó này tấn công một lần nhưng vì vết thương không đáng lo ngại nên gia đình vẫn chủ quan, chỉ lần này khi cháu bị chó cắn vào vùng mặt và chấn thương nguy hiểm ở vùng cổ gia đình mới đưa đến viện.
Theo bác sĩ, vết thương của bệnh nhi tại vùng mặt không có gì đáng ngại vì đa phần là vết thương ngoài da. Tuy nhiên vết thương tại vùng cổ của bệnh nhi rất nguy hiểm bởi 2 vết thương vùng cổ rất sâu nguy cơ tổn thương các mạch máu lớn vùng cổ và đặc biệt là vùng thanh khí quản làm tổn thương đường thở khiến trẻ suy hô hấp do phù nề chèn ép hoặc sặc máu, bệnh nhi có tử vong ngay lập tức.
Đáng nói là chỉ tính từ đầu tháng 9 đến nay, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận 6 trường hợp người bệnh bị chấn thương do chó cắn.
Còn tính riêng tại Nghệ An, mỗi năm có hàng ngàn trường hợp chó cắn người gây thương tích. Và từ đầu năm đến nay địa phương này cũng có 4 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo các gia đình có trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương… Khi thả chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm văcxin ngừa bệnh dại định kỳ. Khi bị chó cắn cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch; sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%,. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, tiêm phòng dại kịp thời.
Theo Suckhoedoisong
Chó Gia Đình Nuôi 3 Năm Bất Ngờ Cắn Bé 6 Tuổi Nát Mặt, Đứt Tuyến Lệ
Trong lúc chơi ngoài ngõ, bé Đồng đã bị chó của gia đình nuôi cắn khiến vùng mặt, mũi, đầu và đứt tuyến lệ.
Ngày 20/11, ông Lê Văn Tráng, Phó Giám đốc BV Nhi Thanh Hóa, cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bé Nguyễn Đình Đồng (6 tuổi, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) bị chó nhà cắn gây chấn thương nặng.
Trước đó, bệnh nhi được đưa đến BV trong tình trạng vùng mặt, mũi, đầu bị chi chít vết thương, tuyến lệ đứt do bị chó cắn.
Gia đình cho biết, trước đó bé chơi ngoài ngõ. Trong lúc chơi đùa, bé đã bị chó nhà cắn. Nghe tiếng hô hoán, người nhà chạy đến thì thấy mặt bé bê bết máu, chi chít vết thương, nên vôi vàng hô hoán mọi người đưa con đi cấp cứu. Con chó này gia đình đã nuôi 3 năm nhưng đây là lần đầu tiên nó cắn người.
Tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, bơm rửa, cắt lọc, khâu phục hồi vết thương, nối ống tuyến lệ mắt trái. Hiện tại, bệnh nhi đang được điều trị kháng sinh tích cực, chăm sóc vết thương, đặc biệt là vết thương vùng mắt trái. Các bác sĩ cũng đã tư vấn cho gia đình đưa bé đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để tiêm phòng dại và uốn ván.
Thời gian gần đây, tại các địa phương trong cả nước liên tục xảy ra tình trạng chó nuôi cắn người gây thương tích nặng.
Trước đó, như PNVN đã đưa tin, khoảng 10h ngày 18/11, chị N.T.T. (30 tuổi, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín) mở lồng cho chó Pitbull nuôi trong nhà ăn. Bất ngờ, chị T. bị chó cắn vào tay. Thấy vậy, chị P. là hàng xóm chạy sang lấy gậy đập vào lưng chó để giải cứu. Bất ngờ, chó Pitbull chồm lên cắn chị P. trọng thương. Phát hiện sự việc nhiều hàng xóm đã hô hoán nhau mang gậy ra bao vây, đập chết con chó rồi đưa hai người đi cấp cứu.
Cách đây một tháng, bệnh nhi NA.T. (2 tuổi, ở Cao Bằng) bị chó nhà hàng xóm cắn gây chấn thương vùng má, da đầu trán đỉnh bên trái, rạn sọ. Đặc biệt, toàn bộ nhãn cầu bị trật ra khỏi hốc mắt, nguy hiểm đến tính mạng. Gia đình cho biết, trước đó bé sang nhà hàng xóm chơi. Trong lúc chơi đùa, bé đã bị chó Becgie nhà hàng xóm nặng khoảng 40kg lao vào cắn nên đưa xuống BV Việt Đức cấp cứu.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, đối với những gia đình có con nhỏ, nên hạn chế nuôi chó. Nếu nuôi chó, phải chích ngừa, hạn chế chó tiếp xúc với trẻ, không thả chó nếu không có rọ mõm. Trường hợp người bị chó cắn thì cần nhốt hoặc theo dõi chó trong vòng 1 tuần, nếu có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đưa người bị chó cắn đi tiêm phòng ngay.
PV/ Theo Phunuvietnam.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Lại Thêm Một Em Bé Bị Chó Cắn Nát Mặt trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!