Xu Hướng 11/2023 # Kinh Nghiệm Vàng Trong Cách Nuôi, Chăm Sóc Chó Alaska # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Vàng Trong Cách Nuôi, Chăm Sóc Chó Alaska được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kinh nghiệm nuôi chó Alaska khoa học nhất

1. Tuyển chọn và xem xét nguồn gốc chó.

Nói gì thì nói việc quan trọng nhất vẫn phi là bạn nên kiểm tra về tình hình sức khỏe, kiểm tra về độ thuần chủng của những chú chó Alaska trước khi mua để đảm bảo rằng khi chúng về tay bạn sẽ luôn ở trong tình trạng tốt nhất. Bạn cần phải xem tất cả các dấu hiệu trên một chú chó để xác định xem có phải là thuần chủng hay không trước khi mua. Rồi bạn phải xem những chú chó này có đang mang căn bệnh nào trong người không việc làm này rất quan trọng nếu như bạn không muốn chúng lây lan đến những chú chó cưng của bạn khác ở trong nhà chưa nói đến chi phí chữa chạy sẽ vô cùng tốn kém. 2. Tìm hiểu được đặc tính của chó Alaska.

Nếu như bạn nắm được các đặc điểm về tính các của loài chó này lúc đó bạn mới tìm được những kinh nghiệm nuôi chó alaska một cách tốt nhất. Chúng có nguồn gốc từ bắc cực nơi có khí hậu lạnh lẽo quanh năm nên chắc chắn rằng chúng sẽ không có quá nhiều khả năng chịu nóng. Nên bạn phải có những phương án để giúp chúng giải nhiêt. Hay chúng có bộ dày nên thường xuyên rụng lông bạn cần phải chải chuốt cho nó…

4. Đưa chúng đi khám định kì đều đặn

Đây là một tiểu tiết trong kinh nghiệm nuôi chó alaska mà không phải ai cũng có thể nắm được. bạn nên đưa chúng đến các bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đây là một việc rất cần thiết trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng những chú chó này. Nếu như bạn là một người không có quá nhiều thời gian thì bạn nên đưa những chú chó đến một trạm thú y lâu dài, ít nhất cũng nên đến vài tháng đầu để được tiêm phòng cẩn thận và kiểm tra sức khỏe tổng thể ban đầu.

5. Chế độ ăn

Một kinh nghiệm nuôi chó laska nữa bạn cần phải quan tâm đặc biệt chính là việc mang đến cho chúng một chế độ ăn khoa học. Đừng nên cho chúng ăn quá no trong một bữa nên chia ra làm 3 đến 4 bữa/ngày tùy theo khả năng ăn của chó. Như vậy thì chúng sẽ không quá đói hoặc không quá no vào 1 thời điểm nào ở trong ngày. Về các loại thức ăn của chó Alaska thì chochúng ăn các loại thịt nạc, các loại can xi hay trứng vịt lộn để chúng có có được bộ lông mượt mà nhất .

Chăm Sóc Mèo: Kinh Nghiệm Vàng Cho Người Mới Nuôi?

Việc chăm sóc mèo cũng giống như chăm sóc một đứa trẻ. Chúng ta cần chăm sóc như thế nào để khiến chúng luôn khỏe mạnh, đáng yêu và tinh nghịch? Bài viết này bệnh viện thú y PetHealth sẽ cung cấp thông tin chăm sóc mèo hữu ích, phù hợp với các bạn mới nuôi mèo.

“Tips” giúp chăm sóc mèo khỏe mạnh, ngoan ngoãn Chăm sóc mèo với chế độ ăn uống đơn giản

Chế độ ăn uống cần được chia ra dựa theo từng giai đoạn phát triển của mèo. Dựa vào từng độ tuổi, hàm lượng dinh dưỡng sẽ được thay đổi phù hợp nhất với cơ thể mèo. Bốn giai đoạn phát triển chính của mèo như sau:

Thể trạng mèo con lúc này còn khá nhỏ và yếu. Bạn cần:

Giai đoạn này mèo con đi lại nhanh nhẹn và dễ dàng hơn. Cách chăm sóc cũng gần tương tự mèo sơ sinh. Bạn cần bổ sung lượng lớn protein cho mèo con trong thời kỳ này.

Cho mèo con uống sữa 2 lần/ ngày. Hòa canxi vào sữa khoảng 1/8 – 1/6 viên/ngày.

Bắt đầu cho ăn thêm thức ăn trộn nhuyễn với thịt lợn, cá, thịt gà.

Tránh cho mèo con ăn xương cá, lợn, gà, …

Cách tắm cho mèo: Tắm 1 lần/ tháng, tắm bằng nước ấm.

Sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho chó mèo để tắm vệ sinh, trị ve rận.

Lúc này, mèo con đang trong độ tuổi phát triển, bắt đầu có da có thịt hơn. Chăm sóc mèo con giai đoạn này có nhiều thay đổi cần lưu ý.

Có thể nói, đây là giai đoạn của mèo trưởng thành. Chúng trông cứng cáp và có sức đề kháng khá tốt. Chế độ chăm sóc dễ dàng, song tính cách mèo trưởng thành đôi khi lại hơi thiếu thân thiện. Một số lưu ý dành cho bạn nuôi:

Chế độ ăn uống thường đã được hình thành từ trước

Tẩy giun và chích ngừa cho mèo định kỳ. Tẩy giun theo định kỳ tháng, tiêm phòng bệnh nhắc lại theo định kỳ năm.

Việc huấn luyện mèo cao tuổi thay đổi thói quen cũ sẽ gặp nhiều khó khăn

Tránh cú sốc tâm lý như đổi chủ đối với mèo trên 2 tuổi.

Tránh một số loại thức ăn dễ khiến mèo bị ốm, ngộ độc như sô-cô-la, …

Đối với bất kỳ hiện tượng bất thường nào của mèo như nôn, đi ngoài, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, … bạn cần đưa mèo đến ngay cơ sở khám chữa thú y gần nhất để nhận được những tư vấn kịp thời từ các bác sĩ thú y.

Huấn luyện mèo tạo thói quen sinh hoạt tốt

Để mèo ngoan ngoãn nghe lời và biết đi vệ sinh đúng chỗ, bạn cần chuẩn bị:

Tạo một khu vệ sinh cố định cho mèo

Đảm bảo nơi đó yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi con người, âm thanh lớn và loài chó

Thường xuyên dọn sạch khu vệ sinh hàng ngày hoặc hàng tuần

Có thể sử dụng khay vệ sinh hoặc chậu cát

Tránh sử dụng hoặc thay đổi đột ngột mùi hương quá nồng nơi mèo đi vệ sinh

Nên khử mùi chỗ đi vệ sinh bậy của mèo bằng xăng hoặc dầu hôi. Sau đó đưa mèo vào đúng chỗ bạn muốn chúng đi vệ sinh, khoảng 2-3 lần như vậy sẽ dần tạo thói quen cho mèo.

Việc chăm sóc mèo sẽ nhàn hơn nhờ tính kỷ luật trong thói quen sinh hoạt bạn tạo cho chúng.

Chải răng cho mèo hàng ngày bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dùng của mèo

Nên cho mèo nếm trước hương vị của kem đánh răng

Việc chải răng cho mèo kéo dài không quá 30 giây

Liên tục kiểm tra mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, khu vực khó vệ sinh trong khoang miệng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp mèo ngăn ngừa các bệnh trong khoang miệng và nâng cao tuổi thọ.

Duy trì tình trạng sức khỏe tốt khi chăm sóc mèo

Chăm sóc mèo không đơn thuần chỉ là chế độ dinh dưỡng thông thường hàng ngày. Mà bên cạnh đó, việc duy trì tình trạng sức khỏe tốt cũng là một trong những yếu tố giúp mèo kéo dài tuổi thọ. Và hơn nữa, công việc này nằm hoàn toàn trong khả năng thực hiện của bạn. Bởi lẽ việc đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ, hay chải lông, tắm vệ sinh cho mèo là không quá khó khăn. Chi tiết như sau:

Đưa mèo đi khám sức khỏe tổng thể định kỳ hàng năm

Cũng giống như một thành viên trong gia đình, mèo cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này giúp chúng duy trì thể trạng khỏe mạnh tối ưu. Theo các chuyên gia đầu ngành thú y, mèo cần được khám định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm. Kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ về:

Tai – mũi – họng

Răng – hàm – mặt

Đo chỉ số sinh tồn

Bệnh da liễu như: viêm da, nấm, ghẻ, kí sinh trùng

Tiêm chủng tăng cường, tẩy giun, diệt bọ chét

Test những bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo như: Giảm bạch cầu ở mèo (FPV), sán lá, suy thận…

Mời bạn tham khảo bài viết: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo: Nguyên nhân và triệu chứng

Các bác sĩ thú y sẽ sẵn lòng tư vấn giúp bạn về chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu bạn đang quan tâm hoặc băn khoăn về biểu hiện lạ, vấn đề sức khỏe cũng như hành vi của chú mèo nhà mình, bạn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y sớm hoặc liên hệ dịch vụ khám chữa thú y tại nhà để nhận được lời khuyên kịp thời và tốt nhất.

Một số kiến thức khác khi tự chăm sóc mèo tại nhà

Tập tính dùng hai chân trước chải lông của mèo cũng là một cách khiến bộ lông của chúng trở nên ưa nhìn hơn. Tuy vậy, bạn vẫn nên hỗ trợ chúng chải bộ lông thường xuyên, ít nhất 1 lần mỗi tuần. Bên cạnh đó, tắm vệ sinh cho mèo cũng là một hành động chăm sóc mèo được khuyến khích. Lợi ích vô cùng đáng ngạc nhiên từ việc chải lông, tắm vệ sinh cho mèo bạn đã biết?

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Alaska Đúng Cách

Giống chó kiểng hiện nay đang được rất nhiều người yêu thú cưng lựa chọn, đặc biệt là giống chó Alaska Malamute cũng đang là giống chó kiểng phổ biến nhất tại nước ta. Việc rước một chú Alaska về nuôi là việc hết sức đơn giản. Nhưng không phải ai cũng biết được cách chăm sóc chó Alaska đúng chuẩn. Đừng lo, mọi thông tin bạn cần sẽ có ngay sau đây.

Để nuôi dưỡng được một chú cún Alaska phát triển tốt nhất thì chắc chắn kinh nghiệm chăm sóc chó Alaska là yêu cầu cần thiết. Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng không sao, vì sau đây là những thông tin lưu ý bổ ích giúp bạn nuôi chó Alaska khỏe mạnh.

1.1. Bài toán khí hậu

Nếu các bạn có ý định tìm cho mình một chú Alaska đáng yêu, thì chắc cũng đã biết rằng chúng đến từ vùng đất nằm gần Bắc Cực là Alaska. Chúng được sinh ra ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt với nhiệt độ có thể xuống tới âm 10 độ C. So với việc sống tại một đất cận nước nhiệt đới như Việt Nam, có thể cái nóng vượt quá 30 độ C sẽ làm cho Alaska dễ bị sốc nhiệt, nhất là với các chú cún vừa được nhập từ Châu Âu về.

Bộ lông dày với 2 lớp là món quà tạo hóa ban tặng cho Alaska đáng yêu, nhưng đó cũng nhược điểm của chúng trong bài toán về khí hậu. Với bộ lông dày như thế cùng với khí hậu nóng ẩm làm cho chúng rụng lông rất nhiều, làm giảm đi sự bóng mượt. Thậm chí, lông chúng còn hay bị vón cục ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài.

Nên đặt chuồng hay chọn nơi ở của cún ở nơi thoáng mát, mát mẻ, có bóng râm. Thường xuyên giữ Alaska ở trong phòng có điều hòa khi thời tiết bên ngoài cao hơn 35 độ C. Hạn chế để Alaska đi bộ ngoài trời khi thời tiết nắng nóng quá mức, vì gan bàn chân của chúng dễ bị khô làm cho việc thoát nhiệt không được thuận lợi.

Tắm gội, làm vệ sinh chó Alaska thường xuyên là phương pháp giải nhiệt hiệu quả nhất cho các chú cún trong ngày hè nóng bức. Còn nếu không quá nóng thì có thể tắm cho cún cưng ít nhất 3 đến 4 một tháng /lần cũng được.

Các chú Alaska malamute thường sống trong khí hậu mát, lạnh nên đối với nhiệt độ ở Việt Nam sẽ làm Alaska dễ sốc nhiệt. Vì vậy các bạn có nhu cầu nhập khẩu cún từ Châu Âu thì nên tránh thời điểm mùa hè. Mùa hè ở Việt Nam có khí hậu rất nóng, nhiệt độ có thể vượt qua mức 35 độ C rất dễ làm Alaska bị sốc nhiệt.

1.2. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Để tốt cho sự phát triển của cún, chế độ dinh dưỡng trong quá trình nuôi chó Alaska là vô cùng quan trọng. Chó Alaska có hệ tiêu hóa khá kém, nhất là đối với những bạn cún còn nhỏ. Chúng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Bạn phải cung cấp thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cún cưng. Nhờ vậy mà chúng mới phát triển một cách tốt nhất, và trở nên khỏe mạnh nhất, đạt được thân hình chuẩn

Trước hết, Alaska cần phải được cung cấp các chất dinh dưỡng bắt buộc trong khẩu phần ăn hằng ngày như protein, canxi, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tùy vào độ tuổi mà khẩu phần ăn của các chú cún sẽ khác nhau để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng riêng. Ví dụ:

Alaska từ 1 đến 2 tháng tuổi: Chỉ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, không cho ăn nhiều vào một bữa, và lựa chọn các món dễ nhai như cơm nhão, cháo. Đối với các đồ ăn khó nhai như rau, thịt,… thì nên xay nhuyễn ra trước khi cho ăn. Sữa là món không thể thiếu đối với Alaska. Bạn cũng có thể cho Alaska uống các loại nước lên men để cải thiện hệ tiêu hóa từ nhỏ.

Alaska từ 3 đến 6 tháng tuổi: Bạn nên cho Alaska ăn các món thịt, trứng, rau, … trộn với cơm để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cún. Không cần phải xay nhuyễn thức ăn như đối với Alaska đã được 2, 3 tháng tuổi. Nên để nguyên thức ăn để chúng tập nhai, luyện cơ hàm.

Alaska từ 6 tháng tuổi trở lên: Các bạn nên bổ sung thêm nhiều lượng canxi và protein cho Alaska, giúp tăng cường sự phát triển của xương và cơ bắp hoàn thiện nhất. Để tốt nhất cho Alaska, thì bạn nên cho chúng ăn thịt bò vì thịt bò nhiều protein nhưng lại ít mỡ. Tránh cho Alaska ăn thịt bò sống quá nhiều vì sẽ dễ gây bệnh về đường tiêu hóa. Nhưng bạn vẫn có thể cho cún ăn thịt bò sống với lượng vừa phải và phải đảm bảo thịt sạch. Bạn có thể cho Alaska gặm các loại xương như ống bò hoặc cổ gà, vịt..

1.3. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chó cảnh Alaska, việc giữ chỗ ở cũng như khay ăn uống của cún rất quan trọng. Bạn nên vệ sinh kỹ, tránh để vi khuẩn lây lan, sinh sôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cún. Để tránh trường hợp đó, bạn nên để chuồng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh khay ăn mỗi ngày.

Vệ sinh cho Alaska là việc rất quan trọng cho sức khỏe của chúng. Bạn có thể tắm rửa cho cún cưng để đảm bảo cho vẻ đẹp cũng như sức khỏe của chúng. Khi tắm nên để ý vệ sinh các vùng khó nhìn như kẻ chân, kẽ nách, lỗ tai, …. Sau khi tắm nên sấy khô, tránh để lông ẩm gây mùi hôi khó chịu. Không nên tắm thường xuyên mà chỉ nên 1 hoặc 2 lần một tuần thôi.

Nếu lông chỉ bị bẩn nhẹ thì chỉ nên dùng khăn ướt để lau, không cần tắm. Giữ vệ sinh cho chú Alaska để tránh các loại ký sinh như ve chó, bọ chét, rận, … Các loại ký sinh này sẽ làm sức khỏe của Alaska bị ảnh hưởng, vóc dáng bị sụt giảm, …. Nếu có thời gian, bạn có thể đánh răng cho Alaska cũng được.

1.4. Rèn luyện thói quen vận động

Alaska nổi tiếng là loài chó kéo xe tuyết, vì thế chúng rất thích vận động. Vậy nên, không gian sống của Alaska cần đảm bảo rộng rãi sống rộng rãi, tốt nhất là có sân vườn để chúng thỏa thích vận động. Khi Alaska đạt tuổi từ 6 tháng trở đi thì các bài tập phát triển cơ bắp là vô cùng cần thiết, góp phần rất nhiều trong việc phát triển vóc dáng của cún.

Lưu ý nhỏ: thiết kế nhà ở Việt Nam thường có sàn nhà trơn, điều ấy khiến cho Alaska trong quá trình phát triển dễ bị bè chân làm vóc dáng trở nên không chuẩn. Vì vậy bạn nên cho Alaska luyện tập chạy bền, đi bơi, kéo vật nặng, … ít nhất 30 phút mỗi ngày để có vóc dáng hoàn thiện nhất. Alaska rất thích thú với các bài tập thể lực, nên các bài tập như lụm đồ vật, ném banh, … sẽ làm cún cưng của bạn cảm thấy chán. Các bạn nên lựa các bài luyện tập thích hợp cho chú cún của bạn.

Khi bạn lựa chọn cho mình một chú cún Alaska thuộc giống Alaska Giant và muốn chú cún phát triển vóc dáng tiềm năng tối đa thì việc huấn luyện sẽ trở nên rất phức tạp khi đòi hỏi những bài tập chuyên môn, và vô cùng mất thời gian. Để giúp Alaska phát triển hoàn thiện, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chăm sóc chó Alaska Giant. Lời khuyên: để đảm bảo cho sự phát triển của cún cưng, tốt nhất bạn nên đưa Alaska đến các trại huấn luyện chuyên nghiệp.

Alaska cũng như con người, nếu bị nhốt quá lâu ở một không gian nào đó thì chắc chắn chúng sẽ thấy tù túng, bực bội, cáu gắt. Vì vậy, các bạn cần đưa cún cưng của bạn đi dạo, ra ngoài mỗi ngày để giúp cho chú cún thư giãn.

1.5. Kiểm tra y tế thường xuyên

Không chỉ riêng với Alaska, mà đối với tất cả các giống chó thì việc kiểm tra sức định kỳ đều rất quan trọng. Để đảm bảo tình trạng sức khỏe của cún, bạn nên đưa chúng đi đăng ký khám sức khỏe định kỳ tại các trạm thú y. Đối với các chú cún Alaska nhỏ từ 2 đến 4 tháng tuổi thì nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Vì lúc đó, sức đề kháng chưa phát triển hết nên cún dễ mắc các bệnh tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các bạn đừng quên đưa Alaska đi tiêm phòng. Đó là cách duy nhất để phòng tránh các bệnh nguy hiểm như là Parvo, Care, bệnh dại, … Và nhớ rằng hàng tháng nên cho Alaska sổ giun, sán định kỳ.

Giống chó này tuy được rất nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng phù hợp với việc mua chó Alaska về nuôi. Để có cái nhìn khách quan, chính xác nhất bạn nên xem xét các yếu tố sau đây.

2.1. Bạn có đủ kiến thức về giống chó Alaska?

Muốn việc chăm sóc chó Alaska được thuận lợi như ý muốn, các bạn cần tìm hiểu kiến thức cơ bản về Alsaka như tập tính, tính cách, … . Các bạn có thể ghé qua trang chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin về Alaska.

Nhiều người hay nhầm lẫn Alaska và Husky với nhau vì chúng có nhiều điểm tương đồng về ngoại hình. Nên việc nhầm lẫn khi chọn mua cũng là chuyện hiển nhiên nếu không có kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn có những điểm giúp các bạn có thể phân biệt được Alaska với Husky:

Thân hình: Alaska sở hữu thân hình to khỏe, khỏe khoắn hơn giống chó Husky. Alaska có xương chân to và khỏe, ở giữa chân có khớp xương ở khuỷu chân.

Đầu: đầu của Alaska to bành ra và có lông bờm dày ở cổ. Đặc biệt Alaska có điểm gãy giữa trán và mũi, lõm xuống lộ ra rõ rệch.

Mắt: mặt của một chú chó Alaska thuần chủng chỉ có 2 màu mắt là nâu và đen. Trong khi đó Husky lại sở hữu một màu mắt độc đáo là màu xanh nước biển đầy tinh tế, một số cá thể chó Husky còn có mắt 2 màu rất đẹp.

Đuôi: đuôi của giống Alaska thường cụp xuống về phía mông, và khi vận động hay chạy thì lại nâng lên, công về phía lưng.

Tai: Khi ở giai đoạn “cún con”, tai của Alaska thường cụp xuống. Nhưng khi bước vào giai đoạn dậy thì trở đi thì hai tai lại dựng thẳng lên như tai thỏ.

2.2. Nhà bạn có người bị dị ứng lông chó?

Nên cân nhắc xem gia đình của bạn có bất kỳ ai bị dị ứng với lông chó hay không, vì đây sẽ là vấn đề nghiêm trọng cho người thân của bạn. Các chú cún Alaska sở hữu cho chúng bộ lông dày, rậm nên việc rụng lông thường xuyên diễn ra. Nhất là vào thời điểm mùa hè nóng bức, lông của chúng còn rụng gấp nhiều lần bình thường. Điều này sẽ gây rắc rối to nếu có ai đó dị ứng với lông chó.

Khi gia đình có ai đó bị dụng ứng mà vẫn muốn nuôi một cún cưng thì tốt nhất nên chọn các giống chó có lông ngắn, ít rụng như giống Poodle, Pug, Bull Pháp, Beagle, … Tuy nhiên, vì quá thích giống Alaska và vẫn giữ ý định nuôi Alaska thì nên cắt tỉa lông cho cún gọn gàng, chải và dọn dẹp phần lông rụng thường xuyên.

2.3. Nhà bạn có trẻ nhỏ?

Alaska là một người bảo mẫu tuyệt vời, giống chó này rất quý trẻ con và rất thích chơi đùa cùng các em bé nhỏ. Alaska rất hiền lành và ngoan ngoãn. Vui đùa, chơi cùng Alaska sẽ giúp cho trẻ trở nên vui vẻ, thân thiện hơn rất nhiều.

Mặc dù vậy, khi để Alaska trưởng thành chơi cùng với con nhỏ của các bạn thì tốt nhất nên có sự giám sát của người lớn. Đâu ai có thể lường được một người bạn có cân nặng lên đến 40 hay 50 kí nếu đè phải con nhỏ thì có chuyện gì xảy ra!

2.4. Bạn có đủ kinh tế để nuôi Alaska?

Việc chi một khoản tiền không nhỏ để rước Alaska về nuôi cũng là vấn đề bạn cần cân nhắc. Thêm vào đó, mức chi phí để nuôi một chú cún cưng cũng không hề ít. Chú yếu các bạn phải tốn chi phí y tế và chế độ dinh dưỡng cho cún cưng. Chưa kể các chú cún Alaska từ 2 đến 4 tháng tuổi rất dễ mắc bệnh tiêu hóa nên sẽ phải ghé thú y thường xuyên nếu bạn cho chúng ăn không đúng cách.

Còn cả chi phí ăn uống của một chú Alaska cũng tốn gấp 2 3 lần một người bình thường. Để chú cún phát triển thân hình và cơ bắp hoàn thiện nhất thì thực phẩm chính phải là thịt bò. Các chú Alaska ăn ít nhất là 1,5 đến 2kg bò mỗi ngày. Và chi phí cho việc ăn uống của cún cưng chắc chắn sẽ không hề nhỏ.

Ở trên chính là một số kiến thức về việc chăm sóc chó Alaska cũng như lưu ý khi lựa chọn dòng chó này làm thú cưng trong nhà. Để có thêm kiến thức về giống chó này, các bạn có thể ghé qua chúng tôi để biết thêm chi tiết. Mong rằng bài viết bổ ích cho các bạn.

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/cham-soc-cho-alaska/ khi chia sẻ nha.

Kinh Nghiệm Nuôi Và Chăm Sóc Chó Golden

Chó Golden được xem là giống chó quý tộc nổi tiếng trên khắp thế giới. Độ thông minh, đáng yêu của giống chó này là không phải bàn cãi. Xuất xứ là giống chó ở các nước phương Tây với nền nhiệt độ ôn hòa nhưng đến nay Golden đã có mặt ở hầu hết các nước trên toàn cầu và chứng tỏ được giá trị cũng như đẳng cấp của mình. Golden có dễ nuôi và huấn luyện không? Dĩ nhiên là có, Golden thích nghi khá tốt và dễ dạy bảo. Tuy nhiên, dân chơi chó Golden thì nhất thiết phải biết những điều này để chó Golden khỏe mạnh, đẹp, khôn và nổi bật lên cái chất của giống chó đáng yêu này. Bài viết sau đây, trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ Biên Phòng sẽ chia sẻ cho quý vị: kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chó Golden.

Golden là loài chó kiểng có thể lực tốt, vóc dáng trung bình và có độ dẻo dai. Năng lượng cần cung cấp cho chó Golden gồm chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và khoáng chất. Chúng ta nấu thịt với rau củ quả hầm kỹ và cho chó ăn với cơm trắng. Một ngày cho ăn vừa phải 3 bữa. Thay đổi thịt từ heo, bò, gà để chó khỏi ngán. Lâu lâu chúng ta cho chó Golden ăn thêm phổi và gan heo để bổ sung khoáng. Nếu được thì cho thêm một tuần vài hột vịt lộn. Cám viên dinh dưỡng loại tốt cũng cần được cho chó ăn nhưng không quá lạm dụng.

Bát đựng thức ăn của chó cần chuẩn bị 2 cái/ 1 con bằng inox và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn của nó. Nước uống cũng phải luôn đầy đủ và được đựng trong khay sạch.

Với chó nhỏ thì có thể nấu cháo thịt hầm với rau để cho ăn. Lưu ý lọc kỹ xương trước khi cho chó ăn.

Chăm sóc tinh thần

Chó Golden cần được tắm rửa thường xuyên. Qúy vị tắm cho chó khoảng 4 lần mỗi tuần. Khi tắm xong nhớ sấy khô lông và chải đều. Cắt tỉa lông móng khi thấy nó xù xì và tốt để nó được thoải mái. Dùng thuốc thảo mộc tắm cho chó để diệt trừ ve chấy rận cho chó được khỏe mạnh.

Vui đùa thường xuyên với bé để nó vui vẻ và nhanh nhẹn tinh khôn hơn. Nếu có sân vườn thì chạy bộ, dắt bộ và chơi các bài vận động như nhặt bóng, nhặt xương.

Khi trời nóng thì để trong nhà ở nơi mát mẻ có quạt và điều hòa.

Cách chúng ta chơi đùa với chó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả chủ và chú chó Golden đáng yêu này.

Phòng dịch bênh

Phòng bệnh cho Golden là điều bắt buộc. Chó thường mắc các bệnh nguy hiểm như Pravo, Care, ho cũi chó… nếu không gây chết thì cũng làm chó gầy yếu và xấu xí, giảm đi phẩm chất của nó. Do đó, tiêm vacxin phòng 7 bệnh cho chó ở các cơ sở thú ý uy tín. Tiêm phòng dại khi chó được 6 tháng tuổi.

Dùng thuốc xổ lãi cho chó để nó tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

Huấn luyện chó Golden

Chó kiểng nói riêng nuôi đẹp khôn là chưa đủ. Nuôi để vui chơi và xem nó biểu diễn mới là đẳng cấp. Do đó, huấn luyện chó Golden để loại bỏ tật xấu, phát huy các kỹ năng tuyệt vời là vô cùng cần thiết.

Hiện nay, trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ Biên Phòng đang mở các lớp dạy chó Golden với nhiều ưu đãi. Khóa học chất lượng đảm bảo giải quyết các băn khoăn và mong muốn của quý vị. Điều kiện học tập ăn ở cực kỳ tốt, huấn luyện viên giỏi yêu nghề.

Nhanh tay liên hệ để được chúng tôi tư vấn và phục vụ.

Kinh Nghiệm Vàng: Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ Một Cách Đúng Đắn Nhất

Chú trọng chế độ dinh dưỡng trong chăm sóc chó con ” mới tách” mẹ

Sữa mẹ là thức ăn chính của chó con vừa mới sinh ra. Tuy nhiên, chó mẹ sau sinh không có sữa, chó mẹ chết hay tách mẹ khiến nguồn sữa từ mẹ cũng không được cung cấp đầy đủ cho chó con, khiến sức đề kháng của có con sẽ dần yếu đi.

Vậy nên vấn đề đầu tiên cần chú ý tới trong việc chăm sóc chó con không mẹ, tách mẹ sớm sẽ là việc cho chúng bú sữa, loại sữa chuyên dụng cho chó con.

1 cốc sữa

3 quả lòng đỏ trứng gà (không dùng lòng trắng trứng vì sẽ gây thiếu hụt Biotin

1 muỗng dầu ăn (dùng loại dầu thực vật như dầu mè, dầu phộng hoặc dầu bắp…)

1 ít muối và 1 muỗng vitamin

Hòa trộn các thành phần này lại với nhau và chia nhỏ cho chó con sử dụng trong ngày để thay thế sữa nếu chưa chuẩn bị để đáp ứng kịp thời. Khoảng 3 tuần sau khi sinh bạn có thể tập cho chó con ăn thêm cháo loãng xây nhuyễn với thịt băm.

Trong mức độ lớn và phát triển của chó con, chế đọ nuôi dưỡng chúng cần dần dần phải gấn với chế độ nuôi dưỡng con chó đã lớn. Vào những ngày thời tiết y ám, buổi tối cho chó ngủ trong nhà sạch sẽ và khô ráo còn cả ngày thì vẫn nuôi chúng trong chuồng. Đặc biệt của việc nuôi dưỡng chó con là phải nhận định và xem xét thật cụ thể các mùa trong năm và điều kiện khi hậu của địa phương.

Ở các trại chăn nuôi thuộc cơ quan Nhà nước, hoặc đối với những người thích nuôi chó ở những trường hợp cá thể, nên thực hiện phương pháp chăn nuôi chó thường xuyên trong không khí tươi mát ( trong chuồng thú). Khi thời tiết xấu ( mưa,…) phải nuôi chó con trong nhà ở ( buồng nhỏ).

Từ tháng thứ 3 người ta chia chó con ra thành các nhóm nhỏ, mõi nhóm có từ 2 đến 3 con và cũng ở mỗi nhóm đó nên chọn những con chó tương đương nhau về tình trạng thể lực. Các nhóm này được phân vào các chuồng thú đặc biệt, riêng lẻ và rộng rãi. Từ tháng tuổi thứ 5 đến thứ 6 người ta nuôi chó con riêng ra từng con một và đối với mỗi con có những dụng cụ chăm sóc và nuôi dưỡng riêng. Mỗi ngfy dọn chuồng sạch sẽ cho chó con hai lần và mỗi tháng tắm cho chúng ít nhất 2 lần. Hăng ngày cho chó con đi dạo vòng trong từ 3 đến 4 tiếng theo thời gian biểu của ngày đây là điều bắt buộc. Phải chú ý đặc biệt đến việ đảm bảo cho chó con ăn đầy đủ cả về chất và lượng

Thức ăn cho chó con phải tươi và phong phú về loại thức ăn. Nước uống dùng cho chó con phải là nước sạch. Khi chó con được 3 tháng tuổi thì mỗi con chó phải có chậu ăn ( bát ăn ) riêng khi ăn.

Nếu cho chó con ăn không đủ chất ( trong thành phần thức ăn thiếu phốt phát can-xi (CaPO-ND) và vitamin D) thì chó con sẽ bị còi xương. Cần phải kiểm tra sự lớn và sự phát triển của chó con, tuân thủ đồ thị đo lường ( việc cân nặng cho chó cũng vậy) từ tháng thứ nhất đến trước 2 tháng tuổi – cứ 5 ngày kiểm tra và cân nặng một lần, từ tháng 2 đến 6 tháng – 10 ngày một lần, sáu đó cứ 1 tháng 1 lần kiểm tra cân nặng.

Chỉ cần đo lường các phần cơ bản sau, chiều cao . độ dài chéo ( xiên) của thân mình, bề ngang của lồng ngữ và độ dày của khối đốt ngón chân.

Hỗ trợ vệ sinh đúng cách khi chăm sóc chó con không có mẹ

Theo tập tính của loài động vật này thì sẽ được mẹ liếm kích thích vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục để chó con đi phân, đi tiểu. Thế nhưng, khi không có mẹ, nhiệm vụ này sẽ cần đến bạn hỗ trợ ở một cách thức khác vì vốn dĩ chó con còn quá nhỏ cơ quan chức năng này sẽ không tự thực hiện được.

Bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm đã thấm nước ấm massage nhẹ vào phần hậu môn và bộ phận sinh dục khoảng 1 – 2 phút để kích thích chúng đi vệ sinh.

Tiêm vaccine phòng bệnh

Để phòng ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột, đồng thời để cơ thể chó con phát triển tốt nhất nên cho chó con uống thuốc kháng sinh có lợi cho sức khỏe của chó con và uống vào thời gian chó con được từ 2 tuần đến 3 tháng tuổi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y ( hoặc của y sĩ trung cấp). Cần phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con.

Tẩy giun định kỳ và tiêm phòng một số bệnh thường gặp do vi virus care, parvovirus…gây ra để giảm thiểu tối đa một số bệnh dễ xảy ra trên chó con – những chú chó không được bú sữa mẹ có sức đề kháng yếu, giúp chó con luôn khỏe mạnh, chóng lớn và an toàn cho sức khỏe mọi người trong gia đình bạn.

Chuẩn bị chỗ ở thông thoáng, nhiệt độ ổn định, đủ ấm, sạch sẽ cho chó con

Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc chó là tránh sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, nhiệt độ quá cao hay quả thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chó con.

Những ngày đầu sau sinh bạn thay vì có mẹ để sưởi ấm thì với những chú chó “mồ côi” mẹ bạn nên sử dụng nguồn nhiệt nhân tạo như một chiếc lò hấp, một bóng đèn nhiệt hay một chiếc đệm nước ấm để duy trì nhiệt độ cơ thể cho chó con, giúp chúng dần cứng cáp và khỏe mạnh.

Cũng nên lưu ý cần phải theo dõi nhiệt độ cơ thể chó con thường xuyên để có những điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng quá cao làm bỏng chó con, tránh cho chó ở trong phòng máy lạnh hay nằm ngay hướng gió lùa sẽ khiến chó con bị cảm lạnh.

Cần dọn dẹp chỗ ở của chó con thương xuyên, đảm bảo thông thoáng, vệ sinh. Độ ẩm quá cao sẽ làm sinh sôi các mầm mống vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh ở chó con.

1813 views

Kinh Nghiệm Nuôi Chó Alaska

Alaska là dòng chó lớn và mạnh mẽ sống ở vùng khí hậu lạnh tuy nhiên những năm gần đây thì loài chó này được nhập khẩu vào các nước có khí hậu nhiệt đới khá nhiều, kể cả ở Việt Nam, chó Alaska trở thành loài chó vật nuôi và làm cảnh trong nhà rất phổ biến. Nếu bạn đang quan tâm đến việc nuôi và tìm mua một con chó Alaska thuần chủng, tìm hiểu cách nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Alaska một cách hiệu quả thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm và kiến thức hữu ích trong việc nuôi chó Alaska.

1. Chọn giống chó Alaska

Giống chó Alaska có 2 dòng, Alaskan Malamute thuần chủng và dòng chó lai Alaskan Husky, hai dòng chó này có một số điểm tương đồng và khác biệt có thể phân biệt được. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về 2 dòng chó này để lựa chọn dòng chó Alaska phù hợp thì có thể tìm hiểu tại bài viết này.

Thực tế thì mọi người thường dễ nhầm lẫn và khó phân biệt được dòng chó Alaska và chó Husky, vì vậy để chọn được một chú chó Alaska thuần chủng, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Alaska và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Alaska tốt.

Cách nhận biết chó Alaska thuần chủng

Chó Alaska là dòng chó lớn có thân hình to khỏe, săn chắc và cơ bắp, cấu trúc xương nặng và chắc chắc. Bộ ngực rộng, cổ rất khỏe và hơi có hình vòng cung, xương vai vạm vỡ, lưng thẳng và dốc nhẹ về phía hông, thắt lưng cứng và nhiều cơ bắp.

Chân to khỏe và cơ bắp, xương chân rất lớn khi sờ vào chân chó cảm nhận được gân guốc chắc nịch ở các chân, cổ chân ngắn, khuỷu chân sau cong và xuôi xuống, hai chân trước có gấp khuỷu. Bàn chân lớn, các ngón chân khít vào nhau và cong đều, đệm bàn chân dày và cứng. Khi chó di chuyễn phải vững chãi, mạnh mẽ và cân bằng.

Chó Alaska có đầu rộng, phần khung xương giữa hai tai hơi tròn càng về phía mắt càng thuôn và hẹp dần, vùng xương xung quanh gò má hơi tròn và dẹt, khuôn mặt rộng hơn mặt của chó husky. Giữa hai mắt có một nếp nhăn nhỏ, đỉnh đầu có một chỏm lông. Phần giao nhau giữa trán và mõm hơi gãy nhẹ, mặt thì có thể toàn màu trắng hoặc được điểm xuyết bởi một vệt lông dài khác màu.

Mắt chó alaska có hình hạnh nhân nhỏ và hơi xếch lên phía trên, màu mắt đạt chuẩn là màu đen, đối với những con chó alaska có lông màu đỏ thì mắt sẽ có màu nâu đỏ.

Mũi và mõm chó alaska to khỏe nhìn cân đối với đầu, mõm không dài, thuôn nhỏ dần về phía mũi nhưng không nhọn. Hai môi có viền mép đều phủ kín, hàm trên và dưới rộng, răng lớn.

Tiêu chuẩn chó Alaska về đặc điểm của mũi, môi, viền mắt phải màu đen, đối với chó alaska có bộ lông màu đỏ thì những bộ phận trên thường là màu nâu đỏ.

Tai chó alaska có kích cỡ vừa phải, nhưng phải nhỏ so với đầu, đôi tai hình tam giác nằm cách xa nhau, chỏm vành tai hơi tròn, tai thường hướng nhẹ về phía trước.

Chó alaska có chiếc đuôi dày rậm lông và luôn cuộn tròn trên lưng, điều này dễ phân biệt với đuôi chó husky thường cụp, khi đi thì chiếc đuôi mới dựng đứng.

Chó Alaska có bộ lông dày rậm không thấm nước, bộ lông của chó alska có những màu sắc khác nhau được chấp nhận như màu trắng pha xám đen, trắng pha xám lông chồn, trắng pha đen, trắng pha đỏ, nâu đỏ hoặc trắng tuyền. Đặc điểm rõ nhất cho dù Alaska có màu lông nào chăng nữa thì mõm và 4 chân phải là màu trắng.

Những điểm lỗi ở chó Alaska không đủ tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn quan trọng nhất của chó Alaska thuần chủng là tất cả chó alaska đều phải có đôi mắt màu đen, ngoại trừ chó alaska có bộ lông màu nâu đỏ thì sẽ có mắt màu nâu. Nếu chó alaska có màu mắt khác thì đó là một khuyết điểm lớn không đạt chuẩn.

Mõm dài và nhọn, răng cửa hàm trên không khớp với răng cửa hàm dưới. Răng nhô ra ngoài hay thụt vào đều bị xem là khuyết điểm.

Tai của chó alaska nằm quá gần nhau hoặc nằm quá cao đều bị coi là lỗi.

Đuôi không quá cao hay quá thấp, đuôi chó cụp hoặc buông thõng, đuôi có lông ngắn, không dày đều không đạt.

Chân của chó alaska nhỏ gầy, chân yếu, khuỷu chân sau to, dáng đi cứng nhắc hoặc không vững, chậm chạp, xương nhẹ và cơ thể không cân đối. Chân có móng đeo là không tốt.

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Alaska

Dòng chó Alaskan malamute có cơ thể to lớn và khỏe mạnh, tuy nhiên hệ tiêu hóa của chó alaska khá kém có thể dẫn đến viêm đường ruột, vì vậy để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho thể chất của loài chó này thì cần phải chú ý đến các chế độ ăn uống cho chó hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó để giúp con chó phát triển tốt.

Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó alaska cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực, vóc dáng và bộ lông.

Chế độ ăn của chó Alaska theo độ tuổi

Chó alaska con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cơm nhão trộn với thịt nạc, thịt gà xay, cho ăn loại thức ăn khô ngâm mềm với nước ấm khoảng 2′ và bổ sung thêm sữa ấm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.

Chó alaska từ 3 – 6 tháng tuổi cho ăn cơm trộn với các loại thịt như thịt heo, bò, gà, bổ sung trứng gà, rau củ, thức ăn khô để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của chó alaska ở độ tuổi này không nên nấu quá nhuyễn hay quá loãng. Ở giai đoạn này nên tránh cho chó ăn các loại xương lớn vì sẽ gây nguy hiểm cho chó. Bạn nên mua men tiêu hóa loại Biolatyl, trộn 1 ngày 1 gói chia làm 2 bữa ăn của chó để giúp chó dễ ăn và phát triển các cơ quan đường ruột hơn.

Cũng giống như chế độ ăn của chó Husky hay các dòng chó lớn khác, khi chó alaska từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều canxi từ thịt, xương, đầu cổ gà, nội tạng động vật, protein, đạm, thức ăn khô dành cho chó lớn, các loại rau xanh, củ quả, trái cây như bí, bắp cải, rau cần, cà rốt, củ cải, dưa leo, các loại đậu hạt,… Giai đoạn này nên cho chó gặm xương động vật, ăn thịt nguyên khối để rèn luyện cơ hàm cho chó, tuy nhiên lưu ý không nên cho chó ăn quá nhiều xương trong một ngày vì chó rất dễ bị táo bón.

Khi chó alaska được 6 tháng tuổi trở đi là giai đoạn đang phát triển nhanh và để nuôi dưỡng cho chó Alaska có bột lông đẹp thì chó mỗi tuần nên cho chó ăn 2 – 3 quả trứng gà hay trứng vịt lộn, có thể cho chó ăn trứng sống hoặc luộc sơ qua. Thỉnh thoảng bạn chó chó Alaska uống thêm canxi để tăng giúp chó phát triển hệ xương khớp.

Một số điều cần lưu ý trong việc cho chó Alaska ăn

Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.

Tránh chó chó ăn nhiều tinh bột, chất béo, mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, thức ăn mặn, cay dễ khiến chó alaska bị các bệnh đường ruột. Không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.

Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.

3. Cách chăm sóc chó Alaska

Alaskan malamute là dòng chó sống ở vùng khí hậu lạnh, băng tuyết, khả năng chịu lạnh của chúng rất tốt, tuy nhiên nếu nuôi chó alaska ở điều kiện vùng khí hậu nhiệt đới, thời tiết nắng nóng như Việt Nam là một vấn đề cần phải chú ý.

Để chăm sóc tốt cho chó Alaska thì bạn cần phải chuẩn bị nơi ở cho chó phải thông thoáng, sạch sẽ, mát mẽ và không ẩm ướt, phải thường xuyên vệ sinh nơi ở của chó. Nếu thời tiết quá nắng nóng thì cần phải cho chó ngồi điều hòa, máy quạt và phải cắt tỉa bớt lông cho chó.

Chó Alaska malamute có bản tính rất tò mò, hiếu động và rất thích được vận động, làm việc, nếu không được giải tỏa năng lượng thì chúng thường có xu hướng đào bới, cắn xé, vì vậy nên cho chó alaska sống ở bên ngoài sân vườn có không gian rộng, còn nếu nuôi chó alaska ở trong nhà, căn hộ thì bạn cần phải thường xuyên cho chúng vận động nhiều ở bên ngoài với một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, kéo xe, bắt bóng,…. để chúng được rèn luyện sức khỏe, tinh thần và thể chất.

4. Cách làm vệ sinh và chăm sóc lông cho chó Alaska

Chó alaskan malamute có bộ lông rất dày rậm, vì vậy mà việc vệ sinh và chăm sóc lông loài chó này mất khá nhiều thời gian. Chó Alaska từ 1 – 6 tháng tuổi thì bộ lông vẫn chưa phát triển đầy đủ, khi chó được 8 tháng trở lên thì cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt cho bộ lông của chúng.

Để lông của chó Alaska phát triển khỏe đẹp và mượt thì bạn cần phải thường xuyên chải lông chó chó mỗi ngày để loại bỏ lông chết và dưỡng lông mềm mượt. Bạn có thể dùng bình xịt hơi nước xịt sơ qua rồi chải lông cho chó sẽ dễ dàng hơn.

Việc tắm cho chó alaska khá tốn công và mất thời gian, rất may là chó alaska khá sạch sẽ và ít có mùi, chỉ cần giữ cho cơ thể chó luôn khô ráo, không bị ẩm ướt. Không cần tắm cho chó thường xuyên vì sẽ khiến lông của chúng bị xơ đi, chỉ cần tắm cho chó 1 – 2 lần trong 1 tháng là đủ. Khi tắm cho chó xong bạn nên lau thật khô bộ lông và dùng máy sấy để làm khô lông cho chúng, chó alaska nếu để bộ lông bị ẩm ướt sẽ rất dễ nhiễm bệnh về da và bị bệnh hô hấp.

Thường xuyên cho chó phơi nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều tối để dưỡng lông và phòng tránh các bệnh về da và lông. Nên chọn loại dầu tắm cho chó có độ pH thấp sẽ dưỡng lông tốt hơn cho chó alaska. Tránh dùng dầu gội của người để tắm cho chó vì sẽ khiến chó bị khô lông.

Vào mùa hè hoặc thời tiết nắng nóng thì bạn nên cắt tỉa lông cho chó để thân nhiệt của chó bớt bị khô nóng. Để nuôi dưỡng bộ lông của chó alaska khỏe đẹp thì bạn nên cho chó ăn thêm trứng gà, trứng vịt lộn, uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả, trái cây.

Chó alaska dễ bị mắc các chứng bệnh về răng miệng, vì vậy cần phải chú ý vệ sinh và đánh răng cho chó hàng tuần. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm của chó như mắt, tai và cắt tỉa lông dài ở bàn chân.

5. Các bệnh thường gặp ở chó Alaska

Cần lưu ý khi bắt đầu nuôi chó thì cần phải đưa chó đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.

Chó alaskan malamute là giống chó lớn ít mắc phải bệnh tật, tuy nhiên đôi khi chó dễ bị các vấn đề về sức khỏe như bị xoắn dạ dày, co giật, loạn sản xương hông. Một số bệnh về mắt như bị đục thủy tinh thể, bệnh hô hấp, bị suy giáp. Chó Alaska còn rất dễ bị các bệnh về răng miệngvà bệnh về đường ruột.

Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Vàng Trong Cách Nuôi, Chăm Sóc Chó Alaska trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!