Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nuôi Và Chăm Sóc Chó Golden được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó Golden được xem là giống chó quý tộc nổi tiếng trên khắp thế giới. Độ thông minh, đáng yêu của giống chó này là không phải bàn cãi. Xuất xứ là giống chó ở các nước phương Tây với nền nhiệt độ ôn hòa nhưng đến nay Golden đã có mặt ở hầu hết các nước trên toàn cầu và chứng tỏ được giá trị cũng như đẳng cấp của mình. Golden có dễ nuôi và huấn luyện không? Dĩ nhiên là có, Golden thích nghi khá tốt và dễ dạy bảo. Tuy nhiên, dân chơi chó Golden thì nhất thiết phải biết những điều này để chó Golden khỏe mạnh, đẹp, khôn và nổi bật lên cái chất của giống chó đáng yêu này. Bài viết sau đây, trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ Biên Phòng sẽ chia sẻ cho quý vị: kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chó Golden.
Golden là loài chó kiểng có thể lực tốt, vóc dáng trung bình và có độ dẻo dai. Năng lượng cần cung cấp cho chó Golden gồm chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và khoáng chất. Chúng ta nấu thịt với rau củ quả hầm kỹ và cho chó ăn với cơm trắng. Một ngày cho ăn vừa phải 3 bữa. Thay đổi thịt từ heo, bò, gà để chó khỏi ngán. Lâu lâu chúng ta cho chó Golden ăn thêm phổi và gan heo để bổ sung khoáng. Nếu được thì cho thêm một tuần vài hột vịt lộn. Cám viên dinh dưỡng loại tốt cũng cần được cho chó ăn nhưng không quá lạm dụng.
Bát đựng thức ăn của chó cần chuẩn bị 2 cái/ 1 con bằng inox và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn của nó. Nước uống cũng phải luôn đầy đủ và được đựng trong khay sạch.
Với chó nhỏ thì có thể nấu cháo thịt hầm với rau để cho ăn. Lưu ý lọc kỹ xương trước khi cho chó ăn.
Chăm sóc tinh thầnChó Golden cần được tắm rửa thường xuyên. Qúy vị tắm cho chó khoảng 4 lần mỗi tuần. Khi tắm xong nhớ sấy khô lông và chải đều. Cắt tỉa lông móng khi thấy nó xù xì và tốt để nó được thoải mái. Dùng thuốc thảo mộc tắm cho chó để diệt trừ ve chấy rận cho chó được khỏe mạnh.
Vui đùa thường xuyên với bé để nó vui vẻ và nhanh nhẹn tinh khôn hơn. Nếu có sân vườn thì chạy bộ, dắt bộ và chơi các bài vận động như nhặt bóng, nhặt xương.
Khi trời nóng thì để trong nhà ở nơi mát mẻ có quạt và điều hòa.
Cách chúng ta chơi đùa với chó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả chủ và chú chó Golden đáng yêu này.
Phòng dịch bênhPhòng bệnh cho Golden là điều bắt buộc. Chó thường mắc các bệnh nguy hiểm như Pravo, Care, ho cũi chó… nếu không gây chết thì cũng làm chó gầy yếu và xấu xí, giảm đi phẩm chất của nó. Do đó, tiêm vacxin phòng 7 bệnh cho chó ở các cơ sở thú ý uy tín. Tiêm phòng dại khi chó được 6 tháng tuổi.
Dùng thuốc xổ lãi cho chó để nó tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
Huấn luyện chó GoldenChó kiểng nói riêng nuôi đẹp khôn là chưa đủ. Nuôi để vui chơi và xem nó biểu diễn mới là đẳng cấp. Do đó, huấn luyện chó Golden để loại bỏ tật xấu, phát huy các kỹ năng tuyệt vời là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ Biên Phòng đang mở các lớp dạy chó Golden với nhiều ưu đãi. Khóa học chất lượng đảm bảo giải quyết các băn khoăn và mong muốn của quý vị. Điều kiện học tập ăn ở cực kỳ tốt, huấn luyện viên giỏi yêu nghề.
Nhanh tay liên hệ để được chúng tôi tư vấn và phục vụ.
Kinh Nghiệm Nuôi Và Chăm Sóc Chó Akita Hiệu Quả
Môi trường sống phù hợp với chó Akita
Akita thuộc nhóm chó săn nên rất ưa vận động. Giống chó này không thích hợp sống trong không gian chật hẹp. Môi trường sống lý tưởng của Akita là những căn nhà có sân vườn rộng rãi. Nơi chúng có thể thoả sức chạy nhảy, nô đùa bất cứ lúc nào.
Những nơi nhỏ bé như căn hộ, chung cư hay khu tập thể sẽ không thích hợp để nuôi Akita lắm. Hoặc nếu có nuôi thì bắt buộc phải dẫn chúng ra ngoài thường xuyên cho vận động, tập luyện, giải phóng năng lượng thừa. Akita là giống chó hiếu động và nghịch ngợm, nếu bị nhốt trong nhà quá lâu, chúng có thể biến đổi về tính cách. Trở nên ngang bướng, khó bảo hay rụt rè, nhút nhát hơn.
Chế độ dinh dưỡng của chó AkitaAkita là giống chó có thân hình to lớn, khoẻ mạnh. Để nuôi dưỡng chúng phát triển đến kích thước tối đa và có một sức khoẻ tốt thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều quan trọng nhất. Nhất là trong giai đoạn dậy thì từ 6-12 tháng tuổi.
Các chất bắt buộc cần cung cấp cho chó Akita thông qua bữa ăn hàng ngày là: protein, canxi, các loại vitamin, chất xơ và chất khoáng. Chất béo và tinh bột nên hạn chế đến mức tối đa vì Akita là giống chó dễ bị thừa cân, béo phì. Ngoài ra, Akita đến từ Nhật Bản nên chúng rất thích ăn hải sản, đặc biệt là cá. Giống chó này không hảo thịt lắm. Các loại thịt bò, thịt cừu, thịt hươu, … chứa quá nhiều protein có thể gây dị ứng mạnh với giống chó này.
Chế độ dinh dưỡng của chó Akita qua từng độ tuổi Đối với chó Akita từ 1-3 tháng tuổiChó Akita được 1 tháng tuổi bắt đầu xuất chuồng và đang trong giai đoạn tập ăn. Trước khi đón chúng về, bạn nên hỏi qua chủ chó về chế độ ăn uống cũ để biết cách sắp xếp cho phù hợp. Nếu muốn thay đổi một chế độ ăn khác thì bạn nên tập dần dần (tuyệt đối không được thay đổi đột ngột).
Chó Akita nhỏ bắt đầu tập ăn thì bạn chỉ nên cho ăn cơm nhão hoặc cháo trộn với thịt nạc, rau củ quả xay nhuyễn thành hỗn hợp. Có thể bổ sung thêm một vài bữa trong tuần bằng các loại thức ăn khô bán sẵn trên thị trường. Thức ăn khô cứng thì nên ngâm từ 5-10 phút trước khi cho ăn để tránh bị hóc.
Chó Akita nhỏ thì nên cho ăn nhiều bữa trong ngày, khoảng 4-5 bữa. Mỗi bữa một lượng thức ăn vừa đủ, không nên cho quá no hoặc quá đói. Khẩu phẩn ăn hàng ngày phải khoảng 400-500gram thức ăn và 0.5l sữa mỗi ngày.
Đối với chó Akita từ 3-6 tháng tuổiChó Akita đủ 3 tháng tuổi thì không cần xay nhuyễn hay làm nhỏ thức ăn. Bạn nên cho chúng tập nhai để cơ hàm phát triển, gia tăng lực cắn mạnh hơn. Thức ăn quan trọng nhất cần cung cấp cho chó Akita lúc này là: cá, thịt lợn, bò, rau củ quả, trái cây. Trong đó, thịt, rau nên xuất hiện ở mỗi bữa ăn. Cá và các loại hải sản chỉ nên cho ăn khoảng 2-3 ngày / tuần (vì hệ tiêu hoá chó Akita tuổi này còn yếu).
Bạn có thể cho chúng ăn thêm 2-3 quả trứng mỗi tuần, sữa uống mỗi ngày. Nên dùng loại sữa bổ sung canxi thì tốt hơn. Các loại nội tạng như: tim, gan, phổi heo cũng được đánh giá là tốt cho chó Akita khi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ cần chế biến kỹ và nấu chín là được.
Chó Akita trên 3 tháng tuổi thì nên cho ăn 3 bữa / ngày, các bữa cách đều nhau. Khối lượng thức ăn khoảng 0.5-1kg chia đều cho các bữa, tuỳ thuộc vào cân nặng và độ tuổi.
Đối với chó Akita trên 6 tháng tuổiĐây là lúc chó Akita bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì – thời điểm cơ thể phát triển mạnh nhất. Chế độ dinh dưỡng lúc này thật sự quan trọng. Tăng cường khối lượng thức ăn chứa nhiều protein như: cá biển, thịt bò, các loại nội tạng, … Đồng thời, giảm lượng tinh bột và chất béo xuống. Thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu. Cơm, gạo bằng các loại ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, … Chó Akita tuổi này nếu không biết cách cho ăn sẽ rất dễ thừa cân dẫn đến béo phì.
Khối lượng rau, củ, quả, trái cây thì nên giữ nguyên như trước. Có thể cho chó Akita uống thêm các loại sữa chua, yaourt, sữa tươi. Chó Akita trên 6 tháng tuổi có thể cho gặm các loại xương để bổ sung canxi như: xương lợn, cổ gà, cổ vịt, xương ống bò, … Bạn có thể tập cho chúng ăn đồ tươi sống (các loại thịt mềm như: thịt bò, thịt gà, cá biển, …) vì đồ sống bao giờ cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Chó Akita trưởng thành nên giảm xuống còn nhưng phải tăng khối lượng thức ăn cho phù hợp. Các bữa phụ thì nên cho uống sữa, trung bình 1.5-2l mỗi ngày. Có thể thay thế nước uống bằng sữa nhưng nên dùng loại sữa ít béo và bổ sung canxi sẽ tốt hơn.
Một số lưu ý trong quá trình cho chó Akita ăn
Chó Akita có thể bị dị ứng với các loại tinh bột có trong: lúa mì, yến mạch, dậu nành, …
Chó nhỏ thì không nên cho ăn đồ tanh như: cá, hải sản. Đồ nhiều chất béo như: mỡ lợn, mỡ bò, … có thể gây rối loạn tiêu hoá rất nguy hiểm.
Thức ăn cho chó Akita thì nên nấu chín, nhất là các loại thực phẩm tanh sống.
Các đồ ôi thiu, mốc hỏng, hết hạn sử dụng, thức ăn sẵn, đồ đóng hộp nên loại ngay khỏi bữa ăn hàng ngày của chó Akita.
Không để sẵn đồ ăn cho chó mà nên có giờ giấc cụ thể tạo thành thói quen tốt. Tránh cho ăn quá no hoặc quá đói trong một bữa.
Nước uống nên để ở vị trí cố định cho chó Akita dễ tìm. Thay nước ít nhất 3 lần mỗi ngày để tránh bụi bẩn.
Chỗ ăn uống của chó Akita nên giữ vệ sinh sạch sẽ. Bát ăn khay uống phải rửa sạch và để khô ráo sau mỗi lần ăn. Tránh cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi.
Cá hay hải sản là thức ăn yêu thích của chó Akita nhưng bạn chỉ nên cho ăn từ 3-5 bữa mỗi tuần.
Huấn luyện chó AkitaĐể huấn luyện Akita trở thành một chú chó ngoan ngoãn, nghe lời không phải dễ. Giống chó này sở hữu tính cách hiền lành, điềm đạm nhưng đôi khi ương bướng và không chịu nghe lời. Bạn nên huấn luyện chúng nghe lời bằng những mệnh lệnh đơn giản như: bắt tay, ngồi im, ngừng sủa, …
Thêm vào đó, những bài huấn luyện cơ bản mà bất kỳ giống chó nào cũng phải học như: đi vệ sinh đúng chỗ, giới hạn không gian hoạt động, … giúp bạn giảm công chăm sóc và quản lý chúng tốt hơn khi ra ngoài.
Các bài tập thể lực cũng cần được áp dụng để thân hình chó Akita được săn chắc, vững vàng, cơ thể phát triển được đến kích thước tối đa. Nhất là trong giai đoạn dậy thì từ 6-12 tháng tuổi. Các bài tập đơn giản nhất như: chạy bền, bơi lội, bắt bóng đến những bài phức tạp như: kéo xe, nâng tạ, nhảy cao. Mỗi ngày, bạn nên dẫn chúng ra ngoài và cho tập luyện từ 45-60 phút.
Chăm sóc chó Akita hiệu quảĐể chăm sóc tốt cho chó Akita, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Chuẩn bị nơi ởAkita có nguồn gốc là giống chó tuyết nên khả năng chịu lạnh cực kỳ tốt. Đồng nghĩa với việc, khí hậu nắng nóng ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ giống chó này. Bạn nên chuẩn bị nơi ở của Akita tại nơi thoáng mát, sạch sẽ, có không gian rộng rãi và không ẩm ướt. Chó Akita không thích bị nhốt trong chuồng nhưng bạn vẫn nên sắm một cái. Những lúc bạn đi vắng thì nên hạn chế sự vận động của Akita.
Vận động thường xuyênNhu cầu vận động của chó Akita rất lớn. Chúng không phải giống chó có thể ngồi yên một chỗ hoặc bị nhốt trong nhà quá lâu. Bạn nên dẫn chó Akita ra ngoài thường xuyên cho chạy nhảy, nô đùa, giải phóng năng lượng thừa. Tuy nhiên, Akita vốn là giống chó săn nên đôi khi không kiểm soát được hành động của mình mà đuổi theo những con vật khác. Bạn nên sử dụng dây dắt khi chưa thể kiểm soát chúng bằng mệnh lệnh.
Giữ vệ sinh sạch sẽĐể giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó Akita, đơn giản nhất là tắm gội thường xuyên cho chúng. Tắm sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, mảng bám trên lông và da. Đồng thời giữ cho bộ lông luôn óng ả và mượt mà nhất. Tuy nhiên, cũng không nên tắm thường xuyên, khoảng 2-3 lần mỗi tuần là được. Nên chọn thời điểm tắm vào sáng hoặc chiều là tốt nhất.
Trong quá trình tắm cho chó Akita, bạn nên vệ sinh sạch sẽ những nơi ngóc ngách trên cơ thể chúng như: kẽ chân, nách chân, lỗ tai, lỗ mũi. Có thể đánh răng luôn nếu được. Tắm xong thì nên sấy khô lông cho chó Akita, tránh để ẩm mốc có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Bạn không nên cố định thời điểm tắm mà bất kỳ khi nào thấy bộ lông chúng quá bẩn thì nên tắm ngay lập tức.
Chăm sóc bộ lôngChó Akita sở hữu bộ lông kép 2 lớp nên khá dày và rậm rạp. Bộ lông có tác dụng giữ ấm khi sinh sống tại nơi có khí hậu lạnh giá như Nhật Bản. Nhưng tại nơi nắng nóng như Việt Nam, bộ lông lại trở thành bất lợi lớn đối với chó Akita. Bạn nên cắt tỉa lông cho chúng thường xuyên, nhất là vào mùa hè. Dùng các loại sữa tắm dưỡng ẩm để bộ lông luôn óng ả, mượt mà và không bị kết dính.
Vào mùa mưa lạnh nên chú ý giữ cho bộ lông chó Akita luôn khô ráo, sạch sẽ. Nếu lông bị ẩm ướt lâu ngày có thể bốc mùi hôi, là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Lông ướt cũng khiến cơ thể chó Akita dễ mắc bệnh cảm lạnh, nguy hiểm hơn là bệnh viêm phổi mãn tính.
Ngoài ra, lông của chó Akita cũng rụng khá nhiều, nhất là vào mùa hè. Bạn nên dùng lược chuyên dụng chải lông thường xuyên nhằm loại bỏ các sợi lông gãy rụng. Cắt tỉa lông cũng là phương pháp giúp bộ lông bớt gãy rụng hơn.
Tiêm phòng đầy đủKhông chỉ Akita mà với bất kỳ giống chó nào, tiêm phòng đầy đủ cũng là một việc làm cần thiết. Một số loại bệnh nguy hiểm ở chó như: care, parvo, dại, … thì chỉ tiêm phòng mới có thể phòng tránh. Liệu trình tiêm sẽ bắt đầu khi chó Akita được 2 tuần tuổi và kéo dài đến khi trưởng thành. Bạn nên đưa bé Akita đến các trung tâm thú y trên toàn quốc để đăng ký và đặt lịch tiêm. Giá cũng khá rẻ, chỉ 120-200k một mũi, tuỳ từng loại.
Lưu ý rằng, tất cả các giống chó đều phải tiêm chủng đầy đủ và tẩy giun sán định kỳ. Bắt buộc đi kèm với mỗi bé đều phải có sổ tiêm chủng và theo dõi sức khoẻ định kỳ. Khi đi mua chó Akita, bạn nên lưu ý vấn đề này để chọn cho mình được bé cún khoẻ mạnh.
Tuổi thọ chó Akita khá cao, từ 8-12 năm tuổi. Nhìn chung, chúng là giống chó khoẻ mạnh, ăn uống tốt, ít bệnh tật và được đánh giá là dễ nuôi. Tuy nhiên, chủ nuôi cũng cần chú ý một số vấn đề sức khoẻ hay gặp ở chó Akita như các bệnh về hệ tiêu hoá, xương khớp, bệnh ngoài da, nấm, ghẻ, dị ứng, … để biết cách phòng tránh cho hiệu quả.
Dù chó Akita có một sức khoẻ tốt nhưng bạn cũng nên đưa chúng đến bác sĩ thú y đều đặn để thăm khám nhằm rà soát bệnh. Nếu thấy chúng có bất kỳ biểu hiện gì như: nôn mửa, tiêu chảy, bỏ ăn, đỏ mắt, … thì nên đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Cũng nên cho chó Akita một cuộc sống khoa học. Kết hợp hài hoà giữa dinh dưỡng và luyện tập để chúng sống khoẻ mạnh hơn.
6 Kinh Nghiệm Tốt Nhất Để Nuôi Và Chăm Sóc Chó Husky
4.7
/
5
(
11
bình chọn
)
Chó Husky Sibir là giống chó tuyết lừng danh, nổi tiếng khắp thế giới vì vẻ đẹp quyến rũ, sức mạnh và sự dẻo dai phi thường. Tuy nhiên, việc nuôi chó Husky ở Việt Nam chưa bao giờ là đơn giản.
Bắt đầu từ điều kiện cơ bản nhất, khí hậu, cho đến không gian giống, thức ăn, kinh nghiệm người nuôi.
Bài viết này Gia Đình Pet sẽ chia sẻ cách nuôi chó Husky, đặc biệt là nuôi chó Husky con, ở môi trường Việt Nam.
Điều kiện khí hậu Phù Hợp Với Chó Husky
Khí hậu là vấn đề cơ bản nhất khi nuôi chó Husky ở môi trường Việt Nam. Husky vốn thích nghi hoàn hảo với môi trường lạnh, nhiệt độ trung bình năm ở mức âm.
Vì vậy sống trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam là cả một thách thức. Để khắc phục điều này, khi bắt đầu mua những chú em chó Husky con ” khoảng 2 – 4 tháng tuổi “, bạn nên mua vào mùa lạnh hoặc thời tiết bắt đầu mát mẻ để dễ nuôi.
Những em Husky con rất nhạy cảm với nhiệt độ, chúng có thể bị sốc nhiệt và chết nếu chơi ngoài trời nắng nóng 30°C.
Những em Husky đã lớn có thể chống chọi lại nhiệt độ tốt hơn, nhưng vẫn cần các biện pháp để giải nhiệt trong trời nóng như bống râm, nước mát, điều hòa hoặc cho ăn kem.
Ăn kem? Bạn không đọc nhầm đâu! Nghe có vẻ vô lý nhưng sự thật là những giống chó tuyết như Samoyed, Alaska và Husky đều rất thích ăn kem.
Đó vừa là cách giải nhiệt, vừa là cách bổ sung nước trong thời tiết nóng.
Chế Độ Dinh Dưỡng Dành Cho Chó Husky
Husky Sibir là giống chó xứ lạnh. Do đó, để nuôi chúng phát triển khỏe mạnh tại đất nước có khí hậu nắng nóng như Việt Nam là điều không dễ dàng.
Tuy nhiên không dễ dàng không có nghĩa là không thể, bạn hoàn toàn có thể nuôi Husky phát triển như những người anh em trời Tây, nếu bạn cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng, một phương pháp huấn luyện hiệu quả.
Các loại thịt: Thịt chứa nhiều protein, là chất dinh dưỡng cần thiết cho Husky phát triển thể chất. Nếu có điều kiện, bạn có thể cho Husky ăn thịt bò vì thịt bò giàu protein mà lại ít mỡ.
Nội tạng động vật cũng chứa nhiều protein mà lại ít chất béo, bạn có thể cho chúng ăn nhưng vừa phải.
Rau củ quả: Trong các loại rau, củ, quả thì cà rốt là tốt nhất vì chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất cực tốt cho hệ tiêu hóa của chó Husky.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung cho chúng các loại rau khác như: rau cải mầm xanh, rau chân vịt, rau xà lách.
Tất cả những rau củ này đều tốt cho hệ tiêu hóa, giảm rụng lông và tăng cường sức đề kháng cho Husky.
Thức ăn hạt: Những chú Husky nhập ngoại đa phần đều thích ăn thức ăn dạng viên khô. Do bên nước ngoài người ta ít khi cho Husky ăn thực phẩm tươi chế biến như ở Việt Nam.
Bạn nên lựa chọn trên thị trường những sản phẩm mà thành phần có chứa đầy đủ các chất. Bạn chỉ cần đổ ra và cho chúng ăn hàng ngày.
Rất phù hợp với những người không có nhiều thời gian để chế biến thức ăn cho Husky.
Chế Độ Tập Luyện Dành Cho Chó Husky
Dù có bận rộn đến đâu, bạn cũng nên chắc chắn dành 25-30 phút mỗi ngày để cho Husky vận động.
Việc làm này giúp Husky giải phóng năng lượng thừa, tránh việc phá phách lung tung trong nhà bạn. Bạn có thể áp dụng một số bài tập như sau:
Dẫn chúng đi dạo mỗi ngày.
Cho chúng chạy bền 5-6 km bằng cách cho chạy theo xe đạp của bạn.
Buộc dây kéo vào xe đạp hoặc lốp oto cho chúng kéo. Husky là giống chó kéo xe, do đó, chúng cực kì thích các bài tập nặng.
Nếu quanh nhà bạn có bể bơi, sông, hồ thì có thể cho chúng đi bơi. Đây là phương pháp luyện tập khá tốt.
Vào những ngày nắng nóng, bạn chú ý không được đưa Husky ra ngoài vào buổi trưa. Bạn có thể cho chúng thực hiện các bài tập đi dạo hay chạy bền vào sáng sớm hoặc tối muộn, lúc nhiệt độ trong ngày hạ thấp nhất.
Sau mỗi lần tập thì nên cung cấp đầy đủ nước uống cho Husky. Giai đoạn tập luyện quan trọng nhất là khi Husky trên 6 tháng tuổi, độ tuổi phát triển mạnh mẽ nhất. Bạn có thể tăng cường các bài tập phát triển cơ bắp dành cho chúng.
Cũng giống như Alaska, Husky không thích và cũng không có khả năng chơi các trò như ném nhặt đồ vật, hoặc đánh hơi tìm đồ như các giống chó cảnh khác.
Cách Chăm Sóc Toàn Thân Husky
Husky vốn là giống chó nghịch ngợm và tăng động nên việc lấm bẩn là điều khó tránh khỏi, do đó bạn nên giữ thói quen lôi chúng ra tắm 1 tháng 1 lần, đồng thời cắt móng tay cho chúng để tránh làm tổn thương con vật khác hoặc đồ đạc trong nhà.
Chải răng hàng ngày cũng là điều bạn cần lưu ý để phòng tránh các bệnh về nướu, lợi ở chó. Và nếu có thời gian rảnh hàng ngày, bạn nên dành 15 phút ngồi chải lông cho chúng để loại bỏ lông xấu.
Chúng là giống chó sinh ra ở vùng băng giá nên với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, bạn sẽ cần phải chi ra một khoản kha khá nữa để bật điều hòa cho chúng vào những ngày nắng nóng.
Và cũng không nên cắt trụi lông của chúng để tránh bị ảnh hưởng bởi các tia cực tím.
Các Bệnh Chó Husky Thường Hay Mắc Phải
Tuy Husky là giống chó khỏe mạnh, dẻo dai và có thể sống tới 15 20 năm nhưng chúng cũng có một số vấn đề về sức khỏe có thể gặp phải.
Bệnh tiêu hóa
Nguyên nhân: Có thể là do Husky không được nuôi đúng cách, chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Cho ăn quá no hoặc quá đói, cho ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng, hết hạn sử dụng.
Tất cả những nguyên nhân đó đều gây nên bệnh tiêu hóa không chỉ ở Husky mà ở bất kì giống chó nào.
Biểu hiện: Chó Husky bị chướng vùng bụng. Có dấu hiệu đi ngoài, nước tiểu và phân có mùi tanh.
Bỏ ăn nhiều bữa, chỉ tìm chỗ uống nước, thời gian ủ bệnh khá dài từ 2-5 ngày, cực kì nguy hiểm nếu không nhận ra sớm và chữa trị.
Cách phòng tránh: Bạn nên cung cấp cho chúng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn đúng giờ, đúng giấc, lượng thức ăn vừa đủ.
Thức ăn phải nấu chín, không cho ăn đồ đông lạnh, đồ lên men, đồ hết hạn sử dụng. Rửa sạch khay đựng thức ăn, nước uống sau mỗi lần cho chó Husky ăn.
Bệnh cảm cúm
Nguyên nhân: Bệnh cảm cúm hay gặp ở những chú Husky nhỏ có sức đề kháng kém. Những con trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu bạn không chú ý đến việc chăm sóc sứa khỏe cho chúng.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này có thể là do thời tiết thay đổi đột ngột. Hoặc cũng có thể do bạn không biết cách tắm cho Husky để nước lạnh ngấm vào trong cơ thể.
Biểu hiện: Nhiệt độ cơ thể chó Husky tăng, có biểu hiện sốt. Chúng bỏ ăn, mằm ì một chỗ rên hừ hừ.
Thời kì đầu phát bệnh, nước mũi sẽ có chất nhờn màu vàng, mắt ngấn đỏ, nhiệt độ cơ thể không đồng đều.
Bốn chân lạnh ngắt nhưng tai và cổ lại nóng ran. Nếu bệnh trở nặng thì có thể kèm theo những cơn co giật.
Cách phòng tránh: Mùa đông thì cần chú ý sấy khô lông ngay sau khi tắm. Khi thời tiết đột ngột thay đổi, ví dụ: từ lạnh sang nóng thì cố gắng giữ cho nhiệt độ xung quanh Husky luôn mát mẻ.
Nếu chú chó nhà bạn đã từng bị cảm rồi thì bạn nên chú ý nhiều hơn, tránh để bệnh tái phát sẽ càng trở nặng. Nên tìm hiểu về các triệu chứng bệnh, nhận biết bệnh để kịp thời chữa trị.
Bệnh dại ở chó Husky
Nguyên nhân: Husky chỉ yếu hay mắc bệnh dại vào mùa hè nắng nóng. Nguyên nhân là do virus dại rabies virus gây nên.
Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn.
Biểu hiện: Những biểu hiện ban đầu của chó Husky mắc bệnh dại:
Có hành vi bất thường như gầm gừ, sủa bất kể người lạ hay quen.
Thích nằm trong bóng tối.
Những biểu hiện nặng hơn sẽ là vô cớ tấn công người và động vật, hay chảy nước rãi, tâm trạng bất an.
Lâu dần có thể đi đứng khó khăn, chậm chạp. Thậm chí có thể tê liệt 4 chân không đi nổi.
Cách phòng tránh: Cách phòng tránh hiệu quả nhất cho bệnh này đó là đi tiêm phòng dại định kì cho chó Husky khoảng 1 năm / lần.
Đồng thời, dù Husky đã tiêm phòng thì bạn cũng nên rọ mõm chúng lại mỗi khi ra ngoài. Vì sự an toàn của bạn và những người xung quanh.
Bệnh loạn sản xương hông
Theo SHCA, chứng bệnh này không chỉ được tìm thấy ở Husky mà còn có ở trên 114 giống chó khác.
Các bệnh về mắt
Các chứng này thường xuất hiện trong độ tuổi từ 6 – 12 tháng sau khi ra đời. Trong khoảng thời gian này, bạn nên đưa chúng đi khác bác sĩ thú y nhiều hơn.
Hội chứng Uveodermatologic
Chứng bệnh này thường làm thay đổi sắc tố da, thay đổi màu lông thành trắng.
Nếu chú chó nhà bạn gặp phải các triệu chứng này, mang chúng tới bác sĩ để được nhỏ các loại thuốc điều trị mắt cho chó chuyên dụng.
Những Đồ Dùng Cần Trang Bị Khi Nuôi Chó Husky
Chuồng hoặc lồng nuôi
Nên chọn loại chuồng sắt sơn tĩnh điện loại lớn, vì Husky trưởng thành có thể nặng tới gần 40kg.
Chuồng nên được gắn cố định một đầu vào tường vì Husky rất khỏe, có thể làm đổ chuồng khi bị kích động. Chuồng cần đặt ở nơi khô ráo và thoáng khí.
Dây dắt cho husky
Husky thường đuổi theo các động vật nhỏ khi ra ngoài đây là bản năng của giống chó này, vì vậy khi ra ngoài dụng cụ rất quan trọng là dây dắt. Nên dùng loại đai yếm quấn quanh thân, thay vì loại quấn quanh cổ.
Rọ mõm chó husky
Husky rất hiếm khi vô cớ tấn công người hoặc các vật nuôi khác, tuy nhiên khi bị cảm thấy đe dọa thì rất khó nói trước.
Vết cắn của Husky cũng thường rất sâu và nguy hiểm. Vì vậy, để an toàn cho những người xung quanh, bạn nên đeo rọ mõm cho Husky khi ra ngoài.
Có rất nhiều loại rọ mõm thoải mái và “thời trang” được bán tại các cửa hàng của Thú Kiểng.
Dầu tắm và lược chải lông
Dầu tắm có loại dành cho chó sẫm màu và sáng màu. Tùy vào màu lông của bé Husky mà chọn loại cho phù hợp.
Husky nên được chải lông thường xuyên để loại bỏ lông rụng, tránh rơi vãi tứ tung ra nhà. Lông Husky ngắn nên bạn có thể dùng găng tay chải lông chuyên dụng, vừa giúp chải lông, vừa giúp mát xa cho bé.
Cách Ít Người Biết Để Nhận Biết Chó Husky Ngáo Chuẩn
Chó Husky là một trong những loài thú cưng có kích thước lớn nhưng tính cách hiền lành, đáng yêu và đặc biệt có khuôn mặt cực biểu cảm nên được rất nhiều người yêu mến, muốn sở hữu ngay một chú pet này để bầu bạn.
Cách Để Mua Một Chú Chó Husky Chất Lượng Như Một Chuyên Gia
Tránh trường hợp bị lừa đảo khi mua chó husky, mất tiền nhưng mua phải chó không đạt chuẩn hoặc bị lai tạp.
Bài viết này Gia Đình Pet sẽ chia sẻ cách mua chó husky sao cho chuẩn nhất qua bài viết sau.
Khám Phá Những Bức Ảnh Đẹp Bí Ẩn Về Loài Cho Husky Sibir
Nguồn gốc của husky xuất phát từ các vùng băng tuyết lạnh giá trên Thế Giới và thường dùng để kéo xe. Hiện nay loài thú cưng này đang là cơn sốt và khiến giới trẻ phát cuồng.
Kinh Nghiệm Nuôi Giống Chó Golden Retriever
Răng: Chúng cần được đánh răng hàng ngày để loại bỏ cao răng tích tụ và các vi khuẩn ẩn nấp bên trong, tối thiểu là mỗi tuần 1 lần nhưng nên đánh răng hằng ngày để ngăn ngừa bệnh nướu răng và hôi miệng.
Nếu nói đến chó cảnh đẹp bạn không thể không nhắc đến chó Golden Retriever, một loài cho không chỉ đẹp mà còn rất là thông minh nữa. Chúng rất thân thiện với con người nhất là chủ nhân của nó nữa. Dễ dàng thích nghi với những điều kiện nuôi dưỡng trong nhà. Cho nên chúng được chọn là chó cưng nuôi để bầu bạn trong các gia đình. Và chúng tôi như thường lệ sẽ là người hướng dẫn các bạn cách nuôi cũng như chăm sóc một chú chó cảnh Golden Retriever tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng dành cho chó cảnh Golden Retriever
Chó cảnh Golden Retriever thuộc dòng chó nuôi dễ ăn chúng không kén ăn chỉ cần cho chúng ăn đủ no đủ hàm lượng dinh dưỡng. Như vậy chó con sẽ phát triển tốt và rất khỏe mạnh nữa. Hằng ngày khẩu phần ăn của nó cần cung cấp những thành phần như chất đạm, canxi, vitamin và protein nữa. Để giúp cho những chú chỏ cảnh có thể phát triển một cách toàn diện cùng với một bộ lông đẹp và một vóc dáng thật tuyệt vời.
Khi chó trong giai đoạn từ 1-2 tháng tuổi cần nấu cháo cùng thịt băm nhuyễn cho chúng ăn. Bổ sung thêm một số các loại thức ăn khô nhưng phải được ngâm mềm trước đó. Mỗi ngày cho chúng ăn từ 4-5 bữa hằng ngày không cho chó ăn những loại thức ăn khó nhai hay khó tiêu hóa vì như vậy sẽ làm tổn hại lớn đến sức khỏe và đường ruột của nó.
Khi chó được 3-6 tháng tuổi các bạn nên tăng cường khẩu phần ăn của nó lên chủ yếu là bổ sung thêm thịt gà, thịt bò, thịt heo vào khẩu phần ăn của nó. Bổ sung thêm một số trứng cùng với rau cũ thịt bò nữa để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển tốt.
Lúc chó được 6 tháng tuổi trở đi các bạn nên cho chó ăn từ 2-3 bữa mỗi ngày và khẩu ăn lúc này cũng cần được tăng cường thêm các chất đạm, protein cùng với vitamin nữa. Lưu ý rằng khi các bạn cho chúng ăn thì nước uống cần phải luôn luôn để sẵn trong khây để khi chó khát nước thì tự uống. Mỗi ngày nên thây nước 3 lần 1 ngày. Khẩu phần ăn của chó cần phải hợp lý không cho chó ăn quá no cùng không nên hạn chế đồ mỡ, đồ tanh vì chó rất dễ bị béo phì.
Bộ lông: Golden Retriever bộ lông dày, không thấm nước. Một số chó Golden sẽ có bộ lông thẳng, bộ lông xoăn. Golden mức độ rụng lông trung bình vào mùa hè và mùa đông, nhưng sẽ rụng lông nhiều vào mùa xuân và mùa thu. Chúng cần được chải chuốt thường xuyên và được tắm ít nhất mỗi tháng một lần để chúng có mùi thơm và sạch sẽ hơn.
Kinh nghiệm nuôi chó Golden RetrieverRăng: Chúng cần được đánh răng hàng ngày để loại bỏ cao răng tích tụ và các vi khuẩn ẩn nấp bên trong, tối thiểu là mỗi tuần 1 lần nhưng nên đánh răng hằng ngày để ngăn ngừa bệnh nướu răng và hôi miệng.
Móng: Móng tay của cún nên cắt tỉa gọn gàng một hoặc hai lần mỗi tháng nếu bạn thấy chúng quá dài. Móng chân của Golden Retriever có các mạch máu và nếu bạn cắt quá sát có thể gây chảy máu và chắc chắn trong thời gian tới, chú cún này sẽ không bạn cắt móng chân nữa. Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm cắt tỉa móng cho cún, bạn hãy gặp bác sĩ thú y để hướng dẫn.
Tai: Những nếp gấp trong tai tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển dẫn đến dễ bị nhiễm trùng tai. Tai cần được kiểm tra hàng tuần xem chúng có bị đỏ hoặc có mùi hôi hay không, vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Chúng ta nên kiểm tra khi có dấu hiệu ẩm ướt nhiều, dùng bông gòn quét sạch nhẹ nhàng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Không đặt bất cứ vật gì vào trong ống tai; chỉ cần làm sạch tai ngoài. Bạn nên kiểm tra các vết loét, phát ban, hoặc các dấu hiệu bị nhiễm trùng như bị đỏ, đau, hoặc viêm trên da, trong mũi, miệng và mắt, và trên bàn chân. Mắt phải rõ ràng, không bị đỏ. Kiểm tra cơ thể hàng tuần giúp bạn phát hiện các vấn đề sức khỏe của chú cún này.
Chăm Sóc Mèo: Kinh Nghiệm Vàng Cho Người Mới Nuôi?
Việc chăm sóc mèo cũng giống như chăm sóc một đứa trẻ. Chúng ta cần chăm sóc như thế nào để khiến chúng luôn khỏe mạnh, đáng yêu và tinh nghịch? Bài viết này bệnh viện thú y PetHealth sẽ cung cấp thông tin chăm sóc mèo hữu ích, phù hợp với các bạn mới nuôi mèo.
“Tips” giúp chăm sóc mèo khỏe mạnh, ngoan ngoãn Chăm sóc mèo với chế độ ăn uống đơn giảnChế độ ăn uống cần được chia ra dựa theo từng giai đoạn phát triển của mèo. Dựa vào từng độ tuổi, hàm lượng dinh dưỡng sẽ được thay đổi phù hợp nhất với cơ thể mèo. Bốn giai đoạn phát triển chính của mèo như sau:
Thể trạng mèo con lúc này còn khá nhỏ và yếu. Bạn cần:
Giai đoạn này mèo con đi lại nhanh nhẹn và dễ dàng hơn. Cách chăm sóc cũng gần tương tự mèo sơ sinh. Bạn cần bổ sung lượng lớn protein cho mèo con trong thời kỳ này.
Cho mèo con uống sữa 2 lần/ ngày. Hòa canxi vào sữa khoảng 1/8 – 1/6 viên/ngày.
Bắt đầu cho ăn thêm thức ăn trộn nhuyễn với thịt lợn, cá, thịt gà.
Tránh cho mèo con ăn xương cá, lợn, gà, …
Cách tắm cho mèo: Tắm 1 lần/ tháng, tắm bằng nước ấm.
Sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho chó mèo để tắm vệ sinh, trị ve rận.
Lúc này, mèo con đang trong độ tuổi phát triển, bắt đầu có da có thịt hơn. Chăm sóc mèo con giai đoạn này có nhiều thay đổi cần lưu ý.
Có thể nói, đây là giai đoạn của mèo trưởng thành. Chúng trông cứng cáp và có sức đề kháng khá tốt. Chế độ chăm sóc dễ dàng, song tính cách mèo trưởng thành đôi khi lại hơi thiếu thân thiện. Một số lưu ý dành cho bạn nuôi:
Chế độ ăn uống thường đã được hình thành từ trước
Tẩy giun và chích ngừa cho mèo định kỳ. Tẩy giun theo định kỳ tháng, tiêm phòng bệnh nhắc lại theo định kỳ năm.
Việc huấn luyện mèo cao tuổi thay đổi thói quen cũ sẽ gặp nhiều khó khăn
Tránh cú sốc tâm lý như đổi chủ đối với mèo trên 2 tuổi.
Tránh một số loại thức ăn dễ khiến mèo bị ốm, ngộ độc như sô-cô-la, …
Đối với bất kỳ hiện tượng bất thường nào của mèo như nôn, đi ngoài, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, … bạn cần đưa mèo đến ngay cơ sở khám chữa thú y gần nhất để nhận được những tư vấn kịp thời từ các bác sĩ thú y.
Huấn luyện mèo tạo thói quen sinh hoạt tốtĐể mèo ngoan ngoãn nghe lời và biết đi vệ sinh đúng chỗ, bạn cần chuẩn bị:
Tạo một khu vệ sinh cố định cho mèo
Đảm bảo nơi đó yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi con người, âm thanh lớn và loài chó
Thường xuyên dọn sạch khu vệ sinh hàng ngày hoặc hàng tuần
Có thể sử dụng khay vệ sinh hoặc chậu cát
Tránh sử dụng hoặc thay đổi đột ngột mùi hương quá nồng nơi mèo đi vệ sinh
Nên khử mùi chỗ đi vệ sinh bậy của mèo bằng xăng hoặc dầu hôi. Sau đó đưa mèo vào đúng chỗ bạn muốn chúng đi vệ sinh, khoảng 2-3 lần như vậy sẽ dần tạo thói quen cho mèo.
Việc chăm sóc mèo sẽ nhàn hơn nhờ tính kỷ luật trong thói quen sinh hoạt bạn tạo cho chúng.
Chải răng cho mèo hàng ngày bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dùng của mèo
Nên cho mèo nếm trước hương vị của kem đánh răng
Việc chải răng cho mèo kéo dài không quá 30 giây
Liên tục kiểm tra mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, khu vực khó vệ sinh trong khoang miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp mèo ngăn ngừa các bệnh trong khoang miệng và nâng cao tuổi thọ.
Duy trì tình trạng sức khỏe tốt khi chăm sóc mèoChăm sóc mèo không đơn thuần chỉ là chế độ dinh dưỡng thông thường hàng ngày. Mà bên cạnh đó, việc duy trì tình trạng sức khỏe tốt cũng là một trong những yếu tố giúp mèo kéo dài tuổi thọ. Và hơn nữa, công việc này nằm hoàn toàn trong khả năng thực hiện của bạn. Bởi lẽ việc đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ, hay chải lông, tắm vệ sinh cho mèo là không quá khó khăn. Chi tiết như sau:
Đưa mèo đi khám sức khỏe tổng thể định kỳ hàng nămCũng giống như một thành viên trong gia đình, mèo cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này giúp chúng duy trì thể trạng khỏe mạnh tối ưu. Theo các chuyên gia đầu ngành thú y, mèo cần được khám định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm. Kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ về:
Tai – mũi – họng
Răng – hàm – mặt
Đo chỉ số sinh tồn
Bệnh da liễu như: viêm da, nấm, ghẻ, kí sinh trùng
Tiêm chủng tăng cường, tẩy giun, diệt bọ chét
Test những bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo như: Giảm bạch cầu ở mèo (FPV), sán lá, suy thận…
Mời bạn tham khảo bài viết: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo: Nguyên nhân và triệu chứng
Các bác sĩ thú y sẽ sẵn lòng tư vấn giúp bạn về chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu bạn đang quan tâm hoặc băn khoăn về biểu hiện lạ, vấn đề sức khỏe cũng như hành vi của chú mèo nhà mình, bạn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y sớm hoặc liên hệ dịch vụ khám chữa thú y tại nhà để nhận được lời khuyên kịp thời và tốt nhất.
Một số kiến thức khác khi tự chăm sóc mèo tại nhàTập tính dùng hai chân trước chải lông của mèo cũng là một cách khiến bộ lông của chúng trở nên ưa nhìn hơn. Tuy vậy, bạn vẫn nên hỗ trợ chúng chải bộ lông thường xuyên, ít nhất 1 lần mỗi tuần. Bên cạnh đó, tắm vệ sinh cho mèo cũng là một hành động chăm sóc mèo được khuyến khích. Lợi ích vô cùng đáng ngạc nhiên từ việc chải lông, tắm vệ sinh cho mèo bạn đã biết?
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Kinh Nghiệm Vàng Trong Cách Nuôi, Chăm Sóc Chó Alaska
Kinh nghiệm nuôi chó Alaska khoa học nhất
1. Tuyển chọn và xem xét nguồn gốc chó.
Nói gì thì nói việc quan trọng nhất vẫn phi là bạn nên kiểm tra về tình hình sức khỏe, kiểm tra về độ thuần chủng của những chú chó Alaska trước khi mua để đảm bảo rằng khi chúng về tay bạn sẽ luôn ở trong tình trạng tốt nhất. Bạn cần phải xem tất cả các dấu hiệu trên một chú chó để xác định xem có phải là thuần chủng hay không trước khi mua. Rồi bạn phải xem những chú chó này có đang mang căn bệnh nào trong người không việc làm này rất quan trọng nếu như bạn không muốn chúng lây lan đến những chú chó cưng của bạn khác ở trong nhà chưa nói đến chi phí chữa chạy sẽ vô cùng tốn kém. 2. Tìm hiểu được đặc tính của chó Alaska.
Nếu như bạn nắm được các đặc điểm về tính các của loài chó này lúc đó bạn mới tìm được những kinh nghiệm nuôi chó alaska một cách tốt nhất. Chúng có nguồn gốc từ bắc cực nơi có khí hậu lạnh lẽo quanh năm nên chắc chắn rằng chúng sẽ không có quá nhiều khả năng chịu nóng. Nên bạn phải có những phương án để giúp chúng giải nhiêt. Hay chúng có bộ dày nên thường xuyên rụng lông bạn cần phải chải chuốt cho nó…
4. Đưa chúng đi khám định kì đều đặn
Đây là một tiểu tiết trong kinh nghiệm nuôi chó alaska mà không phải ai cũng có thể nắm được. bạn nên đưa chúng đến các bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đây là một việc rất cần thiết trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng những chú chó này. Nếu như bạn là một người không có quá nhiều thời gian thì bạn nên đưa những chú chó đến một trạm thú y lâu dài, ít nhất cũng nên đến vài tháng đầu để được tiêm phòng cẩn thận và kiểm tra sức khỏe tổng thể ban đầu.
5. Chế độ ăn
Một kinh nghiệm nuôi chó laska nữa bạn cần phải quan tâm đặc biệt chính là việc mang đến cho chúng một chế độ ăn khoa học. Đừng nên cho chúng ăn quá no trong một bữa nên chia ra làm 3 đến 4 bữa/ngày tùy theo khả năng ăn của chó. Như vậy thì chúng sẽ không quá đói hoặc không quá no vào 1 thời điểm nào ở trong ngày. Về các loại thức ăn của chó Alaska thì chochúng ăn các loại thịt nạc, các loại can xi hay trứng vịt lộn để chúng có có được bộ lông mượt mà nhất .
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nuôi Và Chăm Sóc Chó Golden trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!