Xu Hướng 11/2023 # Kinh Nghiệm Nuôi Chó Poodle 2 Tháng Tuổi Cho Người Mới # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nuôi Chó Poodle 2 Tháng Tuổi Cho Người Mới được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chế độ dinh dưỡng đối với chó con 2 tháng tuổi

Chó Poodle 2 tháng tuổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện về hệ tiêu hóa cũng như kịp thích ứng với các loại thức ăn mới. Bạn nên cho cún bắt đầu với thức ăn sau:

Cháo nấu, xay nhuyễn hoặc thức ăn khô được ngâm mềm để tránh chó mắc cổ hoặc ảnh hưởng đường tiêu hóa

Sữa bổ sung dinh dưỡng là một lựa chọn hợp lý sau ăn đối với các chú chó con chưa ăn được nhiều. Một ngày nên cho chú uống tầm 200 – 300 ml sữa ấm.

Tuyệt đối không cho cún ăn các đồ ăn cứng, nhọn, dễ hóc như xương lợn, gà, cá sẽ dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa còn non. Các loại thức ăn từ nội tạng động vật và đồ ăn cay nóng, ôi thiu cũng cần được giữ tránh xa tầm với của chó.

Tùy vào tuổi mà chó sẽ cần protein, calories và các khoáng chất ở mức độ khác nhau. Đối với chó con dưới 12 tháng tuổi, chúng sẽ cần nhiều protein để phát triển cơ, canxi cho xương và calories để sinh trưởng nhiều hơn đối với chó trưởng thành (trên 12 tháng tuổi) và chó già (từ 7 năm tuổi trở lên). Hãy chọn những loại thức ăn được sản xuất dành riêng cho chó con, thường là những hạt nhỏ để hàm răng chó con dễ nhai.

Đối với Poodle con 2 tháng tuổi, bạn cần để ý cho chó ăn từ 50 – 100 gr thức ăn một ngày. Chia khẩu phần ăn ra thành 4 – 5 bữa và cho chó ăn đúng bữa với đầy đủ thức ăn, không thừa không thiếu. Tập cho chó ăn đúng giờ để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Không ăn quá nhiều trong một bữa ăn và uống nước quá nhiều sau ăn, càng không nên uống quá nhiều sữa.

Đừng thay đổi thức ăn cho chó con quá nhiều và đột ngột. Hãy lựa chọn theo chỉ dẫn và chỉ thay đổi khi đã tham vấn ý kiến bác sĩ. Nếu buộc phải thay đổi hay tuân theo lộ trình 4 tuần như sau:

Tuần 1: 75% thức ăn cũ + 25% thức ăn mới

Tuần 2: 50% thức ăn cũ + 50 % thức ăn mới

Tuần 3: 25% thức ăn cũ + 75% thức ăn mới

Từ tuần 4: 100% thức ăn mới

Hãy chuẩn bị sẵn một khay nước chứa nước đầy đủ để chó có thể uống nước khi khát. Đảm bảo đó là nước sạch, đun sôi để nguội và cần thay nước thường xuyên mỗi ngày một lần. Khay đựng nước uống và thức ăn cho chó phải được vệ sinh sạch sẽ vài ngày một lần. Không được để sót xà phòng hay các loại hóa chất tẩy rửa dễ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cún.

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, chó Poodle rất thích gặm nhấm, mài răng, hay tìm các vật có thể cào cấu và cắn nắt như giày dép, đệm mút, ghế sofa hay salon. Như vậy không những làm hư hỏng đồ đạc trong nhà mà còn khiến cho dễ nuốt vào cơ thể các vật gây hại, các chất độc hại và viêm tắc đường tiêu hóa. Hãy tìm mua những vật mềm xốp, vô hại, phù hợp cho chó mài răng như xương gặm fonti dành riêng cho cún, giúp chúng tha hồ gặm nhấm.

Poodle là một giống chó dễ chịu nhưng không có nghĩa là dễ nuôi. Chú hay bị bệnh vặt và gặp các vấn đề về sức khỏe nếu chủ không chú ý đến các đặc điểm sinh trưởng và lối sống của chó. Ngay khi thấy Poodle có các triệu chứng bất thường như buồn nôn, bỏ ăn, lờ đờ, tiêu chảy, lập tức dừng cho ăn và liên lạc ngay với bên bán cún hoặc bác sĩ thú y để có phương án chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Cập nhật thêm: Các bệnh thường gặp ở Poodle

Chăm sóc lông cho cún Poodle

Khi vừa mang cún về nhà, bạn đừng vội tắm cho cún mà hãy đợi thêm 1 – 2 ngày nữa để bé thích nghi với môi trường sống mới và làm quen dần với chủ. Trường hợp chó con hôi quá thì bạn có thể sử dụng nước hoa để giảm bớt mùi cơ thể. Lúc này, sức đề kháng của chó con chưa phát triển nên lưu ý không tắm quá 2 lần/tuần và quá 5 phút mỗi lần tắm.

Khi mới 2 tháng tuổi, bộ lông chó Poodle chưa mọc hoàn thiện và cơ thể dễ phản ứng với các tác động bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn có ý định cắt tỉa lông máu cho chó thì hãy tạm hoãn lại đến khi chú được 3 – 4 tháng tuổi. Thời điểm cắt tỉa cũng cần lặp lại đều đặt, nhưng không được cắt tỉa vào mùa đông chó cần được giữ ấm khi trời lạnh.

Trước khi đón một chú Poodle , hãy chuẩn bị sẵn một góc riêng có chăn mềm và ấm cho cún. Giữ chỗ ở sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng để chó thoải mái hoạt động và sinh trưởng tự nhiên. Không giữ chú trước điều hòa hay mũi quạt quá lâu dể gây lạnh và viêm phổi. Tránh đặt Poodle con ở vị trí cao và nguy hiểm như cửa sổ, tủ kệ, cầu thang hoặc yên xe máy.

Tháng thứ 2 từ khi chào đời là giai đoạn chó Poodle bắt đầu sống xa mẹ và tập ăn. Vì thế, hãy lưu ý nếu thấy cún hay sủa vì nhớ mẹ, chưa quen chỗ lạ thì hãy nhẹ nhàng âu yếm để giúp chú thích nghi với sự lạ lẫm nhanh hơn.

Thậm chí, có thể chúng sẽ ủ rũ, biếng ăn, hoặc thậm chí không chịu hợp tác hoặc phản ứng khi bạn lại gần sau khi về nhà mới. Đừng lo lắng, đây là trạng thái tâm lý phổ biến của loài chó khi thay đổi môi trường sống.

Mặt khác, Poodle cũng là giống chó tìm kiếm sự hòa hợp và khăng khít của gia đình. Nếu bị “bỏ rơi” một thời gian, Poodle sẽ dễ cảm thấy cô đơn. Vì vậy, đừng quên nô đùa, vuốt ve để thể hiện sự quan tâm mỗi khi về đến nhà. Dẫn đi dạo khoảng 15 – 30 phút một ngày ở những địa điểm phù hợp sẽ tăng sự gắn bó giữa Poodle và bạn. Ngoài ra, đi dạo giúp chúng giữ được tinh thần thoải mái, trí óc thông minh, bản tính vui tươi cùng sự nhanh nhẹn, thể chất khỏe mạnh.

Nuôi chó con cũng đòi hỏi nhiều quan tâm và kiến thức như chăm em bé. Để thú cưng của mình được sinh trưởng bình thường và phát triển khỏe mạnh, hãy chú ý đến các vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe cũng như tâm lý để có sự chăm sóc toàn diện đối với chó Poodle 2 tháng tuổi.

Cách Nuôi Chó Con 2 Tháng Tuổi Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm

Nắm rõ cách nuôi chó con 2 tháng tuổi sẽ giúp chú cún yêu của bạn luôn được khỏe mạnh và dẻo dai. Nếu như bạn đang muốn nuôi một chú cún con, thì lứa tuổi từ 1.5 tháng đến 2 tháng tuổi là lứa tuổi phù hợp nhất để nuôi dạy cũng như huấn luyện cho cún cưng quen với lối sống, sinh hoạt của gia đình.

Vì chó con trên 2 tháng tuổi thường rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Chó con ở độ tuổi này sẽ dễ nuôi và ổn định hơn. Trước tiên là chúng đã có thể tách mẹ và cai sữa hoàn toàn, sau đó thì việc ăn dặm đã dần trở nên ổn định, chó con bắt đầu làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, cơ thể cũng cứng cáp hơn các bé cún mới sinh, từ đó việc chăm sóc và huấn luyện sẽ đơn giản cho bạn rất nhiều.

Chó con trên 2 tháng tuổi thường rất nhanh nhẹn và hoạt bát.

2. Cách nuôi chó con 2 tháng tuổi cho người chưa có kinh nghiệm 2.1 Cách chăm sóc chó con khi mới mang về nhà

Đầu tiên hãy đưa cún đi kiểm tra sức khỏe: Bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y có kinh nghiệm khám sức khỏe tổng thể và trực tiếp tư vấn cách chăm sóc cho cún của bạn. Nếu chưa có, hãy yêu cầu bác sĩ cấp sổ khám bệnh để tiện việc theo dõi sau này.

Chuẩn bị chổ ở cho cún: Chỗ ở cho cún cần thoáng mát, ấm, và có đủ không khí. Không nên cho cún nằm điều hòa và nằm trước quạt vì như vậy chúng rất dễ bị nhiễm lạnh, ho. Tránh để chó ở vị trí cao như cửa sổ, ban công, cầu thang,…

Chỗ ở cho cún cần thoáng mát, ấm, và có đủ không khí. Ảnh: Internet

Cách nuôi chó con 2 tháng tuổi được khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì vấn đề dinh dưỡng là hết sức quan trọng. Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng,năng lượng: Protein, béo, tinh bột, khoáng chất và vitamine từ các thức ăn tự nhiên. Thời gian chia đều trong ngày sao cho hợp lý, cho ăn khoảng 3-4 bữa ngày, chỉ cho ăn gần no thì dừng. Sau bữa ăn nên cho chó con chạy tự do và vệ sinh để tiêu hóa hết thức ăn.

Thức ăn cho chó con 2 tháng tuổi bao gồm: Bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc. Hạn chế cho ăn thịt lợn vì sẽ rất khó tiêu. Một số loại thức ăn khô cho chó con 2 tháng tuổi có thể sử dụng được để tạo khuôn và giảm mùi phân cho chó con.

Thức ăn đều phải được nấu chín, không được cho chó con ăn sống vì sẽ rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa và đường ruột, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về giun sán, ký sinh trùng,… Nếu có ý định cho chó con ăn trứng sống thì phải làm quen từ từ, cho ăn trứng chín trước, tái rồi mới tới trứng sống. Nếu thấy biểu hiện bất thường cần dừng lại ngay. Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho chó con uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng.

Một số loại thức ăn khô cho chó con 2 tháng tuổi. Ảnh: Internet

2.3 Chăm sóc y yế là một trong những cách nuôi chó con 2 tháng hiệu quả nhất

Để chú cún yêu của bạn luôn khỏe mạnh, bạn đừng quên tìm hiểu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh cho chúng. Tẩy giun sán đối với chó dưới 6 tháng tuổi là điều rất cần thiết. Bạn nên dùng thuốc tẩy giun cho chó khi được 1 tháng tuổi, và sau đó cứ mỗi tháng tẩy giun lại một lần cho đến 6 tháng tuổi. Tẩy giun định kỳ 3-4 tháng/ 1 lần khi nuôi chó trên 6 tháng tuổi.

Ngoài ra, tiêm phòng dịch bệnh cũng là một cách nuôi chó con 2 tháng tuổi hiệu quả để cún yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Cún con còn nhỏ, sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm phải các bệnh như: carre, pavorius, viêm gan, hô hấp, cúm, leptospirs. Những bệnh trên thường chỉ tiêm trong 1 mũi vacxin, nên nhờ bác sĩ tư vấn về lịch tiêm cho cún để đi tiêm đúng thời gian quy định.

Kinh Nghiệm Nuôi Chó Golden, 2 Tháng Tuổi Có Khó Nuôi Không

Mục đích của việc huấn luyện chó golden chủ yếu là để cho chúng phù hợp với cách sinh hoạt của gia đình

Một lưu ý quan trọng khác đó là độ tuổi của chó Golden có thể huấn luyện là từ 2-3 tuần tuổi. Lúc này Golden Retriever đã có thể ý thức và thực hiện theo mệnh lệnh của chủ.

Đối với chó golden, bạn cần bắt tay vào thực hiện các bước huấn luyện căn bản sau đây:

Bước 1: Cần chuẩn bị thật nhiều tờ báo cũ và trải ra khắp phòng của Golden Retriever. Bạn để như vậy đến khi chú chó của bạn đi vệ sinh trên bất kỳ tờ báo nào.

Bước 2: Lấy tờ báo mà nước tiểu và phân của chú chó bám vào mang đến nơi mà bạn muốn chúng đi vệ sinh.

Loài chó Golden Retriever thường có thói quen là sẽ đi vệ sinh ở đúng chỗ chú đã từng vệ sinh ở lần trước bởi chúng sẽ theo dõi mùi hương khi chúng muốn đi vệ sinh lần tiếp theo.

Bởi vậy, chỉ cần lặp đi lặp lại các 2 bước như trên là bạn có thể dễ dàng dạy chú chó golden của mình cách đi vệ sinh đúng chỗ rồi.

Khi chú cún của bạn còn nhỏ, hãy tập cho chúng thói quen đi vệ sinh đúng chỗ

2. Cách huấn luyện chó golden ngủ đúng chỗ và giữ vệ sinh nơi ở

Bạn đừng nghĩ rằng dạy cho chú chó golden ngủ đúng chỗ và giữ vệ sinh nơi ở chỉ đơn thuần là tập cho chúng một thói quen sinh hoạt tốt, cách huấn luyện này còn giúp chú chó của bạn trở nên thông minh hơn nữa đấy.

Tạo thói quen cho chó không ăn nơi chỗ ngủ và cũng biết sắp xếp các vật dụng trên chỗ ngủ một cách gọn gàng

Không nhai các đồ vật được chủ nhân trang bị cũng như biết sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi xong.

Nên sắm những đồ chơi bằng cao su cứng cho chúng nhằm hạn chế tối đa làm hư hại đồ chơi.

3. Cách huấn luyện chó Golden nằm, ngồi theo hiệu lệnh

Bước 1: Kéo dây dắt chúi xuống về phía trước, đồng thời ấn lên vai chó bắt chó nằm xuống, hoặc kéo hai chân trước bắt chó nằm xuống.

Bước 2: Dùng mồi: tay phải cầm mồi, kích thích chó, chìa tay có mồi ra và hạ thấp xuống, nhắc lại mệnh lệnh ‘nằm’ chó ham ăn sẽ tức khắc nằm xuống.

Bước 3:Khi chó đã nằm xuống, chủ chó hô khẩu hiệu ‘nằm’ bằng giọng trầm. Chó đã nằm bằng một trong hai cách trên. Hô ‘nằm im’ và bỏ đi xa khoảng 5m, chó vẫn nằm im là chó đã hình thành phản xạ, tất nhiên lệnh ‘nằm im’ đã có hiệu lực.

4. Cách huấn luyện chó Golden đứng và bò

Giống như cách huấn luyện chó Poodle, chủ chó đứng ở bên phải chó, khi chó đang ở tư thế ngồi, hoặc nằm và ra lệnh ‘đứng’, sau 2 – 3 giây, tay phải giật dây về phía trước. Luồn tay trái xuống phía dưới bụng nâng chó dậy.

Khi chó đứng dậy chủ chó động viên bằng cách vuốt ve, nhắc lại mệnh lệnh ‘đứng’, ‘tốt’ và thưởng cho chó.

Khi thấy chó định ngồi xuống, người chủ chó lại luồn tay trái xuống dưới bụng chó và giữ cho nó ở tư thế đứng và nhắc lại mệnh lệnh ‘đứng’, kết hợp với ‘đứng im’.

Còn khi bạn muốn huấn luyện chó Golden cách bò thì hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Bắt chó nằm xuống, kết hợp mồi nhử tay trái ấn mông chó nhẹ nhàng. Tay phải nhừ mồi thơm vào mũi chó.

Bước 2: di chuyển theo tay phải đưa tiến về trước, tay trái vẫn để nhẹ vào mông chó, mồm hô lệnh bò. Đầu tiên tập cho chó bò khoảng 1m sau quen dần cho bò 3 – 4m mới cho ăn và khen thưởng.

5. Cách huấn luyện chó Golden biết chào

Để huấn luyện cho chú chó Golden của bạn kỹ năng này, bạn có thể tham khảo các bước:

Hô lệnh ‘ngồi’, ngồi đúng tư thế, chỉnh đuôi chó cho thẳng. Tạo thế kiềng ba chân vững chắc.

Hô khẩu lệnh ‘chào’ đồng thời kéo dây dắt lên tay trái đỡ chân chó. Tạo thế ngồi tập như thế đến khi chó mệt nó sẽ tự ngồi xuống.

Tập khoảng 10 – 15 giây rồi cho nghỉ. Tập nhiều ngày chắc chắn sẽ thành công.

6. Cách huấn luyện chó Golden biết tha đồ về cho chủ

Bước 1: Dùng đồ chơi của chó như nhím, cục xương để thực hiện huấn luyện.

Bước 2: Chủ chó cướp của chúng cho chó chạy theo đòi lại.

Bước 3: Sau khi quen với cách đùa như vậy ta thử tung vật đi xa độ 2m. Chủ chó lại chạy theo cướp đồ của chó, tất nhiên theo phản xạ chó sẽ tranh nhặt đồ với chủ để cho chó nhặt được đồ của nó. Đồng thời chủ chó sẽ túm lại đồ hô ‘nhả’ đồng thời tay trái bóp nhẹ vào hàm dưới của chó, chó đau sẽ tự nhả đồ.

7. Cách huấn luyện chó Golden sủa theo lệnh và biết đi theo chủ

Cầm mồi thơm đưa vào mũi chó

Chủ chó hô ‘sủa’, búng tay, chó vẫn sủa, chủ chó khen tốt và cho ăn kèm gãi tai âu yếm cho chó.

Tập như vậy cho đến khi chó quen với khẩu lệnh ‘sủa’ và lệnh tay.

Và dạy cho chúng thói quen đi theo chủ bằng các bước:

Bước 1: Chủ chó đứng bên cạnh chân trái, hô lệnh ‘ngồi’.

Bước 2: Khi chó đã ngồi chủ chó dật nhẹ dây hô ‘đi’ chó sẽ đi cùng bạn.

Bước 3: Khi chó đi trước chủ chó kéo nhẹ dây hô ‘chậm’ cho chó đi ngang đầu gối chủ chó. Khi nó đi ngang chân thì hô ‘tốt’. Nếu chó đi tụt lại cũng kéo dây đồng thời hô ‘nhanh’ chó bắt kịp chủ.

Bước 4: Huấn luyện đi cạnh chủ chó kết hợp với huấn luyện đi đứng, nằm, ngồi, bò rất có hiệu quả.

8. Hãy huấn luyện cho chú chó Golden của bạn cách tập bơi

Golden là giống chó rất sợ nước, tập bơi cho chúng sẽ giúp chú cún của bạn có thể vượt qua được nguy hiểm khi tiếp xúc với nguồn nước lớn. Đây là một kỹ năng quan trọng để luôn giữ an toàn cho chú chó.

Chó Golden rất sợ nước, huấn luyện chúng cách bơi sẽ giúp chúng có thể vượt qua được tình huống nguy hiểm khi gặp nước lớn

Bạn nên luyện tập cùng Golden bằng cách để một tay dưới bụng chúng sẽ giúp Golden cảm thấy được an toàn và tự tin để luyện tập hơn.

Dần dần bạn nên để chúng tự tập bơi chỉ hỗ trợ lúc cần thiết nhất và cũng có phần thưởng cho Golden bằng cách khen ngợi để khích lệ Golden đạt kết quả tốt hơn.

Đặc biệt có một thú vui của Golden đó chính là hát khi bơi khi đó chú thú cưng của bạn sẽ tự tin và cảm thấy vui vẻ hơn.

9. Huấn luyện thể lực cho chó Golden để giải phóng năng lượng cho chúng

Như đã nói ở trên, Golden là giống chó rất giàu năng lượng nên việc huấn luyện thể lực này rất quan trọng.

Hãy cho chúng chạy nhảy, đừng bắt chúng 24/24 chỉ ở trong nhà, mỗi ngày, bạn chỉ cần dẫn chúng ra một không gian rộng như công viên hoặc sân vườn, cho chúng chạy nhảy khoảng từ 40 đến 60p là đã đủ cho chú chó Golden của bạn giải phóng năng lượng.

Vì nếu không được chạy nhảy, chúng sẽ trở nên phá phách, cắn xé, khó bảo.

Thường xuyên cho chú chó của bạn ra ngoài chơi để chúng luôn được giải phóng năng lượng

Quy tắc khi huấn luyện chó Golden

Khi bắt đầu huấn luyện, hãy tuân thủ các quy tắc huấn luyện chó Golden sau để đảm bảo chó của bạn nghe lời bạn:

1. Bạn phải trở thành lãnh đạo (con đầu đàn)

Hãy ăn thức ăn thật ngon và ăn trước mặt con chó của bạn, tuyệt đối không cho chó bạn ăn bất cứ miếng nào khi bạn chưa ăn xong.

Bất cứ khi nào bạn gặp chú chó của bạn (đi trong nhà bắt gặp, đi ra sân bắt gặp,…) hãy nhớ KHÔNG BAO GIỜ bước sang một bên để vượt qua nó. Mà chính chú chó sẽ phải bước sang một bên, đó là cách duy nhất để thiết lập sự thống trị.

2. Cung cấp khẩu lệnh chính xác

Những từ ngữ nhất quán và rõ ràng cho mỗi hành động được thực hiện, và tránh sử dụng các từ tương tự để thực hiện các hành động khác.

3. Luôn quan sát và dự đoán vấn đề chó gặp phải

Chú ý đến các biểu hiện của chó cũng là 1 quy tắc huấn luyện chó Golden cơ bản. Khi bạn quan sát chó của mình, bạn sẽ phát hiện ra các thỏi xấu của chúng. Từ đó ngăn chặn kịp thời không để chúng trở thành thói quen.

Huấn luyện Golden bạn phải phát hiện sớm các vấn đề như chúng hay cắn đồ đạc, phá phách,… có phát hiện sớm bạn mới ngăn chặn dễ dàng.

Một số lưu ý quan trọng khi huấn luyện chó Golden 1. Huấn luyện chó golden – cần nghiêm khắc

Golden rất dễ học và nhớ bài nhưng chính điều đó lại tạo ra thói quen của chúng, khi trở thành thói quen, rất khó để huấn luyện chó golden từ bỏ thói quen ấy.

Tạo thói quen tốt từ khi còn nhỏ sẽ giúp chó Golden duy trì thói quen đó, và ngược lại

Đó là lý do chúng tôi khuyên bạn hãy nghiêm khắc với chó của bạn ngay từ khi huấn luyện. Ví dụ, khi chó golden còn nhỏ bạn cho chúng nằm trên ghế, khi lớn lên nó vẫn sẽ nằm trên ghế, và sẽ rất khó khăn nếu bạn bắt chúng từ bỏ thói quen ấy.

2. Nên huấn luyện chó Golden khi còn nhỏ

Trẻ em được uốn nắn ngay từ đầu lớn lên sẽ ngoan hơn, những chú chó golden cũng vậy, bạn nên bắt đầu huấn luyện chó golden khi chúng còn nhỏ.

Những tính cách và thói quen tốt mà bạn huấn luyện cho chúng từ nhỏ sẽ luôn được duy trì cho đến khi chúng trưởng thành.

3. Hãy đối xử với chúng như 1 đứa trẻ

Bạn không thể huấn luyện chó golden bằng cách đánh đập, cách tốt nhất để chó của bạn nghe lời đó là hãy nói chuyện với con chó của bạn như với một đứa trẻ. Vì Golden đã được chứng minh rằng nó có một sự thông minh và hiểu biết về thế giới tương tự như trẻ nhỏ.

Golden có sự thông minh và hiểu biết như 1 đứa trẻ

Nếu nó làm sai điều gì đó, thì đừng đánh đập nó, bạn hãy chỉ cho nó cách làm đúng là như thế nào

Giúp chúng nhận biết điều đúng đắn bằng cách thưởng và giành lời khen ngợi cho chú chó của bạn khi nó làm đúng

Bạn phải phân định 2 ranh giới chơi và học. Bạn hãy cho chúng thoải mái chơi khi đã kết thúc bài học một cách tốt đẹp. Còn lúc huấn luyện, bạn phải nghiêm túc, tuyệt đối không được đùa giỡn với chúng.

Việc cho chó vui chơi sau khi hoàn thành một buổi tập giúp nó cải thiện khả năng xã hội của con chó, thư giãn tinh thần, tuy nhiên đó cũng không phải là một cái cớ để cho nó chây lười.

4. Nếu bận rộn, hãy để chú chó của bạn được huấn luyện ở trường huấn luyện chó chuyên nghiệp

Nuôi Chó Poodle Có Dễ Không, Kinh Nghiệm Cách Nuôi Từ 1,2,4,6 Tháng Tuổi

Chó Poodle là một trong những loài chó được yêu thích nhất hiện nay, không phải chỉ vì ngoại hình nhỏ nhắn, xinh xắn mà giống chó này vô cùng thông minh và đáng yêu. Nhưng đừng vội mua một em về nhà liền mà hãy tìm hiểu và nắm kỹ thêm thông tin về giống chó này để chăm sóc chúng một cách tốt nhất.

Chó Poodle thuần chủng có một cơ thể yếu ớt và dễ mắc bệnh, nhất là hệ tiêu hóa của chúng. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ cách nuôi và lựa chọn thức ăn thích hợp với thể trạng của các chú cún.

Liệu nuôi chó poodle có tốn kém không và chó poodle ăn gì đẹp lông. Và để giúp bạn biết chăm sóc poodle đúng cách, chúng tôi đã tìm hiểu và cho ra bài viết sau.

Tuy rằng chó poodle đặc biệt là chó poodle tiny có vẻ ngoài dễ thương, đầy cuốn hút, luôn hoạt bát và vui vẻ nhưng cơ thể chúng lại khá yếu ớt và dễ gặp nhiều vấn đề, nhất là đường ruột. Vì không có hệ tiêu hóa khỏe mạnh như những dòng chó khác, việc cho poodle ăn phải luôn cẩn thận và tỉ mỉ. Chỉ cần làm sai cách một chút cũng có khiến cho dạ dày poodle bị rối loạn và thường xuyên bị tiêu chảy. Sức khỏe của chúng cũng vì thế mà sẽ bị yếu đi. Không chỉ vậy, với từng độ tuổi khác nhau của poodle, thức ăn dành cho những em cún này cũng sẽ khác.

Thức ăn và cách nuôi dành cho những chú cún poodle 2-3 tháng tuổi

Để đảm bảo khẩu phần ăn cho những em poodle 2-3 tháng tuổi yếu ớt này, bạn nên hỏi trước người bán về những món ăn mà poodle có thể ăn cùng lịch trình ăn phù hợp hằng ngày. Thêm nữa, không nên thay đổi liên tục các bữa ăn của cún poodle bởi hệ tiêu hóa của poodle sẽ không kịp thích nghi và dẫn đến rối loạn.

Poodle 2-3 tháng tuổi có thể ăn cháo loãng được nấu từ nước xương hầm

Nếu muốn thay đổi thì bạn nên thực hiện từ từ, từng chút một theo từng tuần bằng cách kết hợp các kiểu món ăn với nhau theo tỷ lệ thức ăn cũ là 75% cùng thức ăn mới 25% ở tuần thứ nhất. Sang đến tuần thứ hai thì điều chỉnh lại với tỷ lệ 50:50. Ở tuần thứ ba, bạn sẽ giảm món ăn cũ xuống còn 25% và tăng lượng thức ăn mới lên 75%. Và sau khi hết một tháng làm quen như vậy, bạn có thể cho cún ăn hoàn toàn khẩu phần ăn mới 100%.

Với loại thức ăn thì bạn có thể cho chúng ăn cháo loãng được nấu từ nước xương hầm và một số món ăn khô đã được ngâm mềm. Mỗi ngày nên cho poodle đen ăn 4 đến 5 bữa, thời gian nghỉ của từng bữa nên bằng nhau. Bạn cũng có thể cho poodle uống sữa ấm với lượng 200 đến 300ml.

Thời điểm này poodle của bạn cũng đã lớn hơn và khỏe thêm một chút so với lúc trước. Vì thế, khẩu phần ăn cũng có thể thay đổi từ cháo loãng thành cơm nhão. Hơn nữa, poodle còn có thể ăn thêm một số loại rau củ, tôm, thịt đã được chế biến mềm hay nghiền nhuyễn cùng với cơm. Cách làm này vừa đơn giản vừa giúp cơ thể poodle nạp được đầy đủ dưỡng chất.

Còn với món ăn khô thì cũng giống với chó poodle toy 2-3 tháng tuổi, poodle tầm này cũng chỉ có thể ăn đồ khô đã được ngâm mềm. Tuy nhiên, răng poodle 3-6 tháng đã có khả năng nhai đồ hơi cứng nên khi ngâm thực phẩm khô thì không nên ngâm quá 5 phút trong nước nóng. Bên cạnh đó, số bữa ăn của cún poodle sẽ là 4 bữa mỗi ngày cùng 300 đến 400 ml sữa ấm. Và bạn cũng cần nhớ rằng, thân hình của poodle lúc này vẫn còn nhỏ nên chỉ cho chúng ăn vừa đủ, ăn quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe poodle.

Khi những em poodle đã được 6 tháng, bạn có thể bắt đầu một chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng hơn. Lúc này, thay vì chỉ là những món cháo loãng, cơm nhão thì bạn có thể cho cún poodle ăn khô hơn một chút. Kèm với đó là những thức ăn cung cấp chất đạm như thịt gà, thịt heo, thịt bò…, chất xơ như xà lách, cà rốt, rau củ…, chất khoáng ở trong tôm, chất béo trong các món thịt và tinh bột từ cơm, sắn, cháo, khoai… Đặc biệt, mỗi bữa ăn bạn nên đảm bảo poodle được ăn rau vì chất xơ trong rau củ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, dạ dày hoạt động được tốt hơn.

Ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết kể trên, poodle có thể ăn thêm trứng vịt lộn nếu bạn muốn bộ lông của cún con trở nên mềm mượt hơn. Hoặc có thể mua những loại sữa bổ sung nhiều canxi để xương của poodle được chắc khỏe hơn. Thêm vào đó, vì giai đoạn 6 tháng tuổi này răng của poodle có thể nói là cứng cáp hơn trước nên khi cho chúng ăn thức ăn khô, bạn không cần ngâm với nước mà có thể cho chúng ăn trực tiếp.

Có thể cho poodle ăn thêm hột vịt lộn để lông của chúng mượt mà hơn

Chó poodle không nên ăn thứ gì, ăn cơm được không ?

Với những chú poodle còn nhỏ, cá là một loại thực phẩm không nên ăn vì dạ dày của poodle con chưa thể tiêu hóa hoàn toàn. Hơn nữa, cá thường có nhiều xương, chỉ cần bạn không cẩn thận lọc hết xương thì chúng có thể gây lủng ruột poodle, vô cùng nguy hiểm. Chỉ đến khi nào chó poodle teacup nhà bạn đã lớn thì bạn có thể cho chúng ăn thêm cá. Tuy nhiên, phải đảm bảo là cá đã được nấu chín. Những miếng cá tươi còn sống sẽ khiến cho đường ruột poodle không thích ứng được và dẫn tới tiêu chảy.

Bên cạnh món cá thì xương cũng là thực phẩm cần tránh. Dù là xương gà, xương heo hay xương cá thì chúng đều có thể làm ruột poodle bị thủng khi chúng vỡ ra. Đây được xem là một loại thực phẩm nguy hiểm tới giống chó poodle. Không chỉ vậy, các món ngọt như socola, bánh hay kẹo… đều có thể làm cho poodle chán ăn bởi chất đường ngọt trong loại đồ ăn này sẽ khiến cho trật tự tiêu hóa trong đường ruột bị phá vỡ, gây mất cân bằng.

Thêm nữa là những món ăn chứa hạt tiêu, mù tạt, ớt cùng các gia vị cay khác hoặc những thức ăn đã ôi thiu, hỏng mốc, quá hạn sử dụng cũng phải được loại bỏ. Với hệ tiêu hóa yếu ớt của poodle thì những món ăn có hại này đều làm cho chúng bị rối loạn đường ruột nghiêm trọng. Một điều nữa bạn cũng cần phải chú ý là những chú chó thường thích bới rác tìm đồ ăn, những chú cún poodle cũng không ngoại lệ. Vì thế, bạn luôn phải quan sát, theo dõi chúng để poodle không lại gần thùng rác hay nơi có nước bẩn.

Cuối cùng là những món ăn nóng và lạnh. Những đồ ăn mới nấu còn rất nóng thì bạn nên chờ cho nguội bớt rồi mới đưa cho poodle ăn còn món ăn đã để trong tủ lạnh thì cần hâm nóng trước khi cho poodle ăn.

Cho poodle ăn cần lưu ý điều gì, poodle thích gì, ăn được những gì ?

Tùy vào từng độ tuổi, sức khỏe và khả năng ăn uống của mỗi poodle mà tăng giảm lượng thức ăn phù hợp.

Bạn cần nắm được mức ăn tối đa của giống chó poodle lai vào từng mùa trong năm: mùa đông thì chúng ăn nhiều còn mùa hè thì ăn ít lại. Khi đó, bạn mới điều chỉnh được liều lượng cũng như lựa chọn thức ăn thích hợp cho poodle của bạn.

Tránh cho poodle ăn trong tình trạng quá no hay quá đói vì điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày poodle. Để thực hiện được điều này, bạn nên chia các bữa ăn trong ngày sao cho đều nhau và ăn đúng giờ đúng giấc.

Cho poodle ăn thành nhiều bữa chứ không nên cho ăn một lần vì vừa khiến chúng quá tải vừa khiến chúng đói sau thời gian dài.

Bạn nên chó những chú cún poodle ăn nhiều bữa trong ngày để giúp chúng tiêu hóa thức ăn dễ dàng

Với số thức ăn thừa mà poodle chưa ăn hết thì cũng đổ bỏ ngay. Đến bữa tiếp theo thì cho chúng ăn thức ăn mới.

Khi nhận thấy poodle có dấu hiệu tiêu chảy, đau bụng thì cần xem xét lại khẩu phần ăn cùng thời gian ăn hằng ngày liệu có làm sai gì hay không. Và phải đưa chúng đến khám bác sĩ thú y ngay sau 1 đến 2 ngày mà chúng vẫn chưa khỏi dù bạn đã cẩn thận quá trình ăn uống. Nếu để lâu, poodle sẽ gặp nguy hiểm.

Lâu lâu có thể cho những chú poodle ăn vài miếng phô mai khô hoặc khoai tây khô…

Bên cạnh các loại rau củ như dưa leo, rau xà lách thì cho chúng ăn một số loại trái cây như chuối, việt quất… để bổ trợ hệ tiêu hóa cho các bé poodle.

Làm gì khi chó poodle bỏ ăn Hướng dẫn cách nuôi chó poodle

Để nuôi được chó poodle đúng cách và khỏe mạnh, bạn không những phải biết cách lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp mà còn phải tìm hiểu cách chăm sóc, vệ sinh hằng ngày cho cún yêu. Ngoài ra, bạn cũng có thể huấn luyện thêm vài động tác cơ bản cho cún poodle.

Huấn luyện những điều cơ bản như đi vệ sinh

Chó poodle nổi tiếng là thông minh, nhanh nhạy, học hỏi nhanh nên những việc đơn giản như đứng, nằm, ngồi, bắt tay… thậm chí là đi vệ sinh đều có thể dành thời gian huấn luyện.

Tạo một nơi cố định để poodle đi vệ sinh

Khi nhận thấy những dấu hiệu: đi lòng vòng, nhấc chân, ngửi ngửi đánh hơi của poodle thì nên mang chú cún đến chỗ đi vệ sinh

Chờ đợi đến khi poodle đi vệ sinh xong. Nếu cún poodle có ý định chạy ra ngoài thì phải ngăn lại và ép chúng ở trong đến khi vệ sinh xong mới thả ra.

Kiên trì thực hiện liên tục nhiều lần trong nhiều ngày (10 đến 15)

Thường bắt đầu tập lúc poodle đang đứng và dùng thức ăn chúng thích để làm mồi

Tiếp theo là hô hiệu lệnh “ngồi” kết hợp lấy tay ấn người poodle vào tư thế ngồi. Bạn phải nhớ hô to, rõ ràng và dứt khoát để poodle nghe được và làm theo.

Đến khi poodle ngồi xuống thì thưởng cho chúng ít đồ ăn

Làm đi làm lại các bước trong 10 đến 15 lần cho mỗi lần tập và ôn lại hằng ngày

Các bước huấn luyện đứng, nằm, bắt tay hay chào… cũng khá giống với bài tập ngồi này, chỉ khác về hô hiệu lệnh. Cho nên, bạn có thể áp dụng chung cho những bài huấn luyện khác.

Poodle có thể đứng, nằm, ngồi, chào, bắt tay qua các bài huấn luyện

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết: sữa tắm, nước ấm, máy sấy và có thể cho bé cún uống nửa viên chống cảm trước khi cho tắm.

Tiếp theo, dội nước để xả hết bụi bẩn rồi cho sữa tắm lên bộ lông và xoa nhẹ nhàng hoặc massage

Sau đó, kì cọ người poodle, nhất là những ngóc ngách có thể là nơi trú ẩn của ve, bọ chét. Khi vệ sinh cơ thể xong, bạn xả sạch sữa tắm bằng nước ấm. Bên cạnh đó, có thể cho poodle dùng dầu xả, dầu dưỡng ẩm để lông poodle được mượt hơn.

Sau khi tắm táp xong xuôi, bạn dùng khăn bông lau người poodle rồi sấy khô lại bằng máy sấy. Bạn có thể vừa sấy vừa dùng lược chuyên dụng để tạo kiểu mới cho poodle.

Cho poodle uống thêm cốc sữa ấm để làm ấm người, không bị cảm lạnh.

Quá trình tắm cho Poodle nên thực hiện nhanh chóng để tránh poodle bị cảm lạnh. Hơn nữa, chỉ thỉnh thoảng mới đưa chúng đi tắm (2 hoặc 3 lần một tuần) vì poodle không nô nghịch nhiều nên người không quá bẩn như các dòng chó khác. Đặc biệt là vào mùa đông thì càng không nên tắm.

Những poodle cái đang có thai khi ốm nghén thường hay có cảm giác mệt mỏi, biếng ăn… sau khi được phối giống 15 ngày. Bạn không cần lo lắng vì đây là hiện tượng tự nhiên và chỉ cần cho poodle ăn uống bình thường. Tới tháng thứ hai thì tăng lượng dinh dưỡng lên, nhất là chất khoáng, canxi, vitamin để hỗ trợ phát triển thai nhi. Thêm vào đó là cho cún poodle uống canxi và sữa.

Không chỉ có ăn uống, các poodle cái cũng cần một số hoạt động nhẹ như đi dạo để dễ sinh. Ngược lại, nếu không vận động, poodle sẽ bị béo phì, khó sinh và phải đẻ mổ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngừng phối giống trong 2 đến 3 năm. Bên cạnh đó, sau khi sinh không nên cho poodle cái ra ngoài.

Nguồn:

Nguồn tham khảo

https://sieupet. com/cho-poodle-an-gi/

https://sieupet. com/cach-nuoi-cho-poodle/

https://animals.mom. me/how-to-feed-a-miniature-poodle-12350283.html

Từ khóa tìm kiếm:

nuôi chó poodle đúng cách có tốn kém không kỹ thuật nuôi chó poodle hướng dẫn cách nuôi chó poodle dành cho người mới cho chó poodle ăn gì để béo thức ăn cho chó poodle nhỏ

Cách Nuôi Chó Con 1 Tháng Tuổi Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm

1. Lưu ý khi nuôi chó con 1 tháng tuổi

Khi chó mới sinh cần phải được bú sữa mẹ ngay lập tức. Đây là cách chăm sóc chó con nhanh lớn, cũng như là điều vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng. Trong sữa mẹ có nhiều kháng thể để giúp chó con chống đỡ bệnh tật.

Lưu ý khi nuôi chó con 1 tháng tuổi

Đây là lúc chó con sẽ phải thích nghi với những điều kiện sống khác hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Ví dụ như: Nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn khác.

Chó con mới sinh ra thường chưa có rằng, mắt chưa mở rõ và phần lỗ khe tai đang còn đóng. Khi mới mở mắt thì việc chúng làm đầu tiên là tìm vú mẹ để bú. Tuy nhiên, lúc này nếu chó mẹ sinh không biết cách phối hợp hoặc còn vụng về thì chủ nhân nên đặt chó con đến gần với vú của cho mẹ.

Trong trường hợp chó con không bú mà lại kêu nhiều thì bạn nên mười bác sỹ thú y đến. Điều này sẽ giúp phát hiện được tình trạng và đưa ra cách chăm sóc chó tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cần sử dụng bóng đèn để sưởi cho chó khi gặp thời tiết lạnh.

2. Cách chăm sóc chó con 1 tháng tuổi với chế độ dinh dưỡng phù hợp

Khi chó mẹ mới sinh xong, các bạn cần cho nó ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm các chất như: chất đạm, chất khoảng, vitamin A, B để chó mẹ có thể có nhiều sữa cho đàn con bú.

Cách chăm sóc chó con dưới 1 tháng tuổi

Nếu chó con thiếu sữa sẽ kêu nhiều, lúc này các bạn có thể cho chúng ăn thêm sữa bò tươi. Bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi, các bạn có thể cho chó con ăn thêm vài thìa canh sữa bò tươi.

Lúc đầu bạn nên sử dụng vú cao su để cho chó bú, về sau rót ra đĩa và dúi mõm chó con vào đĩa sữa để chó tự liếm. Cần lưu ý là sữa phải được hâm nóng trước khi cho chó ăn.

Tuần tiếp theo, các bạn sẽ cần phải tăng lượng sữa lên 200 – 300g/con/ngày. Từ ngày thứ 15 cho chó con ăn thêm cháo gạo nấu cùng thịt xay hoặc băm nhỏ. Nếu có điều kiện hơn, các bạn có thể bổ sung thêm vào sữa 2 ống cloruacanxi.

Khi cho đươc gần 1 tháng tuổi, tiến hành cho chúng ăn ngày 2 bữa với cháo gạo nấu với rau và thịt băm xay nhuyễn.

3. Cách chăm sóc chó con 1 tháng tuổi cho người mới

Để có thể chăm sóc tốt chó con 1 tháng tuổi, các bạn cần phải nắm rõ những đặc điểm sinh lý của những chú chó này. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều khi chăm sóc chúng, giúp chúng có thể phát triển mạnh mẽ hơn để quá trình cách chăm sóc chó con 2 tháng tuổi dễ dàng hơn.

Trong cách chăm sóc chó con hiệu quả, chúng ta phải nhắc đến Balotelli. Khi anh còn là một trong những tài năng trẻ bóng đá thế giới, anh đã sở hữu cả một vườn thú trong nhà mình.

Siêu quậy người Italia sở hữu đến 3 chú chó trong đó có 2 chú chó trắng và 1 chú chó đen. Thậm chí anh còn mua lợn cảnh về nuôi. Điều này cho thấy Balotelli rất yêu quý động vật.

Chính việc yêu quý động vật và hiểu được cách phát triển của chó con mà Balotelli đã rất mát tay trong việc chăm sóc. Anh đã một mình nuôi nấng 3 chú chó lớn lên mạnh khỏe bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn.

Ngoài ra, Balotelli còn duy trì sức khỏe cho những chú chó này bằng cách đi dạo hàng ngày. Bên cạnh đó là việc cho chúng vận động thường xuyên bằng những màn huấn luyện chuyên nghiệp.

Cách Nuôi Chó Pug. Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Pug Từ 2 Tháng Tuổi

Chó pug hiện một trong những giống chó được yêu thích nhất ở Việt Nam. Chó Pug có thân hình “vuông” mũm mĩm, khuôn mặt xệ rất ngộ nghĩnh. Chó Pug khá dễ nuôi, tuy nhiên, do tính cách lười biếng lại tham ăn, Pug dễ mắc bệnh béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chó pug con từ 2 tháng tuổi, được tổng hợp từ kinh nghiệm nuôi chó Pug thực tiễn tại Thú Kiểng.

1. Tập Thể Dục và Chơi Đùa

Chó pug không đòi hỏi tập thể dục nhiều. Không giống nhiều giống chó cảnh khác có thể phá phách, cắn xé, cào, tha lôi đồ đạc nếu bạn nhốt trong nhà quá lâu, chó Pug rất ngoan ngoãn khi ở trong nhà cả ngày. Chúng có thể nằm im một chỗ chờ chủ về, chơi với mấy thứ đồ chơi cao su, hoặc cùng lắm chỉ chạy đi chạy lại cho đỡ mỏi người.

Tuy nhiên, cũng chính vì lười vận động nên Pug rất dễ bị béo phì. Thực tế thì phải có đến 2/3 bé Pug nuôi ở Việt Nam bị béo phì do khẩu phần ăn giàu tinh bột và ít được vận động.

Để phòng tránh béo phì và giữ cho tinh thần các bé luôn thoải mái, bạn nên cho em pug ra ngoài đi dạo, chạy nhảy chơi đùa ít nhất 30 phút mỗi ngày. Có thể cho chơi các trò đuổi bắt bóng, gậy, hoặc đơn giản chơi đùa với những chú chó nhỏ khác.

Cũng có thể cho Pug tập chạy bền. Bạn ngồi trên xe chạy vòng vòng trong công viên và dắt chúng theo, một cách rất hữu hiệu để đốt “giảm cân” khi cần thiết. Tuy nhiên pug không dai sức, chúng sẽ rất nhanh mệt, không nên cho chúng tập quá sức, chúng có thể “lăn ra” vì sốc nhiệt nếu vận động nhiều trong thời tiết nóng bức.

Chó pug chịu nóng và lạnh đều rất kém, chúng dễ bị sốc nhiệt nếu chơi ngoài trời quá nóng, hoặc bị cảm lạnh vào mùa đông. Và mùa hè bạn nên để chúng chơi trong nhà, và chỉ cho ra ngoài trước 8h sáng và sau 5h chiều.

Mùa đông bạn cần mặc quần áo ấm cho chúng, không để nằm dưới sàn mà phải có đệm lót bên dưới. Nếu em pug sạch sẽ thì có thể ôm luôn đi ngủ cho ấm, em pug rất mập, da chúng cũng mềm mại nên ôm đi ngủ rất thích.

3. Vệ Sinh Hàng Ngày Cho Pug

Pug có lông ngắn nên không cần phải tắm nhiều, nếu ít chạy nhảy thì mỗi tuần tắm 1 lần là đủ. Tuy nhiên do chúng hay lê la và nghịch bẩn, nên nếu bạn cho chúng ra ngoài chơi nhiều thì phải tắm cho chúng thường xuyên hơn, khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, hoặc tắm ngay sau khi nghịch bẩn. Tắm xong nên sấy khô lông nhanh để tránh bị cảm lạnh.

Đánh răng cho pug cũng rất cần thiết. Ở Việt Nam rất ít người nuôi Pug chú ý đến việc này. Pug rất thích liếm tay chân chủ hay những người trong nhà để thể hiện sự gần gũi, vì vậy chắc chắn bạn sẽ muốn miệng chúng luôn thơm tho. Một tuần nên đánh răng cho chúng ít nhất 2 – 3 lần. Nếu bạn có nhiều thời gian thì nên đánh răng cho chúng hàng ngày.

Mỗi lần đánh răng xong, bạn có thể tranh thủ lau mặt cho chúng luôn, nhất là vùng lông dưới mắt do chúng hay chảy nước mắt, dẫn đến lông bị bết và bẩn. Chú ý lau cả bên trong các vết nhăn trên mặt, bụi bẩn thường bị mắc tại đó khi chúng chơi đùa.

Như đã nói trên, chó Pug rất tham ăn, có thể ăn ngon lành bất cứ thứ gì bạn cho. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn của pug, vì chúng rất phàm ăn nên bạn cho bao nhiêu sẽ hết bấy nhiêu. Nhất là chế độ ăn tại nước ta thường rất giàu tinh bột (từ cơm, cháo, bánh,…) khiến những em pug rất dễ mắc bệnh béo phì.

Khối lượng như thế nào là hợp lý? Thông thường 1 em pug sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% khối lượng cơ thể / ngày, tùy theo mức độ hoạt động và độ tuổi của pug.

Những em Pug còn nhỏ, dưới 8 tháng tuổi, sẽ cần lượng thức ăn khoảng 3.5% – 4% khối lượng cơ thể mỗi ngày. Đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất của các bé Pug, nên cần cung cấp lượng thức ăn và dinh dưỡng đầy đủ để bé phát triển.

Những bé Pug đã lớn trên 8 tháng tuổi sẽ cần khoảng 3 – 3.5%.

Những chú chó Pug ở tuổi đã “xế chiều” sẽ cần khối lượng thức ăn ít hơn, chỉ khoảng 2.5% – 3%.

Khối lượng trên chỉ là ước lượng tương đối. Trên thực tế, mỗi bé pug sẽ cần khối lượng thức ăn khác nhau dựa theo thể trạng. Bạn có thể dựa vào mức ước lượng trên để cân đối lượng thức ăn phù hợp cho bé Pug nhà mình.

Về thức ăn thì nếu ít thời gian bạn có thể cho bé Pug nhà mình ăn các loại thức đóng gói sẵn của Royal Canin, SmartHearth hay Fitmin. Những thương hiệu này đều có thức ăn phù hợp với từng độ tuổi của bé Pug. Và quan trọng nhất là rất đầy đủ dinh dưỡng, bạn không phải bổ sung thêm gì cả.

Nếu có nhiều thời gian và muốn tăng hương vị cho bữa ăn của bé Pug, bạn có thể tự thế biến. Thức ăn ưa thích của bé Pug là các loại thịt ít mỡ (bò, gà, lợn), trứng lộn – giàu đạm và canxi. Cần chú ý bổ sung thêm rau củ để cung cấp vitamin, tăng sức đề kháng. Nên cho ăn hạn chế tinh bột (cơm, cháo, khoai, bánh,….) để tránh béo phì.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về khẩu phần ăn cho các bé Pug ở Việt Nam, mời bạn tham khảo bài viết Chó Pug ăn gì? Thức ăn cho chó Pug mặt xệ

Nếu bạn cần tư vấn thêm kinh nghiệm trước khi nuôi chó Pug, hay đang phân vân liệu mình có phù hợp để nuôi được pug không, có nên nuôi chó Pug không?… Bạn có thể liên hệ với chuyên gia về chó Pug của Thú Kiểng theo số bên dưới để được tư vấn chi tiết nhất.

Nếu bạn đang tìm một bé Pug xinh xắn, thuần chủng và được bảo hành sức khỏe 1 đổi 1 lên tới 6 (180 ngày), mời bạn tham khảo các đàn Pug đang xuất chuồng của Thú Kiểng ngay bên dưới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nuôi Chó Poodle 2 Tháng Tuổi Cho Người Mới trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!