Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nuôi Chó Alaska Con Sao Cho Phù Hợp Với Khí Hậu Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bạn đang có ý định nuôi một chú chó Alaska Malamute thì việc tìm hiểu cách chăm sóc chúng là điều vô cùng cần thiết. Bởi như đã biết đây là giống chó đến từ vùng đất gần Bắc Cực, nơi có điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, quanh năm băng giá. Đối với một đất nước có nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam thì nuôi Alaska quả là thách thức lớn, nhất là những chú chó được nhập từ Châu Âu vấn đề sốc nhiệt được quan tâm hàng đầu. Do đó, để nuôi chó Alaska con lớn khôn khỏe mạnh thì chủ nuôi cần tuần thủ một số lưu ý sau:
Đầu tiên, chúng mình khuyên các bạn nên đón các bé vào thời điểm mùa thu mát mẻ hoặc mùa đông thì càng thuận lợi. Với các bạn chưa có kinh nghiệm nuôi hay nhập khẩu chó về thì lại càng phải tránh mùa hè nóng nực. Chó con sức đề kháng yếu lại đang quen khí hậu mát mẻ nên rất dễ xảy ra sốc nhiệt.
Hãy chọn nuôi chó con từ 2 tháng tuổi trở lên. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thú cưng, Tùng Lộc Pet nhận thấy 2 tháng tuổi luôn là thời điểm phù hợp nhất để xuất chuồng các bé cún, là lúc để đưa các bé về tay chủ nhân. Ngay cả khi mua ở các địa chỉ bán chó mèo khác thì bạn cũng sẽ thấy điều tương tự. Đây là khoảng thời gian chó Alaska bắt đầu cai sữa mẹ và chuyển sang ăn dặm. Dần dần tách mẹ, Alaska con lúc này được tiếp xúc, học hỏi về thế giới xung quanh. Vậy nên, thời gian này không chỉ thuận tiện cho việc dạy dỗ, huấn luyện mà bạn cũng sẽ nhận được tình cảm gắn bó từ các bé hơn so với khi chúng lớn hay đã qua tay một người chủ nào đó. Nuôi chó thời điểm dưới 2 tháng tuổi e rằng các bé sẽ yếu và khó phát triển toàn diện.
Bộ lông kép dày tuyệt đẹp khi về nước ta lại là nhược điểm của Alaska. Để thích nghi lông chúng đã rụng đi đáng kể. Cho nên, cắt tỉa lông như một biện pháp hữu ích giúp bộ lông Alaska luôn gọn gàng, thông thoáng.
Để giải nhiệt vào những ngày hè oi bức thì bên cạnh bổ sung nước, hoa quả cần tắm gội cho Alaska. Tắm khoảng 1 lần/tháng, thời tiết không quá nóng thì bạn có thể giảm cường độ xuống.
Cho Alaska con ăn như thế nào?Chó con cơ thể còn nhỏ nên lượng thức ăn dung nạp sẽ ít hơn chó trưởng thành khá nhiều. Theo bác sĩ thú y khuyến cáo thì cần chia nhỏ các bữa ăn cho chó con khoảng 4 bữa 1 ngày tương ứng với đó 600-700 gram thức ăn. Không nên để các ăn quá no vì rất dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa và mỗi bữa cách nhau khoảng 4- 5 tiếng.
Lưu ý khi cho Alaska ăn:
Đảm bảo khay đĩa được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.
Không để đồ ăn thừa trong bát phòng khi các bé ăn phải đã bị bẩn hay ôi thiu.
Thức ăn phải được nấu chín, tuyệt đối không cho bé ăn đồ tanh sống.
Cung cấp đủ nước cho các bé, nên thay nước 3 lần mỗi ngày.
Những thực phẩm cần tránh: Hành tây, tỏi, sôcôla, trứng sống.
Vệ sinh sạch sẽTắm rửa là phương pháp hữu hiệu để vệ sinh sạch sẽ cho Alaska. Sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng dành cho thú cưng có tác dụng làm mềm và mượt lông, khi tắm mát xa nhẹ nhàng, chú ý làm sạch kĩ ở kẽ móng chân, tay, nách những nơi vi khuẩn dễ tích tụ. Sau đó xả nhẹ nhàng với nước, mùa đông hạn chế tắm hơn và nên tắm bằng nước ấm cho Alaska con.
Cắt tỉa móng là phần khá quan trọng, vì nếu để yên không đả động gì móng dài sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như đâm chọc làm tổn thương đến da. Định kì nên cắt móng khoảng 1-2 tuần một lần. Trong quá trình cắt tránh cắt quá sát móng vì sẽ khiến Alaska con đau.
Vận động mỗi ngàyVới bản tính năng động, Alaska con luôn cho thấy mình là một giống chó thừa năng lượng. Chó bình thường đã nghịch lắm rồi với Alaska con thì bạn cũng đoán được rồi đấy. Để giúp các bé được vui vẻ và hạnh phúc, hãy dành ít nhất 20-30 mỗi ngày vui chơi cùng Alaska con, dẫn bé đi dạo, chạy nhảy. Cuối tuần có thời gian thì cho bé chơi các trò chơi hay bài tập luyện như: chạy bền, nhảy cao, bơi lội,… vừa rèn luyện thể lực lại có vóc dáng cân đối. Alaska cũng giống như con người nếu bị nuôi nhốt quá nhiều sẽ trở nên bức bối, khó chịu dẫn đến cáu gắt, ương ngạnh. Do vậy, trước khi nuôi người bạn này hãy chắc chắn bản thân có đủ thời gian dành cho chúng, được sống hạnh phúc cũng góp phần tăng tuổi thọ của chó Alaska.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyênBất kì giống chó nào cũng vậy, chăm sóc sức khỏe là vô cùng quan trọng, đặc biệt những chú Alaska con sức đề kháng, đường tiêu hóa còn kém nên lại càng phải chú trọng hơn. Không nên chủ quan thấy Alakska có sức khỏe tốt mà lơ là trong việc theo dõi sức khỏe. Các căn bệnh truyền nhiễm như: Pavor, Care,… rất dễ mắc ở chó con, một khi nhiễm bệnh rồi thì tỉ lệ sống sót cực kì thấp. Do đó, cách phòng tránh bệnh tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ cho các bé theo lịch tiêm, đưa đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe định kì, tránh trường hợp bị bệnh mà không phát hiện kịp thời. Khi thấy Alaska có các dấu hiệu như: nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, bỏ ăn,… thì cần đưa đến cơ sở thú y ngay lập tức.
Lời kết Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Alaska xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:
Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng
Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng
Tổng Hợp 7 Loài Chó Dễ Nuôi Phù Hợp Với Khí Hậu Việt Nam
Giống chó Bull Pháp
Bull Pháp là giống chó thân thiện, thông minh và sống rất tình cảm. Những chú chó Bull Pháp cũng khá ồn ào sẽ giúp không khí ngôi nhà bạn luôn vui tươi hơn. Đây là một giống chó dễ nuôi và phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Giống chó dễ nuôi Bull Pháp có thân hình săn chắc, cứng cáp, với đôi tai to thẳng đứng, hàm khỏe, mắt lồi to, bộ lông ngắn và mềm, không rụng lông nhiều,… Đây là một giống chó dễ nuôi phù hợp với khí hậu Việt Nam và rất thích hợp cho những bạn thích nuôi em chó ít rụng lông.
Giống chó Alaskan MalamuteNếu bạn đang tìm một giống chó dễ nuôi to khỏe, với bộ lông dày mượt, trung thành, thông minh thì nên chọn ngay một em Alaskan Malamute (Hay còn gọi là Alaska).
Đây là một giống chó dễ nuôi, khỏe mạnh và phù hợp với khí hậu Việt Nam. Để chăm sóc và nuôi dưỡng chú chó này, bạn chỉ cần bổ sung đầy đủ các chất đạm, protein, canxi, vitamin và nhớ là kèm theo vận động mỗi ngày là chúng có thể phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Giống chó PoodleNếu cuộc sống của bạn không có gì thú vị thì hãy chọn mua một chú chó Poodle. Giống chó dễ nuôi Poodle hiện là giống chó kiểng được yêu thích nhất tại Việt Nam bởi vẻ đáng yêu, tính cách thông minh, lanh lợi và sống rất tình cảm.
Giống chó SamoyedMột trong những giống chó dễ nuôi và phù hợp với khí hậu Việt Nam cũng đang rấtđược ưa chuộng đó là chó Samoyed. Chó Samoyed với bộ lông tuyệt đẹp, dễ thương, dáng người to lớn, thân thiện, trung thành,… nên được rất nhiều người yêu thích.
Giống chó Pomeranian (Phốc Sóc)Chó Phốc Sóc được đánh giá là dòng chó “quý tộc” đến từ châu âu với tên gọi khác là Pom với thân hình nhỏ nhắn, xinh đẹp, lanh lợi, thông minh nên đây là giống chó dễ nuôi phù hợp với khí hậu Việt Nam và được rất nhiều chị em yêu thích.
Giống chó Pembroke CorgiChó Corgi thuộc dòng chó lùn, đáng yêu, năng động và thông minh và rất dễ nuôi, phù hợp với khí hậu Việt Nam. Do vậy, mặc dù giá hơi cao nhưng đây vẫn là giống chó dễ nuôi được nhiều người Việt lựa chọn.
Giống chó Golden RetrieverChó Golden Retriever (Chó Golden) là một trong những dòng chó cảnh dễ nuôi và khá phù hợp với khí hậu Việt Nam. Chú chó này sự thân thiện, hiền lành, thông minh, biết nghe lời nên luôn là giống chó lý tưởng để nuôi trong gia đình.
Đây là giống chó cực dễ thương và không kén ăn nên Golden Retriver được đánh giá là một giống chó dễ nuôi, phù hợp cho mọi nhà.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Theo chúng tôi
Các Loại Chó Cảnh Đẹp, Dễ Nuôi, Phù Hợp Với Khí Hậu Ở Việt Nam
Tìm hiểu những giống chó cảnh đẹp, dễ nuôi là điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi quyết định nuôi một chú chó nhỏ làm bạn trong nhà.
Từ lâu chó đã được biết đến là loài động vật gần gũi, trung thành với con người, ngày nay chó còn được xem như một người bạn, một thành viên nhỏ trong nhiều gia đình. Nhu cầu tìm mua các loại chó cảnh đang ngày càng tăng cao, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Có rất nhiều loại chó cảnh mà bạn có thể lựa chọn, nhưng không phải loại chó nào cũng thật sự phù hợp với khí hậu Việt Nam. Chắc có lẽ nhiều bạn vẫn còn nhớ đến vụ chú chó Ngao Neapolitan Mastiff vận chuyển từ Nga về Việt Nam, khi đến sân bay đã chết do bị sốc nhiệt. Sự khác biệt về khí hậu, điều kiện sống là một trong những nguyên nhân khiến những chú chó cảnh không thể thích nghi được.
Chó PugNhắc đến những loại chó cảnh dễ nuôi chắc chắn không thể bỏ qua em chó Pug mặt xệ đáng yêu rồi. Loại chó này được mệnh danh là “vua hài” với khuôn mặt đáng yêu, bản tính nghịch ngợm luôn thích gây sự chú ý. Những chú chó Pug không quen đứng một chỗ, chúng luôn luôn muốn được chạy nhảy, đùa nghịch, làm huyên náo mọi thứ, đây sẽ là loại chó rất phù hợp để nuôi trong các gia đình có trẻ nhỏ.
Một trong những lý do khiến loại chó này được nuôi rất nhiều gia đình chính là do khả năng thích nghi cao với nhiều môi trường sống khác nhau, nói cách khác chó Pug là một trong số những loại chó cảnh rất dễ nuôi.
Chó Bull PhápChó Bull Pháp là loại chó được nuôi rất nhiều ở nước ta, đây là loại chó nếu thoạt đầu bạn nhìn thấy sẽ có cảm giác chúng khá là dữ dằn, nhưng ngược lại đây lại là loại chó hiền lành, dễ mến và cực kì hòa đồng với các loại vật nuôi khác.
Đặc biệt, chó Bull Pháp là loại chó ăn rất tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì bạn cho và có thể ăn rất nhiều lần trong ngày, vì vậy đây cũng là loại chó rất dễ nuôi mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên bản tính có loài chó này lại khá lười vận động, nếu bạn cho ăn quá nhiều nhưng lại không cho chúng đi dạo thì chúng sẽ rất dễ bị béo phì khiến tuổi thọ bị giảm xuống.
Một lưu ý nhỏ nữa khi nuôi chó Bull là chúng không chịu được nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, dễ dẫn đến các bệnh đường hô hấp, bạn không nên chó Bull ra ngoài vào những hôm trời quá nắng nóng hay ngày đông quá lạnh.
Chó PoodleNếu bạn yêu thích những chú chó có bộ lông xù, đáng yêu như những chú gấu bông thì chó Poodle sẽ là một gợi ý cực kì. Chó Poodle là một trong số những loại chó thông minh nhất, chúng có thể học hỏi rất nhanh những điều mà chủ nhân dạy, vì vậy bạn có thể dễ dàng dạy thú cưng những trò chơi, hay dạy chúng cách đi vệ sinh, ăn ngủ đúng cách.
Với bộ lông xù đáng yêu của chó Poodle nhiều người lo lắng lông của chúng sẽ rụng đầy trên sàn nhà, trên ghế sofa hay trên giường. Tuy nhiên, điều này bạn có thể hoàn toàn yên tâm, tuy sở hữu bộ lông khá dày nhưng chó Poodle lại cực kì ít rụng lông, bạn có thể để chó Poodle ngủ trên giường mà không lo bị dính lông chó.
Khác với chó Bull Pháp, chế độ ăn của chó Poodle sang choảnh hơn, bạn cần cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để chúng được khỏe mạnh và có bộ lông đẹp. Cắt tỉa lông, đặc biệt vào mùa hè để chó Poodle tránh được những bệnh ngoài da hay kí sinh trùng.
Chó ChihuahuaChỉ cần đi dạo một vòng công viên vào buổi chiều là bạn đã có thể hiểu tại sao chúng tôi đưa giống cho Chihuahua vào danh sách những giống chó dễ nuôi tại Việt Nam, loại chó này hiện được nuôi cực kì nhiều ở nước ta.
Đặc điểm nổi bật nhất của giống chó này chính là đôi mắt tròn, long lanh và cực kì to so với thân hình bé nhỏ của chúng. Chihuahua chính là loại chó cảnh nhỏ nhất hiện nay trên thế giới với trọng lượng khi trưởng thành chưa đến 3kg. Đây là loại chó đặc biệt thông minh, nhanh nhạy, tăng động và cực kì thích chạy nhảy, vui đùa. Bạn nên tạo không gian cho thú cưng chạy nhảy thay thì việc giới hạn chú ta ở một không gian hẹp.
Chó lạp xưởngNếu Poodle đặc trưng bởi bộ lông bông xù, Chihuahua với đôi mắt to long lanh thì chó Lạp Xưởng nổi bật với cái lưng dài và bốn chân ngắn cũn cỡn, trông không hề cân đối chút nào, nhưng đây lại chính là điểm ngộ nghĩnh, đáng yêu của chúng.
Lạp Xưởng được xếp vào danh sách những loại chó cảnh đẹp, dễ nuôi nhất bởi chúng mang hàng loạt những ưu điểm như: giá phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều gia đình Việt Nam, cực kì thông minh, sạch sẽ, ít bị bệnh, thực đơn ăn uống cũng đơn giản, không cầu kì, cũng không cần quá nhiều công chăm sóc. Vậy còn chờ gì nữa mà không rinh ngay một em Lạp Xưởng nhỉ?
Chó sục BostonĐây là loại chó mệnh danh là “quý ông người Mỹ” với bản tính hiếu động và thông minh xuất sắc. Chó Boston có bộ lông ngắn, mịn, mượt thường có màu trắng kết hợp cùng đen, nâu hoặc vện, không bao giờ có một màu duy nhất.
Khác với vẻ ngoài khá mạnh mẽ, mặt vuông vức, khá gãy thì chó sục Boston lại là loại chó khá nhẹ nhàng, hiền lành đặc biệt với trẻ nhỏ và người lớn tuổi, giống chó này cũng khá thân thiện với người lạ. Chúng cũng rất ngoan và không hề phá phách đồ đạc, vì vậy rất thích hợp để nuôi trong các căn hộ chung cư.
Chó Boston rất thông minh và dễ huấn luyện nhưng đôi khi chúng cũng rất bướng bỉnh, muốn khẳng định điều mình muốn, vì vậy chúng cần một người chủ nhẹ nhàng, kiên nhẫn, lịch sự nhưng cũng phải kiên định và cứng rắn.
Với bộ lông ngắn, mịn, giống chó Boston Terrier không cần quá nhiều công chăm sóc. Tuy có thể thích nghi với nhiều điều kiện sống, khí hậu khác nhau nhưng chúng cũng rất nhạy cảm với thời tiết quá nắng nóng hoặc lạnh, khiến chúng dễ bị kiệt sức.
Chó cảnh cũng giống như một đứa trẻ nhỏ, vì vậy khi bạn quyết định nuôi chúng, hãy giành thời gian chăm sóc, yêu thương và gần gũi chúng, với bản tính thông minh chắc chắn các chú chó nhỏ sẽ hiểu được và sống rất tình cảm với chủ.
Cách Nuôi Chó Alaska Sao Cho Phù Hợp Với Thời Tiết Tại Việt Nam
Nuôi chó Alaska là lựa chọn của một bộ phận giới trẻ không nhỏ hiện nay
Đặc điểm của chó Alaska
– Alaska sở hữu thân hình to khỏe hơn chó Husky với xương chân to, khỏe và ở giữa chân có khớp xương ở khuỷu chân.
– Đầu chó Alaska to bành ra và có lông bờm dày ở cổ. Đặc biệt, chúng có điểm gãy giữa trán và mũi, lõm xuống lộ ra rõ rệt.
– Mắt chó Alaska thuần chủng chỉ có 2 màu mắt là nâu và đen.
– Đuôi của chó Alaska thường cụp xuống về phía mông và khi vận động thì lại nâng lên, cong về phía lưng.
– Khi còn nhỏ, tai Alaska thường cụp xuống nhưng khi trưởng thành thì dựng thẳng lên.
Khi còn nhỏ, tai Alaska thường cụp xuống
Chi tiết cách nuôi chó Alaska tại nhà
Chó Alaska ăn gì?
Bạn có thể tự nấu hoặc mua thức ăn sẵn cho chó. Tốt nhất nên cho ăn xen kẽ, một bữa ăn thức ăn sẵn với một bữa tự nấu.
Một số loại thức ăn cho chó Alaska:
– Thịt bò, lợn: Lưu ý thịt không được dính mỡ.
– Thịt gà: Tốt nhất nên cho chó ăn lườn gà.
– Trứng vịt lộn: Đối với các chú chó Alaska dưới 4 tháng tuổi, mỗi bữa bạn chỉ nên cho ăn 1 quả trứng còn khi chúng lớn hơn có thể cho ăn 2 quả một bữa.
– Nội tạng động vật: Bạn nên chọn nội tạng bò, lợn, đặc biệt là phổi vì chó Alaska rất thích loại thức ăn này.
– Cơm: Mặc dù Alaska không thích ăn cơm hay cháo nhưng bạn vẫn phải ép chúng ăn để cung cấp đủ tinh bột.
– Các loại rau củ quả có nhiều vitamin giúp hạn chế việc rụng lông và răng. Bạn có thể mang ra xay nhuyễn với thịt rồi cho chúng ăn.
– Bạn cũng nên bổ sung thêm cá biển vì chúng nhiều đạm, ít mỡ.
Bổ sung thêm cá biển
Chăm sóc sức khỏe cho chó Alaska
– Thường xuyên vệ sinh nơi ở, dụng cụ ăn uống của chó Alaska: Rửa khay đựng thức ăn, nước uống sau mỗi lần cho ăn.
– Sau mỗi lần ra ngoài nên vệ sinh cho chó. Bạn không nên tắm thường xuyên mà chỉ 1 – 2 lần/tuần. Khi tắm nên để chú ý vệ sinh kỹ các vùng khó nhìn như kẻ chân, kẽ nách, lỗ tai, …. Sau khi tắm xong cần sấy khô bởi lông chúng rất dày, nếu tự khô sẽ mất nhiều thời gian và điều này sẽ gây mùi hôi khó chịu.
Vệ sinh cơ thể chó Alaska sạch sẽ sau mỗi lần ra ngoài
– Trong trường hợp lông chỉ bị bẩn nhẹ, bạn có thể chỉ dùng khăn ướt lau sạch mà không cần tắm.
– Giữ vệ sinh cho chó Alaska để phòng tránh các loại ký ính như ve chó, bọ chét, rận,…bởi những loại này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và vóc dáng của chó.
– Bạn cũng nên đánh răng cho chó để phòng tránh các vấn đề về răng miệng 2 lần/tuần vì trong khẩu phần ăn của Alaska có rất nhiều thịt.
– Đưa chó Alaska đi khám sức khỏe định kỳ, đối với chó nhỏ từ 2 – 4 tháng tuổi thì nên cho đi khám thường xuyên hơn vì lúc này, hệ tiêu hóa của chúng chưa phát triển hoàn thiện.
– Đưa chó đi tiêm phòng để phòng bệnh, nhất là bệnh Parvo, Care, bệnh dại, …và hàng tháng cần cho chó Alaska sổ giun, sán định kỳ. Bạn nên tiêm vacxin 5 trong 1 hoặc 7 trong 1 để tiết kiệm được thời gian đi lại cũng như hiệu quả phòng bệnh được tốt hơn.
CHÓ ALASKAN MALAMUTE
Một số lưu ý khi nuôi chó Alaska
– Đối với chó Alaska con khi mới về Việt Nam, vấn đề sốc nhiệt rất dễ xảy ra. Chúng có thể bị nôn mửa nếu bị nhẹ, còn nặng hơn là co giật, bất tỉnh. Do đó, khi mới mua về bạn nên giữ chúng trong phòng có điều hòa nếu nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 30 độ C.
Chó Alaska quen sống trong môi trường nhiệt độ thấp
– Tốt nhất bạn nên mua chó vào mùa đông để chúng thích nghi dần với điều kiện thời tiết Việt Nam, tránh mua vào mùa hè.
– Chuồng nuôi chó nên đặt ở nơi có bóng râm, thoáng mát. Nếu nhiệt độ ngoài trời trên 35 độ thì không cho chúng ra ngoài. Đặc biệt, khi trời quá nóng bức, bạn không nên dắt chúng ra ngoài đi dạo bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến gan bàn chân.
– Thường xuyên cắt tỉa lông cho chó.
– Hạn chế cho chó Alaska ăn thức ăn sống vì đồ sống ở Việt Nam thường không được sạch như ở các nước Âu Mỹ và có chứa nhiều ký sinh trùng.
– Chỉ cho ăn theo bữa cố định và thời gian mỗi bữa ăn là 30 phút để chúng hình thành thói quen là phải ăn ngay.
XEM THÊM:
5 Giống Chó Cảnh Đẹp Phù Hợp Với Điều Kiện Khí Hậu Ở Việt Nam
Bài viết hấp dẫn:
Chó Bắc Kinh hay còn gọi là Pekingese được coi là một trong những giống chó cổ xưa nhất có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từng có quá khứ danh giá khi được tôn thờ như những vị thần và nuôi phổ biến trong hoàng gia, tầng lớp quý tộc Trung Quốc nhưng ngày nay giống chó nhỏ này đã được nhân giống rộng rãi và nuôi làm cảnh phổ biến trong các gia đình.
Sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn nhưng cân đối, săn chắc, khuôn mặt xinh xắn với đôi mắt to tròn như hạt nhãn, thêm vào đó là bộ lông dày, dài mềm mượt, vẻ ngoài của chú chó Bắc Kinh dễ dàng “hạ gục” bất cứ người yêu thú cưng nào. Chó Bắc Kinh rất thích hợp nuôi ở điều kiện khí hậu nhiệt đới, chúng không ưa lạnh, vào mùa đông cần được giữ ấm, không kén ăn và khá lười vận động, vì vậy phù hợp nuôi ở Việt Nam, trong các căn hộ nhỏ, nhà chung cư.
Giống chó nhỏ này khá thông minh, tinh nghịch, quấn chủ nhưng nếu được chiều chuộng quá thì chúng sẽ dễ hư, không nghe lời và cáu kỉnh, quậy phá khi không được đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó bạn nên dành thời gian vuốt ve và chơi với chúng thường xuyên bởi chó Bắc Kinh khá nhạy cảm, dễ bị trầm cảm nếu bị bỏ bê quá lâu. Chó Bắc Kinh là giống chó cảnh đẹp giá rẻ dao động từ 3 – 5 triệu với một bé chó con thuần chủng sinh sản trong nước đầy đủ giấy tờ.
Chó Poodle được chia làm 3 loại dựa vào kích thước: Toy Poodle, Miniature Poodle và Standard Poodle nhưng tại Việt Nam giống Poodle Toy nhỏ nhắn với chiều cao khoảng 25cm, cân nặng từ 3 – 5 kg được nuôi phổ biến hơn cả.
Cùng có quá khứ huy hoàng khi được nuôi dưỡng và chiều chuộng bởi tầng lớp quý tộc trong thời phong kiến nhưng Poodle không chảnh như chó Bắc Kinh, chúng thân thiện với tất cả mọi người, gần gũi, tinh nghịch và đặc biệt là cực kỳ thông minh, ham học hỏi. Poodle cũng là một trong những giống chó dễ nuôi nhất trên thế giới, tuy có nguồn gốc từ châu Âu nhưng chúng thích nghi rất tốt với khí hậu nước ta, chúng không hề kén ăn, có thể ăn mọi loại thức ăn, thậm chí bạn có thể cho ăn bình thường như chó ta. Hơn nữa lông chó Poodle rất ít rụng, thậm chí cả những người dị ứng lông chó mèo cũng có thể nuôi.
Hiện nay Poodle đã được nhân giống rộng rãi trong nước, giá bán dao động từ 5 – 8 triệu đồng tùy kích cỡ, màu lông. Nếu bạn đang tìm kiếm một chú chó cảnh nhỏ đáng yêu, hiền lành, dễ nuôi thì một chú chó Toy Poodle sẽ đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của bạn.
Pug sở hữu thân hình khá cân đối với chiều cao và chiều dài gần xấp xỉ nhau. Trông chúng khá tròn trịa và mũm mĩm với cặp chân tương đối ngắn, tuy nhiên nét nổi bật nhất của chó Pug chính là cái đầu to tròn với khuôn mặt chảy xệ, xếp thành nhiều nếp, nhiều chú mập hơn còn có phần da chảy xệ ở phần cổ và đùi. Một điểm được yêu thích nữa ở chó Pug là tính cách nhí nhảnh, hòa đồng rất vui nhộn, ở bên cạnh chúng bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng tích cực, them vào đó chúng khá nghe lời. Chó Pug khá lười biếng, không thích vận động nhiều nên rất dễ mắc bệnh béo phì, cho nên bạn cần dành mỗi ngày từ 20 – 30 phút để giúp chúng thực hiện các bài tập. Đây là một giống chó cho người bận rộn.
Ở giống chó này hội tụ đầy đủ các yếu tố của một chú chó cảnh dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều về thời gian, công sức cũng như mức tài chính như không kén ăn, thích nghi tốt ở mọi khí hậu và không gian nhà ở, lông ngắn nên không cần thường chuyên chăm sóc,… Giá chó Pug cũng không quá đắt đỏ, với khoản chi từ 5 – 7 triệu đồng là bạn có thể sở hữu một bé Pug thuần chủng nhân giống trong nước. Pug xứng đáng là một lựa chọn trong danh sách những chú chó cảnh đẹp nên nuôi.
Bên cạnh các giống chó cảnh đẹp có nguồn gốc ngoại nhập thì một chú chó thuần Việt như chó Phú Quốc cũng là một lựa chọn không tồi. Được xếp vào “tứ đại quốc khuyển” của nước ta, chó Phú Quốc hiện nay đang dần trở nên nổi tiếng trên thế giới và được nhập khẩu sang các nước phương Tây với giá rất cao.
Chó Phú Quốc, hay còn gọi là chó xoáy Phú Quốc xứng đáng được xếp vào danh sách giống chó cảnh đẹp với ngoại hình thon gọn, rắn rỏi với cái đầu luôn ngẩng cao đầy dung mãnh. Ở giống chó này bạn có thể tìm được nhiều đặc điểm ưu việt như dễ nuôi, cực kỳ dẻo dai, thông minh. Với ưu điểm trung thành tuyệt đối với chủ nhân, nhạy bén, cực kỳ cảnh giác với người lạ và rất dũng cảm nên chúng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trông giữ nhà cửa.
Giá chó Phú Quốc có mức độ dao động khá lớn tùy vào nhiều yếu tố như màu lông, giới tính, gia phả nhưng nhìn chung mức giá khá rẻ, phổ biến trong khoảng 2 – 5 triệu đồng.
Chó Becgie ngày nay đã được lai tạo rất nhiều để chú trọng hơn về tính thẩm mĩ và thích nghi tốt hơn với môi trường sống, tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều dòng lai riêng. Giống chó này được ưa chuộng bởi những người thích vẻ đẹp dũng mãnh, cơ bắp và cần những phẩm chất trung thành, tận tụy, sự nhạy bén và khả năng bảo vệ lãnh thổ cao ở loài chó.
Chó Becgie không kén ăn nhưng chúng ăn rất nhiều và cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để có thể phát triển tốt, chúng khá tự lập, không đòi hỏi sự vuốt ve chiều chuộng nhưng cần phải được huấn luyện và vận động thường xuyên, giống Becgie cũng rất thông minh và ham học hỏi. Hiện nay giá bán chó Becgie thuần chủng trong nước phổ biến ở mức 4 – 7 triệu đồng.
Kinh Nghiệm Nuôi Chó Alaska
Alaska là dòng chó lớn và mạnh mẽ sống ở vùng khí hậu lạnh tuy nhiên những năm gần đây thì loài chó này được nhập khẩu vào các nước có khí hậu nhiệt đới khá nhiều, kể cả ở Việt Nam, chó Alaska trở thành loài chó vật nuôi và làm cảnh trong nhà rất phổ biến. Nếu bạn đang quan tâm đến việc nuôi và tìm mua một con chó Alaska thuần chủng, tìm hiểu cách nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Alaska một cách hiệu quả thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm và kiến thức hữu ích trong việc nuôi chó Alaska.
1. Chọn giống chó AlaskaGiống chó Alaska có 2 dòng, Alaskan Malamute thuần chủng và dòng chó lai Alaskan Husky, hai dòng chó này có một số điểm tương đồng và khác biệt có thể phân biệt được. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về 2 dòng chó này để lựa chọn dòng chó Alaska phù hợp thì có thể tìm hiểu tại bài viết này.
Thực tế thì mọi người thường dễ nhầm lẫn và khó phân biệt được dòng chó Alaska và chó Husky, vì vậy để chọn được một chú chó Alaska thuần chủng, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Alaska và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Alaska tốt.
Cách nhận biết chó Alaska thuần chủng
Chó Alaska là dòng chó lớn có thân hình to khỏe, săn chắc và cơ bắp, cấu trúc xương nặng và chắc chắc. Bộ ngực rộng, cổ rất khỏe và hơi có hình vòng cung, xương vai vạm vỡ, lưng thẳng và dốc nhẹ về phía hông, thắt lưng cứng và nhiều cơ bắp.
Chân to khỏe và cơ bắp, xương chân rất lớn khi sờ vào chân chó cảm nhận được gân guốc chắc nịch ở các chân, cổ chân ngắn, khuỷu chân sau cong và xuôi xuống, hai chân trước có gấp khuỷu. Bàn chân lớn, các ngón chân khít vào nhau và cong đều, đệm bàn chân dày và cứng. Khi chó di chuyễn phải vững chãi, mạnh mẽ và cân bằng.
Chó Alaska có đầu rộng, phần khung xương giữa hai tai hơi tròn càng về phía mắt càng thuôn và hẹp dần, vùng xương xung quanh gò má hơi tròn và dẹt, khuôn mặt rộng hơn mặt của chó husky. Giữa hai mắt có một nếp nhăn nhỏ, đỉnh đầu có một chỏm lông. Phần giao nhau giữa trán và mõm hơi gãy nhẹ, mặt thì có thể toàn màu trắng hoặc được điểm xuyết bởi một vệt lông dài khác màu.
Mắt chó alaska có hình hạnh nhân nhỏ và hơi xếch lên phía trên, màu mắt đạt chuẩn là màu đen, đối với những con chó alaska có lông màu đỏ thì mắt sẽ có màu nâu đỏ.
Mũi và mõm chó alaska to khỏe nhìn cân đối với đầu, mõm không dài, thuôn nhỏ dần về phía mũi nhưng không nhọn. Hai môi có viền mép đều phủ kín, hàm trên và dưới rộng, răng lớn.
Tiêu chuẩn chó Alaska về đặc điểm của mũi, môi, viền mắt phải màu đen, đối với chó alaska có bộ lông màu đỏ thì những bộ phận trên thường là màu nâu đỏ.
Tai chó alaska có kích cỡ vừa phải, nhưng phải nhỏ so với đầu, đôi tai hình tam giác nằm cách xa nhau, chỏm vành tai hơi tròn, tai thường hướng nhẹ về phía trước.
Chó alaska có chiếc đuôi dày rậm lông và luôn cuộn tròn trên lưng, điều này dễ phân biệt với đuôi chó husky thường cụp, khi đi thì chiếc đuôi mới dựng đứng.
Chó Alaska có bộ lông dày rậm không thấm nước, bộ lông của chó alska có những màu sắc khác nhau được chấp nhận như màu trắng pha xám đen, trắng pha xám lông chồn, trắng pha đen, trắng pha đỏ, nâu đỏ hoặc trắng tuyền. Đặc điểm rõ nhất cho dù Alaska có màu lông nào chăng nữa thì mõm và 4 chân phải là màu trắng.
Những điểm lỗi ở chó Alaska không đủ tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn quan trọng nhất của chó Alaska thuần chủng là tất cả chó alaska đều phải có đôi mắt màu đen, ngoại trừ chó alaska có bộ lông màu nâu đỏ thì sẽ có mắt màu nâu. Nếu chó alaska có màu mắt khác thì đó là một khuyết điểm lớn không đạt chuẩn.
Mõm dài và nhọn, răng cửa hàm trên không khớp với răng cửa hàm dưới. Răng nhô ra ngoài hay thụt vào đều bị xem là khuyết điểm.
Tai của chó alaska nằm quá gần nhau hoặc nằm quá cao đều bị coi là lỗi.
Đuôi không quá cao hay quá thấp, đuôi chó cụp hoặc buông thõng, đuôi có lông ngắn, không dày đều không đạt.
Chân của chó alaska nhỏ gầy, chân yếu, khuỷu chân sau to, dáng đi cứng nhắc hoặc không vững, chậm chạp, xương nhẹ và cơ thể không cân đối. Chân có móng đeo là không tốt.
2. Chế độ dinh dưỡng của chó AlaskaDòng chó Alaskan malamute có cơ thể to lớn và khỏe mạnh, tuy nhiên hệ tiêu hóa của chó alaska khá kém có thể dẫn đến viêm đường ruột, vì vậy để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho thể chất của loài chó này thì cần phải chú ý đến các chế độ ăn uống cho chó hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó để giúp con chó phát triển tốt.
Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó alaska cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực, vóc dáng và bộ lông.
Chế độ ăn của chó Alaska theo độ tuổi
Chó alaska con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cơm nhão trộn với thịt nạc, thịt gà xay, cho ăn loại thức ăn khô ngâm mềm với nước ấm khoảng 2′ và bổ sung thêm sữa ấm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.
Chó alaska từ 3 – 6 tháng tuổi cho ăn cơm trộn với các loại thịt như thịt heo, bò, gà, bổ sung trứng gà, rau củ, thức ăn khô để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của chó alaska ở độ tuổi này không nên nấu quá nhuyễn hay quá loãng. Ở giai đoạn này nên tránh cho chó ăn các loại xương lớn vì sẽ gây nguy hiểm cho chó. Bạn nên mua men tiêu hóa loại Biolatyl, trộn 1 ngày 1 gói chia làm 2 bữa ăn của chó để giúp chó dễ ăn và phát triển các cơ quan đường ruột hơn.
Cũng giống như chế độ ăn của chó Husky hay các dòng chó lớn khác, khi chó alaska từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều canxi từ thịt, xương, đầu cổ gà, nội tạng động vật, protein, đạm, thức ăn khô dành cho chó lớn, các loại rau xanh, củ quả, trái cây như bí, bắp cải, rau cần, cà rốt, củ cải, dưa leo, các loại đậu hạt,… Giai đoạn này nên cho chó gặm xương động vật, ăn thịt nguyên khối để rèn luyện cơ hàm cho chó, tuy nhiên lưu ý không nên cho chó ăn quá nhiều xương trong một ngày vì chó rất dễ bị táo bón.
Khi chó alaska được 6 tháng tuổi trở đi là giai đoạn đang phát triển nhanh và để nuôi dưỡng cho chó Alaska có bột lông đẹp thì chó mỗi tuần nên cho chó ăn 2 – 3 quả trứng gà hay trứng vịt lộn, có thể cho chó ăn trứng sống hoặc luộc sơ qua. Thỉnh thoảng bạn chó chó Alaska uống thêm canxi để tăng giúp chó phát triển hệ xương khớp.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho chó Alaska ăn
Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
Tránh chó chó ăn nhiều tinh bột, chất béo, mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, thức ăn mặn, cay dễ khiến chó alaska bị các bệnh đường ruột. Không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.
Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.
3. Cách chăm sóc chó AlaskaAlaskan malamute là dòng chó sống ở vùng khí hậu lạnh, băng tuyết, khả năng chịu lạnh của chúng rất tốt, tuy nhiên nếu nuôi chó alaska ở điều kiện vùng khí hậu nhiệt đới, thời tiết nắng nóng như Việt Nam là một vấn đề cần phải chú ý.
Để chăm sóc tốt cho chó Alaska thì bạn cần phải chuẩn bị nơi ở cho chó phải thông thoáng, sạch sẽ, mát mẽ và không ẩm ướt, phải thường xuyên vệ sinh nơi ở của chó. Nếu thời tiết quá nắng nóng thì cần phải cho chó ngồi điều hòa, máy quạt và phải cắt tỉa bớt lông cho chó.
Chó Alaska malamute có bản tính rất tò mò, hiếu động và rất thích được vận động, làm việc, nếu không được giải tỏa năng lượng thì chúng thường có xu hướng đào bới, cắn xé, vì vậy nên cho chó alaska sống ở bên ngoài sân vườn có không gian rộng, còn nếu nuôi chó alaska ở trong nhà, căn hộ thì bạn cần phải thường xuyên cho chúng vận động nhiều ở bên ngoài với một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, kéo xe, bắt bóng,…. để chúng được rèn luyện sức khỏe, tinh thần và thể chất.
4. Cách làm vệ sinh và chăm sóc lông cho chó AlaskaChó alaskan malamute có bộ lông rất dày rậm, vì vậy mà việc vệ sinh và chăm sóc lông loài chó này mất khá nhiều thời gian. Chó Alaska từ 1 – 6 tháng tuổi thì bộ lông vẫn chưa phát triển đầy đủ, khi chó được 8 tháng trở lên thì cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt cho bộ lông của chúng.
Để lông của chó Alaska phát triển khỏe đẹp và mượt thì bạn cần phải thường xuyên chải lông chó chó mỗi ngày để loại bỏ lông chết và dưỡng lông mềm mượt. Bạn có thể dùng bình xịt hơi nước xịt sơ qua rồi chải lông cho chó sẽ dễ dàng hơn.
Việc tắm cho chó alaska khá tốn công và mất thời gian, rất may là chó alaska khá sạch sẽ và ít có mùi, chỉ cần giữ cho cơ thể chó luôn khô ráo, không bị ẩm ướt. Không cần tắm cho chó thường xuyên vì sẽ khiến lông của chúng bị xơ đi, chỉ cần tắm cho chó 1 – 2 lần trong 1 tháng là đủ. Khi tắm cho chó xong bạn nên lau thật khô bộ lông và dùng máy sấy để làm khô lông cho chúng, chó alaska nếu để bộ lông bị ẩm ướt sẽ rất dễ nhiễm bệnh về da và bị bệnh hô hấp.
Thường xuyên cho chó phơi nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều tối để dưỡng lông và phòng tránh các bệnh về da và lông. Nên chọn loại dầu tắm cho chó có độ pH thấp sẽ dưỡng lông tốt hơn cho chó alaska. Tránh dùng dầu gội của người để tắm cho chó vì sẽ khiến chó bị khô lông.
Vào mùa hè hoặc thời tiết nắng nóng thì bạn nên cắt tỉa lông cho chó để thân nhiệt của chó bớt bị khô nóng. Để nuôi dưỡng bộ lông của chó alaska khỏe đẹp thì bạn nên cho chó ăn thêm trứng gà, trứng vịt lộn, uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả, trái cây.
Chó alaska dễ bị mắc các chứng bệnh về răng miệng, vì vậy cần phải chú ý vệ sinh và đánh răng cho chó hàng tuần. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm của chó như mắt, tai và cắt tỉa lông dài ở bàn chân.
5. Các bệnh thường gặp ở chó AlaskaCần lưu ý khi bắt đầu nuôi chó thì cần phải đưa chó đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Chó alaskan malamute là giống chó lớn ít mắc phải bệnh tật, tuy nhiên đôi khi chó dễ bị các vấn đề về sức khỏe như bị xoắn dạ dày, co giật, loạn sản xương hông. Một số bệnh về mắt như bị đục thủy tinh thể, bệnh hô hấp, bị suy giáp. Chó Alaska còn rất dễ bị các bệnh về răng miệngvà bệnh về đường ruột.
Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nuôi Chó Alaska Con Sao Cho Phù Hợp Với Khí Hậu Việt Nam trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!