Xu Hướng 12/2023 # Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Cảnh # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Cảnh được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chăm sóc chó cảnh không phải ai cũng biết cách chăm sóc chó cưng của mình để chó phát triển tốt, đạt cân nặng, chiều cao phù hợp, và luôn khỏe mạnh.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn có những kinh nghiệm chăm sóc chó tốt nhất, để chăm sóc chó cưng của bạn tốt nhất.

1. Lựa chọn con khỏe mạnh

– Khi bạn mua chó cảnh về nuôi, các bạn nên chọn những con chó có tuổi thọ lâu như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe khi ta chăm sóc.

– Nên mua những chú chó có nguồn gốc rõ ràng hoặc trực tiếp nhập về để có nguồn gốc rõ ràng.

2. Chuẩn bị chỗ ở cho chúng

– Chỗ ở dành cho chó là nơi thoáng mát, ấm áp, có đủ ánh sáng đặc biệt là có thể tắm nắng vào buổi sáng.

– Chỗ ở phải đảm bảo có chỗ ngủ, chỗ đi vệ sinh phải cố định.

– Chỗ ở của chó cần phải tránh những nơi bạn để đồ nhựa, sắt…. đặc biệt là tránh những nơi dây điện đi qua, bếp ga, vật dụng cháy nổ….

– Nếu nhà bạn đã nuôi một vật nuôi khác thì cho chúng tiếp xúc với nhau từ từ, tránh tiếp xúc đột ngột, và tránh việc ma cũ bắt nạt ma mới.

– Không nên cho chó nằm trước điều hòa, hoặc quạt tránh làm cho chó của bạn bị nhiễm lạnh.

3. Đồ ăn cho chó.

Tùy giống chó sẽ có đồ ăn phù hợp vì vậy khi nuôi chó bạn cần phải biết giống chó mình nuôi là giống gì, và cân nặng thế nào đề lựa chọn loại thức ăn phù hợp giúp chúng phát triển tốt nhất:

Vd: Thức ăn khô là tốt nhất cho chó Alaska vì có thành phần protein cao từ 21 – 27%, thành phầnchất béo từ 10 – 14%, thức ăn đóng hộp thường chỉ có khoảng 12% protein, và thức ăn mềm đóng gói có khoảng 20%. Hàm lượng protein hợp lý nhất với 1 em chó Alaska bình thường là 21 – 24%, những em cún và những chú chó thể dục nhiều sẽ cần hàm lượng cao hơn. Thức ăn tự nhiên: Các loại thức ăn mà Alaska thích gồm: thịt, nội tạng, trứng, cơm hoặc cháo, rau quả

4. Tiêm phòng cho chó

– Tiêm phòng dịch cho chó: Các bạn nên đưa chó cưng của mình đi bác sỹ thú y để kiểm tra và nghe quy trình tiêm phòng dịch cho chó của bạn.

– Tẩy giun sán: Bạn phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó của bạn để tẩy các loại giun: đũa, giun móc…

5. Tắm cho chó.

– Bạn thường xuyên tắm cho chó của bạn để chó luôn được sạch sẽ.

– Có thể tắm cho chó bằng nước ấm, đồng thời dùng xà phòng của chó phòng ngừa ve rận có bán ở các siêu thị. Sấy, lau khô ngay sau khi tắm. Không để nước vào tai chó. Nên dùng bông khô ngoáy sạch tai sau tắm tránh bệnh thối tai

Khi nào bạn không nên tắm cho cún?

– Khi thời tiết quá lạnh, miền Bắc vào mùa đông những ngày lạnh giá, nhiệt độ xuống dưới 18 độ C.

– Chó ốm hoặc có dấu hiệu bị ốm.

– Chó mới mua về nuôi.

6. Huấn luyện chó

Những Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Cảnh Tốt Nhất

Ban đầu chính bản thân người nuôi phải là người biết là mình yêu thích giống chó nào. Tìm hiểu về hình dạng, bản tính của nó, rồi đến môi trường sống thích hợp của nó, xem có phù hợp với ngôi nhà mình đang ở và tính cách của mình hay không.

Tiếp theo đó, bạn nên đến đúng những cửa hàng uy tín, hoặc những bạn bè giới thiệu để tìm mua giống chó mình yêu thích, sao cho con chó phải có lai lịch xuất xứ rõ ràng, phải nhanh nhẹn, và có bộ lông óng mượt sạch sẽ và khỏe mạnh.

Chuẩn bị chỗ ở cho chú cún của bạn kỹ lưỡng từ chỗ ăn chỗ ở, chỗ đi vệ sinh phải luôn được sạch sẽ. Nơi chú cún ở sẽ là nơi thoáng, ấm áp, và có đủ ánh sáng. Chỗ chú cún ở không được có những vật nhọn sắt, những vật có thể gặm nhấm, đồ thủy tinh… đặc biệt tránh xa nơi có dây điện các thiết bị điện, ẩm ướt, tránh trường hợp chú cún của bạn gặm nhấm dây điện hoặc các thiết bị rò rỉ điện ra bên ngoài ẩm ướt chú cún của bạn sẽ gặp nguy hiểm. Tránh ra các vật dụng dễ cháy nổ các hóa chất. Không nên để quạt hoặc cho chú cún con của bạn nằm trước điều hòa, vì hơi lạnh, và gió sẽ dễ khiến chú cún của bạn nhiễm lạnh. Huấn luyện chó

ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của chú cún thì chế độ ăn uống cũng khác nhau và cần tuân thủ các nguyên tắc

Bữa ăn: Chó con 2- 4 tháng tuổi bạn cần cho ăn 3 bữa, từ 4-10 tháng tuổi 2 bữa, trên 10 tháng tuổi thì 1 bữa 1 ngày.

Dụng cụ ăn: Nên tìm mua bát ăn chuyên dụng cho chó, và sau mỗi bữa ăn mang rửa để khô ráo, bữa sau mới mang ra cho cún ăn.

Giờ ăn: Thời gian chia đều trong ngày cho hợp lý. Các bữa ăn cần cách nhau một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn.

Nước uống: đảm bảo nước uống cho cún luôn sạch sẽ và luôn đầy đủ

Thức ăn: Dinh dưỡng cho thú cưng cần phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng các chất béo, Protein,béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên. Cụ thể như cơm, nấu cháo ngô, cá, thịt băm, trứng, khoai tây, rau. Trong quá trình cho ăn không nên cho chó ăn quá nó, mà chỉ nên cho ăn gần no thì dừng. Và mỗi loại chó cảnh khác nhau thì khối lượng ăn lại khác nhau như: Giống chó Doberman Pinscher mỗi bữa ăn hết 1-1.5 kg thức ăn trong đó 600g thịt.

Không nên cho cún yêu ăn thức ăn ôi thiu hoặc đã có mùi. Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường: nôn, bỏ ăn, buồn dầu, tiêu chảy, nghi ốm, phải ngừng cho ăn, mời Bác sỹ Thú Y khám và tư vấn.

Việc tắm cho chú chó cũng nên được chú trọng rất nhiều vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến chú chó của bạn ốm. Tắm cho chó bằng nước ấm, nên dùng xà – phòng của chú cún phòng ngừa ve rận có bán ở các siêu thị. Sau khi tắm xong lấy khăn dành cho chú cún lau người cho chú cún rồi sấy khô, sau khi khô lấy khăn chăn đắp cho chúng để đỡ bị lạnh. Không để nước vào tai chó. Nên dùng bông khô ngoáy sạch tai sau tắm tránh bệnh thối tai. Đối với những con chó lông xù dày lông cũng nên cắt tỉa cho chúng.

Bạn cần lưu ý không nên tắm cho chó trong các trường hợp sau:

Chú chó mới mua về.

Nhiệt độ thời tiết thay đổi thất thường dưới 20 độ C.

Chó ốm hoặc có những dấu hiệu bị ốm.

Bạn nên theo dõi cún cưng của bạn thường xuyên, trong quá trình cho ăn mà thấy ăn ít hoặc có những dấu hiệu bất thường hoặc nôn mửa nên cho chú cún đến phòng khám thú ý.

Tẩy giun sán: Ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi trị các loại giun: đũa, giun móc… Nên cho uống thuốc phòng bệnh “giun tim” từ 4 tháng tuổi.

Tiêm phòng dịch: Bạn nên cho cún qua phòng khám cho Bác sỹ Thú y của bạn kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó của bạn. Chó 3 tháng tuổi ít nhất phải đựơc tiêm phòng miễn dịch 2 lần đối với các bệnh: Care, Pavo, Lepto, đặc biệt là dại… Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó để việc theo dỗi dễ dàng nhất.

Bạn nên chăm chút chú chó thường xuyên, cho chó đi dạo, vuốt ve chó để cho cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn. Ôm âu yếm chó, để cho chú cún có thể cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của chủ dành cho chúng. Và giúp các chú cún gắn kết với chủ của chúng hơn.

Kinh Nghiệm Chăm Sóc, Mua Bán Chó Corgi

Chó Corgi tinh nghịch, đáng yêu – Ảnh: Internet

Nguồn Gốc Chó Corgi

Chó Corgi (Pembroke Welsh Corgi) dịch theo tiếng Wales nghĩa là “chú chó lùn” – tên gọi đúng như hình dáng bên ngoài của dòng chó corgi và gắn liền với tên địa phương nơi tìm thấy chúng là Pembrokeshire, xứ Wales.

Corgi có nguồn gốc từ xứ Wales khoảng 3000 năm trước và nhiều người cho rằng tổ tiên của chúng là giống chó Valhunds ở Thụy Điển được lai với chó chăn cừu Wales. Trong suốt hàng nghìn năm, chó Corgi được dùng để chăn gia súc và săn đuổi là chủ yếu nhưng từ sau thế kỷ 16. Hiện nay, welsh corgi là thú cưng được yêu thích bởi các gia đình Hoàng gia Anh, nhất là vào thời nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.

Vào năm 2010, chó Corgi mới xuất hiện ở Việt Nam và ngay lập tức nhận được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, giá của chúng khá cao và số lượng cũng không có nhiều nên muốn sở hữu một chú Corgi cũng không dễ dàng.

Đặc điểm Chó Corgi Đặc điểm ngoại hình

Corgi là giống chó lùn có thân hình dài, chân ngắn, tai vểnh nhọn (hình tam giác đều, mắt to tròn, mũi đen, miệng và hàm nhỏ, dài rất khoẻ. Chó Pembroke Corgi thuần chủng phải có thân dài, chân ngắn, tròn trịa, lưng dài và rất thẳng, mông lớn, đuôi cộc.

Chiều cao, cân nặng

Nhìn chung, Corgi là loài chó chân ngắn có kích thước trung bình giống chó phốc sóc hay chó poodle được chia làm hai loại với chiều cao và cân nặng chênh lệch nhau một chút. Cụ thể như sau:

Pembroke Corgi: Cao khoảng 25 – 30cm, nặng tầm 9 – 13kg. Một số cá thể có thể lên đến 20kg nếu chúng ăn quá nhiều nhưng lại không thường xuyên tập thể dục.

Cardian Corgi: Kích thước của chúng lớn hơn Pembroke Corgi một chút với chiều cao tầm 30 – 35cm, trọng lượng đạt 12 – 15kg.

Thân hình

Chó Corgi thuần chủng có thân dài nhưng 04 chân ngắn. Những càng có ngực càng sát đất thì giá càng cao.

Phần đầu

Tai Corgi hình tam giác, dựng thẳng, có tỉ lệ cân đối với mặt. Mõm của chúng nhọn và khá dài, mắt to tròn, khuôn hàm và miệng nhỏ, răng sắc nhọn. Nhìn tổng thể phần đầu của chúng khá giống cáo nên nhiều nơi còn gọi Corgi là Foxy Dog.

Đuôi

Đuôi của Pembroke Corgi cụt lủn còn Cardian Corgi lại khá dài và cụp. AKC (hiệp hội chó Hoa Kỳ) công nhận đuôi Pembroke đạt chuẩn là 5cm.

Bộ lông

Lông chó Corgi có kết cấu giống với chó tuyết Samoyed, Husky và Alaska. Lông của chúng đều dài và dày 2 lớp với lớp trong mỏng, ngắn, mềm mượt để giữ nhiệt còn lớp ngoài dày và dài hơn, không thấm nước. Về màu lông, Corgi có khá nhiều màu nhưng lông ở ngực, mõm và 04 chân đều là màu trắng. Một số màu lông phổ biến:

Pembroke Corgi: Vàng – trắng, cam – trắng, hiếm hơn là nâu đỏ – đen – trắng, nâu đỏ – đen – trắng, nâu – trắng.

Cardian Corgi: Đen, nâu đốm, xanh chim két, đen – nâu vàng nhạt, màu lông chồn sabei và đỏ. Màu lông một số cá thể còn có thêm đốm trắng.

Đặc điểm tính cách

Thông minh, dễ huấn luyện.

Trung thành, chỉ coi một người duy nhất là chủ.

Thân thiện, yêu quý trẻ em.

Tăng động, ít khi ngồi yên.

Đôi khi ương bướng, không chịu nghe lời.

Thích sủa nhiều và sủa dai dẳng

Năng động, thích chạy nhảy, nô đùa.

Phân loại chó Corgi

Ban đầu, Corgi chỉ có một loại duy nhất là Welsh Cardian Corgi nhưng sau này được lai tạo với nhiều giống chó khác nên ra đời một nhánh mới là Pembroke Welsh Corgi, còn giống cổ xưa có tên là Cardigan Welsh Corgi. Nhưng hiện nay, người ta lai tạo corgi với giống chó khác như chó Husky hay chó Alaska,.. để tạo ra giống chó dễ thương hơn.

Đặc điểm chung giống chó Welsh Corgi

Đối với giống chó Welsh Corgi dù là Pembroke hay Cardigan đều có ngoại hình khá giống nhau: tai hình tam giác đều dựng đứng, khuôn mặt cũng hình tam giác, mõm nhỏ nhưng dài nhọn. Corgi mắt to tròn có mũi đen, miệng và hàm tuy nhỏ nhưng rất khỏe bởi chúng là chó chăn gia súc.

Chó Corgi nổi tiếng với bốn chân ngắn và thân hình “tròn trùng trục”. Ở chó Corgi thì chân càng ngắn, thân càng dài thì chứng tỏ là đẹp. Chính vì vậy, nếu chó Corgi có chân ngắn đến mức ngực sát đất thì có giá cao hơn hẳn. Đối với giống Pembroke Corgi thuần chủng, bạn có thể tìm thấy nhiều loại màu sắc khác nhau, từ màu cam – trắng và vàng – trắng, cho đến màu hiếm  như nâu – trắng, nâu đỏ – đen – trắng hay đen – trắng, và tam thể vàng (cam) – đen – trắng.

Lông chó Corgi có hai lớp, lớp ngoài rất dày, dài và cứng với mục đích để chống thấm nước khỏi mưa tuyết; còn lớp trong thì lông ngắn và mềm mỏng giúp giữ ấm cơ thể trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Anh. Thông thường, lớp lông này sẽ rụng vào mùa xuân – hạ và sẽ mọc lại vào cuối thu. Tuy nhiên, với môi trường nhiệt đới thì Corgi rụng lông quanh năm để giảm bớt thân nhiệt. Do đó,  bạn phải có phương pháp giúp Corgi luôn mát mẻ trong môi trường nhiệt đới như Việt Nam.

Sự khác biệt giữa Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi

Tuy Cardigan Corgi hay Pembroke Corgi có ngoại hình gần giống nhau nhưng Pembroke Corgi mập hơn, mình to và chân ngắn hơn so với giống chó cổ. Thêm một điểm khác giúp bạn dễ phân biệt hai giống này đó là dựa vào đuôi. Nếu Pembroke có đuôi cộc ngắn thì Cardigan có đuôi dài hơn hẳn. Tiêu chuẩn của hiệp hội chó Hoa Kỳ AKC, chó Pembroke Corgi đẹp sẽ có đuôi ngắn hơn 5cm còn Cardigan Corgi thì trên 15cm. Đa phần chó Corgi được nuôi tại Việt Nam chủ yếu là Pembroke còn giống Cardigan Corgi thì không phổ biến lắm.

Giống chó Corgi rất thông minh và dễ huấn luyện -Ảnh: Internet

Cách chăm sóc giống chó Corgi Môi trường sống

Chó Corgi cần được sống trong môi trường mát mẻ từ 25 – 30 độ C. Nếu thời tiết quá nóng thì nên cho chúng ở phòng máy lạnh và chỉ cho ra ngoài vào sáng sớm hoặc tối muộn để chúng không bị sốc nhiệt.

Nên nuôi Corgi ở nơi có không gian rộng rãi để chúng được chạy nhảy mỗi ngày và thoải mái tinh thần hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Chó Corgi con từ 1 – 2 tháng tuổi: Chỉ cho chúng ăn cơm nhão hoặc cháo thịt nạc xay nhuyễn. Nếu cho ăn thức ăn hạt thì nên ngâm từ 5 – 10 phút và bổ sung 200ml sữa mỗi ngày và chia ra 4 – 5 bữa/ngày.

Chó Corgi từ 3 – 6 tháng tuổi: Thêm thịt, cá, trứng, tôm, rau củ quả, ngũ cốc… vào thực đơn của chúng để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết. Lưu ý: Các loại thức ăn nên xay nhỏ và hạt vẫn cần được ngâm mềm. Ở độ tuổi này cún cần ăn 4 bữa/ngày và bổ sung 300ml sữa vào bữa phụ.

Chó Corgi 6 tháng tuổi trở nên:  Cho ăn theo chế độ của chó trưởng thành, cung cấp nhiều protein và canxi để xương chắc khỏe và phát triển cơ. Ngoài ra, cần bổ sung khoáng chất, vitamin và chất xơ… vào khẩu phần ăn của cún. Giai đoạn này chỉ cần cho chúng ăn 3 bữa/ngày và tăng khối lượng thức ăn lên là được. Nếu muốn lông chúng mềm mượt thì cho ăn thêm 2 – 3 trứng vịt lộn chín mỗi tuần.

Một số lưu ý khi cho chó Corgi ăn

Không cho giống chó Corgi ăn nhiều chất béo, nội tạng động vật, chỉ cho ăn vừa đủ để tránh bị béo phì.

Không để Corgi gặm xương cứng vì chúng rất dễ bị hóc hoặc các mảnh xương li ti đâm vào thành ruột, gây nguy hiểm.

Corgi khá thích ăn kem nên bạn có thể cho chúng ăn để giải nhiệt khi thời tiết nóng bức. Vệ sinh lông

Chải lông hằng ngày và gỡ bỏ lông rối, lông chết.

Tắm cho Corgi ít nhất 1 lần/tuần bằng sữa tắm chuyên dụng. Sau khi tắm cần sấy khô lông, không nên để khô tự nhiên vì lông của chúng rất dày.

Tuyệt đối không để lông ẩm ướt lâu ngày sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.

Thường xuyên cắt tỉa lông Corgi, nhất là vào mùa hè.

Chó Corgi cần được sấy khô lông ngay sau khi tắm – Ảnh: Internet

Mua Chó Corgi Ở Đâu Uy Tín?

Dogily Petshop là một nơi bán chó Corgi chất lượng uy tín. Giống chó Corgi do Dogily Petshop cung cấp là giống chó thuần chủng có giấy tờ đầy đủ. Đây là cơ sở được những người nuôi chó cảnh đánh giá cao, tin tưởng lựa chọn. Nếu bạn muốn mua chó corgi làm thú cưng thì zoipet tin chắc rằng Dogily Petshop là lựa chọn số 1.

Thông Tin Liên Hệ

Website: https://dogily.vn

Facebook: https://www.facebook.com/DogilyPetstore/

Hotline 1: 0916299911

Hotline 2: 0965086079

Địa chỉ: 606/121 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 391 Đường Cộng Hoà, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 95 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cách huấn luyện chó Corgi

Cho Corgi hoạt động mỗi ngày để tránh bị béo phì. Bạn có thể dắt chúng đi dạo, chạy nhảy và nô đùa với chúng, cho chúng chạy theo xe đạp, xe ô tô hay các con vật khác. Lưu ý: Không cho Corgi ra ngoài quá lâu, mỗi ngày chỉ cần 25 – 30 phút là được. Nếu tiết trời nóng thì chỉ nên dắt Corgi ra ngoài vào buổi sáng và buổi tối.

Những bệnh chó Corgi hay gặp phải. Nguyên nhân và cách phòng bệnh Bệnh tổn thương cột sống

Nguyên nhân: Cấu trúc cơ thể không cân đối khiến giống chó Corgi dễ gặp chấn thương cột sống khi vận động mạnh hoặc nhảy cao.

Cách phòng tránh: Giữ cho Corgi chạy nhảy ở mức độ vừa phải, tốt nhất là nên có dây xích để quản lí chúng.

Bệnh nấm, ghẻ, bọ chét

Nguyên nhân: Không chăm sóc lông Corgi thường xuyên khiến vi khuẩn và các loại ve, bò chét sinh sôi, phát triển, gây ra bệnh nấm, ghẻ lở, ký sinh trùng trên da.

Cách phòng tránh: Tắm ít nhất 1 tuần 1 lần, cắt tỉa lông gọn gàng và tiêm vacine phòng bệnh trên da cho Corgi.

Bệnh béo phì

Nguyên nhân: Cho Corgi ăn quá nhiều chất béo nhưng ít hoạt động khiến mỡ tích tụ, dẫn đến bệnh béo phì.

Cách phòng tránh: Lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp với Corgi, tránh cho chúng ăn nhiều chất béo, nhất là mỡ bò, mỡ gà và mỡ lợn. Cần cho Corgi tập luyện mỗi ngày để giải phóng năng lượng, giúp cơ thể săn chắc và chống béo phì.

Ngoài các bệnh kể trên, giống chó Corgi còn mắc các bệnh khác như: Hip Displasia, đục thủy tinh thể, suy nhược da, loạn sản võng mạc… Nếu thấy chó nhà mình có triệu chứng lạ, mệt mỏi thì tốt nhất bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú ý để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Giá tiền của chó Corgi trên thị trường Việt Nam

Từ 14 – 20 triệu tùy màu lông: Chó Corgi nhân giống ở Việt Nam.

Từ 22 – 30 triệu: Chó Corgi nhập khẩu từ Thái Lan.

Từ 2200 – 2600$ tùy chất lượng gia phả: Chó Corgi nhập khẩu từ châu Âu.

Giống chó Corgi có tuổi thọ từ 13 – 15 năm – Ảnh: Internet

Kinh Nghiệm Nuôi Và Chăm Sóc Chó Golden

Chó Golden được xem là giống chó quý tộc nổi tiếng trên khắp thế giới. Độ thông minh, đáng yêu của giống chó này là không phải bàn cãi. Xuất xứ là giống chó ở các nước phương Tây với nền nhiệt độ ôn hòa nhưng đến nay Golden đã có mặt ở hầu hết các nước trên toàn cầu và chứng tỏ được giá trị cũng như đẳng cấp của mình. Golden có dễ nuôi và huấn luyện không? Dĩ nhiên là có, Golden thích nghi khá tốt và dễ dạy bảo. Tuy nhiên, dân chơi chó Golden thì nhất thiết phải biết những điều này để chó Golden khỏe mạnh, đẹp, khôn và nổi bật lên cái chất của giống chó đáng yêu này. Bài viết sau đây, trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ Biên Phòng sẽ chia sẻ cho quý vị: kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chó Golden.

Golden là loài chó kiểng có thể lực tốt, vóc dáng trung bình và có độ dẻo dai. Năng lượng cần cung cấp cho chó Golden gồm chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và khoáng chất. Chúng ta nấu thịt với rau củ quả hầm kỹ và cho chó ăn với cơm trắng. Một ngày cho ăn vừa phải 3 bữa. Thay đổi thịt từ heo, bò, gà để chó khỏi ngán. Lâu lâu chúng ta cho chó Golden ăn thêm phổi và gan heo để bổ sung khoáng. Nếu được thì cho thêm một tuần vài hột vịt lộn. Cám viên dinh dưỡng loại tốt cũng cần được cho chó ăn nhưng không quá lạm dụng.

Bát đựng thức ăn của chó cần chuẩn bị 2 cái/ 1 con bằng inox và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn của nó. Nước uống cũng phải luôn đầy đủ và được đựng trong khay sạch.

Với chó nhỏ thì có thể nấu cháo thịt hầm với rau để cho ăn. Lưu ý lọc kỹ xương trước khi cho chó ăn.

Chăm sóc tinh thần

Chó Golden cần được tắm rửa thường xuyên. Qúy vị tắm cho chó khoảng 4 lần mỗi tuần. Khi tắm xong nhớ sấy khô lông và chải đều. Cắt tỉa lông móng khi thấy nó xù xì và tốt để nó được thoải mái. Dùng thuốc thảo mộc tắm cho chó để diệt trừ ve chấy rận cho chó được khỏe mạnh.

Vui đùa thường xuyên với bé để nó vui vẻ và nhanh nhẹn tinh khôn hơn. Nếu có sân vườn thì chạy bộ, dắt bộ và chơi các bài vận động như nhặt bóng, nhặt xương.

Khi trời nóng thì để trong nhà ở nơi mát mẻ có quạt và điều hòa.

Cách chúng ta chơi đùa với chó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả chủ và chú chó Golden đáng yêu này.

Phòng dịch bênh

Phòng bệnh cho Golden là điều bắt buộc. Chó thường mắc các bệnh nguy hiểm như Pravo, Care, ho cũi chó… nếu không gây chết thì cũng làm chó gầy yếu và xấu xí, giảm đi phẩm chất của nó. Do đó, tiêm vacxin phòng 7 bệnh cho chó ở các cơ sở thú ý uy tín. Tiêm phòng dại khi chó được 6 tháng tuổi.

Dùng thuốc xổ lãi cho chó để nó tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

Huấn luyện chó Golden

Chó kiểng nói riêng nuôi đẹp khôn là chưa đủ. Nuôi để vui chơi và xem nó biểu diễn mới là đẳng cấp. Do đó, huấn luyện chó Golden để loại bỏ tật xấu, phát huy các kỹ năng tuyệt vời là vô cùng cần thiết.

Hiện nay, trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ Biên Phòng đang mở các lớp dạy chó Golden với nhiều ưu đãi. Khóa học chất lượng đảm bảo giải quyết các băn khoăn và mong muốn của quý vị. Điều kiện học tập ăn ở cực kỳ tốt, huấn luyện viên giỏi yêu nghề.

Nhanh tay liên hệ để được chúng tôi tư vấn và phục vụ.

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Poodle Mới Sinh

+ Giải đáp thắc mắc việc chó poodle đẻ được mấy con?

+ Chó Poodle 1 năm đẻ mấy lứa – đáp án chính xác và khoa học nhất

Đối với nhiều người chủ nuôi thường nghĩ rằng sinh đẻ của chó là việc hoàn toàn tự nhiên theo bản năng nên không có mấy chú ý đến việc chăm sóc nàng chó nhà mình từ khi mang thai cho đến khi sinh nở. Nhưng thực tế suy nghĩ đó là không đúng và nó sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho cả chó mẹ lẫn chó con.

Đặc biệt là với giống chó Poodle, khi mang thai thì Poodle cái phải chịu rất nhiều sự mệt mỏi do cơ thể thay đổi, kèm theo đó là áp lực về tâm lý. Nên nếu không được người chủ nuôi quan tâm, chăm sóc trong suốt quá trình mang thai và nhất là sau khi sinh nở thì nàng Poodle sẽ rất dễ bị xảy thai, đẻ non hoặc sinh con ra không được khỏe mạnh, dễ bị mắc bệnh…

Chính bởi vậy mà việc quan tâm, chăm sóc chó poodle mới sinh được xem là trọng trách rất quan trọng của người chủ nuôi.

2. Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc chó poodle mới sinh

Do Poodle cái sau khi sinh nở đã mất rất nhiều sức lực nên nó cần có thời gian yên tĩnh để nghỉ ngơi và ngủ cho lấy lại sức. Bạn cần phải chuẩn bị cho nó một chiếc ổ sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo đủ điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm để giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là không lót quá nhiều vải trong ổ để tránh việc chó mẹ dẫm đè lên chó con hoặc chó con bị mắc vào vải không tìm được chó mẹ để bú.

Bạn không nên tắm cho Poodle mẹ ngay sau khi sinh mà chỉ nên lấy khăn bông sạch, mềm để lau bộ phận sinh sản của chó mẹ. Bạn cần quan sát những biểu hiện của chó mẹ sau khi sinh, nếu thấy có hiện tượng khó thở, co giật, sốt…thì nên đưa ngay đến bệnh viện thú y để kịp thời điều trị.

Ngay sau khi chó Poodle sinh thì bạn nên cho nó uống nước muối pha lãng để sát trùng, nhất là bộ phận dạ dày. Bạn cũng cần phải đảm bảo chó mẹ được uống đầy đủ nước mỗi ngày.

Mong rằng với một số kinh nghiệm về việc chăm sóc chó poodle mới sinh được chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc nàng chó của mình.

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Poodle Con Mới Đẻ

Theo thống kê mới nhất thì tỷ lệ những chú chó con bị chết yểu trong khoảng 01 tuần đầu sau khi sinh đã lên đến 50%. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho các chú chó con bị chết yểu. Do vậy mà đối với những người chủ nuôi thì việc chăm sóc những chú chó poodle con mới đẻ là một công việc vô cùng khó khăn và đòi hỏi bạn phải dành ra rất nhiều thời gian, công sức.

Nhất là với những người chủ nuôi chưa có kinh nghiệm thì công việc này quả thực không hề dễ dàng và có thể sẽ khiến cho bạn trở nên mệt mỏi.

Chăm sóc chó poodle con mới đẻ và kinh nghiệm được chia sẻ

Luôn đảm bảo nhiệt độ ở ổ chó phải đạt từ 26 – 27 độ C bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nếu không sử dụng nhiệt kế thì bạn có thể khiến cho chó con bị chết do quá nóng hoặc quá lạnh. Và để đảm bảo được nhiệt độ tốt nhất bạn cần phải sử dụng máy sưởi hoặc đèn sưởi cho những chú chó con trong tuần đầu sau khi đẻ

Luôn chú ý dọn dẹp sạch sẽ ổ chó, không nên lót quá nhiều vải ở ổ chó để tránh việc chó con bị đè dưới vải không ra chỗ chó mẹ để bú được hoặc bị chết ngạt hay bị chó mẹ đè phải

Do mới đẻ nên chó con vẫn còn chưa mở mắt, chưa phát triển thính giác và chưa có răng nên lúc này để bú được sữa từ chó mẹ thì chó con hành động theo bản năng. Trong quá trình tìm vú mẹ nhiều chú chó con đã bị chết khi không được bú trong vòng 24h, vì vậy mà các chủ nuôi nên quan sát và khi cần thiết hãy giúp đỡ chó con bằng cách bế chúng đến chỗ vú mẹ để chúng ngửi mùi sữa và tập bú

Không được tắm cho chó con mà chỉ được dùng khăn bông mềm hòa với nước ấm và nhẹ nhàng thực hiện các động tác lau người cho các chú chó con

Khi chó con được 1 tuần tuổi thì bạn phải cắt những phần nhọn ở phía hai chân trước để phòng việc chó con trong khi bú cào rách vú mẹ

Chó con khi được 2 tuần tuổi thì cần phải đưa đến các cơ sở thú y để tẩy giun và điều này cần phải thực hiện một cách định kỳ, đều đặn

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Cảnh trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!