Xu Hướng 3/2023 # Khi Bị Mèo Cắn Nên Xử Lý Thế Nào? # Top 10 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Khi Bị Mèo Cắn Nên Xử Lý Thế Nào? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Khi Bị Mèo Cắn Nên Xử Lý Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đa phần mọi người đều nghĩ rằng mèo cắn không nghiêm trọng như bị chó cắn nên hay coi thường. Song dù bị chó cắn hay mèo cắn thì đều nguy hiểm như nhau. Vậy nên xử lý như thế nào khi bị mèo cắn.

Khi bị mèo cắn cần xử lý như thế nào?

Khi bị mèo cắn bạn cần nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng xà phòng rồi dùng thuốc bôi khử khuẩn. Nếu muốn an toàn hơn thì bạn có thể uống thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.

Đồng thời bạn cũng cần quan sát xem từ lúc mèo bị cắn cho đến khi mèo chết nếu trên 15 ngày thì người bị mèo cắn không phải đi tiêm phòng. Còn trong trường hợp từ lúc bị cắn cho đến khi mèo chết dưới 14 ngày thì cần phải đi tiêm phòng ngay. Đặc biệt, nếu nghi ngờ mèo chết do dại thì cần phải đi tiêm huyết thanh kháng dại ngay.

Những trường hợp mèo có thể bị mắc dại

Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.

Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.

Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.

Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.

Làm thế nào để nhận biết mèo dại

Những chú mèo đực dưới 3 tuổi và đang trong mùa giao phối thường có khả năng dính vi rút cao. Nếu như chó có biểu hiện dại ngay sau khi nhiễm vi rút thì mèo ở giai đoạn đầu lại không có những biểu hiện gì nhiều, kéo dài từ 9 đến 60 ngày.

Những biểu hiện ban đầu không rõ rệt, nếu bạn không phải là người tinh ý thì rất khó nhận biết. Theo đó, khi mèo nhiễm vi rút thường buồn rầu, chậm chạp, có thể sẽ hơi quấn quýt với con người. Song cũng có những trường hợp mèo có biểu hiện cáu kỉnh, kích động khi bị nhiễm vi rút nhưng trường hợp này không nhiều.

Tiếp đến là giai đoạn kích động và điên loạn. Chú mèo lúc này sẽ thường xuyên cắn xé đồ đạc và tỏ ra sợ con người. Đồng thời với đó nó sẽ tránh xa những nơi chúng thường hay đến, gặp người hay những con mèo khác thì bỏ chạy, đờ đẫn và có thể tấn công bất cứ ai.

Đến giai đoạn cuối thì miệng mèo thường chảy dãi, khản tiếng và không kêu nữa, có thể bắt đầu loạng choạng. Và sẽ chết sau 1 đến 2 ngày.

Cách Xử Lý Khi Bị Chó Mèo Cắn

Bạn cần nhanh chóng rửa nhẹ nhàng vết thường với nước sạch để tránh nhiễm trùng vết cắn. Nên rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh cùng với xà phòng hay với các loại dung dịch sát trùng.

Trong mọi trường hợp, cho dù chảy máu nhiều, trong 10-15 phút đầu nên rửa sạch vết thương trước, cứ để máu chảy không cần cầm máu. Nếu sau 15 phút máu vẫn tiếp tục chảy, hãy dùng gạc khô để cầm máu. Khi cầm máu xong, thay gạc mới rồi băng vết thương lại.

Đối với các vết thương sâu sau ba ngày mới tiến hành khâu, kể cả trường hợp chó, mèo đã có giấy chứng nhận tiêm phòng dại. Trường hợp vết thương sâu, đứt mạch máu lớn, máu phun ra thành tia, hay chảy nhiều, cần phải garo vết thương để cầm máu. Sau đó, đưa nạn nhân đến bệnh viện để được cấp cứu tiếp.

Rất nhiều người đặt câu hỏi “Khi nào phải tiêm ngừa dại?”. Nên chích ngừa ngay hay đợi con vật đó có biểu hiện dại rồi mới chính hoặc cho rằng nếu chó, mèo đã từng được tiêm ngừa dại hay ở khu vục không có bệnh dại thì không cần tiêm ngừa?

Theo các bác sĩ, tốt nhất nạn nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có được câu kết luận tốt nhất. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau nên lưu tâm đến việc chích ngừa.

Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu. Hoặc vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… dù vết cắn nhẹ. Đối với trẻ càng nhỏ càng quan tâm hơn.

Chó (mèo) vừa cắn người hoặc đã lên cơn dại hoặc có biểu hiện nghi dại; hoặc không theo dõi được con vật; địa điểm tai nạn xảy ra ở khu vực có chó (mèo) đang ốm hay chết vì bệnh dại.

Nếu trong vòng 15 ngày từ khi bị cắn, chó bị bệnh dại, chết, mất tích hay không tìm được giấy chứng nhận chó, mèo từng được chích ngừa dại.

– Trong trường hợp không tìm được nước sạch, có thể dùng bất kì loại nước nào bạn có lúc đó để rửa sạch vết cắn. Nếu có vòi nước sạch nên rửa vết thương ít nhất 5 phút.

– Sau khi sơ cứu vết thương tại nhà, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ. Không nên tự ý dùng thuốc nam để trị vết cắn.

– Chỉ nên băng hờ vết thương do bị cào, cắn bằng băng sạch, không nên băng kín vết thương để hạn chế gây bầm dập thêm cho vết cắn.

– Trong trường hợp vết cắn sâu hoặc ở những khu vực như: đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… cần tiến hành tiêm ngừa dại sớm nhất dù con vật không bị dại. Nếu tiêm muộn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc có thể không còn tác dụng.

Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày chó dại thường bỏ ăn. Những thói quen hàng ngày của con vật bị thay đổi. Sự thể hiện vui mừng hay hung dữ của chúng sẽ diễn ra quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày.

Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Những kích thích nhỏ đều làm nó lên cơn điên dại, thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật chung quanh và cắn phá dữ dội.

Chó dại thường bỏ nhà, chạy rông và gặp bất kỳ ai cũng cắn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có nhiều trường hợp chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, lánh người, chỉ nằm im 1 chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa và chết trong vòng 3 – 5 ngày.

Lưu ý thêm, khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại. Các bộ phận khác cũng có thể chứa virus gây bệnh dại nên rất nguy hiểm. Do đó, tuyệt đối không nên tiếp xúc trực tiếp và không dùng làm thức ăn cho người, gia súc.

chúng tôi

Xử Lý Khi Bị Chó Cắn

Nếu vết thương là một vết cào xước hay một vết cắt dài và sâu, hãy rửa vết thương dưới vòi nước chảy. Sau đó làm sạch bằng oxy già hoặc cồn. Bôi kem kháng sinh bôi ngoài da rồi dùng băng y tế băng vết thương lại.

2. Vết thương hở

Trước tiên, đừng sợ hãi khi để vết thương chảy máu. Trừ khi vết thương của bạn chảy máu quá nhiều hoặc máu phun ra mạnh hoặc vết thương ở cổ hoặc đầu thì hãy gọi cấp cứu ngay, chờ trong 5 phút. Máu chảy ra sẽ làm sạch vết thương.

Sau năm phút, nếu bạn có thể làm máu ngừng chảy thông qua áp lực trực tiếp lên vết thương thì hãy làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy với xà bông nhẹ trong vòng 5 phút. Còn nếu vết thương tiếp tục chảy máu thì hãy gọi cấp cứu ngay.

Đừng sử dụng cồn, oxy già, iot hay thuốc đỏ với những vết thương hở bởi những loại này có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Thông thường, những vết thương hở không cần thiết phải băng bó nhưng nếu bạn muốn bạn có thể băng bó vết thương miễn là đảm bảo vết thương đã được rửa sạch. May mắn là chó cắn thường không để lại những mảnh vụn hay các vật khác mà cần lấy ra.

3. Bệnh và phòng chống bệnh dại

Theo Hội chữ thập Đỏ Mỹ, nếu bạn bị cắn bởi một con chó lạ thì bạn không nên cố dừng, bắt hay giữ nó. Liên lạc với Ban bảo vệ động vật càng sớm càng tốt để họ bắt chúng. Và sau đó gọi cấp cứu để bạn được tiêm phòng bệnh dại ngay lập tức. Nếu con chó cắn bạn bị tê liệt một phần, hung hăng, và cư xử một cách kì lạ thì rất có thể nó đã bị dại. Đối với bất cứ vết cắn nào, hãy chắc chắn là vết thương được làm sạch và khử trùng hoàn toàn. Bởi vì mọi vết thương do động vật cắn đều có thể truyền vi khuẩn và gây nhiễm trùng.

4. Những việc cần làm khi chó của bạn cắn bạn

Ở một thời kì nào đó, chó con thường cắn người. Đó là những gì chúng làm khi chúng đang mọc răng và chúng cắn người khi lớn hơn là bởi chúng muốn thiếp lập sự thống trị. Điều quan trọng mà bạn phải nhớ, đó là chó con cắn bạn không phải vì nó ghét bạn. Nó cắn bạn là bởi bạn đang ở chỗ chúng. Chúng cảm thấy thứ gì đó mềm mại và chúng có răng.

Đôi khi, một chú cún con có thể cắn xước da bạn nhưng điều quan trọng là đó chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của chúng. Để xử lý vấn đề này, bạn phải nhớ 2 việc. Đầu tiên là phải giữ bình tĩnh. Thứ hai, một lời nói đay nghiến có thể làm tổn thương đến cún con của bạn. Bạn càng ít phản ứng lại với chúng thì chúng càng ít cảm thấy nghiêm trọng.

Tiếp đó, để phá bỏ thói quên này của chúng, bạn cần học những dấu hiệu khi chúng chuẩn bị cắn. Sau đó sửa thói quen của cô nàng bằng cách tóm vào cổ trước khi cô nàng có ý định cắn bạn. Làm như vậy có thể thay đổi bản năng cắn của chúng và thậm chí có thể dạy chúng không làm như vậy nữa.

Nếu bị cắn thì hầu hết đều là vết thương ngoài da. Vì vậy, hãy xem những hướng dẫn trong phần “Vết thương ngoài da” phía trên.

5. Những việc cần làm khi bị chó lạ cắn

Nếu con chó đã cắn bạn có chủ thì hãycho họ biết tên và số điện thoại của bạn. Có như vậy, bạn mới có thông tin để kịp thời tiêm phòng bệnh dại. Hãy điều trị vết thương như đã nói ở trên.

Theo chúng tôi Ảnh: chúng tôi Ngọc Mến

Sau đó, kiểm tra bác sỹ thú y của chú chó ấy xem chúng đã được tiêm phòng dại chưa. Ban kiểm soát động vật và cảnh sát nên được thông báo về vụ việc để đảm bảo rằng chủ nhân của chú chó đó tiến hành các bước để ngăn chặn chúng cắn ai khác một lần nữa.

loading…

This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com

Để Chó Cắn Người, Chủ Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Ngoài chi phí hợp lý cho việc cứu chữa và bồi dưỡng sức khỏe, 2 bên có thể thỏa thuận không được quá 50 lần mức lương cơ sở, tức 74,5 triệu đồng.

Ngày 16/3, bà N.T.T. (87 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) sang nhà hàng xóm chơi và bị chó bully không xích, nặng 30 kg, lao tới cắn. Sự việc khiến người phụ nữ bị thương nặng, nhập viện trong tình trạng dập nát cẳng tay trái, vết thương hàm mặt phức tạp.

Các bác sĩ phải cắt cụt 1/3 dưới cánh tay trái, phẫu thuật để xử lý vết thương hàm mặt cho bệnh nhân.

Sự việc gây xôn xao, bức xúc trên mạng xã hội. Nhiều người muốn biết mức phạt tối đa mà người chủ chó phải đối mặt trong trường hợp này ra sao.

Bà T. đang điều trị tại Bệnh viện Việt Đức sau khi bị chó cắn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Luật sư Hà Kim Tâm (Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Onekey & Partners) cho biết trong trường hợp này, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại sẽ là căn cứ xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.

Nếu thiệt hại do vật nuôi gây ra (chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng vật nuôi không kiểm soát được, để vật nuôi gây thiệt hại) thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng vật nuôi phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Nếu thiệt hại do lỗi hoàn toàn của nạn nhân; do sự kiện bất khả kháng hay những trường hợp khác quy định trong Bộ luật dân sự 2015, chủ vật nuôi sẽ không phải bồi thường.

Trường hợp này, bà T. chỉ sang nhà hàng xóm chơi, không có hành vi trái pháp luật. Do đó, chủ chó sẽ có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân theo Bộ luật dân sự 2015.

Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 quy định chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi, ví dụ như dắt chó không phải của mình đi dạo và để chó cắn người, thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại. Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Nếu súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường. Nếu người này và chủ súc vật đều có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Do sức khỏe bà T. bị xâm phạm, mức đền bù thiệt hại được xác định theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm những chi phí như chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị.

Nếu nạn nhân mất khả năng lao động, cần có người thường xuyên chăm sóc, thiệt hại sẽ bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc nạn nhân.

Ngoài ra, chủ gia súc còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho nạn nhân. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận nhưng không được quá 50 lần mức lương cơ sở, tức 74,5 triệu đồng.

Thậm chí, luật sư cho biết chủ chó còn có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Giải thích về tội danh này, luật sư cho biết “vô ý gây thương tích” được hiểu là hành vi chủ quan, cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây hậu quả làm người khác bị thương, tổn hại sức khỏe.

Cơ quan chức năng sẽ phải đánh giá cẩn trọng các yếu tố chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể của sự việc. Nếu đủ căn cứ, cộng với việc gia đình nạn nhân có đơn yêu cầu, chủ gia súc có thể bị khởi tố theo Điều 138 Bộ luật hình sự 2015. Mức án tối đa chủ gia súc phải đối mặt theo quy định tại khoản 2 điều này là 2 năm tù.

Theo Hoàng Linh / Zing.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Bị Mèo Cắn Nên Xử Lý Thế Nào? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!