Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Tiêm Phòng Cho Chó # Top 12 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Tiêm Phòng Cho Chó # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Tiêm Phòng Cho Chó được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nội dung bài viết Lợi ích của việc tiêm phòng cho chó

Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về việc tiêm phòng cho chó, chúng tôi muốn nhấn mạnh với độc giả về những lợi ích vượt trội của việc tiêm phòng. Những lợi ích này cũng là lời giải thích về lý do tại sao bạn cần tiêm phòng cho chó của bạn.

Những loại vắc-xin cần thiết cho chó

Hầu hết động vật chỉ cần tiêm Vắc-xin chính ( Core vaccine). Bên cạnh đó, phụ thuộc vào thói quen và môi trường sống của chó, bạn cũng nên xem xét tiêm phòng Vắc-xin phụ ( Non-core vaccine) cho chú chó của mình. Ở chó, Vắc-xin chính bao gồm Vắc-xin Carê, Parvo, Viêm gan và Bệnh dại.

Carê là một loại virus gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho đường hô hấp và hệ thần kinh trung ương của chó.

Parvo làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của chó. Một con chó bị parvo sẽ nhanh chóng bị mất nước và yếu dần đi, rồi chết do thiếu hấp thụ chất dinh dưỡng và chất lỏng.

Vi- rút Viêm gan sẽ phá hoại gan chú chó

Bệnh dại gây viêm não ở chó. Đây là một trong số ít bệnh mà chủ nuôi có thể mắc phải từ chó của họ.

Vắc-xin cho bệnh Ho Cũi, bệnh Sốt ve và bệnh Cúm được cho là Vắc-xin phụ. Vắc-xin phụ là không bắt buộc, nhưng vẫn rất cần thiết nếu bạn muốn chú chó của mình được bảo vệ tốt hơn.

Lịch trình tiêm phòng cho chú chó nhỏ

Vắc-xin bệnh dại nên được tiêm cho chó con khi chúng được 12 tuần tuổi. Nên tiêm mũi thứ hai cho chúng khi chúng được 6 tháng tuổi.

Sau 12 tháng đầu tiên, những năm tiếp theo hãy cho chó đi tiêm nhắc lại để chú chó luôn được bảo vệ.

Những việc cần làm trước khi đưa chó đi tiêm phòng

Các bác sĩ có thể cho chó của bạn kiểm tra trước khi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, là một chủ nuôi, có một số điều mà bạn có thể làm cho chú chó của mình để giúp chúng chuẩn bị tốt hơn trước khi tiêm chủng.

Cho chó con ăn thật đầy đủ chất dinh dưỡng một ngày trước khi tiêm vắc-xin. Việc này giúp tăng hệ thống miễn dịch của chú chó, giúp việc tiêm phòng hiệu quả hơn.

Đừng quên tắm cho chó trước khi tiêm phòng. Việc sưng và đau nhức xung quanh vị trí tiêm vắc-xin khá là phổ biến. Một bộ lông sạch sẽ và gọn gàng giúp ngăn ngừa kích ứng tại chỗ tiêm.

Hướng Dẫn Tiêm Phòng &Amp; Tẩy Giun Cho Mèo

Hướng dẫn tiêm phòng & tẩy giun cho mèo

Đối với thú y thì mèo là loài động vật nhạy cảm hơn chó rất nhiều. Nên việc tẩy giun cho mèo và tiêm vacxin có phần phức tạp hơn. Tuy nhiên vẫn cần tẩy giun và tiêm phòng vacxin để bảo đảm giảm tối tỷ lệ mắc bệnh trên mèo. Nhiều bạn vẫn thắc mắc, không biết mình có thể tự làm ở nhà không?

Cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch tiêm phòng cho mèo, kỹ thuật tiêm và lịch tẩy giun, kỹ thuật tẩy giun cho mèo. Sau đó các bạn có thể tự quyết định xem có thể tự tiêm phòng và tẩy giun ở nhà không nha.

1. Lịch tiêm phòng Vacxin cho mèo.

6 Tuần : 1 Mũi vacxin 3 bệnh.

9 Tuần : 1 Mũi vacxin 3 bệnh.

16 Tuần : 1 Mũi Vacxin dại.

Các năm sau đó, 1 năm tiêm nhắc lại 1 mũi vacxin 3 bệnh.

Vacxin cho mèo 3 bệnh gồm những bệnh: Giảm bạch cầu, viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do Herpervirus.

Lưu ý: Chỉ tiêm phòng vacxin cho mèo có thể trạng tốt, không có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn, ốm, sốt….

Vacxin phải bảo quản đúng cách: Nhiệt độ 2 độ C, không được chiếu ánh nắng trực tiếp.

2. Kỹ thuật tiêm phòng vacxin cho mèo.

– Các bạn sử dụng phương pháp tiêm dưới da để tiêm phòng vacxin cho mèo. 

– Sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó bạn dùng 3 ngón tay kéo da lên và đâm kim vào khu vực đó (qua da nhưng không vào cơ và các cơ quan nội tạng). Nên tiêm ở cổ hoặc lưng.

3. Lịch tẩy giun cho mèo.

– Lần đầu tiên khi mèo được 3 tuần tuổi.

– Sau đó, 2 tuần tẩy 1 lần tới khi được 3 tháng tuổi.

– Mèo trên 6 tháng tuổi : 2-3 tháng tẩy giun 1 lần

– Mèo trên 1 tuổi : 1 năm tẩy 1-2 lần. Tốt nhất là 2 lần.

Đối với mèo cái, tẩy giun trước lúc phối 1 tháng. 

Đối với mèo bị giun sán hoặc mèo mới mua về (chưa biết đã tẩy giun hay chưa). Tẩy giun ngay, sau đó cứ 2 tuần tẩy lại và tẩy theo lịch

4. Kỹ thuật tẩy giun cho mèo.

Có 2 cách thường sử dụng là tiêm Ivermectin hoặc cho uống thuốc tẩy giun của mèo. Phương pháp tiêm các bạn có thể tham khảo cách tiêm giống như tiêm vaccin ở bên trên.

Kỹ thuật cho mèo uống thuốc tẩy giun cần hết sức thận trọng nếu không rất dễ bị mèo cào, cắn… (Theo VietDVM.com)

Công ty TBYT Bos Việt Nam hiện tại có cung cấp tất cả các thiết bị y tế thú y như: Máy siêu âm thú y xách tay, dao mổ điện, máy điện tim, monitor theo dõi thú y …v.v

Quý bác sĩ có nhu cầu liên hệ: 0905.960.197 – 0931.121319

Thuốc Tiêm Phòng Cho Chó

Thuốc tiêm phòng cho chó – Vaccin 7 bệnh – Vanguards Plus 5/CV-L

Vaccin phòng 7 bệnh trên chó

Bao gồm các bệnh:

Viêm ruột: Cannine Parvovirus nhược độc, ít nhất ………..107.0 TCID50 (*)

Sài sốt chó con(Carre’): Cannine Distemper Virus nhược độc, ít nhất …..102.5 TCID50

Bệnh viêm gan: do Cannine Adenovirus type 2nhược độc, ít nhất …..102.9 TCID50

Cúm (ho cũi chó): Cannine Parainfluenza Virus nhược độc, ít nhất …..105.0 TCID50

Bệnh nghệ ( Bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Canicola vô hoạt…………..600 NU

Bệnh nghệ ( Bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Icterohaemorrhagiae vô hoạt, ít nhất ……600NU

Bệnh viêm ruột: Do coronavirus it nhất ……..1468 EAU/0,05 ml

Chỉ định: Thuốc tiêm phòng cho chó Chủng ngừa kết hợp các bệnh ở chó để phòng 7 bệnh trên

Đóng gói: Mỗi liều vaccin gồm 2 lọ ( một lọ đông khô và lọ dung dịch)

Hướng dẫn sử dụng:

Thuốc tiêm phòng cho chó Chỉ sử dụng cho chó khỏe mạnh

Dùng bơm tiêm vô trùng rút dung dịch vaccin ( Coronavirus) trong lọ lỏng bơm vào lọ đông khô, lắc tan đều tiêm dưới da cổ hoặc da bẹn

Chủng ngừa lần đầu cho chó con 3 mũi vào các tuần tuổi thứ 6,9,12 . Tái chủng mỗi năm 1 lần

Chống chỉ định:

Không sử dụng cho chó mang thai, cho nghi mắc bệnh.

Miễn dịch tạo ra tốt nhất khi Thuốc tiêm phòng cho chó khỏe mạnh, hiểu quả miễn dich có thể bị ảnh hưởng khi chó suy dinh dưỡng, nhiễm bệnh ký sinh trùng, stress do vận chuyển

Tác dụng phụ: Như các vaccin khác, có thể xẩy ra phản ứng quá mẫn sau khi chủng, theo dỗi cẩn thận sau khi tiêm, giải độc bằng epinephrine và các biện pháp thích hợp

Thận trong: Chủng ngay sau khi pha vaccin, sản phẩm co gentamycin làm chất bảo quản, huy vỏ sản phẩm theo quy định hiện hành

Bảo quản: Từ 2-8 độ C, tránh đông đá

Phối giống chó becgie Đức gien giống chất lượng

Tìm hiểu nguyên nhân chó sơ sinh chết yểu

Bạn nên biết giấy tờ đầy đủ của một chú chó nhập

Lịch Tiêm Phòng Cho Chó Poodle

Ngoài việc cung cấp cho các bạn lịch tiêm phòng cho chó Poodle, mình còn chia sẻ những lưu ý khi tiêm phòng (tiêm ngừa) cho giống chó này.

ĐỂ TIÊM PHÒNG CHO CHÓ POODLE ĐẠT HIỆU QUẢ Cho chó con bú sữa đầu

Sữa đầu là sữa của chó mẹ vừa mới sinh con. Sữa đầu chỉ tồn tại 3 – 4 tiếng sau khi chó mẹ sinh thường. Chó mẹ SINH MỔ, bắt con sẽ KHÔNG CÓ SỮA ĐẦU. Chó con vừa lọt lòng bú được sữa đầu sẽ có lượng kháng thể bảo hộ phòng các bệnh nguy hiểm. Chú ý: kháng thể bảo hộ chỉ có trong sữa đầu, sau thời gian này thì sữa của chó mẹ không có kháng thể bảo hộ.

Chó con mới sinh trong 7 ngày đầu bạn nên có đèn chiếu hồng ngoại 40W để sưởi ấm. Thời gian sưởi ấm cho chúng khoảng 15 – 20 phút trong ngày. Việc sưởi ấm giúp cho chó con mau khô, tia hồng ngoại giúp tổng hợp Calci phát triển khung xương. Ngoài ra, sức nóng của đèn còn tăng kích thích tuyến sữa của chó mẹ.

Thuốc tẩy giun sẽ hòa tan vào trong máu đi khắp cơ thể. Các kí sinh trùng như giun tròn sống trong máu sẽ bị tẩy ra ngoài môi trường. Tùy vào loại thuốc tẩy giun, có loại tẩy giun không thải ra môi trường. Chó con giống Poodle rất hiếu động, chúng rất dễ mắc bệnh giun đũa trên chó.

Phòng – Trị ve

Ký sinh trùng ngoài da, gây ngứa, tổn thương vùng da. Ngoài ra, ve là vật chủ chứa kí sinh trùng máu gây bệnh thiếu máu trên chó. Nếu chó con Poodle có ve nên mua thuốt xịt ve là tốt nhất để trị ve bên ngoài da.

Trên thị trường còn có các loại thuốc khác như: nhỏ giọt trên da, tiêm, uống cũng đi vào máu nhưng lại gây ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết. Với chó con Poodle có hệ đường ruột yếu nên tránh sử dụng các loại này.

Vệ sinh môi trường sống

Thường chó mẹ trước khi đẻ sẽ tự làm ổ. Sau khi sinh chó mẹ sẽ tự chăm sóc vệ sinh chó con. Thời điểm chó mẹ chăm sóc con là lúc môi trường sống bên ngoài thay đổi. Bạn nên vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ giúp cho chó con luôn khỏe mạnh.

LỊCH TIÊM PHÒNG CHO CHÓ POODLE

Mình xin giới thiệu với các bạn lịch tiêm phòng của 2 loại vaccine: vaccine Canigen (Pháp) và vaccine Vanguard (Hoa Kì). Chúng ta đều biết, nước Pháp có nền y học rất phát triển, còn nước Mỹ sử dụng công nghệ y học rất tiên tiến. Đa số các nước khác đều sử dụng qui trình tiêm phòng của 2 quốc gia trên.

Và:

Với thông điệp ”Hãy tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe thú cưng và gia đình bạn”.

Bài viết số:13

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Tiêm Phòng Cho Chó Phốc Sóc

CÁCH CHĂM SÓC GIỐNG CHÓ PHÓC SỐC Tẩy giun định kỳ

Về sức khỏe giống chó Phốc Sốc các bạn chỉ cần chú ý chế độ ăn – uống, tẩy giun và tiêm phòng định kỳ cho chúng. Như đã nói, giống chó Phốc Sốc rất hiếu động, tinh nghịch nên sẽ dễ tiếp xúc với mầm bệnh từ môi trường. Mật độ nhiễm giun ở môi trường tự nhiên là rất cao. Khi còn sơ sinh, lịch tẩy giun cho chó Phốc Sốc như sau:

Đối với chó con sau khi sinh, tháng đầu tiên tẩy giun 2 lần: lần đầu vào tuần thứ 2, lần thứ 2 vào cuối tháng. Trong trường hợp chó con bị giun quá nhiều thì mỗi tuần tẩy giun 1 lần. Giống chó Phốc Sóc tính tình rất khó, bạn nên kham thảo thêm cách tẩy giun cho chó .

Bắt đầu từ tháng thứ 2 tẩy giun theo lịch trình sau:

* Lịch tẩy giun cho chó Phốc Sóc: DINH DƯỠNG VÀ HỖ TRỢ TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ PHỐC SÓC

Giống chó Phốc Sóc hoạt động cơ thể rất nhiều. Các bạn nên chọn thức ăn ít dầu, mỡ, chất xơ nhưng thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng như: protein (đạm), vitamine (chất khoáng). Thỉnh thoảng bạn bổ sung thêm vào khẩu phần ăn các chất hỗ trợ tiêu hóa như men vi sinh để tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng trong đường ruột và tăng khả năng miễn dịch của chó. Ngoài ra, men vi sinh còn có tác dụng giảm mùi hôi “chất thải”. Đồng thời chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến việc tiêm phòng cho chó Phốc Sóc.

Hiện nay ở Việt Nam không có thông tin gì về bảng khẩu phần dinh dưỡng cho chó Phốc Sóc. Việc tính khẩu phần ăn cho chó Phốc Sóc hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của người nuôi chó. Do đó khó tránh khỏi mức dư thừa hoặc thiếu về dinh dưỡng.

Điều đó có ảnh hưởng gì cho sức khỏe giống chó Phốc Sóc? Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của giống chó này. Giống chó Phốc Sóc có hệ tiêu hóa kém, việc cung cấp dinh dưỡng không ổn định sẽ ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa. Để tránh tình trạng này, một số chủ nuôi đã sử dụng sản phẩm men vi sinh.

Trong môn Vi sinh của thầy chúng tôi Nguyễn Ngọc Hải trường Đại học Nông Lâm chúng tôi

Thầy có nói về sinh vi vật (VSV) cạnh tranh nhau vị trí trong đường ruột. Có nghĩa là VSV có lợi và VSV có hại, để sinh tồn chúng cạnh nhau “chỗ-đứng” ở đường ruột. Nếu bổ sung VSV có lợi thì hệ thống tiêu hóa sẽ được cải thiện, thức ăn dư thừa sẽ được VSV sử dụng. Nếu dinh dưỡng cung cấp thiếu, VSV có lợi sẽ chết làm nguồn dinh dưỡng (chất đạm) cho cơ thể. Việc bổ sung lượng VSV có lợi dư không ảnh hưởng đến sức khỏe thú. Như đã nói VSV có lợi cũng cạnh tranh vị trí, nếu dư lượng VSV cũng sẽ đi ra ngoài cơ thể. Bạn cũng không vì thế mà lạm dụng VSV, thường xuyên sử dụng có thể làm chó Phốc Sóc sẽ thường xuyên bị “bắn pháo bông”.

Các bạn chú ý: hệ VSV có lợi của người và của thú cưng khác nhau. Do đó các sản phẩm men VSV dành cho người như: Yakult, sữa chua, men tiêu hóa dành cho trẻ em,… Nếu bạn sử dụng các loại VSV này hiệu quả rất thấp, không giảm được mùi hôi của chất thải. Sản phẩm men VSV thú cưng là loại sản phẩm riêng biệt. Không nên sử dụng thiếu khoa học vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng.

Ví dụ: Có những loại thức ăn mà thú cưng ăn được. Ngược lại, có những loại thức ăn của người lại gây ngộ độc cho thú cưng. Vì cơ bản 2 hệ thống tiêu hóa của 2 loài khác nhau.

ĐỂ TIÊM PHÒNG CHO CHÓ PHỐC SÓC HIỆU QUẢ

Để tiêm phòng mũi đầu tiên cho giống chó Phốc Sóc đạt hiệu quả bạn cần lưu ý:

Trước khi tiêm phòng:

Chó đang trong tình trạng khỏe mạnh, ăn uống sinh hoạt bình thường.

Không mắc bệnh ký sinh trùng như: giun đũa chó, giun kim, giun móc,…

Vaccine bảo quản tốt ở nhiệt độ lạnh từ 2- 8 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Vaccine sử dụng ngay sau khi pha hoàn nguyên với nhau.

Tiêm đúng kỹ thuật, tiêm dưới da.

Sử dụng kim tiêm mới hoàn toàn.

Sau khi tiêm cần lưu ý:

Theo dõi xem có phản ứng dị ứng về vaccine hay không. Nếu có đến phòng khám thú y ngay lập tức.

Đưa vào khu vực an toàn. Cách ly với các tác nhân gây nhiễm bệnh, đưa vào khu vực an toàn trong 21 ngày. Tốt nhất bạn nên tiêm phòng tại nhà.

Kiêng tắm, kiêng vận động mạnh trong 3 ngày.

Một tháng sau bạn thực hiện tiếp mũi tiêm thứ 2 và kèm theo mũi vaccine dại.

Với thông điệp: “Muốn có cơ hội làm đẹp cho thú cưng hãy bắt đầu từ việc chăm sóc sức khỏe chúng”

Bài viết số: 14

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Cách Tiêm Phòng Cho Chó Con

Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách tiêm phòng cho chó con hiệu quả nhất. Qua bài viết này bạn sẽ thấy được dịch vụ tiêm phòng tại nhà là như thế nào?

Trước khi tiêm phòng các bạn phải chú ý đến thể trạng của thú cưng. Không phải cứ đến ngày, đến tháng tuổi của thú cưng là bạn “đè” chúng ra tiêm phòng. Mà chúng ta phải chuẩn bị sức khỏe tốt cho chúng.

Vào một ngày đẹp trời có một khách hàng gọi cho mình và muốn mình tiêm phòng cho chó Alaska. Rất là bất ngờ luôn, khi vị khách hàng gửi cho mình địa chỉ là ở Hóc môn. Đây là tin nhắn của vị khách đó

Hôm đó mình rất vui vì có một khách hàng ở rất xa mình mà vẫn tin tưởng dịch vụ tiêm phòng tại nhà thú cưng của mình. Nhưng điều gì đã làm cho khách hàng tin tưởng đến vậy? Hôm nay mình tổng hợp quá trình tư vấn về dịch vụ tiêm phòng chó mèo tại nhà. Và chia sẻ cho các bạn.

GIAI ĐOẠN CHÓ CON VỀ NHÀ MỚI

Cách mà mình tiêm phòng cho chó con là mình hỏi về sức khỏe, tình trạng của chó con hiện đang như thế nào? Chắc các bạn cũng biết có nhiều nguyên nhân chủ nuôi nhận nuôi chó con. Và khi chó con về nhà mới, chủ nuôi luôn sẵn sàng cho việc tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nhưng các bạn thử nghĩ chó con mới về nhà thì có nên tiêm phòng ngay được không???

Bạn hãy tưởng tượng mình đang ở Sài Gòn, sắp bước lên máy bay để đi du lịch. Khi máy bay đáp xuống chắc chắn không ít thì nhiều môi trường sẽ tác động lên cơ thể bạn. Các bạn sẽ cảm thấy hơi mệt một chút.

Cơ thể chó con cũng như vậy, cũng chịu stress do môi trường. Ngoài ra, thú cưng còn chịu thêm những yếu tố tâm lý khác như: tách biệt gia đình anh chị em cũng lứa, nhận chủ nuôi mới, thức ăn bị thay đổi, khẩu vị cũng thay đổi, tiếp xúc với động vật khác trong nhà… Và rất nhiều lý do khác. Sự thay đổi đó ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe và thể trạng của chó con.

Như vậy bạn có nên chích ngừa khi mới đem chó về nhà không?

Mình nghĩ các bạn đã có câu trả lời rồi!

CHÚNG TA CHUẨN BỊ SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG CHÓ CON?

Chó con mới về nhà chúng ta nên làm gì đây?

Khoảng thời gian quan trọng nhất khi chó con về nhà mới là khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày. Trong thời gian “vàng” này bạn cần:

Có thời gian chăm sóc chơi đùa với chó con khi mới về nhà. Vì bây giờ bạn là chủ nuôi mới nên làm quen và tạo thiện cảm. Việc làm quen giúp cho chó con của bạn ổn định về tâm lý và tin tưởng bạn. Bạn chính là chỗ dựa của chúng, chúng chỉ tin mỗi bạn. Khi chúng gặp vấn đề gì thì chúng sẽ “méc” với bạn.

Do môi trường sống thay đổi nên từ ngày đầu bạn đặt chó con trong khu vực sinh hoạt mà bạn chuẩn bị sẵn. Giúp chúng làm quen với môi trường mới. Lúc đầu chưa quen, chúng có thể sẽ nôn hoặc tiêu chảy vài ngày. Nhưng sau đó các triệu chứng này sẽ tự hết. Khi chúng nôn hoặc tiêu chảy bạn có thể bù nước cho chúng bàng Orezol (nước biển khô của em bé, bạn có thể mua ở bất kỳ tiệm thuốc tây gần nhà)

Khẩu phần ăn trong 2 ngày đầu của chó con không nên thay đổi đột ngột và cho ăn ít. Từ ngày thứ 3 trở đi, nếu mọi việc đều ổn thì bạn hãy tăng dần lượng thức ăn lên.

Cách ly với những động vật khác trong nhà. Có thể chó con của bạn nhiễm giun từ trong bụng mẹ hoặc đang ủ bệnh nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài. Việc cách ly là bảo vệ chó con và những động vật khác ở trong nhà. Bạn hãy nhớ! Nhớ rửa tay của bạn trước và sau khi tiếp xúc với chúng. Bàn tay sạch là bàn tay yêu thương chúng, là lá chắn bảo vệ bạn và thú cưng của mình.

Nếu ngày thứ 3 ở nhà mới chó con vẫn khỏe mạnh thì bạn nên tẩy giun sán cho chúng. Lịch tẩy giun sán với chó dưới 6 tháng tuổi là mỗi tháng tẩy giun 1 lần. Với chó trên 6 tháng tuổi thì 3 – 4 tháng sau mới tẩy giun sán 1 lần. Thuốc tẩy giun có hại cho sức khỏe của chó con không? Đương nhiên thuốc tẩy giun sẽ ảnh hưởng đến cơ thể chó con. Có thể làm chúng khó chịu, mệt, không muốn vận động hoặc bỏ vài bữa ăn hoặc ngứa ngáy vùng kín, vùng hậu môn. Các biểu hiện này cũng quá không lâu và thể trạng chó con cũng trở lại bình thường. Với bản tính hiếu động và học hỏi thế giới bên ngoài nên chúng sẽ khám phá thế giới xung quanh nhà. Ngoài ra, chó con thiếu khoáng, thiếu Canxi sẽ có biểu hiện liếm đất, liếm cát,…Vì thế chúng rất dễ nhiễm giun sán từ môi trường.

Đó là toàn bộ quá trình mình tư vấn cho khách hàng hiểu thêm về sức khỏe của thú cưng và hiệu quả của vắc xin trước khi tiêm phòng. Bài viết sau mình sẽ chia sẻ thêm về cách khám bệnh, những lưu ý khi tiêm phòng cho chó con.

Bài viết số: 32

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Hominhhoang.com

Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM

Điện thoại: 090 252 9302

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Tiêm Phòng Cho Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!