Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chữa Nấm Da Cho Chó được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn nuôi cho bấy lâu nay, bỗng chốc nhận ra chó có những đặc điểm khác lạ trên da. Vảy gầu hay nấm da? Đây đều là 1 dạng bệnh ngoài da ở chó, nó gây ra cho chó cảm thấy khó chịu. Chó bị nấm da vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vừa khiến chó luôn trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và hôi hám. Thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến bạn – về thái độ chăm nuôi và khó khăn trong việc trao gửi tình yêu thương.
Bạn đã tắm thường xuyên rồi mà chó vẫn bị vảy nến và không có triệu chứng khỏi bệnh?
Bài viết này sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa nấm da cho chó.
I. Nguyên nhân chó bị nấm da, vảy nến
1. Không giữ vệ sinh cho chó
Nguyên nhân chính gây cho chó bị nấm da, vảy nến là do bạn không giữ vệ sinh cho chó. Bạn nên giữ cho chó sự khô thoáng trên bề mặt da. Khi đó, bụi bẩm sẽ khó bám vào da hơn. Từ đó mà lông cũng sạch, tất nhiên virus nấm sẽ không có cơ hội để hình thành và phát triển.
2. Xuất hiện ký sinh trùng sống trên thân chó
Luôn tồn tại những loại ký sinh trùng sống bám trên lông, trên da, tai và thậm chí cả mắt chó. Điển hình như ve, bọ chét, rận, ghẻ tai do Otodectes cynotis gây ra, xà mâu do Demodex canis gây ra, bệnh ghẻ do Sarcoptes hình thành và phát triển. Chúng sẽ hút máu của chó. Lâu dần sẽ khiến chó thiếu máu, sức đề kháng giảm, gây dễ dị ứng, tổn thương và nhiễm trùng da.
3. Do chó “quá sạch”
Chắc bạn bất ngờ lắm đúng không. Ngỡ rằng không tắm cho chó thì là chuyện bình thường nhưng tắm nhiều quá cho chó cũng có thể khiến chọ bị nấm da, vảy nến.
Tắm nhiều sẽ khiến việc tiết ra chất nhờ trên bề mặt da giảm xút. Khiến da khô bởi không giữ được độ ẩm cần thiết cho chó.
Không những vậy việc tắm thường xuyên với sữa tắm không đảm bảo chất lượng, cũng gây ra nhược điểm cho da chó. Đó là mất đi sức đề kháng để chống lại các virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Từ đó mà chó bị nấm da, vẩy nến dễ dàng hơn.
II. Cách chữa nấm da cho chó
Bạn hãy nhìn nhận vào nguyên nhân gây ra chọ bị nấm da, vẩy nến ở bên trên. Từ đó đưa ra được cách chữa trị hiểu quả và an toàn nhất.
Bệnh nhẹ: Hãy sử dụng cồn i-ốt BETADIN để lau vào vùng da bị nấm. Công việc trị liệu diễn ra đều đặn 2 lần/1 ngày trong khoảng 1 tuần. Bệnh sẽ dần biến mất.
Bệnh nặng: Hãy cắt lông cho chó ngắn lại, vùng da bị nấm thì cạo sạch lông để tạo bề mặt khô thoáng. Sau đó kết hợp giữa cồn i-ốt BETADIN với thuốc mỡ kem OXYD.
Liệu pháp hiệu quả nhất: bạn hãy xử dung thuốc xịt ve giận bọ chét ghẻ trên chó của BIO FINIL. Cách này sẽ hiệu quả nhanh chóng trong vài ngày.
III. Cách phòng chống chó bị nấm da, vảy nến
Hãy phòng ngay từ bây giờ thay vì để đến lúc chó bị bệnh mới chữa trị. Rất phiền toái và mất công.
Tắm cho chó với mức độ vừa phải: 1 tuần 1-2 lần tắm là hợp lí
Luôn giữ cho lông và da chó sạch sẽ nhưng phải đủ độ khô thoáng, tỷ lệ độ ẩm hợp lí
Thường xuyên cho chó đi dạo bên ngoài, đi tắm nắng.
Khi tắm hãy sử dụng loại sữa tắm phù hợp, không nên có nồng độ chất tẩy quá cao.
Tạo môi trường ăn ở ngủ nghỉ vệ sinh của chó luôn đảm bảo sự thoáng mát và sạch sẽ.
HotLine:
0912 14 66 22
Cách Chữa Trị Chó Bị Viêm Da, Nấm, Vảy Gầu
Viêm da, nấm, vảy gầu ở chó là loại bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng đến con chó nhưng là một bệnh khá phức tạp và khó chữa trị. Khi mắc bệnh này, chó sẽ bị ảnh hưởng đến đời sống của nó và chính chủ nhân của nó. Bệnh này sẽ làm chó luôn trong tình trạng khó chịu, ngứa ngáy, gãi liên tục và rất hôi.
Biểu hiện của chó bị viêm da, nấm, vảy gầu:
Nổi mẩn đỏ trên da và gây ngứa
Ở viền tai có vảy gàu đông cục
Ngứa từng vùng, mảng
Rụng lông từng mảng
Mụn mủ ở dưới bụng, ở 2 bên chân sau
Chó gãi liên tục, hay cắn khắp người
Phần này chỉ dùng cho các bé bị nhẹ, bị nặng hoặc viêm da có mủ vui lòng kéo xuống dưới để đọc
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da, nấm, vảy gầu ở chó:
Tắm sấy không khô
Không được phơi nắng thường xuyên
Môi trường sống bẩn
Bị ve, bọ chét cắn
Chó nằm trên nệm bị ẩm ướt
Chó nằm trên nước đái của nó sẽ bị viêm da có mủ ở dưới bụng
Do dị ứng với thức ăn (tùy trường hợp, nên hạn chế cho ăn thịt gà)
Do dị ứng với nước lau nhà/sàn
Bị lây từ một con chó khác
Bị di truyền từ chó mẹ (cái này bó tay)
Hạn chế tiêm nếu chưa quá nặng.
Nên cạo lông để việc chữa trị được tốt hơn.
Cho uống thuốc Bravecto (chữa nhanh không rườm rà, thuốc này 100% chữa được tất cả loại ghẻ, viêm da…) nếu ít chi phí và có thời gian thì tiếp tục đọc bài dưới.
Uống 1 viên duy nhất và tắm rửa sạch sẽ cho bé là được. Tuy nhiên giá khá chát và tính theo số kg của bé (giá lên xuống tùy thời điểm):
Giá: 18k
Tắm mỗi ngày, pha dung dịch trên với một ít nước (mình lấy ví dụ chó Poodle 3kg sẽ là 1 nắp dung dịch và 2 nắp nước)
Tắm và massage cho thuốc ngấm đều, cho thuốc ngấm tầm 3-5p rồi xả lại với nước.
Sấy thật khô cho bé, sau đó ở những chỗ ngứa nhiều bạn bôi thuốc Povidine lên, sấy cho thuốc ngấm lại là ok!
Nhớ cho bé tắm nắng hàng ngày
Tắm liên tục như vậy sau 3-7 ngày sẽ hết bệnh (tùy bé nặng hay nhẹ, nếu bị nặng hãy kiên trì thêm vài ngày)
Vẫn bôi Povidine và nếu được thì cho tắm nắng hàng ngày.
Bạn pha dung dịch Gynofar với nước và bỏ vào bình xịt lên toàn bộ người chó (ngày xịt 2 lần sáng tối)
Chữa viêm da có mủ, viêm da nặng hoặc viêm da nhưng muốn chữa nhanh hơn
Ps: nếu bé bị viêm da có mủ thì hãy dùng muối sinh lý rửa mỗi ngày tại vùng bị viêm nha.
Tắm thêm sữa tắm Davis mỗi ngày cho bé, tắm hãy để sữa tắm ngấm tầm 10p rồi sửa sạch nước lại, sữa tắm như hình sau:
Các bạn ra tiệm thú y kêu người ta chích cho loại thuốc này: Detomax Doramectin (mỗi tuần chích 1 lần)
Bên mình là trung tâm huấn luyện chó và không nhận chữa trị. Những cách trên là bên mình đã thực hiện thành công và chia sẻ đến các bạn. Nếu các bạn cần tư vấn hãy nhắn tin vào Fanpage của trung tâm, sau thời gian rảnh mình sẽ hướng dẫn tận tình. Xin cảm ơn!
Những Dấu Hiệu Chó Bị Nấm Da
Nhiễm nấm trên chó là một bệnh khá phổ biến và rất tốn thời gian điều trị. Thông qua bài viết này, Phòng khám thú y Sơn Ca muốn giới thiệu cho các bạn biết những thay đổi hay triệu chứng trên cơ thể khi chó bị nhiễm nấm.
Thay đổi màu sắc và cấu trúc da
Dấu hiệu chó bị nhiễm nấm có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng. “Dấu hiệu lớn nhất là sự thay đổi của da”. Một màu hồng hoặc đỏ thường thấy ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng. Với nhiễm trùng mãn tính, da có thể trở nên cứng, dày, xám hoặc đen. Hãy nhớ rằng nhiễm nấm có thể xảy ra ở một số nơi trên cơ thể chó.
Da quá dầu hoặc nhờn là một triệu chứng phổ biến khác của nhiễm nấm trên chó.
Tiến sĩ Jennifer Coates, cố vấn thú y cho petMD cho biết một số chó bị nhiễm nấm da có thể tạo thành vỏ bọc, làm vảy da có thể trông giống như gàu.
Tai là vị trí phổ biến nhất cho nhiễm nấm. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể nhận thấy chó của bạn đang cố gắng làm giảm sự khó chịu của mình bằng cách lắc lắc hoặc nghiêng đầu.
Chó của bạn cũng có thể bị bệnh khá nặng từ nấm. Bạn có thể nhìn thấy nó chà xát chỗ bị ảnh hưởng, cọ xát bề mặt đồ đạc hoặc bề mặt khác, hoặc lao xuống sàn nhà.
Một số chó có thể làm giảm cảm giác khó chịu bằng cách không ngừng liếm vùng bị nhiễm nấm.
Đỏ da và ngứa là những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm nấm, các triệu chứng có thể thấy như sưng, nóng và đau ở vùng bị nhiễm.
Rụng lông có thể đi kèm với sự nhiễm nấm và viêm.
Nhiễm nấm trong miệng trên chó rất hiếm nhưng có thể gây chảy dãi bất thường, khó chịu miệng và khó ăn uống. Chảy dãi quá nhiều cũng có thể là một dấu hiệu của các vấn đề khác trong miệng, vì vậy chủ nuôi nên đưa chó của họ đến bác sĩ thú y để xác định rõ nguyên nhân.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM TRÊN CHÓ
Chẩn đoán nấm chủ yếu bằng phương pháp soi đèn hoặc soi kính hiển vi.
Ảnh: Phương pháp soi nấm bằng kính hiển vi thực hiện tại Phòng khám thú y Sơn Ca
Tùy vào mức độ và loại nấm gây bệnh thì có các biện pháp điều trị khác nhau. Nếu bạn nghi ngờ chó mình bị nhiễm nấm, hãy gọi điện thoại đến hotline 0909.685.323 để được tư vấn miễn phí hoặc đem đến Phòng khám thú y Sơn Ca để được kiểm tra và tư vấn liệu pháp điều trị phù hợp.
Bệnh Nấm Da Trên Chó, Mèo
Các bệnh nấm da gây nhiễm trùng bề mặt của tầng lớp sừng, sợi tóc, hoặc móng vuốt, chủ yếu gồm 3 giống Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton . Nhiều loại nấm da được biết có khả năng sản xuất các loại bào tử khác nhau do sinh sản hữu tính (hình thành các túi bào tử) hay sinh sản vô tính (sản xuất bào tử đính).
Nấm da được chẩn đoán bên ngoài, tương đồng như các bệnh có thể nhìn thấy ngoài da khác, tỷ lệ nhiễm nấm da là khoảng 2 % của tất cả các trường hợp.
Yếu tố môi trường, như tăng sự ấm áp và độ ẩm cao, tình trạng suy nhược của động vật, tuổi tác,…có thể làm tăng tỉ lệ nhiễm ở chó và mèo.
Truyền bệnh và yếu tố mắc bệnh
Nấm da được lan truyền giữa động vật hoặc người từ động vật tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc với lông hoặc đồ vật bị nhiễm và từ môi trường. Các lây nhiễm điển hình của cơ thể là bào tử chia đôi , hình thành từ các phân khúc và phân mảnh của sợi nấm. Những bào tử lây nhiễm nhỏ và có thể lây nhiễm trong không khí và các hạt bụi hoặc chất rắn, đồ vật truyền bệnh. Bọ chét từ động vật bị nhiễm bệnh cũng có thể truyền bệnh.
Bệnh nấm da là phổ biến hơn trong nóng, môi trường ẩm ướt. Tắm quá nhiều và chải chuốt lông của mèo hoặc chó có thể ảnh hưởng đến nhiễm nấm vì loại bỏ tổ chức phòng vệ của cơ thể ( bã nhờn kìm nấm và huyết thanh), loại bỏ các tế bào biểu bì như một rào cản còn nguyên vẹn, và tăng độ ẩm của da và lông .
Quá trình lây nhiễm bệnh xảy ra rất phức tạp; Quá trình lây nhiễm có ba giai đoạn: sự bám dính của các đốt bào tử hạt; nảy mầm; và nấm tấn công vào lớp keratin.
Các kháng nguyên nấm da : Ba thành phần vật lý khác nhau của nấm da có vai trò kháng nguyên trong các đáp ứng miễn dịch chính: carbohydrate thành tế bào, protein thành tế bào và tiết enzyme keratin. Hầu hết cá nhân bị nhiễm bệnh phát triển dịch thể và tế bào trung gian miễn dịch (CMI) chống lại keratinases nấm, phân giải protein enzyme tiết ra ở những đầu của các sợi nấm.
Miễn dịch thu được trong nhiễm bệnh. Vật phục hồi từ bệnh nấm da có miễn dịch đối với tái nhiễm. Đề kháng này thay đổi trong mức độ và thời gian, tùy thuộc vào từng cá nhân, loài ký chủ, chủng nấm da, và vị trí nhiễm ban đầu.
Bệnh nấm da là một bệnh đa dạng, không thể được chẩn đoán chỉ dựa trên dấu hiệu lâm sàng. Nó chủ yếu là bệnh nang, và các dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhất bao gồm rụng tóc, mở rộng quy mô, làm bong tróc, và ngứa ngáy. Các dấu hiệu và triệu chứng rất khác nhau và phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm và phá hủy chân lông.
Trên chó
Tổn thương trong con chó thường bao gồm các khu vực trọng điểm hoặc nhiều điểm của rụng lông và không thể phân biệt trên lâm sàng, đặc biệt bệnh nấm da và vi khuẩn mủ da.
Như trong mèo con, sức khỏe tổng thể của con chó con là một yếu tố quan trọng trong mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Chó có nhiều khả năng phát triển những vùng tiêu điểm rụng lông với sẩn nang, và một khu vực tăng sắc tố
Tổn thương da dạng nốt được gọi là phản ứng kerion có thể xảy ra trên mặt và chân. Các tổn thương này xuất hiện như của bệnh mủ da và thường được gây ra bởi M. gypseum hoặc Trichophyton spp.
U hạt do nấm da hiếm khi xảy ra trên chó
4. Chẩn đoán
Kiểm tra bằng đèn WOOD (đèn tia cực tím, bước sóng 320-400 nm)
Kiểm tra dưới kính hiển vi trực tiếp
5. Điều trị bệnh
Giảm lây nhiễm ra môi trường bởi lông và mầm bệnh (bào tử).
Cho phép thuốc thoa thấm sâu vào bên trong giảm thời gian điều trị.
5.1.2. Điều trị chống nấm tại chỗ
Sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất là vôi lưu huỳnh, enilconazole và miconazole. Nên dù ng đồng thời với một thuốc kháng nấm toàn thân. Vôi lưu huỳnh: tỉ lệ pha loãng 1/16. Enilconazole (Imaverol) : tỉ lệ pha loãng 1/68. Miconazole có trong thành dầu gội đầu ( đơn lẻ hoặc kết hợp với chlorhexidine)
Nếu điều trị tại chỗ được sử dụng như một liệu pháp duy nhất, cần cắt lông và sử dụng một trong hai sản phẩm là vôi lưu huỳnh hoặc enilconazole.
Tốt nhất là điều trị kết hợp tại chỗ và toàn thân.
Không cho phép vật nuôi liếm hoặc chải lông làm lây lan bào tử nấm.
5.2. Điều trị toàn thân
Chỉ sử dụng thuốc kháng nấm khi chẩn đoán cho kết quả chắc chắn là bị nhiễm nấm.
Trong thời gian chờ kết qủa nuôi cấy thì chỉ sử dụng kháng nấm tại chỗ.
Bảng 1: Thuốc điều trị nấm được sử dụng
5.3. Biện pháp kiểm soát môi trường
6. Phòng ngừa
Cách ly vật nuôi bị bệnh
Vật nuôi mới đưa về cần được kiểm tra xem có nhiễm nấm hay không
Định kỳ kiểm tra , làm sạch và khử trùng môi trường.
Nếu có copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cám ơn Nguồn: Vetshop VN
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chữa Nấm Da Cho Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!