Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Chăm Sóc Vệ Sinh Mắt Cho Chó Tại Nhà # Top 12 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Chăm Sóc Vệ Sinh Mắt Cho Chó Tại Nhà # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chăm Sóc Vệ Sinh Mắt Cho Chó Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chăm sóc đôi mắt chó cưng sáng, đẹp long lanh

Với các chú chó, đôi mắt cũng là “cửa sổ tâm hồn”, giúp chúng nhìn ngắm thế giới mỗi ngày và thấy rõ được chủ nhân thân yêu của mình. Bởi vậy chúng ta cần chăm sóc, vệ sinh đúng cách để duy trì đôi mắt cún luôn trong sáng tinh anh, không đổ lệ, đổ ghèn, hay bị nhiễm khuẩn.

1. Bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt cún Thức ăn hữu cơ cho chó Natural Core từ thịt vịt Astaxanthin 4. Chú ý kiểm tra mắt bằng các bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện thường xuyên tại nhà

– Các loại thực phẩm giàu vitamin A, omega-3, Astaxanthin như trứng, cá, dầu cá, thịt vịt, cà rốt,… chứa nhiều dưỡng chất cho đôi mắt cún khoẻ từ bên trong, giảm mệt mỏi cho mắt.

– Lựa chọn các loại thức ăn dành cho thú cưng được làm từ nguyên liệu sạch, giá trị dinh dưỡng cao như thức ăn hạt mềmZenith, thức ăn hữu cơNatural Corecũng hỗ trợ thị lực, cho đôi mắt cún sáng, khoẻ.

, tẩm ướt khăn sạch hoặc tăm bông, nhẹ nhàng lau xung quanh viền mắt cho cún. 2. Vệ sinh vùng da quanh mắt cún

– Thành phần trà xanh và mê điệt hữu cơ giúp lấy đi bụi bẩn, ngăn đổ ghèn trở lại, giữ cho vùng lông quanh mắt luôn sạch, đẹp.

– Bụi bẩn ở xung quanh mắt cún nếu không được làm sạch sẽ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn, là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh về mắt như đau mắt, viêm giác mạc,…

– Với

được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh về mắt nhờ cung cấp dưỡng chất, giữ ẩm và kháng khuẩn. 3. Nhỏ mắt cho cúnDung dịch nhỏ mắt Budle’Budle BB115

Cách dùng: Mỗi lần nhỏ từ 3-5 giọt vào mắt cún. Sử dụng thường xuyên để bảo vệ mắt thú cưng sáng, khoẻ.

Vệ sinh và chăm sóc mắt cún cưng hàng ngày, cho chúng một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ bảo vệ cún khỏi bệnh tật, phòng tránh bệnh mờ mắt, mù lòa và nhiều bệnh khác.

– Kiểm tra con ngươi: Đưa cún của bạn đến nơi có ánh sáng và nhìn thẳng vào mắt. Đôi mắt khoẻ sẽ trong và sáng, vùng bao quanh nhãn cầu có màu trắng. Kích cỡ hai con ngươi đồng đều, không có hiện tượng chảy nước mắt, ra gỉ mắt hoặc có mủ ở hai bên khóe mắt.

– Kiểm tra niêm mạc mắt: Vạch nhẹ mi mắt dưới của chó và quan sát kĩ lớp niêm mạc. Nếu có màu hồng nhạt thì mắt của cún không có vấn đề gì.

Vệ sinh và chăm sóc mắt cún cưng hàng ngày, cho chúng một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ bảo vệ cún khỏi bệnh tật, phòng tránh bệnh mờ mắt, mù lòa và nhiều bệnh khác.

Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Bị Ốm Tại Nhà Đúng Cách

Nếu bạn quan tâm đến nội dung khác:

Tại sao nên chăm sóc chó bị ốm tại nhà?

Chó thường phục hồi nhanh hơn khi được ở trong môi trường quen thuộc như nhà của chúng. Ở nhà, chủ nuôi có thể chú ý hơn đến nhu cầu của con chó đang bị ốm. Bạn cũng có thể giúp chó vệ sinh cơ thể tỉ mỉ hơn để giúp chó có một tâm trạng thư giãn hơn và bớt mệt mỏi vì bị ốm.

Khi bạn mang chó từ bệnh viện về nhà, điều đầu tiên cần làm là tìm trong nhà một nơi yên tĩnh, an toàn, sạch sẽ và ấm áp để chú chó bị ốm của bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái. Chủ nuôi cần chú ý một điều, khu vực này nên được giữ sạch sẽ và thay đổi chăn hoặc khăn lót ổ thường xuyên. Hãy đảm bảo vị trí này có không gian thoáng mát, đủ ánh sáng mặt trời và thuận tiện cho chó đi vệ sinh bất kỳ lúc nào.

Chó ốm dễ rơi vào tình trạng chán ăn

Thông thường, khi một con chó không khỏe (đặc biệt với những triệu chứng như nôn mửa hoặc sốt cao), nó sẽ chọn cách nhịn ăn trong một hoặc hai ngày. Nếu chó của bạn thật sự không muốn ăn gì trong vài ngày, đừng nên ép chúng ăn. Đây có thể xem như một cách cơ thể chó loại bỏ các chất độc hại và chất thải. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng bên cạnh chỗ nằm của chó luôn có một bát nước sạch đầy để cung cấp đủ nước, tránh tình trạng cơ thể chó bị mất nước.

Cần phải làm gì?

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chú chó bị ốm của bạn vẫn không ăn sau vài ngày nhịn ăn và nó đang dần trở nên ốm yếu và bị sụt cân? Trong trường hợp như vậy, bạn cần dụ chó ăn bằng cách cho nó ăn những loại thức ăn ngon, có mùi thơm hấp dẫn, đặc biệt là những món ăn khoái khẩu thường ngày của chúng.

Chú ý là chế độ ăn này cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng (protein, chất béo, chất xơ, tinh bột) hơn ngày thường để bồi bổ lại cho chó vfa giúp cơ thể chó cũng sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Người nuôi có thể làm bữa ăn hấp dẫn hơn bằng cách cho thêm một số loại thảo mộc vào thực phẩm khi chế biến món ăn dành cho chó. Các loại thảo mộc như bạc hà, thì là, gừng, rau linh lăng không chỉ giúp kích thích sự thèm ăn ở chó, mà còn tăng thêm mùi vị cho món ăn. Nhưng tuyệt đối không được cho hành, tỏi, hẹ vào trong thức ăn của chó. Vì hành, tỏi, hẹ sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa của chó và nghiêm trọng hơn dẫn đến tổn thương hồng cầu.

Bạn cũng có thể thêm một vài muỗng canh nước dùng xương (nước ninh xương) để tăng cường thêm dinh dưỡng có trong xương cho chó bị ốm. Nước ninh xương không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn, giúp chó ăn ngon miệng mà còn có thể làm mềm thức ăn khô, thức ăn dạng hạt để chó dễ tiêu hóa hơn.

Một cách khác để dỗ chó ăn là hâm nóng lại thức ăn. Điều này đặc biệt phù hợp cho các loại thực phẩm đóng hộp. Chó thích ăn thức ăn có mùi mạnh, bằng cách làm ấm lại, thức ăn sẽ trở nên thơm hơn và kích thích vị giác của chó nhiều hơn, tạo cảm giác thèm ăn cho chó.

Cho chó uống thuốc đúng cách 1. Thuốc dạng lỏng

Sử dụng một tay để kéo khóe môi dưới của chó ra để tạo một “túi” nhỏ.

Sử dụng tay kia để nghiêng đầu chó trở lại và đổ chất lỏng vào nó bằng tay kia.

Sau khi uống thuốc, giữ miệng chú chó ngậm chặt và xoa nhẹ cổ họng hoặc mũi để chó nuốt hết thuốc xuống.

2. Thuốc viên/viên nang

Sử dụng một tay, nắm xung quanh hàm trên và đưa ngón tay cái và những ngón tay còn lại vào khoảng trống ngay sau răng nanh.

Sử dụng tay kia, giữ viên thuốc/viên nang bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ của bạn, sử dụng các ngón tay còn lại để ấn xuống răng cửa dưới.

Nhanh chóng cho thuốc vào họng và xoa nhẹ giống như cách trên để viên thuốc nhanh chóng trôi xuống thực quản.

Nếu thú cưng của bạn thực sự không thích uống thuốc, người nuôi có thể nghiền nhỏ thuốc ra rồi trộn lẫn vào thức ăn cho chó. Nhét viên thuốc vào bánh cookie, hoa quả,…. là những cách nhanh gọn nhất.

4. Theo dõi tình trạng của chó thường xuyên

Một cách nữa để việc chăm sóc chó bị ốm tại nhà hiệu quả hơn là ghi chép lại tình trạng sức khỏe của chó. Điều này có thể rất hữu ích trong việc theo dõi tiến trình phục hồi của thú cưng. Các ghi chú này cũng có thể là thông tin giá trị cho bác sĩ thú y khi bạn đưa chó đi kiểm tra sức khỏe lần tiếp theo.

Bản ghi chú hàng ngày nên bao gồm những thông tin sau:

✓ Nhiệt độ cơ thể chó.

✓ Nhịp tim/mạch đập của chó.

✓ Lượng thức ăn và nước uống.

✓ Tần suất đi tiểu và đại tiện.

(Lưu ý ghi chép tất cả sự bất thường nào trong nước tiểu hoặc phân)

✓ Thời gian và số lượng thuốc đã uống.

✓ Bất kỳ thay đổi nào (dù nhỏ) trong điều kiện thể chất và tinh thần của chó.

Tìm hiểu thêm kiến thức chăm sóc chó cưng

Hướng Dẫn Chăm Sóc Lông Cho Chó Golden Retriever Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Giống cảnh khuyển Golden Retriever sở hữu bộ lông dài, óng ả, mượt mà như tấm áo choàng lộng lẫy tôn lên vẻ đẹp kiêu sa của chúng. Tuy nhiên, cũng giống như một số giống chó lông dài khác, lông của Golden cũng rất hay rụng và xơ rối nên cần được chủ nhân chải chuốt và tắm rửa thường xuyên.

Chăm sóc lông cho Golden có khó không?

Theo kinh nghiệm nuôi dưỡng Golden của Siêu Pet thì việc bạn chăm sóc bộ lông cho chúng là khá đơn giản. Công việc này không quá nặng nhọc, vì lông Golden tuy dài nhưng không quá dày lại khá mượt mà, óng ả. Chăm sóc lông chủ yếu là việc bạn giữ cho bộ lông cún luôn sạch sẽ, gọn gàng, không bết dính, tránh để các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có cơ hội sinh sôi phát triển. Một bộ lông đẹp cũng giúp Golden trông đẹp và dễ thương hơn nhiều.

Quá trình chăm sóc lông cho Golden tại nhà sẽ được chia làm 3 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Chải chuốt lông cho Golden

Giai đoạn 2: Cắt tỉa lông gọn gàng

Giai đoạn 3: Tắm gội sạch sẽ cho bộ lông của Golden óng mượt

Giai đoạn 1: Chải chuốt lông cho Golden Chải lông cho chó Golden từ đầu đến chân

Khi chải lông cho Golden, bạn lưu ý dùng loại lược chuyên dụng để cún cảm thấy thoải mái. Khi chải thì bạn nên lựa dọc theo đường sống lưng, từ đầu xuống đến chân, chải kỹ những vùng lông dày và rậm rạp trên người của Golden như: Cổ, lưng và đuôi. Gỡ rối những phần lông bết dính một cách nhẹ nhàng để tránh cho Golden bị đau dẫn đến hoảng sợ.

Để giữ bộ lông của Golden luôn gọn gàng, bạn nên chú ý chải lông cho chúng thường xuyên ít nhất mỗi ngày 1 lần hoặc bất kỳ thời điểm nào thấy lông xơ rối và không đẹp mắt. Chải thường xuyên sẽ giúp lông Golden vào nếp và mượt mà hơn, đồng thời giảm đáng kể tình trạng rụng lông ra nhà.

Loại bỏ những mảng lông kết dính

Với những mảng lông kết dính (ví dụ như lông bị dính kẹo cao su), Siêu Pet khuyên bạn nên cắt bỏ phần đó ra. Bạn nên dùng kéo sắc nhọn và cắt thật dứt khoát, cẩn thận không vào người bé cún.

Nếu lông của Golden chỉ bị xơ rối nhẹ thì bạn có thể dùng tay để gỡ chúng ra. Sau đó, dùng lược chải thật nhẹ nhàng cho đến khi mượt thì thôi. Nếu thử gỡ mà không được thì mới nên dùng đến phương án loại bỏ để tránh mất thẩm mỹ.

Nếu bạn chịu khó chải lông cho Golden mỗi ngày thì tình trạng lông kết dính sẽ rất ít. Nhất là khi Golden ra ngoài chơi, bộ lông tiếp xúc nhiều với bụi bẩn và nền đất thì việc chải lông lúc này là vô cùng cần thiết.

Giai đoạn 2: Cắt tỉa lông gọn gàng

Golden sở hữu bộ lông khá dài và rậm rạp nên việc cắt tỉa lông thường xuyên sẽ giúp chúng trông gọn gàng và sáng sủa hơn. Bạn có thể tỉa lông cho Golden khoảng 2-3 tháng một lần, mùa hè thì nên cắt tỉa thường xuyên hơn để giúp cơ thể chúng thông thoáng và mát mẻ. Vào mùa xuân, lông của những anh bạn này thường rụng nhiều. Việc cắt tỉa lông gọn gàng sẽ giúp gia đình bạn giảm bớt rắc rối với những mảng lông rụng.

Dụng cụ cần chuẩn bị cho quá trình cắt tỉa lông

Đối với Golden, bạn nên dùng kéo để cắt tỉa lông thay vì máy cạo như những giống cảnh khuyển khác. Các dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm:

Các bước cắt tỉa lông đơn giản

Bước 1: Dùng lược chuyên dụng chải qua một lần cho bộ lông vào nếp sẽ dễ cắt tỉa hơn. Gỡ rối hoặc loại bỏ các mảng lông vón cục.

Bước 2: Đặt Golden lên một chiếc bàn phẳng để cố định vị trí. Lựa chọn vị trí cần cắt tỉa lông.

Bước 3: Bắt đầu dùng kéo tỉa lông theo thứ tự: Lưng – bụng – đầu – đuôi – chân – tai là những khu vực lông của Golden dài và rậm rạp nhất. Tỉa xuôi theo hướng lông mọc.

Bước 4: Sau khi tỉa xong, bạn dùng lược chải lại một lượt để loại bỏ hết lông đã cắt và những sợi gãy rụng. Kiểm tra một lượt xem bộ lông đã gọn gàng hay chưa, có sợi thừa nào không?

Bước 5: Dùng kìm cắt móng cắt tỉa móng cho Golden. Nên cắt thật chậm rãi và cẩn thận, không cắt quá sâu có thể làm Golden bị thương.

Bước 6: Đưa bé Golden đi tắm rửa để loại bỏ những sợi lông thừa, giúp cơ thể chúng thật sự sạch sẽ và thơm tho.

Tỉa lông bàn chân

Tỉa lông xung quanh bàn chân trước, rìa bàn chân thường có nhiều lông mọc loăn xoăn cần cắt tỉa cẩn thận. Tiếp theo, tỉa lông giữa kẽ các ngón chân của Golden. Cuối cùng là cắt ngắn phần lông ở mu bàn chân với chiều dài khoảng 1-2cm, độ dài lông che vừa phải lớp đệm bàn chân cún.

Tỉa lông phần cẳng chân

Dùng kéo tỉa ngắn lớp lông bù xù xung quanh chân của Golden theo độ dài lý tưởng khoảng 3-4cm, lông phía sau bắp chân phải dài hơn lông phía trước.

Tỉa lông xung quanh ngực và cổ chó

Đây là nơi lông của Golden mọc dày và rậm rạp nhất. Bạn hãy bắt đầu tỉa từ đám lông rậm mọc xung quanh vai rồi đến trước ngực và vùng cổ. Độ dài lông bạn có thể tự ướm thử, sao cho khi chải, lông duỗi thẳng mà không xoăn xù. Để tỉa vùng lông này, bạn có thể dùng máy cạo lông thay vì kéo thì sẽ nhanh hơn.

Tỉa lông tai

Bắt đầu tiến hành tỉa phần lông trước và sau tai sau đó đến vành tai, kẽ tai. Phần lông ở tai của Golden không dài và rập rạm lắm nên không cần tỉa quá cầu kỳ.

Tỉa lông đuôi

Lông đuôi của Golden tuy dài và rậm rạp nhưng bạn không nên tỉa quá ngắn hay quá thưa thớt. Bạn chỉ nên tỉa nhọn phần lông từ phía cuối đuôi cho đến chóp đuôi. Việc dùng kéo răng lược thì phần lông đuôi trông sẽ tự nhiên và đẹp hơn.

Lưu ý khi cắt tỉa lông cho Golden

Bộ lông chó Golden khá dài và rậm rạp. Do đó, nếu muốn lông chúng gọn gàng, bạn nên chú trọng vào những phần lông xoăn rối thay vì cố gắng tỉa đến một độ dài nhất định.

Không nên tỉa trụi lông chó Golden vì bộ lông có vai trò như tấm áo giáp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương xung quanh. Nên để độ dài lông chó Golden ít nhất từ 4-5cm.

Bạn không nên dùng máy cạo để tỉa lông cho chó Golden. Chỉ cần một chiếc kéo thường và một chiếc kéo răng lược là được.

Nếu muốn chó Golden có vẻ ngoài lộng lẫy, bạn nên đưa chúng đến các Spa hoặc các cửa hàng chăm sóc thú cưng. Họ sẽ giúp bé Golden nhà bạn có bộ lông đẹp mắt nhất.

Giai đoạn 3: Tắm rửa sạch sẽ cho Golden

Thông thường, sau khi cắt tỉa lông xong sẽ là khâu tắm rửa để giúp bé Golden sạch sẽ và thơm tho hơn. Bạn nên chọn thời điểm nắng ấm để tắm, không nên tắm vào lúc cuối ngày sẽ rất khó để bộ lông cún thể khô hoàn toàn. Lông ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến những bệnh lý không đáng có về sau.

Chuẩn bị trước khi tắm cho Golden

Phòng tắm: Cần kín đáo, ấm áp, không có gió lùa. Cửa sổ và cửa chính nên đóng kín trong quá trình tắm cho cún.

Nước tắm: Dùng nước sạch, không nên tắm ở ao, sông, hồ. Mùa đông cần có nước ấm vừa đủ, mùa hè thì nước mát.

Sữa tắm: Nên dùng các loại sữa tắm chuyên dụng dành cho cún cưng. Tốt nhất, bạn nên dùng loại dưỡng ẩm cho da và làm mượt lông. Một số loại sữa tắm trị ghẻ, nấm, ve, bọ chét, … thì nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Chuẩn bị thêm khăn lau, lược chuyên dụng, máy sấy, dầu xả,… vào vị trí sẵn sàng.

Nhét bông vào lỗ tai của Golden trước khi tắm để tránh nước vào tai.

Nền nhà tắm nên kê thêm tấm thảm xốp nhằm giảm độ trơn trượt, tránh để Golden trượt ngã khi tắm.

Chuẩn bị thêm 1 lọ thuốc mỡ thú y chuyên dụng đề phòng trường hợp sữa tắm dây vào mắt của Golden.

Cách tắm cho Golden như thế nào?

Bước 1: Dùng nước ấm xả qua một lượt để làm sạch bụi bẩn và lông rụng trên cơ thể của Golden. Lực nước nên vừa phải, xả nhẹ nhàng từ cổ xuống đến chân và tránh dội thẳng vào đầu có thể làm cún hoảng sợ.

Bước 2: Xịt một lượng vừa đủ sữa tắm để tạo bọt. Tiến hành kỳ cọ, mát xa để làm sạch lông và cơ thể Golden. Kết hợp việc loại bỏ các loại ký sinh trùng như:Ve chó, bọ chét,… nếu có.

Bước 3: Kỳ cọ xong thì bạn cần xả một lượt nước để làm sạch bọt xà phòng trên lông chúng. Nếu cảm thấy chưa sạch thì lại cho sữa tắm và tiến hành kỳ cọ thêm một lần nữa.

Bước 4: Tiếp tục sử dụng dầu xả để dưỡng lông cho Golden óng ả và mềm mượt hơn.

Bước 5: Sau khi tắm xong, bạn dùng khăn khô lau sạch nước trên người Golden. Sấy khô lông bằng máy sấy chuyên dụng kết hợp dùng lược để tạo kiểu, loại bỏ các sợi lông gãy rụng.

Bước 6: Có thể thoa thêm phấn rôm và dầu dừa để dưỡng ẩm và không bị bết dính.

Lưu ý khi tắm cho Golden

Không được để xà phòng vào mắt và tai của Golden. Nếu không may dây vào thì lập tức rửa sạch bằng nước. Không tắm cho Golden trong tư thế nằm ngửa.

Không dùng sữa tắm của người để tắm cho Golden vì sữa tắm của người có nồng độ axit cao rất hại cho da cún. Một số thương hiệu sữa tắm an toàn bạn nên chọn cho cảnh khuyển như: SOS, Joyce & Dolls, …

Không nên tắm quá lâu, thời gian tắm cho Golden nên giới hạn trong khoảng 15-30 phút.

Nếu bé Golden bị ghẻ lở, nấm, vết thương hở hay nhiễm trùng da thì không nên dùng sữa tắm. Bạn có thể tắm cho chúng bằng các loại lá như: Lá khế, bưởi, chè tươi, xà cừ,… Vị chát của những loại lá này có thể tạo thành môi trường kháng khuẩn cực kỳ tốt.

Khi sấy lông cho Golden, tiếng ồn của máy có thể làm chúng sợ hãi, hoảng loạn. Bạn nên để công suất nhỏ hoặc dùng đồ bịt tai để cún cảm thấy yên tâm hơn.

Sau tắm, Golden có bất kỳ biểu hiện gì bất thường như: Sốt, bỏ ăn, nằm ì một chỗ, nôn mửa, co giật,... thì bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Có thể cách tắm của bạn không đúng và bé Golden đã bị cảm lạnh.

Lời kết

Giống cảnh khuyển Golden sở hữu bộ lông dài nên việc chải chuốt và cắt tỉa lông thật sự cần thiết. Hi vọng, những thông tin trên giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc lông bé Golden ngày càng óng ả và mượt mà hơn.

Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.

Nguồn: https://sieupet.com/cham-soc-long-cho-cho-golden-retriever.html

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cắt Tỉa Lông Chó Poodle Tại Nhà

Cho chó poodle ăn gì? Có nên cho chó poodle ăn thức ăn khô hay không? Là câu hỏi chung của hầu hết người mới nuôi poodle.

Chó poodle là giống chó năng động, chúng hoạt động liên tục và không chịu ngồi yên một chỗ nên đòi hỏi chúng ta phải có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để đảm bảo luôn khỏe mạnh, mộ lông mềm mượt, tránh cách bệnh dịch cho chúng.

Nên chọn các loại thức ăn cho chó Poodle giàu protein và chất béo như: thịt, trứng, nội tạng, cơm, rau củ quả, phô mai…. Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng hằng ngày cho chúng.

Hệ tiêu hóa của chó poodle khá yếu nên chọn các loại thức ăn nấu chín, thức ăn khô đóng gói chỉ nên dùng trong trường hợp “chống cháy” nếu bận quá bận, chứ không nên dùng thường xuyên. Tuy nhiên thức ăn có sẵn vẫn sẽ giúp bữa ăn thêm đa dạng, poodle sẽ không chán ăn và bỏ bữa.

Một chế độ dinh dưỡng tốt, các bữa ăn đa dạng sẽ giúp chó Poodle khỏe mạnh, có bộ lông mềm mượt, không bỏ bữa vì chán và tránh các bệnh về tiêu hóa, nên bạn cần lưu tâm trong việc chọn thức ăn, khẩu phần ăn và lên thực đơn cho pet cưng nhà mình

Lưu ý: các dụng cụ đựng thức ăn cho poodle phải luôn khô ráo và sạch sẽ để đảm bảo tốt cho sức khỏe cũng như chất lượng của thức ăn. Tránh trường hợp poodle bị nhiễm bệnh từ những dụng cụ này.

Môi trường sống của poodle cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng khá nhiều.

Tuy nhiên poodle khá dễ sống, nên hiện nay ở khu vực thành thị, nông thôn, ngoại ô, nhà chung cư…. tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, ai ai cũng đều có thể nuôi được Poodle.

Môi trường sống của chó poodle nên chọn thế nào?

Poodle khá dễ nuôi, chỉ cần có người biết cách chăm sóc là đủ, không gian thì không cần quá rộng. Nhưng để đảm bảo chúng luôn khỏe và nhanh nhẹn, bạn nên lưu tâm một số vấn đề sau:

Không gian sống nên thoáng, nếu bị ẩm mốc thì poodle dễ bị cảm, bệnh…

Nên dành thời gian cho chúng tham gia các hoạt động chạy ngày ngoài trời thường xuyên: đi dạo, chạy nhảy…. để chúng không bị nhút nhát và sợ người.

Chó poodle là giống cho dễ bị cảm lạnh nên việc tắm cho chó poodle bạn cần phải đặc biệt lưu tâm. Đặc biệt poodle không bị rụng lông nên việc tắm thường xuyên hay không phụ thuộc vào môi trường sống của chúng có sạch sẽ hay không, chúng vận động có nhiều hay không, ăn uống có sạch không….

Một số trường hợp lưu ý không nên tắm cho poodle: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cắt tỉa chuyên dụng

Trước khi cắt tỉa lông cho Poodle bạn cần chuẩn bị bộ dụng cụ cắt tỉa chuyên dụng để giúp thao tác chính xác và chuẩn, tránh trường hợp làm tổn thương đến các pé.

Lưu ý: Bộ dụng cụ này chỉ nên dùng để cắt tỉa cho thú cưng, không nên dùng trong những trường hợp khác để đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi bạn cắt tỉa lông cho thú cưng của mình.

Bước 2: Cách tỉa và vệ sinh cho lông chó Poodle

Cố định pet và bắt đầu cắt lớp lông máu ngoài cùng của poodle. Lớp lông này là lớp lông ngoài cùng, được mọc ra lúc đầu tiên, chúng thường không xoăn, nên muốn tạo kiểu bạn cần cắt tỉa lớp lông này.

Tạo kiểu và vệ sinh lông cho chó Poodle. Nếu pet nhà bạn lần đầu tiên cắt lớp lông máu thì phải đợi lông dài ra, các lần sau đó mới tạo kiểu được.

Tắm và sấy khô poodle để không bị cảm lạnh

Để giữ cho bộ lông poodle luôn mịn, không bị rối, bạn phải thường xuyên chải, đặc biệt có thể chải hằng ngày để giúp chúng trở nên mượt và mịn hơn. Chó poodle thường ít rụng lông nên chỉ cần tắm chúng 1-2 lần/ tuần là bạn có thể giữ vệ sinh lông chó sạch sẽ.

Nếu bạn không có thời gian nhiều trong việc tạo kiểu tóc cho chó Poodle thì bạn nên đưa pet cưng đến với các spa uy tín để được chăm sóc và tạo các kiểu lông chuyên nghiệp. Khuyến khích nên đưa các pet đi từ 3-5 tuần/1 lần.

Hiện nay các spa chăm sóc thú cưng vô cùng nhiều, nếu bạn không có nhiều thời gian chăm sóc pet thì có thể chọn spa để chăm sóc chúng, nhưng nên chọn những địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp.

Nếu bạn đang ở tphcm, cụ thể là khu vực tân phú thì Dog’s Mom là một sự lựa chọn cam kết chất lượng cho bạn. Dog’s Mom luôn tân tình và cẩn trọng trong từng việc nhỏ để giúp các cún cưng trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất:

Một số lưu ý về cách nuôi chó poodle nhỏ:

Không nên tắm thường xuyên vì chúng dễ bị bệnh, nếu poodle con bị bẩn bạn có thể lau mình chúng bằng nước nóng

Cho chúng ăn thức ăn chín, mềm để tiêu hóa tốt

Phải tiêm đủ các mũi phòng bệnh cho chó poodle con

Tẩy giun sán theo định kỳ của bác sỹ thú ý

Việc tắm rửa sạch sẽ giúp poodle loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da, và giữ cho bộ lông mượt, mịn và thơm. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cũng nên tắm cho poodle, chỉ nên tắm 1-2 lần/ tuần, mỗi lần tắm nên nhanh nhất có thể để đảm bảo pet không bị nhiễm lạnh và bệnh

Chó poodle là dòng chó cực thông minh, chúng đáp ứng và học hỏi rất tốt các yêu cầu của con người, chúng được cho là dòng chó dễ huấn luyện nhất, luôn vui vẻ, luôn năng động, tràn đầy năng lượng, không thích ngồi yên một chỗ, chúng luôn thích được chạy nhảy chơi với mọi người.

Tuy nhiên, nếu chúng ta không làm bạn, có những trò chơi mang tính thử thách và huấn luyện chúng thì lâu dần chúng trở nên nhút nhát, sợ người lạ, hay gầm gừ, phá đồ, sủa nhiều ( hội chứng chó nhỏ)

Tuổi thọ của chó poodle là 12 – 15 năm.

Tuy nhiên tuổi thọ của chó Poodle còn phụ thuộc vào các dòng chó khác nhau, bởi vì kích thước, cân nặng và cách chăm sóc của bạn cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng.

Dòng chó Teacup và Tiny Poodle thì lại có tuổi thọ ngắn hơn nhiều, bởi đây là hai dòng chó được tạo ra bằng cách sinh non và cơ thể chưa hoàn thiện các bộ phận. Thông thường tuổi thọ trung bình của 2 chú chó này trong vòng 5 đến 8 năm.

Chó poodle được nuôi và chăm sóc với vai trò như một người bạn đồng hành. Nên nếu muốn chó poodle giữ nhà thì bạn phải có những bài tập huấn luyện riêng.

Chó poodle có thể ăn cơm được, nhưng hàm lượng tinh bột trong cơm thường không hấp thu tốt bằng protein và chất béo. Nên có thể chọn cơm như một món ăn thay đổi để giúp đa dạng bữa ăn chứ không phải là thức ăn chính cho poodle vì không đảm bảo chất dinh dưỡng.

Không phải thức ăn gì thì lông chó poodle đẹp mà nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ cách chăm sóc, ăn uống, vệ sinh lông. Nên để có được một bộ lông đẹp bạn cần biết cách chăm sóc đúng cách.

Rụng lông, thay lông và mọc lông mới một vấn đề sinh lý rất bình thường của các cún cưng, tương tự như thế thì quá trình mọc lại lông mới sau khi cạo cũng cần một thời gian, để lông chó poodle mọc lại nhanh thì bạn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như chọn các loại thức ăn kích thích mọc lông cho poodle.

Tùy vào sở thích và cuộc sống của bạn mà có sự chọn lựa một em cún phù hợp.

Nếu bạn là người nuôi chó kiểng, không có nhu cầu mua bán hay nhân giống thì nên triệt sản cho chó poodle.

Nếu bạn là nhà nhân giống, cung cấp cho poodle thì nên lưu ý và tìm hiểu: chó poodle mấy tháng thì salo, chó poodle đực bao nhiêu tháng phối được,vv… để nhân giống chó poodle chất lượng.

Số lượng chó Poodle con được sinh ra vào mỗi lần phụ thuộc vào việc phối giống ban đầu của bố mẹ, và bố mẹ chúng là loại Poodle nào.

Trung bình, Toy poodle đẻ được 3 con một lứa trong khi Miniature poodle và Standard poodle là 6.

Tuy vậy, đó cũng chỉ là số liệu thống kê chung. Vẫn có những trường hợp khác biệt như Toy poodle chỉ đẻ được 1 con hoặc hiếm gặp hơn có thể có tới 5 con. Trường hợp đặc biệt nhất được ghi nhận đó là chó Standard poodle mẹ sinh được tới 16 chó con.

Chó poodle thường có kháng thể không tốt. Nên chúng thường hay dễ bị bệnh đặc biệt là dễ bị hắt xì hay chảy nước mắt, viêm đường hô hấp, viêm da…. Nên bạn cần phải lưu tâm và chăm sóc kỹ, nếu poodle bị bệnh trên thì hãy đến ngay các bác sĩ thú y để được tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc.

Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Lông Chó Poodle Đơn Giản Tại Nhà

Tham khảo nếu bạn đang nuôi Poodle:

1. Cách chăm sóc lông chó Poodle

Trước khi nghĩ đến việc chải chuốt, làm đẹp cho một bé Poodle thì việc trước tiên cần làm là phải luôn giữ cho bé được sạch sẽ. Bạn nên dành thời gian để tắm rửa, đánh răng, làm vệ sinh hằng ngày, cắt tỉa móng chân định kỳ cho để tập cho bé làm quen với việc vệ sinh ngay từ khi còn nhỏ.

Việc đánh răng nên thực hiện hằng ngày hoặc ít nhất là mỗi tuần 2 lần để ngăn tích tụ vi khuẩn gây các bệnh về răng miệng và để giữ được hơi thở thơm tho. Hoặc bạn có thể thay thế bằng xương gặm dinh dưỡng hàng này cho Poodle. Nên cắt móng chân khoảng 1 lần mỗi tháng, tránh để móng quá dài vì sẽ gây bất tiện cho việc di chuyển của các bé và tiềm ẩn nguy cơ làm xước các đồ vật trong nhà hay tệ hơn bạn có thể bị thương khi chơi đùa với chúng.

Poodle là một trong những giống chó được đánh giá có bộ lông đẹp, lông của chúng dày và xoăn mượt tự nhiên với nhiều màu sắc như: nâu, trắng, xám, đen, bạc, nâu đỏ và một số cá thể hiếm còn có màu xanh rất đẹp. Cho nên hãy chăm sóc lông chúng hằng ngày để bộ lông của chúng luôn đẹp và khỏe mạnh.

Nên tắm cho chó Poodle từ 1 – 2 lần/ tuần bằng dầu tắm chuyên dụng cho chó. Tùy thuộc vào đặc điểm lông để chọn loại dầu phù hợp chẳng hạn như dầu tắm cho chó lông ngắn, lông dài, lông sáng màu hoặc sẫm màu… Sử dụng đúng loại dầu tắm chất lượng tốt sẽ giúp bộ lông của bé mọc nhanh hơn, bóng mượt và tăng sắc tố màu.

Bên cạnh đó hằng ngày nên chải lông cho Poodle để bộ lông không bị rối, lưu ý nên dùng găng tay chải lông chuyên dụng bởi vì các loại lược thông thường sẽ làm lông chúng bị giảm độ xoăn. Hơn nữa găng chải lông cũng có tác dụng mát xa, giúp các bé thoải mái hơn. Một lợi ích nữa của việc chải lông hằng ngày là bạn có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường trên người bé như mẩn đỏ, viêm, nấm,… từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

2. Cách cắt tỉa lông chó Poodle

Hiện nay có nhiều spa và cả nơi cung cấp phụ kiện, dịch vụ nhận tạo kiểu lông chó Poodle ở các thành phố lớn như Hà Nội, chúng tôi Đà Nẵng,… Tuy nhiên, có nhiều người muốn thực hiện tại nhà để tiết kiệm chi phí cũng như sáng tạo theo ý muốn.

Lưu ý trong những lần đầu tiên các bé sẽ giãy dụa và gây khó khăn cho việc cắt lông, do đó nên có thêm một người giữ cho bé đứng im. Còn về sau khi đã quen được cắt tỉa lông thì Poodle sẽ ngoan ngoãn hơn.

Lông máu là lớp lông đầu tiên của mỗi chú chó khi mới sinh ra, lớp lông này thường rất dài và mềm nhưng lại không xoăn, do đó nếu bạn muốn tạo kiểu lông cho Poodle thì việc cạo lông máu là bước cần thiết để lớp lông mới mọc lên xoăn dày, cứng và dễ tạo kiểu.

Nên cạo lông máu cho Poodle khi bé được 2 tháng tuổi và sau khi cắt xong cần phải chăm sóc cẩn thận. Để bé nhanh mọc lông mới dày và đẹp hơn thì trong thời gian này nên sử dụng sữa tắm chứa vitamin E, đồng thời bổ sung các loại thực phẩm như trứng vịt lộn hay loại thức ăn giàu protein để lông Poodle thêm mượt mà và có độ bóng.

3. Các kiểu cắt tỉa lông chó Poodle đẹp

Với kiểu tỉa lông này, chú Poodle sẽ được tạo bông xù ở phần mặt và tai theo dạng hình tròn. Phần lông ở thân sẽ được cắt tỉa ngắn lại gọn gàng, dù phải hy sinh bộ lông xoăn dài của mình nhưng với kiểu tỉa lông này các bé Poodle sẽ trở nên cực kỳ đáng yêu, trông như những cục bông di động. Kiểu tỉa lông này phù hợp với dòng Poodle tiny có ngoại hình nhỏ nhắn.

Với kiểu Teddy, chú Poodle sẽ được cắt tỉa gọn gàng phần lông ở trên khắp cơ thể với độ dày ngang bằng nhau. Kiểu này khá đơn giản và dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ cao, cún cưng của bạn không những trông gọn gàng hơn mà còn ngộ nghĩnh, hoạt bát như những chú gấu Teddy. Những chú Poodle nhỏ như dòng toy, tinyi, teacup sẽ rất hợp với kiểu lông này.

Poodle sẽ được cắt tỉa gần như toàn bộ phần lông ở thân sau, chỉ giữ lại lông ở phần đầu, hông, mắt cá chân và chỏm đuôi. Kiểu tạo hình này thường thấy ở những chú Poodle dòng standard với kích thước trung bình có phần mõm và tai dài. Phong cách này khá được ưa chuộng ở các nước châu Âu với vẻ đẹp điệu đà, sang chảnh.

Hướng Dẫn Cách Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Chó Alaska Ngay Tại Nhà

Chó Alaska hiện đang là giống chó cảnh được yêu thích và nuôi phổ biến tại nước ta cũng như trên thế giới. Sở hữu vẻ đẹp thu hút cùng với sự thông minh, trung thành và thân thiện. Tuy vậy để có thể nuôi dưỡng và chăm sóc chó Alaska tốt lại không hề dễ dàng. Vậy làm thế nào để bạn có thể nuôi dưỡng và chăm sóc chó Alaska tốt thì bạn có thể tìm hiểu những thông tin sau đây:

Chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng trong cách nuôi chó Alaska, quyết định cho sự phát triển của những chú cún nói chung và Alaska nói riêng. Để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho chó Alaska, chúng ta cần thiết lập một thực đơn đảm bảo những quy tắc sau:

Dưới 1 tháng tuổi: Đây là lúc mà phần lớn dinh dưỡng của Alaska được cung cấp từ sữa mẹ. Thế nên, trong giai đoạn này, chó mẹ cần được đảm bảo thật tốt dinh dưỡng của mình.

Chó được 1 tháng tuổi: là thời điểm mà Alaska con nên được tập ăn dần để hệ thống đường ruột dần quen với việc tiêu hoá, thực phẩm tốt nhất cho chúng chính là các loại cháo thịt xay nhuyễn.

Từ 2-6 tháng tuổi: giai đoạn này bạn nên cho chúng ăn cơm mềm trộn cùng thịt gà, thịt lợn và ” sang chảnh” hơn thì là thịt bò. Trong khẩu phần ăn nên bổ sung chất xơ cùng ½ gói men tiêu hóa để đảm bảo đường ruột của bé nhà bạn vẫn luôn ổn.

Trên 6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn mà Alaska ” sắp trưởng thành”, vậy nên, các cữ ăn dần được giảm lại và tăng cường các thành phần như canxi, rau củ,..

Cần tránh các loại thực phẩm sau trong khẩu phần ăn của Alaska như: xương cá, trứng gà sống, thực ăn ngọt, thức ăn quá mặn, thức ăn ôi thiu,…

Việc chăm sóc cục bông di động luôn khiến các tín đồ Alaska đau đầu. Tuy nhiên, đừng lo lắng, có tips cả thôi! Luôn ghi nhớ 3 mẹo nhỏ này, quá trình nuôi dạy người bạn 4 chân sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Môi trường sống của Alaska cần được hết sức lưu ý bởi đặc thù với bộ lông dày cộm, nhiệt độ xung quanh cần được đảm bảo với tiêu chí: hè mát đông ấm

Bảng giá huấn luyện chó mới cập nhật năm 2023

Hotline: 0981 04 06 07 – 0965 89 82 85 – 09188 000 48

Bảng giá huấn luyện chó tại Trung Tâm Trung Đức cam kết với quý khách hàng về chất lượng, uy tín làm nên thương hiệu ” Huấn luyện chó Trung Đức “

Lưu ý: Bảng giá trên là bảng giá niêm yết năm 2023 tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi thú cưng của ban.

Các thông tin hữu ích khi các bậc phụ huynh gửi chó tại Trung Tâm Huấn Luyện Chó Trung Đức

– Các thú cưng của bạn sẽ được về thăm chủ 1 tháng/1laanf do xe chuyên dụng đưa đón thú cứng.

– Chó cưng của ban trên 5 tháng tuổi là thời gian huấn luyện tốt nhất.

– Chó trên 4 tuổi thời gian huấn luyện sẽ lâu hơn tùy theo bản tính mỗi anh/chị chó cưng.

– Chi phí được chia nhỏ đóng theo hàng tháng.

– Mỗi dịp lễ tết trung tâm huấn luyện chó Trung Đức nhận hàng trăm thú cưng để chăm sóc mỗi ngày.

Những thông tin chủ nhân của thú cưng cần biết khi sử dụng dịch vụ huấn luyện chó

– Ai là người đưa đón chó ? Qúy khách chỉ cần cung cấp địa chỉ và số điện thoại nhân viên của chúng tôi sẽ đưa đón những thú cưng của bạn đến tận nơi về tận chốn.

Chắc quý vị cũng hình dung ra là chất lượng dịch vụ khác nhau nó quyết định đến giá huấn luyện và chăm sóc chó.

Tại trung tâm huấn luyện chó Trung Đức, các chú chó có khẩu phần ăn thực sự rất ngon và phù hợp với từng khẩu vị từng chú chó. Các thực phẩm được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được đội ngũ y bác sỹ thú y kiểm duyệt qua trước khi đến với những chú chó thân yêu.

Vệ sinh và kiểm tra sức khỏe hẵng ngày để đảm bảo sức khỏe cho những chú chó.

Các kỹ năng huấn luyện chó được các bậc thầy về huấn luyện chó nghiệp vụ huấn luyện tận tình nhất.

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN – Hướng dẫn cách nuôi dưỡng và chăm sóc chó Alaska ngay tại nhà :

Đặc biệt huấn luyện chó nghiệp vụ hổ trợ trong việc phòng chống tội phạm, đánh hơi tìm kiếm đồ vật. Ngoài ra Trường Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức TpHCM còn nhận huấn luyện chó theo nhu cầu riêng của mỗi khách hàng. Chó ra trường được bàn giao cho chủ cẩn thận, có giấy chứng nhận đã tốt nghiệp qua trường huấn luyện đào tạo chó chính quy. Trung tâm đảm bảo thực hiện đúng cam kết ghi rỏ trên hợp đồng

– Huấn luyện chó biết nghe lời và biết phục tùng

– Huấn luyện chó bảo vệ chủ, bảo vệ tài sản, bảo vệ mục tiêu

– Huấn luyện chó biết đi vệ sinh đúng giờ, đúng nơi quy định

– Huấn luyện chó biết phản biện người lạ và tấn công tội phạm khi cần thiết

– Huấn luyện chó không ăn thức ăn của người lạ và không ăn thuốc(ăn bả)

– Huấn luyện chó biết đánh hơi, tìm đồ vật bị thất lạc và mang về

– Huấn luyện chó biết đi cạnh chủ khi đi chơi, đi dạo ngoài phố.

– Huấn luyện chó biết làm trò vui, làm xiếc như: nằm, ngồi, bò, chào, bắt tay, kêu sủa, lăn, đi hai chân, ngồi xe máy, cắn v.v…

Các lĩnh vực hoạt động chính của Trường Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức:

Nhận huấn luyện chó theo yêu cầu của cá nhân, gia đình, công ty, xí nghiệp, bảo vệ vườn rẩy.

Bán chó nghiệp vụ bảo vệ đã được huấn luyện đầy đủ đã qua kiểm chứng và đạt được thành quả cao

Bán chó Becgie con 2 tháng, Rottweiler 2 tháng đã chích ngừa đầy đủ. Chó giống tại trường sinh sản thuần chủng có giấy chứng nhận.

Nhận nuôi dưỡng chăm sóc chó dịp lể tết và các ngày nghỉ khi quý

Liên kết mạng xã hội:

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chăm Sóc Vệ Sinh Mắt Cho Chó Tại Nhà trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!