Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Alaska Con Mới Đẻ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CHÓ SƠ SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Có được một đàn chó chuẩn về gien giống, khỏe về thể chất là mục tiêu và mơ ước của các nhà nhân giống và chọn giống , nhất là Alaska, giống chó có rất nhiều dòng khác nhau. Thiết nghĩ các hiểu biết cơ bản về chăm sóc chó sơ sinh có vai trò quan trọng, không thể dùng kinh nghiệm để thay thế kiến thức cơ bản.
Mặc dù các nhà nhân giống chó, ace nuôi chó lâu năm có nhiều kinh nghiệm quý về chăm sóc chó sơ sinh, chó theo mẹ; nhưng để có cơ sở khoa học hơn, chúng ta cần biết một số kiến thức cơ bản để chăm nuôi một đàn chó khỏe mạnh, phát triển tốt về giống và chọn giống.
Thế nào là đàn chó sơ sinh khỏe mạnh?
Trong vòng 48 giờ đầu, chó con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ, chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê. Đó là bản năng “luyện tập” hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.
Được chó mẹ âu yếm, hỗ trợ liếm láp không những ” hỗ trợ vần động, trở mình” cho con, mà chó mẹ còn liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và “dọn vệ sinh” cho con. Chó con mới sinh có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ ( trong bài viết trước mình có đề cập việc ko nên lót quà nhiều vải, khăn mền trong ổ đẻ dễ gây thương tổn cho chó con). Đặc biệt lưu ý các chủ nuôi để chó mẹ và đàn con ở góc tường, mẹ nằm sát tường dễ đè chết con do nghẹt thở. Tốt nhất nên đóng cho chó mẹ 1 “hộp đẻ” (whelping bed) có vách cao khoảng 10 cm để bảo vệ chó con.
Các chỉ số sinh lý, hoạt động cơ bản của chó sơ sinh?
Nhịp tim 160 – 200 lần / phút.
Nhịp thở 15 – 35 lần / phút.
Thân nhiệt lúc mới chào đời 34,5 – 36oC – Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt mới đạt 38oC. Vì thế chó con thường thích nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình.
Mở mắt từ 10 – 14 ngày. Khả năng nhìn và nghe phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi.
Biết liếm láp và tập ăn được trong máng ăn vào 21 ngày tuổi.
“Sữa đầu” của mẹ quan trọng như thế nào?
Trong vòng 36 giờ sau khi sinh, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt gọi là “sữa đầu” hay ” sữa non”.
Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao.Đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu IgG có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con.
Nếu chó mẹ được tiêm vaccine 1 tháng trước khi mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con xuyên suốt 16 tuần tuổi với các bệnh Pravovirus, carê và các bệnh truyền nhiễm khác.Nguyên nhân chính của chó sơ sinh chết yểu là do không bú được hoặc bú quá ít sữa đầu của chó mẹ.
Quan niệm về “ăn dặm” – Ăn ngoài sữa mẹ của chó sơ sinh ?
Cũng giống như ở người, ” không gì thay thế được sữa mẹ !” đặc biệt là sữa đầu. Việc cho chó con ăn dặm sớm là điều bất tắc dĩ, cần cân nhắc và có tư vấn của các bác sỹ Thú y.
Trong vòng 36 giờ đầu, tuyệt đối không được cho chó con ăn dặm. Một số chủ chó quá cẩn thận sợ chó con đói đã tự ý cho ăn dặm rất sớm làm cho chó con chán sữa mẹ ( vì độ ngọt của đường lactose sữa mẹ kém hơn sữa ăn dặm). 80- 90 % chó sơ sinh chết yểu do không bú đủ sữa đầu của mẹ.
Hai tuần đầu nếu có trục trặc vì chó mẹ mất sữa hoặc đàn con quá đông thì biện pháp tách đàn hoặc tìm chó “vú em” là biện pháp tốt nhất thay thế “ăn dặm”. Khái niệm “ĂN DẶM” và “TẬP CHO CHÓ CON ĂN” vào 21 ngày tuổi nên hiểu là giống nhau.
Các nguy cơ gây chết yểu chó sơ sinh là gì ?
Chó mẹ phối giống ngay lần động dục đầu tiên , cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, chó mẹ vụng nuôi chăm con.
Chó mẹ ốm yếu, đặc biệt khi mang thai hoặc mắc các bệnh mạn tính như: Ghẻ demodex ( xà mâu ), viêm da lở loét, viêm, u tử cung…
Chó mẹ tuổi cao trên 6 năm. Chó mẹ có vấn đề về gien: lai đồng huyết, cận huyết. –
Chủ nuôi chăm sóc kém trong kỳ mang thai.
Đẻ quá nhiều con : Các giống chó nhỏ như chihuahua, phốc sóc…số lượng con 3-4/đàn, các giống chó to Berger, Rottweiler, Alaska… 6 – 8 con / đàn, có con đẻ trên 10 chó con. Vượt quá số con trên, trọng lượng chó sơ sinh quá nhỏ so với bình thường là bất lợi cho sức khỏe của cả đàn con.
Do điều kiện chăm sóc của chủ chó trước và sau khi đẻ không hợp lý.
Sức khỏe chó con yếu, bị nhiễm giun tròn nặng qua bào thai.
Cho ăn dặm quá sớm…
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cách Nuôi Chó Con Mới Đẻ
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của một chú chó, giai đoạn chó sơ sinh là giai đoạn phát triển nhanh nhất, cơ thể dẻo dai nhất và cũng là thời điểm dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tử vong cao nhất. Đây được xem là giai đoạn khó khăn không chỉ đối với những chú chó con mà với cả người nuôi. Việc chăm sóc cho chó ở giai đoạn này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và phương pháp phù hợp mới đảm bảo được quá trình phát triển của chúng được thuận lợi. Chính vì vậy mà việc nắm bắt được cách nuôi chó con mới đẻ đúng kỹ thuật là điều mà các bạn phải trang bị cho mình.
Hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻNhững chú cún con khi vừa mới sinh trông rất yếu ớt và mãnh mai, cũng như những đứa trẻ sơ sinh chúng cũng cần phải có chế độ chăm sóc tốt nhất mới đảm bảo được quá trình phát triển về sau được thuận lợi.
Chế độ ăn uống cho chó sơ sinhKhi vừa mới sinh, sức đề kháng của những chú cún con thường rất kém nên ngay từ lúc mới sinh các bạn cần phải cho chúng uống sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng hàm lượng Acid Amin, Vitamin, khoáng chất và Protein rất cao giúp cho những chú cún con hình thành hệ miễn dịch tốt. Thường thì trong vòng 4 ngày đầu tiên sau sinh, các chú chó con của chúng ta cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, ngoài ra các bạn cũng phải chú ý đến việc vệ sinh vú của chó mẹ để đảm bảo vệ sinh.
Chọn cách nuôi chó con mới đẻ phù hợp với điều kiện chăm sóc của bạn.
Sau khi chó con được 5 ngày tuổi, các bạn bắt đầu cho chúng uống thêm sữa ấm. Trong trường hợp chúng còn quá non nớt thì bạn có thể dùng kim tiêm để bơm sữa trực tiếp vào miệng chúng, và khi chúng bước qua 10 ngày tuổi thì có thể cho chúng bú bình hay cho sữa ra một chiếc đĩa để chúng tự liếm. Chó con nên kết hợp bú sữa mẹ và uống sữa ấm mỗi ngày từ 100-200ml trong vòng 1 tháng đầu tiên.
Khi những chú chó con của chúng ta đến tuần tuổi thứ 3, bạn nên bắt đầu tập cho chúng ăn dặm bằng cháo loãng cùng thịt heo băm nhỏ, mỗi ngày cho chúng ăn từ 1-2 bữa nhỏ. Sau 1 tháng tuổi bạn cần phải tăng cường thêm cá, trứng, rau củ vào khẩu phần ăn của chúng để bổ sung những vi chất cần thiết.
Các giai đoạn phát triển của chó conChó con vừa mới sinh trông rất yếu ớt và mỏng mãnh, trong 2 ngày đầu tiên chúng chỉ ngủ và bú sữa mẹ là chính. Các cơ quan chức năng trên cơ thể chó con chưa được phát triển toàn diện, chúng chỉ có thể duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu nên thời điểm này chó mẹ thường giúp chúng hoạt động bằng cách trở mình, liếm láp vào cơ thể hay hậu môn của chó con.
Khi được 1 tuần tuổi thì các khe tai của chúng bắt đầu mở rộng, thính giác của chúng được phát triển và cho đến 2 tuần tuổi thì chúng sẽ mở mắt. Lúc này thì thính giác và thị lực của chó con đã sử dụng một cách bình thường.
Sau 3-4 tuần tuổi, chó con sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Và cho đến 8 tuần tuổi thì bộ răng của chúng đã thành hình, nhưng nếu bạn phát hiện răng chúng mọc chậm thì cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của chúng. Các cơ quan còn lại của chó con sẽ bắt đầu phát triển dần cho đến khi chúng được 6 tháng tuổi ( Giai đoạn trưởng thành).
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó con
Cún con sau 2 tuần tuổi cần được tẩy giun sán, tiếp tục việc làm này vào tuần thứ 4, thứ 6 và thứ 8. Sau đó bạn chỉ cần tẩy giun sán cho chó con theo định kỳ, 1 tháng 1 lần cho đến khi chúng được 4 tháng tuổi.
Vào thời điểm chó con được 3 tháng tuổi, chúng cần được tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh dại, Carre, Parvovirus và một số bệnh truyền nhiễm khác.
Trong giai đoạn chăm sóc chó con dưới 1 tháng tuổi, các bạn cần phải thường xuyên kiểm tra đàn chó. Cứ khoảng 3-4 giờ là bạn phải thăm chúng một lần.
Nơi ở của chó mẹ và chó con cần phải được vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo khô ráo. Các bạn không nên lót quá nhiều vải hay vật dụng giữ ấm khác để tránh tình trạng chó con bị kẹt. Bên cạnh đó bạn cũng nên cho chó mẹ nằm gọn trong góc tường, việc làm này sẽ hạn chế chó mẹ đè lên chó con mà không biết.
Chú ý quan sát cách ngủ của chó con, nếu đàn chó phân bổ đều từng góc khi ngủ có nghĩa là nhiệt độ trong khu vực đó hợp lý. Ngược lại, nếu chúng nằm phân tán ra khắp nơi và tỏ ra khó chịu thì nơi ở quá nóng, còn nếu nằm chụm vào nhau nghĩa là quá lạnh.
Khi chó con được 3-4 ngày tuổi, bạn cần phải cắt móng chân thừa cho chúng.
—
Toàn Bộ Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Alaska Con Mới Đẻ
Ngoài ra, do chưa ý thức được việc đi vệ sinh nên thường chó Alaska con mới đẻ sẽ đi ngay tại ổ đệm, do đó các chủ nuôi cần chú ý dọn dẹp sạch sẽ chỗ ở, thay khăn lót thường xuyên để chó con cảm thấy thoải mái nhất.
Nhận biết chó con có khỏe không?Quan sát chó Alaska trong vòng 48h đầu sau sinh, giai đoạn này các bé đa phần sẽ ngủ liên tục, chỉ thức dậy khi bú còn đâu lại chìm vào giấc ngủ miên man. Nhưng không có nghĩa là các bé sẽ nằm im, thỉnh thoảng bạn vẫn thấy chúng ngọ nguậy, co duỗi chân hoặc miệng bú hờ trong không khí. Đây hoàn toàn là những biểu hiện của một chú chó bình thường, là bản năng ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.
Tiếp đến, kiểm tra thân nhiệt, mới chào đời thân nhiệt của chó con thường rơi vào khoảng từ 34,5 đến 36 độ C, nhiệt độ thấp hơn bình thường nên các bé thường có xu hướng nằm sát vào chó mẹ.
Từ ngày 10-15 trở đi chó Alaska con mới đẻ bắt đầu mở mắt và tập ăn trong máng khi đủ 20 ngày tuổi.
Chó Alaska con mới đẻ ăn gì?Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho chó con, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của cơ thể chó con. Đồng thời trong sữa có nhiều kháng thể miễn dịch có khả năng bảo vệ chó con bởi các bệnh truyền nhiễm và thúc đẩy hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Do đó, nên cho chó Alaska con mới đẻ được bú “sữa đầu” càng sớm càng tốt và sau khoảng từ 2-3 tiếng chó con lại cần cho ăn 1 lần (6-8 bữa ăn cho 1 ngày).
Trong tuần đầu tiên, chó Alaska con thường bú sữa mẹ là chủ yếu, các bé ngày một phát triển kéo theo nhu cầu ăn lớn hơn mà sữa chó mẹ không kịp tiết ra để đảm bảo đầy đủ khẩu phần dinh dưỡng. Vì vậy, chó con cần được cung cấp bằng cả những nguồn dinh dưỡng khác cụ thể như sau:
Khi chó được 2 tuần tuổi bên cạnh sữa thì các bạn có thể cho Alaska con ăn cháo loãng với thịt băm. Lưu ý cháo phải nấu chín nhừ cùng thịt xay thật nhỏ và cho ăn 2 bữa/ngày.
Tới ngày thứ 30 trở đi, cung cấp thêm chất xơ trong rau củ quả, cho ăn thêm khoai tây giúp thúc đẩy nhanh quá trình hình thành khung xương và phát triển sự trao đổi chất.
Chăm sóc sức khỏeChó con dưới 2 tháng tuổi sức đề kháng yếu, nếu không chăm sóc cẩn thận rất dễ mắc bệnh trong đó có 2 bệnh nguy hiểm thường gặp đó là Parvovirus và Care, chó con nhiễm bệnh này gần như trên 60% là khó qua khỏi. Vậy nên, để chó Alaska con mới đẻ có sức khỏe tốt nhất thì tiêm phòng là cách hiệu quả giúp phòng tránh bệnh dịch. Từ tuần thứ 3 sau sinh đưa chó đến phòng khám thú y để kiểm tra và bắt đầu tiêm phòng ở tuần thứ 4-6. Bên cạnh đó nhớ tẩy giun cho các bé khi đủ 2 tuần tuổi và thực hiện đều đặn định kì theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thông thường mới sinh nên chó con chưa mở mắt nên để bú sữa mẹ đa phần là hành động theo bản năng, chúng sẽ lần mò đến khi nào thấy thì thôi. Nhưng không phải lúc nào chúng cũng có thể định vị được đúng chỗ và thực tế rất nhiều Alaska con đã chết khi không tìm được vú mẹ bú sữa. Cho nên, các chủ nuôi cần thường xuyên quan sát và hỗ trợ chúng trong quá trình bú sữa mẹ.
Tuyệt đối không được tắm cho chó con thay vào đó hãy dùng khăn sạch hòa với nước ấm lau nhẹ nhàng cho các bé.
Khi chó con được 1 tuần tuổi thì bạn phải cắt những phần nhọn ở phía hai chân trước để phòng việc chó con trong khi bú cào rách vú mẹ.
Một số lưu ý khi chăm sóc chó Alaska con mới đẻ
Lời kết Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Alaska xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:
Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng
Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng
Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ
Muốn có đàn chó con khoẻ mạnh cần chú ý đến chất lượng chó bố và chó mẹ. Khi chó mẹ mang thai và khi nuôi con phải được nuôi dưỡng đầy đủ chất, chú ý chất đạm khoáng và vitamin theo đúng khẩu phần quy định.
Chó con mới sinh chưa thích nghi với điều kiện sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như:
– Ổ lót phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.
– Không lót quá nhiều giẻ vải tránh có sơ sinh chui rúc không ra bú mẹ được.
– Đảm bảo nhiệt độ ấm áp thường xuyên, cần sưởi đèn (bóng điện 40W) cho chó con trong tuần lễ đầu sau khi sinh. (nếu nhiệt độ thích hợp chó con tản đều, ngủ tốt; nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau, quá nóng bò phân tán nhiều hơn, tỏ ra khó chịu).
– Nhiệt độ ổ chó 26-27oC- độ ẩm < 80% (nên có nhiệt kế. ẩm kế đo để thấp tầm của chuồng). Lưu ý: Sưởi chó con mà không có nhiệt kế kiểm tra có thể gây chết chó con do quá nóng !
– Cho chó con ra ánh sáng tự nhiên chống còi cọc.
– Chó con mới sinh ra phải được bú sữa đầu, vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật.
– Vệ sinh phần bụng vú, phần sau đuôi bằng nước ấm, lau sấy khô thường xuyên phòng tránh chó con nhiễm Herpesvirus gây chết đột tử.
– Tuyệt đối không cho chó con ăn ngoài, ăn thêm sữa trong vòng 15 ngày sau sinh. Chó con quen độ ngọt sữa ngoài mà chán sữa mẹ sẽ chết yểu vì không tiếp thu được kháng thể tự nhiên chống bệnh từ mẹ truyền qua sữa.
– Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại, mắt chưa mở, chó con chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động của chó con lúc này nhờ bản năng như: tìm vú mẹ để bú; chó mẹ vụng về (tức là bản năng không phát triển) người chủ chó phải đưa sát mõm chó con vào đầu vú mẹ lúc này cần theo dõi hành vi của chó mẹ và sự bú sữa của chó con.
– Tẩy giun ngay khi chó con bắt đầu tập ăn ( 25 ngày tuổi).
– Chăm sóc chó mẹ, cho chó mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng (protit gluxit, khoáng và vitamin nhóm A, nhóm B).
– Tránh người lạ, vật lạ tiếp xúc ổ chó 15 ngày sau sinh gây biến đổi tâm lý chó mẹ mà cắn, đè chết chó con. Các cụ xưa gọi là” chó bị phải vía:”.
– Không nên quá quan tâm mà vuốt ve chó mẹ nhiều có thể quá yêu chủ mà chó mẹ bỏ con tựa như “trầm cảm sau sinh” ở người.
– Kiêng tanh mỡ sữa chó mẹ sau sinh phòng tiêu chảy dẫn đến mất sữa.
Nếu thấy chó con không bú, kêu nhiều phải mời bác sĩ thú y đến để xác định cách điều trị và chăm sóc.
Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Pug Cái Mới Sinh Và Chó Pug Con
+ 10 bệnh thường gặp ở chó Pug mặt xệ
+ Đặc điểm nổi bật của chó Pug Pháp
Chó Pug sinh sản ra sao? Chó Pug đẻ bao nhiêu con 1 lứa?Có một điều bạn nên nhớ rằng, bất kể cún của bạn động dục lần đầu tiên vào khi nào thì phát dục không đồng nghĩa với việc chú chó của bạn đã có thể sinh sản, như vậy sẽ đảm bảo được chó chó Pug mẹ mới sinh cũng như chó Pug con.
* Thời kỳ thai sản của chó Pug thường dài hơn, khoảng 63 ngày (từ 60-65 ngày được xem là thời gian bình thường). Thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn: đầu – giữa – cuối. Mỗi giai đoạn kéo dài 20 ngày với những thay đổi rõ ràng về hành vi của chó Pug. Đây chính là đáp án cho câu hỏi của nhiều người: chó Pug mấy tháng thì đẻ được?
* Thông thường, một em Pug thuần chủng sẽ đẻ từ 4-6 con/ lứa hoặc có thể từ 1-9 em Pug.
Chăm sóc chó Pug con mới sinhThực ra, chó Pug con khi mới lọt lòng sẽ được chó mẹ “tự lo” như một bản năng tự nhiên, không sẽ không phải tác động nhiều. Chó mẹ sẽ tự sinh con, xé bọc ối, cắn rau thai, liếm láp, cho có con bú mớm.
Chó Pug khi được sinh ra phải chịu đựng điều kiện sống bên ngoài khắc nghiệt hơn nên:
– Đảm bảo môi trường sạch sẽ : Do sức đề kháng của Pug con lúc mới sinh rất yếu, ổ nằm cần phải sạch sẽ, nên thay lót ổ và vệ sinh ổn định hàng tuần. Nếu chó Pug mới đẻ đi vệ sinh, hoặc chó mẹ làm rơi vãi trong ổ nên được làm sạch ngay.
Thời gian mới sinh, chó mẹ phần lớn dành thời gian nằm nghỉ ngơi ở ổ đẻ cùng với đàn con chưa mở mắt, chỉ trừ những lúc chúng đi vệ sinh hoặc ăn uống. Vì thế, giữ vệ sinh nơi ổ đẻ là điều rất quan trọng để tránh chó con bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, cũng phải cách ly ổ nằm của chó Pug sơ sinh với người lạ/ vật nuôi lạ để tránh chó Pug bé hoảng sợ, lây nhiễm các bệnh lý do virus.
Sữa đầu rất tốt cho chó Pug con vì chứa nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ được bệnh tật tốt hơn. Sau khi sinh ra nên cho chó con bú sữa mẹ ngay. Nếu chó Pug cái “vụng về” không biết cách cho Pug bú thì bạn hoàn toàn có thể giúp.
Bạn tập cho chó con bú mẹ theo một số cách như sau:
: Bế chó con lên, đặt miệng chúng đúng vào núm vú của chó mẹ
: Dùng ngón tay đưa nhẹ nhàng vào miệng chó con, sau đó đặt miệng chúng đúng vào núm vú của có mẹ rồi dần dần rút ngón tay ra.
: Vắt vài giọt sữa đầu từ vú chó mẹ rồi để chó con ngửi thấy mùi sữa, chúng sẽ tự động tìm tới núm vú để bú sữa.
(Hãy nhớ rửa tay thật sạch trước khi bế hoặc tập cho chó con bú. Đảm bảo chó bú được vài tiếng/ lần, mỗi lần cách dài 2-4 tiếng).
Cần lưu ý, nếu Pug đẻ nhiều con, thì đứa cuối cùng sinh ra nên được ưu tiên cho Pug con này bú sữa đầu vì đó là chú chó có sức khỏe yếu nhất trong đàn. Những ngày sau cũng cần tiếp tục được bú sữa mẹ trong khoảng 3-4 tuần sau đó.
Thông thường, chó Pug con sau sinh chỉ cần bú sữa mẹ trong 3-4 tuần đầu là đủ. Bạn chỉ cần tập trung cung cấp dinh dưỡng cho Pug mẹ là được, như vậy cũng các cách chăm sóc gián tiếp rất tốt cho pug con.
Sữa dùng cho chó Pug con mới đẻ nên là sữa ấm trong bình sữa. Nếu Pug tự liếm sữa được bạn có thể cho sữa ra đĩa cạn lòng, cho chó ăn đến khi chó Pug con được 120 ngày tuổi.
Sau thời gian này, chó Pug sẽ bắt đầu khám phá thêm thức ăn ngoài bạn có thể bổ sung cháo sữa có thịt băm để dạ dày non nớt của Pug con được làm quen.
+ Hướng dẫn chăm sóc cho Pug con 1, 2, 3 tháng tuổi
+ Top 10 giống chó Pug lai siêu dễ thương và ngộ nghĩnh
Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ, Chó Con Mới Đẻ Mất Mẹ
Cách chăm sóc chó đẻ, chó con sơ sinh
Với những con chó đang mang thai, đến gần thời kỳ sinh nở, chúng sẽ tự làm ổ cho mình. Chúng thường chon những nơi yên tĩnh, đủ ấm để bắt đầu quá trình chuyển dạ. Khi chó mẹ bắt đầu quá trình sinh nở bạn cũng không nên tới gần tránh làm phiền đến việc chuyển dạ , sinh con của chúng.
Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt, chưa mở mắt cũng chưa bò được. Nhưng bạn chớ lo lắng chúng sẽ tự biết cách tìm đến vú mẹ. Điều bạn nên làm lúc này là chuẩn bị đồ ăn gồm cháo, nước, sữa để gần ổ cho chó mẹ ăn giúp phục hồi sức khỏe sau sinh và nhanh có sữa cho chó con bú.
Vài ngày sau khi chó con chào đời, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát. Không nên lại gần ổ của chúng trừ lúc cho ăn do chó mẹ lúc này sợ mất con nên rất hung dữ. Nếu thấy ổ chó chưa đủ ấm,chỉ cần thêm vài chiếc quần áo cũ để giữ ấm cho chó con, có thể thắp điện sưởi.
Chó sơ sinh được 3-4 ngày tuổi bạn lưu ý thay lót ổ cho chúng, để ý nếu thấy chó con kêu nhiều tức là nguồn sữa mẹ không đủ. Lúc này, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ngoài bằng cách đổ ra tách để chúng tự liếm.
Khi chó con được 2 tuần, nên cho chó ăn dặm cháo nấu với thịt, sau đó thêm các thức ăn như rau, củ một cách từ từ trong khẩu phần ăn của chúng.
Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó mẹ rất quan trọng, nên bạn lưu ý bổ sung đầy đủ chất để chó mẹ có sữa nuôi con.
Khi đàn chó đã quen với sự xuất hiện của bạn, nên chú ý vệ sinh ổ chó để tránh ký sinh trùng gây tổn hại đến đàn chó con của bạn. Thường xuyên thay lót ổ, quét dọn khu vực ổ chó để lọai trừ vi khuẩn gây bệnh.
Cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹVì lý do không mong muốn nào đó mà chó con bị mất mẹ ngay từ lúc mới sinh. Lúc này, bạn cần chăm sóc cho chó thật chu đáo để chó phát triển tốt, không bị còi cọc cũng như bệnh tật do không có nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.
1. Làm ổ cho chó con mất mẹTùy theo số lượng chó trong đàn mà bạn chuẩn bị ổ cho chó. Lưu ý khi chuẩn bị ổ cho chó mới sinh phải đủ rộng, đủ ấm, đủ ánh sáng để chó có thể tắm nắng, không bị còi cọc. Việc đặt ổ chó ở nơi thông thoáng còn giúp ngăn ngừa ký sinh trùng như bọ chét, ve chó làm hại cún cưng của bạn và tránh được mùi hôi của ổ chó.
Với chó mới sinh cần không gian yên tĩnh nên bạn cũng không nên làm phiền chúng, không nên để ổ chó gần những loại vật nuôi khác.
Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt nên bổ sung bóng đèn để gần ổ sưởi ấm cho chúng.
2. Dinh dưỡng cho chó con mới đẻSữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của chó sơ sinh. Tuy nhiên, với chó mất mẹ, bạn nên đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ để cún không bị ốm.
Bạn có thể mua sữa cho chó mới sinh ngoài cửa hàng hoặc cho cún uống sữa bò. Sử dụng xi lanh bơm sữa vào miệng thú cưng hoặc có thể dụng bình sữa cho chúng bú. Cứ sau 2 giờ thì cho chúng ăn 1 lần. Biểu hiện của chúng khi đói là chúng kêu và bò đi tìm đồ ăn.
Chó con mới đẻ không thể tự đi vệ sinh mà chó mẹ sẽ liếm vùng hậu môn của chó con để kích thích chúng đi vệ sinh. Với chó không còn mẹ, bạn nên lấy bông gòn thấm một ít nước rồi chấm vào vùng hậu môn, giúp chúng đi vệ sinh. Nên thực hiện sau khi cho chó uống sữa.
Khi chó đã lớn hơn được khoảng 5- 10 ngày tuổi, bạn nên huấn luyện cho chó biết cách tự ăn bằng cách rót sữa ra đĩa để chúng liếm.
3. Cho chó con mới đẻ ăn dặmChó con được 2 tuần tuổi là lúc chúng đã đi rất tốt và mắt có thể nhìn rất rõ các vật xung quanh. Đây là thời điểm thích hợp để cho cún ăn dặm cháo. Bắt đầu tập ăn dặm cho cún, bạn không nên nấu cháo quá đặc, sẽ làm chúng nhanh chán. Cháo có thể nấu cùng thịt.
Khi đã quen với việc ăn dặm khoảng 1 tuần, bạn có thể kết hợp cho cún ăn thêm rau thái nhỏ, luộc mềm và kết hợp thêm những thực phẩm khác để cún làm quen với mùi vị của thức ăn.
Lúc này, lượng sữa trong khẩu phần ăn sẽ giảm đi. Tốt nhất nên duy trì 2 bữa/ ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
3 Vệ sinh và phòng bệnh cho chó con mới đẻChó con được 2 tuần tuổi bạn có thể tắm bằng nước ấm cho cún, không nên tắm quá lâu, tầm 5 phút là đủ, sau khi tắm lau khô người và phơi nắng.
Ổ lót của thú cưng cần được thay mới 2 ngày/ 1 lần. Khu vực xung quanh ổ chó không nên để cây cối rậm rạp sẽ là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cho cún.
Nên tập cho chó con khu vực đi vệ sinh riêng với khu vực ổ để bạn nhàn hơn trong khâu dọn dẹp cũng như để cún không mắc bệnh
Chó con được 3 tuần tuổi là bạn có thể tẩy giun cho chúng. Sau khi đủ 2 tháng tuổi có thể dùng thuốc diệt ve chó để loại bỏ ve trên cơ thể chúng và chỗ nằm. Lưu ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Alaska Con Mới Đẻ trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!