Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Cách Trị Bệnh Ghẻ Phỏng Ở Trẻ Em # Top 16 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Cách Trị Bệnh Ghẻ Phỏng Ở Trẻ Em # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Trị Bệnh Ghẻ Phỏng Ở Trẻ Em được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dầu DEP là loại thuốc chữa ghẻ phỏng hiệu quả, có dạng chất lỏng, không màu, không mùi. Khi bé bị ghẻ phỏng bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị ghẻ phỏng rồi lấy thuốc bôi trực tiếp vùng da bị tổn thương, mỗi ngày khoảng từ 2-3 lần, bạn cũng có thể dụng thuốc này vào ban đêm và không được bôi vào bộ phận sinh dục của trẻ.

Dầu Benzyl benzoat 33% là loại thuốc chữa ghẻ phỏng rất hiệu quả, đồng thời có độ an toàn cao. Khi bé bị ghẻ phỏng bạn chỉ cần dùng dầu Benzyl benzoat 33% bôi hoặc xịt lên vùng da bị ghẻ phỏng ngày 2 lần. Khi bôi bạn nên tranh bôi vào vùng đầu và mặt, mỗi lần bôi cách nhau khoảng 15 phút.

Bạn cần biết các→ Triệu chứng của bệnh ghẻ phỏng ↵ để tránh nhầm lẫn với một số bệnh khác.

2/ Một số cách trị ghẻ phỏng cho trẻ từ dân gian

Lá mơ không chỉ là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cao cho cơ thể, mà lá mơ còn có tác dụng chữa lành vết thương, chữa cảm lạnh, chống viêm loét, chữa lị, mụn nước và chữa bệnh ghẻ phỏng rất tốt. Bạn chỉ cần lấy lá mơ rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước và dùng tăm bông thấm vào vùng bị ghẻ phỏng, cách làm vô cùng đơn giản, bạn nên kiên trì để có hiệu quả tốt.

Lá đào có tính bình, vị đắng, có tác dụng trong chữa ho, kinh nguyệt bế, bị bầm máu, cầm máu… Ngoài ra, lá đào còn có tác dụng chữa ghẻ phonwgr, ngứa lở rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy lá đào rửa sạch vò nát rồi đắp lên vùng da bị ghẻ phỏng hoặc cũng có thể lấy lá đào nấu nước tắm hàng ngày cũng cho hiệu quả rất tốt

Lá ba ngạc thường phân bố ở các vùng núi, trung du, loại lá này có tác dụng chữa ghẻ rất tốt. Bạn chỉ lấy lá ba ngạc rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày sẽ giúp thuyên giảm tình trạng bị ghẻ phỏng, đồng thời lá ba ngạc còn có tác dụng chữa các loại viêm da dị ứng rất hiệu quả.

Dầu máu chó được dân gian sử dụng để chữa bệnh ghẻ phỏng vô cùng hiệu quả, khi dùng loại dầu này bạn nên tắm rửa sạch sẽ, gãi nốt ghẻ chảy máu rồi bôi trực tiếp dầu máu chó lên vết thương, bạn chỉ cần bôi một lượng mỏng vừa đủ không nên bôi quá nhiều sẽ không tốt cho vết thương.

→ Lưu ý: Khi thực hiện chữa bệnh ghẻ phỏng cho trẻ bằng những vị thuốc dân gian nó chỉ có tác dụng làm giảm cơn ngứa đồng thời giúp bệnh ghẻ thuyên giảm một phần nào đó hoặc có thể khỏi bệnh trong một thời gian nào đó, chứ không có tác dụng trị đứt bệnh một cách tuyệt đối. Chính vì vậy, khi bị ghẻ phỏng tốt nhất bạn nên đến các trung tâm y tế để khám và được các bác sĩ hướng dẫn chữa trị một cách hiệu quả hơn.

Một số thông tin hữu ích cho người mắc bệnh viêm da cơ địa:Bài thuốc gia truyền chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa, tổ đỉa của dòng họ Nguyễn

Ghẻ Phỏng Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị Ghẻ Phỏng Cực Hiệu Quả

Ghẻ phỏng ở trẻ em là một dạng bệnh nhiễm trùng nhẹ trên bề mặt da có thể gây ra biến chứng viêm cầu thận cấp nếu không điều trị triệt để. Vì thế phụ huynh cần tìm cách điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em kịp thời. Tốt nhất là ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Cùng Cẩm nang bệnh da liễu tìm hiểu về bệnh ghẻ phỏng.

Tìm hiểu về bệnh ghẻ phỏng là gì?

Bệnh ghẻ phỏng là một loại bệnh rất dễ lây nhiễm, ghẻ phỏng dễ bị nhầm lẫm với bệnh ghẻ ngứa do con ghẻ (cái ghẻ) gây ra. Bệnh lây từ vùng da này đến vùng da khác trên cùng một người bệnh, từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Đây là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em và xuất hiện nhiều hình thành dịch trong mùa hè nóng bức, khí hậu ẩm.

Triệu chứng bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em và biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là những vết đỏ trên da, từ những vết thương này nổi lên mụn nước và bóng nước giống như trẻ em bị phỏng.

Sau đó, những bóng nước này vỡ ra và se lại thành những mảng da có màu vàng. Khi trẻ ngứa và dùng tay cào gãi mày ghẻ phỏng này sẽ bị bong tróc. Chất dịch của bóng nước chứa nhiều vi khuẩn, khi vỡ ra sẽ gây lây lan bệnh cho những vùng da mới.

Về bệnh lý, ghẻ phỏng không phải là bệnh nguy hiểm, những mụn nước sẽ không để lại sẹo sau khi bệnh khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài bé có thể bị biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp.

Nguyên nhân gây ra ghẻ phỏng ở trẻ em

Đây là một trong những loại bệnh rất dễ lây lan, nguồn lây nhiễm chính là từ nhà trẻ, trường học… Vật nuôi như chó, mèo cũng có thể là nguồn lây nhiễm làm cho trẻ bị ghẻ phỏng.

Móng tay móng chân dài, do móng tay chân để dài dễ dính chất bẩn làm cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập đồng thời làm nơi trú ngụ và từ đó lây bệnh thông qua các vết cào gây xây xát ngoài da

Cách trị ghẻ phỏng ở trẻ em bằng thuốc tây

Ở thể thông thường của ghẻ phỏng chỉ cần bôi thuốc ngoài ra có thể trị khỏi bệnh cho trẻ, một số loại thuốc bôi có thể dụng như sau:

Dầu DEP: Dầu DEP (DiEthylPhtalat) là loại thuốc chữa ghẻ phỏng rất hiệu quả. Có dạng chất lỏng, không màu, không mùi. Để dùng dầu DEP trị ghẻ phỏng cho bé, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị ghẻ phỏng rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

Bôi từ 2-3 lần/ ngày, bạn cũng có thể dùng thuốc này vào ban đêm và tuyệt đối không bôi vào bộ phận sinh dục của trẻ.

Dầu Benzyl benzoat 33%: Dầu Benzyl benzoat 33% được biết đến là loại thuốc chữa ghẻ phỏng rất hiệu quả, đồng thời có độ an toàn cao.

Khi bé bị ghẻ phỏng, bạn chỉ cần dùng dầu Benzyl benzoat 33% bôi hoặc xịt lên vùng da bị ghẻ phỏng ngày 2 lần( lưu ý, vệ sinh sạch vùng da bị ghẻ phỏng trước khi dùng thuốc).

Tránh bôi thuốc vào vùng đầu và mặt của trẻ, mỗi lần bôi cách nhau khoảng 15 phút.

Kem Eurax (crotamintan) 10%: Kem Eurax (crotamintan) 10% có tác dụng chống ngứa, trị ghẻ cũng rất tốt. Tốt nhất bạn nên dùng loại thuốc này vào buổi tối, vệ sinh vùng ghẻ phỏng sạch sẽ trước khi bôi, bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị tổn thương và nên dùng trong khoảng 2-3 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Trong trường hợp trẻ bị ghẻ kèm nhiễ khuẩn cần phải dùng thêm một số loại thuốc bằng đường uống như lvermetin hoặc kháng sinh. Những loại thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Một số cách trị ghẻ phỏng cho trẻ từ dân gian

Lá mơ loại rau được nhiều người biết đến, nó không chỉ là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cao cho cơ thể, mà còn có tác dụng chữa lành vết thương, chữa cảm lạnh, chống viêm loét, chữa lị, mụn nước và chữa bệnh ghẻ phỏng rất tốt.

Thực hiện như sau: lấy lá mơ rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước và dùng tăm bông thấm vào vùng bị ghẻ phỏng.

Cách làm này vô cùng đơn giản, bạn nên kiên trì để có hiệu quả tốt.

Lá đào có tính bình, vị đắng, có tác dụng trong chữa ho, kinh nguyệt bế, bị bầm máu, cầm máu vết thương… Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa ghẻ phỏng, ngứa lở rất hiệu quả.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá đào rửa sạch vò nát rồi đắp lên vùng da bị ghẻ phỏng hoặc cũng có thể lấy lá đào nấu nước tắm hàng ngày cũng cho hiệu quả rất tốt.

– Dùng lá ba ngạc (ba chạc, chè đắng)

Lá ba ngạc thường phân bố ở vùng núi, trung du, loại lá này có tác dụng chữa ghẻ phỏng rất tốt.

Lấy lá ba ngạc rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày sẽ giúp thuyên giảm tình trạng bị ghẻ phỏng. Đồng thời, lá ba ngạc còn có tác dụng chữa các loại viêm da dị ứng rất hiệu quả.

Dầu máu chó là phương pháp dân gian chữa bệnh ghẻ phỏng vô cùng hiệu quả.

Cách làm như sau: bạn nên tắm rửa sạch sẽ, gãi nốt ghẻ chảy máu rồi bôi trực tiếp dầu máu chó lên vết thương, chỉ cần bôi một lượng mỏng vừa đủ không nên bôi quá nhiều vì như vậy sẽ không tốt cho vết thương.

Trẻ em là đối tượng hiếu động, chưa ý thức được việc phòng tránh bệnh vì thế các bậc cha mẹ, cô giáo nên tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ cả ở lớp và ở nhà. Nên:

– Giữ vệ sinh da cho bé, sử dụng các loại xà bông diệt khuẩn thông dụng để phòng ngừa ghẻ phỏng.

– Thường xuyên cắt ngắn móng tay, chân cho bé để loại bỏ ổ chứa vi khuẩn.

– Bé bị viêm mũi, họng thì cần đưa bé đi điều trị sớm để ngăn chặn lây nhiễm ra da, nhất là phòng ngừa biến chứng viêm cầu thận cấp.

– Trong trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, khi phát hiện có trẻ bị ghẻ phỏng, các thầy cô cần báo cho cha mẹ bé để đưa bé đi khám bệnh, phòng lây bệnh cho các học sinh khác.

Ghẻ phỏng ở trẻ em là loại nhiễm trùng da nhẹ, có thể điều trị nhưng các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định thuốc điều trị cho đúng cách. Bởi da của trẻ con rất dễ hấp thu thuốc qua đường bôi cho nên bôi thuốc quá liều, bôi thuốc sai cách có thể gây hại cho bé.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Hướng Dẫn Điều Trị Bệnh Ghẻ Của Alaska

Bệnh ghẻ là một bệnh ký sinh trùng Da, gây không ít phiền toái cho chó và chủ nuôi, thậm chí còn gây tử vong do bị nhiễm các bệnh kế phát khác như viêm thận, nhiễm trùng da, viêm gan do phải d ùng nhiều hóa chất chữa ghẻ. Ít nhất cũng làm cho chó cưng của bạn gầy mòn, rụng lông, hôi bẩn, nhiều con trông giống như bộ da của loài “khỉ”. Lúc này thật phiền toái, “bỏ thì thương, vương thì tội”, thật “hổ mặt người nuôi!!!”

Có 2 loại ghẻ gây ra mức độ trầm trọng khác nhau:

1. Ghẻ SARCOPTES

a. Nguyên nhân Cái ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. canis, hình dạng quái ghở với 4 cặp chân kép sắc nhọn, xâm nhiễm, đẻ trứng và nhân gấp bội về số lượng bề mặt da, gây ngứa, rụng lông. Có thể lây lan sang người. Loại ghẻ này không gây nguy hại lắm cho chó, có thể điều trị bằng một số liệu pháp sau:

b. Phương pháp điều trị ghẻ của PôPô Alaska Tắm rửa thường xuyên bằng nước đun đặc của một số loại lá chát, chua , đắng: lá xoan, lá khế, lá xà cừ…Đặc biệt không tắm bằng xà-phòng thông thường mà tắm bằng xà-phòng trung tính chuyên trị ghẻ có chất Benzoyl peroxide. Loại xà phòng này ở một số nước có tên thương mại(Trade name) là OxyDex hoặc Pyoben. Đối với chó lông dài: Alaska, Bec-giê, Golden Retriever, Yorkshire Terrier, Setter, St. Bernard…phải sấy khô lông ngay sau khi tắm, chải và chăm sóc bộ lông thường xuyên.

c. Thuốc điều trị

Bôi ngoài da mỡ hoặc dung dịch Sulfur có 30-32% Cancium polysulfide, hoặc Benzylbenzoate 20 hoặc 50%. Hoặc một số thuốc trị ghẻ ở người cũng có thể dùng được nhưng hiệu quả không cao.

Có thể pha chế kết hợp dạng mỡ hoặc dung dịch nước bôi da theo công thức sau:

Benzylbezoate…………….25,0% Lindane……………………….1,0% bôi hang ngày vào cùng da có nốt ghẻ.

Điều trị viêm da bội nhiễm bằng Kháng sinh tiêm,bôi ngoài.Đặc biệt là các vết tự cắn xé do quá ngứa,viêm có mủ chảy nước,hôi.

Điều trị viêm dị ứng bằng các loại thuốc kháng Histamin, corticosteroid.

Tăng sức khoẻ bằng bổ sung vitamin C,D,A.Tăng khẩu phần dinh dưỡng, nhưng không đựơc cho ăn ngọt, giảm độ muối mặn.

Nơi chó ở phải khô, thoáng, ấm, mát. Hạn chế tiếp xúc với người và chó khác.

2. Ghẻ DEMODEX:(Còn gọi là “Ghẻ lường” hay “Ghẻ bao lông” -Miền Nam gọi” Xà mâu”. )

a. Nguyên nhân Gây ra bởi con cái ghẻ có tên khoa học là Demodex canis, hình mũi tên nhọn, sát thủ đâm chọc, chuyên đào khoét và nằm sâu trong bao lông, hút chất dinh dưỡng, dịch nhờn bao lông của ký chủ gây tổn thương da và rụng lông rất nặng nề.Tổn thương nặng nhất là vùng quanh mi mắt. Mặt sưng đỏ chảy nước ở gan và kẽ móng bàn chân.Toàn bộ da rụng lông, chảy ra dịch huyết tương lỏng, không đông mùi rất hôi đặc trưng, không một loại nước thơm nào có thể át đựơc. Bệnh ít lây sang chó khác. Có thể một đàn chó chỉ có một vài con mắc. Bệnh diễn biến lâu dài sẽ gây ngứa ngáy khó chịu,thậm chí chó tự cắn xé để đã cơn ngứa. Bộ da hỏng dần, viêm nhiễm mủ kế phát. Lông rụng nhiều,trơ trụi như con khỉ. Chó có thể chết do viêm cầu thận, viêm gan và rối loạn vận mạch.

Tương tự như phần trên, nhưng hiệu quả rất thấp. Có khi bệnh tình đỡ rất nhiều, tưởng như đã khỏi nhưng sau một thời gian lại mắc lại (“khỏi giả”) rồi còn trầm trọng hơn. Còn khi đã bị nặng, tổn thương da trầm trọng có dấu hiệu suy gan, thận thì xem như rất xấu!!! Mặc dù dân gian có dùng nước điếu, dầu nhớt…để chữa nhưng không có cơ sở khoa học để chứng minh.

Tắm bằng các loại nước lá chua chát đun đặc : là trà xanh, lá khế, lá xà cừ…có thể cải thiện tình trạng viêm da. Tuyệt đối không dùng các loại xà- phòng, shampoo có độ kiềm cao tắm cho chó ghẻ.

Hãy thận trọng khi dùng Ivermectin tiêm trị ghẻ, có thể gây trúng độc hệ thần kinh trung ương của chó.

Bệnh Ghẻ Ở Chó Và Cách Điều Trị Khỏi Bệnh Ghẻ…

Bệnh ghẻ ở chó là một bệnh ký sinh trùng trên da, gây không ít phiền toái cho chó và chủ nuôi, thậm chí còn gây tử vong. Nguyên nhân là do bị nhiễm các bệnh kế phát khác như viêm thận, nhiễm trùng da, viêm gan do phải dùng nhiều hóa chất chữa ghẻ. Ghẻ là bệnh rất phổ biến ở chó, nhất là các giống chó lông dài và xù. Bệnh ghẻ thường gặp nhất vào mùa mưa, khi trời ẩm thấp.

Tìm hiểu bệnh ghẻ chó mèo là gì?

Bệnh ghẻ ở chó là một căn bệnh trên da do ký sinh trùng gây nên. Các ký sinh trùng này gây tổn thương trực tiếp trên cơ thể của tú cưng. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới tử vong. Một số biến chứng có thể để lại nặng nề như nhiễm trùng da có mủ, rụng lông toàn thân, viêm gan và bốc mùi hôi tanh.

Khi chó bị ghẻ thường có dấu hiệu gãi liên tục và kéo dài. Chúng thường xuyên dùng chân sau gãi lên cơ thể. Trên da có nhiều nốt mẩn đỏ, vảy gàu và dày lên. Vì cún con gãi quá nhiều nên da thường xuyên bị chảy máu. Những mảng lông bị rụng hết. Một số vị trí trên cơ thể hay bị ghẻ có thể kể tới như mắt, lưng, nách…

Nguyên nhân khiến cho chó bị ghẻ

Đầu tiên ta sẽ phải tìm ra những nguyên nhân khiến chó bị ghẻ để có cách đề phòng hiệu quả hơn. Có thể do cún cưng của bạn bị bẩn mà không được tắm thường xuyên. Nhiều chú chó rất thích nghịch đất hay lăn quanh vũng bùn. Nhưng chủ nhân của chúng thì không hề biết rằng nhưng nơi đó ẩn rất nhiều kí sinh trùng xấu. Chúng sẽ rất bị các kí sinh trùng đó dính lên người. Chính vì thế mà việc không tắm thường xuyên cho cún cũng gây nên bệnh ghẻ ở chó.

Do cún cưng bị ăn mặn. Nhiều người sẽ cho cún ăn những đồ mặn. Chó rất dễ ghẻ vì ăn mặn. Do cơ thể chúng không chiu được thức ăn mặn nên rất sẽ bị ngứa và nóng. Khi đó chúng sẽ gãi cho đến khi trầy hết da.

Những vị trí trên cơ thể dễ bị ghẻ ở chó

Bệnh ghẻ ở chó thường gặp ở dưới bụng, hậu môn, khuỷu chân, sau tai và mắt. Do những khu vực này da rất mỏng, dễ bị tổn thương. Tuy nhiên cần quan sát và theo dõi một thời gian để xác định chính xác bệnh của chó.

Các nốt đỏ ở bụng có thể là dấu hiệu của bệnh Care. Đây là một bệnh có khả năng gây tử vong rất cao ở chó. Nếu chó xuất hiện triệu chứng này kèm nôn mửa, sốt, bỏ ăn thì có thể đã bị Care. Chó cần điều trị khẩn cấp để tránh tình huống xấu nhất.

Da chó bị đỏ cũng có thể do bị nấm da và một số bệnh khác. Chủ chó cần đưa cún tới gặp bác sĩ thú y để kiểm tra. Khuỷu chân sần sùi cũng chưa chắc là dấu hiệu chó bị ghẻ. Bởi vị trí này rất dễ bị chai do ma sát với mặt đất khi chó ngồi hoặc nằm. Do đó rất dễ gây nhầm lẫn.

Bệnh ghẻ ở chó chỉ có 2 loại thường gặp Ghẻ Sarcoptes

Bệnh ghẻ ở chó Sarcoptes (ghẻ thường) và ghẻ Demodex (ghẻ lường, ghẻ bao lông, xà mâu). Tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. canis. Chúng có hình dạng quái gở với 4 cặp chân kép sắc nhọn. Xâm nhiễm, đẻ trứng và nhân gấp bội về số lượng bề mặt da gây ngứa, rụng lông. Có thể lây lan sang người và không gây nguy hại lắm cho chó. Đối với ghẻ thường thì việc điều trị dễ dàng hơn và không gây ra nguy hiểm.

Ghẻ Demodex

Bệnh ghẻ ở chó Demodex (Còn gọi là ghẻ lường hay ghẻ bao lông, ghẻ máu) tên khoa học là Demodex canis, hình mũi tên nhọn. Chúng đào sâu làm tổ dưới da gây ra sự đau đớn và những vết thương nặng. Đây là sát thủ đâm chọc, chuyên đào khoét và nằm sâu trong bao lông, hút chất dinh dưỡng, dịch nhờn bao lông của vật chủ. Gây tổn thương da và rụng lông rất nặng nề. Loại ghẻ này rất nguy hiểm và khó điều trị. Bệnh ghẻ thường hay gặp ở chó như Poodle, Pitbull, Pug… Tỷ lệ chó mắc bệnh thường cao hơn ở mèo.

Tổn thương nặng nhất là vùng quanh mi mắt, mặt, sưng đỏ chảy nước ở gan bàn chân. Toàn bộ da rụng lông, chảy ra dịch huyết tương lỏng, không đông. Mùi rất hôi đặc trưng, không một loại nước thơm nào có thể át đựơc. Bệnh ít lây sang chó khác mặc dù sống cùng chuồng.

Phân tích chuyên sâu bệnh chó bị ghẻ Sarcoptes

Chó bị ghẻ Sarcoptes có khả năng xâm nhiễm, đẻ trứng và nhân gấp bội về số lượng bề mặt da. Gây ngứa, rụng lông. Có thể lây lan sang người.

Các dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh ghẻ ở chó đó là chó bị rụng lông nhiều. Rụng lông là điều bình thường ở chó, chúng rụng lông quanh năm và nhiều nhất khi giao mùa. Thường là khi thời tiết chuyển lạnh và ngược lại. Nhưng nếu chó rụng lông nhiều thành từng mảng thì rất có thể chúng đã bị ghẻ.

Ngoài rụng lông, nếu trên da chó xuất hiện nhiều vảy gàu thì cũng là dấu hiệu của bệnh về da. Chó sẽ bị ngứa, gãi nhiều mặc dù không có vết côn trùng đốt. Vì nếu bị côn trùng đốt, chó chỉ ngứa một lúc, trên da thường có vết đốt và biến mất sau vài ngày.

Cách chữa và điều trị

Loại bệnh ghẻ ở chó này không gây nguy hại lắm cho chó, có thể điều trị bằng một số liệu pháp tắm rửa thường xuyên bằng nước đun đặc của một số loại lá chát, chua, đắng: lá xoan, lá khế, lá xà cừ… Đặc biệt không tắm bằng xà-phòng thông thường mà tắm bằng xà-phòng trung tính chuyên trị ghẻ có chất Benzoyl peroxide. Loại xà phòng này ở một số nước có tên thương mại là OxyDex hoặc Pyoben. Đối với chó lông dài… phải sấy thật khô lông ngay sau khi tắm, chải và chăm sóc bộ lông thường xuyên.

Ngoài ra có thể bôi ngoài da mỡ hoặc dung dịch Sulfur có 30-32% Cancium polysulfide, hoặc Benzylbenzoate 20 hoặc 50%. Hoặc một số thuốc trị ghẻ ở người cũng có thể dùng được nhưng hiệu quả không cao. Có thể pha chế kết hợp dạng mỡ hoặc dung dịch nước bôi da theo công thức sau:

Benzylbezoate – 25,0%

Lindane – 1,0% bôi hàng ngày vào vùng da có dấu hiệu ghẻ.

Điều trị chó bị viêm da bội nhiễm bằng kháng sinh tiêm, bôi ngoài. Đặc biệt là các vết tự cắn xé do quá ngứa, viêm có mủ chảy nước, hôi. Điều trị viêm dị ứng bằng các loại thuốc kháng Histamin, corticosteroid.

Tăng sức khoẻ bằng bổ sung vitamin C, D, A. Tăng khẩu phần dinh dưỡng, nhưng không đựơc cho ăn ngọt, giảm độ muối mặn. Nơi chó ở phải khô, thoáng, ấm, mát. Hạn chế tiếp xúc với người và chó khác. Việc sử dụng chuồng cho chó tách biệt với chỗ bạn ở là việc rất quan trọng.

Phân tích chuyên sâu bệnh chó bị ghẻ Demodex

Bệnh ghẻ Demodex gây ra bởi các Demodex canxi. Chúng là một dạng ký sinh trùng mite sống ở khu vực nang lông của chó. Hầu hết tất cả các chú chó đều có loại ký sinh này sống trên da. Tuy nhiên chúng lại không có phản ứng với loại ve này do hệ miễn dịch tốt. Khi mà hệ miễn dịch của chó trở nên kém hơn thì chúng sẽ tấn công. Sau đó phát triển bệnh nặng hơn trên cơ thể vật chủ.

Bệnh ghẻ máu sẽ xuất hiện nhiều ở chó con và chó chưa có hệ miễn dịch trưởng thành. Các con ve chó sẽ sinh sản nhanh chóng khi mà hệ miễn dịch của chó mất kiểm soát hoặc yếu đi. Hầu hết các chú chó trưởng thành sẽ có khả năng chống lại loại ve gây bệnh. Chỉ khi hệ miễn dịch của chó trưởng thành kém do tuổi tác thì nó mới có cơ hội tấn công và gây bệnh.

Bệnh ghẻ ở chó Demodex ít lây sang chó khác. Có thể một đàn chó chỉ có một vài con mắc. Bệnh diễn biến lâu dài sẽ gây ngứa ngáy khó chịu. Thậm chí chó tự cắn xé để đã cơn ngứa. Bộ da hỏng dần, viêm nhiễm mủ kế phát. Lông rụng nhiều, trơ trụi như con khỉ. Chó có thể chết do viêm cầu thận, viêm gan và rối loạn vận mạch. Nếu tình trạng nguy kịch thì hãy mang chó của bạn đến bác sĩ thú y gần nhất khám và chữa trị kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết

Chó bị ghẻ Demodex mới xuất hiện chỉ có thể xuất hiện một vài đốm nhỏ màu đỏ. Kèm theo đó là có rụng một ít lông nhưng rất khó phát hiện ở giai đoạn này. Khi bị nặng sẽ có các biểu hiện rõ ràng hơn như:

Rụng lông nhiều thành từng mảng.

Da đỏ ứng và bị viêm, lở loét.

Trên da có nhiều dầu, nước mụn.

Xuất hiện các lớp màng, vảy trên da dạng như nấm.

Chân bị sưng.

Bệnh ghẻ ở chó mò bao lông thường phát sinh ở quanh mắt, đầu hoặc khuỷu chân. Bệnh có thể thay đổi từ rất nhẹ như chỉ một mảng nhỏ. Cho đến nặng như toàn thân đều có vết ghẻ rướm máu, có mủ, rụng lông toàn bộ. Với trường hợp bệnh nhẹ thì có thể chỉ bị một khu vực tách biệt, bị rụng lông ở mặt, quanh mắt hay chân trước hoặc cả chân sau. Những trường hợp này không gây viêm da thứ phát. Có thể điều trị dễ dàng.

Còn trường hợp nặng thì da bị mẫn đỏ lên, có mụn mủ, có máu và huyết thanh rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh. Kế đó là nhiễm trùng thứ phát mà thường thấy là Staphylococcus aureus. Thỉnh thoảng cũng thấy Pseudomonas spp. Các loại ghẻ máu thường gặp:

Ghẻ demodex địa phương: Loại này chỉ ảnh hưởng đến một vài phần trên cơ thể. Thường sẽ bị ở mặt chó mèo. Bệnh chỉ xuất hiện xung quanh mặt hoặc một phần nào đó mà không lây lan sang các vị trí khác. Với bệnh này bạn có thể sử dụng thuốc xịt, bôi để chữa. Hoặc nó sẽ tự khỏi khi hệ miễn dịch của chó tốt trở lại.

Ghẻ máu Demodex tổng quát: Loại ghẻ này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều vùng da. Hoặc toàn cơ thể chó. Nếu chó bị mắc ghẻ máu Demodex tổng quát sẽ bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây lên. Nó khiến chó bị ngứa dữ dội và có mùi hôi. Khi chó bị bệnh này sẽ rất khó chữa trị tận gốc.

Ghẻ Pododermatitis Demodectic: Loại ghẻ này chỉ ảnh hưởng trên chân của chó mèo. Nó sẽ gây ra nhiễm trùng thứ phát. Loại ghẻ này thường nằm ở giữa các kẽ đệm của bàn chân chó mèo nên rất khó chữa trị.

Cách chữa và điều trị

Để chuẩn đoán bệnh ghẻ ở chó này các bạn có thể dựa vào các triệu chứng bệnh ở trên. Còn muốn chắc chắn hơn bạn nên đưa cún đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra kỹ hơn. Kiểm tra kĩ lưỡng sẽ có những chuẩn đoán bệnh chuẩn nhất. Để điều trị căn bệnh này bạn áp dụng theo cách sau đây:

Áp dụng cho chó mới bị ghẻ: thì nên sử dụng thuốc bôi Alkin Mitecyn lên các khu vực chó bị nhiễm ghẻ ngoài da. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng da và loại bỏ ghẻ Demotex trên da. Đồng thời phòng ngừa ký sinh Demotex sinh sôi và phát triển trên da.

Áp dụng cho chó bị ghẻ nặng, ghẻ toàn thân hoặc ghẻ Pododermatitis Demodectic ở chân: Bạn sử dụng thuốc trị ghẻ dạng viên nhai Nexgard hoặc Bravecto. Đây là một trong 2 sản phẩm thuốc trị ghẻ máu Demotex tốt nhất hiện nay. Với tình trạng chó bị ghẻ bạn chỉ cần sử dụng 1 viên duy nhất. Nó có tác dụng tiêu diệt tất cả các loại ghẻ, ký sinh trùng trên cơ thể chó mèo.

Bệnh ghẻ Demotex có thể điều trị được nhờ các phương pháp kể trên. Tuy nhiên lại có những chú chó có thể bị tái nhiễm lại bệnh. Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch yếu hoặc chó bị ức chế bệnh. Kết hợp với các điều kiện thích hợp khác sẽ khiến ghẻ Demotex tái phát. Có khi bệnh tình đỡ rất nhiều, tưởng như đã khỏi nhưng sau một thời gian lại mắc lại còn trầm trọng hơn. Còn khi đã bị nặng, tổn thương da trầm trọng có dấu hiệu suy gan, thận thì xem như rất xấu. Mặc dù dân gian có dùng nước điếu, dầu nhớt… để chữa nhưng không có cơ sở khoa học để chứng minh.

Để giúp chó phục hồi bệnh nhanh các bạn nên áp dụng cho chó một chế độ ăn uống tốt. Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất bao gồm cả rau và thịt. Ngoài ra bạn nên mua thêm các thực phẩm chức năng cho chó như vitamin, thuốc bổ về cho chó sử dụng.

Tắm bằng các loại nước lá chua chát đun đặc: là trà xanh, lá khế, lá xà cừ… có thể cải thiện tình trạng viêm da. Tuyệt đối không dùng các loại sữa tắm cho chó có độ kiềm cao tắm cho chó ghẻ. Hãy thận trọng khi dùng Ivermectin tiêm trị bệnh ghẻ ở chó. Có thể gây trúng độc hệ thần kinh trung ương của chó.

Tham khảo phương pháp dân gian chữa bệnh ghẻ ở chó

Các phương pháp trị bệnh ghẻ ở chó dân gian mặc dù hiệu quả nhưng thời gian chữa trị khá lâu. Vì vậy để có hiệu quả nhanh chóng, đa số người nuôi chó thường đưa chó tới bệnh viện. Hoặc sử dụng các loại thuốc thú y chuyên dụng.

Tất cả đều có dựa trên một nguyên tắc chung đó là những bài thuốc phần lớn là những lá cây, vỏ cây có tính chát, đắng để chữa bệnh ghẻ. Ví dụ lá xoan, lá đào, lá ổi, lá đắng, lá ba gạc, vỏ hoặc lá cây xà cừ hay nước điếu. Mỗi ngày bạn lấy một nắm đem về đun, lấy nước tắm cho chó bị ghẻ. Hay với lá xoan, bạn có thể dã lấy nước rồi đem bôi trực tiếp vào chỗ chó bị ghẻ. Sau một thời gian bệnh ghẻ ở chó sẽ biến mất.

Các phương pháp này đã được lưu truyền trong dân gian Việt Nam từ hàng trăm năm nay. Bệnh ghẻ là căn bệnh phổ biến nhưng rất dễ chữa. Nếu áp dụng ngay khi chó mới bị bệnh sẽ rất hiệu quả.

Tinh dầu bạc hà: có đặc tính sát khuẩn rất cao. Bôi tinh dầu vào vùng da chó bị rụng lông mỗi ngày bôi 3 lần. Lặp lại liên tục cho đến khi chó khỏi hoàn toàn.

Nước điếu thuốc lào: Dùng bông hoặc khăn sạch tẩm nước lấy từ điếu thuốc lào. Sau đó bôi đều lên vùng da chó bị rụng lông. Mỗi ngày bôi một lần cho tới khi khỏi hoàn toàn.

Tắm nước lá đào/lá khế và lá xà cừ: Hai loại lá trên có vị chát, có tác dụng rất tốt với chó bị ghẻ. Đun nước thật đặc, pha thêm chút muối và tắm cho chó trong 1 tháng liên tục.

Tắm nước lá bạch đàn, trầu không, lá xoan, lá ổi: được coi là phương pháp trị liệu an toàn, giúp chó thoải mái và bớt ngứa ngáy hơn.

Tham khảo phác đồ thú y chữa trị chó bị ghẻ

Khi bệnh khu trú có giới hạn thì thường tự khỏi, tuy nhiên để đề phòng bệnh lan ra toàn thân ta nên điều trị sớm ở những trường hợp này bằng:

Amitra với nồng độ 0,025% trong nước, mỗi tuần bôi một lần, cho đến khi dứt các bệnh tích, rồi tiếp tục bôi mỗi hai tuần một lần, cho đến khi xét nghiệm không còn ký sinh trùng.

Rotenone (C23H22O6) 1% pha trong cồn bôi trong ba ngày liên tục.

Benzyl benzoat.

Trypanbleu.

Tẩm bằng các xà bông sát trùng.

Trị nhiễm trùng thứ phát với: chloramphenicol, lincomycin.

Tham khảo cách tắm lá chè xanh chữa ghẻ cho chó

Khi chó đã bị ghẻ, ngoài các loại nước lá hoặc thuốc, tuyệt đối không tắm bằng xà phòng. Đặc biệt là sữa tắm của người và các dung dịch có thành phần sát khuẩn. Việc tắm sạch vừa giúp chó thoải mái hơn, vừa tốt cho việc điều trị.

Nếu bị bệnh ghẻ ở chó vào mùa đông, bạn có thể tắm bằng nước pha muối loãng. Nước muối có tác dụng sát trùng vết thương hở và đẩy lùi kí sinh trùng trên da chó. Lưu ý pha nước có nhiệt độ phù hợp, tránh quá nóng hoặc quá lạnh.

Tắm xong cần lau và sấy khô, ngay cả vào mùa hè. Lông ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và kí sinh trùng phát triển. Sau khi sấy khô bôi thuốc ghẻ cho chó. Nên đeo vòng chống liếm để tránh việc chó liếm vào vết thương. Chó bị ghẻ có thể bị tái phát nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Vì thế cần điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát và lây sang những con khác. Thực hiện quy trình như sau:

Cạo hết lông của cún cưng. Đây là bước cần làm đầu tiên khi tiến hành trị ghẻ cho chó.

Cứ 3 ngày cho cún tắm bằng Trà Xanh nấu lên rồi tắm. 3 ngày tắm bằng thuốc Tím.

Tắm như sau: Thay vì nước tắm là nước thường thì là nước Trà. Kết hợp với xà phòng tắm trị ghẻ cho chó. Dội nước lên người rồi xoa xà bông rồi dội sạch xà bông là xong.

Thuốc đặc trị: Thuốc 7 màu ở ngoài tiệm thuốc Tây có bán. Mua về thoa trực tiếp lên vết thương. Sau khi bôi mỡ Heo thấy vết thương se lại và không chảy máu nữa thì mới bôi thuốc này. Đây là thuốc trị thâm ở người đừng quan tâm vì chó khác người.

Mỗi ngày rắng phơi nắng được 10 phút, tầm 8h-9h sáng là tốt nhất.

Tham khảo các thuốc chữa ghẻ cho chó phổ biến

Bạn có thể tiêm hoặc sử dụng thuốc chữa bệnh ghẻ cho chó đặc trị sau:

Bravecto trong vòng 4 tháng. Thuốc dạng viên phù hợp với cả chó mẹ mang thai và đang cho con bú

Nexgard cho chó dạng viên điều trị triệt để bọ chét và ghẻ. Vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng chữa bệnh với 1 viên duy nhất.

Apoquel do ghẻ chó gây nên. Giảm đau và ngứa hiệu quả. Thuốc sử dụng an toàn và không gây dị ứng

Tresaderm do ghẻ chó, ký sinh trùng gây ra. Có tác dụng giảm ngứa, giảm đau hiệu quả

Amoxi-Tabs (Amoxicillin) viên uống chống nhiễm khuẩn các vết thương trên da do ký sinh trùng hoặc do cún cưng gãi gây ra.

Hydrocortisone giảm thiểu tình trạng tấy đỏ, sưng và ngứa trên da.

Trong quá trình sử dụng thuốc cho chó bị ghẻ, các loại thuốc trị ghẻ có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng. Bạn cần kết hợp các loại thuốc uống và bôi trên da để giảm các cơn đau, ngứa cho cún cưng. Đồng thời nhanh chóng hồi phục các vùng da bị hư tổn.

Có nên tiêm thuốc để chữa ghẻ cho chó?

Bệnh ghẻ phần lớn không gây nguy hại nhiều lắm cho chó. Nên bạn cần có những biện pháp chữa ghẻ cho chó một cách hợp lý. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của chó.

Tiêm cho chó bị ghẻ là một biện pháp được khá nhiều người nuôi chó áp dụng. Nhưng biện pháp này có thể sẽ gây hại cho chó rất nhiều do các loại thuốc này đều rất độc hại. Đặc biệt là sau khi tiêm thuốc chữa ghẻ cho chó, tỷ lệ chó mắc các bệnh về gan là khá cao.

Thêm vào đó, chú chó nhà bạn có thể bị chấn động mạnh về thần kinh. Chó có thể mắc chứng bệnh trầm cảm, lừ đừ… Hầu hết các bác sĩ thú ý đều khuyên không nên dùng biện pháp này để chữa ghẻ cho chó. Rất có thể bệnh ghẻ chưa khỏi thì chú cún nhà bạn đã phải ra đi vì một căn bệnh nguy hiểm khác do thuốc tiêm cưc độc kia gây ra. Vì vậy khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp trị liệu tác động từ bên ngoài trước khi tiêm.

Cách Điều Trị Bệnh Ghẻ

Bệnh ghẻ do Demodex (bệnh xà mâu) là một trong những bệnh về da thường xảy ra trên chó. Đây là căn bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng cho chó. Vì vậy, Dreampet đã chuẩn bị các kinh nghiệm về cách điều trị bệnh ghẻ cho chó để chia sẻ với bạn.

Bệnh viêm da Demodex ở chó – Những điều người nuôi chó cần biết

Là người nuôi chó, bạn cần biết những cách điều trị bệnh ghẻ cho chó cơ bản sau đây: 1. Chế độ dinh dưỡng cho chó

Khi mắc bệnh demodex, cún sẽ thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng. Bởi đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến sức đề kháng của cún suy giảm. Khi sức đề kháng không tốt cùng môi trường không vệ sinh sẽ dẫn tới bệnh viêm da demodex. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng cần bổ sung thật nhiều thức ăn giàu vitamin để tăng cường sức khỏe trong quá trình điều trị. Thành công của quá trình điều trị có đóng góp tới 40 % vào việc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày.

Một sai lầm khá nghiêm trọng của các bạn có chó bị demodex, đó là việc tắm cho cún.

Khi da bị tổn thương (có lở loét, có máu, và sưng phù..). Trước khi xác định đó là demodex hay các loại ghẻ hoặc viêm da khác, ngừng ngay việc tắm chó bằng xà phòng. Việc sử dụng xà phòng và các loại lá dân gian (sả, xà cừ, dầu nhớt….) trên da có khả năng làm tăng thêm mức độ trầm trọng của bệnh. Do dị ứng phát sinh tùy theo mức độ thích ứng da của từng bé. Da của cún cũng như da người tùy theo mức độ chấp nhận kích ứng từ các loại lá khác nhau mà có những phản ứng khác nhau hoặc không. Và điều tối thiểu khi da đang bị tổn thương, là ngưng tất cả những tiếp xúc có kích ứng. Tắm cho cún càng nhiều không đồng nghĩa với việc da sẽ sạch và sẽ hết ghẻ. Ngược lại, khi da đang bị tổn thương, việc tắm quá nhiều sẽ làm các mô bị mềm. Không có cơ hội tạo ra mô cứng (gọi là mề) để các vết thương mau lành.

Giải pháp điều trị bệnh ghẻ cho chó là tắm cho cún ở thời gian giãn cách khá xa (7-10 ngày/lần). Tắm bằng một số loại thuốc tắm đặc trị. Ở các nơi không có điều kiện thú y, nên tắm nước thông thường. Chú trọng phơi nắng đều đặn hằng ngày.

Việc sử dụng thuốc sát trùng quá thường xuyên (lau rửa mỗi ngày) cũng làm cho da của một số bé bị phản ứng phụ. Với loại thuốc sát trùng (providine, oxy già…) làm cho da bị mềm không có cơ hội tạo mô cứng.

Ở các nơi có điều kiện, giải pháp điều trị bệnh ghẻ cho chó an toàn nhất là sử dụng đèn hồng ngoại kết hợp phơi nắng.

Bạn có thể sử dụng dầu mù mu (cạo lông và thoa lên toàn thân, mỗi ngày thoa 2 lần, khi lớp dầu khô, thoa đắp thêm lớp khác), không rửa sát trùng mỗi ngày.

4. Duy trì sau điều trị

Bạn có thể điều trị bệnh ghẻ cho chó bằng việc sử dụng Avocate (sau điều trị 1-3 tháng/lần). Bạn cần tuân thủ đúng cách và liều lượng.

Lưu ý khi sử dụng Advocate là Advocate sẽ gây nóng toàn thân nếu sử dụng sai liều lượng (đã có hướng dẫn trên nhãn). Tuyệt đổi không để chó liếm phải. Trong khi sử dụng Advocate tuyệt đối phải đeo vòng chống liếm.

Bạn có thể sử dụng Megaderm để dưỡng lông cún chắc và mịn. Đồng thời duy trì chế độ phơi nắng mỗi ngày và dinh dưỡng phải luôn luôn tốt. Phải xử lý các vết thương ngay sau khi vừa có triệu chứng tái bệnh lại ở thể nhẹ.

Cự tuyệt tuyệt đối với đồ biển các loại tôm cua cá và thịt gà suốt đời cho chó.

Nếu bạn điều trị theo hướng dẫn mà cún không khỏi. Hãy đưa ngay đến bệnh viện Dreampet để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời.

Kim Anh

Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.

BỆNH VIỆN THÚ Y DREAMPET

Bệnh viện thú ý Số 1 Việt Nam về Uy tín, chuất lượng, cùng đội ngũ bác sỹ thú y giỏi, yêu nghề !

Địa chỉ : Số 44 – Lô B1 – Nguyễn Cảnh Dị – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội

0901.203.999 Đặt lịch khám

Ghẻ Phỏng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Con tôi năm nay 3 tuổi, bé vừa đi nhà trẻ được 2 tháng liền mắc nhiều bệnh về da như ngứa ngáy, nổi nhiều nốt đỏ. Gần đây bé xuất hiện những vết đỏ có bóng nước như bị phỏng, hiện đã lan khắp chân. Đi khám được bác sĩ cho biết bé bị mắc bệnh ghẻ phỏng, nhưng đây là lần đầu tôi nghe đến loại bệnh này, vậy ghẻ phỏng là gì? Có cách chữa ghẻ phỏng nào hiệu quả ạ?

Ghẻ phỏng là gì?

Theo chúng tôi Nguyễn Ngọc Sáng (chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đại học Y Dược Hải Phòng) cho biết, bệnh ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu gây ra. Là bệnh nhiễm trùng nhẹ trên bề mặt da, khi khỏi không để lại sẹo nhưng táo phát nhiều lần.

Ghẻ phỏng thường gặp ở trẻ em và có thể gây biến chứng viêm cầu thận cấp.

Dấu hiệu nhận biết bị ghẻ phỏng

Dấu hiệu đầu tiên là các vết đỏ trên da, sau đó vết từ từ nổi lên thành mụn nước và bóng nước như bị phỏng.

Vết phỏng này nhanh chóng bị vỡ ra và khô lại thành mảng màu vàng. Lớp màng này rất dễ tróc khi trẻ gãi do ngứa. Chất dịch ở vết ghẻ này khi vỡ ra sẽ lây lan đến các vùng da lân cận do có chứa vi khuẩn.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ phỏng

Vi khuẩn gây bệnh có từ nhiều nguồn khác như móng tay dài, dính cáy ghét đất là nơi thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, từ đó bệnh theo các vết cào xước gây xây xát ngoài da.

Hoặc có thể lây từ các vật nuôi trong nhà như chó, mèo.

Nhà trẻ, trường học là môi trường dễ lây từ bé này sang bé khác.

Cách trị ghẻ phỏng và một số thuốc trị bệnh ghẻ phỏng

– Thuốc trị ghẻ phỏng D.E.P: Đây là loại thuốc chữa ghẻ phỏng dạng lỏng, không mùi có thể dùng cho cả trẻ em trên 2 tuổi. Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh vùng bị ghẻ phỏng rồi lấy thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 2-3 lần, 1 lần bôi trước khi đi ngủ. Không bôi vào bộ phận sinh dục.

– Thuốc trị bệnh ghẻ phỏng dầu Benzyl benzoat 33%: Đây là thuốc chữa ghẻ phỏng có độ an toàn cao. Khi bị ghẻ phỏng chỉ cần bôi thuốc lên vùng da ngày 2 lần, mỗi lần bôi cách nhau 15 phút.

– Kem Eurax (crotamintan) 10%: Thuốc có tác dụng chống ngứa, vì thế nên bôi thuốc vào buổi tối để có hiệu quả cao nhất. Trước khi bôi nên vệ sinh vùng ghẻ phỏng sạch sẽ, dùng trong khoảng 2-3 ngày và theo dõi kết quả.

Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite): Đây là thuốc chữa ghẻ phỏng ít độc tính, có thể dùng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Trong trường hợp bị ghẻ nhiễm khuẩn cần bôi các dung dịch thuốc màu. Nếu là ghẻ viêm da hóa phải điều trị cả vùng viêm da.

Người bệnh có thể phải dùng thêm những thuốc chữa ghẻ bằng đường uống như lvermetin nhằm gây bất động, đào thải ấu trùng qua đường huyết; kháng sinh.

Lưu ý:

– Chỉ bôi thuốc lên vùng da bị bệnh, tuyệt đối không bôi lên mặt, những vùng da lành.

– Trước khi bôi thuốc cần tắm rửa sạch sẽ, lau khô người và thay quần áo mới.

– Nên bôi liên tục cho tới khi khỏi bệnh. Sau khi khỏi cần bôi thêm 1 thời gian ngắn để phòng bệnh tái phát.

Một số bài thuốc nam chữa ghẻ phỏng:

Trong trường hợp trẻ không dùng được các loại thuốc Tây, các bậc phụ huynh cho thể thử áp dụng những phương pháp này. Đây là những bài thuốc dân gian được lưu truyền nhiều đời, tác dụng chữa bệnh hiệu quả trên từng cơ địa bệnh nhân nhưng vì đa phần là bài thuốc lành tính nên có thể áp dụng.

– Lá mơ trị ghẻ phỏng

Tinh dầu lá mơ lông có tác dụng như thuốc kháng sinh vì thế có thể dùng điều trị ghẻ phỏng, chống viêm loét, làm lành vết thương. Đối với ghẻ phỏng, mụn nước, cách làm như sau: lấy lá mơ lông, đập nát, vắt lấy nước rồi chấm vào các nốt ghẻ phỏng.

– Cách trị bệnh ghẻ phỏng bằng lá đào

Lá đào có tính bình, vị đắng từ lâu đã là phương thuốc trị các bệnh ngoài da như rôm sẩy, ghẻ ngứa, ghẻ phỏng,…chỉ cần dùng lá đào nấu nước tắm hàng ngày cũng cho hiệu quả tốt.

– Lá ba ngạc

Lá ba ngạc hay còn gọi là lá chè đắng phân bố ở các vùng trung du, miền núi có tác dụng chữa ghẻ rất tốt. Chỉ cần lấy một nắm lá ba ngạc rửa sạch, tắm hàng ngày không chỉ trị ghẻ mà còn có tác dụng chữa các bệnh viêm da dị ứng rất tốt.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách loại xà phòng diệt khuẩn.

– Cắt ngắn móng tay, móng chân cho bé để loại bỏ ổ chứa vi khuẩn.

– Khi có dấu hiệu trẻ bị viêm mũi, họng cần đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị sớm nhằm ngăn chặn lây nhiễm ra da, phòng ngừa biến chứng viêm cầu thận cấp.

Ghẻ phỏng rất dễ gây biến chứng nguy hiểm vì thế cần có cách trị ghẻ phỏng ngay khi có dấu hiệu của bệnh. Chị nên theo phác đồ điều trị của bác sĩ và theo dõi quá trình lành bệnh của con, tạm thời có thể cho con nghỉ học để tránh lây lan cho các bạn khác. Chúc con sớm lành bệnh!

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trị Bệnh Ghẻ Phỏng Ở Trẻ Em trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!